Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng của đảng ta trong giai đoạn hiện ...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng của đảng ta trong giai đoạn hiện nay

.PDF
81
143
68

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HOC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN LƢỢC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VẬN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN LƢỢC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VẬN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 8.22.90.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ THỊ KIỀU PHƢƠNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi trong luận văn là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018 Tác giả Nguyễn Văn Lược MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VẬN ........................... 8 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về khái niệm, đối tượng và mục đích của dân vận ...... 8 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung và phương pháp dân vận ................. 12 Chƣơng 2: SỰ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VẬN CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ....................... 29 2.1. Thành tựu và nguyên nhân thành tựu trong sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay ........................... 29 2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của Đảng trong giai đoạn hiện nay ..................................... 40 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dân vận của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay .................................................................... 52 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 72 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân vận có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Hơn thế, Đảng ta còn coi công tác dân vận là một trong những thước đo sự trưởng thành của Đảng trong vai trò lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Do đó, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận ngày một hoàn thiện, phát huy mọi lực lượng và cả hệ thống chính trị làm công tác dân vận. Và trên thực tế, Đảng ta đã dựa vào công tác dân vận để tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, động viên, phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân thành lực lượng cách mạng hùng hậu, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, làm nên những thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những thuận lợi của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, công tác dân vận của Đảng đang gặp không ít những khó khăn, thách thức trước các âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ" với những hành vi kích động quần chúng, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, hòng phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch. Vì thế, công tác vận động quần chúng của Đảng càng phải được coi trọng, tăng cường và nâng cao nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân tạo nên nội lực mạnh mẽ để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, như Đảng đã chỉ ra tại Đại hội XII, hiện nay, công tác dân vận của Đảng vẫn còn những hạn chế nhất định, như việc xây dựng, triển khai “thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và công tác dân vận còn chưa kịp thời, kém hiệu quả”, “chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, thành phần dân cư, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân” [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, 2016, tr. 196]. Bên cạnh đó nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, cán 1 bộ, đảng viên về dân vận và công tác dân vận còn chưa đúng nên dẫn đến tình trạng xem nhẹ, thiếu trách nhiệm đối với dân, với công tác dân vận,... Từ thực trạng trên, để nghiên cứu và thấm nhuần hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, cũng như góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Đảng ta, tôi chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận là khá nhiều. Liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, về cơ bản, có thể tạm chia những nghiên cứu đó thành hai nhóm sau: 2.1. Những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận Trong những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, đáng chú ý là các tác phẩm sau: Tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh của Ban Dân vận Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật 2011; Học tập tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh, Tạp chí Dân vận, số 5 - 2000; Hồ Chí Minh với quan điểm thực tiễn và phương pháp khoa học về dân vận của phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Dân vận, số 10 - 2000; Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh nhân dân và công tác dân vận của ts. Phạm Văn Khánh, Tạp chí Dân vận, số 10 2003; Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của tiến sĩ Đỗ Quang Tuấn, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, 2011; Phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh của tiến sĩ Thanh Tuyền, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật 2011; Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác dân vận của hệ thống chính trị của Đinh Hồng Vân, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật 2011; Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh với việc xây dụng kỹ năng, nghiệp vụ công tác dân vận của Lương Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật 2011; Quyền hạn và lợi ích của dân trong bài báo dân vận của Chủ tịch Hồ Chi Minh của Nguyễn Thị Cận, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật 2011; Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài học vận động quần chúng trong Cách mạng Tháng Mười của Phùng Đức Thắng, Tạp chí Dân vận, số 11- 2007; Hồ Chí Minh 2 - tấm gương về tác phong quần chúng của Nguyễn Thanh Tuyền, Tạp chí Dân vận, số 7 - 2007; Phương pháp làm dân vận của Bác Hồ của Huỳnh Chí Thiện, Tạp chí Dân vận, số 10 - 2008; Quan điểm của Hồ Chí Minh về tư cách người cán bộ của Ngô Đăng Tri, Tạp chí Dân vận, số 5 - 2009; Chính quyền phụ trách dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Thạc Hân, Tạp chí Dân vận, số 6 - 2009; Thấm nhuần tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về tư tưởng chính trị, đạo đức và phong cách của TS. Thào Xuân Sùng, Tạp chí Dân vận, số 10 - 2016; v.v.. Trong những nghiên cứu trên, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, như thế nào là dân vận, phương pháp làm dân vận là như thế nào,… được chỉ ra khá rõ nét. Chẳng hạn, trong tác phẩm Phương pháp làm dân vận của Bác Hồ, tác giả Huỳnh Chí Thiện đã chỉ rõ, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân”. Rằng, người cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận phải “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Rằng, người cán bộ khi tiến hành công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trước hết cần phải “chịu khó tìm đủ cách giải thích cho nhân dân hiểu những việc đó là vì lợi ích của họ mà làm”. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận như thế này cũng được đề cập, thậm chí là đề cập nhiều lần, trong những nghiên cứu của các tác giả đã nêu ở trên. Theo các tác giả này, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và phương pháp dân vận Hồ Chí Minh là di sản quý báu, mang giá trị thời đại đối với công tác dân vận và công tác xây dựng Đảng. 2.2. Những nghiên cứu liên quan đến sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của Đảng ta Trong những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, đáng chú ý là những nghiên cứu sau: Tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh về một số vấn đề trong công tác vận động quần chúng của PGS.TS. Nguyễn Tri Thư, Tạp chí Dân vận, số 1+2, 1999; Công tác dân vận là một bộ phận quan trọng của công tác cách mạng của Phan Diễn, Tạp chí Dân vận, số 11 3 - 2000; Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công của Phạm Thế Duyệt, Tạp chí Dân vận, số 1 - 2002; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận vào việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc của PGS.TS. Bùi Đình Phong, Tạp chí Cộng sản, số 9 - 2003; Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh nhân dân và công tác dân vận của TS. Phạm Văn Khánh, Tạp chí Dân vận số 10 - 2003; Tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng, soi đường cho công tác dân vận của Đảng trong thòi kỳ mới của ts. Nguyễn Văn Hùng, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật 2011; Dân vận - vấn đề luôn luôn mới (qua nghiên cứu tác phẩm “Dân vận” của Hồ Chí Minh) của GS.TS. Mạch Quang Thắng, Tạp chí Lý luận chính trị, 8 - 2006; Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa cán bộ với nhân dân của Nguyễn Thanh Tuyền, Tạp chí Dân vận, số 2 - 2007; Giá trị vĩnh hằng của bài “Dân vận” của Đan Tâm, Tạp chí Dân vận, số 10 - 2007; Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật 2011; Nâng cao nhận thức, thực hiện đúng quy trình dân vận theo chỉ dẫn của Bác trong tình hình hiện nay của Ngô Anh Tuấn, Tạp chí Dân vận, số 5 - 2016; Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới của Trương Thị Mai, Tạp chí Dân vận, số 10 - 2016; Góp bàn về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong tình hình mới của Nguyễn Thế Trung, Tạp chí Dân vận, số 12 - 2016; Làm theo lời Bác để vun đắp mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với Nhân dân của Nguyễn Thế Trung, Tạp chí Dân vận, số 2 - 2018; v.v.. Trong những nghiên cứu trên, nhìn chung, các tác giả đều chỉ ra rằng công tác dân vận tốt đã và đang góp phần rất quan trọng vào sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Và rằng, khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận thì phải đặc biệt chú ý đến yếu tố “khéo”. Nói cách khác, đó là phải “dân vận khéo”. Đảng làm dân vận cũng phải “khéo”, để dân luôn tin yêu và theo Đảng. Đảng làm công tác dân vận tốt cũng chính là đang thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng. Chẳng hạn, như tác giả Phạm Văn Khánh, trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân về công tác dân vận, chỉ rõ, “khéo” ở đây là 4 “Đảng phải có đường lối, chính sách và phương thức lãnh đạo các tầng lớp xã hội trong dân cư một cách phù hợp để đi vào được từng người, khơi dậy và phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi người để mỗi người có thể đem tài, đem sức, đem của thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước”. Nói chung, các công trình nghiên cứu trên đây là những tư liệu quý báu để tác giả luận văn tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay”, nhằm làm rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở chỉ ra và phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, luận văn phân tích thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác dân vận này. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, chỉ ra và phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận. Thứ hai, phân tích thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác dân vận này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng những tư tưởng ấy của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận trong bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 15 tập, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2011. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; lịch sử tư tưởng Việt nam; tham khảo có chọn lọc các công trình của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chung của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin. - Phương pháp cụ thể: luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logíc, thống kê, so sánh, tổng hợp. 6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn 6.1. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần phân tích và làm rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của Đảng trong giai đoạn hiện nay. - Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. 6.2. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần khẳng định bản chất khoa học và cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận có tầm quan trọng đặc biệt mang tính thời sự trong công cuộc đổi mới đất nước nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động thực tiễn khác liên quan đến công tác dân vận nói chung, công tác dân vận của Đảng nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn 6 Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết. Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận Chương 2: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay 7 Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN VẬN 1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về khái niệm, đối tƣợng và mục đích của dân vận 1.1.1. Khái niệm dân vận trong tư tưởng Hồ Chí Minh Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của một dân tộc anh hùng, bền bỉ và kiên cường đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy gian khó, quyết liệt và hào hùng đã hun đúc nên truyền thống yêu nước của dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc - sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của Tổ quốc bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. Những bài học lịch sử quý báu của dân tộc ta đó là: những triều đại thịnh trị của Việt Nam là những triều đại lấy dân làm gốc, coi ý dân là ý trời, vua quan có trách nhiệm phải lo cái lo của dân, vui cái vui của dân, cùng nhân dân bàn bạc, cùng nhân dân xây dựng và chiến đấu, đó là sức mạnh bách chiến, bách thắng của dân tộc ta. Những bài học lịch sử này đã được các bậc tiền bối luôn nhắc nhở. Nguyễn Trãi chỉ ra rằng, “Phúc chu tín thuỷ, dân do thủy” (Lật thuyền rồi mới biết dân mạnh như nước) và “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” [Nguyễn Trãi (1976), toàn tập, tr.203.Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội]. Kế thừa và phát huy truyền thống đó của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân khi được giác ngộ, tổ chức và lãnh đạo. Người luôn tin vào sức mạnh, trí tuệ của nhân dân, có nhân dân là có tất cả. Vì thế, từ rất sớm, trong Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc” [Tập 2, tr.304]. Người cũng thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng, “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” [Tập 5, tr.333]. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ rằng, quần chúng là những người rất thông minh, sáng tạo. Họ có thể giải quyết được những vấn đề mà “những người tài 8 giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” [Tập 5, tr.335]. Vì vậy, để cách mạng giành được thắng lợi thì cần phải có lực lượng, mà lực lượng ấy chính là ở nhân dân. Người cũng chỉ rõ rằng: “Ở trong xã hội, muốn thành công phải có ba điều kiện là: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hoà. Nhân hoà là thế nào? Nhân hoà là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hoà là quan trọng hơn hết” [Tập 5, tr.594]. Không chỉ yêu dân, tin dân, Người còn cho rằng, cần phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của dân, bởi dân là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Cho nên, “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [Tập 10, tr.453]. Để phát huy hết năng lực, trí tuệ và sức mạnh tiềm ẩn trong nhân dân thì phải tìm cách, biết cách khơi dậy những sức mạnh đó. Nói một cách khác, đó là phải biết làm dân vận. Trong Dân vận, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng, dân vận có nghĩa là “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho” [Tập 6. tr.232]. Theo đó, có thể hiểu, dân vận là bao gồm tất cả các hoạt động từ việc giải thích cho dân hiểu về một nhiệm vụ nào đó, đến những hoạt động tổ chức cho mỗi người dân cũng như toàn thể dân chúng hành động nhằm khơi dậy, động viên, khích lệ, phát huy mọi tiềm năng và lực lượng vốn có của dân chúng; dân vận là vận động toàn dân để tạo thành lực lượng toàn dân, tạo sự thống nhất, đồng thuận của toàn dân; dân vận là vận động lực lượng của toàn dân để thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ và của các đoàn thể vì mục đích chung của quốc gia dân tộc, vì lợi ích của toàn dân tộc. Và rằng, công tác dân vận là công việc của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng của Đảng. 9 Dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, cũng như đảm bảo cho mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì thế, Hồ Chí Minh luôn xem công tác dân vận là nhiệm vụ cốt yếu của Đảng và của cả hệ thống chính trị. Người cho rằng, muốn làm cách mạng thành công thì trước tiên phải làm tốt công tác vận động quần chúng, bởi: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào” [Tập 12, tr.672]. Nếu không làm tốt công tác dân vận, thì không những không phát huy được sức mạnh của toàn dân mà còn bị kẻ thù chống phá, xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đến lúc ấy việc nhỏ đến mấy cũng không thành công. Từ thực tiễn cách mạng, Người chỉ ra rằng, kinh nghiệm trong nước và các nước “tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Như vậy, có thể thấy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác vận động quần chúng giữ một vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi cuộc cách mạng và trong mọi giai đoạn của cách mạng. Nói cách khác, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là đoàn kết, tập hợp được đông đảo sự ủng hộ của nhân dân. Bởi Đảng dù vĩ đại đến mấy cũng chỉ là một bộ phận trong nhân dân. Chỉ có huy động được sức mạnh của dân chúng thì mới có được sức mạnh vô địch để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối tượng và mục đích của dân vận Từ trên, có thể thấy, những định nghĩa, vị trí vai trò trên, ta thấy: Đối tượng công tác dân vận là nhân dân. Mục tiêu công tác dân vận là mục tiêu chung của cách mạng; Nội dung cơ bản của công tác dân vận là tổ chức lực lượng nhân dân, đoàn kết toàn dân để thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng; phương thức công tác dân vận là phải tiến hành, trước hết từ cơ sở, nắm chắc và vận động nhân dân từ cơ sở. Đứng trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và kế thừa truyền thống trọng dân, lấy dân làm gốc của ông cha ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan điểm, tư tưởng quan trọng về công tác dân vận. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi cuộc cách mạng cũng như 10 trong một giai đoạn của cách mạng. Để nhân dân nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình thì Đảng phải tiến hành công tác dân vận, tuyên truyền, vận động quần chúng để quần chúng giác ngộ và tự nguyện làm tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hồ Chí Minh thường dùng thuật ngữ "Công tác quần chúng" và "Dân vận” để chỉ một lĩnh vực công tác của Đảng. Khái niệm "Dân vận" được diễn đạt bằng nhiều định nghĩa khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa nào súc tích, dễ hiểu như định nghĩa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt trong bài “Dân vận" đăng trên báo Sự thật số 120 ngày 15 tháng 10 năm l949: "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng của toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho" [39, tr.698] . Như vậy, công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải vận động tất cả mọi người dân, không để sót một người nào để họ hiểu được, hiểu đúng và làm theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phải làm cho người dân thấy được những chủ trương chính sách đó không có một mục đích nào khác là nhằm mang lại lợi ích cho nhân dân và những lợi ích thiết thân của họ gắn với lợi ích của đất nước; điều cốt yếu trong công tác vận động nhân dân là để chính bản thân nhân dân thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong công tác dân vận, Hồ Chí Minh yêu cầu các cán bộ, đảng viên phải đi sâu, đi sát với dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; bàn bạc với dân, với địa phương, với cơ sở về các chủ trương, chính sách để xây dựng kế hoạch thực hiện cho cụ thế, cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và khả năng của nhân dân; người cán bộ phải hướng dẫn nhân dân thực hiện. Cuối cùng trong quá trình thực hiện và khi công việc đã hoàn thành phải thường xuyên theo dõi đôn đốc kiêm tra, rút kinh nghiệm để chấn chỉnh những hạn chế còn tồn tại; xem xét những điểm còn chưa phù hợp trong các chủ trương, chính sách của Đảng khi thực hiện, đồng thời khen thưởng những tổ chức, cá 11 nhân thực hiện tốt công tác dân vận và phê bình những tổ chức và cá nhân làm chưa tốt công tác này. 1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nội dung và phƣơng pháp dân vận 1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung dân vận 1.2.1.1. Chăm lo lợi ích nhân dân là cốt lõi của công tác dân vận Chăm lo lợi ích cho nhân dân là mục tiêu phấn đấu của Đảng và cũng là mục tiêu phấn đấu không mệt mỏi trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người nói: "Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác" [Tập 6, tr.291]. Ngay sau khi giành được chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà Người đã khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" [Tập 4, tr.64]. Hay Người cũng từng nói: "Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì, dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ" [Tập 4, tr.175]. Do đó, người đặt vấn đề vận động quân chúng vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân lao động. Tháng 01 năm 1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Đó là mục tiêu, lý tưởng phấn đấu suốt cuộc đời của Người. Chính vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng đưa ra nhằm một mục đích đầu tiên và duy nhất là vì lợi ích của nhân dân. Công tác vận động quần chúng đo đó phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, lợi ích trước mắt cũng như lợi ích lâu dài; lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội. Có như thế, nhân dân mới sẵn sàng hưởng ứng, đem hơi sức dân mà làm lợi cho dân; ngược lại nếu không xuất phát từ lợi ích của dân sẽ không huy động được sức dân, không tạo thành được phong trào quần chúng rộng rãi. “Muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư" [Tập 4, tr.52]. 12 Đảng và Chính phủ phải quan tâm, đặt lợi ích của dân lên hàng đầu. Chăm lo cho lợi ích của nhân dân đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhấn mạnh một chiều về vai trò của Đảng, Nhà nước mà Người cho rằng người cán bộ phụ trách dân vận một mặt phải giúp đỡ dân nhưng mặt khác là phải phát huy được tinh thần tự lực cánh sinh của nhân dân. 1.2.1.2. Đoàn kết, tập hợp lực lượng là nhiệm vụ cơ bản của công tác dân vận. Đoàn kết không chỉ là nhiệm vụ cơ bản của công tác dân vận mà còn là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt tới vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Rất nhiều bài nói và viết của Người liên quan đến vấn đề này. Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh là: Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hồ Chí Minh nói: Cách mạng muốn thành công, trước hết phải có Đảng cách mệnh. Nhân dân cần có Đảng dẫn đường. Bởi vậy đại đoàn kết phải có lãnh đạo. Đảng phải được xây dựng xứng đáng với vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên của Mặt trận. Đảng của giai cấp nhưng Đảng cũng của dân tộc. Nhân dân công nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của mình. Đây thật là một vinh dự. Đảng là thành viên bình đẳng trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng là thành viên lãnh đạo Mặt trận. Đảng lãnh đạo Mặt trận bằng thuyết phục và nêu gương. Đảng phải tiêu biểu cho mọi sự đoàn kết nhất trí, bảo đảm dân chủ nội bộ, thống nhất tư tưởng, tự phê bình và phê bình. Bốn nguyên tắc đại đoàn kết: + Đại đoàn kết toàn dân phải được xây dựng, củng cố trên nền tảng thống nhất chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, trên lợi ích tối cao của dân tộc với quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động. Cốt lõi của nó là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp - dân tộc - nhân loại. Đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế, lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây cũng chính là điểm tương đồng để thực hiện đại đoàn kết. 13 + Đoàn kết trên nền tảng vững chắc là liên minh công - nông - trí; trong một tổ chức rộng rãi nhất là Mặt trận Dân tộc thống nhất. Mặt trận phải thực sự xây dựng trên nền tảng đại đoàn kết toàn dân. + Đoàn kết chân thành và triệt để, đoàn kết thật lòng. Muốn vậy phải trên cơ sở tin dân, dựa vào dân thật lòng, chống “bệnh độc hành” hẹp hòi. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Bệnh hẹp hòi rất nguy hiểm, mà nhiều cán bộ, đảng viên còn mắc phải. Trong thì bệnh này ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết. Ngoài thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân. Nhiều thứ bệnh như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi,... đều do bệnh hẹp hòi mà ra. Trong sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh viết: “Cũng vì bệnh hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài, việc gì cũng ôm lấy hết. Ôm lấy hết thì cố nhiên làm không nổi,.. địch bên trong đáng sợ hơn vì nó phá hoại từ trong phá ra” [Tập 5, tr.278]. Hẹp hòi phá hoại đất nước chẳng kém gì tham nhũng, đặc biệt đối với hai quốc sách: Đoàn kết toàn dân, trọng dụng nhân tài. + Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, không đoàn kết xuôi chiều, gắn với tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ, đoàn kết là để tiến bộ, phát triển. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc được xem là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng. Mặt khác, đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc. Nói về ý nghĩa vô cùng quan trọng của đại đoàn kết. Tạp chí dân vận số 9 năm 2006, trang 15 trích dẫn bài viết của Người: "Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết". Để thực hiện được đoàn kết các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo… vào khối đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng thì phải vận động, giáo dục, thuyết phục, tổ chức dân chúng tin theo, đi theo và làm theo cương lĩnh, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng tức là phải làm công tác vận động quần chúng. 14 Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập họp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Hồ Chí Minh rất chú ý đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù họp với từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng lứa tuổi, từng tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Đó có thể là các hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ đội thiếu niên nhi đồng hay hội phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước…Trong đó bao trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất. Người viết: "Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hoà bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc" [Tập 13, tr.452]. Những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua đã chứng minh một chân lý: khi quần chúng nhân dân được thức tỉnh, được tổ chức, đoàn kết, tự giác tham gia cách mạng thì sẽ trở thành một lực lượng vô địch. Trong bài nói chuyện tại buổi bế mạc Đại hội thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngay 19 - 5 - 1955, Hồ Chí Minh tổng kết: "Lịch sử trong những năm qua đã tỏ rõ lực lượng đoàn kết của nhân dân ta là vô địch" [Tập 10, tr.131]. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi là một tư tưởng và một thành công lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác dân vận. Người đã tập hợp được những tổ chức cách mạng chân chính về một mối, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Hồ Chí Minh coi sức mạnh của nhân dân được tổ chức lại một 15 cách khoa học chính là sức mạnh vô địch; vì vậy công tác dân vận phải hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. 1.2.1.3. Thực hành dân chủ là phương thức cơ bản của công tác dân vận Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ có nghĩa là “dân là chủ”. Quan niệm về dân chủ của Hồ Chí Minh còn được biểu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn: "Dân là chủ” và "Dân làm chủ”. Khi biểu đạt như thế, chúng ta có thể hiểu rằng dân là chủ, nghĩa là đề cập vị thế của dân; còn dân làm chủ, nghĩa là đề cập năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế này luôn luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của dân. Đây là quan niệm được Hồ Chí Minh diễn đạt ngắn gọn rõ ràng, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Mở rộng theo ý đó, Hồ Chí Minh còn cho rằng: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nhà nước do nhân dân làm chủ” [Tập 6, tr.232]. Dân là gốc thì dân phải là chủ “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân” [Tập 9, tr.258]. Theo Người, để phát huy được vai trò và tập họp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân thì phải phát huy dân chủ, tức là phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, bởi vì, Người cho răng: "Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ” [Tập 9, tr.282]. Dân vận và dân chủ là hai phạm trù khác nhau nhưng luôn gắn bó hữu cơ mới nhau, tác động biện chứng lẫn nhau. Dân vận gắn bó với dân chủ và thực hành dân chủ; có dân chủ và thực hành dân chủ thật tốt mới dân vận được; ngược lại dân vận không thành công nếu không thực hành dân chủ; dân vận phải đạt tới dân chủ và thực hiện dân chủ là kết quả của dân vận, Hồ Chí Minh cho rằng: làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Mặt khác, dân vận phải được đặt trên cơ sở một chế độ dân chủ thực sự, mục tiêu dân vận là vì dân, do dân, ngoài ra không có mục tiêu nào khác. Vấn đề là vì lợi ích, quyền hạn, trách nhiệm của nhân dân và phải do nhân dân làm lấy. Người viết: “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân” [Tập 9, tr.258]. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan