Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về giáo dục con người mới...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về giáo dục con người mới

.PDF
91
143
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ===================== NINH THỊ ÁNH HỒNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CON NGƢỜI MỚI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ===================== NINH THỊ ÁNH HỒNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CON NGƢỜI MỚI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60.22.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hạnh Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ tốt nghiệp "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới" là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hạnh. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn tốt nghiệp đã được nêu rõ trong phần danh mục tài liệu tham khảo, được trích dẫn rõ ràng, trung thực. Nếu có bất cứ sự gian dối tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và mọi kỷ luật của Khoa và của Nhà trường đề ra. Tác giả luận văn Ninh Thị Ánh Hồng LỜI CẢM ƠN! Luận văn thạc sỹ này là kết quả của sự cố gắng và nỗ lực hêt sức của bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Có được kết quả này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô giáo, Ban chủ nhiệm khoa Triết học. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trần Thị Hạnh người đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến gia đình, bạn bè trong thời gian qua đã luôn ủng hộ và động viên tôi. Do khả năng còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy tôi kính mong sự góp ý từ quý Thầy, Cô giáo, các bạn...để Luận văn hoàn thiện hơn, cũng như có thể rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu tiếp theo. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Học viên Ninh Thị Ánh Hồng "Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần có những con người xã hội chủ nghĩa" [35;296] MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người thầy vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã để lại một tài sản trong kho tàng lịch sử tư tưởng của dân tộc ta: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” [18;20]. Trong di sản tư tưởng phong phú vô giá của Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục con người Việt Nam mới là sự tiếp nối và nâng cao những giá trị tinh túy trong tư tưởng nhân văn của truyền thống Việt Nam và thế giới. Đây cũng là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng con người của chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng về giáo dục con người Việt Nam mới của Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng đào tạo cho cách mạng Việt Nam những con người đủ đức, đủ tài đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi to lớn, đưa địa vị nước ta từ nô lệ trở thành một nước độc lập và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế. Hiện nay, thế giới đang trải qua những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra sự biến đổi về lực lượng sản xuất, mở ra một thời kỳ kinh tế tri thức và xã hội thông tin toàn cầu. Vấn đề con người và giáo dục con người đã trở thành một vấn đề bức thiết đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. 1 Ở Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định: con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Giáo dục con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [20;85]. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định cho thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Để đảm bảo sự nghiệp đổi mới thành công, Đảng ta tiếp tục khẳng định nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và phổ biến rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới nói riêng, vận dụng những tư tưởng, lý luận đó một cách sáng tạo vào thực hiện chiến lược giáo dục con người mới đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, có nhiều luận án, luận văn, nhiều hội thảo, bàn về giáo dục con người, vai trò của giáo dục con người mới trong sự nghiệp phát triển đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người được tiếp cận và tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau: - Nhóm những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người,con người mới, giáo dục con người mới. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách phân tích sâu sắc về khái niệm con người, nhân tố con người, phát huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát huy nhân tố con người theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm 2 phát huy nhân tố con người trong thời đại công nghiệp hóa,hiện đại hóa dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh “Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục” do Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đăng Tiễn – Bùi Đức Thiệp (biên soạn), nhà xuất bản Giáo dục 1990. Tập thể tác giả đã tuyển chọn những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục là một nhiệm vụ của tất cả những người làm công tác giáo dục và quan tâm đến giáo dục, nhất là trong thời đại cách mạng đang yêu cầu phải đổi mới công tác giáo dục hiện nay. - Nhóm những công trình của các nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới. “Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới”, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội của tập thể tác giả: Nguyễn Huy Hoan, Nguyễn Xuân Thông, Nguyễn Thị Minh Hương, Phạm Thị Lai, Nguyễn Thanh Nga. Tập thể tác giả đã sưu tầm tuyển chọn khái quát về nội dung và ý nghĩa cho việc xây dựng con người mới, đánh giá con người, bồi dưỡng con người về trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, xây dựng mục đích, chăm lo lối sống cho con người “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Trong đó tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa văn hóa và xây dựng con người mới ở Việt Nam. Đồng thời chỉ rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất con người Việt Nam phát triển toàn diện trong bối cảnh hiện nay. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện” Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách đã được tác giả khái quát lên nội dung quan trọng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc về quá trình lao động sản xuất, giáo dục, đào tạo toàn diện – con đường cơ bản hình thành và phát triển con người toàn diện. Liên quan đến nội dung của đề tài cũng đã có những luận văn, luận án nghiên cứu khá rộng và sâu sắc: Luận văn thạc sỹ của Phùng Thu Hiền (2002) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay”. Tác giả đã nêu khái niệm con 3 người, nhân tố con người, chỉ ra cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Tuyết Thanh (2010) "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay". Tác giả đã đưa quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục và cho thấy được tính tất yếu trong việc vận dụng quan điểm đó vào trong xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Tuyên (2006) “Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam”, luận văn nêu quan điểm của Hồ Chí Minh về con người Việt Nam được giải phóng và sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước và chỉ ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn rất nhiều những bài báo, bài viết đăng trên tạp chí khác như bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với việc phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” của PGS.TS Nguyễn Thị Nga trên tạp chí triết học số 12 năm 2010. Tác giả đã phân tích một cách khái quát tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục trên những khía cạnh như mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục. Trên cơ sở đó khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ là ánh sáng soi đường, kim chỉ nam cho chiến lược phát triển con người Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI. “Hồ Chí Minh với nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của PGS Trần Thanh – Lê Quang Hoan trên tạp chí nghiên cứu lý luận. Các tác giải đã khái quát nội dung có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh về vấn đề con người như giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng. “Một số phẩm chất cơ bản cần có và định hướng phát huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lê Thị Hương trên tạp chí lý luận và truyền thông. Bài viết chỉ ra một số phẩm chất của con người trong quan điểm Hồ 4 Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần lao động quên mình, vì lối sống lành mạnh văn minh và chỉ ra một số định hướng cơ bản về phát huy tiềm năng và sáng tạo con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những công trình trên đã nêu và khái quát được những nét lớn chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về giáo dục con người, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên còn rất ít công trình trực tiếp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới tiếp cận dưới góc độ của khoa học triết học. Song những tư liệu trên là tài liệu quý giá để tác giả tham khảo trong quá trình viết luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích: Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới, từ đó vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới trong việc giáo dục con người Việt Nam hiện nay Nhiệm vụ: - Luận giải những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, giáo dục con người mới - Phân tích quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, mục đích, nội dung giáo dục con người mới - Bước đầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới trong giáo dục con người Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của triết học Mác – Lênin về vấn đề con người, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu 5 Luận văn chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác của khoa học xã hội. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới thông qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh, các tài liệu lịch sử và các bài viết của các nhà nghiên cứu trong nước. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống và khái quát nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới và vận dụng vào trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên, sinh viên, người nghiên cứu và tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Phần Nội dung bao gồm 2 chương, 4 tiết. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CON NGƢỜI VIỆT NAM MỚI 1.1. Điều kiện khách quan, tiền đề tƣ tƣởng cho việc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục con ngƣời mới 1.1.1 Điều kiện khách quan * Tình hình quốc tế. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản Phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh đã đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Có một thực tế lịch sử, trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân tại các nước ở Châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, sự bóc lột theo phương thức phong kiến trước kia vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh các giai cấp trước kia, ở nhiều nước thuộc địa phương Đông đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. các nước đế quốc xâm lược thuộc địa càng tăng đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa và thực dân ngày càng gay gắt, sự phản ứng của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt. Trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây thế kỉ XIX, từ năm 1897 thực dân Pháp đã tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), để bù đắp những tổn thất do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp vừa tăng cường bóc lột trong nước, 7 vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa. Ở Đông Dương, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh. Trong chương trình này, Pháp nhằm vào hai trọng tâm là khai mỏ và đồn điền; phát triển một số ngành công nghiệp với nguyên tắc không cạnh tranh với công nghiệp chính quốc; ra sức phát triển giao thông vận tải, kể cả đường sắt, đường bộ và đường thủy để phục vụ các mục tiêu kinh tế và chính trị. Pháp tăng cường các ngân hàng cũ, lập nhiều nhân hàng mới để cho vay lấy lãi cao, thông qua ngân hàng Đông Dương để thâu tóm và kiểm soát mọi hành động kinh tế ở Đông Dương. Pháp thi hành chính sách độc chiếm thị trường, dùng hàng rào thuế quan để ngăn chặn hàng nhập từ nước khác. Các thứ thuế đều tăng hai, ba lần so với trước. Chính sách độc quyền rượu, thuốc phiện, muối tạo một nguồn thu lớn cho thực dân Pháp. Pháp thực hiện chế độ mộ phu hết sức man rợ và ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, thiếu ăn, thiếu mặc, không được học hành. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Đó là cuộc cách mạng vô sản, đồng thời rất có ý nghĩa đối với công cuộc giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc. Mặc dù đang vấp phải những khó khăn trong và ngoài nước, nước Nga cách mạng đã trở thành thành trì của cách mạng thế giới, giúp đỡ tích cực các dân tộc anh em. Một trong những việc quan trọng đó là nước Nga đã thành lập trường Đại học Phương Đông, nhằm tập hợp những người lãnh đạo trẻ tuổi tích cực, thông minh của các nước thuộc địa để đào tạo, bồi dưỡng thành "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới... "Trường Đại học Phương Đông gồm có 1025 sinh viên, trong đó có 151 nữ sinh. Trong số sinh viên ấy có 865 đảng viên cộng sản thành phần xã hội của học sinh như sau: 547 nông dân, 265 công nhân, 210 trí thức vô sản. Nếu người ta chú ý rằng các nước phương Đông đều là những nước hầu như hoàn toàn nông nghiệp thì sẽ hiểu tại sao số sinh viên nông dân chiếm tỉ lệ cao hơn". [35; 250]. 8 Trường đã làm cho đội tiên phong của giai cấp vô sản các nước thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này, chỉ có sự hợp tác đó mới có thể bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là văn hóa Xô Viết. Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hóa Xô Viết được thể hiện trong việc xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đấu tranh chống các tư tưởng của chế độ cũ, phát triển văn học nghệ thuật. Trước cách mạng ba phần tư dân số Nga mù chữ; trong ngôn ngữ của các dân tộc không có từ "học tập". Chỉ trong vòng 20 năm (1921 - 1940), khoảng 60 triệu người đã thoát nạn mù chữ. Đến cuối những năm 30 nạn mù chữ về căn bản được thanh toán, chế độ giáo dục phổ cập được thực hiện. Trong vòng chưa đầy 30 năm nước Nga "đi giày cỏ" năm kia đã trở thành một đất nước, trong đó đa số người dân có trình độ văn hóa cao, có một đội ngũ tri thức đông đảo, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời. đã mở ra một thời đại mới, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Cục diện thế giới có sự thay đổi lớn về chính trị và kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh. Cho đến thập kỷ 60, hàng loạt các nước thuộc địa và phụ thuộc đã tuyên bố độc lập. . Những vấn đề về lý luận và thực tiễn cách mạng, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục mới được 9 đặt ra và sẽ giải quyết theo những điều kiện lịch sử cụ thể của từng quốc gia, từng dân tộc. * Tình hình trong nước Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược và đặt ách thống trị trên đất nước ta. Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi, quan hệ kinh tế ở nông thôn bị phá vỡ thay vào đó là những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta. Vì thế không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. Sau khi dập tắt các phong trào yêu nước, hoàn thành căn bản công cuộc bình định nước ta về mặt quân sự, thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa, áp đặt một chính sách thống trị quy mô và triệt để trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, đặc biệt về văn hoá giáo dục... nhằm biến Đông Dương thành thuộc địa khai khẩn, bảo đảm siêu lợi nhuận cho chính quốc. Cuối thế kỷ XIX phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ bùng lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước, song các phong trào đó đều thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, còn nặng về tư tưởng ý thức hệ phong kiến. Khi thực dân Pháp vào xâm lược nước ta, họ đã làm đảo lộn xã hội Việt Nam cổ truyền vốn êm ả và bình lặng. Những chính sách thuế, phu dịch nặng nề đã đẩy người dân vào con đường khổ cực, bần cùng hóa. Họ phải chống lại những ác nghiệt của cuộc sống để mà tồn tại, để mà khỏi chết đói thì làm sao có thể nghĩ đến chuyện học hành. Đồng thời với việc gây tư tưởng sợ Pháp, phục Pháp cùng với văn hóa phẩm đồi bại, thực dân Pháp còn duy trì ý thức hệ đã lỗi thời, đưa nhân dân Việt Nam vào con đường mê tín dị đoan, u mê, lãng quên đấu tranh giải phóng dân tộc. 10 Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp ra sức xây dựng một nền giáo dục mới, thủ tiêu vai trò của nền giáo dục cũ. Hệ thống các trường tiểu học Pháp - Việt được mở rộng nhằm thay thế trường cũ. Các khoa thi Hương, Hội, Đình bị bãi bỏ với mục đích chấm dứt vai trò của các trí thức phong kiến đối với chính trị, xã hội. Với nền giáo dục thuộc địa, thực dân Pháp muốn người đi học chỉ biết sùng bái kẻ mạnh hơn mình, yêu Tổ quốc nhưng không phải yêu quê hương đất nước mình mà lại đi yêu cái quốc gia đang đè nén, áp bức và bóc lột mình. Pháp thực hiện chính sách "ngu dân" về giáo dục và đầu độc về văn hoá nhằm hỗ trợ đắc lực cho công cuộc khai thác ở Việt Nam. Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán. Các trường học được tổ chức với ba bậc: bậc ấu học ở xã, bậc tiểu học ở phủ, huyện và bậc trung học ở tỉnh. Bọn chúng đã thi hành một nền giáo dục què quặt, nhỏ giọt. Giáo dục không phải là để cho nhân dân Việt Nam phát triển trí tuệ, đào tạo nhân tài mà họ "chỉ xây dựng trường học để đào tạo ra những con vẹt, những người vong bản thiếu đạo đức và thiếu cả kiến thức phổ thông". [43;26]. Vì thế mà cho đến năm 1913, cả Bắc, Trung, Nam cũng chỉ có 10 vạn học sinh trong tổng số 20 triệu dân. Tất cả các vùng miền núi đều không có trường học. Đất nước ta như sống trong đêm tối của tri thức và văn hóa. Người Pháp đã dạy cho nhân dân Việt Nam cái lịch sử đầy "tự hào" của người Pháp vĩ đại, mà không dạy cho nhân dân ta những kiến thức thuộc về nền dân chủ đích thực của cách mạng tư sản Pháp 1789, không dạy cho người dân ta biết đến những con người xả thân đấu tranh cho sự công bằng và tự do của nhân dân Pháp. Hơn nữa, trong nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục, thực dân Pháp đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thay vào đó là chương trình truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ người Việt 11 Nam “mất gốc” không có tinh thần yêu nước và ý thức về số phận của người dân mất nước, nô lệ để từ đó phục vụ đắc lực cho công cuộc thống trị của thực dân. Thực trạng giáo dục đau buồn đó buộc người Việt Nam làm cách mạng trong giáo dục, đào tạo. Chỉ có thể có một nền giáo dục mới cách mạng mới khi chính trị đã được giải phóng, dân tộc độc lập thì mới làm cho nhân dân tự do. Vì lẽ đó, ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước mới, trong đó có nhiệm vụ thứ hai là "diệt giặc dốt". Theo Hồ Chí Minh: nạn dốt - là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khai sinh ra nền giáo dục cách mạng, bắt đầu một công cuộc giáo dục con người Việt Nam mới kiến thiết đất nước. 1.1.2. Tiền đề tƣ tƣởng * Tư tưởng giáo dục con người của một số nhà tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tư tưởng truyền thống Việt Nam nhấn mạnh tới sức mạnh của nhân tố con người, của người dân quy tụ vì mục tiêu chung. Đó là yếu tố cơ bản của những thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Việc "lấy dân làm gốc" đã là quan niệm có tính truyền thống trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc từ nhiều nghìn năm nay, đặc biệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Tư tưởng về giáo dục con người cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 được thể hiện khá rõ trong những tư tưởng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng - những trí thức nho học duy tân. Theo Phan Bội Châu để thực hiện "Duy tân", trước hết phải duy tân con người. Những sáng tác thơ văn của Phan Bội Châu đều phản ánh nỗi đau, nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt Nam, mà nguyên nhân được Phan Bội Châu chỉ ra đó là con người. Theo Phan Bội Châu: biến cố do con người gây nên, vận trời 12 theo liền đó. Quan niệm của Phan Bội Châu khác hẳn với quan niệm "Thiên mệnh" của những nhà nho cũ. Phan Bội Châu cho rằng: Người trong một nước đều là chủ tể của một nước để cạnh tranh với nước khác, do vậy nhân dân là quan trọng nhất, nhân dân còn thì nước còn, nhân dân mất thì nước mất. Theo đó Phan Bội Châu yêu cầu mỗi người phải tự thức tỉnh để nhận thức được thực trạng vong quốc của đất nước. Từ yêu cầu tự thức tỉnh, Phan Bội Châu chủ trương giáo dục con người nhằm giải phóng con người tiến đến giải phóng dân tộc. Phan Bội Châu luôn đề cao tinh thần giáo dục về đức dục, trí dục và thể dục. Phan Bội Châu còn phê phán nền giáo dục phong kiến chỉ biết tạo ra những hủ nho, nhút nhát, ý tưởng hẹp hòi, chỉ chú trọng đến khoa cử, văn tự. Đồng thời Phan Bội Châu cũng cảnh báo và phê phán kiểu giáo dục theo thực dân Pháp lúc bấy giờ chỉ nhằm tạo ra một lớp người làm tay sai cho giặc. Phan Bội Châu cho rằng nền giáo dục mới không chỉ nhằm vào một tầng lớp người mà phải là toàn thể nhân dân vì: trong cuộc đấu tranh bằng trí lực giữa các nước cái quyết định không phải bằng trí khôn của một người mà phải là trí khôn của tất cả mọi người. Phan Bội Châu đã đề ra: Khai dân trí, chấn dân khí, thực nhân tài. Với Phan Bội Châu "giáo dục là sinh mệnh của quốc dân". Quốc dân suy đồi là do bụng đói và óc đói. Ở đây, chúng ta thấy có một sự đồng cảm giữa quan niệm của Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Để chấn hưng giáo dục, Phan Bội Châu đề ra nội dung chương trình học bao gồm các môn học: triết, văn, sử, chính trị, kinh tế, quân sự, luật pháp, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, thể dục, âm nhạc...Nhìn chung, Phan Bội Châu đã xác định được một nền giáo dục toàn diện, hiện đại khác xa với đường lối giáo dục của nhà nước phong kiến. Song Phan Bội Châu cũng không phủ định nền học vấn Nho giáo đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa dân tộc. Bởi Phan Bội Châu nhìn thấy được những giá trị từ trong học thuyết Nho gia với những phạm trù: Nhân, Hiếu, Nghĩa, Trí, Dũng. 13 Những tư tưởng về giáo dục con người của Phan Bội Châu là một trong những nội dung góp phần xây dựng một nền văn hóa vừa thể hiện tính hiện đại, vừa mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc. Phan Chu Trinh ngay từ những năm 1902 đã thấy tệ hại của lối giáo dục phong kiến cũ. Ông cho rằng muốn khôi phục quốc hồn thì phải sửa đổi phép thi, thay đổi nền giáo dục cũ bằng nền giáo dục lấy kiến thức thực dụng làm nội dung, dạy con người nắm được tri thức cần thiết cho đời sống dân sinh. Ông cực lực phản đối lối học từ chương bát cổ, sáo rỗng, hình thức làm suy đổi tâm trí của người dân. Ba mục tiêu đổi mới nhằm chấn chỉnh phong hoá nước nhà theo Phan Châu Trinh là: Chấn dân khí: kêu gọi tinh thần yêu nước và dũng khí đấu tranh của đồng bào, mà trước hết là giới trí thức phong kiến. Khai dân trí: nhằm mở mang trí tuệ cho nhân dân, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Bỏ lối học của Nho giáo, chú trọng khoa học kỹ thuật phương Tây. Chống mê tín dị đoan, bài trừ hủ tục ở hương thôn. Xây dựng một nền học vấn và văn hoá tiến bộ, xây dựng con người toàn diện thích ứng cuộc sống văn minh. Hậu dân sinh: thúc đẩy phát triển kinh tế bằng sức tự lực, tự cường. Vận động nhân dân tiêu dùng hàng trong nước, gầy dựng những cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong đó Phan Châu Trinh xếp khai dân trí - tức là giáo dục - vào vị trí thứ nhất. Ngoài ra tư tưởng giáo dục con người còn thể hiện trong tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng. Huỳnh Thúc Kháng chỉ rõ giáo dục phải phục vụ yêu cầu của xã hội, Huỳnh Thúc Kháng viết: “Giáo dục phải trọng mặt lợi. Trong nước người nào cũng phải biết một nghề, kỹ nghệ là nghề, khảo cứu là nghề, trước thuật cũng là nghề. Muốn công 14 nghệ được thịnh thầy giáo phải biết trọng khiếu riêng của thiếu niên”. [69;268]. Huỳnh Thúc Kháng còn bình luận: “Ra ở đời, nhiều điều có học mà vô dụng, nhiều điều xã hội cần thời lại không biết. Như thế là vì hoàn cảnh của học đường là một hoàn cảnh đặc biệ, chỉ có không khí viển vông mà không có không khí thiết thực, vì thế phải dạy thực hành trước rồi dạy lý luận sau và phải dùng phép thực nghiệm để dạy hơn là dùng sách” [69;268]. Đây là phương châm học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội mà nền giáo dục của ta hướng tới. Huỳnh Thúc Kháng cũng dịch giới thiệu và bình luận về giáo dục bậc tiểu học và việc đào tạo giáo viên tiểu học qua kinh nghiệm nhiều nước với những nhận xét rất mới: “Trước kia tiểu học chỉ truyền cho quốc dân có cái trí năng làm nền vốn thông thường mục đích là tạo thành cho dân chúng cái tánh cách thuần phục và dễ sai khiến. Hiện nay thì tiểu học giáo dục nhiệm vụ quan yếu là đào luyện thân thể, trí năng và đạo đức cho đoan chính cao hơn trước nhiều". Huỳnh Thúc Kháng chỉ rõ nội dung sư phạm giáo dục do ba điều cần tổng hợp lại là: “trí thức, kỹ năng, nhân cách. Ba cái ấy cho quân bình nhau không thiên lệch” [69;582]. Tuy nhiên những chủ thuyết của các ông đưa ra đã bộc lộ hạn chế, chưa thực sự thoát hẳn ý thức hệ phong kiến, chỉ dừng lại ở việc tiếp thu các ý tưởng mới của các nhà khai sáng Pháp và các nhà duy tân cải cách của Nhật Bản, Trung Quốc. Các nhà duy tân trong thời kỳ này chủ yếu vận động mở trường dạy học, cải đổi phong tục tập quán và lối sống, khuyến khích mở mang công thương trong khi tình hình trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là chưa giành được độc lập, tự chủ. Song dù chưa thành công nhưng điều đó đã thể hiện ông cha ta đều coi giáo dục là yếu tố hình thành nên nhân cách con người, là điều kiện quan trọng không thể thiếu để giúp non sông xã tắc ổn định, phồn vinh. * Tư tưởng về giáo dục con người trong triết học phương Đông. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan