Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về toàn dân kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống thực d...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về toàn dân kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (91945 71954)

.DOC
100
483
90

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. 50 năm đã trôi qua, song tầm vóc và giá trị to lớn của nó đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới cần được tiếp tục khai thác để tìm ra những bài học bổ ích cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước hiện nay. Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp là kết quả tất yếu và tổng hợp của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, trong đó một nhân tố hết sức quan trọng là cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư tưởng "toàn dân kháng chiến" hết sức độc đáo và sáng tạo. Đó là cơ sở, nền tảng để Đảng ta hình thành đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, yếu tố quyết định đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Ngày nay, trong bối cảnh tình hình cách mạng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng nước ta vừa có thuận lợi vừa gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là thủ đoạn thâm hiểm của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu quán triệt đầy đủ, sâu sắc vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam nói chung và cuộc kháng chiến chống Pháp nói riêng càng có ý nghĩa to lớn, quan trọng, đây là việc làm cần thiết, cấp bách góp phần khẳng định cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh cả về lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Đồng thời, qua đó góp phần tích cực vào việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, theo tinh thần chỉ thị số 23 (ngày 23 tháng 7 năm 2003) của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Mặt khác, việc nghiên cứu những cống hiến của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này còn góp phần làm sáng tỏ một thời kỳ lịch sử oanh liệt của dân tộc, thời kỳ toàn dân tộc tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Hồ Chủ tịch, từ đó nâng cao niềm tự hào, lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh- Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Trên cơ sở đó, đấu tranh kiên quyết chống lại những quan điểm sai trái, phản động nhằm hạ thấp giá trị, coi nhẹ và phủ nhận vai trò to lớn của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược cũng như trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Với những ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (9/1945 - 7/1954)" làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
0 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Ban Chấp hành Trung ương BCHTƯ Chiến tranh nhân dân CTND Chính trị quốc gia CTQG Chủ nghĩa xã hội CNXH Chủ nghĩa đế quốc CNĐQ Lực lượng vũ trang LLVT Lực lượng vũ trang nhân dân LLVTND Nhà xuất bản Nxb Quân đội nhân dân QĐND Quốc phòng toàn dân QPTD xã hội chủ nghĩa XHCN 1 MỤC LỤC Trang 4 MỞ ĐẦU Chương 1 TƯ TƯỞNG TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC 9 DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 1.1 Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến 9 1.2 Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn 22 dân kháng chiến Chương 2 TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 38 XÂM LƯỢC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (9/1945 - 7/1954) 2.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng chỉ đạo 38 toàn dân chống Pháp xâm lược trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến (9/1945 - 12/1947). 2.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng chỉ đạo đẩy 55 mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện, làm thất bại nặng nề âm mưu mở rộng chiến tranh của thực dân Pháp (1948-1950). 2.3 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng động 64 viên toàn dân tập trung sức mạnh đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (19511954). 2.4 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 76 2 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 94 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. 50 năm đã trôi qua, song tầm vóc và giá trị to lớn của nó đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới cần được tiếp tục khai thác để tìm ra những bài học bổ ích cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước hiện nay. Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp là kết quả tất yếu và tổng hợp của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, trong đó một nhân tố hết sức quan trọng là cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư tưởng "toàn dân kháng chiến" hết sức độc đáo và sáng tạo. Đó là cơ sở, nền tảng để Đảng ta hình thành đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, yếu tố quyết định đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Ngày nay, trong bối cảnh tình hình cách mạng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng nước ta vừa có thuận lợi vừa gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là thủ đoạn thâm hiểm của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu quán triệt đầy đủ, sâu sắc vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam nói chung và cuộc kháng chiến chống Pháp nói riêng càng có ý nghĩa to lớn, quan trọng, đây là việc làm cần thiết, cấp bách góp phần khẳng định cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh cả về lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Đồng thời, qua đó góp phần tích cực vào việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, theo tinh thần chỉ thị số 23 (ngày 23 tháng 7 năm 2003) của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Mặt khác, việc nghiên cứu những cống hiến của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này còn góp phần làm sáng tỏ một thời kỳ lịch sử oanh 5 liệt của dân tộc, thời kỳ toàn dân tộc tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Hồ Chủ tịch, từ đó nâng cao niềm tự hào, lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh- Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Trên cơ sở đó, đấu tranh kiên quyết chống lại những quan điểm sai trái, phản động nhằm hạ thấp giá trị, coi nhẹ và phủ nhận vai trò to lớn của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược cũng như trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Với những ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (9/1945 - 7/1954)" làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, nổi tiếng với những cống hiến lớn lao cho cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Vì vậy, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đã được nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu, nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tư tưởng toàn dân kháng chiến của Hồ Chí Minh được công bố như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo), tập 1, (1981), Nxb Sự thật, H. Sự nghiệp tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh (2002), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng, Nxb QĐND. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954, tập 1, tập 2, (1993), Nxb QĐND, H. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Thắng lợi và bài học (1996), Nxb CTQG, H. Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, Thắng lợi và bài học, (2000), Nxb CTQG, H. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nxb CTQG, H. Giáo trình tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh (2002), Nxb QĐND, H. Các công trình trêm đã 6 đề cập đến nhiều vấn đề lịch sử quan trọng liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến, nhưng không đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng toàn dân kháng chiến của Hồ Chí Minh như một công trình khoa học độc lập. Nhiều chuyên khảo về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, trong đó có đề cập tới tư tưởng toàn dân kháng chiến như: Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam của Trường Chinh, QĐND, H, 1971. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam của Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (1997), Nxb CTQG, H. Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh của Trịnh Nhu- Vũ Dương Ninh (1996), Nxb CTQG, H. Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh của Lê Mậu Hãn (2001), Nxb CTQG, H. Hồ Chí Minh người chiến sĩ trên mặt trận giải phóng dân tộc của Hùng Thắng, Nguyễn Thành (1985), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội… Đây là những công trình nghiên cứu sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp và những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến tư tưởng về toàn dân kháng chiến. Ngoài ra, còn nhiều chuyên luận của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã được công bố trên các tạp chí: Cộng sản, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử quân sự hoặc trong Kỷ yếu của các cuộc Hội thảo khoa học về Chủ tịch Hồ Chí Minh; các luận án, luận văn chuyên ngành Lịch sử Đảng… Tất cả các công trình khoa học trên đều đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và có nhiều giá trị để tác giả kế thừa vận dụng vào quá trình thực hiện luận văn. Như vậy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến, tuy nhiên chưa công trình nào đi sâu nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về tư tưởng toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945- 1954, với tư cách một đề tài độc lập như tác giả lựa chọn. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Thông qua nghiên cứu nguồn gốc, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến và vai trò của Người cùng Trung ương Đảng chỉ đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, từ đó khẳng định cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và giá trị vận dụng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Nhiệm vụ: Luận giải nguồn gốc, phân tích nội dung cơ bản và tính đúng đắn sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến chống Pháp xâm lược. Trình bày chân thực những thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân kháng chiến của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Nêu lên phương hướng sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài là quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng cách mạng và xây dựng lực lượng cách mạng. 8 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lô gíc, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu và trình bày của khoa học lịch sử như: phương pháp đồng đại, lịch đại, phương pháp so sánh, thống kê, tổng kết lịch sử… để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sâu sắc thêm vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng; thấy rõ giá trị vận dụng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến trong giai đoạn hiện nay, làm cơ sở chống lại những quan điểm sai trái, phản động xuyên tạc, hạ thấp vai trò của Hồ Chí Minh và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp; nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của cách mạng trong giai đoạn mới. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 6 tiết. 9 Chương 1 TƯ TƯỞNG TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 1.1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến 1.1.1. Nguồn gốc lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị nhân bản của văn hoá phương Đông và phương Tây. Với lòng yêu nước, thương dân nồng nàn, với mục đích cao cả giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân và một trí tuệ thông minh, tinh thần ham học hỏi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, tham khảo nhiều chủ thuyết, các trào lưu tư tưởng về tập hợp lực lượng cách mạng của các bậc tiền bối trên thế giới và khu vực để làm giàu trí tuệ cho mình và tìm đường cứu nước. Với Tôn Dật Tiên- lãnh tụ của Quốc dân Đảng ở Trung Quốc, Người tổ chức lãnh đạo cách mạng Tân Hợi năm 1911, nhờ có chủ trương tập hợp lực lượng đông đảo, không phân biệt giai cấp, cùng với chính sách: Liên Nga, hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc, ủng hộ công - nông, đã tạo ra một phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ thời kỳ 1924 - 1926. Do vậy, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên được đánh giá là một học thuyết tiến bộ, đồng thời đã có tác động ảnh hưởng khá lớn đến các nhà yêu nước Việt Nam, trong đó có Hồ Chí Minh. Với quan điểm tiếp thu và kế thừa có chọn lọc, Hồ Chí Minh đã có nhận xét: chủ nghĩa Tôn Dật Tiên là một học thuyết tiến bộ có nhiều điểm phù hợp với Việt Nam. Đối với nhà ái quốc vĩ đại của Ấn Độ- Ma hát ma-Gandhi, đã giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc, thức tỉnh, tập hợp lực lượng toàn dân nhằm đấu tranh giành độc lập dân tộc, đó là tư tưởng có tác động ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều nước ở khu vực và châu Á. 10 Nghiên cứu, tiếp thu văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh đã sớm nhận rõ những giá trị nhân bản của Nho giáo, Phật giáo. Đó là tinh thần "mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội" (Khổng tử), như Hồ Chí Minh đã nhận xét; đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, thương yêu con người, chống lại phân biệt đẳng cấp của Phật giáo. Những học thuyết, tư tưởng tiến bộ, những tinh hoa văn hoá phương Đông đã được Hồ Chí Minh nghiên cứu tiếp thu những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế để sớm hình thành quan điểm tư tưởng hết sức đúng đắn về sức mạnh của toàn dân trong cách mạng giải phóng dân tộc. Là một người phương Đông yêu nước, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã có một thời gian dài nghiên cứu tham gia hoạt động cách mạng ở phương Tây. Ở đó những giá trị nhân bản của văn hoá phương Tây cũng được Hồ Chí Minh nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc. Những hạt nhân hợp lý trong tư tưởng "Tự do, bình đẳng, bác ái" của đại cách mạng tư sản Pháp vốn rất hấp dẫn, nó đã đến với Người qua một số nhà hoạt động chính trị ngay từ khi còn đi học. Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, qua hoạt động, học tập nghiên cứu tiếp cận văn hoá phương Tây đã giúp Hồ Chí Minh hiểu rõ tinh thần "nhân dân là sức mạnh không ai chế ngự nổi" (Vonte). Người cũng hiểu sâu sắc quan điểm của Mông tetskiơ: "với một ngàn cánh tay, nhân dân có thể lật đổ tất cả"… Là một người vốn giàu lòng yêu nước, thương dân, khi được tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế giới đã có tác dụng to lớn góp phần bổ xung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức tập hợp lực lượng toàn dân đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân. Hồ Chí Minh trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin về vai trò quần chúng trong cách mạng. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, mà cốt lõi là quan điểm về sức mạnh của quần chúng trong cách mạng vô sản là 11 nhân tố quan trọng nhất để hình thành tư tưởng toàn dân kháng chiến của Hồ Chí Minh. Theo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, người quyết định tiến trình phát triển của lịch sử. Do vậy "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Đề cập đến vai trò của quần chúng nhân dân là vấn đề cơ bản đầu tiên mà Mác đã quan tâm trong nghiên cứu lý luận và hoạt động cách mạng của mình. Đây là mốc đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng của Mác từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật trong lĩnh vực xã hội. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, quần chúng nhân dân bao gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, họ là những người bị bóc lột khổ cực. Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội ; trực tiếp sáng tạo ra mọi của cải của xã hội. Quần chúng nhân dân có vai trò chuyển hoá lý luận cách mạng thành hiện thực cách mạng. Lý luận một khi nó xâm nhập vào quần chúng sẽ trở thành một lực lượng vật chất mạnh mẽ nhằm thực hiện sự cải tạo xã hội, vì theo lý luận chủ nghĩa Mác: "Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất" [21, 580]. Lịch sử phát triển của xã hội loài người có lúc quanh co phức tạp, song tất yếu phải theo một trật tự nhất định nhờ có hoạt động của quần chúng. Bởi vậy Ăng ghen khẳng định: quần chúng là những người đã đưa mọi việc trở lại nền nếp. Trong cách mạng vô sản, giai cấp vô sản muốn giành thắng lợi, nhất thiết phải có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là của nông dân. Mác coi sự ủng hộ của lực lượng nông dân đông đảo đối với phong trào vô sản là một bài đồng ca, nếu không có bài đồng ca đó thì cách mạng vô sản sẽ trở thành "một bài ai điếu". Đề cập đến vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân trong cách mạng vô sản cũng như trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Lênin đã khẳng định: 12 "Một khi chiến tranh đã không thể tránh được, thì phải dốc tất cả cho chiến tranh", không một người nào dù ở đâu và làm nhiệm vụ gì được trốn tránh nghĩa vụ này. Và trong chiến tranh thì khẩu hiện phải là "Tất cả cho chiến tranh" [19,175]. Bởi vậy, khi ra lời kêu gọi "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lâm nguy", Lê nin tuyên bố: Tất cả mọi lực lượng, mọi tài nguyên của đất nước đều phải giành cho công cuộc bảo vệ cách mạng; tất cả lực lượng của nhân dân đều phải được động viên cho cuộc chiến tranh đó. Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, lòng yêu thương vô hạn đối với những người dân lao khổ và niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng toàn dân đã thôi thúc Hồ Chí Minh quyết ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Nhờ tích cực hoạt động trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin khi đọc "Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam- con đường cách mạng vô sản. Người đã tin và theo Lênin, vì chủ nghĩa Lênin đã bênh vực quyền lợi của các dân tộc bị áp bức. Chủ nghĩa Lênin đã chỉ ra con đường tập hợp đoàn kết các lực lượng quần chúng cách mạng toàn thế giới, lực lượng cách mạng ở thuộc địa, thức tỉnh nhân dân lao khổ toàn thế giới đứng lên làm cách mạng. Đặc biệt những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng trong cách mạng, về cách thức tổ chức, xây dựng lực lượng cách mạng là cơ sở khoa học, có ý nghĩa lý luận dẫn đường để Hồ Chí Minh xem xét đánh giá đúng những yếu tố tích cực, những mặt hạn chế của các di sản truyền thống dân tộc, văn hoá thế giới, những quan điểm tư tưởng về tập hợp lực lượng cách mạng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà tư tưởng cách mạng trên thế giới, trên cơ sở đó hình thành tư tưởng toàn dân kháng chiến của Hồ Chí Minh. Bởi vậy, Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin là cái "cẩm nang thần kỳ", là "Kim chỉ nam", là "con đường giải phóng cho chúng ta". Nhưng theo Người, học tập tiếp thu chủ 13 nghĩa Mác-Lênin không được "giáo điều", máy móc. Vì chủ nghĩa Mác-Lênin đã giải đáp được yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam, song đó mới chỉ là phương hướng, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Muốn giành thắng lợi, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam phải biết vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin để đề ra chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng phù hợp thực tiễn Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, đó mới là hiểu và thấm nhuần lý luận Mác-Lênin, thể hiện sự trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam. 1.1.2. Nguồn gốc thực tiễn Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng và giữ nước. Dân tộc Việt Nam nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, đồng thời phải thường xuyên đối phó với sự khắc nghiệt của thiên tai. Đó là những yếu tố khách quan tác động đến việc hình thành ý thức cộng đồng của con người Việt Nam từ rất sớm. Sức mạnh của cộng đồng dân tộc chống thiên tai được phản ánh sinh động qua truyền thuyết sơn tinh, thuỷ tinh. Hệ thống đê điều đồ sộ cùng biết bao nhiêu công trình thuỷ nông lớn nhỏ thể hiện sức mạnh của nhân dân và toàn thể dân tộc Việt Nam tạo dựng nên. Mặt khác, do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng của Đông nam châu Á và thế giới, lại tương đối giàu tài nguyên khoáng sản; nằm cạnh một đế chế phong kiến to lớn luôn có tư tưởng bành trướng, nên từ xưa đến nay nước ta luôn bị các thế lực ngoại bang đe doạ thôn tính, xâm lược. Hoàn cảnh lịch sử và địa lý đặt ra cho dân tộc ta luôn phải chống ngoại xâm trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, trong điều kiện so sánh lực lượng quá chênh lệch. Kẻ thù dân tộc thường là những thế lực hùng mạnh với đạo quân xâm lược đông gấp nhiều lần quân ta, như : nhà Tống xâm lược nước ta (1075 - 1077) có 30 vạn quân, khi đó Đại Việt dân số chỉ hơn 4 triệu người với 5 đến 7 vạn quân thường 14 trực. Quân Nguyên khi tiến hành xâm lược Đại Việt (thế kỷ XIII) đã huy động gần 1 triệu lượt quân, trong khi nước ta chỉ có khoảng 5 đến 6 triệu dân và quân thường trực nhà Trần lúc cao nhất chỉ khoảng 30 vạn… Song thực tế, các đạo quân xâm lược hùng mạnh đó (kể cả những đạo quân từng tung hoành vó ngựa đi xâm lược và thống trị nhiều dân tộc từ Tây sang Đông), nhưng khi đến Việt Nam đều phải chịu thất bại bởi sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam, sức mạnh của truyền thống yêu nước, toàn dân đánh giặc giữ nước. Ví như khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43) giành thắng lợi, đập tan ách thống trị của nhà Hán, do đã lôi kéo tập hợp được đông đảo người dân yêu nước tham gia. Nhà Lý (thế kỷ thứ XI) thực hiện kháng chiến chống quân xâm lược Tống thành công lẫy lừng bởi biết dựa vào đông đảo các tầng lớp nhân dân, các dân tộc phía Bắc để xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh, đánh bại kẻ thù. Đặc biệt, thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII), nhờ nhận rõ vai trò sức mạnh của nhân dân, với chủ trương đúng đắn "khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc". Cùng với chính sách phù hợp "ngụ binh ư nông ", "bách tính giai binh". Trăm họ đều là lính, cả nước ra quân, thể hiện sự đoàn kết trên dưới đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc. Đó là những yếu tố quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân, thực hiện ba lần đánh bại quân Nguyên Mông hung bạo, giữ yên bờ cõi nước nhà. Vào thế kỷ XV, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo, nhờ nhận rõ sức mạnh của nhân dân "đẩy thuyền là dân" và "lật thuyền là dân", "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", chủ trương tập hợp "bốn phương manh lệ" dưới ngọn cờ cứu dân cứu nước để tiến hành khởi nghĩa. Vì thế qua 10 năm kháng chiến trường kỳ nghĩa quân Lam Sơn đã đánh bại giặc Minh, giành lại giang sơn gấm vóc. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, qua thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước ông cha ta đã tôi luyện nên tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự chủ. 15 Trước hoạ xâm lăng, thái độ duy nhất của toàn dân tộc là quyết đứng lên chiến đấu "quét sạch nó đi". Điều đó được thể hiện sâu sắc ở lời tuyên bố đanh thép của Trần Thủ Độ vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" (1258); những tiếng hô "quyết đánh" của các bô lão vang lên trong Hội nghị Diên Hồng, mùa đông năm 1284; tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn: "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu tôi đi đã"; tinh thần chiến đấu dũng cảm của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản.v.v.. Đó chính là tinh thần xả thân vì nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, giống nòi đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Trong cuộc chiến gay go phức tạp, gian khổ hy sinh, có khi thất bại tạm thời, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào lòng yêu nước, chí căm thù giặc luôn rực sáng trong tâm can mỗi người Việt Nam. Cuộc sống tủi nhục trong cảnh nước mất nhà tan cùng với cuộc đấu tranh trường kỳ chống ngoại xâm càng làm cho mỗi người Việt Nam thấy rõ bản chất tàn bạo dã man của quân xâm lược, nhận thức sâu sắc hơn về giá trị cuộc sống độc lập, tự do mà càng hăng hái trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Như vậy, thực tiễn đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân ta trong chống thiên tai đe doạ và chống ngoại xâm bảo vệ bờ cõi qua hàng ngàn năm lịch sử, đã hun đúc tạo dựng nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và đã trở thành một truyền thống bền vững từ đời này sang đời khác. Đó là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc, là tư tưởng tình cảm thiêng liêng nhất của nhân dân ta. Yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước trở thành một lẽ sống tự nhiên, ý thức cộng đồng người Việt Nam, thành phép ứng xử và tư duy chính trị của mỗi người: "Tình làng, nghĩa nước, nước mất thì nhà tan. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"[6, 83]. Vì vậy, chăm lo bồi dưỡng sức dân, phát huy sức mạnh của toàn dân trong dựng nước và giữ nước là một yêu cầu tất yếu khách quan, là việc làm thường xuyên của mọi triều đại Nhà nước Việt Nam từ xưa đến nay, đó là 16 nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ngược lại, nếu không chăm lo bồi dưỡng sức dân, phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc như dưới thời An Dương Vương, Hồ Quý Ly và Tự Đức tất yếu phải gánh chịu thất bại cay đắng. Điều đó được thể hiện trong câu nói của Hồ Nguyên Trừng như một sự tổng kết kinh nghiệm trong dựng nước và giữ nước "không sợ giặc mạnh mà chỉ sợ lòng dân không theo". Truyền thống yêu nước nông nàn, ý chí kiên cường bất khuất trong chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa truyền lại đã thấm sâu và trở thành nếp nghĩ, việc làm hàng ngày của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi tập thể, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam và trở thành thứ tài sản vô giá của dân tộc ta. Hồ Chí Minh là người ý thức sâu sắc giá trị truyền thống quý báu đó, Người đã tổng kết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần yêu nước ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"[64, 171]. Sự tổng kết hết sức cô dọng, sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện sự thấu triệt đầy đủ giá trị to lớn của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc. Theo Người, kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước của toàn dân tộc nhằm làm cho "Cuộc kháng chiến của ta tập trung tất cả cái tinh thần quật cường yêu nước của giống nòi Hồng Lạc lưu truyền từ mấy ngàn năm…" [51,440]. Như vậy, truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc là cơ sở đặc biệt quan trọng để Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển trong điều kiện mới, hình thành nên tư tưởng toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thực tiễn cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm vai trò to lớn của quần chúng. Thực tiễn thế giới: 17 Lịch sử chiến tranh xảy ra trên thế giới từ xưa đến nay cho thấy (trừ dưới thời trung cổ, chiến tranh là sự đọ sức, đọ tài chủ yếu giữa các "tướng quân" thủ lĩnh của các bên tham chiến), nhân tố quyết định thắng lợi trong các cuộc chiến tranh là sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Cuộc đại cách mạng tư sản ở Pháp, cách mạng tư sản Anh, Mỹ, tuy là những cuộc "cách mạng không đến nơi" nhưng đã giành thắng lợi, nhờ giai cấp tư sản đã lôi kéo được đông đảo dân chúng tham gia. Công xã Pari thất bại do giai cấp vô sản chưa tập hợp được đông đảo nông dân và các tầng lớp lao khổ khác cùng chiến đấu. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công vì biết tập hợp đông đảo quần chúng công- nông- binh, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Từ chủ nghĩa yêu nước ra đi tìm đường cứu nước, đó là quá trình Hồ Chí Minh nghiên cứu, khảo sát tỷ mỉ, toàn diện tình hình các nước tư bản chủ nghĩa và thuộc địa phụ thuộc trên thế giới. Bằng vốn tri thức uyên thâm, phong phú, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng rút ra những tổng kết quan trọng. Theo Người, trên thế giới chỉ có hai hạng người: bóc lột và bị bóc lột. Muốn xoá bỏ áp bức bóc lột, chỉ có một cách là tập hợp toàn thể nhân dân lao động, những người bị áp bức bóc lột để đánh đổ toàn bộ giai cấp bóc lột. Nhờ nghiên cứu sâu sắc, nhìn rõ bộ mặt tàn ác của chủ nghĩa thực dân- Đế quốc và nỗi thống khổ của nhân dân lao động, Người khẳng định tiềm năng cách mạng to lớn, sức mạnh vô địch của nhân dân các dân tộc thuộc địa nếu họ được thức tỉnh, được giáo dục, tổ chức và lãnh đạo. Theo Hồ Chí Minh: ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ… Với Đông Dương, Người chỉ rõ: Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang che dấu điều gì đó, sôi sục ghê gớm và nó sẽ bùng nổ dữ dội khi thời cơ đến. 18 Thực tiễn lịch sử cách mạng thế giới đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết đúc rút thành bài học lớn về phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, tổ chức tập hợp lực lượng toàn dân có ý nghĩa quyết định thành bại của cách mạng. Đây là một trong các nhân tố quan trọng để hình thành tư tưởng toàn dân kháng chiến của Hồ Chí Minh. Thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam từ khi Pháp xâm lược Không cam chịu kiếp sống trâu ngựa dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, với truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX hết sức sôi nổi, bền bỉ với tinh thần :"Bao giờ nước Nam hết cỏ thì mới hết người Nam đánh Tây". Ngay khi Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng (1858) nhiều đội quân nông dân khắp mọi nơi kéo về phối hợp với quân Triều đình đánh giặc, gây cho địch nhiều khó khăn tổn thất. Khi Pháp đánh chiếm Nam bộ lại gặp nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ mạnh mẽ như khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân… Đến khi Pháp thực hiện song việc xâm lược cả nước ta thì một phong trào chống Pháp với danh nghĩa cần vương lại nổ ra sôi nổi trên phạm vi khắp cả nước với nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Hương Khê (18851896), khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) và khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 1892), khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 - 1889)… Sang đầu thế kỷ XX, phong trào chống Pháp phát triển lên một bước mới theo tư tưởng dân chủ tư sản với nhiều hình thức hoạt động phong phú và sôi nổi: phong trào Đông Du do Phan Bộ Châu lãnh đạo (1904 - 1909) với chủ trương bạo động vũ trang và "xuất dương cầu viện"; phong trào Đông Kinh nghĩa thục của Lương Văn Can và Nguyễn Quyền lãnh đạo, hoạt động nhằm thúc đẩy tinh thần dân tộc, phát triển văn hoá…; phong trào Duy Tân (19061908) do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo 19 nhằm vận động cải cách văn hoá, xã hội, động viên lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách ngoại bang. Tiêu biểu trong phong trào đấu tranh vũ trang đầu thế kỷ XX, là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu đã gây cho Pháp nhiều tổn thất. Các phong trào yêu nước, chống Pháp kể trên phản ánh thực tế tinh thần yêu nước và lòng quả cảm của các sĩ phu yêu nước là hết sức đáng khâm phục, nhưng các phong trào đều chung kết cục thất bại. Đó là thất bại của ý thức hệ phong kiến, thất bại của một chế độ xã hội đã suy tàn và sự bế tắc của con đường cách mạng dân chủ tư sản "cách mạng không triệt để". Do hạn chế của lịch sử khiến các nhà yêu nước Việt Nam lúc đó không giải thích được nguyên nhân thất bại trong sự nghiệp cứu nước của mình, như Phan Bội Châu không hiểu nổi tại sao cuộc đời cách mạng của mình lại bị "một trăm thất bại mà không một thành công". Cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX rơi vào thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc. Thực chất là thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo với một đường lối cách mạng đúng đắn để có thể tập hợp, huy động lực lượng toàn dân đông đảo, tạo sức mạnh tổng hợp đánh đuổi đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc. Đây là một cơ sở thực tiễn quan trọng, góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đặt ra yêu cầu phát huy sức mạnh toàn dân. Đặc điểm, tính chất cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta là yếu tố hết sức quan trọng, nó đặt ra những điều kiện và yêu cầu cấp thiết cho việc tập hợp, xây dựng lực lượng kháng chiến. Trước hết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Tính chất chính nghĩa là yếu tố thuận lợi cơ bản của chúng ta trong tiến hành tập hợp lực lượng kháng chiến. 20 Ngược lại, tính chất xâm lược phi nghĩa là điểm yếu cơ bản không thể khắc phục được đối với thực dân Pháp. Cách mạng tháng 8/1945 thành công không được bao lâu, thực dân Pháp với bản chất hiếu chiến đã lập tức quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Dân tộc Việt Nam bị đặt trước hai con đường: "Một là khoanh tay, cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập"[33,483]. Trải qua hơn 80 năm sống dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, hơn ai hết nhân dân Việt Nam hiểu sâu sắc giá trị thiêng liêng cao cả của "độc lập tự do" và nỗi nhục của người dân mất nước. Vì vậy, mục đích cao cả, thiêng liêng của cuộc kháng chiến là giành độc lập, thống nhất thực sự cho Tổ quốc, thực hiện tinh thần "thà chết chứ không chịu mất độc lập và tự do". Mục tiêu đặt ra của kháng chiến nhằm bảo vệ nền độc lập của dân tộc, bảo vệ cuộc sống tự do, dân chủ cho toàn thể nhân dân, đây là điều kiện tiên quyết cho phép huy động, tập hợp toàn dân kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Như Lênin đã chỉ rõ: "Việc quần chúng nhận thức mục đích và nguyên nhân của chiến tranh có một tầm quan trọng to lớn và đó là sự bảo đảm cho thắng lợi"[ 20, 147]. Tư tường toàn dân kháng chiến đáp ứng nguyện vọng ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam, quyết hy sinh vì độc lập Tổ quốc bởi mỗi người Việt Nam đều nhận rõ: "Tổ quốc là Tổ quốc chung. Tổ quốc độc lập thì ai cũng được tự do. Nếu mất nước thì ai cũng phải làm nô lệ… Vì vậy ai cũng phải kháng chiến"[34, 485] . Tính chất chính nghĩa giúp cho toàn dân tuyệt đối tin tưởng và đi theo Đảng, Bác Hồ tiến hành kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định với đồng bào Nam Bộ và cả nước: "Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc chiến đấu của chúng ta là chính đáng"[25,27].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan