Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó tt...

Tài liệu Tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó tt

.PDF
27
246
51

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  NGUYỄN HỮU SƠN TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ Ngành: Triết học Mã số: 92.29.001 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học:: 1. PGS.TS. Trương Văn Chung 2. TS. Phạm Đào Thịnh HÀ NỘI - 2018 Công trình đã được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trương Văn Chung 2. TS. Phạm Đào Thịnh Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Minh Tường Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ chức tại Học viện Khoa học xã hội Vào lúc phút, Ngày Tháng Năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội. -1PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhân vật lịch sử đặc biệt của miền Trung nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX. Về mặt lý luận, Huỳnh Thúc Kháng là người yêu nước có quá trình chuyển đổi từ tư tưởng Nho giáo phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản ôn hòa tiến đến tư tưởng dân tộc cách mạng theo Hồ Chí Minh. Hiện nay, khi nghiên cứu về tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng, vẫn còn có không ít những tranh luận dưới những góc độ khác nhau như Huỳnh Thúc Kháng là chí sĩ yêu nước hay là nhà cách mạng dân tộc, hay ông chỉ là nhà tư tưởng thông qua các hoạt động thực tiễn để truyền bá các quan điểm mới, là nhà báo và thực chất tư tưởng của ông thuộc hệ tư tưởng nào, v.v.. Luận án của tác giả nghiên cứu về “Tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng và ý nghĩa lịch sử của nó” sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề tranh luận nêu trên cũng như cung cấp một hệ thống quan điểm, tư tưởng về chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu:Luận án rõ nội dung, đặc điểm cơ bản trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ những điều kiện, tiền đề lý luận, năng lực, phẩm chất cá nhân góp phần hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng; hệ thống hóa những nội dung và -2đặc điểm cơ bản tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng; rút ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng nửa đầu thế kỷ XX. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: những quan điểm, tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX (1947). 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó còn có hệ thống các phương pháp khác: phương pháp văn bản học, phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, hệ thống hóa tư liệu, văn bản, so sánh … 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: hệ thống hoá những nội dung, đặc điểm cơ bản trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng, góp phần làm rõ thêm nội dung của lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam nói chung và tư tưởng chính trị Việt Nam đầu thế kỷ XX nói riêng. Qua đó, rút ra ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Ý nghĩa thực tiễn: luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX tại các trường Đại học – Cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu chính trị, cơ quan chuyên môn của Đảng và Nhà nước. 6. Những điểm mới, kết quả nghiên cứu của luận án -3Điểm mới của luận án: là làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng giai đoạn đầu thế kỷ XX; Kết quả nghiên cứu của luận án: rút ra những đặc điểm, giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án gồm: 4 chương và 11 tiết. Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Những điều kiện và tiền đề và quá trình hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng Chương 3: Nội dung và đặc điểm cơ bản tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng Chương 4: Giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng Kết luận -4CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhà cách mạng dân chủ tư sản tiêu biểu của phong trào yêu nước Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã được rất nhiều các nhà khoa học, các học giả quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình tìm hiểu về tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng, tác giả của luận án nhận thấy đã có các hướng nghiên cứu sau đây: 1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Những nghiên cứu của các nhà khoa học với các công trình có liên quan như: nhóm Giáo sư Trương Hữu Quýnh, Giáo sư Đinh Xuân Lâm và Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Mậu Hãn trong bộ ba tập Đại cương Lịch sử Việt Nam, Giáo sư Lê Văn Quán (Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam thời kỳ Lê – Nguyễn, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013), Phó Giáo sư Doãn Chính (Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013), Phó Giáo sư Nguyễn Minh Tường với giáo trình sau đại học Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012) v.v.. đã có đóng góp nhất định vào những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng phương Đông nói chung và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng xuyên suốt chiều dài quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã hệ thống hóa các quan điểm, phân tích và đánh giá các luận điểm của các nhà tư tưởng, khẳng định -5vai trò và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng Việt Nam qua từng giai đoạn trên cơ sở những quy định của điều kiện, tiền đề kinh tế - xã hội. 1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN BIẾN TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Tư tưởng chính trị cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ yếu tập trung trên hai mặt: đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược với tinh thần yêu nước và tinh thần canh tân dân tộc chống lại nền Hán học cổ hủ, bảo thủ, tiếp thu văn minh tiến bộ phương Tây với các giá trị về dân chủ, dân quyền. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như Giáo sư Trần Văn Giàu (tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam – từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997); Phó Giáo sư Chương Thâu (Góp phần tìm hiểu Nho giáo – Nho sĩ – Trí thức Việt Nam trước năm 1945, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 2007, Hà Nội); …cùng với nhiều tác giả khác trong tập Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX… đã góp phần quan trọng cho việc nhận thức về tư tưởng chính trị, gợi mở nhiều vấn đề mới cần được quan tâm và tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm. Đó là nguồn tài liệu phong phú, có giá trị cao, để luận án kế thừa, chọn lọc, hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. 1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỀ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HỲNH THÚC KHÁNG Nghiên cứu về nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đã được các nhà khoa học trong nước tiến hành ở nhiều góc độ khác nhau qua -6các luận án tiến sĩ và những công trình khoa học khác như: Luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Đào Thịnh với đề tài Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – giá trị và bài học lịch sử (tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009); Luận văn Thạc sĩ Triết học với đề tài Tư tưởng yêu nước của Huỳnh Thúc Kháng (2002) và luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Thị Hạnh với đề tài Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX (tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2012); PGS Chương Thâu đã nghiên cứu và có những sưu tầm, hệ thống hóa những tác phẩm, bài viết của Huỳnh Thúc Kháng thành các công trình tiêu biểu như: quyển Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1989), quyển Huỳnh Thúc Kháng - Tuyển tập (cùng tác giả Phạm Ngô Minh của nhà xuất bản Đà Nẵng, 2012),v.v.. Các công trình khoa học đã nghiên cứu khá sâu sắc với nhiều góc nhìn về tư tưởng triết học, chính trị ở các nhà tư tưởng khác nhau như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng, …. trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể về nội dung tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng vẫn chưa có tác giả nào đi sâu hệ thống hóa toàn diện với tư cách là một mắt khâu quan trọng của bước chuyển tư tưởng trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. -71.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ LIÊN QUAN VỀ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Việc công bố các nghiên cứu về Huỳnh Thúc Kháng nói riêng và các nhà tư tưởng yêu nước cùng thời với ông nói chung trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được thực hiện từ những năm cuối thế kỷ XX cho đến nay, trong đó có thể điểm qua một số các công trình như sau: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng tháng 9 năm 1992; kỷ yếu hội thảo về Thân thế và Sự nghiệp cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947) tháng 4 năm 2012; kỷ yếu hội thảo khoa học về “Huỳnh Thúc Kháng với Cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam” tháng 9 năm 2016; tác giả Trần Thị Hạnh trong bài: “Quá trình chuyển biến tư tưởng ở Huỳnh Thúc Kháng” (Tạp chí Triết học, số 10 (185) 2006, tr 56-63); tác giả Nguyễn Thế Anh với bài “Một trường hợp trường tồn của tinh thần Nho giáo Việt Nam vào thế kỷ XX – Huỳnh Thúc Kháng và tờ báo Tiếng Dân” (Tạp chí Nghiên cứu Huế, số 4, tr.22-32, 2002); tác giả Minh Hương qua bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh với cụ Huỳnh Thúc Kháng” (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10, tr.63-65, 2006); tác giả Lê Thí qua bài viết “Phan Châu Trinh – Huỳnh Thúc Kháng đôi bạn chân tình” (Tạp chí Xưa và Nay, số 334 (6), tr.14 – 18, 2009); Nguyễn Xuân Trung viết Huỳnh Thúc Kháng và Hồ Chí Minh – Sự gặp gỡ hai tư tưởng, nhân cách lớn trên báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày 30 tháng 9 năm 2016; .v.v.. Mặt khác, sự chi phối bởi những điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử mà ít nhiều những nghiên cứu về Huỳnh Thúc Kháng từ các học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài còn hạn chế. Việc nghiên cứu về -8một nhân vật như Huỳnh Thúc Kháng có sự liên quan đến chính quyền cách mạng vô sản của Hồ Chí Minh còn có những trở ngại từ góc nhìn và cách tiếp cận do sự khác biệt về ý thức hệ tư tưởng. Ngoài ra những ảnh hưởng của Huỳnh Thúc Kháng ở bên ngoài vượt khỏi phạm vi biên giới quốc gia tiếp cận với thế giới là rất ít, hầu như không có vì ông chưa từng xuất dương như các Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh… Vì vậy, những nghiên cứu có thể sẽ ít nhiều vẫn còn có những chủ quan, định kiến trong nước, chưa thể khách quan một cách toàn diện như cách nhìn từ bên ngoài vào của các học giả quốc tế, phương Tây cũng như phương pháp luận tiếp cận vấn đề cũng hết sức quan trọng còn có những cách khác nhau theo những khuynh hướng tư tưởng và quan điểm khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã góp phần làm rõ thân thế, sự nghiệp và quá trình hoạt động yêu nước, nhiệt thành với quần chúng nhân dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tuy nhiên, việc hệ thống hóa toàn bộ nội dung, đặc điểm tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng về chính trị, đặc biệt là quá trình chuyển biến tư tưởng từ ý thức hệ phong kiến sang ý thức hệ dân chủ tư sản đến với tư tưởng cách mạng vô sản chưa được làm sáng tỏ và đầy đủ. Đây chính là nhiệm vụ chủ yếu đặt ra đối với luận án này trong quá trình nghiên cứu. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Vấn đề về tư tưởng nói chung và tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng nói riêng đã được các nhà khoa học trong nước quan tâm, nghiên cứu. Các công trình nói trên đã khai thác, tiếp cận dưới những góc độ khác nhau, song đều đi đến thống nhất Huỳnh Thúc Kháng là một nhà yêu nước tâm huyết, với tư tưởng tiến bộ -9mong muốn góp phần vào việc chấn hưng dân tộc. Các tác giả đã đưa ra hệ thống lý luận chung nhất về quá trình chuyển biến tư tưởng của các nhà Nho yêu nước từ ý thức hệ Nho giáo sang tư tưởng dân chủ tư sản theo những khuynh hướng khác nhau (bạo lực hay hòa bình); khẳng định rằng, trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã chi phối nhận thức của các nhà Nho về đấu tranh đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ và giải phóng dân tộc. Trong nghiên cứu về tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng cần được kế thừa những thành quả nghiên cứu của các thế hệ đi trước, nhất là các nghiên cứu của các nhà khoa học về Lịch sử, Triết học, Chính trị, Văn hóa, Xã hội … từ cuối thế kỷ XX cho đến hiện nay. Việc này giúp tác giả rút ngắn thời gian nghiên cứu và có được cái nhìn tổng thể về quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng là một bộ phận trong dòng chảy lịch sử tư tưởng ấy. CHƢƠNG 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Nghiên cứu tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng cần phải gắn với bối cảnh thời đại, điều kiện xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bên cạnh những tiền đề lý luận và phẩm chất, năng lực cá nhân góp phần hình thành tư tưởng ấy. - 10 2.1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Tình hình thế giới và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Những yếu tố đó là: sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây vào Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam biến đổi nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, văn hoá, cơ cấu giai cấp, khoa học, kỹ thuật.v.v.. 2.1.1 Bối cảnh thời đại từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã có những bước phát triển mới – từ giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền - kéo theo những thay đổi về kinh tế, xã hội ở cả phương Tây lẫn phương Đông: (1) sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây đã đưa các quốc gia dân tộc ở đây thoát khỏi đêm trường Trung Cổ, làm cho Châu Âu chuyển mình từ xã hội phong kiến lạc hậu sang xã hội văn minh, hiện đại với các thành tựu khoa học; (2) sự mở rộng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đồng nghĩa với việc tìm kiếm, mở rộng những thị trường tiêu thụ sản phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên mới buộc các quốc gia tư bản chủ nghĩa tiến hành những cuộc khai phá các vùng đất mới (như ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc…); (3) chủ nghĩa tư bản tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa ở các quốc gia dân tộc phong kiến phương Đông (như ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á…). Đồng thời làm xuất hiện những mâu thuẫn lớn và ngày càng gay gắt (mâu thuẫn giữa các quốc gia tư bản chủ nghĩa trong việc - 11 tranh giành thị trường, đất đai trên thế giới; giữa giai cấp vô sản bị áp bứt bóc lột với giai cấp tư sản cầm quyền áp bức bóc lột; giữa các dân tộc thuộc địa với các nước đế quốc; giữa quần chúng nhân dân lao động với chính quyền phong kiến và thuộc địa, v.v.. ) đặt ra vấn đề bức thiết cần phải được giải quyết để đảm bảo sự tồn tại xã hội, làm xuất hiện những yếu tố cần thiết cho các cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. 2.1.2 Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX Xã hội Việt Nam có những biến chuyển dẫn đến những mâu thuẫn hết sức sâu sắc và quyết liệt: mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến; mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản; mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Tất cả những mâu thuẫn đó tạo tiền đề cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ngày càng mạnh mẽ. 2.2 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GÓP PHẦN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Bên cạnh những yếu tố của bối cảnh thời đại cũng như hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam tác động đối với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng còn kế thừa những tư tưởng lý luận của các thế hệ đi trước cùng với những năng lực, phẩm chất cá nhân của ông, đó là: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; Tư tưởng Nho giáo; Tư tưởng Canh tân, Tân thư và những năng lực tự thân riêng biệt. 2.2.1 Chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam Trải qua những giai đoạn, thời kỳ khác nhau của lịch sử, chủ nghĩa yêu nước đều phản ánh sự trăn trở của xã hội đương thời nhằm củng cố, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, đấu tranh chống lại kẻ - 12 thù xâm lược và ổn định, phát triển đất nước. Tuy nhiên, chủ nghĩa yêu nước thế kỷ XIX có những khác biệt so với chủ nghĩa yêu nước trong các giai đoạn lịch sử trước đó. Điều này đã tác động mạnh mẽ vào tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng, bên cạnh những yếu tố khác góp phần hình thành nên con đường đấu tranh cách mạng của ông sau này: đó là giữa tư tưởng yêu nước mang đậm chất Nho giáo của tinh thần “trung quân ái quốc” với yêu nước mang tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây là đổi mới, thương dân, đề cao vai trò của nhân dân trong sự vận động phát triển của đất nước. 2.2.2 Tƣ tƣởng Nho giáo triều Nguyễn Tư tưởng thiên nhân tương cảm trong quan điểm về mệnh và mệnh trời cùng với luận điểm về “hình nhi thượng học” của Đổng Trọng Thư được nhà Nguyễn kế thừa đã gắn chặt nhận thức của mọi Nho sĩ theo một con đường duy nhất: học hành, thi cử, đỗ đạt ra làm quan và làm quan để “tận trung báo quốc” với vua, triều đình. Do đó mà tư tưởng của tầng lớp Nho sĩ triều Nguyễn ngày càng lạc hậu, bảo thủ, giáo điều và xa rời thực tế, trọng xưa khinh nay, mê tín những thánh hiền. Nho sĩ không biết đến lao động sản xuất, lao động chân tay, không thấy được vai trò của lao động sáng tạo ra cuộc sống và cải tạo thế giới xung quanh. 2.2.3 Tƣ tƣởng Canh tân và Tân thƣ Tư tưởng canh tân là một trào lưu tư tưởng của một bộ phận trí thức yêu nước tiến bộ xuất hiện, chủ trương vận dụng những tri thức mới, những tiến bộ của văn minh phương Tây nhằm đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế - xã hội theo kịp sự phát triển chung của thời đại, khắc phục tình trạng lạc hậu, đáp ứng yêu cầu bảo vệ độc lập dân tộc. - 13 Tân thư là những quan điểm, tư tưởng mới so với hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến cũ kĩ, được viết thành sách và truyền bá rộng rãi xuất hiện ở những phong trào của giới trí thức yêu nước Nhật Bản và Trung Quốc khởi xướng nhằm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và thành tựu văn minh tư bản phương Tây. 2.2.4 Phẩm chất cá nhân với sự hình thành tƣ tƣởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng Sinh trưởng trong gia tộc có một nền tảng Nho học đã góp phần hun đúc ngay từ nhỏ ở Huỳnh Thúc Kháng những giá trị truyền thống về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Là một người thông minh, lại ham học hỏi nên Huỳnh Thúc Kháng tiếp thu rất nhanh, đồng thời trong bối cảnh loạn lạc cùng với khí chất vốn có của quê hương xứ Quảng đã góp phần hình thành trong ông những phẩm chất đặc biệt, đó là: tinh thần sẵn sàng từ bỏ cái cũ, luôn tìm kiếm cái mới; tính cách rất trung thực, thẳng thắn, khẳng khái, quyết liệt và không dây dưa; và sự điềm đạm, đầy khí phách, trách nhiệm trước nhân dân. 2.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, CHUYỂN BIẾN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Quá trình vận động trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng là một sự nối tiếp liên tục với tính chất quá độ đan xen giữa “cái cũ” và “cái mới”. Việc phân chia về mặt thời gian đối với quá trình chuyển biến tư tưởng của ông chỉ mang tính chất tương đối nhằm hệ thống hóa sự phát triển trong nhận thức trước những đổi thay của điều kiện hoàn cảnh lịch sử. - 14 2.3.1 Thời kỳ hình thành tƣ tƣởng chính trị yêu nƣớc thân dân ảnh hƣởng Nho giáo (từ 1884 đến 1904) Từ khi bắt đầu đi học (1884) cho đến trước năm 1904, ở Huỳnh Thúc Kháng thẫm đẫm tinh thần của Nho học. Những tác động của hoàn cảnh thực tiễn xã hội đã làm cho ông có những suy nghĩ mới về thời cuộc, về thời đại mới trong mối liên hệ Việt Nam với khu vực và thế giới. 2.3.2 Thời kỳ chuyển biến từ tƣ tƣởng Nho giáo sang tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản (từ 1904 – 1945) Tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng ít nhiều bị bó hẹp, hạn chế trong giới hạn của bối cảnh xã hội Việt Nam và sự tiếp thu không trọn vẹn những gì đang diễn ra trên thế giới bởi sự kiểm soát gắt gao thông tin của chính quyền thực dân. Tư tưởng của ông rơi vào sai lầm của lập trường đấu tranh yêu nước bằng phương pháp “hòa bình” theo khuynh hướng dân chủ tư sản – bênh vực quyền lợi của quần chúng bị áp bức nhưng không nhìn thấy được sức mạnh to lớn ở nhân dân, càng không thấy được ý nghĩa, trách nhiệm của giải phóng dân tộc dưới sự tổ chức và lãnh đạo của một giai cấp thực sự cách mạng – giai cấp công nhân đang có những chuyển mình to lớn. 2.3.3 Thời kỳ chuyển biến từ lập trƣờng dân chủ tƣ sản tiếp cận với tƣ tƣởng cách mạng của Hồ Chí Minh (từ 1945 đến 1947) Tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng đã có những biến chuyển theo từng giai đoạn lịch sử từ chỗ yêu nước với những quan niệm của Nho giáo truyền thống “trung quân ái quốc” chuyển sang lập trường dân chủ tư sản, đấu tranh yêu nước bằng con đường “hoà bình” kêu gọi sự cải cách từ phía nhà cầm quyền cũng như nỗ lực trong việc “thức tỉnh” quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, phương pháp đấu tranh - 15 “hoà bình” đó chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhất định của hoạt động nghị trường và báo chí ở Trung Kỳ trong bối cảnh quần chúng nhân dân và điều kiện xã hội còn nhiều hạn chế. Cho đến khi gặp Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lịch sử mới, tư tưởng của ông đã đổi thay, chuyển sang lập trường cách mạng, kiên quyết đấu tranh bằng “bạo lực” chống ngoại xâm nhằm bảo vệ độc lập tự do của đất nước. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Sự tiếp thu về mặt tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng không chỉ dừng lại ở những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn thể hiện sự nhạy bén tiếp cận với những giá trị tư tưởng của phương Tây hiện đại trong bối cảnh tác động của khu vực và thế giới. Qua đó, tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng có sự chuyển biến liên tục phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - xã hội nhằm góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc và xây dựng đời sống mới cho quần chúng nhân dân. Đó cũng chính là đặc điểm chủ yếu tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng đặt trong bối cảnh hiện thực lịch sử luôn vận động phát triển không ngừng, đi từ ý thức hệ phong kiến Nho giáo sang tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây và tiến tới tiếp cận đi theo tư tưởng cách mạng vô sản của Hồ Chí Minh. CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Ở chương 3 của luận án, tác giả đi vào nghiên cứu, làm rõ nội dung tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng trên cơ sở thực tiễn quá trình hoạt động đấu tranh yêu nước thông qua những tác phẩm trên các lĩnh vực của ông. Từ đó, hệ thống hóa rút ra những đặc điểm cơ bản trong tư tưởng chính trị của ông. - 16 3.1 NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Trong sự chuyển biến của thời đại và các điều kiện của lịch sử xã hội đã tác động đến tư duy, nhận thức của ông khi trải qua các giai đoạn lập trường tư tưởng hác nhau tiến tới với tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh. Tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng tập trung chủ yếu là các vấn đề: phê phán tư tưởng Nho giáo qua nền giáo dục Nho học; về giai cấp và đấu tranh giai cấp; về dân chủ và dân sinh; về mục đích chính trị, và phương pháp đấu tranh cách mạng; v.v.. 3.1.1 Phê phán tƣ tƣởng tôn quân quyền Huỳnh Thúc Kháng phê phán tư tưởng tôn quân quyền thông qua mục tiêu, nội dung và phương pháp của nền giáo dục Nho giáo. Tuy nhiên ông vẫn thừa nhận những yếu tố tích cực và giá trị của nền Hán học trước đây kết hợp với những nhân tố mới của văn minh phương Tây nhằm từng bước xây dựng một nền giáo dục, văn hoá mới cho quốc dân. Trong tư duy nhận thức của mình, ông có cách nhìn hài hòa, không thiên vị hay cực đoan, càng không mâu thuẫn, phiến diện mà ông chỉ vào cụ thể nguồn gốc của vấn đề khi muốn xây dựng một xã hội mới cần bắt đầu từ sự thay đổi về tư tưởng, trình độ nhận thức, hiểu biết của đa số quần chúng nhân dân. 3.1.2 Tƣ tƣởng về mục đích chính trị và phƣơng pháp đấu tranh cách mạng Mục đích chính trị của Huỳnh Thúc Kháng là, trong điều kiện hiện thời khi Pháp đã áp đặt được sự cai trị trên toàn cõi Đông Dương này thì chi bằng mở đường phục hưng dân tộc: khai thông dân trí, cổ động tân học, đả phá khoa cử, kêu gọi thương gia, thân hào lập - 17 hội thương, hội công, hội nông, thay đổi nếp sinh hoạt theo đời sống mới, văn minh phát triển kinh tế - xã hội từng bước đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng về phương pháp cách mạng có một quá trình vận động từ đấu tranh “hoà bình” đòi nhà cầm quyền thực dân Pháp phải tiến hành những cải cách chính trị về dân sinh dân chủ cho xã hội, cho đến việc nhận thấy vai trò quan trọng của “bạo lực” và ủng hộ phải bằng bạo lực cách mạng là cần thiết nhằm bảo vệ độc lập dân tộc. Đây là sự phát triển tiến bộ mang tính bước ngoặt trong tư duy Huỳnh Thúc Kháng phù hợp với quy luật vận động của xã hội. 3.1.3 Tƣ tƣởng về giai cấp, đấu tranh giai cấp và tổ chức đảng Theo thời gian, tư tưởng về đấu tranh giai cấp của Huỳnh Thúc Kháng có những bước phát triển mới nhưng vẫn thiếu cơ sở hiện thực và lý luận của nó nên không triệt để. Ông không tìm thấy được sức mạnh thực sự ở quần chúng nhân dân, giai cấp lao động mà đội tiên phong của nó sẽ là một chính đảng đại diện để lãnh đạo toàn thể nhân dân làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau đã góp phần tạo nên những nấc thang phát triển trong quá trình chuyển biến tư tưởng của ông. 3.1.4 Tƣ tƣởng về xây dựng chính thể nhà nƣớc, về dân chủ Vấn đề xây dựng chính thể nhà nước và dân quyền trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yêu cầu chính đáng mà ông luôn đòi hỏi, mong mỏi cho dân tộc, cho quần chúng nhân dân. Đó là những đòi hỏi phải cải cách chính trị, mở rộng - 18 quyền tự do dân chủ cho người bản xứ, mở trường học, tự do lập hội, tự do ngôn luận báo chí, khai hóa quốc dân, bình đẳng trong xã hội, đưa đất nước tiến lên giàu mạnh để cuối cùng thoát khỏi vòng nô lệ của thực dân. 3.1.5 Tƣ tƣởng về đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Huỳnh Thúc Kháng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng chính trị, yêu nước của ông gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng. Ông là người đã có những đóng góp rất quan trọng và tích cực vào việc tập hợp, củng cố khối đại đại đoàn kết toàn dân, góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam trong buổi đầu giành và giữ chính quyền cách mạng non trẻ. Huỳnh Thúc Kháng cho rằng, đại đoàn kết dân tộc là sự tập hợp tất cả quần chúng nhân dân những người yêu nước, không phân biệt giai cấp, đảng phái, vùng miền, tôn giáo và kể cả những người có nguồn gốc nước ngoài nhưng đã định cư sinh sống trên đất nước mảnh đất Việt Nam này như quê hương thứ hai. Ông còn kêu gọi toàn dân đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh bởi giữa hai ông có cùng điểm chung là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tấm lòng yêu nước thương dân và một bầu nhiệt huyết với cách mạng mong muốn bảo vệ giữ gìn độc lập dân tộc. Thực tiễn thành quả cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương và nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng thay đổi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan