Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của s. freud...

Tài liệu Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của s. freud

.PDF
75
131
143

Mô tả:

Trình bày những điều kiện và tiền đề cho sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức học trong Phân tâm học của Freud. Phân tích những nội dung chủ yếu của đạo đức học trong phân tâm học Freud trên các phương diện để thấy được những đóng góp mới của ông trong quan niệm về đạo đức học. Trình bày một số đánh giá về tư tưởng đạo đức học của S.Freud, những mặt tích cực và tiêu cực bổ sung vào hệ thống tri thức về đạo đức học hiện nay
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC ------------ PHẠM THỊ HOA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy Ngành: Triết học (Chương trình đào tạo: chuẩn) Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC ------------ PHẠM THỊ HOA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy Ngành: Triết học (Chương trình đào tạo: chuẩn) Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn Hà Nội – 2019 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập tại khoa, tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Hoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD ............................................................................................................. 6 1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, tinh thần châu Âu cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX của sự hình thành tư tưởng đạo đức học Freud .. 6 1.2. Những tiền đề khoa học của sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức học trong Phân tâm học của Freud .............................................. 8 1.2.1. Những tiền đề khoa học tự nhiên, y học và tâm lý học cuối thế kỷ XIX -đầu thế kỷ XX .................................................................................... 8 1.2.2. Những tiền đề triết học của tư tưởng Freud về đạo đức học ........ 10 1.3. Cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm chủ yếu của S.Freud ..... 16 1.3.1. Đôi nét về cuộc đời Sigmund Freud.............................................. 16 1.3.2. Nguồn gốc của phân tâm học Sigmund Freud .............................. 21 1.3.3. Những nền tảng triết học phân tâm học........................................ 23 TIỂU KẾT CHƯƠNG I .................................................................................. 34 CHƯƠNG 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC S.FREUD .................................................................................... 36 2.1. Quan niệm về thiện ác, lương tâm, nghĩa vụ, tự do, trách nhiệm và bản chất của tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của Freud .... 37 2.2. Một số đánh giá về tư tưởng đạo đức học của Freud .................... 57 2.2.1. Nhận xét chung về tư tưởng đạo đức học của Freud ................... 57 2.2.2. Những điểm tích cực trong tư tưởng đạo đức học của Freud ...... 61 2.2.3. Hạn chế của tư tưởng đạo đức học Freud .................................... 63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................. 688 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….80 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại vô cùng phức tạp, con người vẫn luôn phải đối mặt với vô vàn những vấn đề tâm - sinh lý nan giải. Việc tìm ra định hướng sống phù hợp với bản chất văn hóa, nhân văn của mình là một nhiệm vụ thực sự cấp bách của con người hiện nay. Lịch sử văn minh nhân loại cho chúng ta thấy, phần lớn những thành tựu mà con người đã đạt được cho tới nay đều dựa trên khoa học, tư duy lý tính vốn chủ yếu được hình thành vào thời cận đại ở Tây Âu. Tuy nhiên, định hướng tư duy và lối sống duy khoa học - kỹ thuật, kỹ trị và việc đề cao thái quá những giá trị vật chất do văn minh công nghệ mang lại đã đưa loài người đến những thảm họa của thời hiện đại, mà biểu hiện rõ nhất là hai cuộc thế chiến ở thế kỷ XX. Nguy hiểm hơn, cách tiếp cận duy lý cực đoan tới con người, bản tính người đã đơn giản hóa nhiều vấn đề của tồn tại người, làm lu mờ nhiều đặc điểm quan trọng của con người, khiến cho nó bị đẩy vào tình trạng bế tắc dù cố gắng vùng vẫy để thoát ra khỏi những tình huống sinh hoạt gay cấn. Hoàn cảnh sinh tồn của người phương Tây hiện đại đã làm cho họ lâm vào khủng hoảng tinh thần sâu sắc, buộc người ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng và toàn diện hơn “thế giới nội tâm”, bản tính người của mình như con đường, tiền đề lý luận để có được định hướng giá trị đáng tin cậy. Phân tâm học gắn liền với tên tuổi Sigmud Freud đã ra đời trong điều kiện đó và nhằm đáp ứng nhu cầu đó của con người phương Tây từ cuối thế kỷ XIX. Sigmund Freud (1856 - 1939) là một trong những nhà khoa học được liệt kê trong cuốn “On Giants’ Shoulders” (Đứng trên vai những người khổng lồ) của Melvyn Bragg, bên cạnh những tên tuổi vĩ đại khác như Archimedes, Galileo Galilei, Isaac Newton, Henri Poincaré, Albert Einstein. Công lao chủ yếu của Freud là khám phá ra vô thức (unconsciousness) như tầng tư duy nền tảng định hướng mọi hành vi của con người. Khám phá này được coi như một cuộc cách mạng trong nhận thức về bản chất của hành vi, bởi trước đó nền văn minh có xu hướng đề cao ý thức như phần tư duy chủ yếu của con người. Cho đến nay, các quan điểm phân tâm học cơ bản của Freud không những vẫn bảo toàn giá trị mà còn được các thế hệ kế tiếp ông làm phong phú, sâu sắc và phát triển toàn diện hơn. Tư tưởng của Freud hiện nay không chỉ được nghiên cứu đơn 1 thuần như một lý thuyết y học hay tâm lý học, mà còn được nghiên cứu ở các khía cạnh triết học, văn hóa học, nghệ thuật, tôn giáo, nhân học, xã hội học… nhằm tạo dựng giá trị, lối sống và hơn nữa là giúp con người hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn về chính bản thân mình. Tất cả những lĩnh vực nghiên cứu đó và ứng dụng của chúng cho thấy ảnh hưởng của phân tâm học đã tạo ra một sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc, có ý nghĩa to lớn, không chỉ đối với triết học mà đối với xã hội tri thức nói chung. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân tâm học trên phương diện triết học chưa được thực hiện nhiều, nhất là ở Việt Nam. Tôi cũng ý thức được rằng, khía cạnh triết học trong phân tâm học không tồn tại một cách cụ thể, nhưng cũng không quá chung chung. Có thể nhận thấy rằng, vốn là học thuyết tâm lý học được Freud sử dụng vào nghiên cứu con người và các vấn đề của đời sống xã hội khác nhau, nên phân tâm học cũng đòi hỏi sự lý giải của triết học. Thực sự, Freud đã có những phát hiện mới cho quan niệm về con người so với triết học truyền thống. Những điểm mới đó bao hàm một sự hiểu biết triết học sâu sắc về tồn tại người trong thế giới hiện đại. Ở Việt Nam, phân tâm học thực ra không xa lạ bởi nó đã được giới thiệu từ những năm 30 - 40 của thế kỷ trước. Khi ấy, nội dung chủ yếu được quan tâm của phân tâm học là sự ứng dụng những lý thuyết của Freud để lý giải hoạt động sáng tác và phê bình văn học nghệ thuật. Điều đó cho thấy việc tiếp nhận tư tưởng của Freud thời kỳ đầu và sau này còn mang tính chọn lọc, một chiều. Trong bối cảnh tiếp biến văn hóa toàn cầu và hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta không thể tránh đối diện với những vấn đề của con người sống trong xã hội hiện đại. Những áp lực và đòi hỏi của cuộc sống hiện đại đã khiến cho con người rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí còn làm gia tăng số ca mắc bệnh tâm thần. Một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên hiện nay ở nước ta đang hiểu lầm, hiểu sai về lối sống và văn hóa phương Tây, đặc biệt là về cuộc cách mạng tình dục dường như được khởi xướng từ lý thuyết Freud, nên đã có những hành vi lệch chuẩn so với đạo đức truyền thống và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Lối sống gấp và ích kỷ, thói đạo đức giả đang trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội đang là những vấn đề báo động cho cả gia đình lẫn xã hội và đặt ra những thách thức cho nền giáo dục Việt Nam. Mặt khác, trong quá trình đổi mới, Đảng và nhà nước ta đang có chủ 2 trương coi con người là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất để xây dựng và phát triển đất nước thì việc xem xét một cách nghiêm túc các quan niệm về con người cũng như tư tưởng triết học của Freud để có một cái nhìn khách quan, biện chứng về nó nhằm góp thêm một hướng đi mới trong nghiên cứu con người Việt Nam hiện đại là một việc làm vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Vì những lý do trên, Tôi quyết định chọn vấn đề Tư tưởng đạo đức học trong Phân tâm học của S. Freud làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình với hy vọng làm rõ tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của S. Freud đồng thời gợi ý một cách tiếp cận mới, tìm hướng đi mới cho nghiên cứu con người Việt Nam trong xã hội hiện đại. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tác giả Nguyễn Vũ Hảo (2013) trong Một số quan niệm đạo đức học phương Tây hiện đại và ảnh hưởng của chúng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay [10], cũng đã bàn đến những nội dung đạo đức cơ bản của Freud. Theo tác giả: “Ngay từ đầu Freud đã coi luân lý đạo đức là lĩnh vực liên quan đến sự ép, sự cưỡng bức và sự đánh mất tự do” [10, 115]. Tác giả đánh giá về quan niệm đạo đức của Freud rằng, đạo đức học trong phân tâm học dựa trên nền tảng triết học nhân bản phi duy lý với cách tiếp cận rất mới và độc đáo đối với các vấn đề con người, cơ cấu tâm lý cá nhân, đặc biệt là vô thức với tính cách là khởi nguồn, nguyên nhân và yếu tố tác động cơ bản đến các hành vi đạo đức của con người trong xã hội. Vấn đề đạo đức học và triết học văn hóa cũng được bản đến trong cuốn Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học triết học phương Tây hiện đại. Các tác giả cho rằng, Freud xem xét quan niệm đạo đức để trả lời cho hai vấn đề: thứ nhất, phải chăng những hiện tượng tâm thần xấu xa bộc lộ ra trong giấc mơ thực sự khẳng định ý kiến của một số nhà triết học về bản tính ác của con người? Thứ hai, vì chú giải giấc mơ cho thấy những thiên hướng và ham muốn xấu xa của con người, nên chúng là gì và bản chất của chúng là gì? [12, 274]. Do vậy, các tác giả cho rằng thực chất quan niệm đạo đức của Freud là đi tìm nguồn gốc của đạo đức và những yêu cầu của đạo đức trong xã hội hiện đại. Về quan niệm văn hóa, các tác giả đã xác định tiền đề để Freud triển khai triết học văn hóa là xem xét tồn tại 3 người trên phương diện xã hội tính, quan hệ xã hội, nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa trong con người... [12, 319-322]. Trong một số bài viết như của Nguyễn Vũ Hảo (2013) Đạo đức học phương Tây đương đại: Tổng quan các trào lưu và vấn đề chủ yếu, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội [9] và của Châu Khê (2011), Luận bàn về tính thiện ác - Học thuyết của Sigmund Freud [15]... cũng ít nhiều đề cập đến quan niệm của Freud về tôn giáo, đạo đức. Như vậy, có thể nói, các vấn đề tôn giáo, đạo đức và văn hóa trong quan niệm của Freud đã được nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên, điều chủ yếu mà họ chú ý thuộc về những nội dung cơ bản của tư tưởng, họ chưa bàn nhiều về khía cạnh triết học của đạo đức học Freud. Trên cơ sở những nghiên cứu ấy, khóa luận sẽ tiếp tục phát triển và đặc biệt là làm rõ khía cạnh triết học của những nội dung trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu chuyên sâu và trình bày có hệ thống nội dung tư tưởng đạo đức học chủ yếu trong Phân tâm học của Freud và những đánh giá về ông với tư cách là một nhà triết học phương Tây hiện đại. Nhiệm vụ: - Trình bày những điều kiện và tiền đề cho sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức học trong Phân tâm học của Freud. - Phân tích những nội dung chủ yếu của đạo đức học trong phân tâm học Freud trên các phương diện để thấy được những đóng góp mới của ông trong quan niệm về đạo đức học. - Trình bày một số đánh giá về tư tưởng đạo đức học của S.Freud, những mặt tích cực và tiêu cực bổ sung vào hệ thống tri thức về đạo đức học hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nội dung cơ bản của đạo đức học trong Phân tâm học của Freud. Phạm vi: Khóa luận tập trung khảo cứu, làm rõ những nội dung cơ bản về quan niệm thiện ác, lương tâm, nghĩa vụ, tự do, trách nhiệm, bản chất và nguồn gốc của đạo đức trong Phân tâm học của Freud. Có thể nói, sự lý giải của Freud về cái vô thức là lý thuyết nền tảng và là đóng góp lớn nhất của ông ở phương diện triết học. Do vậy, có 4 thể sử dụng kết quả của sự lý giải này để hiểu toàn bộ các quan niệm khác như về con người, đạo đức học và triết học văn hóa. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Khóa luận được thực hiện dựa trên quan điểm triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa ý thức xã hội với tồn tại xã hội, về sự thống nhất lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu tư tưởng đạo đức học. Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu biện chứng như: thống nhất lịch sử - logic; phân tích và tổng hợp; đối chiếu so sánh tài liệu; phương pháp hệ thống - cấu trúc… 6. Đóng góp mới của khóa luận - Khóa luận khẳng định, ở Freud có tư tưởng đạo đức học với những tiền đề từ chính triết học và những nội dung phong phú, sâu sắc đáp ứng khuôn mẫu của một học thuyết triết học kinh điển. - Khóa luận không chỉ khảo cứu, phân tích và trình bày có hệ thống để làm rõ những nội dung đạo đức học chủ yếu trong Phân tâm học của Freud nhằm xác định vị trí của ông trong dòng chảy triết học phương Tây hiện đại mà còn chỉ ra những giá trị và hạn chế thông qua sự đánh giá tư tưởng đạo đức học của ông từ các trào lưu triết học khác. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận Ý nghĩa lý luận: Khóa luận góp phần nghiên cứu có hệ thống những nội dung đạo đức học cơ bản trong Phân tâm học của Freud - một lĩnh vực vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam - để làm rõ những đóng góp về đạo đức học trong phân tâm học Freud trong việc mở ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu con người Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho mọi người quan tâm tìm hiểu tư tưởng đạo đức học trong Phân tâm học của Freud và cho các nhà nghiên cứu có mong muốn vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu con người hiện nay ở Việt Nam. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương, 5 tiết. 5 CHƯƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD 1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, tinh thần châu Âu cuối thế kỷ XIX -đầu thế kỷ XX của sự hình thành tư tưởng đạo đức học Freud Từ giữa thế kỷ XIX là thời kỳ lịch sử châu Âu có nhiều biến đổi lớn và ở nước Áo - quê hương Freud chịu nhiều tác động bởi những biến đổi . Năm 1848, cuộc cách mạng Áo nổ ra nhằm thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân thoát khỏi sự thống trị của giai cấp địa chủ quý tộc. Nhưng cuộc cách mạng đó bị thất bại, chế độ phong kiến của vương triều Habsbourg lại được khôi phục dẫn đến sự áp bức ngày càng nặng nề, mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gay gắt. Đồng thời lúc này, phương thức sản xuất TBCN ở Tây Âu về cơ bản đã được xác lập và phát triển mạnh mẽ đang từng bước chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa Đế quốc. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình so với các phương thức sản xuất trước đó. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thì trong đời sống tinh thần cũng xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt thuộc nhiều lĩnh vực như tư tưởng, chính trị, triết học, tôn giáo… khiến cho đời sống xã hội trở nên mong manh, nhạy cảm, căng thẳng và phức tạp hơn [17, 9]. Freud sống ở Viên - thủ đô nước Áo, một trong những thành lũy của chủ nghĩa tư bản Tây Âu lúc bấy giờ. Nhìn bề ngoài thành Viên hoa lệ, hoành tráng nhưng lại che giấu bên trong nó một lò lửa sục sôi đầy rẫy những mâu thuẫn kinh tế, xã hội và tư tưởng. Bạo loạn, chiến tranh, chết chóc xảy ra thường xuyên. Freud đã chứng kiến thực tế ấy và ngay chính gia đình, những người thân của ông cũng phải đối mặt với hiện thực xã hội ấy. Hai người anh trai của ông bị buộc phải tham gia cuộc chiến tranh giữa Ý, Pháp, Phổ và Áo, gia đình ông phải chạy loạn đến Laizic để lánh nạn. Đồng thời, lúc này sự biến đổi về kinh tế của toàn bộ đế quốc Áo - Hung, công việc làm ăn khó khăn khiến gia đình của Freud phải ly tán. Vào độ tuổi trưởng thành, bản thân Freud đã tận mắt chứng kiến hoặc tham gia các cuộc chiến tranh: Mỹ - Tây Ban Nha, Nhật - Nga và Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Những cuộc chiến tranh này không chỉ làm hao tổn sức người, sức của mà còn gây ra vết thương tinh thần to lớn. Sự xáo trộn trong đời sống kinh tế, chính trị và sự dồn nén, ức chế của xã hội dẫn đến 6 số bệnh nhân tâm thần tăng vọt. Việc là nhân chứng và trực tiếp tham gia vào những diễn biến số phận của con người và xã hội như vậy đã có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng của Freud [17, 8-9]. Thái độ của xã hội đối với vấn đề tình dục, bầu không khí ở Viên, nơi Freud sống và làm việc vào cuối thế kỷ XIX cũng là một thể hiện của “tinh thần thời đại” có ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm của Freud. Trong xã hội xuất hiện đầy rẫy mâu thuẫn và căng thẳng, với thói đạo đức giả tràn lan. Dưới triều đại nữ hoàng Áo Victoria, chủ nghĩa bài Do thái của Công giáo bành trướng khắp Tây Âu… đã làm đạo đức và pháp luật truyền thống mất hiệu lực trong việc hướng dẫn và kiểm soát đời sống tinh thần con người; sự phát triển vượt bậc của khoa học thời đó đã biến phương Tây thành xã hội duy lý, lấy “cái tôi” làm trung tâm, từ đó thói đạo đức giả trở thành mốt của thời đại. Tính dục cũng như các nhu cầu sinh lý cơ bản khác và khuynh hướng vô chính phủ trong các hành vi của con người, một mặt, không được kiểm soát, hướng dẫn và ngăn chặn bởi đạo đức và pháp luật, nên đã phát triển tràn lan; mặt khác, chúng cũng không được công khai thừa nhận chính thức trong ngôn luận và trong các hành vi ứng xử xã hội. Trên thực tế, ở phương Tây thế kỷ XIX có hai xã hội, xã hội của đời sống tình dục rất sục sôi diễn ra bên trong có “sự bật đèn xanh” của các thành viên và “xã hội bề ngoài” với sự lên mặt của “cái tôi thanh cao, kiêu hãnh”. Điều này giải thích vì sao, những vấn đề quan trọng của đời sống tinh thần suốt cả cuộc đời mỗi con người như tính dục và các nhu cầu sinh lý khác lại được cả xã hội công khai hay ngấm ngầm để ý với các thái độ khác nhau [18, 220]. Tóm lại, trong xã hội phương Tây lúc này đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới, đặc biệt là những mâu thuẫn trong đời sống tinh thần: giữa một bên là những quan niệm truyền thống với các tập tục thành kiến của xã hội quan phương Thanh giáo bảo thủ tồn tại hàng trăm năm, và bên kia là một xã hội mới sôi động với những quan điểm và “chuẩn mực” mới. Trong bối cảnh ấy, việc nảy sinh thói đạo đức giả do sự ức chế trong hoạt động tinh thần - nhất là sự ức chế về mặt tính dục là không thể tránh khỏi. Điều này khiến những con người không kịp thời thích ứng với điều kiện xã hội mới, thích ứng với những mối quan hệ xã hội mới… sẽ trở nên căng thẳng, thiếu tự tin trong cuộc sống, trong nếp nghĩ và sẽ rơi vào tình trạng bị “tự kỷ ám thị” với cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ ngay trong suy nghĩ của bản thân mình. Từ 7 đó những căn bệnh mới về tinh thần cũng có nguy cơ phát triển theo. Triết học đã, đang và mãi mãi có một mục đích nhân văn duy nhất của mình là thúc đẩy giải phóng con người, đem lại tự do cho con người, bằng cách chỉ ra bản chất đích thực của sự tha hóa của con người và con đường khắc phục sự tha hóa ấy. Những bi kịch và khủng hoảng tinh thần của nền văn minh khoa học hiện đại vô tình đã đưa Freud tới kết luận rằng, cần phải nhận thấy một cái thô thiển và thấp hèn ở đằng sau mọi khát vọng cao thượng. Học thuyết Freud ra đời thực chất là lời cảnh báo về những mối nguy hiểm nằm trong bề sâu tâm thần của con người. Quan điểm nhân học của Freud là một bước ngoặt trong quan niệm triết học về con người. Người ta bắt đầu thừa nhận cần phải xem xét con người một cách chăm chú và sâu sắc hơn so với trước đây. Con người không những là một thực thể duy lý. Nó thực ra là "giao điểm của hai thế giới" - thế giới tinh thần, cao thượng và thế giới tự nhiên, thấp hèn. Và, đó chính là đặc thù của con người như một dạng hiện tồn đặc biệt. Từ những suy ngẫm sâu sắc như vậy, Freud đã quan tâm đến đạo đức học như một phương tiện hữu hiệu nhất để đem lại tự do tinh thần cho con người, buộc người ta bắt đầu thừa nhận cần phải xem xét con người một cách chăm chú và sâu sắc hơn so với trước đây. 1.2. Những tiền đề khoa học của sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức học trong Phân tâm học của Freud 1.2.1. Những tiền đề khoa học tự nhiên, y học và tâm lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Trong quá trình học tập ở trường đại học Viên và sau này thông qua các nghiên cứu thực tiễn chữa trị bệnh tâm thần, Freud đã gặp gỡ, tiếp xúc, học hỏi ở khá nhiều các nhà khoa học bậc thầy đi trước về tâm lý học, triết học, y học, sinh học, sinh lý thần kinh, trực tiếp nhất là về các phương pháp chữa trị bệnh tâm thần. Các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc học hỏi này đã bổ sung và củng cố các cơ sở triết học, y sinh học, tâm sinh lý học tâm thần cho các tư tưởng triết học của ông. Thế kỷ XIX là thời kỳ tư tưởng khoa học kỹ thuật có sự phát triển mạnh mẽ. Những phát minh có tính bước ngoặt như Thuyết tiến hoá của Charles Drawin, Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng và Tâm lý học biến thể, đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự ra đời của phân tâm học Freud. Ông đã chủ định lựa chọn tìm hiểu các tri thức khoa học đỉnh cao đương thời để làm giàu thêm hiểu biết của mình và 8 chúng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tư tưởng triết học cũng như toàn bộ nội dung của phân tâm học Freud. Những nghiên cứu về phương pháp chữa bệnh tâm thần Trước khi là nhà Phân tâm học, hoạt động chuyên môn trực tiếp của Freud là nghiên cứu nguồn gốc và trị liệu các rối nhiễu tâm lý. Chính trong lĩnh vực này ông đã học tập được nhiều ở các bậc tiền bối. Đầu thế kỷ XIX, xã hội có thái độ nhân đạo và sáng suốt hơn đối với các rối nhiễu tâm lý. Một trong số những người chủ xướng quan điểm mới này là bác sĩ người Pháp Philip Binzl (1745 - 1826). Ông khẳng định, những rối nhiễu tinh thần là một hiện tượng tự nhiên, vì thế để chữa trị chúng cần có những phương pháp khoa học tự nhiên. Ông đã giải phóng bệnh nhân khỏi xiềng xích và đối xử với họ một cách nhân đạo. Chính ông là người đầu tiên đã ghi lại tiền sử bệnh, chú ý đến tính chất và quy trình trị liệu. Do ảnh hưởng của tấm gương này, người ta dần tháo bỏ xích cho bệnh nhân cả ở châu Âu và Mỹ. Bệnh nhân tâm lý đã trở thành đối tượng của các nghiên cứu khoa học. Freud thường trích dẫn và phân tích các luận điểm của Binzl trong việc lý giải vô thức và mặc cảm Ơdip trong nghiên cứu tôn giáo. Trong quá trình trị bệnh tâm thần, Freud đã nghiên cứu và kế thừa các phương pháp chữa trị của các bậc tiền bối, nhưng ông nhận thấy rằng nó còn “thiếu cái khoa học có tính cách triết học phụ thuộc có thể dùng vào những mục tiêu do những hoạt động y khoa đặt ra” điều đó đã thôi thúc Freud tìm tòi một phương pháp mới để vô thức trở về với ý thức. Cuộc khủng hoảng phương pháp luận trong tâm lý học Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tâm lý học thế giới bước vào khủng hoảng về phương pháp luận vì đã chỉ chủ yếu lấy ý thức làm đối tượng nghiên cứu và đó là mảnh đất cho sự xuất hiện các trường phái tâm lý học khách quan. Freud đã bắt đầu xây dựng phân tâm học với mục tiêu thiết lập một quan hệ chủ - khách thể mới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vô thức và ý thức để khắc phục những hạn chế của tâm lý học duy tâm, chủ quan. Như vậy, những bế tắc và khủng hoảng trong y học và tâm lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tạo điều kiện cho phân tâm học ra đời với tư cách là một hệ 9 thống các quan niệm triết học. Sự xuất hiện của phân tâm học một cách khách quan đã làm cho cả y học và tâm lý học phát triển. Mặc dù các thành tựu khoa học tự nhiên và tâm lý học có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tư tưởng Freud, nhưng có thể nói bên cạnh những tiền đề ấy tư tưởng triết học hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến việc hình thành các quan điểm phân tâm học khác nhau [4; 11], như chính ông đã từng thừa nhận trong Phân tâm học nhập môn. 1.2.2. Những tiền đề triết học của tư tưởng Freud về đạo đức học Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây khẳng định rằng, học thuyết phân tâm của Freud dựa trên quan sát lâm sàng. Cơ sở của phân tâm học là các quan điểm tâm thần học và sinh lý học cuối thế kỷ XIX. Còn các tư tưởng triết học hầu như không ảnh hưởng gì đến Freud, vì ông không những có thái độ đề phòng đối với những suy luận trừu tượng của các nhà triết học mà còn chưa bao giờ quan tâm đến các tác phẩm triết học. Thực tế cho thấy, Freud chịu ảnh hưởng rất đậm nét các quan điểm triết học trong lịch sử từ thời cổ đại cho đến thời cận đại. Trong quan niệm về vô thức, Freud chịu ảnh hưởng từ các nhà triết học Đức như G.W. Leibniz (1646 - 1716) trong Thuyết đơn tử, của Fridric Herbart (1776 1841) với thuyết ngưỡng ý thức về sự loại suy đơn tử từ vô thức đến ý thức. Trong các suy tư về bản năng tính dục và giấc mơ ông chịu ảnh hưởng của Platon, Aristot, Descartes, Scherner, Fisher… Ông kế thừa quan niệm đạo đức và văn hoá từ Spinoza, Kant, Voltaire... Nhưng người thực sự có công khai sáng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến S.Freud là Schopenhauer và Nietzsche. Các nhà tư tưởng này đã đặt nhiệm vụ cho triết học phải thoát khỏi sự cám dỗ của thế giới hư ảo bên ngoài để quay trở về thế giới nội tâm của mình, từ đó tìm tòi bản tính nội tại thực sự của con người và thế giới. S. Freud đã nhiệt tình tiếp thu quan điểm chủ yếu của các nhà triết học này trong quá trình hình thành tư tưởng. Trong quan niệm về đạo đức, Freud thừa nhận, phạm trù cấm đoán xã hội ông chịu ảnh hưởng từ mệnh lệnh tuyệt đối của Kant. Trong tác phẩm Nguồn gốc của tôn giáo và văn hóa, Freud cho rằng, nghiên cứu về Tôtem giáo nhằm làm sáng tỏ, nó có thể đem lại cách nhìn phân tâm học để giải thích các vấn đề về cấm kỵ hiện nay. Do đó, dù nó có bị nhìn nhận một cách tiêu cực và có thể gán cho nó những nội dung khác thì xét về bản chất tâm thần, nó chính là mệnh lệnh tuyệt đối của Kant [3, 10 40]. Do vậy, quan niệm đạo đức của ông được rút ra từ việc nghiên cứu sự xuất hiện các cấm kỵ, vì “việc luận giải cấm kỵ có thể làm sáng tỏ cội nguồn của mệnh lệnh tuyệt đối” [3, 130]. Ngoài ra, trong quan niệm về đạo đức, ông còn nghiên cứu rất kỹ các tác phẩm của Voltaire bàn về tôn giáo, chiến tranh và trách nhiệm xã hội [5, 28-29]. Khi đề cập đến lịch sử phát triển của phân tâm học, ông dứt khoát tuyên bố: “Trong việc xây dựng khái niệm về sự lấn át, tôi tuyệt đối độc lập, tôi không chịu một ảnh hưởng nào đưa tôi đến khám phá ấy. Và tôi coi tư tưởng ấy là độc đáo suốt một thời gian dài, cho tới khi O. Rank nói cho tôi biết một chỗ trong Thế giới như là ý chí và biểu tượng của Schopenhauer, tại đó ông cố gắng lý giải sự điên rồ. Như vậy, chỉ vì không đọc mà tôi có khả năng đưa ra một khám phá độc đáo” [8, 50]. Mặc dù phủ nhận ảnh hưởng bởi các tư tưởng triết học nhưng trong các tác phẩm khác, Freud thường viện ngay vào Schopenhauer. Bàn về vấn đề tình dục, ông nhấn mạnh rằng, Schopenhauer từ lâu đã chỉ ra hành vi và suy nghĩ của con người “được định trước bởi khát vọng tình dục đến mức độ nào” [8, 50] và thừa nhận “vai trò to lớn của đời sống tình dục” [8, 50]. Khi bàn về cái chết, ông cho rằng, đây vốn là đề tài truyền thống của triết học. Luận chứng quan niệm về “bản năng chết”, Freud viết rằng, ông vô vọng bị sa vào “đầm lầy của triết học Schopenhauer”. Ông nói: “Nhưng có một điều mà chúng ta không thể bỏ qua được: chúng ta không ngờ đi vào ngõ ngách triết lý của Schopenhauer, theo triết lý ấy thì cái chết là kết quả chính thức của mục đích mà đời sống theo đuổi, còn như bản năng dục tình là biểu hiện của mong muốn sinh sống” [2, 82]. Như vậy, một điều nổi bật là ngay trong giai đoạn hoạt động ban đầu, khi quan điểm “bản năng chết” chưa được luận chứng về mặt phân tâm học, Freud cũng dựa vào Schopenhauer: “Theo Schopenhauer, vấn đề cái chết luôn đứng ở cửa ngõ của mọi triết thuyết, chúng ta đã từng nghe nói rằng ngay cả việc tạo dựng những linh hồn và niềm tin nghiên cứu vào ma quỷ đặc trưng cho thuyết linh hồn cũng đưa đến ấn tượng mà cái chết áp đặt lên con người” [3, 156]. Mặc dù vậy Freud vẫn khẳng định rằng ông chỉ bắt đầu “đọc Schopenhauer vào giai đoạn cuối đời”! Ngoài ra, Freud còn thừa nhận mình chịu ảnh hưởng của Rousseau trong quan niệm về cái chết. 11 Freud cũng có thái độ tương tự đối với Nietzsche. Một mặt, ông thường viện dẫn tư tưởng của Nietzsche trong các tác phẩm của mình. Cụ thể, khi khảo cứu vấn đề vai trò của người cha trong xã hội nguyên thủy, Freud nhận xét rằng, ở buổi đầu lịch sử của loài người, người cha là “siêu nhân mà Nietzsche chỉ chờ đợi trong tương lai” [8, 51]. Sử dụng khái niệm “phi Ngã”, Freud nhấn mạnh, Nietzsche thường sử dụng thuật ngữ này để biểu thị “cái vô cá tính, tự nhiên - tất yếu ở trong con người” [8, 51]. Mặt khác, vào năm 1908, khi trình bày và thảo luận cuốn sách Gia phả luận đạo đức của Nietzsche tại phiên họp của Hội Phân tâm học, Freud nhấn mạnh rằng, ông chưa từng biết đến tác phẩm này và các tư tưởng của Nietzsche không có ảnh hưởng đến việc hình thành phân tâm học. Mặc dù phủ nhận như vậy nhưng cuối cùng bản thân Freud thừa nhận rằng, ông chịu ảnh hưởng từ triết học đời sống của Nietzsche. Freud đã khảo sát các mặt sâu thẳm ý thức của Nietzsche không chỉ từ các lập trường phân tích triết học, mà còn như một bác sĩ chữa bệnh thần kinh. Tất cả những điều nêu trên chứng tỏ Freud, ở một chừng mực nhất định, đã viện dẫn các tư tưởng triết học của Schopenhauer và của Nietzsche. Song, một vấn đề còn bỏ ngỏ là sự ảnh hưởng ấy đến Freud diễn ra trong giai đoạn hoạt động nào của ông. Có những bằng chứng cho thấy Freud đã làm quen với các tác phẩm của hai nhà triết học nêu trên từ thời sinh viên và đã có hiểu biết nhất định về tư tưởng triết học của hai ông. Tất nhiên là không có sự đồng nhất hoàn toàn quan điểm của Freud với hai nhà tư tưởng này. Ngược lại, họ còn có những bất đồng nhất định trong quan niệm vô thức. Vô thức ở Schopenhauer ngay từ đầu mang tính bản thể, là “ý chí của thế giới”, là nguyên nhân đầu tiên của vạn vật; Nietzsche lại tập trung xem xét hoạt động của vô thức ở trong miền sâu của con người, còn Freud lại xem xét vô thức là hoạt động chủ yếu của tâm thần con người. Trong tác phẩm cơ bản Phân tích các giấc mơ xuất bản năm 1899 và, về thực chất, là tác phẩm đánh dấu “sự khám phá” ra phân tâm học đối với độc giả, Freud viện ra nhiều nhà triết học, nhắc đến và bình chú luận điểm của họ về bản chất của giấc mơ, cũng như về các quá trình diễn ra trong miền sâu tâm thần con người. Khi Freud còn sống, tác phẩm này được tái bản tám lần. Vì ở những lần tái bản sau, Freud đều bổ sung và chỉnh lý nhiều, nên khó xác định được ông đã dựa vào các tác 12 phẩm nào khi viết công trình của mình. Nhưng, trong lần xuất bản thứ ba vào năm 1911, trong danh mục tài liệu tham khảo có tên Platon, Arixtot, Lucrexius, Hegel, Kant, Fichte, Schubert, Fisher, Scherner, Schleiermecher, Herbart, Hartman, Lipps, Bundt, Bredli, Schopenhauer,... Chỉ riêng điều này đã cho phép rút ra kết luận rằng, Freud là một người quan tâm đến triết học sâu sắc. Như vậy, ảnh hưởng của triết học đến tư tưởng của Freud là khá rõ. Nhưng tại sao ông lại kiên trì phủ nhận sự thực này và thường xuyên quảng bá tính độc đáo của những tư tưởng phân tâm học do ông đưa ra, nhấn mạnh rằng không một thế giới quan triết học nào có ảnh hưởng đến việc hình thành thuyết phân tâm học? Ông chỉ nói đến nguồn gốc triết học trong trường hợp tối cần thiết. Ông viết: “Trái với mọi lời khẳng định trước kia và sau này của tôi, có thể chỉ ra các nhà triết học nổi tiếng như các bậc tiền bối, trước hết là nhà tư tưởng vĩ đại Schopenhauer, mà “ý chí” vô thức có thể được đồng nhất với dục vọng tâm thần trong phân tâm học” [19, 148]. Có thể lý giải “sự lãng quên” của Freud về các nguồn gốc triết học trong tư tưởng của mình là vì ông muốn thể hiện dưới mắt mọi người như một nhà khoa học chân chính, xây dựng học thuyết của mình không phải dựa trên những tư biện trừu tượng đáng hoài nghi như nhiều nhà triết học vẫn làm, mà dựa trên dữ kiện kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn lâm sàng, từ cuộc sống hiện thực. Do vậy, ông kiên trì và nỗ lực công khai khước từ triết học, cố gắng đặt lên hàng đầu tư liệu lâm sàng hay kết quả tự phân tích trong các tác phẩm của mình. Chính thái độ của ông kiên trì phủ định triết học buộc chúng ta phải thận trọng trong vấn đề này. Vả lại bản thân Freud cũng khẳng định rằng, con người không những thường không trung thực trong những vấn đề bắt buộc họ phải thừa nhận một điều gì đó họ không mong muốn, mà còn chống lại việc những hồi tưởng từng bị bác bỏ không bùng phát trên bề mặt của ý thức. Sử dụng hệ thuật ngữ của Freud, có thể nói rằng, ý nghĩa của các cội nguồn triết học đối với sự xuất hiện các tư tưởng phân tâm học đã bị gạt ra khỏi ý thức của Freud do ông lo ngại rằng học thuyết của ông bị đồng nhất với một hệ thống triết học đã có, khiến ông bị nghi ngờ nghiêng về tư duy siêu hình học. Đó là một trong những lý do có thể cho phép lý giải việc Freud tránh nhắc tới các bậc tiền bối triết học trong những tác phẩm của mình. 13 Trên phương diện triết học, lý thuyết về cái vô thức và việc ứng dụng nó để lý giải tồn tại người của Freud đã góp phần định hướng phát triển cho nhiều trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Thực tế cho thấy, các trào lưu triết học thế kỷ XX ở phương Tây như triết học hiện sinh, hiện tượng học, nhân học triết học... đều ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp quan tâm, xem xét các quan niệm triết học của Freud. Những khám phá về cái vô thức của Freud đã mở ra một chân trời mới cho nền triết học hiện đại. Lý thuyết vô thức của được ông áp dụng vào lý giải bản tính người đóng vai trò quan trọng trong việc phê phán quan niệm duy lý phiến diện về con người. Chủ nghĩa duy lý trước sau đều coi lý tính và niềm tin khoa học là chìa khoá vạn năng để giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến sự tồn tại của con người trong thế giới. Từ đó nó coi bản chất bên trong của con người là cái không đáng tin và tước bỏ bản tính người, khía cạnh xã hội trong con người. Do đó theo chủ nghĩa duy lý, khi đứng trên đỉnh cao khoa học, với lý tính có sẵn con người có thể làm chủ cuộc sống của mình một cách sáng suốt. Trong khi đó, vô thức mà Freud đưa ra không phải chỉ là bản năng, mà gần như là tất cả đời sống tinh thần. Khám phá đó đã đề cao cái vô thức. Câu chuyện lý trí và bản năng, linh hồn và thể xác không thể đem ra nói bằng ngôn ngữ của triết học truyền thống, không thể coi là những sự kiện ngăn cách, mà phải đặt ra hướng tiếp cận mới cho triết học hiện đại, đặc biệt là trong quan niệm về con người. Sở dĩ, phân tâm học Freud và Hiện tượng học Husserl có mối quan hệ với nhau bởi cả hai ông đều là học trò xuất sắc của Brentano trong việc kế thừa và phát triển quan điểm về tính ý hướng. “Song mỗi ông đều lĩnh hội nó theo cách riêng của mình. Freud đặt trọng tâm vào tính ý hướng “cảm xúc”, Husserl phát triển quan niệm về tính ý hướng “giác tính” [14, 461]. Cả hai ông cố gắng đặt vấn đề tri thức một cách rộng lớn, bao quát và sâu xa, thoả mãn được mọi đòi hỏi của mọi ngành học vấn. Cái “tâm” con người coi như trung tâm của sự hiểu biết; người ta nhận thấy cần phải đặt lại vấn đề tâm thức và luôn thể cả vấn đề vô thức. Hiện tượng học đã có cái may mắn khởi xướng quan niệm tương quan giữa cá nhân với ngoại giới, con người mật thiết với người khác và cảnh vật quanh mình, họ lập những tương quan qua lại trong một thế liên lập và hỗ tương ảnh hưởng, hay hỗ tương trong biện chứng. Do đó mà có vấn đề người khác trong ta, vấn đề liên chủ quan tính, vấn đề 14 hữu thể-tại thế. Tâm lý xã hội cũng không thể quan niệm ở ngoài khái niệm chủ quan và khách quan tương hệ mật thiết. Ta có cảm tưởng như một trào lưu suy tưởng rộng lớn đang cố gắng hoà giải cá nhân với cộng đồng, quân bình thiên nhiên với yêu cầu thực tế. Có một vấn đề yếu tính (essence) của Siêu hình học mà Hiện tượng học phải chấp nhận nền móng khi áp dụng phương pháp Hiện tượng học để tìm hiểu về tồn tại người. Yếu tính của lý học không phải yếu tính của tâm thần, bởi vì những vấn đề tâm trạng của ta không thể so với hiện tượng lý học và đem ra nghiên cứu như vậy. Chấp nhận như thế thì ta thấy xuất hiện những khó khăn nan giải của cái vô thức theo kiểu Phân tâm học của Freud. Bởi vì yếu tính của lương tâm (tâm thức) là sống động, là tự nó bộc lộ cho nó biết nó. Tâm thức không hiểu được vô thức, vậy thì sao có thể nói vô thức cùng yếu tính với tâm thức được? Vì sự tôn trọng nguyên lý chỉ đạo, hiện tượng học không chấp nhận vô thức, tuy không hề phủ nhận những hiện tượng thuộc loại vô thức. Người ta tìm một cách dung hoà là xếp những hiện tượng ấy vào khái niệm tâm thức tiềm ẩn (hay ý thức tiềm ẩn). Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì, sự quy giản của Husserl cuối cùng là để đạt tới là ý thức về một cái gì đó, còn vô thức của Freud là vô thức định hướng vào một cái gì hay ai đó [14, 462]. Tuy bất đồng ý kiến trong quan niệm vô thức nhưng phân tâm học và hiện tượng học hoạt động song song và bổ sung cho nhau. Kết quả đạt được của ngành nọ xác định sự đích xác của ý kiến ngành kia. Phân tâm học tìm ý nghĩa kín đáo của những phát hiện của dòng sống; người ta “sống” biết bao hiện tượng mà không “suy tư” được nó, không thể diễn tả nó ra thành ngôn từ. Freud làm công việc ấy, phải chăng đã “làm” một cách tự nhiên, trước khi có tư trào Hiện tượng học thực sự? Vì hiện tượng học cũng theo đuổi mục đích tìm hiểu ý nghĩa những đường lối ứng xử của con người. Hiện nay, các nhà Phân tâm học muốn có một quan niệm về vô thức gần với quan niệm ý thức tiềm ẩn của Hiện tượng học. Đối với Lacan, một nhà Phân tâm học uy tín ngày nay, thì quy luật của Ngôn ngữ học và Ý nghĩa học đều đồng tính chất với quy luật của vô thức [16, 67]. Heidegger cũng tỏ thái độ phê phán đối với các quan niệm phi duy lý về con người trong đó có Freud. Ông cho rằng, Freud đã quá nhấn mạnh đến đam mê vô thức để dẫn đến việc coi nó như nhân tố định trước bản tính người. Nếu Freud cố 15 gắng xem xét các bộ phận cấu thành cấu trúc của tâm thần thông qua vô thức, thì Heidegger lại hướng vào các cấu trúc bản thể của tồn tại người từ góc độ quan niệm tiền phản tư, tức vô thức về chúng. Freud nhận thấy cội nguồn đau khổ của con người ở các xung đột đam mê vô thức bẩm sinh với các giá trị của văn hóa, văn minh; Heidegger xuất phát từ những bất an hiện sinh, thực chất là từ những mâu thuẫn nội tại của tồn tại trong thế giới, nơi mà hiện sinh người đông thời là “tính cởi mở” và “tính khép kín”, siêu việt và hiện hữu [12, 489-490]. Bên cạnh đó, Freud còn chịu những ảnh hưởng triết học F.Brentano từ việc trao đổi thư từ với Brentano. Freud thừa nhận “tôi quyết định phấn đấu có được bằng tiến sĩ về triết học do ảnh hưởng của Brentano”. Theo chỉ dẫn của Brentano mà Freud đã dịch tập 12 của J.Mill sang tiếng Đức, trong đó có đề cập tới học thuyết Platon về hồi tưởng. Như vậy, có thể khẳng định, việc say mê triết học đã để lại dấu ấn sâu đậm ở tư duy của Freud. Freud còn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm của T.Lips, người được ông coi là “trí tuệ lớn nhất trong số các nhà triết học hiện đại” về quá trình tâm thần vô thức qua tác phẩm Những vấn đề cơ bản của đời sống tâm thần (1883). Trong tác phẩm của mình, Lips bảo vệ tư tưởng cho rằng, những quá trình vô thức là cơ sở của mọi quá trình hữu thức. Freud tách biệt luận điểm này và nhận xét: “những sự kiện của đời sống tâm thần không phải là những quá trình cấu thành nội dung của ý thức, mà là những quá trình vô thức tự thân của chúng” [2,75]. Như vậy, cần lưu ý rằng quá trình hình thành phân tâm học của Freud thực sự cũng phụ thuộc vào các tiền đề triết học xét trên nhiều phương diện. Freud không muốn công khai thừa nhận chúng, nhưng không thể coi ý định của ông muốn quay lưng lại với triết học là bằng chứng và hơn nữa là sự khẳng định rằng, phân tâm học là khoa học không có điểm nào chung với tri thức triết học. Có nhiều khi điều người ta muốn che đậy hay chối bỏ lại là điều cố hữu ở người đó. 1.3. Cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm chủ yếu của S.Freud 1.3.1. Đôi nét về cuộc đời Sigmund Freud Sigmund Freud tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud (1856 – 1939) sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856 tại Freiberg ở Moravia, một thành phố nhỏ ở Tiệp Khắc hiện nay. Cha mẹ ông là người Do Thái và bản thân ông cũng luôn là người Do 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan