Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng dân vi quý trong sách mạnh tử...

Tài liệu Tư tưởng dân vi quý trong sách mạnh tử

.PDF
71
587
90

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN LÊ HỒNG HẠNH MSSV: 6106311 TƯ TƯỞNG DÂN VI QUÝ TRONG SÁCH MẠNH TỬ Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. TẠ ĐỨC TÚ Cần Thơ, năm 2013 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT  A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ MẠNH TỬ VÀ SÁCH MẠNH TỬ 1.1 Mạnh Tử 1.1.1 Tiểu sử 1.1.2 Con người 1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử 1.2 Vài nét về sách Mạnh Tử CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TƯ TƯỞNG THỜI ĐẠI MẠNH TỬ 2.1 Bối cảnh lịch sử 2.2 Tư tưởng thời đại Mạnh Tử CHƯƠNG 3: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG “DÂN VI QUÝ” CỦA MẠNH TỬ TRONG SÁCH MẠNH TỬ 3.1 Tư tưởng của Mạnh Tử trong sách Mạnh Tử 3.1.1 Trách nhiệm của vua 3.1.2 Trách nhiệm của kẻ sĩ 3.1.3 Trách nhiệm của dân 3.2 Ưu điểm và hạn chế của tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử 3.2.1 Ưu điểm 2 3.2.2 Hạn chế 3.3 Tính ứng dụng của tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử 3.3.1 Trong thời Chiến quốc 3.3.2 Trong thời hiện đại C. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Lịch sử nhân loại đã trải qua biết bao thời kỳ với biết bao thăng trầm, biến cố. Trong từng thời đại lịch sử đó, có rất nhiều danh nhân tài giỏi được sử sách ghi chép và lưu danh mãi đến muôn đời. Thời đại Nho giáo phát triển mạnh mẽ nhất với các hệ tư tưởng của các vị thánh nhân như Khổng Tử, Mạnh Tử… Là vị Á thánh của Nho học – chỉ đứng sau Khổng Tử, Mạnh Tử được coi là người kế thừa và phát triển sâu rộng hơn hết các học thuyết Nho giáo của Khổng Tử đã đề xướng. Ông sinh ra và lớn lên vào thời Chiến Quốc với biết bao cuộc chiến tranh kéo dài liên miên. Cuộc đời ông đã trải qua nhiều sóng gió với những biến cố của gia đình, dòng họ. Trong sự nghiệp, ông lại gặp nhiều gian truân, tuy rất được các vua chúa nể trọng và kính phục nhưng ông chưa bao giờ được trọng dụng và làm một chức quan thật sự, trước sau ông cũng chỉ lãnh chức khách khanh – có chức không quyền. Là một con người khẳng khái, cương trực, với tư cách là một triết gia, một chính trị gia và nhất là một chiến sĩ, ông không bao giờ khuất phục trước cường quyền bạo ngược, mà ông hết lòng lo cho dân cho nước, luôn làm hết sức để dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế nhưng, ở thời đại của Mạnh Tử và cả sau đó, bản thân ông và cả những tư tưởng của ông chưa được tin dùng. Nhưng càng về sau thì các tư tưởng đó của ông lại càng được các nhà cầm quyền coi trọng và đem ra ứng dụng. Mạnh Tử để lại cho đời một sự nghiệp văn chương tuy không mấy nhiều nhưng tất cả đều mang một giá trị nhân văn sâu sắc với những lời dạy, những câu nói đã được tổng hợp trong bộ sách cùng tên Mạnh Tử. Các học thuyết của ông có thể tóm lại ở ba luận điểm quan trọng là vương đạo, nhân chính và tính thiện. Trong đó “tính thiện” là phần độc đáo của riêng ông cống hiến cho triết học Trung Hoa, ông là người đầu tiên đem những vấn đề tính, tâm, khí ra xét để mở đường cho những triết gia sau này. Bên cạnh đó “vương đạo và nhân chính” cũng không kém phần quan trọng, Mạnh Tử đã có công rất lớn trong việc phát huy thêm tư tưởng của Khổng Tử và có phần tiến bộ 4 hơn cả thầy mình. Xét thấy vấn đề liên quan đến dân đến vua đến nước dù là ở giai đoạn nào cũng quan trọng, là điều đáng để bàn tới. Chọn đề tài Tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử, người viết mong muốn góp phần tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng dân bản trong hệ tư tưởng của Mạnh Tử mà điển hình là trong bộ sách kinh điển Mạnh Tử. Đây là điều khá mới mẻ và hấp dẫn đối với người viết. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay càng ngày càng xa dần với những kiến thức những quan niệm của Nho giáo nói chung và của Mạnh Tử nói riêng. Nên khi chọn đề tài này người viết mong muốn sẽ đem đến những tư liệu, kiến thức bổ ích cho thế hệ trẻ trong hành trình tìm về lịch sử triết học xưa. Khi nghiên cứu đề tài này người viết không chỉ tìm hiểu về hệ tư tưởng của Mạnh Tử mà còn có dịp tìm hiểu cả về tiểu sử, con người cũng như thời đại mà vị Á thánh này đã từng sống – một thời đại chỉ có một không hai, một thời đại không bao giờ lặp lại một lần nữa trong lịch sử nhân loại – thời Chiến Quốc với những cuộc chiến tranh tàn khốc, với sự ra đời của hàng loạt các học thuyết, hay còn được gọi là thời kỳ “Bách gia chư tử”. Chính những điều vừa trình bày ở trên đã không ngừng thôi thúc sự tò mò và cả niềm khao khát được một lần ngược dòng thời gian trở về quá khứ ngày ấy để tìm hiểu, khám phá. Đó là lí do người viết đã chọn đề tài Tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề: Tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử là một đề tài còn tương đối mới mẻ chưa có nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nào đào sâu nghiên cứu, hiện vẫn còn nhiều bỏ ngỏ và chắc chắn sẽ được tìm hiểu thêm. Do đó rất ít tài liệu được tìm thấy. Đa số các nhà nghiên cứu chỉ có bài viết liên quan mà chưa trực tiếp nghiên cứu sâu đề tài này. Một số tài liệu được người viết sưu tập được như sau: Trước hết, phải kể đến đó là quyển Ngữ văn Hán Nôm - Tứ Thư (Tập 1) của Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội. Với công trình nghiên cứu này, các tác giả đã tập hợp được 4 pho sách kinh điển Tứ thư gồm: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử để lần lượt giới thiệu với bạn đọc về gốc gác, diễn tiến dị bản cũng như những nhận xét… Riêng về sách Mạnh Tử tác giả đi vào giới thiệu nguyên bản Hán văn, phiên âm và dịch nghĩa về những lời dạy cũng như các đoạn đối thoại giữa Mạnh Tử với các vua 5 chúa, học trò của mình… Tuy nhiên, ở quyển sách này chỉ mới giới thiệu về 7 chương của sách Mạnh Tử, không đi sâu vào giới thiệu đầy đủ cũng như phân tích tính nhân bản trong sách này. Thứ hai, có thể kể đến là quyển Khổng học đăng, là tâm huyết của Phan Bội Châu viết năm 1929. Sách bàn về triết học, tư tưởng Nho giáo với một quan điểm hết sức tiến bộ. Phan Bội Châu đã đúc kết được tinh hoa Khổng học thể hiện qua Tứ Thư – bốn cuốn sách “pháp bảo” của Khổng môn, nêu rõ những bước thăng trầm của Khổng học qua các triều đại Trung Quốc trước cuộc Cách mạng Tân Hợi. Tác giả chứng minh rằng bản thân tư tưởng Khổng học chính thống là một hệ thống triết học mang tính nhân bản rất sâu sắc, phát huy được những phẩm chất cao cả của con người và nhằm phục vụ cho cuộc sống tốt đẹp của một xã hội bình đẳng. Và giống như hình ảnh dùng trong tựa đề, có lẽ điều mà tác giả muốn khẳng định qua bộ sách này là cho dù hoàn cảnh lịch sử đã đổi thay, Khổng học vẫn luôn là ngọn đèn sáng, soi rọi cho đời sống tinh thần con người Á Đông. Tiếp theo, là quyển Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc do PGS. TS Doãn Chính làm chủ biên. Nội dung cuốn sách đi sâu nghiên cứu triết học Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử. Các tác giả tập trung phân tích về thế giới quan, đặc điểm lịch sử, các trường phái triết học, các học thuyết, tư tưởng triết học… tương ứng với từng thời kỳ. Đặc biệt ở chương II (Triết học thời Xuân Thu – Chiến Quốc) phần VIII đã đề cập đến những vấn đề về thân thế, cuộc đời, sách Mạnh Tử, trong đó quan điểm dân bản là điểm đặc sắc nhất trong học thuyết chính trị xã hội của ông. Dù chưa phải đầy đủ nhưng đây có thể coi là công trình đầy đủ nhất, là nguồn tài liệu quý để người viết hiểu hơn về tư tưởng “Dân vi quý” của Mạnh Tử trong quyển sách cùng tên này. Sau cùng có thể kể đến đó là quyển Mạnh Tử của học giả Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa thông tin. Ở đây ông khẳng định: “Mạnh Tử quả là một nhà hùng biện có tài thuyết phục, lôi cuốn người đối thoại” [12, tr 202]. Chỉ bấy nhiêu đó thôi chúng ta đã thấy được tài năng của Mạnh Tử cũng như sự đánh giá cao của tác giả về ông. Ở ông không chỉ có tài hùng biện mà ông còn là một con người hết lòng vì dân vì nước, là một nhà chính trị, nhà triết học tài ba. Điều đó thể hiện rõ nhất ở chương V (Tư tưởng chính trị) và chương VI (Tư tưởng kinh tế và xã hội). Đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp người viết phần nào hiểu thêm về cuộc đời và tư tưởng của Mạnh Tử từ đó 6 có thể đánh giá sát đáng hơn về con người, tư tưởng của Mạnh Tử và mở rộng nội dung cần thể hiện cho đề tài. Chưa có những kết quả nghiên cứu chuyên về đề tài Tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử được công bố ở Việt Nam. Chỉ có những nhận định chung, những bài viết liên quan đến tư tưởng Dân vi quý. Những bài viết đó, ban đầu chưa làm rõ được tư tưởng “Dân vi quý” nhưng đó sẽ là nền tảng để những nhà nghiên cứu sau có cơ sở để tìm hiểu sâu hơn. Hy vọng ngày càng có thêm nhiều bài viết về đề tài này hơn nữa, để thế hệ mai sau sẽ được cung cấp những kiến thức về bậc danh Nho, dưới một người trên vạn người của Nho giáo này. Dù trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của các nhà nghiên cứu, người viết sẽ cố gắng tìm ra những hướng nghiên cứu thích hợp nhất cho đề tài của mình. Giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung tư tưởng “Dân vi quý” được Mạnh Tử gửi gắm thông qua Mạnh Tử. 3. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài Tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử, đây là đề tài khá hấp dẫn, người viết tập trung đi sâu nghiên cứu, lí giải các vấn đề một cách đầy đủ và sâu sắc nhất có thể, để giải quyết những vấn đề đặt ra cần phải tập trung những yêu cầu sau: Hiểu được những biến cố trong cuộc đời, bối cảnh lịch sử và tư tưởng thời đại Mạnh Tử sống... mà theo người viết đó là những nhân tố có ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng của bậc đại Nho gia họ Mạnh. Để hiểu được đúng đắn nội dung Tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử thì cần phải xác định được những nội dung cơ bản của sách Mạnh Tử. Từ đó, người viết đi vào phân tích từng nội dung cụ thể mà bậc đại Nho họ Mạnh gửi gắm vào đấy nhiệt huyết cả một đời. Từ những yêu cầu đặt ra, nghiên cứu đề tài sẽ giúp người viết nắm được một cách sâu sắc nhiều vấn đề về tấm lòng yêu nước thương dân, trọng dân thông qua Mạnh Tử. Đồng thời có cơ hội được nghiên cứu một trong những nhà chính trị, nhà tư tưởng triết học kiệt xuất của nhân loại. Và giúp người viết củng cố năng lực nghiên cứu của bản thân. Đó cũng là mục đích chính của việc nghiên cứu đề tài này. 7 4. Phạm vi nghiên cứu: Đối với người viết, sách Mạnh Tử nói chung và Tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử nói riêng còn khá mới mẻ. Ở luận văn này, người viết giới hạn phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi tư liệu và giới hạn đề tài. Về phạm vi tư liệu, người viết chọn bộ Mạnh Tử do Đặng Đức Siêu giới thiệu và dịch chú trong quyển Ngữ Văn Hán Nôm, Tứ Thư (tập 1) của Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2004, làm tư liệu nghiên cứu. Về giới hạn đề tài, do yêu cầu đề tài đặt ra và đây là một loại cổ văn ra nên người viết chỉ khảo sát về phương diện nội dung tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử. Cụ thể là được chia làm ba phần như sau: Phần một, người viết phân tích nội dung tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử với ba nội dung cơ bản: Trách nhiệm của vua, trách nhiệm của kẻ sĩ và trách nhiệm của dân. Phần hai, người viết tìm ra một số ưu điểm và hạn chế của tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử. Phần ba, người viết nêu ra tính ứng dụng của tư tưởng này qua hai nội dung là: tính ứng dụng trong thời Chiến Quốc và tính ứng dụng trong thời hiện đại. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, tiểu sử, thống kê. Phương pháp phân tích: là chia tách toàn thể thành từng bộ phận để xâm nhập sâu vào trong sự vật hiện tượng để xem xét nghiên cứu rút ra kết luận. Phương pháp tổng hợp: là sự kết hợp, thống nhất cái toàn thể thành cái bộ phận, tìm ra cái chung của cái bộ phận, tìm ra những mối liên hệ tất yếu, những mặt đặc thù, tính toàn vẹn bản chất của đối tượng. Phương pháp tiểu sử: là phương pháp tiếp cận văn học thông qua việc nghiên cứu tiểu sử tác giả, tác phẩm của đề tài nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này, người viết nhằm mục đích lí giải những vấn đề có liên quan đến Tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử, hay nói đúng hơn là nhằm kiến giải nguồn gốc cũng như những sự tác động từ cuộc đời, bối cảnh lịch sử của Mạnh Tử có liên quan đến tư tưởng của ông. 8 Thao tác thống kê: phương pháp này được sử dụng nhằm để thu thập những tư liệu chính xác về cuộc đời, bối cảnh lịch sử, tư tưởng thời đại và những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 9 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ MẠNH TỬ VÀ SÁCH MẠNH TỬ 1.1 Mạnh Tử: 1.1.1 Tiểu sử: Mạnh Tử 孟 子 là nhà triết học Trung Quốc, là người tiếp nối và phát triển phái Nho gia của Khổng Tử, nên được tôn làm Á thánh. Sinh ngày mùng 2 tháng 4 năm thứ 4 đời vua Chu Liệt Vương (372 TCN), mất vào ngày 15 tháng 11 năm thứ 26 đời vua Chu Noãn Vương (289 TCN), thọ 83 tuổi, tên thật là Mạnh Kha, tự Tử Dư. Còn Mạnh Tử thật ra Mạnh là họ, Tử là thầy, Mạnh Tử là Thầy Mạnh, biểu thị sự tôn trọng. Mạnh Tử là hậu duệ của Mạnh Tôn – một dòng dõi quý tộc của nước Lỗ. Mạnh Tôn là con của Lỗ Hoàn Công, một trong tam hoàng nắm quyền lớn trong triều nhưng đến thời ông cha của Mạnh Tử thì sa sút, tuy là quý tộc mà sống như bình dân mới chuyển đến đất Trâu thuộc nước Lỗ (nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc) nên được coi như người nước Trâu. Cha là Khích Công, mẹ là Cừu Thị hay Chương Thị (sau này được biết đến với cái tên Mạnh Mẫu). Mồ côi cha năm lên 3 tuổi, ông lớn lên trong sự nuôi dưỡng chu đáo và sự dạy dỗ nghiêm khắc của mẹ. Mạnh Mẫu nổi tiếng với việc ba lần dọn nhà để chọn láng giềng tốt cho con. Ban đầu nhà thầy Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, cậu bé Mạnh Kha (Mạnh Tử lúc nhỏ) thường cùng các bạn ra đó chơi, thấy người ta đào, chôn, lăn, khóc về nhà cũng cùng các bạn bắt chước đào, chôn, lăn, khóc Mạnh Mẫu thấy vậy rất bất an, bà nghĩ: “chỗ này không phải chỗ con ta ở được”. Nên bà quyết định dọn nhà, đến sống ở gần khu chợ nhỏ, lúc nào cũng ồn ào tấp nập, đầy tiếng tranh giành, mắng chửi nhau. Mạnh Kha thấy người ta buôn bán đảo điên về nhà cũng bắt chước làm theo Mạnh Mẫu lại lo lắng trong lòng, bà nghĩ: “chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Bà lại dọn nhà, lần này bà dọn nhà đến gần trường học. Ngày ngày cậu bé Mạnh Kha thấy những đứa trẻ ở gần nhà đua nhau học tập lễ phép về nhà cũng bắt chước theo đòi mẹ cho đi học. Mạnh Mẫu thấy vậy mới yên tâm về chốn ở và nói: “chỗ này là chỗ con ta ở được”. 10 Ngoài ra cũng có một số câu chuyện nói về sự dạy dỗ của bà. Một hôm, Mạnh Kha đi chơi thấy nhà hàng xóm mổ lợn, chạy về nhà hỏi mẹ: “người ta giết lợn làm gì thế mẹ?”. Bà bèn nói đùa: “để con ăn đấy”. Nói xong, bà nghĩ lại, hối rằng: “Ta nói lỡ mồm rồi. Con ta thơ ấu, trí thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thế thì chẳng ra ta dạy nó nói dối hay sao?”. Nghĩ rồi bà lại sang nhà hàng xóm mua thịt lợn về cho con ăn thật. Lại một lần khác, khi Mạnh Kha đang đi học trường học chưa đến giờ nghỉ mà Mạnh Kha đã bỏ về nhà chơi. Vừa vào chào mẹ, Mạnh Mẫu đang ngồi dệt vải trên khung cửi, sắc mặt hiện ra vẻ nghiêm nghị, liền cầm kéo cắt tấm vải trên khung mà nói rằng: “Con đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt thành đồ bỏ đi vậy”. Nghe đến đó cậu bé cúi đầu tạ tội với mẹ. Từ đó cậu bé không còn ham chơi mà ngày đêm học tập rất chuyên cần, không chút lơi là để mẹ phiền lòng nữa. Thời niên thiếu, ông theo học thầy Tử Tư, tức Khổng Cấp, cháu nội Khổng Tử. Vì thế, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Khổng Tử. Ông luôn lấy tư tưởng của Đức Khổng Tử làm “khuôn vàng thước ngọc” để noi theo trong mọi việc từ lời nói, hành động đến chí hướng. Ông ca ngợi Khổng Tử hết lời “Từ khi có nhân loại đến nay chưa có ai vĩ đại bằng Khổng Tử” [23, tr 661]. Noi theo Khổng Tử, ông cũng chu du khắp thiên hạ trong thời lửa loạn binh đao lúc bấy giờ chỉ mong đem những thứ học được ra ứng dụng cứu đời. Từ năm 41 tuổi ông bắt đầu chu du các nước. Ông du thuyết sang nước Ngụy, vì khi đó Lương Huệ Vương đang cầu hiền sĩ bốn phương về với ông. Khi Mạnh Tử vào bệ kiến, câu đầu tiên vua Lương nêu ra là vấn đề có tính chất tiêu biểu cho các quốc gia đương thời: “Hà dĩ lợi ngô quốc?” (Làm sao để có lợi cho nước ta?). Đứng vào lập trường của nhà cầm quyền, Lương Huệ Vương coi trọng vấn đề về lợi cho nước thì không có gì là sai cả, nhưng đối với một hiền sĩ coi nhân nghĩa là lý tưởng cao cả nhất như Mạnh Tử, thì đó là điều hại. Ông cho rằng đã là vua thì không nên nói đến lợi mà chỉ nên nói tới nhân nghĩa mà thôi. Nếu có nói đến lợi thì chỉ được nói đến công lợi chung không nên nói tới công lợi riêng. Mạnh Tử rất ghét công lợi riêng mà ở câu nói của vua Lương có dùng chữ “ngô quốc”, nghĩa là vua nhận nước làm của riêng. Chính vì thế, ông khuyên vua cứ chăm về “nhân nghĩa”, lo lợi chung cho dân cho nước, thì các bậc ở dưới từ đại phu, khanh đến kẻ sĩ thứ dân cũng đua nhau làm “nhân nghĩa” mà lo “lợi” chung cho nước, như thế mà lợi ích biết chừng nào. Giữa 11 Mạnh Tử và Lương Huệ Vương xảy ra cuộc tranh luận dữ dội về lợi và nghĩa. Lời của Mạnh Tử làm Lương Huệ Vương không lọt tai, bị cho là viển vong không phù hợp với thực tế. Ông đành tạm thời lưu lại nước Ngụy để chờ dịp khác. Năm sau Huệ Vương mất, cứ tưởng là vị vua khác lên thay sẽ là dịp để ông thuyết phục về thuyết của mình. Nhưng khi Lương Tương Vương lên ngôi, Mạnh Tử được triệu vào kiến vấn, nhưng ông đã bỏ Ngụy sang Tề. Bởi theo lời nhận xét của ông về Lương Tương Vương thì “Trông thì chẳng giống một vị chúa, gần thì chẳng thấy có uy nghi tí nào”, thất vọng nên ông đã bỏ đi. Sang Tề, nhận thấy Tề đất rộng, nhiều người, vua không phải là người xấu, ông định ở lại mong có dịp đem tài năng ra ứng dụng. Mạnh Tử vào yết kiến, Tề Tuyên Vương ngỏ ý muốn bàn về sự nghiệp của Tề Hoàn Công và Tấn Văn Công thuở trước. Qua câu hỏi của vua Tề “Tề Hoàn, Tấn Văn chi sự khả đắc văn hồ?” (Sự nghiệp của Tề Hoàn công và Tấn Văn công thuở trước, có thể kể lại cho quả nhân nghe được chăng?) đã cho thấy rõ mong muốn của Tề Vương là muốn “phú quốc cường binh”. Nên Mạnh Tử nói lảng sang chuyện khác, dùng những lời lẽ biện minh khôn khéo mong thuyết phục được vua Tề chấp nhận chủ trương “Vương đạo” của mình. Khi đó là thời chiến, lí tưởng của ông đặt ra mặc dù chẳng có gì cao xa nhưng khó có thể đạt được trong thời cuộc lúc bấy giờ. Tuy không hoàn toàn đồng ý nhưng do thán phục tài hùng biện nên ông được vua Tề cử làm khanh. Lúc Tề Tuyên Vương vạch kế hoạch đánh Yên có hỏi qua ý kiến thầy Mạnh Tử, ông chỉ trả lời rằng: “Lấy mà dân Yên vui lòng, thì nên lấy; nếu lấy mà dân Yên chẳng vui lòng thì chớ lấy” (Thủ chi nhi Yên dân duyệt, tắc thủ chi; thủ chi nhi Yên dân bất duyệt, tắc vật thử). Nhưng Tề Vương bỏ ngoài tai lời thầy, bất chấp lòng dân, đến khi đánh vào nước Yên, dân Yên nổi dậy chống lại quân Tề, làm thất bại âm mưu thôn tính Yên thì lúc này vua Tề mới hối tiếc sao không nghe lời khuyến cáo của thầy. Ở Tề được một thời gian ngắn, thì Mạnh Tử phải về Trâu chịu tang mẹ. Sau khi mãn tang ba năm, ông trở lại Tề, lúc này đã ngoài 50 tuổi. Người Yên dấy loạn, ông lại bỏ sang Tống, vẫn không thỏa được chí nguyện, ông tiếp tục sang Đằng. Tại Đằng, mặc dù Mạnh Tử có dịp phát biểu nhiều luận thuyết quan trọng, nhưng vì Đằng là một nước nhỏ, chu vi chỉ được có năm mươi dặm, lại nằm vào giữa hai đại cường là Sở và Tề, cho nên chẳng có tác dụng gì lớn lắm. Chẳng bao lâu thì Mạnh Tử nhận lời Lỗ Bình Công, trở về cố quốc, song, bởi có kẻ nói xấu, thọc gậy bánh xe, nên chẳng được 12 gặp mặt Bình Công. Sau ông du hành sang nước Lương, cho đến cuối cùng quay về nước Lỗ. Vì các nước đang theo đuổi việc “biến pháp canh tân” nhằm làm cho nước giàu binh mạnh mưu đồ thôn tính lẫn nhau. Mà cái “đức của thời Tam đại” của Mạnh Tử đưa ra không hợp với yêu cầu của bọn thống trị lúc bấy giờ nên ông quyết định về nơi chôn nhau cắt rốn tu thân, dạy học và cùng các học trò như Vạn Chương, Nhạc Khắc Chính, Công Tôn Sửu… trình bày học thuyết Nho gia, soạn ra sách Mạnh Tử, sống cuộc sống an nhàn, ẩn dật cho đến khi qua đời. 1.1.2 Con người: “Trăm năm bia đá cũng mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” Thật không dễ dàng khi được hậu thế xem như một vị thánh, mà vị thánh đó chỉ đứng thứ hai sau Khổng Tử trong hệ tư tưởng của Nho gia đó là Á Thánh Mạnh Tử. Từ một cậu bé Mạnh Kha mới 3 tuổi đã mất cha, sống trong tình yêu thương, nỗi vất vả cực khổ cũng như sự dạy dỗ nghiêm khắc của người mẹ hiền. Mạnh Mẫu quyết dạy dỗ con nên người. Có thể nói Mạnh Tử chịu ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ của ông và ông có được những đóng góp to lớn như thế một phần cũng nhờ sự dạy dỗ với “kỷ luật thép” của bà. Từ nhỏ đã mất cha nên ông hết lòng kính yêu, hiếu thảo với mẹ. Vì thế lúc sinh thời của ông, ngoài thời gian đi chu du liệt quốc thì phần lớn thời gian của cuộc đời ông đều sống kề cận bên mẹ. Sợ mẹ cô đơn khi tuổi già, ông thà nhận chức nhàn quan ở nước Tề để được gần bên chăm sóc mẹ. Từ xưa đã có câu “Dạy con từ thuở còn thơ”, để một đứa trẻ biết ngoan ngoãn nghe lời thì những bậc cha mẹ phải biết uốn nắn từ nhỏ mới mong được như thế. Và Mạnh Tử đã được mẹ dạy bảo như thế. Tuy còn ham chơi do tuổi nhỏ nhưng khi nghe những lời dạy bảo của mẹ, biết những việc làm của mình làm mẹ không vui thì cậu bé nhất quyết không tái phạm nữa. Như việc Mạnh Kha đang học giữa chừng bỏ về nhà chơi làm mẹ phiền lòng, sau khi được mẹ dạy bảo cậu đã không dám bỏ học ham chơi nữa mà quyết chí học hành ngày càng tiến bộ để trở thành một vị Á thánh như sau này. Hành động của ông quả là một tấm gương về lòng hiếu thảo đáng để noi theo. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” câu nói này thật thích hợp cho việc Mạnh Tử tỏ lòng tôn kính của mình đối với thầy dù người thầy đó chưa từng trực tiếp dạy ông một ngày một bữa. Ông nói “Tuy ta không trực tiếp làm môn sinh của Khổng Tử, nhưng những điều người truyền lại cho đời, ta đều biết. Thế là ta cũng là học trò của người 13 rồi, và người cũng là thầy của ta rồi”. Mạnh Tử là người duy nhất kế thừa và phát huy học thuyết của Khổng Tử phát triển lớn rộng và có ảnh hưởng nhất bất luận ở quan điểm nào về chính trị hay vương đạo, về học thuyết hay phản đối tà thuyết. Nói đến việc học của Mạnh Tử thì Khổng học đăng có câu: “Thiện học Khổng Tử giả, mạc nhược Mạnh Tử”. Nghĩa là “Khéo học đức Khổng Tử không ai bằng thầy Mạnh” [1, tr 512]. Đến hành trình cuộc đời mình ông cũng theo Khổng Tử như việc chu du các nước liệt quốc, thu nhận học trò để dạy học, và cuối đời ở ẩn viết sách. Nhà tư tưởng vĩ đại trong thời Chiến Quốc cũng kế thừa nhiều quan điểm của vị “Vạn thế sư biểu” như phạm trù “nhân” thật ra là việc duy tâm hóa “nhân” của Khổng Tử nhưng có những điểm mở rộng, tiến bộ hơn để phù hợp với tình hình thực tế lúc bấy giờ như “nhân” của Mạnh Tử không chỉ dừng lại ở việc nếu điều gì mình thích thì cũng thích cho người khác, cái gì mình không thích thì không thích cho người khác mà còn là người có Nhân suy cái mình yêu thì ngay đến cái mình không yêu cũng yêu. Kẻ bất nhân thì vì cái mình không yêu mà ngay đến cái mình yêu cũng chẳng yêu nữa. Một điểm nổi bật nữa ở Mạnh Tử khiến ta không thể không cung kính nể phục ông đó là ông rất hiên ngang, không hề run sợ trước uy quyền, trước cái xấu. Khi trình bày những quan điểm về “Nhân chính”, “Vương đạo”, “Tính thiện” nhiều lúc ông đã phê phán trực tiếp thế lực thống trị lúc bấy giờ. Nhờ tài năng thuyết phục, hùng biện của mình ông đã đưa ra những lí lẽ dẫn chứng khi thì bằng những lời nói gay gắt, trực diện, khi thì bằng những mẫu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa sâu sắc được ông cho là trong sách xưa có chép để nói lên chí của mình khi giao tiếp. Không màng danh lợi, không hề run sợ trước thế lực của bọn thống trị tàn ác muốn vì mục đích của mình mà bất chấp sinh mạng của dân, chẳng những ông không a dua, nịnh bợ mà còn thẳng thắn đả kích, can ngăn. Và trên hết là tấm lòng yêu thương con người, yêu thương dân. Ông khinh rẻ quyền thế phú quý. Mục đích của Mạnh Tử khi chu du thiên hạ không phải vì mưu cầu chức tước mà chỉ vì một lẻ là mong thiên hạ thái bình, nhân dân bách tính sống trong cảnh yên vui, ấm no. Vì thế ông mới ra đi mong tìm được một vị minh quân có thể áp dụng đạo lí của ông để cứu dân trong cảnh “dầu sôi lửa bỏng”. Những quan điểm học thuyết của ông dù cho đó là ông kế thừa và phát huy từ tư tưởng của Khổng Tử hay do ông đề ra đều dựa trên lợi ích của dân. Ông thật táo bạo khi đề ra quan điểm “Dân vi 14 quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” hay trong một lần trò chuyện với Lương Huệ Vương: “Trong bếp có thịt ngon, trong chuồng có ngựa béo, trong khi đó để dân đói khổ hiện rõ trên nét mặt, ngoài đồng có người chết vì không có miếng ăn, thế mà chỉ chăm lo vỗ béo súc vật, mặc cho dân chết đói, như vậy có khác gì cho súc vật ăn thịt dân lành. Thấy cầm thú ăn thịt lẫn nhau, người ta còn căm ghét, nay làm cha mẹ dân lo cho việc chính sự mà lại để cho chuyện súc vật ăn thịt người xảy ra thì còn làm cha mẹ dân ở chỗ nào? Ngày xưa, Khổng Tử có nói: “Kẻ làm hình nhân để tống táng chắc sẽ tuyệt tự!” Ngài quở trách như vậy vì kẻ kia làm tượng gỗ quá giống người thật để đem đi chôn (đem chôn tượng gỗ giống người còn không thể chấp nhận được), lẽ nào lại có thể để cho dân lành đang sống sờ sờ thế kia phải đói khổ mà chết?” (Mạnh Tử Lương Huệ Vương – Thượng). Tất cả những biểu hiện trên đều có thể làm rõ được tại sao Mạnh Tử lại được tôn làm thánh, được người của muôn đời sau kính trọng. Bởi ở chính là một tấm gương sáng cho lòng hiếu thảo và cũng như sự nhân từ, đức độ, yêu thương dân chúng và không sợ uy quyền. Nhưng bên cạnh đó ở ông cũng có một số hạn chế do tư tưởng của thời đại. Mặc dù luôn bênh vực dân nhưng ông vẫn không sao thoát khỏi hệ tư tưởng phong kiến là phải có người trị và người bị trị. Ông cho đó là điều tất nhiên của cuộc đời, con người ta sinh ra đã định trước như thế, do trời định sẵn không thể thay đổi được. Luôn đứng trên lập trường của giai cấp thống trị, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị phong kiến trong việc duy trì chế độ đẳng cấp nên ông cho rằng sự thống trị là nên có và phải có mà không biết rằng con người ta sinh ra mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, không ai có thể sống giùm cuộc đời người khác cũng như thay đổi số phận của họ bằng chính họ được cả. Những ý nghĩ đó quả thật có phần bảo thủ lạc hậu nhưng không vì thế mà ông đánh mất đi giá trị của mình cũng như sự tôn kính mà hậu thế dành cho ông. 1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng “Dân vi quý” trong sách Mạnh Tử: Bất cứ một học thuyết nào ra đời, đều có liên hệ với bối cảnh lịch sử của nó, cũng như tác giả của nó, tư tưởng “Dân vi quý” là một điển hình, được ra đời trong thời Chiến Quốc loạn lạc. Nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố để có thể hoàn thiện thành một tư tưởng nổi bật, độc đáo của riêng Mạnh Tử “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Không biết từ bao giờ, do ai tạo ra mà những tư tưởng tiến bộ đó đã 15 được ra đời khi giai cấp cầm quyền nhìn thấy tầm quan trọng cũng như sức mạnh của dân trong nước nên đã xem trọng dân, ra sức bảo vệ dân cũng như bảo vệ chính mình, đất nước mình, ngai vàng của mình. Có lẽ nó đã xuất hiện trước cả thời đại của Khổng Tử. Vì khi bàn đến vấn đề này Khổng Tử có nói “Thuật nhi bất tác” tức là ông chỉ thuật lại thôi, chứ không phải do ông sáng tác. Nhưng tư tưởng về xem dân là quan trọng, là quý Mạnh Tử không chịu ảnh hưởng của ai khác ngoài Khổng Tử cả, ông cho rằng: “Bá Di, Y Doãn, Khổng Tử, những vị ấy đều là bậc thánh nhân thời xưa, ta chưa có thể noi theo được, nhưng ý nguyện của ta là muốn học theo Khổng Tử” hay “Từ khi có loài người đến nay, chưa người nào có thể so sánh nổi Khổng Tử được” [23, tr 661]. Như vậy đủ thấy địa vị của Khổng Tử trong lòng Mạnh Tử và sức ảnh hưởng với ông lớn như thế nào rồi, nhưng ở ông đã có sự kế thừa có chọn lọc và có phần tiến xa hơn. Nếu như Khổng Tử chỉ nói là “quân quân, thần thần” nghĩa là vua giữ đạo vua thì bề tôi mới giữ đạo bề tôi mà nước mới trị được. Còn Mạnh Tử gay gắt hơn bảo “Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm; quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc dân; quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù” nghĩa là vua xem bề tôi như tay chân thì bề tôi xem vua như tấm lòng mình. Vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem vua như người dưng trong nước. Vua xem bề tôi như đất, như cỏ thì bề tôi coi vua như giặc thù mà thôi. Còn việc quan trọng hơn cả là khi Mạnh Tử bảo rằng dân là đáng quý nhất, sau đó đến xã tắc, đất đai, vua là sau cùng thường thường vậy thôi. Vì thế, được dân chúng mến mộ ủng hộ thì mới có thể làm thiên tử “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Thị cố, đắc hồ khâu dân nhi vi thiên tử” còn Khổng Tử thì luôn tôn quân ông chỉ khuyên vua yêu dân, làm lợi cho dân thì tự nhiên dân phục, nhưng ông vẫn cho vua là chủ động, dân là bị động. Yếu tố tiếp theo có thể kể đến đó là do thời đại, hoàn cảnh xã hội mà ông sống. Vốn có câu “hoàn cảnh tạo con người”, có lẽ có một phần đúng khi nói về Mạnh Tử. Ông sinh ra và lớn lên vào thời Chiến Quốc, thời đại mà chiến tranh xảy ra liên miên khiến dân tình chịu nhiều nỗi điêu đứng, khổ cực hơn cả so với các thời đại trước ông và cũng có thể nói là cả những thời đại sau ông cũng không thể bằng. Chính vì thế nên Mạnh Tử phẫn uất, bênh vực dân hơn cả. Nếu như hoàn cảnh có thể tạo con người thì ngược lại con người cũng có thể tạo nên hoàn cảnh. Xuất thân thuộc dòng dõi quý tộc nhưng đã bị sa sút, sống cuộc 16 sống như bao người dân bình thường hằng ngày mẹ ông phải bươn chải, làm lụng vất vả để mưu sinh nên ông phần nào hiểu được sự cơ cực của cuộc sống đó. Vì thế ông ra sức đưa ra hàng loạt các chính sách về kinh tế cũng như chính trị để đem đến cuộc sống no đủ cho người dân. 1.2 Vài nét về sách Mạnh Tử: Trung Quốc là đất nước nổi tiếng với nhiều cái tứ như “Tứ sử” (Sử ký, Hán thư, Hậu Hán thư, Tam quốc chí), “Tứ đại kỳ thư” (Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí, Kim Bình Mai) hay “Tứ đại mỹ nhân” (Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Ngọc Hoàng), “Tứ đại phát minh” (giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng) ngoài ra còn có bốn tác phẩm của Nho học Trung Hoa gọi là “Tứ thư” (Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử). Mạnh Tử là bộ sách kinh điển chiếm một địa vị rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Nho gia được các triều đại phong kiến hết sức coi trọng, chỉ đứng sau Luận Ngữ của Khổng Tử. Chẳng hạn như ở đời Hán đã có đặt chức quan bác sĩ chuyên ngành nghiên cứu Mạnh Tử. Đời Tống, chính thức được Chu Hi đưa vào hệ thống sách kinh điển. Các nhà cổ văn lớn đời Đường, đời Tống đều hết sức đề cao Mạnh Tử, không chỉ tôn sùng nội dung tư tưởng của bộ sách mà còn cố gắng học tập, mô phỏng cả hình thức văn chương, phương pháp diễn đạt trong đó nữa. Về các bản chú giải thì có một số bản được sử dụng rộng rãi như bản của Triệu Kỳ chú thích xếp trong Thập tam kinh chú sớ, bản của Chu Hi chú thích xếp trong Tứ thư tập chú và bản của Tiêu Tuần đời Thanh là Mạnh Tử chính nghĩa. Sau thời gian đi chu du liệt quốc, chí nguyện vẫn chưa thành, một phần vì tuổi tác, một phần vì bất đắc chí, Mạnh Tử lui về thu nhận học trò dạy học và cùng một số môn đồ của mình như Công Tôn Sửu, Vạn Chương, Nhạc Khắc Chính… xếp đặt lại thứ tự trong Kinh Thi, Kinh Thư, thuật lại ý của Trọng Ni, ghi chép những lời ông đã bàn luận đối đáp với các vua chư hầu và những lời bàn luận phê bình giữa ông và các học trò với các học thuyết khác như học thuyết của Mặc Tử, Dương Chu, soạn ra sách Mạnh Tử. Sách Mạnh Tử gồm có bảy thiên chia làm hai phần: Mạnh Tử thượng và Mạnh Tử hạ. Mỗi thiên lại được chia làm hai phần: phần thượng và phần hạ, mỗi phần cũng lại chia ra làm nhiều chương đoạn. Cụ thể như sau: Mạnh Tử thượng gồm: 1. Lương Huệ Vương (thượng – hạ) 17 2. Công Tôn Sửu (thượng – hạ) 3. Đằng Văn Công (thượng – hạ) Mạnh Tử hạ gồm: 1. Ly Lâu (thượng – hạ) 2. Vạn Chương (thượng – hạ) 3. Cáo Tử (thượng – hạ) 4. Tận Tâm (thượng – hạ) Nội dung chính gồm: Tâm học (tư tưởng triết học, luân lý đạo đức) và Chính trị học (chính trị xã hội). Về Tâm học: theo luận thuyết của Mạnh Tử thì mỗi người sinh ra đều có tính thiện do trời phú cho “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Để phát triển “lương tri lương năng” hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp, giữ cho tính thiện đó không bị mờ tối, biến chất để trở thành người lương thiện thì cần phải thường xuyên gìn giữ, trau dồi, phát huy nó. Tính thiện có bốn mối gọi là “Tứ đoan” gồm Nhân (lòng trắc ẩn), Nghĩa (lòng tu ố), Lễ (lòng từ nhượng), Trí (lòng thị phi). Ngoài ra còn có phạm trù “Nhân”, “Nghĩa”. Ông cho rằng Nhân là tâm của con người, Nghĩa là đường đi của người đời. Sống phải có tâm, đi lại phải có đường, do đó dường như nhân nghĩa của Nho gia gắn bó mật thiết với con người ở mọi nơi mọi lúc như hình với bóng. Hai phạm trù này luôn song song tồn tại cùng nhau tạo thành “Nhân nghĩa”, là bản tính thiện bẩm sinh của con người, không ai cho và cũng không ai lấy đi được. Về Chính trị học: Mạnh Tử kế thừa những luận điểm “đức trị”, “lễ giáo” của Khổng Tử, kêu gọi giai cấp thống trị hãy thi hành nhân chính (chính sự dựa trên đức nhân) để thu phục nhân tâm, thống nhất thiên hạ. Nội dung nhân chính về đại thể bao gồm: giảm hình phạt, nhẹ thuế khóa, tạo điều kiện để dân được an cư lạc nghiệp, tăng gia sản xuất thóc lúa dâu gai. Cơ sở kinh tế của nhân chính là chế độ tỉnh điền thời xa xưa. Trong đó nổi bật nhất là chủ trương: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành. Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải 18 chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục để dân hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành. Về mặt nội dung là thế. Còn về mặt ngôn ngữ và hình thức biểu hiện của sách Mạnh Tử thì có nhiều điểm đặc sắc, nổi bật tiến bộ hơn sách Luận Ngữ. Mạnh Tử được cho là người học trò thành công nhất của Khổng Tử. Một người học trò khéo học thầy là người học trò học cốt ở tinh thần của thầy, chứ không phải cứ lắp miệng thầy mà nói theo. Chính vì thế, ở sách Mạnh Tử tuy có dựa vào tinh thần của đức Khổng, có đến hai mươi chín chỗ trích dẫn lời của Khổng Tử, nhưng còn giọng văn, nét mực thì có nhiều chỗ trái hẳn với đức Khổng. Ông sống và hoạt động giữa thời Chiến Quốc, cách xa đức Khổng Tử hơn một trăm năm. Chính vì thế, tuy thầy thường nói rằng: “Bá Di, Y Doãn, Khổng Tử, giai cổ thánh nhân dã, ngô vị năng hữu hành yên; nãi sở nguyện, tắc học Khổng Tử dã”, nghĩa là: “Ông Bá Di, Y Doãn, đức Khổng Tử, thảy thánh nhân đời xưa cả, ta chưa có thể làm được như các ngài. Nhưng chí nguyện của ta thời chỉ ưng thầy Khổng Tử mà thôi”. Nhưng thời ấy, vào cái thời Chiến Quốc chiến tranh loạn lạc, tranh thành nhau bằng đánh, tranh đất nhau bằng đánh (tranh thành dĩ chiến, tranh địa dĩ chiến); giết người đầy khắp đồng, chôn nhau đầy khắp lũy (sát nhân dinh dã, sát nhân dinh thành) đó thì thầy không thể nào không chịu ảnh hưởng của các thuyết khách biện sĩ thuộc các phái “tung hoành” lúc bấy giờ như Dương Chu, Cáo Tử, Mặc Địch, Hứa Hành, Tống Kinh, Trung Chu. Vì thế mà văn chương nghị luận của thầy giàu chất hùng biện. Thầy là một nhà hùng biện đại tài, rất phi thường giàu lòng nhiệt thành và đầy nghị lực. Một mặt thầy đánh với phường công lợi chiến tranh, một mặt thầy đánh với bọn tà thuyết dị đoan. Thầy thường than rằng: “Ta có thích hùng biện đâu, chỉ là bất đắc dĩ đấy thôi”. Lời văn của ông trong sáng, rành mạch, giàu hình tượng, đôi chỗ rất dí dỏm. Ông lại khéo dùng ngụ ngôn, tỉ dụ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm, cho nên đọc bộ sách từ đầu đến cuối thấy rất sinh động, hấp dẫn. Tuy chủ yếu là trình bày những quan điểm về vương đạo, nhân chính, bình trị thiên hạ, tính thiện… nhưng không khô khan trừu tượng, khó hiểu như một số tác phẩm tản văn triết học khác thời Tiên Tần. 19 CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TƯ TƯỞNG THỜI ĐẠI MẠNH TỬ 2.1 Bối cảnh lịch sử: Trung Quốc không chỉ được biết đến với đất nước có diện tích lớn nhất và dân số đứng đầu thế giới mà còn là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại sớm nhất cùng với Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại. Lịch sử Trung Quốc đã trải qua nhiều triều đại với nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Theo truyền thuyết và chính sử thì mở đầu là thời kỳ khai thiên lập địa đến triều Hạ, triều Thương, triều Tây Chu, triều Đông Chu với hai giai đoạn là Xuân Thu - Chiến Quốc, triều Tần, triều Hán, Ngụy Tấn Nam Bắc triều, triều Tùy Đường, triều Tống, triều Nguyên, triều Minh và triều Thanh. Ở đây do đề tài về cuộc đời và thời đại Mạnh Tử nên người viết chỉ trình bày từ khởi thủy đến lúc Mạnh Tử sống là thời Xuân Thu - Chiến Quốc. - Thời kỳ khai thiên lập địa: Theo thần thoại với việc Bàn Cổ tạo nên trời đất và các bộ phận trên cơ thể của ông sau này biến thành mặt trời, mặt trăng, sao, núi sông và cây cỏ. - Thời kỳ bầy đàn nguyên thủy: Đây là giai đoạn đầu của tổ tiên loài người với một số loài vượn cổ nguyên thủy sinh sống như người vượn Nguyên Mưu, người vượn Lam Điền và người vượn Bắc Kinh sống cách đây hàng triệu năm. Khi đó họ đã biết chế tạo và sử dụng một số công cụ lao động thô sơ để hái quả, đào rễ củ và chống thú dữ. Họ tập hợp sống thành bầy đàn để lao động, kiếm thức ăn và chống dã thú tấn công nên được gọi là bầy đàn nguyên thủy. - Thời kỳ công xã thị tộc: Tổ tiên loài người lúc ấy lần lượt sáng chế ra hàng loạt các công việc có ích như việc làm chỗ ở trên cây, đan lưới bắt cá, làm cung tên bắn chim, chăn nuôi thú, trồng trọt và trên hết là họ đã phát hiện và sử dụng lửa. Tất cả những phát minh đó, trên thực tế do nhiều người quan sát rồi mò mẫm làm ra nhưng lúc bấy giờ truyền thuyết đều cho rằng mỗi việc đều do một người làm ra và dạy dân làm theo như Hữu Sào, Phục Hi, Thần Nông và Toại Nhân. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng