Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về nnpq...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nnpq

.DOCX
7
109
115

Mô tả:

Tư tưởng Hồ Chí Minh Về nhà nước pháp quyền Trong lịch sử hình thành và phát triển NNPQ XHCN Việt Nam, về lí luận cũng như thực tiễn, có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đi tiên phong, mở đường cho nền pháp quyền Việt Nam. Ngay từ năm 1919, trong Yêu sách của nhân dân An Nam gồm tám điểm gửi đến Hội nghị Vécxây, đã có bốn điểm liên quan đến pháp quyền: “1. Tổng ân xá cho tất cả những nguời bản xứ bị án tù chính trị; 2. Cải cách nền pháp lí ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như ngươi Âu Châu, xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; 7. Thay chế độ ra các sắc luật bằng chế độ ra các đạo luật 8. Đòan đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ" Về sau, để dễ tuyên truyền và phổ biến được rộng rãi trong quần chúng, Người đã chuyển bản yêu sách trên thành "Việt Nam yêu cầu ca", trong đó có các câu: "Hai xin pháp luật sửa sang, Người Tây, người Việt, hai phương cùng đồng. .... Bảy xin Hiến pháp ban hành, Trăm điều phải có thần linh pháp quyền". Tư tưởng về pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản yêu sách ( yêu cầu ca) nói trên chính là việc tôn trọng quyền con người, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, chính quyền phải là chính quyền do dân lựa chọn...Trong bản Việt Nam yêu cầu ca nói trên, chúng ta thấy Bác chỉ nói đến "pháp quyền", "thần linh pháp quyền" chứ chưa nói đến một NNPQ."Pháp quyền" trong "thần linh pháp quyền" được hiểu là pháp luật về quyền. Ở đây là quyền tự nhiên của con người, quyền mà tạo hóa ban cho: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ nhũng quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc..."(Tuyên ngôn độc lập)."Hệ thống các nguyên tắc, thủ tục được đề ra để bảo vệ các quyền tạo hóa ban cho con người được gọi là pháp quyền. Vì vậy, pháp quyền gắn với "thần linh" và dẫn đến cách gọi là "thần linh pháp quyền" ."Thần linh pháp quyền là một cách nói theo ngôn ngữ ngày nay, là ý thức, tinh thần pháp luật phải chi phối, chỉ đạo mọi hành vi, họat động của bộ máy Nhà nước, cơ quan Nhà nước, môi trường pháp lí phải bao trùm mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là tư tưởng rất đặc sắc của Hồ Chí Minh, phản ánh nội dung cốt lõi của Nhà nước dân chủ mới - Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Đồng thời đây cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong họat động quản lí Nhà nước của Người" Tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tư tưởng về Nhà nước hợp hiến, hợp pháp.Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công với sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ ngày 03/09/1945, Người đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách trong tình hình mới. Trong đó có nhiệm vụ: "Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính Phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu" . Ngày 17/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ấn định Tổng tuyển cử. Ngày 20/09/1945, Người ký sắc lệnh số 34 thành lập Ủy ban dự thảo Hiến Pháp do chính Người làm trưởng ban.Cùng với chủ trương xây dựng Hiến pháp, ngày 10/10/1945, Người ký sắc lệnh SL/47 cho phép sử dụng một số điều khỏan của pháp luật cũ để điều chỉnh các quan hệ dân sự.Ngày 06/01/1946, cử tri cả nước nô nức bầu cử Quốc Hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam mới.Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thông qua. Như vậy, ngay từ khi mới thành lập, Nhà nước ta đã mang trong mình thuộc tính bản chất là dân chủ và là một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp theo tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh. Tư tưởng về NNPQ của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là Nhà nước phải quản lí xã hội theo pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Người đòi hỏi pháp luật phải nghiêm minh, pháp luật phải là dân chủ. Với cương vị và trách nhiệm là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến việc xây dựng và hoàn thiện Hiến pháp và pháp luật phù hợp với những đòi hỏi của những gia đọan cách mạng khác nhau và tùy theo sự chuyển biến của xã hội. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Quốc Hội không thể họp thường kỳ được, Người đã cho ban hành và ký nhiều sắc lệnh trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... làm cơ sở cho họat động quản lí Nhà nước và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân . Sau năm 1954, khi miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên CNXH, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều quy định trong Hiến pháp năm 1946 không còn phù hợp nữa, Hồ Chí Minh đã chủ trương sửa đổi và ban hành Hiến pháp mới - Hiến pháp năm 1959.Ngoài hai bản Hiến pháp, từ 1945 - 1969,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sọan thảo, ký quyết định công bố 16 đạo luật và 1300 văn bản dưới luật. Khối lượng văn bản luật đó thể hiện rõ việc đề cao tính nhân đạo và nhân văn, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước mà nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ . Người đòi hỏi pháp luật phải nghiêm minh: ''Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề gì''. Với Hồ Chí Minh, pháp luật bất vị thân, “không vì công mà quên lỗi, không vì lỗi mà quên công”. Pháp luật phải là pháp luật dân chủ : “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi của nhân dân lao động. Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác. Người nào sử dụng tự do của mình mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp”. Hồ Chí Minh đòi hỏi tính nghiêm túc không trừ một ai trong thi hành pháp luật, nhất là cán bộ ngành tư pháp càng phải nâng cao tinh thần “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”. Người nói: “về việc chính phủ liêm khiết thì Chính Phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính Phủ, từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các Ủy ban làng hiện đông lắm và phức tạp lắm. Dù sao Chính Phủcũng đã hết sức làm gương và nếu làm gương không xong thì sẽ dung pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ - đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết” Nói cho cùng, dù thể hiện dưới hình thức nào thì tư tưởng về NNPQ của Hồ Chí Minh cũng là tư tưởng về Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân. Cả cuộc đời của Người cũng chỉ phấn đấu vì mục tiêu đó. Sinh thời, Người có nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn tòan độc lập, dân ta được hòan tòan tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành", "Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đáu cho lợi ích của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân".Để đảm bảo Nhà nước ta là NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, Người luôn căn dặn: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ...", "chính quyền từ xã đến Chính Phủ Trung ương do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Người còn nói: " Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan Chính Phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa để gánh vác công việc thay cho dân, chứ không phải để đè đầu dân...Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh", "làm việc gì cũng phải có quần chúng tham gia bàn bạc, khó đến mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt...Dễ mười lần không dân cũng chịu-Khó trăm lần dân liệu cũng xong". Người nhắc nhở: "Chính Phủ ta là Chính Phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích .Chính Phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm sóat và phê bình để làm tròn nghĩa vụ của mình là người đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân ".Người tự nhận là "người lính già vâng mệnh quốc dân ra mặt trận".Người còn dạy: "Bất cứ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước nhân dân", "chính sách của Đảng và Chính Phủ phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân, nếu dân đói là đảng và Chính Phủ có lỗi, nếu dân dốt là đảng và Chính Phủ có lỗi, nếu dân ốm là đảng và Chính Phủ có lỗi". Người quan niệm dân là gốc của nước, có nhân dân mới có thể đảm bảo thắng lợi: "Gốc có vững thì cây mới bền-Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Một điểm khác đáng lưu ý trong tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh là có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa "pháp quyền" và "đức trị". Người nói: "Không xử phạt là không đúng nhưng chút gì cũng xử phạt là không đúng", "Nhà nước phải vừa giáo dục, vừa sử dụng pháp luật để cải tạo họ, giúp đỡ họ trở nên lương thiện".” Với Hồ Chí Minh, pháp luật không phải là để trừng trị con người mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. Tư tưởng pháp quyền của Người không chỉ dừng lại ở các quyền con người được ghi trong các văn bản pháp luật mà còn thấm đượm một tấm lòng thương yêu nhân dân, chăm lo cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân, thấm đượm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào theo đạo lý truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Vì thế, pháp quyền Hồ Chí Minh là pháp quyền đặc biệt, pháp quyền nhân nghĩa - một thứ nhân nghĩa có nội hàm triết lý, mang đậm tính dân tộc và dân chủ sâu sắc” . TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM Tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền Việt Nam không chỉ được thể hiện trong các bài nói, bài viết của Người về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà còn được thể hiện một cách sinh động và nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đấu tranh giành chính quyền, thiết kế, tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước của Người. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành những nét đầu tiên về mô hình tổng thể của nhà nước mới. Đó không thể là nhà nước quân chủ phong kiến lỗi thời hay nhà nước thuộc địa do thực dân Pháp đặt ra ở Việt Nam, hoặc là nhà nước tư sản mà Người đã nhiều lần vạch trần bản chất xấu xa của nó, "tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa" (HCM toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật 1996)* Người xác định Nhà nước mới phải là một nhà nước dân chủ, đem lại lợi ích cho đa số nhân dân lao động. "...Cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc" (tập 2, tr.237). Hồ Chí Minh đã phác thảo ra mô hình xã hội mới, trong đó "Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh, phát đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền... ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng" (Tập 2,tr. 206). Cách mạng Tháng Tám thành công, với những ý niệm đã tích luỹ được trong suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước pháp quyền, hợp pháp, hợp hiến, dân chủ và coi trọng tính hiệu lực, hiệu quả thực tế - một cách bài bản, quy củ, đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm cả hai mặt: nhanh chóng tổ chức các thiết chế của bộ máy nhà nước và ban hành các thể chế (hiến pháp và pháp luật) tạo cơ sở pháp lý và khoa học để tổ chức "một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân". Đó là một Nhà nước có cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động thích hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam đương thời, mang tính khoa học về chính trị học, xã hội học, luật học, tổ chức học. Ngay trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, phức tạp của ngày đầu giành được chính quyền, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị: "Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân Việt Nam trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống…" [Tập 4, tr. 8]. Và "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà... Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân (Tập 4, tr. 133). Đây chính là một tuyên bố lập hiến của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và việc thành lập bộ máy nhà nước do dân cử bằng phổ thông đầu phiếu là sự kiện đầu tiên xuất hiện trong lịch sử của dân tộc ta. Trong nhà nước pháp quyền, Hiến pháp là sự thể hiện một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất ý chí và sự lựa chọn chính trị cao nhất của nhân dân. Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản nhất của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính ổn định nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, các quyền tự do cơ bản và các lợi ích chính đáng của công dân. Hiến pháp có khả năng tạo ra sự an toàn pháp lý cao nhất cho công dân và xã hội cũng như cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ". Qua thực tiễn hoạt động cách mạng trong phong trào cộng sản quốc tế, chắc chắn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có dịp tìm hiểu các bản Hiến pháp năm 1924 và năm 1936 của Liên Xô, Người nhìn thấy ở Nhà nước Xô-viết, về bản chất, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, là mẫu hình của Nhà nước Việt Nam mới cần xây dựng. Nhưng trong tổ chức cụ thể thì Người đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Hiến pháp năm 1946 được soạn thảo và ban hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không hoàn toàn theo một nguyên mẫu mô hình tổ chức bộ máy nhà nước nào mà áp dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản về phân công quyền lực ở khía cạnh kỹ thuật tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, trong đó bao hàm cả cơ chế "kiềm chế quyền lực". Theo đó, Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" (Điều 22). "Nghị viện đặt ra các pháp luật (tức quyền lập pháp), biểu quyết ngân sách, những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, khi Nghị viện không họp, Ban Thường vụ có quyền biểu quyết những dự án sắc luật của Chính phủ...". Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc. "Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phó Chủ tịch nước, Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng" (Điều 44).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất