Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Tư tưởng chính trị xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx...

Tài liệu Tư tưởng chính trị xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx

.PDF
102
100
118

Mô tả:

ĐẠ Ƣ ĐẠ Ọ Ọ Ọ ĐẶNG THỊ THẢO Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y TÂN CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬ Ạ SĨTRIẾT HỌC – 2019 ĐẠ Ƣ ĐẠ Ọ Ọ Ọ ĐẶNG THỊ THẢO Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y TÂN CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX Ạ SĨ LUẬ Y TRIẾT HỌC 60.22.03.01 Ƣ Ƣ D TS. NGUYỄN THỊ LAN – 2019 Ọ L Đ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Lan. Những nghiên cứu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Đặng Thị Thảo L I CẢ Ơ Luận văn thạc sĩ với đề tài “Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc của tác giả trong chương trình đào tạo cao học Triết học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. guyễn hị Lan - người đã hết lòng giúp đỡ, định hướng, trực tiếp dẫn dắt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của của thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Đặng Thị Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 N I DUNG..................................................................................................... 14 ƢƠ 1. NHỮ Đ ỀU KIỆN VÀ TIỀ ĐỀ CHO SỰ HÌNH Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX ................................................. 14 1.1. B i cảnh thế giới và Việt Nam cu i thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ... 14 1.1.1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ........................ 14 1.1.2. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ...................... 19 1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của nho sỹ duy Tân cu i thế kỷ XIX– đầu thế kỷ XX ...................................... 28 1.2.1. Sự khủng hoảng của nho giáo Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ...................................................................................... 29 1.2.2. Tư tưởng cải cách, duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX .............................................................................................. 32 ƢƠ 2. Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y TÂN CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX – NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ ...................................................................................................... 40 2.1. Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn rƣờng Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ..................................... 40 2.1.1.Tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ........................... 41 2.1.2. Tư tưởng chính trị - xã hội của Phan Bội Châu ................................ 52 2.2. Những giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của nho ĩ duy tân cu i thế kỷ XIX – đầu thế kỷXX .................................................... 75 2.2.1. Những giá trị trong tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ................................................................... 75 1 2.2.2. Những hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ................................................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng chính trị - xã hội là hệ thống những quan điểm, tư tưởng mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cũng như vấn đề giành, giữ và xây dựng chính quyền cũng như thực thi quyền lực nhà nước. Tư tưởng chính trị - xã hội được nảy sinh từ những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa – tư tưởng, được chính bối cảnh lịch sử, văn hóa đó quy định. Ngược lại, tư tưởng chính trị - xã hội sẽ phản ánh trực tiếp, rõ ràng và chính xác thực trạng của xã hội thông qua mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử sẽ có những hệ tư tưởng đóng vai trò dẫn đường gắn liền với sự thay đổi, phát triển xã hội, đặc biệt là trước những sự kiện ảnh hưởng đến tình hình chính trị – xã hội lớn của dân tộc. Trong bối cảnh đó, tư tưởng chính trị giữ vai trò rất quan trọng, chi phối, định hướng con đường phát triển của dân tộc. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị, kinh tế - văn hóa thế giới có nhiều biến động. Các nước châu Á, Phi và Mỹ La tinh trở thành miếng mồi ngon cho các nước tư bản đang trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc xâu xé. Nhiều nước bị biến thành thuộc địa, nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Việt Nam cũng không nằm ngoài luồng mở rộng thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây. Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, năm 1883 Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự biến chuyển về tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng nhằm giải quyết các vấn đề bức thiết của dân tộc, của thời đại. Lịch sửViệt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là minh chứng rõ nhất cho điều đó. Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX từ một quốc gia độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Lúc này, hệ tư tưởng 3 nắm vai trò thống trị là Nho giáo đã bất lực trước sự thay đổi của thời đại. Nho giáo dần mất đi vai trò thống trị trong hệ hệ thống chính trị bởi những hạn chế về mặt thời đại của mình. Những biến đổi về mặt lịch sử cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới đã dẫn đến sự biến đổi trong tư tưởng chính trị - xã hội giai đoạn này. Đó là sự xuất hiện của tư tưởng canh tân vào cuối thế kỷ XIX với những đề xuất canh tân của các trí thức Nho học như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch... Các nho sĩ đề xuất những chủ trương canh tân trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là những tư tưởng chính trị: cải cách bộ máy chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội... Nhưng những đề xuất canh tân này vẫn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, chưa có sự chuyển biến triệt để theo hệ tư tưởng mới. Sang đầu thế kỷ XX, tiếp thu tư tưởng Tân thư và trên cơ sở tư tưởng canh tân các nhà tư tưởng Việt Nam tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng đã đưa ra, đề xuất những tư tưởng chính trị - xã hội mới, đánh dấu sự chuyển biến quan trọng về mặt ý thức hệ tư tưởng dân tộc giai đoạn này, từ hệ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản và tiến gần đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng chính trị theo khuynh hướng dân chủ tư sản những năm đầu thế kỷ XX đã tác động không nhỏ đời sống xã hội nói chung và tiến trình cách mạng dân tộc giai đoạn này nói riêng. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn này vẫn còn nhiều khía cạnh mới mẻ, cần được nghiên cứu. Tư tưởng Việt Nam giai đoạn này là sự phản ánh của tồn tại xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Những chuyển biến về mặt lịch sử tạo nên những chuyển biết về mặt tư tưởng để phù hợp với sự thay đổi của thời đại, phù hợp với yêu cầu của tiến trình lịch sử dân tộc. Đây là kết quả tất yếu của sự phát triển của lịch sử nói chung và lịch sử tư tưởng nói riêng. Đồng thời, là kết quả của logic phát triển 4 lịch sử tư tưởng giai đoạn trước đó cũng như là động lực phát triển cho lịch sử tư tưởng giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, những tư tưởng chính trị - xã hội của các nhà tư tưởng giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vừa thể hiện sự phát triển của tư tưởng dân tộc vừa phản ánh sự nhạy cảm chính trị của các nhà tư tưởng. Những ảnh hưởng mạnh mẽ của những cải cách ở Nhật Bản cũng như những ảnh hưởng của Tân thư Tân văn ở Trung Quốc đối với các nhà tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã cho thấy sự chuyển biến trong hệ tư tưởng dân tộc nhằm tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nhận thấy được những hạn chế mà hệ tư tưởng Nho giáo không giải quyết được, mở ra hướng đi mới trong con đường cách mạng dân tộc. Chính vì vậy, việc lựa chọn và tiếp thu những tư tưởng cách mạng đương thời của Trung Hoa, Nhật Bản cũng như những tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng, giải quyết nhu cầu về việc tìm ra một hệ tư tưởng mới dẫn đường cho cách mạng. Mặc dù những tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ giai đoạn này thất bại, song những tư tưởng chính trị đó của đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ, mang tính căn bản cho lối tư duy bảo thủ, lạc hậu trong tư tưởng chính trị phong kiến. Trong tư tưởng chính trị - xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, thì tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã thể hiện được rõ nhất những sự chuyển biến, chuyển mình của các ông trong việc xác định đường lối lý luận cho cách mạng Việt Nam nói riêng và lĩnh vực tư tưởng nói chung. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ lựa chọn Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu trinh để phân tích. 5 Giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là giai đoạn quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam nói chung và cả trong tiến trình lịch sử tư tưởng dân tộc. Đánh dấu sự chuyển biến của xã hội Việt Nam cũng như sự chuyển biến về mặt tư tưởng, thể hiện logic tất yếu của lịch sử tư tưởng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đây là minh chứng quan trọng nhất cho tính biện chứng của tư tưởng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với bối cảnh thời đại có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu mà các quốc gia đều phải đối mặt. Trong bối cảnh đó, vấn đề quan trọng nhất, mang tính xuyên suốt cho con đường xây dựng và phát triển đất nước được đặt ra đó chính là việc lựa chọn con đường để vừa hội nhập vừa giữ vững được độc lập chủ quyền; vừa tiếp thu được sự tiến bộ của nhân loại nhưng vừa phát huy được những giá trị truyền thống của dân tộc để theo kịp thời đại? Bối cảnh lịch sử cũng như vị thế xã hội Việt Nam giai đoạn này mặc dù khác giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nhưng cả hai giai đoạn đều có điểm chung nằm trong sự giao thời của lịch sử nên có những yêu cầu, đặc điểm giống nhau, đó là: cần có trí tuệ, bản lĩnh vững vàng và sự nhạy cảm chính trị để đổi mới, lựa chọn con đường hội nhập, độc lập tự chủ trước những thách thức lớn của thời đại, v.v.. Cho nên chúng ta cần nghiên cứu những bài học lịch sử của giai đoạn trước để tránh bớt những sai lầm cũng như biết phát huy những giá trị truyền thống đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 6 Nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối XIX đầu thế kỷ XX đã có khá nhiều công trình không chỉ của triết học mà còn của các khoa học khác như văn học, lịch sử. Trong đó, liên quan đến đề tài, có một số công trình đã được nghiên cứu: Hướng công trình nghiên cứu thứ nhất: Những công trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Công trình Đại cương lịch sử Việt Nam (3 tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006) của Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên). Trong tác phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày toàn diện đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,… của các giai đoạn lịch sử dân tộc, trong đó có giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung không thể không nói đến hai cuốn sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam(1993) của Viện Triết học và Viện Khoa học xã hội. Tập thể tác giả đã đi sâu nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử cụ thể, từ thời nguyên thủy đến thế kỷ XIX với những đặc điểm, đặc trưng cho từng giai đoạn. Các tác giả cũng đưa ra nhận định rằng, dù mỗi giai đoạn, lịch sử tư tưởng sẽ có những đặc điểm, đặc trưng riêng nhưng khuynh hướng chung của tư duy triết học Việt Nam là chú trọng đến các vấn đề xã hội và nhân sinh, vềchính trị - xã hội và luân lý, những vấn đề liên quan đến giáo dục đạo làm người.Liên quan đến đề tài, các tác giả cho rằng, tư tưởng Việt Nam nói chung, tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng có quá trình tiếp biến mạnh mẽ để tạo nên nhiềunét mới trong đặc điểm, phương pháp tư duy và hành động. Tuy nhiên, kết quả của sự tiếp biến ấy đã làm xuất hiện các trào lưu tư tưởng, những vấn đề mới cần được tiếp tục giải quyết như thế nào lại chưa rõ. Tác giả Trần Văn Giàu với công trình Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám(1993) gồm 3 tập. Trong tập 2 7 của bộ sách này, tác giả đã đi vào nghiên cứu hệ ý thức của giai cấp tư sản Việt Nam với tư cách là vấn đề triết học, chính trị và sự bất lực của nó trước thực tiễn xã hội nửa đầu thế kỷ XX. Liên quan đến lịch sử tư tưởng, tác giả cũng bàn đến những vấn đề về đường lối tư tưởng và chính trị được các nhà tư tưởng lựa chọn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: cầu viện, bạo động, cải lương… Tác giả cho rằng, con đường canh tân, đổi mới hay những hình thức đấu tranh trên thực chất là tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, mà lực lượng tiếp thu và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản là những nho sĩ nên tư tưởng mang nhiều sắc thái và khía cạnh đặc biệt biểu hiện đặc trưng của xã hội Việt Nam. Tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Nxb. Khoa học xã hội, tập 2, Hà Nội, 1997) của Lê Sỹ Thắng cũng đã trình bày tư tưởng của một số nhà tư tưởng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Bên cạnh đó, còn có công trình nghiên cứu Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của tập thể tác giả, do Trương Văn Chung, Doãn Chính đồng chủ biên. Các tác giả đã nghiên cứu những tiền đề của bước chuyển, nội dung quan điểm, tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Hội thảo khoa họcTư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX (2005) đã tập hợp những báo cáo từ rất nhiều công trình nghiên cứu về triết học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Trong phần thứ hai và thứ ba của cuốn kỷ yếu với nội dung Sự du nhập của các trào lưu tư tưởng phương Đông và phương Tây vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng triết học Việt Nam đã đi sâu vào nội dung và ảnh hưởng của các trào lưu triết học 8 phương Đông, phương Tây khi du nhập vào nước ta. Đặc biệt, trong những báo cáo đó đã đưa ra quan điểm về vận mệnh của Nho giáo trong xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX và những sự chuyển biến về mặt tư tưởng của các Nho sĩ – những người xuất thân từ Nho giáo. Họ đã tiếp biến những tư tưởng bên ngoài đó nhưng đồng thời cũng không lãng quên những giá trị tiến bộ của Nho gia. Đề tài khoa học đặc biệt của GS.TS Nguyễn Hữu Vui và Lương Gia Tĩnh về Tư tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (2003)đi sâu vào tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược với nội dung chính là quá trình chuyển biến tư tưởng của các nhà tư tưởng giai đoạn này và những hệ tư tưởng chủ yếu của họ đề ra trong quá trình tìm ra con đường chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Tóm lại, tổng quan lại những công trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, chúng tôi thấy được rằng việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn này khá toàn diện. Tuy nhiên, ở phương diện nội dung, hệ thống nội dung tư tưởng của các nhà tư tưởng vẫn chưa được đề cập sâu trong các công trình này. Hướng nghiên cứu thứ hai, các công trình nghiên cứu về Nho giáo và nho sĩViệt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chúng tôi nhận thấy cần phải khảo cứu những công trình này bởi những công trình này liên quan trực tiếp đến nhiều nội dung trong đề tài. Đồng thời, chủ thể của những tư tưởng chính trị - xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là tầng lớp nho sĩ duy tân. Tác giả Phan Đại Doãn có tác phẩm Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam(1998),trong tác phẩmnày tác giả tập trung vào những vấn đề của Nho giáo thời Lê – Nguyễn; Tư tưởng dân chủ của các nhà nho duy tân đầu thế kỷ XX; Nho giáo với phong trào Đông kinh Nghĩa thục… Trong đó, nho sĩ duy 9 tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là những người tiên phong, đi đầu trong việc truyền bé tư tưởng dân chủ. Điều này chứng tỏ các nho sĩ duy tân đã có những bước chuyển về mặt tư tưởng để phù hợp với sự phát triển của tiến trình lịch sử xã hội cũng như lịch sử tư tưởng. Công trình Góp phần tìm hiểu Nho giáo, nho sĩ, trí thức Việt Nam trước 1945 (1998) của Chương Thâu cũng đã đưa ra những nhận xét, đánh giá của những tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX cũng như vị trí, vai trò của họ trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Những tư tưởng chính trị của họ, cụ thể là khuynh hướng dân chủ tư sản được đánh giá là tiến bộ nhưng chưa đủ sức giành thắng lợi trước thực dân Pháp. Nhưng điều quan trọng là các nho sĩ duy tân đã dần thoát khỏi ý thức hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ để đi đến với ý thức hệ mới tiến bộ hơn. Khi nghiên cứu về nho sĩ duy tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không thể không nhắc đến những công trình tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo (1988) của Trương Bá Cần; Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh (1996) của tác giả Đỗ Thị Hòa Hới; Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu (2005) của tác giả Nguyễn Văn Hòa. Về tác phẩm Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo của tác giả Trương Bá Cần, tác phẩm trình bày những di thảo của Nguyễn Trường Tộ, đặc biệt là những bản điều trần của ông gửi cho triều đình nhà Nguyễn và vua Tự Đức. Trong số những di thảo đó, ông đã đưa ra rất nhiều những tư tưởng, đề nghị canh tân đất nước, đặc biệt những đề nghị liên quan đến lĩnh vực chính trị - xã hội, Công trình Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh (1996), tác giả Đỗ Thị Hòa Hới đã chỉ ra được những bối cảnh của sự ra đời tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh và giai đoạn phát triển trong tư tưởng dân chủ của 10 Phan Châu Trinh. Theo đó, tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh được chia ra làm hai thời kì: thời kì tiếp nhận và truyền bá tư tưởng dân chủ ở Việt Nam những năm 1902 – 1911 và thời kỳ Phan Châu Trinh hoạt động ở Pháp và những năm cuối đời ở Việt Nam 1911-1925. Trong mỗi giai đoạn, tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh được phát triển theo sự biến động của lịch sử để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Nếu như giai đoạn trước 1911 là thời kỳ vận động trong tư tưởng Duy tân của ông với những tư tưởng nổi bật như đề cao con người, vai trò của người dân, của quần chúng nhân dân trong xã hội hay việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ… Sang giai đoạn sau 1911, ông đã phát triển hơn nữa những tư tưởng dân chủ đó của mình. Cụ thể thông qua việc ông công khai đấu tranh đòi quyền dân chủ cho nhân dân Việt Nam, yêu cầu chính quyền thực dân thực thi dan chủ như như ở “chính quốc”; ông cũng đưa ra mô hình nhà nước phù hợp với xã hội Việt Nam… Như vậy, trong mỗi giai đoạn, Phan Châu Trinh đề xuất những tư tưởng cải cách phù họp với hoàn cảnh xã hội. Nhưng mục đích cao nhất trong tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh đó chính là việc thực thi dân chủ mà theo ông thực dân Pháp đã đi ngược lại với tinh thần “Tự do – Bình đẳng – Bác ai” như cách mạng tư sản Pháp đã làm được. Trong số những nho sĩ duy tân tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu được coi là đại diện xuất sắc nhất trong trào lưu canh tân, đổi mới đất nước những năm đầu thế kỷ XX. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu cũng như cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của ông. Nhưng nghiên cứu về tư tưởng của Phan Bội Châu phải kể đến tác phẩm Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu (2005) của tác giả Nguyễn Văn Hòa. 11 Tác phẩm đã trình bày những tư tưởng triết học cũng như chính trị của Phan Bội Châu. Đặc biệt những tư tưởng về chính trị của ông có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam giai đoạn này. Trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu giai đoạn này, giải phóng dân tộc được coi là mục đích tối cao, xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của ông. Như vậy, ởcác trình nghiên cứu về nho giáo và nho sĩ duy tân, các tác giả đã khái quát nên bức tranh về lịch sử nho giáo nói chung và tư tưởng của nho sĩ duy tân Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Các công trình đã trình bày được những đặc điểm nổi bật nhất về những tư tưởng của các nho sĩ giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Nhưng bên cạnh đó, các công trình cũng chưa đề cập được một cách sâu sắctư tưởng chính trị xã hội của nho sĩ duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Tóm lại, việc nghiên cứu tư tưởng nho sĩ duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với các phương diện khác nhau. Đặc biệt trên phương diện tư tưởng chính trị - xã hội. Đây là nội dung có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử tư tưởng của các nho sĩ duy tân nói riêng và toàn bộ tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Với ý nghĩa đó, tác giả đã lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ. 3. ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Luận văn phân tích làm rõ tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân, cụ thể là Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Từ đó, chỉ ra những giá trị, hạn chế của những tư tưởng này trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX và trong thời đại ngày nay. Nhiệm vụ: 12 - Phân tích những điều kiện và tiền đề dẫn đến sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. - Phân tích một số nội dung tư tưởng chính trị - xã hội của ba nhà tư tưởng Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. - Phân tích giá trị, hạn chế trong tư tưởng chính – trị xã hội của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong bối cảnh giai đoạn cuối thể kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. 4. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX (từ năm 1868) đến đầu thế kỷ XX (1925) qua tư tưởng của các nho sĩ tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nói riêng và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu học tập, nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn thế kỷ XIX – XX. 7. ết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 2 chương, 4 tiết. 13 N I DUNG ƢƠ NHỮ 1 Đ ỀU KIỆN VÀ TIỀ ĐỀ CHO SỰ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ Ì SĨ D Y Ƣ CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1. B i cảnh thế giới và Việt Nam cu i thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX 1.1.1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến to lớn. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của của nền kinh tế các nước TBCNngày càng làm gia tăng nhu cầu tìm kiếm thuộc địa để cung cấp nguồn tài nguyên và thị trường tiêu thụ hàng hóa. Để mở rộng thị trường, chủ nghĩa tư bản tiến hành xâm lược các nước Á, Phi, Mỹ La tinh – nơi có đẩy đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong quá trình xâm lược thuộc địa, Đông Á và Đông Nam Á được xem là mục tiêuxâm lược mà của các nước đế quốc. Cũng giống như quá trình xâm lược thuộc địa ở các châu lục khác, thủ đoạn nham hiểm nhất mà các nước đế quốc sử dụng chính là trực tiếp đe dọa đến chủ quyền và sự tồn vong của các quốc gia, dân tộc. Lúc này, những người đứng đầu nhà nước của các quốc gia này tỏ ra lúng túng, bị động bởi họ không thể đánh giá đúng bản chất sức mạnh và dã tâm xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Mặt khác, những bất ổn trong chính bộ máy nhà nước và đời sống xã hội càng tạo cơ hội cho các nước đế quốc thành công trong công cuộc biến các nước Á Đông thành thuộc địa. Đến đầu thế kỷ XX, miếng bánh thuộc địa phương Đông về cơ bản đã phân chia xong. Sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây một mặt đã làm phá vỡ xã hội cổ truyền đã tồn tại hàng nghìn năm ở các nước phương Đông. Nhưng mặt khác, với công cuộc khai thác thuộc địa, một 14 mầm mống của một cơ cấu xã hội mới cũng dần được hình thành - mầm mống sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhìn lại lịch sử xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây và quá trình đấu tranh chống xâm lược của các dân tộc Á Đông trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, có thể thấy rằng, mỗi quốc gia, dân tộc đã có những sự thay đổi, chuyển biến để thích nghi với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Theo đó, các quốc gia, dân tộc sẽ lựa chọn những phương thức ứng phó khác nhau, trong đó nổi lên ba phương thức tiêu biểu: Phương thức thứ nhất: đầu hàng, chấp nhận ách chiếm đóng của thực dân Phương Tây [32, tr.42]. Đây là phương thức ứng phó đã được các quốc gia Campuchia, Philippin, Inđônêxia lựa chọn. Trong đó, trường hợp của Campuchia là một ví dụ điển hình nhất. Vốn nằm trong địa bàn tranh chấp quyền lực giữa Xiêm và Việt Nam, nhưng khi thực dân Pháp xâm lược thì quốc vương Nôrôđôm đã tự nguyện thần phục nhằm thoát khỏi sức ép của hai nước láng giềng. Phương thức ứng phó thứ hai: kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại cuộc xâm lược của thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến [32, tr.42]. Đây là phương thức ứng phó được nhiều dân tộc Đông Á lựa chọn nhất. Các quốc gia lựa chọn phương thức đối đầu này đều được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo dân chúng. Chính nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúngnhân dân càng làm cho các phong trào phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh của các quốc gia, dân tộc ở khu vực Đông Á giai đoạn này đều gặp thất bại. Nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào này chứa đựng cả yếu tố khách quan và chủ quan. Điều đó chứng tỏ trong bối cảnh thế kỷ XIX, phương thức kháng chiến theo kiểu truyền thống không phải là sự lựachọn phù hợp để đối phó với chủ nghĩa thực dân Phương Tây. 15 Phương thức ứng phó thứ ba: tiến hành cải cách, duy tân theo mô hình phát triển của các nước phương Tây. Phương thức ứng phó này được lựa chọn một mặt đối phó với nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản, nhưng đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình các quốc gia Đông Á tự thay đổi mô hình phát triển, tự lực giải thoát khỏi sự trì trệ và bế tắc của lịch sử. Mặc dù công cuộc duy tân, cải cách được thực hiện và thể hiện dưới nhiều hình thức và sắc thái khác nhau, song đã thể hiện ý chí, nỗ lực tự thân vận động của các dân tộc Đông Á trong việc mô phỏng mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa của phương Tây nhằm chỉnh sửa mô hình phát triển truyền thống của mình, mở ra con đường phát triển mới của dân tộc mình thoát khỏi tình trạng lạc hậu, thoát khỏi họa xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây.Tiêu biểu cho phương thức ứng phó này là Nhật Bản và Trung Quốc. Nhật Bản trước năm 1868 là một nước phong kiến. Từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản cũng như các quốc gia phương Đông khác, đều trở thành miếng mồi cho các nước thực dân phương Tây xâu xé. Trước áp lực của các nước phương Tây đòi mở cửa, Nhật Bản đứng trước hai lựa chọn: tăng cường hệ thống phòng thủ để chống lại sự xâm lược và yêu sách đòi mở cửa của thực dân phương Tây. Thứ hai, chấp nhận mở cửa giao thương với các nước phương Tây, tránh được họa xâm lăng. Trong bối cảnh đó, chính quyền Nhật đã lựa chọn mở cửa giao thương với phương Tây. Quyết định này của chính phủ Nhật Bản cho thấy nỗ lực của chính quyền trong việc giữ thế chủ động ngoại giao và hy vọng vào khả năng duy trì độc lập. Sau cuộc đấu tranh quyết liệt và thắng lợi chống lại các thế lực thủ cựu, Nhật Bản đã bắt đầu công cuộc duy tân trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Và thực chất của công cuộc cải cách của Nhật bản chính là tuân theo những yêu cầu phát triển theo phương thức sản xuất tư bản chủ 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan