Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng chính trị xã hội của nguyễn trãi ...

Tài liệu Tư tưởng chính trị xã hội của nguyễn trãi

.PDF
137
4
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------oOo--------- PHẠM THỊ THANH NHÃ TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA NGUYỄN TRÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC TP. Hồ Chí Minh – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------oOo--------- PHẠM THỊ THANH NHÃ TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA NGUYỄN TRÃI Chuyên ngành : TRIẾT HỌC Mã số : 602280 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ TP. Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi. Công trình này chƣa từng đƣợc ai công bố. Nếu có điều gì sai trái, tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Ngƣời thực hiện PHẠM THỊ THANH NHÃ MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .............................................. 3 3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .................................................. 5 4.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn. .................. 6 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ...................................... 6 6.Kết cấu của luận văn. ......................................................................... 6 Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA NGUYỄN TRÃI .......................................... 7 1.1. Khái quát điều kiện lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội Đại Việt, cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV cơ sở hình thành tƣ tƣởng chính trị xã hội của Nguyễn Trãi................................................................................ 7 1.1.1. Điều kiện kinh tế Đại Việt, cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV với việc hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi .............. 7 1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội Đại Việt, cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV với việc hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi ................................................................................ 17 1.2. Tiền đề lý luận hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi ................................................................................................. 28 1.2.1. Tƣ tƣởng tam giáo chính trị - xã hội (Nho – Lão – Phật) ảnh hƣởng đến việc hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi ............................................................................................................ 28 1.2.2. Tƣ tƣởng chính trị - xã hội truyền thống Đại Việt, ảnh hƣởng đến việc hình thành tƣ tƣởng chính trị xã hội của Nguyễn Trãi......... 40 1.3. Quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi ...... 45 1.3.1.Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi .................................... 45 1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi ........................................................................................ 52 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................. 58 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA NGUYỄN TRÃI ........................................ 61 2.1. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nguyễn Trãi. ....... 61 2.1.1. Tƣ tƣởng yêu nƣớc, ý chí độc lập dân tộc và ý thức tự cƣờng dân tộc ................................................................................................. 61 2.1.2. Tƣ tƣởng nhân nghĩa và vận dụng thời thế trong chiến lƣợc, sách lƣợc chính trị.............................................................................. 67 2.1.3. Tƣ tƣởng dân là gốc nƣớc, nhân dân giữ vai trò quyết định vận mệnh đất nƣớc .............................................................................. 86 2.1.4.Tƣ tƣởng về nghệ thuật kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, …chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. ....... 93 2.2. Giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của tƣ tƣởng chính trị xã hội Nguyễn Trãi đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc hiện nay.............................................................................................. 105 2.2.1. Giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nguyễn Trãi ...................................................................................... 105 2.2.2. Ý nghĩa và bài học lịch sử của tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc ở Việt Nam hiện nay ............................................................................ 111 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................... 121 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................ 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 128 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện nay đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cho đất nƣớc theo mục tiêu “ dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Để thực hiện đƣợc mục tiêu chiến lƣợc này, Việt Nam cần phải hội nhập quốc tế một cách sâu rộng phải phát huy sức mạnh toàn dân tộc đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát huy nội lực và lợi thế so sánh…tạo ra nguồn lực tổng hợp để xây dựng đất nƣớc. Trong quá trình ấy, Đảng ta rất chú ý phát huy vai trò của những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, trong sự giao lƣu tiếp thu, cải biến chọn lọc những giá trị văn hóa của những dân tộc, quốc gia khác. Những giá trị này đƣợc xem nhƣ là một trong những nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Việc kế thừa tìm hiểu và phát triển những di sản, quá khứ của dân tộc trở thành yêu cầu khách quan bức thiết đối với nƣớc ta hiện nay. Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử, dân tộc ta đã phải liên tục tiến hành các cuộc kháng chiến giữ nƣớc, đấu tranh chống ách đô hộ của nƣớc ngoài, từ Tần, Hán, Nguyên, Minh, Thanh đến thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc. Trong các cuộc đụng đầu lịch sử diễn ra không cân sức và hết sức ác liệt đó, dân tộc Việt Nam đều vƣợt qua một cách oanh liệt và giành thắng lợi vẻ vang. Làm nên những chiến công ấy, trong đó có phần đóng góp cực kỳ quan trọng của những giá trị tinh thần, tƣ tƣởng văn hóa truyền thống của dân tộc. Lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam nói chung và lịch sử tƣ tƣởng chính trị - xã hội Việt Nam nói riêng, từ lâu đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quan tâm đến. Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra biết bao những anh hùng, những nhà tƣ 2 tƣởng xuất sắc. Một trong số đó là Nguyễn Trãi (1380 -1442) nhà tƣ tƣởng kiệt xuất của đất nƣớc Đại Việt trong thế kỷ XV. Những quan điểm lý luận và tƣ tƣởng về chính trị - xã hội của ông vừa có ý nghĩa xã hội đƣơng thời vừa có tác dụng sâu, rộng trong suốt tiến trình lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Nó đánh dấu bƣớc tiến vĩ đại của dân tộc trên tiến trình lịch sử đấu tranh hàng ngàn năm, vì độc lập, tự do, chính nghĩa. Các thế hệ tiếp theo đã kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc. Chính thời gian và lịch sử đã tìm thấy ở cuộc đời và tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi, những giá trị lớn góp phần đƣa dân tộc Việt Nam không ngừng phấn đấu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con ngƣời. Những bài học từ tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về lòng yêu nƣớc, về sự công bằng, lòng thƣơng ngƣời nghèo khổ, những bài học nhân bản về quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, những bài học về quyền lực. v.v. đã hình thành nên hệ tƣ tƣởng chính trị - xã hội kiệt xuất của ông. Mặc dù đã trải qua hơn 6 thế kỷ nhƣng cho đến nay nay những tƣ tƣởng và bài học đó vẫn còn nguyên giá trị. Do đó, tìm hiểu tƣ tƣởng triết học Nguyễn Trãi nói chung, và tƣ tƣởng chính trị - xã hội của ông nói riêng, một mặt sẽ góp phần vào việc càng làm sáng tỏ hơn giá trị của tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nguyễn Trãi, trong lịch sử tƣ tƣởng dân tộc, mặt khácthể hiện đúng đắn quan điểm của Đảng ta đang đặt ra là, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với phƣơng châm: Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lƣu văn hóa. Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Và một yếu tố đặc biệt quan trọng nữa là, thông qua tƣ tƣởng chính trị - xã 3 hội của Nguyễn Trãi, sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của Việt Nam, một nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân và bởi lẽ, tƣ tƣởng lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên vẹn giá trị đến ngày hôm nay. Đó là những lý do học viên chọn đề tài “Tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi” làm luận văn thạc sỹ triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu và đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp, tƣ tƣởng Nguyễn Trãi ở nƣớc ta đã có từ thế kỷ XV. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, khẳng định công lao sự nghiệp, ca ngợi tài năng nhân cách của ông “lòng Ức Trai sáng nhƣ sao Khuê”. Và, theo lệnh của Lê Thánh Tông, Trần Khắc Kiệm đã bỏ ra 13 năm để sƣu tầm các tác phẩm của Nguyễn Trãi, biên khảo, tóm tắt tiểu sử Nguyễn Trãi in ở đầu cuốn “Ức Trai thi tập” năm 1480. Vào thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn trong tác phẩm của mình “Kiểu văn tiểu lục”, “Lê trình thống sử”, “Toàn việt thư lục” dành một phần khảo cứu về thân thế, hành trang, sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Trãi. Thế kỷ XIX có Phan Huy Chú với “Lịch triều kiến chương loại chí” đã tìm hiểu tiểu sử của Nguyễn Trãi, liệt kê một số tác phẩm của ông. Cùng thời gian này, Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vinh, Dƣơng Bá Cung đã viết nhiều công trình khảo cứu về Nguyễn Trãi. Đáng chú ý nhất là các công trình khảo cứu của Dƣơng Bá Cung nhƣ: “Tiên sinh sư phụng khảo”, “Bình luận chủ thuyết”. Ông đã dày công nghiên cứu về thân thế, hành trang, những chức danh của thời đại sau ban cho Nguyễn Trãi, đồng thời tập hợp những lời bình luận về Nguyễn Trãi từ trƣớc đến nửa cuối thế kỷ XIX. Đến những năm 20 – 40 của thế kỷ XX, có một số tạp chí và một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi đƣợc xuất bản thành sách. Một số tạp chí nhƣ Nam Phong, Tri Tân cũng đăng một số bài nghiên cứu về Nguyễn 4 Trãi của các tác giả nhƣ Hoa Bằng, Nguyễn Văn Tố, Thiên Đình, Võ Ngã và Phạm Mạnh Phan. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi đƣợc xuất bản thành sách: “Nguyễn Trãi” của Trúc Khê Ngô Văn Triện xuất bản ở Hà Nội 1941. Do những hạn chế về lịch sử, về quan điểm giai cấp nên các công trình khảo cứu của một số tác giả trong khoảng thời gian gần 5 thế kỷ này đã không thể có những đóng góp một cách hệ thống toàn diện và đầy đủ trong việc khảo cứu về Nguyễn Trãi, nhất là trong lĩnh vực chính trị, tƣ tƣởng của ông. Từ sau Cách mạng tháng 8 – 1945 đến nay, việc nghiên cứu giới thiệu về Nguyễn Trãi đã đạt đƣợc nhiều thành tựu với giá trị khoa học ngày càng cao, đặc biệt tập trung ở thời điểm kỷ niệm 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đƣợc xuất bản của các nhà nghiên cứu nhƣ Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Bích, Bùi Văn Nguyên. Trong một số tác phẩm chuyên khảo về lịch sử tƣ tƣởng của Trần Văn Giàu, bộ “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Nguyễn Đăng Thục, cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Nguyễn Tài Thƣ đều có những chƣơng riêng trình bày về tƣ tƣởng Nguyễn Trãi với những giá trị thời đại của nó. Ngoài ra còn có Nguyễn Trãi: cuộc đời và sự nghiệp của Trần Huy Liệu. Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2000; Nguyễn Trãi trên đất Thanh, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, năm 2003. Bên cạnh đó còn có các bài báo khoa học Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi của Lƣơng Minh Cừ và Nguyễn Thị Hƣơng trên tạp chí triết học số 5 năm 2006; Tìm hiểu tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi của Doãn Chính, trên tạp chí triết học số 9 năm 2009. Về tƣ tƣởng chính trị và xã hội của Nguyễn Trãi các tác giả đã nêu những nét khái quát về nguồn gốc và nội dung tƣ tƣởng, chính trị và xã hội của Nguyễn Trãi. Tƣ tƣởng về nhân nghĩa là một trong những nội dung tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi đƣợc nhiều học giả khảo cứu nhiều nhất. Tƣ tƣởng 5 thân dân của Nguyễn Trãi cũng đƣợc đề cập trong nhiều công trình khảo cứu. Các công trình nghiên cứu đó đã có sự đóng góp đáng kể vào việc xác định nội dung tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi. Qua sự đánh giá, nghiên cứu trên các công trình đã công bố, các nhà khoa học đã khẳng định Nguyễn Trãi là một thiên tài trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, đạo đức, văn hóa và thể hiện chiều sâu tƣ tƣởng triết học trong đó. Ông đã đem tài năng lỗi lạc và tất cả tâm hồn, nghị lực của mình hiến dâng cho sự nghiệp cứu nƣớc, cứu dân. Với một con ngƣời uyên bác, lỗi lạc nhƣ vậy, thì việc nghiên cứu về Nguyễn Trãi đƣợc chú ý từ xƣa đến nay vẫn chƣa có thể nói là đã đầy đủ. Vì vậy việc nghiên cứu tƣ tƣởng Nguyễn Trãi nói chung và tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nguyễn Trãi nói riêng là nhiệm vụ lâu dài của nhiều thế hệ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ hệ thống về tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi. Vì vậy chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tài luận văn triết học mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nguyễn Trãi và giá trị của nó trong thời đại ngày nay 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn: là tập trung nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi, trên cơ sở đó rút ra giá trị và ý nghĩa lịch sử của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi trong lịch sử tƣ tƣởng của dân tộc. Nhiệm vụ của luận văn: để thực hiện đƣợc mục đích nói trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Trình bày khái quát những điều kiện lịch sử - xã hội và tiền đề dẫn đến sự hình thành tƣ tƣởng chính trị xã hội của Nguyễn Trãi. Thứ hai: Trình bày và phân tích làm rõ những nội dung cơ bản trong 6 tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi. Thứ ba: Phân tích rút ra những giá trị và ý nghĩa lịch sử từ tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi trong quá trình đổi mới phát triển đất nƣớc ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nêu trên, luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã kết hợp sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác nhƣ: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, quy nạp, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, phƣơng pháp thống nhất logich - lịch sử để trình bày luận văn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa khoa học: luận văn đã trình bày một cách có hệ thống về tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi, góp phần làm sâu sắc lý luận chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi trong hệ thống lịch sử tƣ tƣởng chính trị xã hội của Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: từ sự phân tích khái quát nội dung tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi và qua đó rút ra những giá trị và ý nghĩa của nó trong giai đoạn Việt Nam hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 2 chƣơng, 5 tiết và 12 tiểu tiết và đƣợc trình bày trong 127 trang. 7 Chƣơng 1 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI ĐẠI VIỆT, CUỐI THẾ KỶ XIV ĐẦU THẾ KỶ XV, CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1.1. Điều kiện kinh tế Đại Việt, cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV với việc hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi. C.Mác đã nói: Các triết gia không mọc lên nhƣ nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình. Mỗi nhân vật lịch sử đều gắn với đất nƣớc và thời đại họ sinh ra trƣởng thành, hoạt động và là sự kết tinh của tinh hoa dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi gắn với lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIV và nửa đầu thế kỷ XV với các biến động dồn dập của lịch sử. Đây là giai đoạn chuyển mình từ triều đại nhà Trần sang nhà Hồ, từ nhà Hồ sang sự thống trị của giặc Minh, từ sự thống trị của giặc Minh sang cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do ngƣời anh hùng Lê Lợi lãnh đạo, đánh tan giặc Minh dành thắng lợi và bƣớc vào giai đoạn xây dựng đất nƣớc. Đi sâu tìm hiểu điều kiện kinh tế, lịch sử xã hội thời Nguyễn Trãi sống và hành động, phân tích những mâu thuẫn xã hội và các lực lƣợng xã hội nằm ở chiều sâu những biến động đó để thấy rõ những tác nhân tôi luyện nên Nguyễn Trãi và với tƣ cách là nhà văn hóa, nhà chính trị, và là một nhân vật lịch sử kiệt xuất đầu thế kỷ XV của dân tộc Việt Nam. Chính từ sự tác động ảnh hƣởng, qua lại của hoàn cảnh điều kiện lịch sử và nhân vật giúp chúng ta hiểu rõ tƣ tƣởng của nhân vật ấy nhƣ sự đóng góp của họ với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Thế giới của thời đại Nguyễn Trãi là thế giới của giai đoạn chuyển mình của xã hội trung đại. Chiến tranh là hiện tƣợng xã hội khá phổ, biến diễn 8 ra ở nhiều nƣớc nhƣ chiến tranh tôn giáo, chiến tranh xâm lƣợc giữa các cƣờng quốc. Quá trình hình thành các dân tộc ở Châu Âu cũng là hiện tƣợng khá quan trọng ở thời đại Nguyễn Trãi. Sự hình thành dân tộc đƣợc tiến triển mạnh mẽ cùng với quá trình xuất hiện tƣ bản chủ nghĩa, với sự giác ngộ về quyền dân tộc với ý thức dân tộc. Sự xuất hiện những nhân tố tƣ bản chủ nghĩa và phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa dẫn đến nhiều phát minh, phát hiện khoa học kỹ thuật ra đời. Tầng lớp xã hội mới đòi hỏi sự giải phóng con ngƣời, lên án thần quyền, giáo hội, đòi phục hƣng văn hóa, tƣ tƣởng quan tâm đến phúc lợi, coi trọng sự yêu mến săn sóc con ngƣời. Đó là cơ sở cho sự phát triển khoa học, nghệ thuật, tƣ tƣởng và trở thành một trào lƣu văn hóa phục hƣng, trong một thời đại phục Hƣng trên mọi lĩnh vực xã hội ở Châu Âu Có thể nói rằng trào lƣu văn hóa phục hƣng, khách quan đã mang lại những giá trị lớn lao cho nhân loại, phá tan thế giới quan của giáo hội phong kiến, phá tan sự sùng bái đối với thần quyền, thức tỉnh mọi ngƣời đấu tranh cho cuộc sống chính đáng của con ngƣời. Trong lúc Châu Âu đang vƣơn mình vƣợt qua đêm trƣờng trung cổ để phát triển nhảy vọt, thì ở Châu Á, Trung Quốc sau cuộc chiến tranh giải phóng, nhà Minh thuộc dòng tộc Hán lên cầm quyền và xây dựng chế độ chuyên chế phát triển đến cực thịnh. Các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Đại Việt, Xiêm La, Chăm Pa là những quốc gia có nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, hình thành từ nhiều thế kỷ trƣớc đã tiếp tục phát triển. Song nguy cơ đe dọa bị xâm lƣợc từ phía phong kiến Trung Quốc vẫn còn thƣờng xuyên là một áp lực, do vậy quá trình hình thành ý thức cộng đồng quốc gia, dân tộc và tinh thần độc lập tự chủ của những quốc gia này phát triển khá sớm. Triều Minh với những chính sách kinh tế - xã hội tích cực ban đầu nhƣ khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất, giảm nhẹ tô thuế…đã làm cho Trung Quốc mau chóng trở thành quốc gia phong kiến cƣờng thịnh trong khu vực và trên bình diện quốc tế 9 Những diễn biến trên đây của bình diện quốc tế, chính là những tín hiệu quan trọng ở thời đại Nguyễn Trãi. Nó vừa mang ý nghĩa thời đại, vừa cho thấy rõ sự liên quan và tƣơng quan lịch sử nhân loại và văn minh trong thời đại Nguyễn Trãi. Ở Việt Nam, xã hội Việt Nam từ thế kỷ X – XIV , trải qua các thời đại Ngô, Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần các triều đại đó có những lúc hƣng lúc suy, nhƣng nói chung, chế độ phong kiến Đại Việt đang trên dà phát triển mạnh mẽ, quốc gia phong kiến Đại Việt ngày càng đƣợc củng cố, trƣởng thành về mọi mặt, và phát triển khá hùng mạnh Vào cuối thế kỷ XIV, triều đại Trần sau một thời kỳ lịch sử hƣng thịnh đã bƣớc vào giai đoạn khủng hoảng với những diễn biến hết sức sâu sắc. Kinh tế điền trang, thái ấp trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất, trong lúc đó nền kinh tế địa chủ phát triển mạnh lên và ngày càng chiếm ƣu thế. Yêu cầu chính của xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV là thủ tiêu cơ chế điền trang thái ấp, giải phóng nông nô, thúc đẩy kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ tá điền phát triển hơn nữa nhằm mở đƣờng cho chế độ phong kiến phát triển lên giai đoạn mới cao hơn. Tầng lớp quý tộc quan liêu nhà Trần ngày càng suy đồi, tăng cƣờng bóc lột vơ vét để hƣởng thụ . Chỉ khoảng thời gian 50 năm trƣớc ngày Nguyễn Trãi ra đời, trong nội bộ giai cấp thống trị nhà Trần đã diễn ra hàng loạt những cuộc chém giết, tranh cƣớp lẫn nhau và sự ăn chơi của bọn vua chúa, vƣơng hầu. Đến đời Trần Dụ Tông, tính chất xa hoa trụy lạc của giai cấp thống trị nhà Trần đã tới mức cao. Sách “Việt sử thông giám mục” viết “Dụ Tông nghiện rƣợu, mê đàn hát, xa xỉ làm cung điện nguy nga và tƣờng vách chạm trổ, lãng phí tiền của, hoang dâm chơi bời, món gì Dụ Tông cũng mắc, cơ nghiệp nhà Trần sao khỏi suy đƣợc” 10 Tình hình kinh tế xã hội của đất nƣớc ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng, quý tộc địa chủ bao chiếm ruộng đất, điền trang ngày càng nhiều, nhà sƣ nhà chùa trở thành những địa chủ lớn. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay quý tộc, địa chủ, nhà chùa, làm cho sản xuất tự do của nông dân bị đe dọa, số lớn nông dân bị nông nô hóa, sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thêm vào đó nạn mất mùa, đói kém thƣờng xuyên xảy ra. Những năm 1358, 1362, 1370, 1375 là những năm đói kém lớn mà sử cũ ghi là “Chết đói nhiều nơi, triều đình phải kêu gọi nhà giàu, các lộ phủ nộp thóc để chẩn cứu dân nghèo hoặc là mất mùa to, nhân dân phiêu tán, nhiều ngƣời phải bỏ nhà đi làm thầy chùa”. Nhân dân cuối thời Trần không thể cam chịu mãi. Nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân liên tiếp nổ ra nhất là khoảng giữa thế kỷ XIV trở đi. Nhà sƣ Phạm Sƣ Ân, pháp hiệu là Thiên Nhiên cầm đầu cuộc khởi nghĩa ở Quốc Oai (Hà Tâyngày nay) tiến quân bao vây Thăng Long. Nguyễn Thanh khởi nghĩa ở Lƣơng Giang, Nguyễn Kỵ nổi dậy ở Nông Cống. Triều Trần từng bƣớc suy sụp. Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần tự xƣng hoàng đế, đổi quốc hiệu là Đại Ngu, lập ra triều Hồ (1400 – 1407 ). Hồ Quý Ly đã nhận thức đƣợc những nguyên nhân sâu xa của tình trạng khủng hoảng của xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV, nên sau khi lên nắm chính quyền đã mạnh dạn tiến hành một loạt cải cách, nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng cuối thế kỷ XIV và phục hồi củng cố quốc gia quân chủ trung ƣơng tập quyền đang lâm nguy. Những cải cách của Hồ Quý Ly có mặt tích cực, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội. Dƣới triều Hồ, xã hội Đại Việt có những bƣớc tiến nhất định, nhƣng cuộc khủng hoảng kinh tế điền trang thái ấp và chế độ nông nô, nô tỳ vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Nhà Hồ đứng trƣớc những thách thức nghiêm trọng. Năm 1397, theo đề nghị của Hồ Quý Ly, vua Trần xuống chiếu hạn định số ruộng tƣ. “Đại vƣơng, trƣởng công chúa không có hạn định, dƣới 11 đến thứ dân không đƣợc có quá mƣời mẫu. Ngƣời nào nhiều ruộng đƣợc phép lấy ruộng để chuộc tội, số ruộng thừa thì sung công. Để kiểm tra việc thực hiện chủ trƣơng hạn điền, năm 1398, Hồ Quý Ly cho các quan về địa phƣơng làm lại sổ ruộng đất. Ai có ruộng tƣ phải kê khai rõ số ruộng và cắm thẻ ghi tên mình trên mảnh ruộng. Sau 5 năm sổ sách phải làm xong, ruộng nào không có ai nhận thì nhà nƣớc sung công. * Trong lĩnh vực tài chính, cải cách nổi bật nhất là việc ban hành tiền giấy, thu hồi hết tiền đồng. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho lƣu hành tiền giấy gọi là “thông bản hội sao” gồm bảy loại : 10 đồng, 30 đồng, 1 tiền, 3 tiền, 5 tiền và 1 quan, đều có in hình khác nhau. Nhà nƣớc cũng quy định, ai làm tiền giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi đƣợc 1 quan hai tiền giấy; ai còn dùng tiền đồng, bị bắt cũng phải tội nhƣ làm giả. Năm 1403, trƣớc phản ứng của nhân dân, nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng hay đóng cửa hàng. Nhà Hồ cũng đặt chức thị giám, ban mẫu về cân thƣớc, thƣơng đấu. Năm 1402, nhà Hồ định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào ngƣời có ruộng đƣợc chia; ngƣời không có ruộng, trẻ mồ côi, đàn bà góa không phải nộp. Thuế đánh theo lũy tiến: ngƣời có 5 sào ruộng nộp 5 tiền…có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan. Thuế ruộng tƣ: 5 thăng/ mẫu. Đất bãi thu: từ 3 quan đến 5 quan/ mẫu. Chính quyền nhà Hồ vừa mới thành lập, chƣa đƣợc củng cố, thiếu cơ sở xã hội vững chắc. Mâu thuẫn xã hội có từ cuối đời nhà Trần vẫn không đƣợc hoà hoãn. Âm mƣu xâm lƣợc của nhà Minh ngày càng trở thành hiện thực. Lợi dụng khủng hoảng xã hội và sự chống đối của quý tộc Trần đối với Hồ Quý Ly, ngày 19- 11- 1406 nhà Minh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lƣợc Đại Việt, sau 6 tháng chống cự yếu ớt, cuộc kháng chiến của nhà Hồ đã bị thất bại hoàn toàn vì không đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ. 12 Sau bốn thế kỷ độc lập tự chủ và với sự thất bại vủa nhà Hồ, dân tộc Đại Việt lâm vào tình cảnh nô lệ tăm tối. Sự thống trị tàn bào của nhà Minh đã cản trở và kìm hãm găy gắt sự phát triển của xã hội Đại Việt, đe dọa nghiêm trọng vận mệnh của cả dân tộc và sự sinh tồn của mỗi con ngƣời. * Về phƣơng diện kinh tế, nhà Minh đẩy mạnh vơ vét của cải và bóc lột nhân dân ta một cách tham tàn. Vừa chiếm đƣợc kinh thành nƣớc ta, Trƣơng Phụ đã cho quân lính mặc sức cƣớp phá và thu tiền đồng chở về nƣớc. Mùa hạ năm 1408, sau hơn một năm xâm lăng và cƣớp bóc, số “chiến lợi phẩm” mà Trƣơng Phụ tâu lên vua Minh gồm: 235.000 con voi, ngựa, trâu, bò; 13.600.000 thạch thóc; 8.670 chiếc thuyền và 2.539.800 đồ quân khí. Trong chính quyền đô hộ, nhà Minh thiết lập một mạng lƣới thu thuế mang tên là ti thuế khóa, ti tuần kiểm, ti thị bạc, ti thuế muối… và một số cơ quan khai thác tài nguyên gọi là ngân trƣờng cục ( khai mỏ bạc), kim trƣờng cục (khai mỏ vàng), châu trƣờng cục ( mò ngọc trai) …vv. Tàn bạo hơn nữa, quân Minh còn lùng bắt hàng loạt binh lính Đại Việt đem về nƣớc phục dịch. Riêng Trƣơng Phụ trƣớc sau đã bắt trên 9000 ngƣời, phần nhiều là thợ thủ công. Quân Minh còn bắt phƣờng nhạc, thầy thuốc, phụ nữ, trẻ em…đem về Trung Quốc hoặc phục vụ cho triều đình và quan lại nhà Minh, hoặc bán làm nô tỳ. Năm 1417, nhà Minh dời đô lên Bắc Kinh và trong ba năm liền, huy động sức ngƣời, sức của của cả nƣớc để xây dựng kinh thành mới. Nhà Minh cũng đã bắt nhiều dân phu và thợ thủ công nƣớc ta làm lao dịch trong công trình này. Và ngƣời thiết kế công trình xây dựng đại quy mô đó là Nguyễn An, một kiến trúc sƣ tài giỏi nƣớc ta bị quân Minh bắt đem về trung Quốc. Nguyễn An cũng nhƣ nhiều ngƣời có tài năng khác đều bị chúng cƣỡng bức biến thành hoạn quan, suốt đời làm nô lệ cho chúng. Dƣới ách thống trị của quân Minh, nền kinh tế Đại Việt gần nhƣ kiệt quệ hoàn toàn, nhân dân sống trong cảnh lầm than. Cho nên cần phải xóa bỏ, 13 thủ tiêu ách đô hộ của nhà Minh, quét sạch quân xâm lƣợc ra khỏi bờ cõi Đại Việt, khôi phục nền độc lập tự chủ cho đất nƣớc là yêu cầu cấp bách và là nhiệm vụ lịch sử, là tiếng gọi thiêng liêng của đất nƣớc. Dân tộc Đại Việt với ý chí quật cƣờng và truyền thống anh hùng bất khuất, đƣợc bồi đắp qua nhiều thế kỷ dựng nƣớc và giữ nƣớc, đã bền bỉ, anh dũng đấu tranh hoàn thành vẻ vang sứ mạng lịch sử, thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh vào đầu thế kỷ XV. Cùng với Lê Lợi, Nguyễn Trãi có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cao cả của dân tộc, đánh tan giặc Minh, giải phóng dân tộc. Chế độ đô hộ tàn bạo của nhà Minh và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trong 10 năm trƣờng kỳ đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế tiểu nông Đại Việt, vốn đã suy yếu trong những thập kỷ cuối thời Trần. Đồng ruộng, làng xóm tiêu điều. Nhân dân phiêu tán. Thủ công nghiệp suy sụp. Khi đất nƣớc giành đƣợc độc lập, nhà nƣớc phong kiến và nhân dân Đại Việt, với ý chí tự hào kiên cƣờng tinh thần quật khởi và sâu sắc đang vƣơn cao, đã hợp sức cùng nhanh chóng khôi phục sản xuất, hàn gắn các vết thƣơng chiến tranh và sau đó đƣa nền kinh tế Đại Việt phát triển lên một giai đoạn mới ở nửa sau thế kỷ XV, với một trình độ hƣng thịnh nhất. Đất nƣớc đƣợc hoàn toàn giải phóng, triều đình nhà Lê đƣợc hình thành, nhà Lê, một mặt giải ngũ cho 25 vạn quân về làm ruộng, thực hiện cải cách ruộng đất của mình và khôi phục sản xuất. Mặt khác, kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê cũ, cùng nhau xây dựng lại xóm làng đồn điền, nghề nghiệp. để đảm bảo an toàn cho sản xuất, Lê Thái Tổ hạ lệnh cho các làng làm sổ ruộng đất và trên cơ sở đó, nhà nƣớc chủ động phân phối. Ruộng đất đƣợc chia làm ba thành phần chính, tính chất sở hữu khá đặc biệt, đó là: Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước: Tất cả những ruộng đất tịch thu đƣợc của chính quyền đô hộ và bọn ngụy quan và ruộng đất không chủ, đều 14 thuộc sở hữu của nhà nƣớc. Với số lƣợng ruộng đất rất lớn, nhà nƣớc sử dụng nó dƣới các hình thức nhƣ sau: Thứ 1: Loại ruộng đất do nhà nƣớc trực tiếp quản lý, đƣợc gọi là ruộng đất quốc khố hay ruộng đất công. Loại này đƣợc cấp cho cơ quan địa phƣơng hay trung ƣơng, phát canh cho nông dân, hoặc giao cho những ngƣời tội đồ cày cấy, khai thác. Thứ 2: Loại cấp cho các công thần quan lại. Ngay sau khi lập xong các sổ ruộng đất làng xã, vua Lê đã thực hiện việc phong thƣởng cho các công thần của sự nghiệp giải phóng đất nƣớc. Khoảng 221 ngƣời đƣợc phong tƣớc hầu, tƣớc trí tự và cấp ruộng từ 300 – 500 mẫu. Các triều vua Lê tiếp sau, đôi lúc cũng phong thƣởng ruộng đất cho các đại thần có công. Đây là loại ruộng công thần. Thời Lê Thánh Tông, chế độ lộc điền đƣợc ban hành, theo đó các quan lại từ Tam, Tứ phẩm trở lên cho đến các vƣơng, hầu, bá đƣợc cấp một số ruộng đất tùy theo chức tƣớc. Ruộng lộc chia làm hai loại: loại cấp vĩnh viễn gọi là ruộng thế nghiệp, chủ yếu dành cho các vƣơng hầu công chúa; loại cấp một đời gọi là ruông ân tứ. Ruộng lộc chỉ cấp cho các quan lại từ Tứ phẩm trở lên. Các quan lại có chức vụ thấp hơn, chỉ đƣợc hƣởng phần ruộng công ở làng theo chế độ quân điền. Sau khi viên quan đƣợc cấp đã chết, sau 3 năm thì nhà nƣớc thu lại. Thứ 3: Loại đồn điền, do nhà nƣớc đứng ra tổ chức khai, hoang thành lập. Nông dân lao động canh tác lại đồn điền, chủ yếu là ngƣời bị tù tội, nông dân lƣu tán nghèo đói đƣợc chiêu mộ là ngƣời sản xuất. Ruộng đất công làng xã: loại ruộng đất này có nguồn gốc từ lịch sử xa xƣa trƣớc đó đƣợc duy trì cho đến thế kỷ XV ở các làng xã, nhƣng với tỉ lệ có khi khác nhau. Để thống nhất việc phân chia ruộng công trong phạm vi cả nƣớc, Lê Thánh Tông đã ban hành phép quân điền. Theo phép quân điền, cứ sau 6 năm, thì ruộng đất công làng xã đƣợc chia lại một lần cho các thành 15 viên trong xã, bao gồm các viên chức cấp thấp, chức dịch của làng…các quan phủ huyện có nhiệm vụ phối hợp với các xã trƣởng, già làng đo đạc ruộng đất, tính số ngƣời đƣợc chia và thực hiện việc quân điền. Ruộng đất tư hữu: đƣợc hình thành và phát triển từ những thế kỷ trƣớc, đến thế kỷ XV có điều kiện ngày càng mở rộng. Trong hình thức ruộng đất tƣ hữu này có 3 loại: ruộng đất của nông dân tƣ hữu, ruộng đất của địa chủ và một số ít điền trang. Sự gia tăng số lƣợng hàng ngũ quan lại đã góp phần làm cho bộ phận ruộng tƣ hữu của địa chủ ngày càng phát triển, trong lúc đó các điền trang ngày càng thu hẹp dần. Theo đà phát triển chung, ruộng đất tƣ hữu của giai cấp địa chủ ngày càng lấn át ruộng đất công. Giai cấp địa chủ lớn mạnh cũng nhân đó lũng đoạn quyền hành chính trị ở làng xã, tạo nên một sắc thái khá mới mẻ cho cơ cấu xã hội triều Lê. Từ sau ngày đánh thắng giặc Minh, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thắng lợi, nhân dân lần lƣợt trở về quê hƣơng xây dựng lại làng xóm, phục hồi sản xuất nông nghiệp. Nhà nƣớc phong kiến triều Lê cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ và khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp. Các quan phủ có nhiệm vụ đốc thúc và khuyến khích nhân dân khai phá ruộng đất bỏ hoang hóa, giúp nhân dân chống hạn, chống úng, diệt sâu cắn lúa ... Nhà Lê rất chăm lo đến thủy lợi đê điều, ngoài ra nhà nƣớc phong kiến còn quy định mọi công trình xây dựng cần điều động dân phu đều phải tiến hành ngoài thời vụ cày cấy, gặt mùa. Pháp luật nhà Lê bảo vệ chặt chẽ sức kéo trong nông nghiệp, tội trộm cắp trâu bò bị trừng phạt nặng. Trong những năm khó khăn, hạn hán, lụt lội, nhà vua thƣờng lập đàn cầu đảo, tự trách mình hoặc ra chiếu khuyến nông, động viên nhân dân khắc phục khó khăn bảo đảm sản xuất. Sau khi hòa bình lập lại, việc đảm bảo nhu cầu phục hồi và phát triển nông nghiệp, xóm làng xây dựng lại kinh thành, thị trấn tỉnh lị đã thúc đẩy sự phục vụ và phát triển nhanh chóng của các ngành nghề thủ công. Các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan