Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựn...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay

.PDF
115
406
113

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ph¹m huy v¨n T- t-ëng Hå ChÝ Minh vÒ nhµ n-íc cña d©n, do d©n, v× d©n vµ vËn dông vµo x©y dùng Nhµ n-íc ph¸p quyÒn x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam hiÖn nay luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2010 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ph¹m huy v¨n T- t-ëng Hå ChÝ Minh vÒ nhµ n-íc cña d©n, do d©n, v× d©n vµ vËn dông vµo x©y dùng Nhµ n-íc ph¸p quyÒn x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam hiÖn nay Chuyªn ngµnh : Lý luËn vµ lÞch sö nhµ n-íc vµ ph¸p luËt M· sè : 60 38 01 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS Hoµng ThÞ Kim QuÕ Hµ néi - 2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Sự hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân 5 1.1. Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân 5 1.1.1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 5 1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại: phương Đông và phuơng Tây 6 1.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin 8 1.1.4. Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh 12 1.1.5. Trí tuệ và phẩm chất chính trị của Hồ Chí Minh 14 1.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân 16 1.2.1. Khái quát về những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân 16 1.2.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân 22 1.2.2.1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ nghĩa lập hiến 22 1.2.2.2. Nhà nước do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân 25 1.2.2.3. Nhà nước phục vụ quyền lợi của nhân dân 32 1.2.2.4. 35 Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân 1.2.2.5. Nhà nước kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức trong trong quản lý xã hội 39 1.2.2.6. Tổ chức quyền lực nhà nước hợp lý và khoa học, đảm bảo chủ quyền của nhân dân; xây dựng chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt và chịu trách nhiệm trước nhân dân 44 1.2.2.7. Nhà nước có đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên; thực sự là công bộc của dân 51 Chương 2: Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay 56 2.1. Sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 58 2.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 60 2.3. Một số nội dụng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 65 2.3.1. Thực hiện nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước 65 2.3.2. Cải cách tư pháp, đảm bảo cho Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật 71 2.3.3. Cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa 74 2.3.4. Xây dựng đạo đức của người cán bộ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 76 2.3.5. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 79 2.3.6. Thực hiện dân chủ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 95 kết luận 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), trong văn kiện của mình, Đảng ta đã xác định vai trò, ý nghĩa, giá trị to lớn của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đến Đại hội VII (1991), Đảng ta khẳng định chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Đó là một quyết định có tầm lịch sử quan trọng thể hiện bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã dẫn dắt dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong thế kỷ XX, tiếp tục có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của Đảng, Nhà nước và xã hội Việt Nam trong thế kỷ XXI. Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Đại hội Đảng chỉ rõ: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại [12]. Tư tưởng và quan điểm của Người về nhà nước của dân, do dân, vì dân vô cùng sâu sắc và là hạt nhân cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó chứa đựng những giá trị to lớn về cả phương diện lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam; là cẩm nang để sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ quốc tế đi tới thành công. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân không những có ý nghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những 1 kinh nghiệm quý báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực sự là công bộc của dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại bỏ những thói hư, tật xấu trong bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho nhà nước luôn giữ được bản chất cách mạng, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đối với nước ta, cũng như nhiều quốc gia, dân tộc khác, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là xu hướng tất yếu khách quan, nhưng đối với chúng ta đây là nhiệm vụ hết sức mới mẻ. Trên thế giới cũng chưa có quốc gia, dân tộc nào khẳng định đã xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, mà chỉ đạt được một số thành tựu nhất định. Mặt khác, không có một nhà nước pháp quyền với tư cách là khuôn mẫu chung cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Do vậy, cùng với việc tiếp thu những giá trị có tính chất phổ biến về nhà nước pháp quyền mà nhân loại đã đạt được, chúng ta cần nghiên cứu, kế thừa và vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật để từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc trưng riêng, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội, truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân không phải là một cái gì đó đã xong xuôi, hoàn bị, nhất thành bất biến. Trái lại, nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có sự vận động, có tính mở, biết tự củng cố, chỉnh đốn và đổi mới để ngày càng trong sạch, vững mạnh, phục vụ và bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân. Do vậy, trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, phải làm cho Nhà nước ta mạnh mẽ, sáng suốt để đủ khả năng điều hành và quản lý nền kinh tế thị trường, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tham giá có hiệu quả vào các định chế quốc tế, đóng góp tích cực vào bảo vệ hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới là điều hợp quy luật và có tính tất yếu khách quan. Trong ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng Nhà nước 2 pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và mở rộng quan hệ quốc tế ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa- Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Do vậy, quan điểm, tư tưởng của Người về nhà nước đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Trước hết phải kể đến tác giả: Nguyễn Ngọc Minh: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1998. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về những tư tưởng và những đóng góp thiết thực của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật của Nhà nước ta trong cả hai giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó là PGS.TS Hoàng Văn Hảo: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới- sự hình thành và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Tác giả cũng đã nghiên cứu sự lựa chọn kiểu nhà nước của Hồ Chí Minh đến những tư tưởng của Người về Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phần kết luật tác giả có nhiều nghiên cứu về sự "kết hợp đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh"; từ đó nêu ra sự vận dụng tư tưởng về nhà nước pháp quyền và từng bước hoàn thiện nó trong quá trình đổi mới đất nước. Tiếp theo phải kể đến công trình chuyên khảo của PTS. Nguyễn Đình Lộc: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 (sản phẩm của đề tài cấp nhà nước KX 02. 13); Vũ Đình Hòe: Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001; Phạm Ngọc Anh - Bùi Đình Phong: tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động, 2003; Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003; Bùi Ngọc Sơn: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận 3 chính trị, 2004; Nguyễn Đăng Dung (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007;... 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vị dân; từ đó vận dụng vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Một là, làm sáng tỏ sự hình thành và những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hai là, làm sáng tỏ sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và một số nội dung vận dụng vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Những quan điểm chỉ đạo, kết luận của Đảng ta từ quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn của 20 năm đổi mới đất nước. Tác giả của luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống; phương pháp quy nạp và diễn dịch; phương pháp so sánh và phương pháp xã hội học. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: 4 Chương 1: Sự hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay 5 Chƣơng 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 1.1. SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 1.1.1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trƣớc hết là chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam Trong quá trình lao động, sản xuất, chinh phục và chống chọi với thiên nhiên, đấu tranh chống giặc ngoại xâm... đã hun đúc nên nhiều giá trị cao quý trong nền văn hóa của dân tộc cũng như trong từng con người Việt Nam những truyền thống, phẩm chất tốt đẹp như: tinh thần đoàn kết, tương thân- tương ái, yêu thương thiên nhiên và con người, chăm chỉ lao động, lạc quan yêu đời, ý chí đấu tranh anh dũng, tự lực, tự cường... Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước [35, tr. 171]. Chứng kiến cảnh đói khổ, dốt nát, lầm than của nhân dân; thân phận nô lệ của kẻ mất nước; sự độc tài, chuyên chế, tàn bạo của chính quyền thực dân và 6 phong kiến, Hồ Chí Minh với lòng yêu nước nồng nàn, yêu thương con người bao la đã thúc bách Người ra đi tìm đường cứu nước, quyết đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng một nhà nước kiểu mới mang bản chất nhân đạo, dân chủ, thực sự là công cụ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Hồ Chí Minh viết: "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba" [38, tr. 128]. 1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại: phƣơng Đông và phuơng Tây Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông. Người đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hóa Phục hưng, thế kỷ ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc, nhưng không bao giờ sao chép máy móc, cũng không bao giờ phủ định một cách đơn giản, mà có sự phân tích sâu sắc, tìm ra những yếu tố tích cực, hợp lý để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn những yếu tố hợp lý và tích cực của Nho giáo như: triết lý nhân sinh, lấy tu thân làm gốc, lấy hành động để lập thân và có lý tưởng về một xã hội bình trị, thế giới đại đồng, đề cao văn hóa và truyền thống hiếu học trong xã hội. Khổng Tử đã nhận thấy "dân là gốc của nước". Mạnh Tử cho rằng trong nước, dân là quý nhất, tiếp theo là xã tắc, vua là nhẹ; nên ai được lòng dân chúng thì được làm thiên tử: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Thị cố đắc hồ khưu dân nhi vi Thiên tử." (Mạnh tử, thiên Tâm tâm hạ). Mặc gia chủ trương chính sách kiêm ái trong công cuộc cai trị, nhà cầm quyền phải thương yêu nhân dân, tận tụy vì lợi ích của nhân dân. Lão gia với tư tưởng Vô vi nghĩa là thuận theo tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên, mà tuân theo những quy luật của tự nhiên cũng có nghĩa là tuân theo trật tự của cuộc sống, của xã hội [10]. 7 Toàn bộ những tư tưởng, quan điểm tiến bộ đó đều được Hồ Chí Minh kế thừa và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng nước ta. "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân" [27, tr. 544]. Hồ Chí Minh cũng đã kế thừa, tiếp thu những yếu tố tích cực của Phật giáo như là: tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, thương người như thể thương thân; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; có tinh thần bình đẳng, dân chủ chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động, chống lười biếng... Người viết: "Không được báo thù báo oán. Đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần phải chính sách khoan hồng" [33, tr. 420]. Như vậy, từ những giá trị tư tưởng của Nho giáo, kiêm ái của Mặc gia, thuận theo tự nhiên của Lão gia, từ bi bác ái của nhà Phật đã góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước vì con người, một nhà nước của dân, do dân và vì dân [10, tr. 77]. Nhà nước đó ra đời từ trong lòng nhân dân, phục vụ và bảo vệ nhân dân, thỏa mãn những khát vọng và đem đến cuộc sống ấm no cho nhân dân; nhà nước đó là công cụ của nhân dân mà không phải của bất cứ nhóm người hay thế lực nào; nhà nước đó là "người đầy tớ trung thành của nhân dân" [38, tr. 663]. Từ nhận thức ấy, cùng với những năm học ở Trường Quốc học Huế được làm quen với những khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" của cách mạng tư sản Pháp đã thôi thúc Người sang các nước phương Tây để tìm hiểu bản chất của tư tưởng đó. Người nói: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy" [30, tr. 266]. Năm 1911, đồng chí Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đi hầu hết các châu lục, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm tòi, nghiên 8 cứu và học hỏi những tư tưởng, quan điểm tiến bộ về nhà nước, pháp luật, dân chủ, tự do, quyền con người; xem xét, nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng Mỹ (1776), kinh nghiệm cách mạng Pháp (1789); tìm hiểu cách mạng Tân Hợi và tư tưởng Tôn Trung Sơn... Người đã nhanh chóng chiếm lĩnh được vốn tri thức của thời đại, tiếp thu được nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây, thấy được bản chất giả tạo của chủ nghĩa thực dân... Người đánh giá: "Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, là cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ, kỳ thực thì trong nó tước lột công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa... Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy" [30, tr. 274]. Đúng như V.I. Lênin đã viết: Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại [10, tr. 81]. Bác Hồ của chúng ta là một người như thế. Với một lòng yêu nước nồng nàn, quyết cứu dân, cứu nước thoát khỏi cảnh cần lao, Người đã ra sức tự tìm tòi học hỏi, vận dụng sáng tạo những tri thức tiếp thu được vào thực tiễn cách mạng nước ta, tìm ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với bản chất dân chủ, nhân đạo và mang tính nhân dân sâu sắc. 1.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất là từ khi xuất hiện các giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp, quần chúng lao động bao giờ cũng mơ ước được sống trong một xã hội bình đẳng và công bằng, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Họ đã liên tục đấu tranh để thực hiện ước mơ và khát vọng của mình. Nhiều tư tưởng tiến bộ và nhân đạo đã hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử nhân loại để dẫn dắt cuộc đấu tranh của quần chúng cần lao. Đến giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở nhiều nước Tây Âu, nhất là nước Anh phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có lý 9 luận khoa học làm kim chỉ nam, hướng dẫn cuộc đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng con người khỏi áp bức xã hội. Chủ nghĩa Mác ra đời đáp ứng đòi hỏi cấp bách của tình hình thực tiễn cách mạng thế giới. Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của chủ nghĩa Mác không chỉ là sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là tình hình thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân mà là tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển hợp lôgic của lịch sử tư duy nhân loại, là thành tựu trí tuệ của loài người. Chủ nghĩa Mác- Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất được hình thành từ ba bộ phận: triết học Mác- Lênin, kinh tế chính trị Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa Mác- Lênin ra đời từ những tiền đề kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học và lý luận nhất định. Trước hết, tiền đề kinh tế là sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ xã hội hóa cao nhờ những cải tiến và phát minh về kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Tiền đề chính trị- xã hội, đó là việc xã hội tư bản càng ngày càng phát triển làm nảy sinh mâu thuẫn cơ bản giữa tính chất xã hội hóa của sản xuất và hình thức chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện về mặt xã hội là cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ngày càng lan rộng, phát triển từ tự phát tới tự giác, từ đấu tranh kinh tế tới đấu tranh chính trị. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi bức xúc phải có sự dẫn dắt của lý luận khoa học và cách mạng. Lý luận của Mác ra đời đáp ứng những đòi hỏi ấy. Cuối cùng, tiền đề khoa học và lý luận là sự xuất hiện thuyết tiến hóa của Đácuyn, học thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lômônôxốp... Đó là việc Mác và Ăngghen đã kế thừa trực tiếp, phê phán, chọn lọc và cải tạo một cách triệt để những thành tựu cũng như những hạn chế của triết học cổ điển Đức (đại biểu tiêu biểu: Cantơ, Hêghen, Phoiơbắc), kinh tế chính trị cổ điển Anh (Ađam Xmít và Ricácđô), chủ nghĩa xã hội không 10 tưởng Pháp thế kỷ thứ XIX (Xanh Ximông, Ôoen, Phuriê)... để sáng lập ra học thuyết khoa học và cách mạng cho giai cấp vô sản. Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc và gây chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918); sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản làm cho cuộc cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một vài nước, thậm chí ở một nước tư bản kém phát triển. Trong hoàn cảnh này, Lênin (1870- 1924) đã vận dụng sáng tạo và phát triển toàn diện học thuyết của Mác, làm cuộc Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực, đưa đến sự ra đời nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở ra thời đại mới trong sự phát triển của lịch sử của xã hội loài người, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cũng chính năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp việt kiều yêu nước ở Pháp. Năm 1918, Người vào Đảng xã hội Pháp, tham gia những hoạt động của phong trào công nhân Pháp, tìm hiểu những kinh nghiệm của cách mạng Pháp, tranh thủ sự đồng tình của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp đối với cuộc đấu tranh yêu nước của Việt Nam và tìm hiểu cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1919, sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận họp ở Véc- xây, ngoại "nước Pháp, để bàn việc chia phần thắng lợi và chia thuộc địa. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhân danh những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới hội nghị Véc- xây tám điều yêu cầu đòi quyền tự do, dân chủ và bình đẳng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận, nhưng đã có tiếng vang lớn, làm thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, tạo tiền đề cho việc tập hợp các lực lượng chống đế quốc Pháp. Vừa tìm hiểu cách mạng Tháng Mười Nga, Người vừa tham gia tranh luận trong Đảng xã hội Pháp về vấn đề nên theo Quốc tế thứ hai (Quốc tế cơ 11 hội cải lương) hay Quốc tế thứ ba (Quốc tế cách mạng). Kết luận cuối cùng của Nguyễn Ái Quốc sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, tranh luận và đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin là: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" [37, tr. 314]. "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ" [38, tr. 128]. Tháng 12 năm 1920, trong Đại hội thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp ở thành phố Tua, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, bước ngoặt đứng hẳn về con đường cách mạng tháng Mười, đứng hẳn về chủ nghĩa Mác- Lênin và đứng hẳn về Quốc tế cộng sản. Sự kiện đó đồng thời đánh dấu việc mở đường dẫn đến bước ngoặt của lịch sử cách mạng Việt Nam, bước ngoặt gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác- Lênin bắt đầu thâm nhập phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của loài người để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong Đường cách mệnh, khi phân tích các chủ nghĩa, các học thuyết, Người viết: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa lắm, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin". Đó là cái cần nhất cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Người chỉ rõ: chúng ta giành được thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác- Lênin. "Chủ nghĩa Mác- Lênin là cái cẩm nang thần kỳ của chúng ta" [10, tr. 83-84]. Sau khi cách mạng Tháng Mười thành công, nhà nước Xô Viết ra đời, đối chiếu, so sánh với chính quyền và nhà nước của bọn thực dân, phong kiến, 12 Hồ Chí Minh càng nhận rõ bản chất giả tạo, độc tài, chuyên chế, áp bức, bóc lột nhân dân của chúng. Từ đó, Người càng mong muốn thiết lập ở Việt Nam một mô hình nhà nước Xô Viết như Lênin đã tổng kết. Chính phủ côngnông- binh mà Người đặt vấn đề phải xây dựng ở Việt Nam trong Chính cương vắn tắt là biểu hiện của mô hình nhà nước Xô Viết [10, tr. 84]. Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận, cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. "Không có chủ nghĩa MácLênin thì cũng không có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang tầm thời đại và giải quyết được những nhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam" [10, tr. 85]. 1.1.4. Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Nguyễn Tất Thành- Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước ở Nam Đàn- Nghệ An, mảnh đất giàu truyền thống cách mang. Trước lúc ra đi tìm đường cứu nước, Người có hơn 20 năm sống, học tập trong môi trường văn hóa gia đình, quê hương, dân tộc. Người được tiếp xúc với các thầy giáo, các bậc sĩ phu yêu nước, những người có tên tuổi ở Nam Đàn và Nghệ Tĩnh lúc bấy giờ, mà trước hết là người cha thân yêu, rồi Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Hoàng Phan Quỳnh... Ngoài những trang sách Nho giáo như Tam thiên tự, Tam tự kinh, Ngũ tự kinh, Kinh thư..., thông qua những bài giảng tâm huyết của những người thầy, người thân luôn luôn coi việc dạy học là để đào tạo học trò trở thành những người có ích cho dân, cho nước, Nguyễn Sinh Cung dĩ nhiên biết khá nhiều về lịch sử Việt Nam, về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, gian khổ của dân tộc [57, tr. 247]. Lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, Người càng khâm phục ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường của các bậc tiền bối và cảm thương sâu sắc đến thân phận nô lệ của người dân mất nước. Người được tận mắt chứng kiến cảnh áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn địa chủ phong kiến 13 đối với đồng bào mình. Người nên án chính sách thực dân phản động của chúng thi hành đối với nhân dân ta. Chúng làm cho đồng bào ta bị bần cùng hóa, sống trong cảnh đói khát, tối tăm, dốt nát; mọi quyền làm người đều bị chúng tước đoạt. Lấy tiếng là khai phá văn minh, là "Tự do, Bình đẳng, Bác ái"... nhưng kỳ thực những lời lẽ tốt đẹp đó chỉ là mị dân, dối trá nhằm che đậy bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Từ hiện thực tình cảnh đất nước, cũng như chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân xâm lược và phong kiến đều đi đến thất bại; đằng sau những lời lẽ hoa mỹ mà chúng rêu rao là cái gì... đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Suốt chặng đường 30 năm đi tìm đường cứu nước, Người trực tiếp quan sát cuộc sống của những người lao động cùng khổ, tình cảnh của các dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột và thống trị bởi chủ nghĩa thực dân, thấu hiểu nỗi đau khổ, tủi nhục của đồng bào và dân tộc mình dưới ách thống trị của đế quốc, thực dân và phong kiến. Vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, vừa tham gia trực tiếp các phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động, Người đã tích lũy được những tri thức và kinh nghiệm phong phú, từng bước hình thành tư tưởng lý luận và phương pháp cách mạng của mình [56, tr. 177]. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nét nổi bật, đặc sắc thuộc về bản chất khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi luận điểm của Người đều là những khái quát lý luận từ thực tiễn chính trị- xã hội, được phân tích trên quan điểm lịch sử- cụ thể, quan điểm toàn diện, hệ thống và phát triển. Người viết: "Thực hành sinh ra hiểu biết; Hiểu biết tiến lên lý luận; Lý luận lãnh đạo thực hành" [35, tr. 247- 248]. Đó là con đường của quá trình nhận thức các sự vật, hiện tượng; con đường hướng đến chân lý của nhận thức. Với Hồ Chí Minh, trước hết là thực tiễn, trên cơ sở quan sát, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn mà sinh ra lý luận. Nên tư tưởng, lý luận của Người 14 vô cùng sâu sắc, có tác dụng lớn lao trong việc định hướng và cải tạo thực tiễn. Người nói: thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng; lý luận mà xa rời thực tiễn, không gắn với thực tiễn, không xuất phát từ thực tiễn, không giúp ích thực tiễn là lý luận mù quáng. Lý luận của Người về xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân được từng bước hình thành trong thực tiễn cách mạng phong phú. Mô hình nhà nước dân chủ nhân dân sau ngày nước nhà được độc lập năm 1945, theo Hiến pháp năm 1946 là kết quả của sự nghiên cứu, kế thừa có phê phán của nhiều mô hình nhà nước lúc bấy giờ, như: mô hình nhà nước Anh, nhà nuớc Mỹ và nhà nước Xô Viết. Đó cũng là kết quả của việc tìm hiểu, nghiên cứu những quan điểm, tư tưởng, học thuyết về tổ chức và hoạt động của nhà nước, về phương cách trị nước của các nhà triết học, chính trị học, luật học ở phương Đông và phương Tây. Người cũng nghiên cứu trình độ phát triển kinh tế- xã hội, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, truyền thống văn hóa, tâm lý và tình cảm của nhân dân để xây dựng nên một nhà nước thích hợp cho cách mạng Việt Nam. Do vậy mà tư tưởng của Người về nhà nước của dân, do dân, vì dân có giá trị hiện thực lớn lao đối với chúng ta cho đến tận hôm nay và cả trong tương lai.. Giá trị hiện thực của nó phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Cách thức tổ chức nhà nước sinh thời Hồ Chí Minh, qua hai Hiến pháp năm 1946 và năm 1959, là rất Việt Nam, mang đậm dấu ấn dân tộc và sắc thái phương Đông, đồng thời có vận dụng nhiều kinh nghiệm của Pháp, có một phần của Mỹ về tổ chức nhà nước và các mối quan hệ quyền hạn giữa các bộ phận chính quyền với nhau, đằng sau nó là kinh nghiệm của Anh, vì Anh đã một thời là mẫu cho các nền dân chủ phương Tây [57, tr. 68]. Như vậy, trước hết và trên hết, chính thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú đã giúp Người sáng tạo và xây dựng nên một nhà nước dân chủ nhân dân hiện thực đầu tiên ở Đông Nam Á lúc bấy giờ, phù hợp với điều 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan