Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng đạo đức hồ chí minh về trung hiếu và ý nghĩa của nó đối với việc giáo...

Tài liệu Tư tưởng đạo đức hồ chí minh về trung hiếu và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức con người việt nam hiện nay

.PDF
126
12
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN NGÔ HẢI TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG – HIẾU VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN NGÔ HẢI TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG – HIẾU VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ VĂN GẦU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố. Các số liệu, tài liệu, trích dẫn trong luận văn chính xác, có nguồn gốc rõ ràng. Tp.Hồ Chí Minh, tháng năm 2014 Tác giả Nguyễn Ngô Hải Triết Học MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………...1 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………1 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài …………………………………..4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài………………....................6 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài …………………...6 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………………………………...7 6.Kết cấu của đề tài ………………………………………………………..7 Chương 1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG – HIẾU……………………………………………………………………….8 1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG – HIẾU ……………..8 1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội Việt Nam và thế giơí cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ………………………………………….8 1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Mình về Trung– Hiếu……………………………………………………………………….13 1.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG – HIẾU……………………………………………………………………...40 1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về trung …………………………….40 1.2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về hiếu………………………............44 1.2.3. Quan hệ biện chứng giữa trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh………………...…………………………………...49 Kết luận chương 1………………………………………………………...53 Chương 2. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG – HIẾU ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY………………………………………………….55 2.1. CHUẨN MỰC VÀ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY…………………………………………………………..…...55 2.1.1. Chuẩn mực đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay………………...….55 2.1.2. Thực trạng đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay……………………..66 2.1.3. Nguyên nhân xuống cấp đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay……….77 2.2. Ý NGHĨA, BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG - HIẾU……………....................................................88 2.2.1. Ý nghĩa phương pháp luận của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về trung – hiếu trong việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay…88 2.2.2. Bài học kinh nghiệm trong công cuộc giáo dục đạo đức xã hội nước ta hiện nay………………………………………………………………………...93 2.2.3. Giải pháp giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay …...97 Kết luận Chương 2………………………………………………………102 KẾT LUẬN……………………………………………………………...104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..109 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo đức xã hội là nền tảng văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc. Đạo đức gắn liền với con người, là gốc của con người, được thể hiện qua thái độ và hành vi của họ. Người có đạo đức thì luôn hoàn thành tốt công việc được giao, góp phần làm giàu cho quê hương đất nước, biết hy sinh cái nhỏ cho cái lớn và hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích xã hội. Thông qua đó đánh giá nhân cách, giáo dục và hoàn thiện con người. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, để đảm bảo thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" thì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho việc đào tạo con người, bởi đạo đức là gốc của người cách mạng và được gắn liền với tài năng. Do đó, người có tài thì phải gắn với đức và ngược lại, người có đức thì phải đi đôi với tài năng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Tài và đức đi đôi với nhau, nếu có tài mà không có đức thì không hoàn thành nhiệm vụ được giao”[88, 283] hoặc nếu có đức mà không có tài cũng như Ông Bụt ngồi trong Chùa mặc dù không hại ai nhưng cũng không làm lợi cho loài người[88, 172] mà thực tế đã chứng minh. Hiện nay, xã hội đã tạo ra những người lao động tài giỏi nhưng thiếu về mặt kỹ năng và đạo đức dẫn đến hậu quả công việc không hoàn thành hoặc làm việc chỉ một nửa, làm không hết công suất, hoang phí thời gian và tiền bạc của nhân dân. Từ đó dẫn đến những vụ việc vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật trong cơ quan và tổ chức, vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, giao thông vận tải, văn hóa nghệ thuật, … càng tăng nhanh. 2 Quan hệ giữa người với người là không thành thật, lừa lọc, nghi kỵ lẫn nhau dẫn đến cư xử một cách vô cảm trong mọi tình huống xã hội: trộm cắp, giết người, lừa đảo, lợi dụng về vật chất,…Như quan hệ giữa Đảng và nhân dân chưa thật sự gắn bó còn vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Quan hệ giữa thầy và trò thiếu tôn trọng lẫn nhau, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bạo lực học đường tăng cao: như những vụ hành hung giữa học sinh - sinh viên với nhau, giữa phụ huynh học sinh - sinh viên với giáo viên và quan hệ giữa giáo viên với giáo viên chưa thật sự công bằng. Quan hệ giữa ông bà, cha mẹ với con cái có khoảng cách xa, quan hệ bạn bè trở nên vật chất hóa,… vấn đề bạo lực gia đình còn nhiều bất cập: con cái đánh cha mẹ, vô phép với ông bà, thiếu quan tâm, giáo dục và chia sẽ lẫn nhau, dẫn đến tội phạm vị thành niên ngày càng cao, theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự là năm 2006, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có gần 8000 vụ vi phạm pháp luật, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên[150], mà những thanh thiếu niên này xuất phát từ gia đình có bố, mẹ hoặc anh, chị, em là những người có tiền án, tiền sự, làm những nghề phi pháp; bố mẹ ly hôn phải sống với anh chị, ông bà từ nhỏ; thiếu tôn trọng nhau, xung đột, cãi vã thường xuyên; có lối sống buông thả, ích kỷ, sĩ diện hão hoặc nuông chiều thái quá …[178] dẫn đến sự xuống cấp đạo đức xã hội nghiêm trọng, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của gia đình và chính quyền Nhà nước. Trong khi đó, tình hình thế giới đang có sự chuyển biến phức tạp, mâu thuẫn cơ bản giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn giữa công nhân và nhà tư bản, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với nhau còn diễn ra quyết liệt. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 – 2008, đã đẩy một số quốc gia vào cục diện chính trị khó giải quyết: vấn đề nội chiến xảy ra ở một số quốc gia: Tunisia, Lybia, Cộng hòa Arap, 3 Myanmar, Thái Lan và Campuchia,.. làm hàng loạt người chết và bị thương; đạo đức xã hội ở các nước trên thế giới cũng suy thoái nghiêm trọng; vấn đề ly khai đang diễn ra trên diện rộng như Crum của Ucraine xác nhập vào Nga đã ảnh hưởng đến những vấn đề ly khai của các khu vực tự trị các quốc gia trên thế giới càng lớn: vùng Tân Cương của Trung Quốc, …làm cho thế giới chứa đựng nhiều bất ổn. Nhìn chung vấn đề bạo động, bạo loạn diễn ra một số nước là do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính vẫn là đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, khước từ quyền dân chủ của nhân dân,.. dẫn đến bất ổn về an ninh chính trị và kinh tế, bị chi phối bởi một quốc gia “giật dây”, đưa đến một chính quyền mới ra đời. Mâu thuẫn nội bộ của một số quốc gia ở vùng lân cận cũng gây khó khăn đến Việt Nam. Gần đây vấn đề Biển đông cũng đang diễn ra phức tạp, ngày 1/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Việt Nam một cách bất hợp pháp, chúng gây hấn, làm thương tích cho ngư dân và cảnh sát biển Việt Nam, làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do đó vấn đề kinh tế, chính trị thế giới đã và đang tác động mạnh mẽ đến đạo đức con người Việt Nam. Trước những biến động về kinh tế và chính trị trong nước và trên thế giới, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững bản sắc dân tộc và góp phần khắc phục những tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời của văn hóa cũ. Cùng với sự băn khoăn của xã hội, tác giả cũng muốn đóng góp một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu, tìm kiếm cơ sở và biện pháp khắc phục những suy thoái đạo đức xã hội hiện nay, do đó tác giả đã chọn đề tài“Tư tưởng Đạo đức Hồ Chí Minh về trung – hiếu và ý nghĩa của nó đối 4 với việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Khi bước vào nghiên cứu đề tài, tác giả đã tìm hiểu ở nhiều công trình nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên có nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức và đạo đức Hồ Chí Minh như sau: Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và đạo đức Phương Đông: Lịch sử triết học phương Đông cổ đại (PGS.TS. Trịnh Doãn Chính (chủ biên), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2003), Tuyển tập tư liệu nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc (GS. Hà Thúc Minh (biên khảo dịch thuật), Nxb. Đại học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 1995), Đại cương về văn hóa phương Đông (Lương Duy Thứ (cb), Nxb.Giáo dục, 1998), Đạo đức học phương Đông cổ đại (PTS. Vũ Tình, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998), Khổng tử gia giáo (Lâm Tường, Lý Cảnh Minh, do Trình Trung Hiểu, Nguyễn Thanh Điền dg, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1999), Nho giáo với văn hóa Việt Nam (Nguyễn Đăng Huy, Nxb. Hà Nội, 1998), Nho giáo (Trần Trọng Kim, Nxb.Bộ Giáo dục - Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1971), Tứ thư (Dương Hồng- Vương Thành Trung-Nhiệm Đại Viện – Lưu Phong (chú dịch) và Trần Trọng Sâm-Kiều Bách Vũ Thuận (biên dịch), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003) và Khổng tử (Nguyễn Hiến Lê, Nxb.Văn hóa, 1992),… Các công trình nghiên cứu này đã khái lược về lịch sử, văn hóa, đạo đức ở phương Đông; khái quát về tư tưởng của Nho giáo, Khổng Tử; đạo đức Nho giáo, đạo đức Mặc giáo, đạo đức Lão giáo và đi sâu vào làm rõ các phạm trù đạo đức về nhân, nghĩa, trung, hiếu,…Bên cạnh đó còn giải thích thêm về “ngu trung, ngu hiếu” của Tống Nho. 5 Hướng thứ hai, những công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa và đạo đức con người Việt Nam: Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam ( tập 3,4, Nguyễn Khắc Thuần, Nxb.Giáo dục, 2007), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam( tập 2, Nguyễn Khắc Thuần, Nxb.Giáo dục, 2000), Truyền thống gia đình và bản sắc văn hóa Việt Nam – Truyền thống đạo đức (Nguyễn Thế Long, Nxb.Văn hóa thông tin, 2006), Đạo lý gia đình (Việt Chương, Nxb.Đồng Tháp, 1996, Văn hóa đạo đức mấy vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (PGS.TS. Thành Duy, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2004), Việt Nam tinh hoa đạo đức (Bùi Ngọc Sơn, Nxb. Hà Nội, 2002), Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Khoa học – văn hóa Trung ương, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006) và Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp (GS.VS. Nguyễn Duy Quý (cb), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006),… Những công trình này chủ yếu nghiên cứu đạo đức con người Việt Nam ở khía cạnh văn hóa, làm rõ các phẩm chất đạo đức ở các giai đoạn lịch sử, nêu thực trạng và nguyên nhân suy thoái đạo đức, ngoài ra còn đưa ra một vài giải pháp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Hướng thứ ba, có rất nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức Hồ Chí Minh: Học tập Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại (Hồ Công Huân, Bản tin khoa học, Cao đẳng Thương mại, số 11, 2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh và học tập, tiếp biến văn hóa nhân loại ( Võ Thị Kim Yến, Tạp chí Tuyên giáo, số 7, 2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng từ tác phẩm Đường kách mệnh đến Di chúc (Tùng Khánh, Tạp chí cộng sản, 16/10/2007), Đạo đức Hồ Chí Minh – một kiểu mẫu về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động (GS.TS.Hoàng Chí Bảo, Tạp chí cộng sản, số 5, 2005) và Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mới (Thanh Lê, Nxb.Thanh niên, 2004)… Với những công trình nghiên cứu này, tác giả đã 6 tìm hiểu sâu về đạo đức Hồ Chí Minh: điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề hình thành, nội dung, nguyên tắc rèn luyện và vận dụng đạo đức Hồ Chí Minh vào thực tiễn. Ngoài những công trình nghiên cứu trên, còn có những tài liệu tham khảo khác: luận văn thạc sĩ, tạp chí, báo, Internet,…đã khái quát những vấn đề chung của đạo đức con người, làm rõ các phạm trù đạo đức, tổng hợp chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam, phân tích nguồn gốc ra đời và nội dung của đạo đức Hồ Chí Minh. Riêng ở đề tài này tập trung vào đạo đức Hồ Chí Minh về trung – hiếu và hướng đến giáo dục đạo đức trung – hiếu cho người Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Về mục đích của đề tài: làm rõ tiền đề, nội dung đạo đức Hồ Chí Minh về trung – hiếu và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp giáo dục đạo đức trung – hiếu cho con người Việt Nam hiện nay. Để làm rõ mục đích trên thì cần làm rõ những nhiệm vụ sau: 1/ Làm rõ tiền đề hình thành đạo đức Hồ Chí Minh về trung – hiếu; 2/ Phân tích nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về trung – hiếu; 3/ Làm rõ chuẩn mực đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay, 4/ Phân tích thực trạng, nguyên nhân, công tác giáo dục đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay; 5/ Rút ra ý nghĩa, bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp giáo dục đạo đức trung – hiếu cho người Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Để làm rõ về mục đích và nhiệm vụ của đề tài, luận văn này được dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng để khái quát những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về 7 trung – hiếu và nêu ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng nhiều phương pháp khác: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, đánh giá, logic và lịch sử… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học, đề tài này giúp làm rõ thêm tiền đề lý luận và nội dung đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và đạo đức trung – hiếu nói riêng. Đồng thời đề tài còn làm thêm về thực trạng và nguyên nhân xuống cấp đạo đức xã hội từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn học chung trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Đặc biệt vận dụng vào giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung gồm có 2 chương và 4 tiết. 8 Chương 1 BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG – HIẾU 1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG – HIẾU 1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội Việt Nam và thế giới cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp và chịu sự ảnh hưởng tuyệt đối của Pháp trên các mặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội,… Về chính trị, chúng chia Việt Nam ra thành ba khu vực (Bắc, Trung, Nam) với ba chính sách cai trị khác nhau, và cùng mục đích đẩy dân ta đến cuộc sống bần hàn, làm nô lệ cho chúng. Chúng xây dựng ở nước ta bộ máy cai trị khắc nghiệt, thiết lập hệ thống quân sự, cảnh sát, tòa án và nhà tù hết sức nghiêm ngặt. Chúng dùng phương pháp “dùng người Việt trị người Việt”, và “Lấy binh lính thuộc địa bảo vệ thuộc địa”nhằm tạo ra tập đoàn tay sai rộng lớn cùng với nhà cầm quyền của chúng đàn áp, bóc lột nhân dân và những cuộc cách mạng nỗi dậy chống lại chúng. Chúng còn dùng nhiều thủ đoạn để thui chột tinh thần đấu tranh của nhân dân. Do đó hệ thống tòa án, nhà tù thực dân Pháp lập ra dày đặc khắp Việt Nam, nhà tù, đại lý rượu bia nhiều hơn trường học. Ngoài ra, chúng còn cho phép nhà cầm quyền của chúng giết hại đồng bào ta. Hồ Chí Minh viết: “Khi hỏi cung tù nhân, quan công sứ thường lấy thanh gươm đâm vào đùi họ…” [81, 49] và “một lần khác, có mấy người lính khố xanh làm trái ý ông ta, ông ta bèn cho đem chôn họ đến 9 tận cổ, mãi đến khi họ ngắc ngoải mới cho moi lên” [81,50]. Hoặc Người còn lên án:“Một viên Tây đoan ở Bà Rịa (Nam kỳ) cũng say rượu, phang một gậy trúng lá lách một thủy thủ An Nam thuộc quyền hắn, làm cho anh ta chết tươi. Một viên thầu khoán người Pháp giết một lính khố xanh ở Đà Lạt. Cũng ở đấy, một nhà khai hóa khác đã đánh một người thợ mộc bản xứ đến chết. Một viên quan hai nhiều vợ, đã quật ngã một thiếu phụ, dùng gậy song đánh chị đến chết chỉ vì chị không chịu ăn ở với hắn” [81,60]… Hồ Chí Minh đã lên án tội ác dã man của thực dân, phê phán tính phi đạo đức và tàn bạo của bọn chúng. Về kinh tế, bọn chúng ra sức khai thác thuộc địa, làm đời sống của người dân Việt Nam bị biến động sâu sắc, sự phân hóa giai cấp trong xã hội mạnh mẽ, xuất hiện những từng lớp dân cư mới, gia cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời, tăng thêm lực lượng tay sai cho chúng. Trong điều kiện đó, đời sống của nông dân và công dân bị bần cùng hóa, bị bóc lột đến xương tủy với hàng trăm thứ thuế khắc nghiệt: thuế đất, thuế thân, thuế chợ, thuế muối,… Bọn thực dân Pháp còn ra sức bóc lột và đàn áp nhân dân ta. Chúng cướp bóc ruộng đất để lập ra nhiều đồn điền, xí nghiệp, nhà máy dẫn đến mất ruộng đất, làm cho cuộc sống nhân dân ngày càng điêu đứng. Chúng sản xuất rượu, bia và thuốc phiện nhằm biến dân ta thành con nghiện tiêu thụ hàng hóa của chúng, đánh mất sức chiến đấu của nhân dân để chúng dễ bề nô dịch. Chúng tăng cường bóc lột nhân dân ta, vơ vét của cải ở Việt Nam về làm giàu cho chính quốc gia chúng. Về văn hóa, chúng dùng chính sách ngu dân, mị dân nhằm làm cho dân ta mù chữ để chúng dễ bề cai trị. Xã hội lúc bấy giờ có hơn 95% dân số bị mù chữ. Chúng cấm dân ta mở trường lớp dạy học và sản xuất rượu bia. Nhưng chúng mở trường lớp để đào tạo lực lượng tay sai làm việc cho 10 chúng, mở ra nhiều đại lý rượu bia và nhà tù để đầu độc, đàn áp người Việt Nam yêu nước. Chúng đưa văn hóa tư sản tràn vào nước ta với những lối sống trụy lạc, gian xảo,... làm băng hoại đạo đức xã hội và làm mất vai trò của văn hóa truyền thống. Nhưng đứng trước âm mưu và tội ác của chúng, văn học Việt Nam lúc bấy giờ xuất hiện nhiều tác phẩm văn học nhằm tố cáo tội ác của bọn thực dân và tay sai, phản ánh đời sống cùng cực của nhân dân ta. Lên án sự dối trá của bọn Pháp về sự khai hóa: chúng lên tiếng đòi “tự do, dân chủ, bình đẳng và bác ái” nhưng không phải cho nhân dân Việt Nam mà cho chính bọn cầm quyền. Chúng hùng hồn nêu lên “nhân quyền, dân quyền” mà chúng lại cướp mất quyền dân chủ của nhân dân ta. Chúng sống sung sướng giàu có mà làm dân ta nghèo nàn. Chúng văn minh mà làm dân ta dốt nát,… Chính chúng là những kẻ tham lam, man rợ và mất tính người. Chúng mở ra nhiều đại lý rượu bia bắt dân ta phải mua, phải uống. Chúng đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện. Trong tác phẩm “10 trường học – 1500 đại lý rượu kẻ đầu độc người bản xứ”, Hồ Chí Minh lên án tội ác của chúng. Người viết: “Tôi trân trọng yêu cầu ông hết sức giúp đỡ Nha thương chính đặt thêm đại lý thuốc phiện và rượu, theo chỉ thị của ông Tổng giám đốc Nha thương chính Đông Dương… Tới nay phần đông các xã này vẫn hoàn toàn chưa có rượu và thuốc phiện… Làm cho một số tiểu thương người bản xứ thấy rằng buôn thêm rượu và thuốc phiện là rất có lợi” [80, 25]. Hay trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân” năm 2005, Người có viết “Số dân tỉnh Sơn Tây ước tính chỉ độ 200.000 người. Nhưng để nâng số lượng rượu phải tiêu thụ lên, số dân ấy bỗng nhiên tăng nhanh như chớp tới 230.000 người. Nhưng vì 230.000 dân này uống quá ít, viên công sứ Sơn Tây đã ra công một năm đẩy số lượng rượu tiêu thụ lên 560.000 lít. Ngay lập tức viên công sứ được thăng cấp và được khen”[81, 11 38]… Cả hai tác phẩm trên đều lên án tội đầu độc của bọn thực dân Pháp. Điều đó đã chứng tỏ, sự khai hóa cho nhân dân An Nam là giả mà thực chất là cướp nước, bóc lột và đầu độc nhân dân An Nam là thật. Đứng trước sự bóc lột hà khắc và lừa đảo của bọn thực dân Pháp cùng với sự nhu nhược, bù nhìn của chính quyền tay sai Nhà Nguyễn, dân tộc Việt Nam cần nêu cao ngọn cờ yêu nước thương dân, đứng lên chống giặc cứu nước. Hàng trăm phong trào yêu nước nhỏ lẻ nổ ra rầm rộ và lan rộng khắp cả nước: từ Trương Định, Nguyễn Trung Trực,… ở Nam bộ, Phan Đình Phùng, … ở miền Trung, Nguyễn Quang Bích,… ở miền Bắc. Các phong trào nổi dậy này đều được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sục sôi, song đều bị thất bại vì chưa rõ đường lối và ý thức hệ tư tưởng dẫn đường. Cùng lúc đó, các “tân thư”, “tân văn” và ảnh hưởng của cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu tràn vào Việt Nam. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân,.. nhưng các phong trào này cũng chỉ diễn ra thời gian ngắn rồi lần lượt bị dập tắt, vì do chưa lôi cuốn được quần chúng nhân dân tham gia, một phần do thiếu người dẫn dắt nên thất bại. Những phong trào yêu nước, dân chủ kể trên tuy có thất bại nhưng cũng đã cổ vũ tinh thần yêu nước thương dân của một số nhà tri thức tiến bộ, trong đó có chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành quê Nghệ An, vùng đất tứ linh với nhiều anh hùng hào kiệt kiên trung Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung và Phan Bội Châu đã ảnh hưởng sâu sắc đến ý chí và trí tuệ của Người. Từ đó đã hun đúc lên lòng yêu nước, thương dân và thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Người đã phân tích sâu 12 sắc tình hình cách mạng Việt Nam và nói: muốn giành thắng lợi phải tìm ra con đường mới và đúng đắn hơn. Vậy Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia trên thế giới, tiếp xúc và chứng kiến nhiều cảnh sống bần cùng, cơ cực của dân tộc bị áp bức. Người đã tiếp nhận nhiều tư tưởng tiến bộ trên thế giới: phong trào khai sáng Pháp, chủ nghĩa nhân văn của Thiên chúa và tiếp nhận ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga 1917 và chủ nghĩa Mác – Lênin. Tình hình quốc tế cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền, tức chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc là một hiện tượng quốc tế, trở thành một hệ thống thế giới, vì chúng đã xác lập quyền thống trị trên phạm vi thế giới. Chúng vừa tranh giành thuộc địa lẫn nhau, vừa liên minh nhau nô dịch thuộc địa, vì thế xuất hiện nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ những quốc gia thuộc địa. Mở đầu là cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, phong trào Duy Tân ở Nhật Bản và các phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa ở Châu Âu. Tiến đến là thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, là cuộc cách mạng thành công làm xuất hiện nhà nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên ở Liên Xô và Quốc tế cộng sản ra đời năm 1919, đã cổ vũ mạnh mẽ cho các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Cách mạng tháng Mười đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào yêu nước của châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Hàng loạt các tổ chức Đảng được thành lập, phong trào yêu nước ở Trung Quốc, Nhật Bản nổ ra và ảnh hướng lớn đến cách mạng Việt Nam. Sau chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945) hàng loạt quốc gia thuộc địa giành được chính quyền và đi lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba,… 13 Vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin và cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, trí tuệ và nhân cách của Hồ Chí Minh, từ người yêu nước trở thành người cộng sản, chuyển từ đạo đức truyền thống đến đạo đức mới. Qua đó làm cơ sở khoa học cho sự tích hợp giữa các nền văn hóa thế giới và vận dụng hài hòa vào bản thân. Người đã xây dựng và để lại giá trị sâu sắc, một nền tư tưởng vĩ đại: đạo đức Hồ Chí Minh. 1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Mình về trung – hiếu Giá trị truyền thống đạo đức Việt Nam về trung – hiếu Giá trị truyền thống Việt Nam được hun đúc qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ thời Hùng Vương đến nay đã trở thành nét văn hóa riêng của người Việt. Giá trị truyền thống Việt Nam thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ: Một miếng khi đói, một gói khi no; Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,…đã đúc kết nên những đức tính: yêu nước thương dân, nhân, nghĩa, trí, dũng và coi trọng tình làng nghĩa xóm,… và nó trở thành nền tảng đạo đức của xã hội Việt Nam. Trong đó lòng yêu nước - thương dân thể hiện qua hai phạm trù trung – hiếu với hai cấp độ: tiểu hiếu và đại hiếu. Đạo hiếu của người Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của đạo đức Nho giáo, song đạo hiếu ở Việt Nam lại có những sắc thái độc đáo riêng, không hà khắc và cứng nhắc như trong quan niệm của Nho giáo. Ngay cả những người thuộc tầng lớp Nho sĩ, họ cũng tiếp biến đạo hiếu phù hợp với truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta. Hiếu ở Việt Nam là sự kết tinh của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên chúa giáo, do đó hiếu Việt Nam hiểu rộng hơn các quan điểm trước đó. Vì vậy Đạo hiếu được đạt đến hành động chứ không chỉ ở tư tưởng và lý luận, thể hiện rất rõ trong tục thờ cúng tổ tiên. Do đó, đạo hiếu Việt Nam không chỉ thể hiện tâm linh 14 của con người mà còn xây dựng nên chuẩn mực đạo đức xã hội, là giá trị thiêng liêng nhất trong truyền thống Việt Nam. Một là tiểu hiếu, có nghĩa là hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, với những người trong gia đình. Hiếu với tổ tiên, ông bà thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên. Hiếu là tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, ông bà nhằm nhắc đến nguồn gốc tổ tiên như ca dao Việt Nam có ghi: “Con người có cố, có ông; Như cây có cội, như sông có nguồn”[102, 275]. Hay còn nhớ đến công đức của ông bà “Ngó lên nuộc lạt mái nhà, bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu [175]. Tình cảm giữa thế hệ trước và thế hệ sau không hề mất đi vì tổ tiên là tấm gương cho thế hệ sau tiếp nối như trong câu “Tổ tông tôn đức thiên niên thịnh. Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương”[102, 68]. Cho nên tổ tiên làm điều phước lành để con cháu được hưởng phúc. Quan niệm này có phần khác với Thiên chúa giáo, người hiếu với cha mẹ sẽ được Chúa ban phước lành. Do đó quan niệm hiếu ở phương Tây không mang tính gia tộc như ở hiếu Việt Nam. Hiếu với cha mẹ không chỉ chăm nom mà còn kính trọng, đem lại điều tốt lành cho cha mẹ. Hiếu với cha mẹ thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ như sau: “Mẹ già ở túp liều tranh, sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con”[102, 275] hay “Đói lòng ăn đọt chà là, để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”[102, 276] và “Tôm rằm lột vỏ bỏ đuôi, gạo lúa nhe An Cựu mà nuôi mẹ già” [102, 279]. Bên cạnh đó còn thấy được công lao của cha mẹ như biển hồ lay láng: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” [102, 278]. Do đó hiếu với cha mẹ là phải kính, khi cha mẹ làm trái cũng dùng lễ mà khuyên răn đồng thời còn phải nuối chí theo cha mẹ. Ngoài ra trong ca dao tục ngữ cũng phê phán tội bất hiếu, ngỗ nghịch của người con và sự mất mát của người con khi cha mẹ không còn: “Cá chẳng 15 ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”[102, 274]. Hay “Mẹ nuôi con biển hồ lai láng. Con nuôi mẹ con kể tháng kể ngày”[102, 276] hoặc “Còn cha, gót đỏ như son, Đến khi cha mất, gót son đen sì”[102, 275] và “Lên non mới biết non cao. Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”[102, 276]. Do đó lòng hiếu thảo là thiêng liêng nhất, tự nhiên nhất. Ai hiếu thảo với cha mẹ cũng được hưởng những điều phúc lành. Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương hiếu thảo trong lịch sử Việt Nam: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu,… và lòng hiếu thảo của Lê Thánh Tông hiếu với mẹ: Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại: “Khi Hoàng thái hậu chưa băng, mùa đông, vua cùng Hoàng thái tử ngày đêm chăm sóc, không lúc nào rời bên cạnh. Khi dâng thuốc hay đồ ăn, vua nhất định tụ mình nếm trước; trong thì kêu với tổ tiên, ngoài thì dốc lòng cầu khẩn, không thần nào là không khẩn. Đến khi hấp hối cũng tự kêu gào, Thái hậu còn nhếch mép một chút, muốn nói để từ giã. Mọi việc mặc áo, khâm liệm, bỏ gạo vào miệng người chết, vua đều tự làm lấy cả để tỏ lòng đau xót” [50, 514]. Hay vua Tự Đức là nổi tiếng hiếu thảo với Bà Từ Dũ. Trong Đạo nghĩa gia đình có nêu: Trong lần đi săn, quên báo cho Bà Từ Dũ biết, đến khi mưa to, bà cho quan quân đi tìm về, nghe rằng mẹ triệu, vua Tự Đức lên kiệu về thẳng cung Gia Thọ lạy xin chịu lỗi với mẹ. Bà Từ Dũ giận không nói gì, vua Tự Đức liền lấy một cây roi đặt lên ghế tràng kỷ và nằm đợi bà bắt phạt, nhưng bà không đánh mà dạy rằng “có một mẹ một con, con đi đâu lâu, thời mẹ trong đợi lắm. Sao không báo cho mẹ hay trước? Thôi tha cho, đi chơi để quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta”[106, 162- 163]. Bên cạnh đó còn có Lục Vân Tiên trong tác phẩm “Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu. Khi nghe mẹ mất, Lục Vân Tiên đã khóc thương tiếc đến khi mắt bị mù lòa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan