Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng giáo dục của nguyễn trường tộ và giá trị của nó đối với giáo dục việt n...

Tài liệu Tư tưởng giáo dục của nguyễn trường tộ và giá trị của nó đối với giáo dục việt nam hiện nay

.PDF
91
185
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGUYỆT TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGUYỆT TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Tiến Dũng Hà Nội - 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ................................. 8 1.1. Bối cảnh lịch sử chính trị - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX ............. 8 1.2. Tiền đề lý luận ........................................................................................ 16 1.3. Con ngƣời và sự nghiệp của Nguyễn Trƣờng Tộ ................................ 20 Chƣơng 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ ................................................................................................ 26 2.1. Triết lý giáo dục ...................................................................................... 26 2.2. Đối tƣợng giáo dục ................................................................................. 35 2.3. Nội dung giáo dục ................................................................................... 38 2.4. Phƣơng pháp giáo dục ........................................................................... 52 Chƣơng 3: Ý NGHĨA CỦA TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC NGUYỄN TRƢỜNG TỘ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở NƢỚC TA HIỆN NAY57 3.1. Giá trị của tƣ tƣởng giáo dục Nguyễn Trƣờng Tộ .............................. 57 3.2. Những gợi ý từ tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trƣờng Tộ đối với việc cải cách, đổi mới giáo dục ở nƣớc ta hiện nay ............................................ 59 3.2.1. Xu thế và yêu cầu cần đổi mới giáo dục của nƣớc ta ....................... 59 3.2.2. Ý nghĩa tƣ tƣởng giáo dục Nguyễn Trƣờng Tộ đối với cải cách, đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay............................................................... 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Nguyệt MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất kỳ thời đại nào, muốn phát triển kinh tế - xã hội cũng đều phải xuất phát từ nhân tố con ngườivà đồng thời đích đến cũng phải là nhân tố con người. Để có được những con người phát triển toàn diện, phải coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sửxã hội loại người, giáo dục và đào tạođã khẳng định được vai trò ưu việt trong việc hoàn thiện nhân cách con người. Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin, của tự động hóa, hiện đại hóa… thì giáo dục và đào tạo lại càng có ý nghĩa quan trọng. Đối với Việt Nam,đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thì việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực được đặt ra là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định. Do đó,đẩy mạnh công tác giáo dục- đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng lại tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [16, tr.108 – 109]. Như vậy, phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân, có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Nhiều năm qua, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công cuộc cải cách giáo dục để có thể tiến kịp với giáo dục hiện đại thế giới, phục vụ hiệu quả cho sự nghiệpxây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được, so sánh mối tương quan chung với các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục nước ta vẫn còn không ít hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập, kế thừa, phát triển cáctư tưởng cũng nhưkinh nghiệmgiáo 1 dục tiến bộ trong lịch sử là rất cần thiết nhằm góp phần nâng tầm nền giáo dục nước nhà. Trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Trường Tộ là một trong những người có tư tưởng canh tân giáo dục tiêu biểu. Nhận thấy những bất cập mà nền giáo dục đang gặp phải khi đứng trước việc nước nhà đang đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân, ông đã mạnh dạn đưa ra tư tưởng giáo dục mới với một triết lý giáo dục, nội dung toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và khẩn thiết gửi lên triều đình vua Tự Đức một hệ thống kiến nghị đổi mới. Giáo dục mà Nguyễn Trường Tộ là một nền giáo dục phải hướng tới thực tiễn, học phải ứng dụng vào thực tế, phải giúp ích được cho nước nhàGiáo dục thực nghiệp. Nền giáo dục hướng tới nghề nghiệp cụ thể, điều này mâu thuẫn với nền Nho học lúc bấy giờ khi mà học để ra làm quan. Với việc đưa ra giáo dục nghề nghiệp của Nguyễn Trường Tộ ta nhận thấy được sự tiến bộ trong tư tưởng của ông. Vượt lên khuôn khổ của ý thức hệ phong kiến cổ hủ,Nguyễn Trường Tộ đã đưa ra một hệ thống quan điểm giáo dục tiên tiến, mang ý nghĩa thời đạimà đến nay, không ít quan điểm vẫn còn nguyên giá trị. Ngay từ đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã đánh giá Nguyễn Trường Tộ là “một trong những người trồng mầm khai hóa đầu tiên ở nước ta”. Nghiên cứu để làm sáng tỏ tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc đúc kết những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế công cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, tác giả luận văn chọn đề tài “Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ và giá trị của nó đối với giáo dục Việt Nam hiện nay” nhằm làm rõ hơn những nội dung cơ bản và giá trị tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài * Nghiên cứu chung về Nguyễn Trường Tộ: 2 Nguyễn Trường Tộ là một nhà cải cách lớn trong lịch sử dân tộc. Những tư tưởng của ông không chỉ có ý nghĩa to lớn ở thời kỳ của ông mà còn nguyên giá trị với hiện tại. Không ít học giả đã dày công sưu tầm những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ để nghiên cứu những tư tưởng cải cách trong đó. Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Phải kể đến đầu tiên đó là giám mục Trương Bá Cần, người đã bỏ ra rất nhiều công sức nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ, sưu tầm và tổng hợp lại gần như đầy đủ những bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ đã viết để gửi lên Triều đình trong cuốn sách “Trương Bá Cần(1988), Nguyễn Trường Tộ- con người và di thảo”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm này, Trương Bá Cần đã tìm hiểu rất kỹ về xuất thân và cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ. Ở phần đầu tiên cuốn sách củamình, ông đã phân tích rất rõ tấm lòng yêu nước, khao khát được canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ, cũng như cuộc đời đầy sóng gió, có tài nhưng không được trọng dụng, và ra đi trong sự nuối tiếc vì những những tư tưởng cải cách của mình vẫn còn chưa được thực hiện, rằng vận nước còn đang nguy nan, dân tộc còn phải chịu nhiều nỗi đau… Nhưng ngay lúc đó, người đời vẫn nhìn ông với con mắt nghi ngờ. Phần thứ hai được coi như phần giá trị nhất của cuốn sách, thể hiện công sức cũng như tấm lòng của một người rất trân trọng đối với những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Trương Bá Cần đã sưu tập gần như đầy đủ các di thảo của Nguyễn Trường Tộ, cụ thể trong cuốn sách này là gồm 58 di thảo tất cả. Ông đã có công lao to lớn trong việc lưu giữ cho lịch sử tư tưởng dân tộc nhưng tư tưởng quý giá của một danh nhân tài ba, là cơ sở dữ liệu để cho cácnhà nghiên cứu hậu thế. Tuy vậy, cuốn sách này của Trương Bá Cần chỉ là cuốn sách mang tính chất tổng hợp, chưa đi sâu và phân tích nghiên cứu 3 kỹ những giá trị trong từng di thảo của Nguyễn Trường Tộ, đặc biệt hai bản điều trần “Về việc học thực dụng” năm 1866 và “Tế Cấp Bát Điều”năm 1867 là những bản điều trần có giá trị to lớn trong lĩnh vực giáo dục của Nguyễn Trường Tộ. Tiếp theo, chúng ta có thể nhắc đến nhóm chuyên gianghiên cứu lịch sử đã có những công trình giá trị về Nguyễn Trường Tộ như: - Đặng Huy Vận- Chương Thâu(1961), Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - Hoàng Thanh Đạm ( 2006), Thời thế và tư duy canh tân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nôi. - Phạm Huy Thông (2008), Nguyễn Trường Tộ một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Nguyễn Đình Đầu (2013), Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức, Nxb Trẻ… Nhóm tác giả này đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng những di thảo của Nguyễn Trường Tộ, về bối cảnh lịch sử của dân tộc lúc bấy giờ để đánh giá được những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Các tác giả này đã có sự phân tích sâu sắc về từng lĩnh vực mà NguyễnTrường Tộ mong muốn được cải cách từ chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao, cho đến các vấn đề về văn hóa- xã hội. Tuy nhiên, họ vẫnchưa phân tích cụ thể từng di thảo của Nguyễn Trường Tộ cũng nhưnguyên nhân tại sao những tư tưởngđó lại không được thực hiện. Nhóm tác giả này cũng chưarút ra được những bài học cần thiết cho công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Thứ ba, có thể kể đến tác giả Lê Thị Lan, người đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về những tư tưởng cải cách cuối thế kỷ XIX, trong đó, các công trình viết về Nguyễn Trường Tộ tiêu biểu như: 4 - Lê Thị Lan (2002), Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Lê Thị Lan (2008), Về những giá trị trong tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Triết học… Tác giả Lê Thị Lan, đã có sự phân tích kỹ lưỡng, cái nhìn sâu sắc về hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta lúc bấy giờ, thấy được những ý nghĩa to lớn của những tư tưởng cải cách đó với vận mệnh của dân tộc và những giá trị còn tồn tại đến ngày nay, đồng thời tác giả còn phân tích rất kỹ nguyên nhân tại sao những cải cách đó lại không được thực hiện. Các tác phẩm nói trên đã cung cấp nguồn tư liệu quan trọng có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu đề tài này. * Nghiên cứu tư tưởng cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ: Những bài viết về Nguyễn Trường Tộ đã được hệ thống khá đầy đủ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như các quan điểm ngoại giao mở cửa, quan điểm cải cách kinh tế, giáo dục, đến tôn giáo, văn học... Tuy vậy, quan điểm giáo dục của ông chỉ được bàn đến qua những bài viết đơn lẻ, như bài Về quan điểm học thực dụng của tác giả Đặng Đức Thi, hay một phần trong bài Đánh giá Nguyễn Trường Tộ,Con người và nhân cách của tác giả Lê Văn Sáu và một số bài nghiên cứu khác đã đề cập đến văn hóa, giáo dục như một khía cạnh để làm nổi bật những nội dung khác. Năm 1993 đã có cuốn Khoa cử và giáo dục Việt Nam của Nguyễn Thắng được nhà xuất bản Văn Hóa – Thông Tin Hà Nội ấn hành, đã giải quyết tương đối toàn diện và đáng giá những đề nghị cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ, nhưng nhìn chung tư tưởng cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ vẫn chưa được đề cập đến một cách thỏa đáng. Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thu Thủy “Tư tưởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trường Tộ- giá trị của nó với giáo dục Việt Nam hiện nay” 5 đã đưa ra được nội dung giáo dục toàn diện của Nguyễn Trường Tộ và đánh giá những đề nghị canh tân của ông. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập rõ ràng về triết lý giáo dục mà ông đưa ra. Trong các công trình khoa học trên, các tác giả cũng đã phần nào đề cập đến tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ cũng như những đề nghị cải cách giáo dục của ông, nhưng về cơ bản, những công trình đó vẫn chỉ là những góc nhìn đơn lẻ của các tác giả.Vì vậy, để khẳng định giá trị, vị trí của tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ thì việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện tư tưởng giáo dục của ông là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Chứng minh giá trị của tư tưởng giáo dục Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó đối với cải cách giáo dục Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ điều kiện khách quan và chủ quan của việc hình thành, phát triển tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ - Hệ thống hóa và phân tích những nội dung tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ - Tìm hiểu giá trị hiện thực trong tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ. * Phạm vi nghiên cứu:Các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có đề cập tới giáo dục và các nghiên cứu đánh giá của những người đi trước về tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: 6 Đề tài được nghiên cứu dựa trên những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời dựa trên quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục và đào tạo để thấy rõ được những giá trị tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ trong giai đoạn hiện nay. *Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng các phương pháp: logic- lịch sử; phân tích- tổng hợp; so sánh và hệ thống hóa nhằm làm rõ nội dung, giá trị và đánh giá ý nghĩa quan trọng củatư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ đối với giáo dục nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Góp phần hệ thống hóa, làm sâu sắc hơn nhận thức về tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trường Tộ giúp định hướng cho nhận thức và thực tiễn hoạt động giáo dục và đào tạo. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu thao khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ 1.1. Bối cảnh lịch sử chính trị - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX Kể từ năm 1802 đến năm 1858, triều đình nhà Nguyễn có hơn 50 năm xây dựng và củng cố. Đó là một đất nước độc lập, thống nhất cao đầy đủ chủ quyền, có một nền kinh tế và tổ chức xã hội, một thế lực khá mạnh mẽ, không thua kém bất cứ quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đã và đang vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, ngay khi lên ngôi, các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã tìm mọi cách phục hồi và củng cố quan hệ sản xuất cũ, bóp chế lực lượng sản xuất mới vừa manh nha xuất hiện. Về mặt chính trị, Việt Nam nửa cuối thế XIX là quốc gia phong kiến do triều Nguyễn nắm quyền thống trị. Để tập trung tuyệt đối quyền hành vào tay mình và củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đã lấy Nho giáo làm tư tưởng chính thống, với đường lối đối nội “ngoại Nho, nội Pháp” và đối ngoại “bế quan toả cảng”. Bô ̣ máy chinh quy ền triề u Nguyễn cho xây dựng càng về sau càng ́ mang nă ̣ng tinh quan liêu, đô ̣c đoán và sâu m ọt. Khác với các triều đại trước, ́ triều Nguyễn được dựng lên là nhờ kết quả của một cuộc chiến tranh do những thế lực phong kiến suy đồi tiến hành, được thế lực quân sự nước ngoài giúp sức chống lại phong trào Tây Sơn- một phong trào đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân và dân tộc. Sau khi tái lập nhà Nguyễn cho thiết lập một chế độ chính trị bằng thể chếquân chủ chuyên ch ế, công khai chống lại các lực lượng xã hội và các phe cánh không cùng chính kiến. Nhà Nguyễn thiết lập nền cai trị bằng những hình phạt khắc nghiệt, mọi quyền hành đều tâ ̣p trung trong tay nhà vua . Vua được coi là (thiên tử) “con 8 trời”, thay trời trị dân. Đối với bất cứ ai, vua để được sống thì được sống, bắt chết thì phải chết. Quan đại thần Trần Hi Tăng từng bị bắt uống thuốc độc chết vì phản đối hiệp ước năm 1862. Từ năm 1859-1884, hàng trăm quan văn võ bị khép vào tử tội vì để thất trận, cho dù có lý do chính đáng.Quan lại trong triều và ở các địa phương có nhiều người hủ bại, chính trị thì bảo thủ, cầu an, kinh tế thì tham lam và cuồng bạo. Từ vua đến quan đều rất tự cao tự đại với học thuyết Khổng, Mạnh lỗi thời, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch, mãi đến lúc súng giặc nổ ầm bên tai mới bàng hoàng tỉnh giấc. Về xã hội, Nhà Nguyễn dùng luật pháp hà khắc, quân đội đông đảo, nho giáo phản động làm công cụ kìm kẹp nhân dân về mọi mặt trong trật tự của nền chuyên chế cực đoan, cho nên mâu thuẫn xã hội vốn đã có nguồn cội ngay từ đầu, ngày càng bộc lộ sâu sắc và quyết liệt. Ở các tỉnh, huyện thì quan lại tham nhũng, xưng hùng xưng bá, tác oai tác quái, áp bức tàn nhẫn những người dân nghèo, những kẻ cô thế, bòn rút sức lực và của cải của dân một cách không thương tiếc có thể nói là “ bòn rút mỡ dân, đục khoét tủy nước”… Còn những người hận đời gét kẻ gian tà, những kẻ thất trí vong mạng, phần nhiều ẩn nấp nơi thảo dã, chính là cơ hội cho những cuộc bạo loạn, những nạn cướp bóc, thổ phỉ diễn ra ngày một nhiều, người thấu hiểu và chịu cảnh đau thương đó chính là những người dân nghèo. Nhân dân thì chịu cảnh bị áp bức bóc lột của địa chủ cường hào một cách thậm tệ. Ruộng đất phần lớn đều tập trung vào trong tay giai cấp địa chủ phong kiến. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản suất ở nông thôn diễn ra ngày càng gay gắt. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra và kéo dài suốt từ thời Gia Long cho đến thời Tự Đức. Cuộc khởi nghĩa này bị dẹp thì cuộc khởi nghĩa khác lại nổi lên bởi vì đời sống cơ cực, tô thuế, sưu dịch nặng nề và bởi vô số các chính sách đối nội, đối ngoại thiển cận khác của triều đình phong kiến Nguyễn. 9 Cao trào nông dân khởi nghĩa đã làm cho nền tảng của chế độ phong kiến lung lay tới tận nền móng. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1848 đến năm 1862 (từ khi Tự Đức mới lên ngôi đến khi thực dân Pháp đã chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì) đã có 40 cuộc khởi nghĩa nổ ra. Và tính đến năm 1883, khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Hác-măng, thừa nhận sự chiếm đóng của Pháp trên toàn cõi Việt Nam thì số cuộc nổi dậy chống triều đình lên tới con số 103. Để đối phó với phong trào nổi dậy của nhân dân triều đình đã thẳng tay đàn áp, dìm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, khiến cho lòng dân oán thán, chia lìa, khối đại đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, đó chính là nguyên nhân gián tiếp, khiến cho kẻ thù bên ngoài xâm lược nước ta. Về kinh tế dưới triều Nguyễn, nền nông nghiệp lạc hậu, phân tán, tiêu điều thể hiện những yếu kém của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, của hệ tư tưởng chính thống với nòng cốt là Nho giáo. Kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là sản xuất nông nghiệp, triều đình Nguyễn thi hành chính sách “trọng nông”. Nghề nông vừa là nguồn thu nhập kinh tế, vừa là chỗ dựa cho nền đạo đức và trật tự xã hội phong kiến được ổn định. Vì vậy, nông nghiệp được coi là “chính nghiệp”. Thương nghiệp bị kinh rẻ về đạo đức, là tầng lớp dưới trong bốn giai tầng (sĩ, nông, công, thương) của xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Cũng vì quan niệm như vậy mà nhà Nguyễn đề ra chính sách kinh tếxã hội theo hướng “trọng nông ức thương”, “bế quan tỏa cảng”. Nông nghiệp, tuy coi trọng nghề nông nhưng chế độ sở hữu ruộng đất công đến thời Nguyễn dần dần bị thu hẹp. Ruộng đất phần lớn đều tập trung vào trong tay giai cấp địa chủ phong kiến. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản suất ở nông thôn diễn ra ngày càng gay gắt. Mọi nhu cầu về vật chất của nhà nước đều phải thông qua chính sách bóp nặn nhân dân, nhất là thợ thủ công và nông dân- bọn cường hào lý địa phương vì thế càng có cơ hội lộng hành. 10 Do không còn ruộng đất công để phong cấp cho quan lại như các triều đại trước, cũng như cần phải có nhiều tiền để chi dùng cho các hoạt động của Nhà nước, nhất là các hoạt động về quân sự nên ngay từ thời Gia Long đã đặt ra các loại ngạch thuế mới, quy định mỗi năm một lần tiểu tu, 5 năm một lần đại tu, trong đó thuế ruộng công nặng hơn thuế ruộng tư, tức là đánh nặng hơn vào người dân nghèo không ruộng, có thể nói rằng “dân chúng vô cùng đói khổ, vua quan bóc lột thậm tệ”. Ngoài tô thuế nhân dân triều Nguyễn phải đóng rất nhiều khoản phụ thu như tiền mân, tiền rượu, cước lễ, tiền dầu lạt, tiền thập vật, tiền khoán khố, tiền sai dư, tiền trước bạ, dầu đèn,… Tình trạng xiêu tán của nông dân diễn ra rất nghiêm trọng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, ruộng ít dân đông. Năm 1826, tại 13 huyện thuộc trấn Hải Dương dân xiêu tán mất 108 xã thôn, ruộng bỏ hoang hơn 12.700 mẫu. Đói kém xảy ra thường xuyên. Đó là chưa kể đến các nạn ôn dịch, vỡ đê, hạn hán. Thời Tự Đức, đê Văn Giang ở Hưng Yên vỡ 18 năm liền,biến cả vùng đồng bằng phì nhiêu đi các nơi xin ăn. Năm 1859, một trận đói ghê gớm cướp đi sinh mạng của 60 vạn nhân dân các tỉnh Trung kỳ và Bắc kỳ. Mặc dù triều đình nhà Nguyễn cũng có những chính sách khai khẩn đất hoang, nhưng rồi thành quả khai hoang hoặc trước hoặc sau lại rơi vào tay giai cấp địa chủ phong kiến. Theo Đại Nam thực lục vào năm 1831, tại tỉnh Bình Định “Nhà hào phú kiêm tính đến 1-2 trăm mẫu mà người nghèo không một thước đất”. Còn về ruộng công thì “ruộng tốt màu cường hào chiếm cả, có thừa ra thì hương lí lại bao chiếm, dân chỉ được phần đất rắn, xác màu” [Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập XXI đệ nhị kí, quyển 20, nxb KHXH, 1969, tr. 58]. Thực trạng trên khiến cho lực lượng sản xuất bị hao mòn, kinh tế nông nghiệp trở nên sa sút tiêu điều. Người nông dân không thiết tha với sản xuất, 11 canh tác. Cơ sở kinh tế phong kiến tự cung tự cấp lại được phục hồi và củng cố. Về công nghiệp, nhà Nguyễn nắm trong tay những ngành kinh doanh lớn. Các địa điểm thương mại trước đây bị thủ tiêu, các công xưởng lớn đúc, đóng tàu, đúc tiền, các xưởng nhỏ chuyên chế tạo đồ dùng riêng cho nhà vua, vàng bạc, gấm vóc... đều do bộ Công của triều đình quản lý. Chế độ làm việc trong các công xưởng này rất hà khắc. Các nghề thủ công dân gian bị hạn chế: do thiếu nguyên liệu, do sức tiêu thụ kém, do tục giấu nghề, và còn do vô số các quy định hà khắc, quái đản khác của triều đình như việc quy định màu vải, chất vải được dùng cho từng hạng người, kiểu cách và kích thước nhà cửa cho các hạng dân được làm… Việc cấm dân họp chợ và hạn chế việc chuyên chở lúa gạo, diêm tiêu, sắt, thép,... đã làm cho giao lưu hàng hóa trong nước gặp khó khăn, thị trường thiếu tập trung và thống nhất. Những chính sách này đã giáng một đòn nặng nề vào nội thương Việt Nam. Thủ công nghiệp hầu như bị tê liệt. Toàn bộ nền kinh tế Việt Nam lúc đó cần phải được giải quyết nhanh chóng để đưa đất nước thoát khỏi sự bế tắc, khủng hoảng. Thế nhưng chính những chính sách nhà Nguyễn đưa ra đã làm thui chột những mầm mống tự nhiên của một nền kinh tế đã xuất hiện trong những thế kỷ trước. Về giáo dục: Triều Nguyễn sử dụng hệ thống giáo dục và thi cử tuyển chọn quan chức theo Nho giáo để đào tạo đội ngũ quan liêu đáp ứng mục đích chính trị đặt ra. Về quy mô, tổ chức giáo dục nhà Nguyễn so với triều đại phong kiến Việt Nam trước đó, kể cả thời Lê Sơ đã vượt lên rất nhiều về hình thức, có hệ thống khá chặt chẽ. Tuy nhiên, nội dung và cách học không có tiến bộ đáng kể. Vì nhà Nguyễn cũng tuân theo khuôn mẫu nhà Lê. 12 Khi trẻ em lên 7- 8 tuổi đi học theo các sách “Nhất thiên tự”, “Tam thiên tự” để biết mặt chữ, biết nghĩa. Sau đó học tiếp “Sơ học vấn tâm”, “Ấu học ngũ ngôn thi”, “Minh đạo gia huấn” khuyên về luân thường đạo lý. Tiếp đến là học sơ lược về “Tứ thư”, “Ngũ kinh” và các tác phẩm văn học cổ đại Trung Quốc. Ngoài ra Bắc sử là môn học quan trọng, để học kinh nghiệm “trị quốc, bình thiên hạ”. Như vậy, giáo dục coi Kinh, Truyện của Trung Hoa là mẫu mực. Khi đi thi, ai thuộc nhiều Kinh, Truyện, giỏi thơ phú là đỗ đạt. Trong khi đó nhiều môn học không được biết đến, khoa học tự nhiên không hề được dạy. Như vậy, giáo dục thời kỳ này không đáp ứng được việc đào tạo ra những con người có năng lực để đáp ứng những đòi hỏi bức bách của kinh tế, xã hội Việt Nam, càng không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước nhanh chóng để có đủ sức mạnh chống lại kẻ thù xâm lăng đang lăm le cướp nước ta. Theo nhận định của tác giả Phạm Thu Thủy trong cuốn luận văn “Tư tưởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trường Tộ- giá trị của nó với giáo dục Việt Nam hiện nay”: Nền giáo dục của triều Nguyễn đã bộc lộ một tính chất chung là quá cũ kỹ và lệ thuộc vào nền giáo dục phong kiến Trung Quốc. Khi đất nước phải đối mặt với kẻ thù thì trong các khoa thi nhà vua có đề cập, có chú ý đến thực tế xã hội, đòi hỏi những nhà quản lý đất nước phải giải quyết. Trong các bài văn sách thi đình nhà vua có hỏi về nội trị, ngoại giao và quan niệm về nhân tài cũng có thay đổi, rộng rãi và toàn diện hơn. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục chưa có biện pháp cụ thể tạo điều kiện cho người đi học tiếp cận được với cái mới, để họ có điều kiện giải đáp những câu hỏi lớn đang đặt ra. Do đó, cả một thời gian dài, nền giáo dục nước ta vẫn cứ dậm chân tại chỗ mà không tạo ra được những kết quả phù hợp với hiện thực, với nhiệm vụ lịch sử mà nó phải gánh vác. 13 Như vậy, từ nửa cuối thế kỷ XIX, nhà nước phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, mâu thuẫn xã hội lên cao, mặt khác đất nước đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược. Đây là tiền đề cơ bản làm nảy sinh yêu cầu phải cải cách, canh tân, thực hiện các chính sách quản lý phù hợp hơn để chấn hưng đất nước, giải quyết những mâu thuẫn đang tồn tại gay gắt trong xã hội và chấm dứt sự phát triển trì trệ của quốc gia trong nhiều thập kỷ. Chúng ta thấy rõ những vấn đề yếu kém của nền giáo dục thời Nguyễn, trong khi giáo dục là yếu tố quyết định cho sự phát triển của đất nước. Do vậy, để tăng cường sức mạnh của đất nước, một yêu cầu tất yếu là phải tiến hành đổi mới về giáo dục. Qua đây, có thể xem sự khủng hoảng toàn diện của chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX là nguyên nhân khách quan đầu tiên tác động đến sự hình thành tư tưởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trường Tộ. Thế và lực của triều đình Nguyễn ngày càng bị suy yếu, đây chính là thời cơ cho việc thực dân Pháp nổ súng chiếm đóng Việt Nam. Tại sao triều Nguyễn lại không thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển một kiểu tư duy mới có thể thức tỉnh ý thức dân tộc trước sự bành trướng của Phương Tây? Một vấn đề đặt ra cho Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam là làm sao bảo vệ độc lập dân tộc, chống xâm lược của phương Tây và giữ gìn các giá trị truyền thống trên cơ sở Nho giáo? Từ nửa cuối thế kỷ XIX, các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, tầng lớp trí thức đứng trước sự đe dọa và xâm lược phương Tây đã cải cách ít nhiều trên bình diện tư tưởng với việc tìm cách hòa hợp giữa hai yếu tố: sự bảo tồn giá trị truyền thống- nền tảng của đạo lý xã hội và sự tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật phương Tây. Các nước đã đưa ra những khẩu hiệu: Hòa hồn Dương tài (tinh thần Nhật, kỹ thuật Tây Âu); Đông đạo Tây khí (đạo đức phương Đông, thực hành phương Tây), Trung thể- Tây dụng (thể chất Trung Hoa, công dụng 14 phương Tây). Còn đối với Triều Nguyễn lại không vạch ra được một đường lối riêng cho dân tộc, khẩu hiệu làm bật dậy sự thức tỉnh chung cho dân tộc trước những biến đổi của tình hình. Về mặt này, rõ ràng Việt Nam dưới thời Tự Đức tỏ ra lạc hậu hơn các nước theo Nho giáo khác. Việc lược khảo tình hình kinh tế- chính trị- xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX dưới sự cai trị của triều Nguyễn bộc lộ những nhân tố dẫn tới mâu thuẫn giữa các hệ tư tưởng, sự suy thoái cả về tư tưởng chính trị, kinh tế- xã hội, nguồn gốc về sự sụp đổ của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX khi phải đương đầu với thực dân Pháp, một kẻ thù xâm lược mới, có vũ khí tối tân mà lần đầu tiên ta gặp phải. Với việc mượn sức mạnh thực dân làm mạnh cho mình, vua quan triều Nguyễn đã không nhạy bén trước sự thay đổi nhanh chóng ngay trong quan hệ “bạn bè” giữa triều Nguyễn và thực dân Pháp, cũng như sự biến động của thế giới, không có nhận thức đúng đắn trước những thách thức mới của lịch sử. Bởi vậy, triều đình Nguyễn liên tiếp thất bại trong những lần đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Và khi đó, triều đình đã buộc phải ký với Pháp Hiệp ước “Hòa bình và hữu nghị” mà thực chất đó là hiệp ước đầu hàng (5/6/1862) nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn, tiếp sau đó là Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884)- Hiệp ước đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. Bên cạnh xu hướng chủ hòa của các sĩ phu khi phải đối diện với kẻ xâm lược, đến nửa cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện một xu hướng hoàn toàn mới trong lịch sử, đó là xu hướng canh tân đất nước với những đề nghị đa dạng, phong phú và có những điểm sâu sắc. Những nhà tư tưởng tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ,... Trong đó, Nguyễn Trường Tộ là nhà tư tưởng số một của khuynh hướng canh tân cuối thế kỷ XIX với chương trình canh tân đất nước bao quát nhất trên tất cả các lĩnh vực. 15 Nguyễn Trường Tộ đã phân biệt được đâu là những vấn đề cần phải làm ngay, làm tức thì và đâu là những vấn đề cần phải thực hiện trong một thời gian dài mới có thể đem lại hiệu quả để có thể chiến thắng được kẻ thù. 1.2. Tiền đề lý luận * Một số hạn chế trong tư tưởng Nho giáo: Nho giáo phát triển rất mạnh ở các thời đại trước, làm cơ sở cho việc “trị nước bình thiên hạ”. Do vậy không lấy làm lạ khi mà ngay từ khi Gia Long lên ngôi đã chọn Nho giáo là cơ sở cho hệ tư tưởng của triều đại mới và Nho giáo ông sử dụng đó là Tống Nho- hệ tư tưởng đã được Chu Hy thời Tống đồng nhất giữa vương quyền và thần quyền, được củng cố chặt chẽ ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ XV. Triều đình Nguyễn và các nhà nho lúc bấy giờ quan niệm về đạo trời và đạo người: ý chí của trời được gọi là thiên mệnh, đã là thiên mệnh thì không gì có thể thay đổi hay làm trái được. Mệnh trời được coi như là thứ vũ khí chính trị, vua được trao lại mệnh trời để trị dân. Mặt khác, mệnh trời cũng có tác dụng an thần đối với tầng lớp nhân dân (sướng khổ, giàu nghèo,...đều do trời quyết định hết cả). Ở nước ta lúc bấy giờ, từ triều đình, quan thần cho đến thứ dân, từ sách vở cho đến phong tục tập quán đều chịu ảnh hưởng của thuyết âm dương, ngũ hành. Với cả xã hội như vậy thì Nguyễn Trường Tộ cũng không khỏi bị ảnh hưởng của thuyết âm dương, ngũ hành. Về đạo làm người, nhà Nguyễn cũng lấy “ngũ luân”, trung tâm là “tam cương, ngũ thường” làm nền tảng đạo đức xã hội. Như vậy, triều đình nhà Nguyễn sử dụng hệ tư tưởng Nho giáo được cải biên, cụ thể hóa vào trong đời sống xã hội cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên thời kỳ này, trên thế giới có nhiều biến động thì việc nhà Nguyễn đưa Nho giáo trở thành vị trí độc tôn ở thời kỳ này lại bộc lộ sự lạc hậu về tư tưởng. Khi Nho giáo trở thành quốc giáo độc tôn thì hậu quả là “trong triều đình cũng như ở hàng sĩ phu, nhiều tập tục ngàn năm lắm khi khá 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan