Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về văn hóa với việc xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh đ...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về văn hóa với việc xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh đồng nai hiện nay

.PDF
106
5
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ….  …. NGUYỄN ĐẶNG THÙY DIỄM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ….  …. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC Mã số: 602280 LUẬN VĂN THẠC SĨ Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Khá THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Khá. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này. Nguyễn Đặng Thùy Diễm MỤC LỤC Trang Phần mở đầu.......................................................................................................... 1 Chương 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA .................................... 8 1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội và những tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ............................................................................................................. 8 1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội ............................................................................... 8 1.1.2. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa Việt Nam và tinh hoa văn hóa thế giới................................................................................................................................. 13 1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hóa ...................................... 25 1.1.4. Phẩm chất và tài năng Hồ Chí Minh............................................................. 30 1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa............................. 36 1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của văn hóa .......................................... 36 1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa ............................................. 40 1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất của văn hóa.......................................... 46 1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa ....................................... 53 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 59 Chương 2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY62 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng của việc xây dựng, phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay....................................................................................... 62 2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của việc xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.......................................................................................................... 62 2.1.2. Thực trạng của việc xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay65 2.2. Những định hướng cơ bản của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay . 79 2.2.1. Phát huy vai trò của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực của cách mạng ................................................................................................. 79 2.2.2. Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tính chất tiên tiến của văn hóa nhân loại trong xây dựng và phát triển văn hóa............................................................... 82 2.2.3. Xây dựng và phát triển văn hóa mang tính khoa học, đại chúng ................. .85 2.2.4. Xây dựng và phát triển văn hóa nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, tình cảm và phẩm chất cao đẹp, hướng tới chân – thiện – mỹ ....................... 87 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 91 Kết luận ............................................................................................................... 93 Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................. 96 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng cách mạng cho đời sau. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta” [29, 83]. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Với tầm vóc một danh nhân văn hóa thế giới, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, giáo dục… Trong những lĩnh vực đó chúng ta không thể không nhắc tới những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong lĩnh vực văn hóa. Được giáo dục bởi truyền thống Khổng giáo, thêm vào đó là chịu ảnh hưởng của nền giáo dục phương Tây, cộng với phẩm chất, tài năng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng tư tưởng về văn hóa trên những cơ sở 2 trên, rồi từ đó Người đúc kết lại để xây dựng một bản sắc văn hóa Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã, đang và sẽ là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tư tưởng đó vừa có ý nghĩa chiến lược sâu sắc, vừa có tác dụng chỉ đạo cụ thể trong hoạt động thực tiễn cho dân tộc Việt Nam. Theo Người, văn hóa là “một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Nó chắc lọc, tổng hợp và kết tinh được những giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, mà cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh hoa và bản sắc của dân tộc Việt Nam” [7, 112]. Theo Người, văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Chính tư tưởng này của Người đã và đang định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là phản ánh nền văn hóa mới, nền văn hóa mới đó không chỉ cho dân tộc Việt Nam, mà còn đóng góp vào sự tiến bộ của văn hóa, văn minh nhân loại. Cả nước ta đã, đang vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Mỗi người, mỗi nhà, mỗi tỉnh đều vận dụng tư tưởng của Người về văn hóa trong quá trình hoàn thiện, xây dựng và phát triển bản thân. Hồ Chí Minh là nhà lý luận văn hóa, đồng thời chính là danh nhân văn hóa kiệt xuất. Ở Người, lời nói và việc làm thống nhất với nhau. Chính vì vậy, những chỉ dạy của Người có sức thuyết phục cao. Đó cũng chính là niềm tự hào và hạnh phúc đối với sự nghiệp cách mạng văn hóa của đất nước và của nhân dân ta. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế ở Việt Nam nói chung và các tỉnh trong cả nước nói riêng trong đó có tỉnh Đồng Nai là cuộc hành trình đến với những giá trị văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, theo 3 Người: văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hành trình phát triển kinh tế ở tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung không phải là con đường bằng phẳng. Thực tiễn cho thấy có nhiều vấn đề mới đang nảy sinh. Trong đó, xu thế toàn cầu hóa với việc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc trên thế giới cần thiết phải khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì không chỉ riêng tỉnh Đồng Nai mà cả nước đang đứng trước một trong những vấn đề lớn đầy thử thách của văn hóa. Những thành tựu vượt bậc về khoa học kỹ thuật của nhân lọai, bên cạnh sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường đã vô hình làm cho thế giới nhỏ lại, làm cho các dân tộc trên thế giới tiếp cận văn hóa với nhau một cách dễ dàng. Những yếu tố cấu tạo nên nền văn hóa dân tộc chắc chắn sẽ không tránh khỏi quy luật thâm nhập, ảnh hưởng và đào thải lẫn nhau là điều không thể tránh khỏi. Thời gian qua đã có không ít sự đảo lộn các giá trị văn hóa, các giá trị văn hóa tốt đẹp, các truyền thống như: tình nghĩa, vị tha, trung thực… bị lấn lướt, bị xâm hại của những giá trị ngoại lai, xa lạ, sự lộn xộn, lúng túng, bị động, đặc biệt là những biến động phức tạp của các lĩnh vực tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo… Đó cũng là một trong những vấn đề nan giải của tỉnh Đồng Nai nói riêng và của cả nước nói chung. Song nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng không lường hết được tác động phức tạp của quá trình đó. Cho nên, văn hóa đang chịu những sức ép, những va đập mạnh và đang đứng trước những những thử thách chưa từng có. Tỉnh Đồng Nai có bề dày về truyền thống văn hóa và có ưu thế chiến lược vùng trọng điểm phát triển kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để khai thác đúng tiềm năng của tỉnh, thì phải nhìn nhận rằng: với những đặc điểm về dân cư, về kinh tế, chính trị… thì việc giữ 4 gìn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh trong tình hình hiện nay thì cần phải có những hướng giải quyết một cách thấu đáo. Hơn nữa, việc phát triển nền văn hóa mới còn phải bổ sung những thiếu hụt, phát triển những nội dung mới do yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đang đặt ra, cũng như xu thế chung của thời đại đang đòi hỏi. Xây dựng văn hóa trong thời điểm như hiện nay là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của nhân dân tỉnh Đồng Nai nói riêng. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với việc xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong rất nhiều bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến bản chất, vai trò, chức năng của văn hóa và việc phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Đó là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Ngày nay cũng có nhiều bài báo, bài viết, công trình nghiên cứu nói nhiều về vấn đề này như: “Tìm hiểu tư tưởng văn hóa, văn nghệ Hồ Chí Minh” của Đỗ Huy, Lê Hữu Ái, (1995), “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa” của Doãn Chính, Tạp chí Khoa học xã hội (4), tr. 35-41, (2003), “Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” của Thành Duy, (2004), “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam” của Lê Quý Đức (2001), “Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề văn hóa trong phát triển” của Đỗ Thị Minh Thúy, (2006)… 5 Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ở các tỉnh trong cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, cũng có nhiều bài viết nói về việc vận dụng này như: Văn Hóa Đồng Nai của T.s Huỳnh Văn Tới, Th.s Phan Đình Dũng, PGS. TS Phan Xuân Biên (giới thiệu), (sơ thảo, 2005), Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai của T.s Huỳnh Văn Tới (1998), Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai (1930 – 2000), Đồng Nai hai mươi lăm năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội (2000), Tài liệu chuyên đề nghiên cứu nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015. Ban Tuyên giáo tỉnh Ủy Đồng Nai năm 2010. Tài liệu của Tỉnh ủy Biên Hòa – Ban tuyên giáo, số 52 – CV/BTGTU V/V tổ chức hoàn thiện, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X (nhiệm kỳ 2010 – 2015)… Nhìn chung, những tư tưởng về văn hóa đã và đang được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà tri thức với số lượng công trình bài viết tương đối phong phú chứa đựng nhiều bài viết có giá trị sâu sắc. Với lòng ham mê nghiên cứu, học hỏi trên cơ sở kế thừa những công trình đã có trước đó, tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn nữa và trình bày một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, chức năng, vai trò của văn hóa với việc xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai trong tình hình hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, từ đó vận dụng tư tưởng của Người trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay. 6 Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích điều kiện lịch sử - xã hội và những tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Thứ hai, phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Thứ ba, nêu lên những điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng của việc xây dựng, phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay. Thứ tư, nêu lên những định hướng cơ bản của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hóa, đồng thời các luận điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa - xã hội. Phương pháp xuyên suốt của luận văn là phương pháp biện chứng duy vật; ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgíc, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, đối chiếu, khảo sát,... 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với việc xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” góp phần làm rõ và sâu sắc thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; chỉ ra vị trí, vai trò, chức năng của 7 văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng trong việc học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và được chia thành 4 tiết. 8 Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA 1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội và những tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội * Tình hình trong nước: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau bốn năm chiến tranh, triều đình nhà Nguyễn đã ký bốn hàng ước đầu tiên giao chủ quyền ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Nhưng không dừng lại ở đó, thực dân Pháp lại bành trướng mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Nam Kỳ. Biến Nam Kỳ trở thành một bộ phận của nước Pháp, Bắc Kỳ là đất bảo hộ còn Trung Kỳ là đất nửa bảo hộ. Triều đình nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại dưới chế độ cai trị của Pháp. Năm 1897, thực dân Pháp lại tiến hành cuộc khai thác thuộc địa mang quy mô lớn đầu tiên trên phạm vi cả nước. Cốt yếu của bọn thực dân Pháp là để bòn rút của cải về cho riêng mình chứ không phải là để phát triển cho nhân dân thuộc địa, nên đã biến Việt Nam thành một thuộc địa để bóc lột và nô dịch. Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã sống trong cảnh nô lệ, đói rách lầm than. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam thì một phần văn hóa Pháp cũng tràn vào Việt Nam theo gót chân của kẻ đi xâm lược, được đội lốt với chiêu bài là “sự khai hóa văn minh”. Như vậy, văn hóa Pháp đã tràn vào Việt Nam một cách xô bồ, cũng có tốt, cũng có xấu. Nhưng mặt tốt thì cũng chủ yếu là phục vụ cho sự cai trị của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam thì cũng có sự xâm nhập những yếu tố mới: một nền dân chủ tư sản được du nhập vào, một nền kinh tế hàng hóa được triển khai, một nền khoa học được ứng dụng, một tư tưởng tự do được thể hiện trong xã hội. 9 Xét ở một góc độ nào đó thì cũng có tiến bộ hơn so với văn hóa phong kiến nông nghiệp bảo thủ của Nho giáo. Điều đó cũng dễ hiểu khi người dân Việt Nam dễ dàng tiếp thu, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là tầng lớp trí thức Nho học yêu nước mà thôi. Đó là Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền… bắt đầu áp dụng và mở cuộc vận động duy tân khá lớn trong việc lập trường, dạy chữ quốc ngữ. Đồng thời cũng dấy lên phong trào đòi bài trừ các hủ tục lạc hậu, mang đậm chất phong kiến. Nhằm phục vụ đắc lực cho mục đích cai trị của mình, thực dân Pháp phát hành báo chí và cho xuất bản. Ở Nam Kỳ, tờ báo đầu tiên ra đời là tờ Gia Định báo (15/ 04/ 1865), tiếp theo là các tờ báo khác như: Nhựt trình Nam Kỳ, Thông loại khóa trình, Phan yên báo, Thực nghiệp dân báo… và nhiều tờ báo khác nữa, chúng không ngừng phát hành để tác động vào thuộc địa làm cho họ bị “pha tạp” văn hóa dẫn đến “hỗn loạn”. Âm mưu của thực dân Pháp là dùng văn hóa Pháp để tấn công và đi đến xóa bỏ nền văn hóa cổ truyền của người dân Việt Nam. Ngoài việc xây dựng trường học, thực dân Pháp còn xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống… Nhìn chung, đó là có phần văn minh của phương Tây. Như vậy khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam thì cũng có sự xâm nhập những yếu tố mới của văn hóa mới và nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Trong nền văn hóa mới ấy là hệ tư tưởng dân chủ tư sản tinh thần của phương Tây được du nhập mạnh mẽ vào nước ta, tạo nên sự giao thoa giữa văn hóa Phương Tây nói chung, văn hóa Pháp nói riêng và văn hóa Việt Nam đã tạo nên sự biến đổi to lớn trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Thứ văn hóa ngoại lai đó đã xâm nhập vào thuộc địa bằng con đường cưỡng bức là chính. Tuy nhiên nó cũng sinh ra nhiều cái xấu bởi do nó theo sau gót thực dân, mang theo những “cặn bã” ở chính quốc sang Việt Nam, nó được khuyếch đại và trộn lẫn vào những cái lạc hậu, cổ xưa của phong kiến. 10 Văn hóa Việt Nam cũng luôn mang trong mình một triết lý vươn lên đạt được sự công bằng dân tộc. Chính triết lý ấy đã cho thấy rằng nền văn hóa Việt Nam không ngừng vươn lên, không ngừng phản kháng chống lại văn hóa phong kiến phương Bắc xâm lược để rồi vượt ra khỏi nghìn năm Bắc thuộc. Để rồi từ đó, tiếp tục đánh thắng Tống, Bình, Nguyên, đuổi Minh, phá Thanh, giữ vững nền độc lập, tự chủ của đất nước. Khi đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam, kéo theo một nền văn hóa lai căng nhằm biến Việt Nam thành thuộc địa của chúng thì triết lý văn hóa Việt Nam lại bùng lên, chống lại văn hóa Phương Tây và cuộc xâm lược của thực dân Pháp, bởi vì sự xâm lược và chính sách ngu dân thâm độc của thực dân Pháp đã khiến cho văn hóa Việt Nam ngày càng kiệt quệ. Trước tình thế đó đã tạo động lực cho Hồ Chí Minh nghiên cứu về văn hóa và áp dụng vào điều kiện lịch sử của nước nhà, sau này Đảng ta đã áp dụng những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt là trong Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng ta đã xác định văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Ba nguyên tắc vận động văn hóa trong giai đoạn này là là dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa. Tiếp đến là ngày 21 tháng 10 năm 1958, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ban hành chỉ thị số 109/CT – TW Về việc tăng cường lãnh đạo công tác văn hóa, trong chỉ thị này Đảng ta đã khẳng định: “Đi đôi với nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế, chúng ta cần tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa” [84, 19]. Khi đế quốc Mỹ tiến hành leo thang mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc, cả nước đã hòa mình vào cuộc chiến, để nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, Đảng viên và thanh niên thì Đảng ta đã tập trung chỉ đạo công tác bổ túc văn hóa. Chỉ thị của Ban Bí thư số 97 – CT/TW ngày 18 – 05 – 1965 Về 11 đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa để nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ và nhân dân lao động. Nhằm phát huy cao độ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, tuyên truyền trong việc động viên nhân dân vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Ban bí thư đã ban hành Chỉ thị số 104 – CT/TW ngày 28 tháng 07 năm 1965 Về công tác văn hóa văn nghệ trong tình hình mới và Chỉ thị số 118 – CT/TW ngày 23 tháng 12 năm 1965 Về việc tăng cường công tác thông tin và cổ động. Cho đến ngày nay toàn Đảng toàn dân ta đã vận dụng tư tưởng về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh khá thành công. * Tình hình thế giới: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên nhiều châu lục đã nảy sinh ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với các nước đế quốc. Nhằm mục đích phục vụ cho sự bành trướng và phát triển của mình, các nước đế quốc đã tăng cường vơ vét bóc lột các nước thuộc địa. Trong tình cảnh đó, hầu hết các nước phương Đông chưa thoát khỏi chế độ phong kiến, phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào chúng. Do đó, các nước cũng ở trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển, bởi vì chủ nghĩa đế quốc tước đoạt tự do, chúng đầu độc và phá hoại những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh thần dân tộc, quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội. Thời đại đó đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản ở chính quốc, mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với bọn thực dân đế quốc, mâu thuẫn giữa đa số người lao động với bọn địa chủ phong kiến. 12 Ở phương Đông, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân ở thuộc địa với tư bản ở chính quốc và tư sản bản xứ. Những mâu thuẫn đó ngày một phát triển dẫn đến những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. Những phong trào đấu tranh đó đã mở ra cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc. Do sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc, một số nước đế quốc muốn chia lại thuộc địa để có thị trường riêng và đây cũng là nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918). Cuộc chiến tranh tàn khốc này đã làm tiêu hao biết bao nhiêu tiền của và sinh mạng con người này đã làm tăng mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa trên thế giới bị suy yếu và đã tạo điều kiện cho cuộc Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, do Lênin và Đảng Bônsêvich Đảng tiên phong của giai cấp vô sản lãnh đạo đã chứng minh rằng: một thời đại mới đang xuất hiện – thời đại của giai cấp vô sản đang lên. Nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản diễn ra, đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) kết thúc đã mở ra một thời kỳ mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, đã làm “thức tỉnh các dân tộc châu Á”, lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô Viết mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời nhà nước Xô Viết ra đời làm nảy sinh một mâu thuẫn mới mang tính thời đại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Phải nói rằng Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo tiền đề và là điều kiện cơ bản thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, đặc biệt với sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam mà công lao to lớn là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ sau Cách 13 mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (tháng 3 năm 1919), tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin được công bố. Luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập. Phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc. Tiếp theo là cuộc đấu tranh chống nổi loạn và can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc (1918 -1920) nhằm bảo vệ cách mạng; công cuộc xây dựng chế độ mới từ 1921 – 1941 bước đầu đã xây dựng được nền móng của chủ nghĩa xã hội; đặc biệt là cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại năm 1941 – 1945 đánh bại chủ nghĩa phát xít, điều này không chỉ bảo vệ được thành quả xã hội chủ nghĩa mà còn góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng nhân loại. Chính những cuộc đấu tranh này đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước giải phóng cho dân tộc Việt Nam. 1.1.2. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa Việt Nam và tinh hoa văn hóa thế giới * Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa Việt Nam: Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng – lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. 14 Hồ Chí Minh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, trước hết là chủ nghĩa yêu nước. Giá trị truyền thống này cũng có ở tất cả các nước trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Nhưng đây là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nó có sắc thái riêng. Ví dụ như lòng nhân ái mang sắc thái của con người của cộng đồng người Việt Nam. Hồ Chí Minh được sinh ra từ nền văn hoá Việt Nam, trong đó có tiếp nhận từ truyền thống văn hoá quê hương, gia đình, có mở rộng tầm nhìn ra các vùng miền khác, đặc biệt là văn hoá kinh đô Huế và Sài Gòn – Gia Định. Hồ Chí Minh không bó hẹp trong một địa bàn quốc gia - dân tộc mà còn tự giác dấn thân vào môi trường quốc tế rộng lớn, tự mình bươn trải trong 30 năm sống ở ngoài nước. Từ văn hóa dân gian đến văn hóa bác học từ nhân vật truyền thuyết đến các tên tuổi sáng ngời trong lịch sử như: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… đã phản ánh chân lý đó một cách hùng hồn. Đây là một trong những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Hồ Chí Minh lúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Nó là cơ sở xuất phát, là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu sắc như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu truyền thống văn hóa quý giá. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước. Việt Nam là một quốc gia hình thành từ rất sớm, Tổ quốc Việt Nam đã trở thành Tổ quốc thiêng liêng của người dân Việt Nam. Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là một nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Trong điều kiện khó khăn, chênh lệch mạnh về lực lượng cũng như vũ khí, dân tộc ta đã nhận ra rằng để thắng kẻ thù phải tập trung sức mạnh về vật chất và tinh thần của toàn dân tộc. 15 Như vậy, truyền thống yêu nước đó không chỉ là một tình cảm đơn thuần, một phẩm chất tinh thần mà đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước – chủ nghĩa dân tộc chân chính, thành dòng chủ lưu của tư tưởng dân tộc, xuyên suốt lịch sử của đất nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng” [54, 171 – 172]. Tiếp theo là truyền thống tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” là những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc. Truyền thống này hình thành cùng lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh với thiên nhiên và chống kẻ thù xâm lược, người Việt Nam đã gắn bó với nhau trong tình làng, nghĩa xóm. Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là chính. Cho nên nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên như: nắng, mưa, bão, lũ lụt… mà địa hình đất nước Việt Nam lại chằng chịt sông ngòi dày đặc. Một mặt chúng bồi đắp phù sa, mặt khác chúng cũng gây ra những trận lũ dữ dội. Vấn đề này không chỉ là chuyện của bất kỳ quận, huyện nào mà là chuyện của cả nước. Do đó, để bảo vệ cuộc sống và sản xuất, từ rất sớm người Việt Nam đã biết giúp đỡ nhau, cùng nhau chống chọi lại thiên nhiên, đắp đê phòng lũ lụt. Hệ thống đê điều ở vùng châu thổ Bắc Bộ là những công trình lớn, được hình thành nhờ sức lao động của hàng triệu người dân Việt Nam qua mấy chục thế kỷ. 16 Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh). Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Trong văn hóa đạo đức Việt Nam, chữ “nghĩa” có ý nghĩa là lẽ phải, ngay thẳng. Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên “công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ “nghĩa” để phân rõ bạn thù. Đó là một nền văn hóa trọng đạo lý làm người, đề cao trách nhiệm, bổn phận của cá nhân phải biết chăm lo, vun đắp cho quê hương, tổ quốc. Đây được coi là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người Việt Nam. Ta có thể hiểu rằng, truyền thống văn hóa Việt Nam dạy cho người dân không được quên cội nguồn, dân tộc, biết ơn những người đã khuất. Ngay từ năm 1947, trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, người đã nói đến đời sống mới của một người, một nhà, một làng và khắp cả nước. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đời sống mới là “cần, kiệm, liêm, chính”. Người đã nói đến thuần phong mỹ tục, không có cờ bạc, trộm cắp. Người nhắc đến tục ngữ “lá lành đùm lá rách”, “đói cho sạch rách cho thơm”. Nếu một mình no ấm mà để đồng bào xung quanh đói rét… thì dù giàu cũng không hưởng được. Người nói: Cách cư xử đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ… Nhiều lần, Người nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển thuần phong mỹ tục, tức là phát triển một trong những giá trị truyền thống. Mặt khác, khi trân trọng giữ gìn thuần phong mỹ tục, Hồ Chí Minh luôn gắn với việc phê phán, bài trừ phong tục tập quán cũ, lỗi thời. Người đã nói đến việc “khôi phục vốn cũ” như: tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân… Đi đôi với vấn đề đó,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan