Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng dân chủ của phan bội châu với quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở v...

Tài liệu Tư tưởng dân chủ của phan bội châu với quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở việt nam hiện nay

.PDF
199
106
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------o0o---------- LẠI VĂN NAM TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU VỚI QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN N TI N S TRI T HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------o0o---------- LẠI VĂN NAM TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU VỚI QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: LỊCH SỬ TRI T HỌC Mã số: 62.22.80.01 LUẬN N TI N S TRI T HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ Cán bộ phản biện độc lập: 1. PGS.TS. ĐẶNG HỮU TOÀN 2. PGS.TSKH. LƢƠNG ĐÌNH HẢI Cán bộ phản biện: 1. PGS.TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH 2. TS. NGUYỄN SINH K 3. PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 LỜI C M ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết sức quý báu của các tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân của tôi đến PGS,TS. Lương Minh Cừ đã tận tâm hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cám ơn tập thể quý thầy cô trong Khoa Triết học, Phòng Sau đại học Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong qúa trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tài chínhMarketing, lãnh đạo Khoa Cơ bản, Khoa Lý luận chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Xin được biết ơn sâu sắc gia đình, những người thân, bạn bè đồng nghiệp đã luôn là nguồn động viên to lớn về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án này. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019 Nghiên cứu sinh LẠI VĂN NAM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Lương Minh Cừ. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố. Các tài liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019 Nghiên cứu sinh LẠI VĂN NAM MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài............................................................. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ................................................................... 15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .............................................. 16 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ................................. 16 6. Cái mới của luận án ........................................................................................ 16 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án ....................................... 17 8. Kết cấu cơ bản của luận án............................................................................. 17 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 18 Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU ........................................................................ 18 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - HỘI HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU ....................................................................................... 18 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu ............................................... 18 1.1.2. Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu ............................................... 32 1.2. TIỀN ĐỀ VĂN HO , TƢ TƢỞNG HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU ................................................................................................ 46 1.2.1. Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam với sự hình thành tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu ............................................................................... 46 1.2.2. Tinh hoa tư tưởng, văn hóa phương Đông và phương Tây với sự hình thành tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu ....................................................... 52 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................ 69 Chƣơng 2. QU TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU ...............................................................................72 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU ........................................................................................................... 72 2.1.1. Giai đoạn trước khi xuất dương - tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống và Nho giáo ..................................... 72 2.1.2. Giai đoạn hoạt động ở nước ngoài - tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của tư tưởng canh tân ............................................................... 78 2.1.3. Giai đoạn bị thực dân Pháp giam lỏng tại Huế (1925-1940) - tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin ............... 90 2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU ....96 2.2.1. Quan điểm của Phan Bội Châu về nhà nước dân chủ .............................. 99 2.2.2. Quan điểm của Phan Bội Châu về các quyền và nghĩa vụ của công dân ..... 107 Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................... 123 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, HẠN CH VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TRONG TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU ..................... 125 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHỦ Y U TRONG TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU . 125 3.1.1. Tính chất quá độ trong tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu ....................125 3.1.2. Tính kế thừa và phát triển trong tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu .......... 134 3.1.3. Tính nhân văn trong tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu ..................... 142 3.2. GIÁ TRỊ, HẠN CH VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TRONG TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA PHAN BỘI CHÂU ...................................................................................... 145 3.2.1. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu.............. 145 3.2.2. Bài học lịch sử từ tưởng dân chủ của Phan Bội Châu với quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay............................................... 162 Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................... 179 K T LUẬN CHUNG .................................................................................... 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 186 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đ CÔNG BỐ LIÊN QUAN Đ N ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................................ 193 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển của xã hội, cùng với các yếu tố, các lĩnh vực khác như: kinh tế, văn hóa, khoa học, pháp luật, an ninh, quốc phòng… việc phát huy dân chủ có một vai quan trọng đối với sự tiến bộ của xã hội. Bởi lẽ, dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại diện do nhân dân bầu ra, là yếu tố có ý nghĩa quyết định, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của xã hội một cách ổn định và bền vững. Dân chủ không phải là sản phẩm của tự nhiên, nó là kết quả của quá trình phấn đấu, đấu tranh của các giai cấp, các lực lượng tiến bộ trong công cuộc chống áp bức, bất công trong xã hội. Vì vậy trong lịch sử tư tưởng nhân loại, dân chủ là một trong những vấn đề luôn được quan tâm, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Lý luận về dân chủ là một tiến trình phát triển không ngừng, từ tư tưởng chống bất bình đẳng, chống sự phân biệt đẳng cấp của Đức Phật và quan điểm dân vi quý của Mạnh Tử, đến lý luận về dân chủ, dân quyền trong cuộc cách mạng tư sản sau này… đều phản ánh khát vọng ngày càng mạnh mẽ của nhân dân và các lực lượng tiến bộ về một xã hội dân chủ hơn, công bằng hơn. Về thực hành dân chủ, dân chủ cũng là một quá trình phát triển, vận động không ngừng với mô hình nhà nước dân chủ đầu tiên ở Aten, Hy Lạp vào cuối thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ V trước công nguyên cho đến nhà nước dân chủ tư sản ở các nước Phương Tây thì các thành tựu về dân chủ từng bước được thực thi, các giá trị về dân chủ và dân quyền trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, kế thừa các giá trị phổ quát của nhân loại về dân chủ, V.I.Lênin đã không chỉ khẳng định dân chủ là quyền của nhân dân nói chung mà còn chỉ rõ dân chủ là quyền làm chủ của đại đa số quần chúng nhân dân lao động, giai cấp vô sản, những người bị áp bức bất công, đặc biệt nhân dân lao động tại các nước thuộc địa. Ông viết: 2 “Giai cấp vô sản không thể giành được thắng lợi bằng cách nào tốt hơn là thông qua chế độ dân chủ, nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt để và đem những yêu sách dân chủ được đề ra một cách kiên quyết nhất mà gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh của họ” (V.I.Lênin, 1987, Toàn tập, tập 27, tr 78 - 79). Bằng sự hiểu biết sâu sắc về thực tiễn cách mạng Việt Nam, trên nền tảng tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông và Phương Tây, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản tư tưởng hết sức quý giá, trong đó có tư tưởng về dân chủ. Người cho rằng: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ” (Hồ Chí Minh, 2011, Toàn tập, tập 9, tr.12); “Các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến làng, đều là công bộphâc của nhân dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải là để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” (Hồ Chí Minh, 2011, Toàn tập, tập 4, tr. 9). Trải qua hơn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước do Đảng, Nhà nước và nhân dân ta khởi xướng, lãnh đạo và tiến hành, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của xã hội. Cùng với việc đổi mới và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng xác định: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam, tr. 29). Quan điểm đề cao dân chủ cũng đã được Đảng ta khẳng định rõ trong mục tiêu xây dựng chế độ xã hội ta là: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ...” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr. 70). Vì thế, trong quá trình thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được những tiến bộ to lớn, đáng ghi nhận: “Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy ngày càng tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nhiều cấp ủy, chính quyền đã lắng nghe, tăng cường tiếp 3 xúc, đối thoại với nhân dân, tôn trọng các ý kiến khác nhau” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.167); các quyền con người, quyền công dân về mọi mặt được công nhận, tôn trọng bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật; ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ xã hội của nhân dân, ý thức về dân chủ trong chủ nghĩa xã hội tăng lên; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có tiến bộ; nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền đã lắng nghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, tôn trọng các ý kiến khác nhau (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr. 167)... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc phát huy dân chủ ở nước ta trong những năm vừa qua, chưa thực sự đáp ứng tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội: “Nhận thức về dân chủ trong bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi. Quyền làm chủ nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn vi phạm.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr. 169). Những hạn chế trên đã và đang tác động tiêu cực đến công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, vì vậy đòi hỏi chúng ta “phải quyết tâm, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr. 75) nhằm xây dựng đất nước ta trở thành một đất nước: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ ph hợp; có nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.70). Để hoàn thành sứ mệnh có ý nghĩa lịch sử to lớn và cao cả đó, một mặt chúng ta cần phải biết tiếp thu có chọn lọc những giá trị về dân chủ tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại; mặt khác, chúng ta cũng cần phải biết kế thừa, phát huy những tinh hoa giá trị tư tưởng tốt đẹp trong việc đề cao vai trò của dân, “trọng dân”, “thân dân”, “khoan sức dân”… trong truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam, biến những giá trị đó trở thành động lực và sức sức mạnh tinh thần to lớn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn vừa có tính thời sự cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài. 4 Dân tộc Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, luôn đề cao vai trò của nhân dân, dân là gốc. Vì thế, dân chủ không chỉ đã góp phần khẳng định bản chất tốt đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam, mà còn là một trong những nhân tố góp phần làm nên mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Một trong những nhà tư tưởng, nhà cách mạng tiêu biểu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trước Cách mạng Tháng tám là Phan Bội Châu (1867 - 1940), một chí sĩ yêu nước, nhà hoạt động chính trị tiêu biểu cho phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sự nghiệp cứu nước không mệt mỏi của ông là tấm gương mãi tỏa sáng cho mọi thế hệ Việt Nam noi theo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định ông là: “Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” (Hồ Chí Minh, 2000, Toàn tập, tập 2, tr. 172). Phan Bội Châu không chỉ để lại cho chúng ta tấm gương về lòng yêu nước đầy nhiệt huyết, tinh thần hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân cao cả, mà còn để lại cho chúng ta những di sản tư tưởng to lớn trong nhiều lĩnh vực như triết học, chính trị, văn hóa,… trong đó, đặc biệt là tư tưởng về dân chủ; nổi bật là quan điểm của ông về nhà nước dân chủ mà bản chất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và các quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Nếu bỏ qua những hạn chế về hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, lập trường giai cấp thì tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu vẫn còn nguyên ý nghĩa và bài học lịch sử quý báu đối với quá trình thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay đó là: thực hiện dân chủ phải dựa trên cơ sở gắn với “dân quyền” và “quốc quyền”; thực hiện dân chủ phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của lịch sử và thực tiễn đời sống xã hội; thực hiện dân chủ phải gắn với kỷ cương, pháp luật… Cho nên, tác giả đã chọn vấn đề “Tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu với quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học cuả mình. 2. T ng quan t nh h nh nghi n c u đề t i Phan Bội Châu là một trong những chí sĩ yêu nước và cũng là một trong những nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 5 Do vậy, cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung, những quan điểm thể hiện tư tưởng dân chủ trong tư tưởng của ông nói riêng, đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước với một số công trình ở các góc độ khác nhau. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về tư tưởng dân chủ trong tư tưởng của Phan Bội Châu ở các hướng chính sau: Hƣớng th nhất, những công trình nghiên c u li n quan đến điều kiện và tiền đề h nh th nh tƣ tƣởng của Phan Bội Châu. Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Phan Bội Châu, trong đó có tư tưởng dân chủ chính là sự phản ánh khá chân thực đặc điểm lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Vì thế, đã có các công trình, tác phẩm của các tác giả quan tâm tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, có thể khái quát: Một là, các công trình nghiên cứu những tiền đề kinh tế, xã hội xuất hiện tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có tư tưởng của Phan Bội Châu. Về chủ đề này, trước hết, đó là tác phẩm Phan Bội Châu và thời đại ông, của G.Boudarel, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997 đã nghiên cứu một cách khá công phu về Phan Bội Châu. Phương pháp chính được sử dụng trong tác phẩm là sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic, nhằm đi sâu phân tích đặc điểm của xã hội Việt Nam về các mặt kinh tế - xã hội, tư tưởng trong bối cảnh lịch sử khu vực Đông Nam Á và thế giới. Trong các công trình viết về Tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX còn có cuốn Tư tưởng cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của Lê Thị Lan, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tác giả trình bày khá khái quát các điều kiện xuất hiện tư tưởng cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tiếp đến là công trình Nghiên cứu Phan Bội Châu của Chương Thâu, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004. Đây là công trình tập hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học của tác giả trong hơn 40 năm. Trong phần thứ nhất công trình này với tựa đề Thân thế và sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu tác giả đã làm rõ bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu từ 6 hoàn cảnh quê hương, xứ sở cũng như hoàn cảnh chính trị - xã hội trong khu vực như Trung Hoa, Nhật Bản, lý giải được chủ trương làm cách mạng lẫn những thay đổi trong đường lối cứu nước của ông. Bên cạnh đó còn có công trình Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do Trương Văn Chung, Doãn Chính (đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; cũng như đề tài Tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua một số chân dung tiêu biểu, (Mã số: B2004-18b-06) do Vũ Văn Gầu làm chủ nhiệm. Thông qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong đề tài, các tác giả của đề tài trên đã phân tích nêu bật được những tiền đề xuất hiện tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Công trình Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, Nxb. Chính trị quốc gia, 2006 của Nguyễn Văn Hòa. Đây là công trình có nội dung phong phú trên khía cạnh tư tưởng triết học và tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu. Nội dung tác phẩm với 179 trang viết được tác giả phân làm 3 chương, 9 tiết, trong đó chương 1 với tiêu đề Điều kiện hình thành và phát triển tư tưởng triết học của Phan Bội Châu (từ trang 9 đến trang 57), tác giả đã đi sâu phân tích ba tiền đề cơ bản trong việc hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu: một là, xuất phát tư điều kiện lịch sử xã hội ở Việt Nam và thế giới trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX theo tác giả của công trình này thì đây là tiền đề có “ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu” (Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, Nguyễn Văn Hòa, Nxb. Chính trị quốc gia, 2006, tr. 24); hay trong luận án tiến sĩ Bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - giá trị và bài học lịch sử của Phạm Đào Thịnh (2009), tác giả đã làm rõ ba vấn đề: một là, tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thế giới; những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ở nước ta; những tiền đề lý luận và yếu tố chủ quan của các nhà tư tưởng tạo nên bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; hai là, từ những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị, tác giả đã trình bày khái quát nội dung, đặc điểm của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thông 7 qua tư tưởng của các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng, và thông qua trào lưu tư tưởng Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục; ba là, những tiền đề chủ quan (như bản thân, gia đình, quê hương,…) cũng là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu. Hai là, các công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng qua lại giữa tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu đối với phong trào cách mạng cũng như những nhà tư tưởng khác, như: Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ của Khổng Tử, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn đối với Phan Bội Châu, ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc đối với sự chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu. Nội dung này không thể không kể đến các tác phẩm và công trình: Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á; Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng thế giới của Shiraisi Masaya (bản dịch của Trần Sơn), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Nội dung trong tác phẩm được kết cấu thành 14 chương với gần 900 trang sách (nguyên bản) đã chứng tỏ đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của tác giả về vấn đề này. Chủ đề của công trình là nghiên cứu phong trào dân tộc Việt Nam, tác giả đặt trọng tâm vào việc xem xét đường lối, chủ trương hoạt động của Phan Bội Châu, chủ yếu trong thời kỳ Phan Bội Châu ở Nhật Bản để từ đó khái quát, phân tích những đặc điểm của phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ba là, các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các tư tưởng phương Đông, Phương Tây đối với sự hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu như: Công trình của Minh Anh (Hoàng Kim Kính), Tìm hiểu tư tưởng Khổng giáo của Phan Bội Châu qua “Khổng học Đăng”, trong 40 năm Viện Triết học Một số kết quả nghiên cứu, Hà Nội, 2002, tr. 216 - 221; hay trong bài viết, Tư tưởng của Phan Bội Châu qua tác phẩm “Xã hội chủ nghĩa” đăng trong Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 295 - 312), đã phân tích và nêu bật được giai đoạn chuyển biến quan trọng về tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam của Phan Bội Châu khi tiếp nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin; và tác phẩm Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, Nxb. 8 Chính trị quốc gia, 2006, tác giả Nguyễn Văn Hòa đã trình bày Cách mạng Tháng Mười Nga với bước đầu chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu. Như vậy, qua những công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu ở hướng thứ nhất, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã trình bày khá bao quát về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của ông, trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giúp chúng ta có cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc về chân dung của một nhà yêu nước, nhà văn hóa, nhà chính trị và nhà tư tưởng lớn của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Phan Bội Châu. Tuy nhiên, các công trình trên chưa tập trung trình bày, lý giải một cách hệ thống những đặc điểm về bối cảnh lịch sử, về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Phan Bội Châu, như năng lực, phẩm chất cá nhân Phan Bội Châu, truyền thống gia đình, quê hương và cuộc đời hoạt động cách mạng gian khổ, nhiệt thành của ông đã ảnh hưởng, ghi dấu ấn đến quá trình hình thành và nội dung tư tưởng dân chủ của ông như thế nào. Mặt khác, các công trình trên cũng chưa đi sâu phân tích, chỉ ra Phan Bội Châu đã tiếp thu, kế thừa những tiền đề lý luận trước đó, như truyền thống tư tưởng và văn hóa dân tộc; quan điểm về dân và vấn đề nhân sinh của Nho, Phật; tư tưởng dân chủ tiến bộ Phương Tây, đặc biệt là ảnh hưởng, tiếp thu tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác, như thế nào trong những quan điểm dân chủ của ông. Đây chính là những vấn đề trọng tâm mà nghiên cứu sinh cần tập trung nghiên cứu, trình bày, lý giải làm rõ trong luận án. Hƣớng th hai, những trình nghiên c u li n quan đến quá trình hình thành và nội dung tƣ tƣởng dân chủ của Phan Bội Châu. Về hướng nghiên cứu này, có thể khái quát như sau: Thứ nhất, là các công trình nghiên cứu khái quát, hệ thống, từng giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu. Trước hết, đó là tác phẩm Phan Bội Châu của Hoài Thanh, Nxb. Văn hóa Hà Nội, năm 1978. Nội dung cuốn sách này được tác giả kết cấu thành 5 phần, thể hiện năm giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Phan Bội Châu. Đó là các giai đoạn hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu: Trước khi ra nước ngoài; Những năm đầu ở nước ngoài; Phong trào Đông Du tan rã và thời 9 gian Bạn Thầm; Hội Việt Nam Quang phục hội và thời gian bị cầm tù ở Quảng Châu; Những năm cuối ở nước ngoài; Từ sau khi bị bắt về nước. Điểm được coi là dễ tiếp cận trong tác phẩm này, so với các công trình nghiên cứu c ng đề tài, ở chỗ tác giả đã tiếp cận dưới góc độ văn học ngôn ngữ, thông qua việc phân tích, chứng minh, bình luận những tác phẩm thơ, văn, phú... của Phan Bội Châu trong từng giai đoạn, để từ đó đúc rút ra những giá trị tư tưởng và đã thể hiện rõ những bước chuyển trong cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu. Nghiên cứu một cách khái quát và có tính hệ thống từng giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu còn có công trình Nghiên cứu Phan Bội Châu của Chương Thâu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004, đây là một cuốn sách tập hợp, tuyển chọn một số công trình trong gần 50 năm nghiên cứu của tác giả. Nội dung của công trình này, được tập hợp thành ba phần: Phần thứ nhất, với tiêu đề “Phan Bội Châu - Thân thế và sự nghiệp cứu nước; Phần thứ hai, với tiêu đề “Giới thiệu một số tác phẩm của Phan Bội Châu”; Phần thứ ba, với tiêu đề “Một số bài chuyên khảo về Phan Bội Châu” là tập hợp những bài viết giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu như: Thiên hồ! Đế hồ!, xã hội chủ nghĩa, chủng diệt dư ngôn… đặc biệt nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề con người của Phan Bội Châu, trong phần này có bài giới thiệu tác phẩm Nhân sinh triết học (bài viết đã được đăng trên tạp chí Triết học tháng 12 năm 1981), qua việc nghiên cứu tác phẩm này, tác giả đã đi đến khẳng định: “Tư tưởng Phan Bội Châu về con người, là phần quan trọng nhất trong tư tưởng triết học của cụ”. Thông qua tư tưởng về con người, với việc phân tích các quyền cơ bản của con người của Phan Bội Châu chúng ta cũng thấy được quan điểm dân chủ của ông. Cùng với chủ đề này cũng có công trình Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu, Nxb. Nghệ An, 2005. Đây là công trình của Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, để kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du. Nội dung kết cấu của tác phẩm bao gồm ba phần chính: một là, Phong trào Đông Du - những vấn đề chung; hai là, Nhân vật Đông Du; ba là, Di sản văn hóa Đông Du. Qua các tham luận của các nhà khoa học, có thể thấy rằng các tác giả đều khẳng định phong trào Đông Du và nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà tư tưởng Phan Bội Châu đã giữ một vị trí và ý nghĩa rất quan 10 trọng, trong lịch sử dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX, như Đinh Xuân Lâm đã khẳng định: “Phan Bội Châu là người đứng đầu phái bạo động, nhưng đồng thời Cụ cũng là một nhà Nho duy tân tiêu biểu, suốt đời phấn đấu cho công cuộc vận động duy tân, tự cường dân tộc. Có thể nói thêm rằng, đối với các sỹ phu “tân tiến” đầu thế kỷ XX của nước ta, thì “duy tân” và “bạo động”, là hai biện pháp để đạt mục tiêu chung, “duy tân” suy yếu đến cùng lại là mặt chủ yếu là sự chuẩn bị tích cực để tiến tới bạo động. Vì vậy, có thể khẳng định Phan Bội Châu chính là ngọn cờ đầu trong phong trào Duy tân nước ta hồi đầu thế kỷ XX”( Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu, Nxb. Nghệ An, 2005, tr.15). Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu, còn có tác phẩm Phan Bội Châu về tác giả và tác phẩm, của Chương Thâu và Trần Ngọc Vương (giới thiệu và tuyển chọn), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007. Nội dung của cuốn sách là tập hợp của 60 bài chuyên khảo và cảm nhận của các nhà khoa học trong nước và thế giới, với 156 trang cuốn sách được phân làm ba phần: Phần một, “Người khổng lồ trong thế giới bề bộn”; Phần hai, “Phan Bội Châu - câu thơ dậy sóng”; Phần ba, “Những dấu ấn không mờ”. Đặc biệt, trong phần một của cuốn sách, các nhà khoa học đã có những đánh giá sâu sắc, có giá trị về tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung, và tư tưởng về “dân quyền”, “quốc quyền” cũng như về giải phóng con người của Phan Bội Châu nói riêng. Thứ hai, là các công trình nghiên cứu nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu. Về chủ đề này phải kể đến các công trình như: Nhà yêu nước và nhà văn Phan Bội Châu của Lam Giang, Nxb. Tân Việt, Sài Gòn, 1959; Giai thoại Phan Bội Châu của Chương Thâu, Nxb. Nghệ An - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005. Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về tư tưởng của Phan Bội Châu còn có các công trình khác được công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: Cụ Phan Bội Châu sinh năm nào?, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 97, 1967; “Quá trình tiếp thu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười của Phan Bội Châu”, Tạp chí Triết học, số 4 (19), 1977; “Chủ trương phát triển kinh tế 11 của Phan Bội Châu trong cuộc vận động cách mạng đầu thế kỷ”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5, 1978… Đặc biệt, trong công trình Phan Bội Châu con người và sự nghiệp của trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997, tập hợp các báo cáo của hội nghị khoa học, kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Phan Bội Châu. Công trình khoa học này đã tập hợp làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tư tưởng và vai trò của Phan Bội Châu, đối với phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Trong đó có các bài viết, công trình nghiên cứu về hoạt động ở nước ngoài của Phan Bội Châu; những đóng góp về văn hóa tư tưởng của Phan Bội Châu; một số tư liệu mới về Phan Bội Châu. Nội dung của các tham luận công trình nêu trên đã khai thác nhiều khía cạnh quan trọng trong cuộc đời hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, về tư tưởng cũng như phương pháp cách mạng, về ảnh hưởng to lớn của cụ Phan đối với thế hệ thanh niên yêu nước đương thời, các bài viết đều đã chỉ ra tinh thần đổi mới, ý thức duy tân sâu sắc của nhà yêu nước Phan Bội Châu trong cuộc đời hoạt động và tư tưởng của ông. Như vậy, với hướng nghiên cứu thứ hai này, các nhà nghiên cứu đề cập khá sâu rộng, bao quát về nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu, dưới nhiều góc độ kể cả lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các công trình trên mới chủ yếu tập trung nghiên cứu về nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung, chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách tập trung, hệ thống vấn đề dân chủ trong tư tưởng của ông. Đây là vấn đề, là nhiệm vụ chính trong nội dung luận án, mà nghiên cứu sinh cần tiếp tục triển khai, thực hiện. Hƣớng th ba, những trình nghiên c u li n quan đến sự nhận định, đánh giá về những đặc điểm cơ bản, giá trị và bài học lịch sử trong tƣ tƣởng của Phan Bội Châu nói chung v tƣ tƣởng dân chủ nói riêng. Về chủ đề này có các công trình sau: Phan Bội Châu con người và sự nghiệp của Trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997, là tập hợp các báo cáo của hội nghị khoa học kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Phân Bội Châu. Công trình đã tập trung ba vấn đề: một là, hoạt động của nước của Phan Bội Châu; hai là, những đóng góp về văn hóa tư tưởng của Phan Bội Châu; ba là, một số tư liệu mới về Phan Bội Châu. Nội dung của các 12 tham luận trong cuốn sách trên đã khai thác nhiều khía cạnh quan trọng trong cuộc đời hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, về tư tưởng cũng như phương pháp cách mạng, về ảnh hưởng to lớn của cụ Phan đối với thế hệ thanh niên yêu nước đương thời. Đặc biệt các báo cáo đều đã chỉ ra tinh thần đổi mới, ý thức duy tân sâu sắc của nhà yêu nước Phan Bội Châu trong cuộc đời hoạt động và tư tưởng của mình. Công trình Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, 3 tập của GS.Trần Văn Giàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1996,1997, 1998. Đây là công trình có tính tổng kết quá trình phát triển của tư tưởng Việt Nam qua ba hình thức, tạo ra sự chuyển biến, thay đổi về chất của tư tưởng Việt Nam; đó là: “Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử”; “Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử”; “Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin - tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam”. Đặc biệt, trong chương thứ hai của tập 2, với tiêu đề Phan Bội Châu - Nhà tư tưởng tiêu biểu ở đầu thế kỷ XX, tác giả đã trình bày khá sâu sắc và khái quát những nội dung tư tưởng triết học của Phan Bội Châu, tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu và quan điểm sử học của Phan Bội Châu. Trong đó vấn đề con người, vấn đề dân chủ là một trong những chủ đề nổi bật trong tư tưởng của Phan Bội Châu. Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Không thấy ai đả động tới vấn đề con người bằng Sào Nam, riêng điều ấy cũng đủ chứng tỏ rằng tư tưởng cụ Phan cao hơn tư tưởng nhiều bạn đồng chí của mình” (Trần Văn Giàu, 1997, t. 2, tr.128). Tác phẩm Phan Bội Châu - Nhà yêu nước, nhà văn hóa của Chương Thâu, Nxb.Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, xuất bản năm 2012. Công trình gồm: phần thứ nhất, “Phan Bội Châu - nhà yêu nước - nhà văn hóa”; phần thứ hai, “Tư tưởng Phan Bội Châu” và phần phụ lục I, “Thơ văn Phan Bội Châu (trích tuyển), phụ lục II. Trong đó, tác giả đã khẳng định: “Việc Phan Bội Châu nhấn mạnh vào vị trí quan trọng nhất của nhân dân trong ba nhân tố tạo thành một nước, có thể nói là một sự phủ định quan niệm trước đó coi vua là gốc của nước và hết thảy mọi sản vật, đất đai, sông núi, cho cả đến cư dân nữa cũng đều là của vua.” (Chương Thâu, 2003, tr. 193). 13 Về hướng nghiên cứu này còn có bài viết “Phan Bội Châu - Nhà cách mạng dân tộc, nhà yêu nước nhà tư tưởng dân chủ lớn nhất Việt Nam thế kỷ XX” của Trần Văn Giàu đã nhận định: “Chủ nghĩa của Phan Bội Châu là một mức khá tiến bộ của chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu” (Phan Bội Châu về tác gia tác phẩm, Chương Thâu và Trần Ngọc Vương (giới thiệu và tuyển chọn), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 66), bởi vì, “chủ nghĩa của Phan Bội Châu trước hết là yêu nước, mục đích của Cụ là cứu nước, cho nên tôn Cường Để làm minh chủ hay định lập cộng hòa, hay khuynh hướng theo “cách mạng thế giới” đều là cách làm ngày càng gần chân lý để kiên trì đi đến độc lập” (Phan Bội Châu về tác gia và tác phẩm, Chương Thâu và Trần Ngọc Vương (giới thiệu và tuyển chọn), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 54). Trong luận án tiến sĩ Bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - giá trị và bài học lịch sử của Phạm Đào Thịnh, năm 2009 tác giả đã khái quát nội dung, đặc điểm của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thông qua tư tưởng của các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng, và thông qua trào lưu tư tưởng Duy tân, Đông Kinh Nghĩa Thục. Trên cơ sở nội dung và đặc điểm tác giả đã rút ra giá trị và bài học lịch sử của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đối với nhận thức nói chung và công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay nói riêng. Luận án tiến sĩ Tư tưởng Phan Bội Châu về con người và ý nghĩa lịch sử của nó của Cao Xuân Long, tác giả tập trung làm rõ các vấn đề: Một là, phân tích những tiền đề hình thành tư tưởng Phan Bội Châu về con người. Hai là, phân tích quá trình hình thành, phát triển và những nội dung chủ yếu trong tư tưởng về con người của Phan Bội Châu. Ba là, rút ra giá trị, hạn chế và những ý nghĩa lịch sử đối với việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Trong công trình này, qua việc tác giả khẳng định tư tưởng về con người của Phan Bội Châu được hình thành trên cơ sở thực tiễn lịch sử của phong trào đầu tranh giải phóng dân tộc những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trên 14 cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của tư tưởng dân tộc và tư tưởng tiến bộ trên thế giới về con người. Tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người, giải phóng dân tộc là tư tưởng cơ bản, cốt lõi xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng của ông. Nội dung trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người không chỉ làm rõ nguồn gốc, kết cấu, bản chất, vị trí, vai trò, nhân cách, đạo đức của con người và cách thức để con người làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội mà còn chỉ ra những phương pháp nâng cao giá trị con người cả về năng lực, phẩm chất, lý tưởng sống. Tư tưởng con người của Phan Bội Châu không chỉ có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người trong giai đoạn lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà nó còn có ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, đặc biệt là bài học về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Về hướng nghiên này còn có luận án tiến sỹ Giá trị nhân văn trong tư tưởng của Phan Bội Châu của Trịnh Kim Chi (2017), công trình gồm ba phần: Cơ sở xã hội và tiền đề lý luận hình thành giá trị nhân văn của Phan Bội Châu; Nội dung giá trị nhân văn trong tư tưởng của Phan Bội Châu; Đặc điểm, ý nghĩa và bài học lịch sử của giá trị nhân văn trong tư tưởng của Phan Bội Châu. Trong phần Cơ sở xã hội và tiền đề lý luận hình thành giá trị nhân văn của Phan Bội Châu, tác giả đã nêu bật lên đặc điểm cơ sở xã hội hình thành tư tưởng nhân văn của Phan Bội Châu đó là bối cảnh của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta, một giai đoạn chuyển biến đặc biệt từ một nước phong kiến tự chủ, độc lập sang một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến với chính sách bình định để cai trị của thực dân Pháp. Cũng trong phần này, tác giả còn chỉ ra tư tưởng nhân văn của Phan Bội Châu là kết quả kế thừa lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng… lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình của dân tộc Việt Nam; Tư tưởng nhân văn của Phan Bội Châu còn là sự tiếp thu các tư tưởng nhân văn trong lịch sử tư tưởng Đông, Tây và đặc biệt là lý tưởng giải phóng con người của chủ nghĩa Mác-Lênin trên cơ sở giải quyết nhiệm vụ cấp bách lịch sử đặt ra là giành độc lập dân tộc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Trong phần Nội dung giá trị nhân văn trong tư tưởng của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan