Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo ...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo

.PDF
125
5
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ NGUYỄN THỊ HỒNG HOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ NGUYỄN THỊ HỒNG HOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THIÊN SƠN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Thiên Sơn. Đề tài luận văn không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào nghiên cứu trước đây. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2014 Tác giả NGUYỄN THỊ HỒNG HOA MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO ........................................................................ 7 1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO ....................................................................................................................... 7 1.1.1. Bối cảnh lịch sử thế giới và lịch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo ...................................... 7 1.1.2. Tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo ..................................................................................... 20 1.2. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ............................ 34 1.2.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo ....................................................................................................... 34 1.2.2. Đặc điểm cơ bản về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh ............................................................................... 53 Kết luận chương 1 .............................................................................................. 59 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NẦNG CAO PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................... 61 2.1. THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY ..................................... 61 2.1.1. Những ưu điểm về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo ........ 61 2.1.2. Những khuyết điểm về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo ở nước ta và những vấn đề đặt ra ................................................................ 67 2.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY ................................... 85 2.2.1. Vai trò của việc nâng cao đạo đức của người lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới hiện nay .................................................................................... 85 2.2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước hiện nay ................. 91 Kết luận chương 2 ............................................................................................ 107 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 114 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, được bắt nguồn từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội. Đặc biệt, nó gắn liền với con người và xã hội loài người, nó có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Dân tộc Việt Nam, từ ngàn xưa đã hiểu rõ vai trò của đạo đức và do vậy đã rất coi trọng đạo đức – cho rằng đạo đức là một tiêu chuẩn của phát triển xã hội bền vững. Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam hiện đại, di sản tư tưởng về đạo đức, về đạo đức cách mạng, về đạo đức cán bộ, lãnh đạo... của Người giữ một vị trí đặc biệt to lớn, vô giá trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Khẳng định vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh cho rằng: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”[53, 240]. Theo Người, “Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng”[53, 233]. Như vậy, cho thấy Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đạo đức của người lãnh đạo và việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhằm xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Sau hơn 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đang chuyển mình và đạt nhiều thành tựu to lớn. Góp phần vào những thắng lợi ấy, phải kể đến vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Bởi lẽ, đây là những người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì với mặt trái của cơ chế thị trường, cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch và sự yếu kém trong công tác giáo dục tư tưởng, lý luận, rèn luyện đạo đức cách mạng, việc coi nhẹ tu dưỡng bản thân, trong những năm vừa qua ở nước ta đã dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên được các kỳ Đại hội và hội nghị Trung ương nhìn nhận một cách thẳng thắn và nghiêm túc. Đại hội đại biểu 2 toàn quốc lần thứ VIII đánh giá: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức lối sống” và “Điều đáng lo ngại không ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hoá về phẩm chất đạo đức”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã đánh giá sự sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống diễn ra nghiêm trọng hơn: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn diễn ra nghiêm trọng”. Gần đây nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn và đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”. Điều này làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tác động tiêu cực đến tiến trình đổi mới đất nước. Trước tình hình đó, việc tăng cường giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ lãnh đạo là việc làm cần thiết và cấp bách. Nhằm giải quyết thực trạng trên chúng ta cần quay lại nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh - cơ sở lý luận soi đường cho cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo giúp chúng ta hiểu rõ hơn những chuẩn mực, những phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo cần có. Từ đó vận dụng củng cố, nâng cao phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Xuất phát từ những lý do trên mà người viết đã lựa chọn vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng của Người trở thành 3 tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc. Nhìn chung các đề tài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh đã được không ít các học giả, các nhà khoa học quan tâm và tìm hiểu, với các công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, nhưng tựu trung chúng ta có thể khái quát lại thành các chủ đề nghiên cứu sau : Thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiêu biểu là một số tác phẩm: Danh nhân Hồ Chí Minh, Nxb. Hà Nội (2 tập) 2000; Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004; Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (10 tập) 2005... Các công trình trên, các tác giả đã phân tích sâu sắc, làm rõ nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm và công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến nội dung này đã được tác giả sử dụng, tham khảo. Thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và đạo đức cách mạng nói riêng có các tác phẩm: Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội 1986; Đề tài KX02 - 08, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của PGS.TS. Nguyễn Văn Truy, Hà Nội 1994; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của Thành Duy, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996; Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh của Tạ Hữu Yên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội 2001; Bác Hồ với sự nghiệp trồng người của Phan Hiền, Nxb. Trẻ, Tp HCM 2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mới của Thanh Lê, Nxb. Thanh niên 2004; Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, (12 tập) Hà Nội 2004; Bác Hồ sống mãi với chúng ta (hồi ký), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (2 tập); Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của Đinh Xuân Dũng, Nxb. Giáo dục 2008. Đây là những tác phẩm có độ tin cậy cao bởi đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học uy tín nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn. Nội dung của các tác phẩm này đã được các tác giả đi sâu phân tích làm rõ về đạo đức cách mạng của 4 Hồ Chí Minh, đồng thời cũng đã đánh giá vai trò to lớn của nó đối với sự nâng cao đạo đức của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay có các tác phẩm như: Hồ Chủ tịch, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam của Trường chinh, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1970; Sự biến đổi các thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta của Nguyễn Chí Mỳ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999; Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cho cán bộ đảng viên của Phạm Quốc Thành, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004; Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay của Thành Duy, Lê Đức Quý Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội 2007; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay của TS. Hoàng Trang - TS. Phạm Ngọc Anh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay của Nguyễn Thế Thắng, Nxb. Chính trị quốc gia 2010; Giá trị di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay của PGS.TS. Bùi Đình Phong; Tỏa sáng tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh của TS. Văn Thị Thanh Mai. Nhìn chung, các tác phẩm trên đã phân tích, làm rõ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người cách mạng và sự vận dụng sáng tạo tư tưởng này trong việc giáo dục đạo đức đối với từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể. Người viết cũng tham khảo một số luận văn đáng chú ý: Luận văn thạc sĩ “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với việc định hướng phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thế Anh (2008); Luận văn thạc sĩ “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức với việc giáo dục đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Thị Túy Na (2011); Luận văn thạc sĩ “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và việc giáo dục đạo đức cách mạng trong lực lượng vũ trang hiện nay” của tác giả Nguyễn Quế Diệu (2011); Luận văn thạc sĩ “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô lãng phí và những bài học 5 đối với việc chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Quỳnh Anh (2011). Bên cạnh đó còn có khá nhiều tác phẩm chuyên khảo, các bài báo đăng trên các tạp chí uy tín bàn về vấn đề này. Trong đó nổi bật là các tác phẩm của các tác giả như: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Duy Quý, Đỗ Huy, Song Thành, Bùi Đình Phong, Nguyễn Thế Thắng, Đặng Xuân Kỳ, Mạch Quang Thắng... Nội dung của các tác phẩm, tác giả này đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người cán bộ lãnh đạo và giải quyết một phần đòi hỏi cấp thiết của đời sống văn hóa chính trị hiện nay đặt ra cho chúng ta. Như vậy, có thể thấy đã có không ít công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Kết quả của những công trình này được người viết kế thừa và phát triển trong đề tài. Tuy nhiên, vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo chưa có một công trình nào thật sự đi sâu, nghiên cứu một cách có hệ thống. Do đó, trên cơ sở kế thừa và phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trên, người viết đã tiếp tục tìm hiểu và làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo, để từ đó rút ra ý nghĩa của tư tưởng trong việc nâng cao phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài Đề tài nhằm làm sáng tỏ những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo. Từ đó rút ra ý nghĩa đối với việc nâng cao phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được những mục đích trên, đề tài phải hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản sau: 6 Thứ nhất, trên cơ sở trình bày những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội - cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo, đề tài tập trung phân tích làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo. Thứ hai, trình bày, phân tích thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, làm rõ vai trò của đạo đức người lãnh đạo đối với sự nghiệp đổi mới đất nước. Trên cơ sở phân tích thực trạng đạo đức của người lãnh đạo, đề tài đưa ra giải pháp góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài được thực hiện trên cơ sở, lập trường thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng một số phương pháp khoa học liên quan đến đề tài như: phương pháp lịch sử và logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp diễn dịch và quy nạp, so sánh đối chiếu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa về mặt khoa học, đề tài góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo và ý nghĩa của nó trong việc nâng cao phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước hiện nay. Ý nghĩa về mặt thực tiễn, đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường cao đẳng và đại học và làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu những công trình tiếp theo về lĩnh vực này. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2 chương, 4 tiết. 7 Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 1.1.1. Bối cảnh lịch sử thế giới và lịch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo Ở mỗi thời đại đều có những đặc điểm lịch sử riêng và sẽ sinh ra anh hùng với những phẩm chất và năng lực riêng để gánh vác những sứ mệnh lịch sử mà thời đại đó đặt ra. V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đội tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [70, 473]. Vai trò của vị lãnh tụ chính trị vô cùng quan trọng để mở đường, dẫn lối và lãnh đạo phong trào cách mạng giành thắng lợi. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể trong thời đại Người đã sống và hoạt động. Khác với những người đi trước, Hồ Chí Minh đã thành công khi tìm ra con đường cứu nước, con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, giành độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bất kỳ hệ thống tư tưởng nào cũng đều phản ánh tồn tại xã hội, trong lúc cách mạng Việt Nam đang bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo thì tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời và đã giải quyết được bế tắc ấy. Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời do nhu cầu khách quan của thời đại và đã giải đáp được những đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh lịch sử xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 8 Bối cảnh lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử thế giới có nhiều chuyển biến to lớn, báo hiệu một bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của nhân loại sắp diễn ra. Cuối thế kỷ XIX, những phát minh mới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong giai đoạn này đã tạo nên bước ngoặt cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí. Chủ nghĩa tư bản tạo ra lực lượng sản xuất lớn, làm thay đổi diện mạo của đời sống xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá: giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại. Chủ nghĩa tư bản chuyển dần từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền - đế quốc chủ nghĩa. Giai đoạn này diễn ra vào những năm thập niên 70 của thế kỷ XIX và hoàn thành vào thời điểm trước chiến tranh lần thứ nhất (1914 - 1919). Tuy có nhiều sự khác biệt về tình hình nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi, nổi bật nhất vẫn là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã đạt đến trình độ xã hội hóa, chuyên môn hóa cao với việc chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng thêm gay gắt. Các tổ chức độc quyền sản xuất, nắm tiềm lực kinh tế và dần dần chi phối nền chính trị ở mỗi nước. Để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường thu nhiều lợi nhuận, các nước tư bản mở rộng, tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của chúng. Nhân dân các nước thuộc địa rơi vào vòng nô lệ, bị các nước thực dân, đế quốc nô dịch. Làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân, đế quốc trở thành một mâu thuẫn hết sức sâu sắc của thời đại. Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa. Lúc này, các cuộc chiến tranh thực dân và chiến tranh đế quốc diễn ra ác liệt. Các nước tư bản dùng sức mạnh quân sự, chiếm đoạt thuộc địa của nhau, gây chiến 9 tranh nhằm phân chia lãnh thổ trên thế giới. Chúng tranh giành, xâu xé thuộc địa, đồng thời hùa nhau nô dịch các nước nhỏ yếu. Bị áp bức bóc lột nặng nề, nhân dân các nước thuộc địa đã không ngừng đấu tranh chống đế quốc giành độc lập, tự do, bất chấp giai cấp phong kiến thống trị trong nước đã từng bước đầu hàng, làm tay sai cho đế quốc. Các cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống đế quốc, đồng thời chúng cũng gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế, nhưng chưa đủ sức làm rung chuyển nền móng vững chắc của hệ thống thuộc địa. Khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa giai đoạn này là đấu tranh giải phóng dân tộc. Các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ nhưng cho đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn chưa ở đâu giành thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc đã xác lập sự thống trị của chúng trên phạm vi rộng lớn của thế giới, các thuộc địa lâm vào tình cảnh điêu đứng. Chiến tranh lần thứ nhất bùng nổ, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công làm chấn động toàn thể địa cầu, lập ra nhà nước Nga Xô viết gây tiếng vang lớn và thu hút mọi sự chú ý của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc địa. Ách áp bức và thôn tính dân tộc nặng nề bao nhiêu thì sự phản kháng dân tộc của nhân dân bị nô dịch cũng tăng lên bấy nhiêu. Phương Đông thức tỉnh mà điển hình là cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, v.v... Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã đặt ra trước mắt các dân tộc một thời kỳ mới: thời kỳ đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sự kiện Quốc tế cộng sản ra đời tháng 03 - 1919 càng làm cho phong trào cách mạng thế giới thêm phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Các Đảng Cộng sản theo đó cũng lần lượt ra đời tại một số nước ở châu Âu và châu Á. Trong bối cảnh đó, V.I. Lênin đã phân tích tình hình cụ thể, phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Lênin đã đưa ra lý luận mới về cách mạng vô sản, về chiến tranh và hòa bình, về nhà nước và cách mạng... Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã chứng minh rằng lý luận của Lênin hoàn toàn đúng và phù hợp với xu thế của thời đại. Đặc biệt, bản “Sơ thảo 10 lần thứ nhất Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa” để chuẩn bị cho Đại hội Quốc tế Cộng sản II giữa năm 1920 của Lênin đã thu hút sự quan tâm lớn của các Đảng Cộng sản trên thế giới, trong đó có Nguyễn Ái Quốc. Người đã nhận thức và lựa chọn con đường giải phóng dân tộc Việt Nam là đi theo cách mạng vô sản. Trong khi đó, tình hình ở châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản cũng ảnh hưởng và có những tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa. Triều đình phong kiến Mãn Thanh vừa tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh trong nước, vừa nhượng bộ ngày càng nhiều hơn với đế quốc phương Tây. Nhận thấy sự giống nhau của giai cấp phong kiến, Phan Bội Châu từng nói: “Triều đình chuyên chế chẳng có ai ra trò, Mãn Thanh với triều đình nhà Nguyễn ta cũng là một phường chó chết mà thôi” [13, 52 54]. Khuynh hướng duy tân theo tư bản chủ nghĩa phương Tây phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trí thức xuất thân từ sĩ phu phong kiến tiến bộ hay giai cấp tư sản mới đã hình thành. Phong trào Duy tân do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu phát động tuy thất bại nhưng đã thức tỉnh tư tưởng yêu nước của nhân dân Trung Quốc. Ý thức độc lập dân tộc chống ngoại xâm, dân chủ chống chuyên chế và trào lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ phương Tây đã thâm nhập dần vào Trung Quốc. Phong trào Duy tân ở Trung Quốc đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vào Việt Nam. Nhật Bản, đầu thế kỷ XX đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc. Trong giai đoạn Minh Trị lên ngôi (1868) đến chiến tranh Trung - Nhật (1894), Nhật Bản đã tạo nên một kỷ nguyên Minh Trị Duy tân, mở rộng nền dân chủ đại nghị, quyền bình đẳng trong nhân dân, mở cửa bang giao với quốc tế, đổi mới và phát triển đất nước. Phong trào dân quyền và tự do của chính quyền Minh Trị (1868 - 1912) đã thể hiện sự kết hợp các giá trị truyền thống với tư tưởng cách tân, học tập phương Tây cả về kinh tế, kỹ thuật và văn hóa, tất cả đều được phản ánh trong sinh hoạt tư tưởng lúc bấy giờ. 11 Có thể thấy Nhật Bản đã thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản với nền công nghiệp phát triển cao và hiện đại nhờ công cuộc Duy tân Minh Trị. Chính nhờ tư tưởng cải cách Duy tân của đẳng cấp quý tộc tư sản hóa phù hợp với quy luật phát triển của thời đại đã giúp Nhật Bản giữ được độc lập dân tộc và thoát khỏi chế độ phong kiến lỗi thời. Hiến pháp đầu tiên của Nhật ra đời, Nhật không những không bị rơi vào số phận của các nước thuộc địa hay phụ thuộc vào tư bản phương Tây, mà còn tiến hành xâm lược các nước Châu Á, như Trung Quốc, Triều Tiên làm thuộc địa. Chiến thắng của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đã có tác dụng cổ vũ một số nhà yêu nước của Việt Nam. Họ hướng về một nước Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” tân tiến để cầu viện, nhờ giúp đỡ. Như vậy, tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ. Chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đã tiến hành xâm lược các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam. Các cuộc canh tân của Trung Quốc, Nhật Bản tạo ra sự biến đổi lớn lao về bộ mặt đất nước và chế độ chính trị, cùng với đó là tầm ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin trong phạm vi toàn thế giới. Những biến động lịch sử lớn lao này đã ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, từ một thanh niên Việt Nam yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX, trước năm 1858 vẫn là một nước phong kiến độc lập nhưng lại rất nghèo nàn, lạc hậu. Nguyễn Ánh lên ngôi lập ra triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Gia Long Hoàng triều luật lệ tiếng là kế thừa Luật Hồng Đức, song thực chất chủ yếu sao chép Luật Mãn Thanh của Trung Quốc, tăng cường phạm vi và hình thức trừng trị tàn bạo, bất công nhằm bảo vệ nền chuyên chế. Cùng với pháp luật hà khắc, quân đội đông đảo, tư tưởng Nho giáo bảo thủ tiếp tục 12 kìm hãm nhân dân trong nền chuyên chế cực đoan làm mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ phong kiến với nông dân ngày càng gay gắt. Các cuộc chiến tranh nông dân liên tiếp nổ ra bất chấp sự đàn áp thẳng tay của triều đình nhà Nguyễn. Nhiều nhà canh tân, cải cách như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ đưa ra những phương án đổi mới, cải cách đất nước không thua kém gì Nhật Bản và Trung Quốc nhưng cuối cùng cũng không được thực hiện. Trong lúc chính quyền phong kiến nhà Nguyễn đang trong thời suy tàn, mục ruỗng, thối nát thì thực dân Pháp ráo riết xâm lược Việt Nam. Hậu quả của việc không thực hiện cải cách và duy trì chính sách bế quan tỏa cảng, quân quyền cực đoan của nhà Nguyễn đã dẫn đến sự thất bại nhanh chóng trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Giai cấp phong kiến vội vã phản bội quyền lợi dân tộc để đầu hàng Pháp, biến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, mất độc lập, tự do, và bị chia cắt làm nhiều mảnh. Ngày 6 - 6 - 1884, bằng sự kiện ký kết Hiệp ước Patơnốt triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, nhà nước phong kiến trở thành bộ máy bù nhìn, nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa, nửa phong kiến. Nhân dân vốn đã chịu cuộc sống nghèo nàn bởi nền kinh tế phong kiến lạc hậu, lại cõng thêm sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân, họ bị bần cùng hóa và trở thành người dân mất nước với cuộc sống nô lệ, lầm than, khổ cực. Thực dân Pháp thi hành thủ đoạn độc quyền kinh tế và bóc lột nhân dân ta với chế độ thuế khóa vô cùng nặng nề và vô lý. Không những vậy, chúng còn thực hiện chính sách ngu dân, nô dịch, truyền bá văn hóa phương Tây, thủ tiêu dần các giá trị truyền thống. Như vậy, xã hội Việt Nam vốn đã trị trệ hàng bao thế kỷ lại bị chế độ thực dân kìm hãm trong vòng lạc hậu. Trong xã hội Việt Nam lúc này nổi bật hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp phong kiến. Nổi nhục lớn nhất của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ là mất nước, mất tự do. Không những vậy, nhân dân còn bị xâm phạm về thân thể, chịu nhiều nhục hình, bị bóc lột, bị đối xử dã man, vô nhân đạo. 13 Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vô cùng căm phẫn trước cảnh lầm than của người dân mất nước, sự thống trị ngày càng tàn bạo của thực dân Pháp và bè luc tay sai, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra mạnh mẽ. Điển hình là phong trào Cần Vương (1885 - 1896) do vua Hàm Nghi và Thượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết khởi xướng, ra lời kêu gọi văn thân sỹ phu và nhân dân trong nước nổi dậy đánh Pháp. Đây được xem là tấm lòng yêu nước của những phần tử ưu tú, tiến bộ nhất trong trong giai cấp phong kiến. Phong trào Cần Vương có các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 -1892) của Nguyễn Thiện Thuật; khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) của Phạm Bành và Đinh Công Tráng; khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895) của Phan Đình Phùng… Giặc Pháp thực hiện nhiều thủ đoạn, kết hợp chặt chẽ hoạt động quân sự với chính trị, mua chuộc tay sai phá hoại phong trào. Đến cuối năm 1895 về cơ bản phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương đã thất bại. Nguyên nhân dẫn đến thất bại là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, không phù hợp với xu thế của thời đại và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam (mục tiêu là đánh đuổi thực dân giành độc lập để duy trì chế độ phong kiến đã lỗi thời). Đây cũng chính là sự thất bại và phá sản của ý thức hệ phong kiến với thứ chủ nghĩa dân tộc cô độc. Từ đầu thế kỷ XX, sau khi đã tổ chức bộ máy cai trị trên toàn khu vực Đông Dương, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa để vơ vét tài sản, bóc lột sức lao động để thu nhiều lợi nhuận. Cùng với việc tổ chức bộ máy hành chính cai trị chặt chẽ, chúng tăng cường bộ máy quân sự, sử dụng bè lũ tay sai với chính sách dùng người Việt trị người Việt, xây dựng lực lượng vũ trang với binh lính là người bản xứ để trấn áp phong trào yêu nước, bảo vệ và lấn chiếm thuộc địa. Các nhà tù nhốt đầy những người yêu nước chống Pháp. Sự phân hóa giai cấp ở Việt Nam ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản ra đời. Các cuộc cải cách dân chủ tư sản ở Trung Quốc tác động vào Việt Nam làm cho phong trào yêu nước chống Pháp chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Mở đầu cho phong trào cách mạng dân chủ tư sản là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Ông 14 là người đại diện theo xu hướng vũ trang bạo động, với đường lối chính trị và phương pháp cách mạng mới theo tấm gương Duy tân của Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 1908, Pháp - Nhật cấu kết nhau, Nhật trục xuất các chiến sĩ Đông Du ra khỏi nước đánh dấu sự tan rã giữa chừng của phong trào. Nhiều phong trào khác như Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền; phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh,… do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo, nhưng do không phù hợp với xu thế lịch sử nên cuối cùng dẫn đến thất bại. Tháng 12 năm 1907, Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa; tháng 04 năm 1908, cuộc biểu tình chống thuế ở miền Trung bị đàn áp mạnh mẽ; tháng 01 năm 1909, căn cứ Yên Thế bị đánh phá; phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước vào tháng 02 năm 1909; Trần Qúy Cáp, Nguyễn Hằng Chi - lãnh tụ phong trào Duy Tân ở miền Tây bị chém đầu… Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cần bị đày ra Côn Đảo. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc vẫn chưa tìm được con đường đấu tranh đúng đắn. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa, kéo theo đó là sự ra đời và tăng nhanh về số lượng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đa số công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân nên có mối quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân, bị ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến và tư sản nên họ sớm có tinh thần đấu tranh chống lại sự áp bức, nô dịch. Họ đã nhanh chóng trở thành chủ thể lịch sử và từng bước thể hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Họ đấu tranh bằng nhiều hình thức, từ bỏ chốn tập thể, công khai bỏ việc, đấu tranh bạo lực kết hợp với phong trào yêu nước, tố cáo, khiếu cáo, míttinh tới phát động đình công, bãi công. Chỉ trong hai năm 1904 - 1905 đã có 10 cuộc đấu tranh của công nhân. Các cuộc đấu tranh của công nhân liên tiếp diễn ra trong những năm tiếp theo, đến năm 1909 đã xuất hiện yếu tố đấu tranh chính trị của công nhân viên hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương. Tuy nhiên, do chưa có lý luận tiên tiến dẫn đường nên các cuộc đấu tranh chỉ dừng lại ở trình độ tự phát. Như vậy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách 15 mạng. Cách mạng Việt Nam vẫn rơi vào bế tắc. Giai cấp phong kiến đã mất dần vai trò lịch sử của mình, những sỹ phu yêu nước lãnh đạo phong trào bị hạn chế bởi điều kiện giai cấp và thời đại. Phong trào công nhân còn mang tính tự phát, đơn lẻ. Sứ mệnh đặt ra cho dân tộc, cho mỗi người dân yêu nước Việt Nam khi đó là phải tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, giành độc lập cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do cho người dân. Trước sự áp bức, bóc lột dã man của thực dân Pháp và sự bế tắc của cách mạng Việt Nam đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Người đã quyết định hướng đi mới sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật hiện đại. Với trí tuệ thiên tài và tầm nhìn thời đại, Người không dẫm lên vết xe đổ của các bậc tiền bối, không sang Nhật Bản, Trung Quốc như nhiều thanh niên khác mà tự đi tìm hướng đi cho riêng mình. Và chính nhờ xác định đúng hướng đi, bằng sức lao động của bản thân, bằng lòng tin, ý chí và nhiệt huyết của mình, bằng việc xâm nhập vào quần chúng lao động đã giúp Người trở thành người Việt Nam yêu nước đầu tiên tìm thấy con đường giải phóng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Bằng tài thao lược của mình, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, giành được độc lập cho dân tộc. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vừa ra đời nước ta đã đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức: nạn đói khủng khiếp và lũ lụt lớn xảy ra ở Bắc bộ, các hậu quả do thực dân Pháp Nhật để lại như kinh tế trống rỗng, mọi ngành sản xuất bị đình đốn, các tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, hút sách bùng phát…. Bên cạnh đó là nạn mù chữ với hơn 90% dân ta mù chữ, lực lượng cán bộ quản lý vừa thiếu lại vừa yếu; giữa lúc ấy ở miền Bắc hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch tràn vào. Chúng mượn cớ là giải giáp quân Nhật nhưng thực tế là tay sai của Mỹ, thi hành âm mưu thâm độc của Mỹ là tiêu diệt Đảng Cộng sản Việt Nam, phá tan Việt Minh và lật đổ chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan