Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó...

Tài liệu Tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó

.PDF
184
535
112

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  NGUYỄN HỮU SƠN TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  NGUYỄN HỮU SƠN TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ Ngành: Triết học Mã số: 92.29.001 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trương Văn Chung 2. TS. Phạm Đào Thịnh HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Nguyễn Hữu Sơn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................6 1.1. Những nghiên cứu liên quan về điều kiện, tiền đề góp phần hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng ..................................................................6 1.2. Những nghiên cứu liên quan về quá trình hình thành và chuyển biến tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng.............................................................................9 1.3. Những nghiên cứu có liên quan về nội dung, đặc điểm tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng................................................................................................14 1.4. Những nghiên cứu đánh giá liên quan về giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng ................................................................17 CHƢƠNG 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG ................25 2.1. Những điều kiện hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng .......25 2.2. Những tiền đề lý luận và phẩm chất cá nhân góp phần hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng...........................................................................37 2.3. Quá trình hình thành, chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng50 CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG .......................................................66 3.1. Nội dung tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng .....................................66 3.2. Đặc điểm tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng ..................................108 CHƢƠNG 4. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG .....................................................122 4.1. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng ............122 4.2. Ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng .........................138 KẾT LUẬN ............................................................................................................152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................168 PHỤ LỤC BIÊN NIÊN TIỂU SỬ HUỲNH THÚC KHÁNG ...........................169 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhân vật lịch sử đặc biệt của miền Trung nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX. Về mặt lý luận, Huỳnh Thúc Kháng là người yêu nước có quá trình chuyển đổi từ tư tưởng Nho giáo phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản ôn hòa tiến đến tư tưởng dân tộc cách mạng theo Hồ Chí Minh. Huỳnh Thúc Kháng là người tham gia đấu tranh cách mạng dưới nhiều hình thức như: đấu tranh nghị trường, ra báo Tiếng Dân đề tuyên truyền yêu nước, “thức tỉnh” quần chúng nhân dân xây dựng đời sống mới có ý nghĩa nhất định trước sự kiểm soát chặt chẽ của nhà cầm quyền thực dân Pháp. Có những thời điểm ở Trung Kỳ, ông là một trong những người hoạt động tích cực trên nghị trường của Viện dân biểu cũng như trên mặt báo Tiếng Dân để đấu tranh yêu nước một cách công khai, hợp pháp. Tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng thể hiện thông qua ngòi bút tuyên truyền trên báo chí đã góp phần vào sự phát triển tư duy lý luận chung của dân tộc Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Ở Trung Kỳ, trước Huỳnh Thúc Kháng chưa có ai là người yêu nước hoạt động cách mạng công khai xây dựng một tờ báo riêng (tờ Tiếng Dân) để tuyên truyền tinh thần yêu nước, tư tưởng đổi mới đất nước và kêu gọi quần chúng nhân dân xây dựng đời sống mới, nâng cao nhận thức về các mặt văn hóa, xã hội. Cho đến hiện nay, Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhân vật lịch sử có không ít những cuộc hội thảo, tranh luận về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của ông. Qua những đóng góp của Huỳnh Thúc Kháng về tư tưởng, có thể nói, ông là một trong những nhà tư tưởng, nhà báo, nhà văn hóa lớn của Trung Kỳ nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung nửa đầu thế kỷ XX. Huỳnh Thúc Kháng xuất thân trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học, quê ở Thạnh Bình, Tiên Cảnh, Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn hay chữ tốt; sớm đọc nhiều tân thư, chịu ảnh hưởng của tư tưởng trong canh tân nên năm 29 tuổi (1904) đỗ tiến sĩ, nhưng không ra làm 1 quan. Và cũng từ đó, ông bắt đầu học chữ Quốc ngữ, ông cùng Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh phát động phong trào Duy Tân trong quần chúng nhân dân ở Trung Kỳ với chủ trương “khai trí, trị sanh”. Năm 1908, sau vụ chống thuế của nhân dân Trung Kỳ mà Quảng Nam là điểm khởi phát, Huỳnh Thúc Kháng bị bắt rồi bị đày ở Côn Đảo đến năm 1921 mới được trả tự do. Ra tù, ông tiếp tục các hoạt động yêu nước theo cách của mình và vẫn từ chối chính quyền thực dân, không ra làm quan. Cuối năm 1925, ông và một số người bạn ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ và trúng cử rồi được bầu làm Viện trưởng. Nhận thức được “tên là Nhân dân đại biểu, mà thật là một quan trường mới” [139; 251], ông đã từ chức cuối năm 1928. Sau khi rời khỏi Viện Dân biểu Trung kỳ, Huỳnh Thúc Kháng ra tờ báo Tiếng Dân làm công cụ để đấu tranh đ i các quyền tự do, dân chủ. Hoạt động liên tục từ năm 1927 đến năm 1943, báo Tiếng Dân đã ra được 1766 số, trở thành tờ báo lâu năm nhất phản ánh những sự kiện lịch sử diễn ra ở Trung kỳ, đồng thời là nơi tập hợp tiếng nói của các lực lượng có tinh thần dân tộc dân chủ trong tầng lớp trí thức tiểu tư sản miền Trung trong cuộc đấu tranh đ i độc lập, dân chủ ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX, như lời của Cố Tổng Bí thư Trường Chinh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 7-1948) khi ngợi ca về 16 năm hoạt động sôi nổi, đầy ắp hào khí cách mạng của tờ báo Tiếng Dân: “Thét Tiếng Dân giữa kinh thành Huế”. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a ra đời như một luồng sinh khí mới đủ sức làm chuyển biến trong nhận thức và hành động của Huỳnh Thúc Kháng. Ông đã nhận lời tham gia Chính phủ cách mạng liên hiệp. Đó không chỉ là thời khắc có ý nghĩa bước ngoặt, đó c n là biểu hiện sinh động nhất về sự cao cả của tấm gương nhà chí sĩ yêu nước. Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu cuộc đời, hoạt động, tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng đồng thời chúng ta có thể hiểu biết thêm về Phan Châu Trinh, người mà ông chịu ảnh hưởng ít nhiều của tư tưởng dân chủ tư sản ôn hòa trong các hoạt động yêu nước ở Trung Kỳ và Hồ Chí Minh, người mà ông cho rằng “được người tri kỷ”. Huỳnh Thúc Kháng bắt đầu làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a vào ngày 4/3/1946 và đảm nhiệm vị trí 2 Quyền Chủ tịch Chính phủ theo Sắc lệnh số 82 ngày 29/5/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, cho đến ngày 21/10/1946, khi Hồ Chí Minh về nước. Sau đó, ông lại tiếp tục được tái nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ mới thành lập vào tháng 11-1946. Để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ thành quả cách mạng, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập, Huỳnh Thúc Kháng, một trong những sáng lập viên được bầu làm Hội trưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Hội trưởng danh dự. Với tư cách là một trong những bậc trí thức lớn tham gia vào hoạt động của chính quyền cách mạng, Huỳnh Thúc Kháng đã rất coi trọng sự thống nhất, đoàn kết toàn dân tộc, ông rất ý thức vai trò uy tín của mình đối với sự tập hợp đoàn kết quốc dân, đồng bào vì sự nghiệp chung của dân tộc. Trong diễn đàn tư tưởng, có thể nói Huỳnh Thúc Kháng là một trong những hiện tượng khá nổi bật ở Trung Kỳ nửa đầu thế kỷ XX. Huỳnh Thúc Kháng đã có những đóng góp về các phương diện văn hóa, chính trị, giáo dục và xã hội. Những quan điểm, tư tưởng của ông phản ánh quá trình chuyển biến từ hệ tư tưởng phong kiến nho giáo sang dân chủ tư sản và tiến đến tư tưởng dân tộc cách mạng của tầng lớp trí thức, góp phần quyết định đến vận mệnh của dân tộc và đất nước. Hiện nay, khi nghiên cứu về tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng, vẫn còn có không ít những tranh luận dưới những góc độ khác nhau như Huỳnh Thúc Kháng là chí sĩ yêu nước hay là nhà cách mạng dân tộc, hay ông chỉ là nhà tư tưởng thông qua các hoạt động thực tiễn để truyền qua các quan điểm mới, là nhà báo và thực chất tư tưởng của ông thuộc hệ tư tưởng nào, v.v.. Luận án của tác giả nghiên cứu về “Tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng và ý nghĩa lịch sử của nó” sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề tranh luận nêu trên cũng như cung cấp một hệ thống quan điểm, tư tưởng về chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ nội dung, đặc điểm cơ bản trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, luận án cần thực hiện nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề lý luận gắn với quá trình hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng; - Nội dung và đặc điểm cơ bản tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng; - Từ nội dung và đặc điểm trên rút ra giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: những quan điểm, tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng Giới hạn phạm vi nghiên cứu: giai đoạn lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX (1947). 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả thực hiện luận án trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng hệ thống các phương pháp khác như: - Phương pháp lịch sử - logic; - Phương pháp phân tích – tổng hợp; - Phương pháp văn bản học; - Phương pháp hệ thống – cấu trúc; - Phương pháp so sánh. Tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ triết học chính trị và triết học lịch sử nhằm làm rõ các nội dung mà mục đích và nhiệm vụ đề tài đã nêu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Luận án hệ thống hóa những nội dung, đặc điểm cơ bản trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng góp phần làm rõ thêm nội dung của lịch sử tư tưởng 4 chính trị Việt Nam nói chung và tư tưởng chính trị Việt Nam đầu thế kỷ XX nói riêng. Qua đó rút ra ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. Ý nghĩa thực tiễn Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX tại các trường Đại học – Cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu chính trị, cơ quan chuyên môn của Đảng và Nhà nước. 6. Những điểm mới, kết quả nghiên cứu của luận án Điểm mới và cũng là kết quả của luận án là: làm sáng tỏ nội dung, đặc điểm và giá trị, hạn chế cũng như ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng giai đoạn đầu thế kỷ XX. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; Chương 2: Những điều kiện, tiền đề và quá trình hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng; Chương 3: Nội dung và đặc điểm cơ bản tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng; Chương 4: Giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng; Kết luận. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhà cách mạng dân chủ tiêu biểu của phong trào yêu nước Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã được rất nhiều các nhà khoa học, các học giả quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình tìm hiểu về tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng, tác giả của luận án nhận thấy đã có các hướng nghiên cứu sau đây: 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với những diễn biến đặc biệt của tình hình chính trị - xã hội - kinh tế đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học: Các Giáo sư Trương Hữu Quýnh, Giáo sư Đinh Xuân Lâm và Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Mậu Hãn trong bộ ba tập Đại cương Lịch sử Việt Nam, ở tập 2 (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003) đã có những phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện về đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa…, đặc biệt là những dấu ấn giá trị tư tưởng của các bậc sĩ phu yêu nước, các nhà tư tưởng Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thông qua các phong trào yêu nước như Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục…gắn với các tên tuổi Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Lương Văn Can… Từ góc độ lịch sử, các tác giả nhận định về tư tưởng, đường lối cứu nước, tinh thần cách mạng của các nhà tư tưởng tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng đã có đóng góp rất lớn vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong những ngày đầu tiếp cận với khu vực và phương Tây về con đường cách mạng, giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, do đây là công trình thuần túy về lịch sử với các sự kiện mang tính tổng hợp nên các tác giả chưa có điều kiện đi sâu vào một nhân vật lịch sử cụ thể như Huỳnh Thúc Kháng. Vì vậy, trong luận án này tác giả sẽ đi sâu vào những vấn đề lịch sử của Huỳnh Thúc Kháng nhằm khắc họa rõ nét tư tưởng chính trị của ông. 6 Trong quyển Lịch sử Việt Nam – từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX (Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002), Giáo sư Đào Duy Anh đã có những đóng góp không nhỏ vào việc ghi chép và phổ biến lịch sử dân tộc thông qua các sự kiện mà từ đó góp phần vào hệ thống các giá trị văn hóa, tư tưởng của Việt Nam. Ông đã phân tích sâu sắc về thời kỳ suy vong của nhà nước phong kiến từ nửa cuối thế kỷ XIX cùng với sự du nhập của tư bản Pháp và sự chuyển biến tư tưởng của những nhà Nho đương thời về chính trị - giáo dục - kinh tế - tài chính - xã hội - võ bị ngoại giao với mục đích là canh tân đất nước, từng bước thoát khỏi ngoại xâm. Đây là cơ sở quan trọng giúp cho tác giả của luận án có thể nhìn nhận tương đối toàn diện về bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX để từ đó đánh giá những ảnh hưởng đối với sự hình thành tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần trong quyển Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ XIX (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2007) trình bày về sự phát triển, biến đổi văn hóa trên lĩnh vực tư tưởng Việt Nam xuyên suốt trong dòng chảy lịch sử như là một phần của hệ thống văn hóa Việt thông qua các nhà tư tưởng yêu nước thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, đặc biệt là những thay đổi về ý thức hệ từ phong kiến Nho giáo sang dân chủ tư sản qua việc tiếp thu những giá trị của phương Tây từ Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp. Mặc dù vậy, cách trình bày của công trình mới chỉ dừng lại ở góc độ lịch sử văn hóa, tác giả chưa đi sâu vào những nhân vật cụ thể với sự đóng góp ở góc độ về tư tưởng văn hóa của họ trước bối cảnh thay đổi của điều kiện xã hội. Bên cạnh việc làm rõ các nội dung và đặc điểm cơ bản của tư tưởng chính trị, luận án cũng góp phần vào hệ thống giá trị tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng ở các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đời sống xã hội. Trong quyển Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam thời kỳ Lê – Nguyễn (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013) Giáo sư Lê Văn Quán đã trình bày về những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX. Trên cơ sở những biến đổi xã hội đó, tác giả đã hệ thống hóa những quan điểm, tư tưởng chính trị - xã hội chủ đạo thời kỳ phong kiến Lê Sơ cho đến triều đại cuối cùng của nền thống trị phong kiến Việt Nam – nhà Nguyễn. Nội dung công trình nghiên cứu được chia làm hai phần: 7 (1) lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội triều Lê Sơ và (2) lịch sử tư tưởng chính trị xã hội triều Nguyễn. Ở phần thứ hai tác giả đã khái lược tư tưởng chính trị - xã hội cơ bản triều Nguyễn trước và sau khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược, triều đình phong kiến dần suy vong. Mặc dù tác giả đã có những trình bày, phân tích và đánh giá về bối cảnh thời đại và sự chuyển đổi của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX nhưng chưa phân tích nhiều đến ảnh hưởng của nó đối với thế hệ các nhà tư tưởng yêu nước sau này, trong đó có Huỳnh Thúc Kháng. Bên cạnh đó, năm 2013 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Doãn Chính xuất bản công trình nghiên cứu chuyên biệt về Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013). Tác giả đã trình bày một cách hệ thống và cơ bản lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam qua năm thời kỳ gắn với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa của dân tộc. Trong đó, thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tác giả đã làm rõ được những thay đổi có tính chất là điều kiện, tiền đề tác động, ảnh hưởng đến các nhà tư tưởng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh…, nhưng chưa đề cập đến nhân vật Huỳnh Thúc Kháng một cách chi tiết. Luận án sẽ góp phần khắc họa rõ những quan điểm, tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng đứng từ góc độ triết học. Tác giả Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Tường với giáo trình sau đại học Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012) đã có những khái quát và hệ thống hóa tư tưởng của Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập và Việt Nam nhằm phục vụ cho quá trình đào tạo học viên Cao học và Nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội. Mặc dù ở mỗi khu vực và thời kỳ lịch sử tác giả đều có những khái quát về bối cảnh, điều kiện lịch sử - xã hội với tư cách là cơ sở cho sự hình thành những quan điểm, tư tưởng nhưng khi đề cập đến tư tưởng chính trị Việt Nam về dân chủ tư sản qua những dòng tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường… đầu thế kỷ XX tác giả chưa có đánh giá về sự ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh đối với quá trình hình thành tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng. Do đó, luận án này cần làm rõ hơn về vị trí, vai trò của nhân vật lịch sử Huỳnh Thúc Kháng trong dòng chảy chung các nhà tư tưởng ấy. 8 Như vậy, những nghiên cứu trên đã có đóng góp nhất định về điều kiện, cơ sở lịch sử – xã hội, tiền đề cho sự hình thành các quan điểm, tư tưởng ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các nhà khoa học đã góp phần quan trọng vào việc hệ thống hóa những điều kiện, tiền đề kinh tế - xã hội quy định đối với tư tưởng Việt Nam qua từng giai đoạn. Đó là căn cứ, cơ sở khoa học để tác giả luận án kế thừa, vận dụng sáng tạo vào việc làm sáng tỏ sự ảnh hưởng, tác động của các điều kiện, tiền đề đối với quá trình hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng đầu thế kỷ XX. 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN BIẾN TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Nghiên cứu tư tưởng chính trị Việt Nam và tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng giai đoạn đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học đã tập trung chủ yếu vào các nội dung như sau: Trong công trình nghiên cứu về Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam – từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997) của Giáo sư Trần Văn Giàu, ở tập II về Hệ ý thức Tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, ông đã phân tích và đánh giá toàn diện về bối cảnh lịch sử, điều kiện tiền đề lý luận, kinh tế - xã hội với vai trò quan trọng nhằm từng bước xóa bỏ ý thức hệ Nho giáo, tiến tới việc xây dựng một ý thức hệ mới – tư tưởng dân chủ tư sản. Tuy nhiên, ý thức hệ tư sản bước đầu hình thành đó đã không thể giải quyết được những yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ lịch sử là giải phóng dân tộc, chống xâm lược và đánh đổ nền thống trị chuyên chế phong kiến ngàn năm. Tác giả Trần Văn Giàu đã có những nhận định và đánh giá về quá trình chuyển biến ý thức hệ tư tưởng của các bậc sĩ phu yêu nước tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng khi từ bỏ “cái cũ” để chuyển sang “cái mới”. Dù là tích cực, tiến bộ so với điều kiện hoàn cảnh lịch sử khi đó nhưng ý thức hệ tư sản của các nhà tư tưởng vẫn bị bó hẹp trong một khuôn khổ chật hẹp mơ hồ, không vững vàng về mặt lý luận bởi “tư tưởng tư sản không có giai cấp tư sản bản xứ”. Tác giả mới chỉ điểm qua ngắn gọn về vai trò của Huỳnh Thúc Kháng ở góc độ phê phán tư tưởng cách mạng “cải lương” của ông mà chưa đi sâu làm rõ về quá trình 9 hình thành, chuyển biến trong tư tưởng. Trong luận án này sẽ làm sáng tỏ tính hệ thống về tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng xuyên suốt quá trình đấu tranh, hoạt động yêu nước của ông. Từ đó chỉ ra những biến đổi trong tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng gắn liền với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Giáo sư Vũ Dương Ninh và các tác giả trong quyển Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004) đã xem xét xu thế phát triển trong thời đại chủ nghĩa tư bản đang mở rộng quy mô thế giới, cách ứng xử của chính quyền các quốc gia phương Đông và những hệ quả của nó. Nhiều cố gắng tìm kiếm con đường cải cách bằng những ý tưởng canh tân qua Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện… cuối thế kỷ XIX cho đến phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của Phan Bội Châu, Lương Văn Can… và xu hướng dân chủ, dân quyền, duy tân của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… đầu thế kỷ XX đều không trở thành hiện thực. Tác giả tuy khắc họa rõ nét về các nhân vật của các phong trào Đông Du, Duy Tân hội…nhưng ở góc độ đánh giá quá trình hình thành tư tưởng chính trị nhất là đối với nhân vật Huỳnh Thúc Kháng qua thực tiễn của phong trào Duy Tân thì chưa được làm rõ, vì vậy đây là một trong những nhiệm vụ của luận án. Quyển Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do tác giả Trương Văn Chung – Doãn Chính đồng chủ biên với sự tham gia của tập thể các nhà khoa học, giảng viên của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã giới thiệu những tư tưởng tiêu biểu của giai đoạn lịch sử quan trọng này. Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các tác giả đã đi sâu vào phân tích các sự kiện, bối cảnh lịch sử - chính trị, các điều kiện khách quan và chủ quan của xã hội Việt Nam tác động đến các nhân vật tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, lý giải một cách logic những chuyển biến tư tưởng canh tân, thúc đẩy xã hội và những hạn chế lịch sử qua những phong trào yêu nước như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, vận động Duy Tân, Việt Nam Quang Phục hội, … Các tác giả chưa có đề cập đến nhân vật Huỳnh Thúc Kháng với tư cách là người đóng góp quan trọng trong quá trình chuyển biến tư tưởng kết nối giữa tư tưởng Phan Bội Châu với Phan Châu Trinh và 10 tiến tới tiếp cận với tư tưởng dân tộc cách mạng của Hồ Chí Minh sau này. Do đó, luận án này cần phải làm đầy đủ hệ thống hóa quá trình chuyển biến tư tưởng đó nhằm góp phần bổ sung thêm những quan điểm, tư tưởng chính trị cho giai đoạn lịch sử có tính bước ngoặc, ý thức hệ dân tộc chuyển từ tư tưởng Nho giáo phong kiến sang hệ tư tưởng mới. Trong công trình Lịch sử báo Tiếng Dân (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1992) tác giả Nguyễn Thành đã hệ thống chuỗi sự kiện lịch sử về quá trình hình thành, phát triển cho đến khi bị đình bản của tờ báo do Huỳnh Thúc Kháng sáng lập, kiêm chủ bút. Tài liệu đã cung cấp những thông tin hết sức có giá trị về các mối quan hệ giữa Huỳnh Thúc Kháng với những bậc đàn anh và đồng sự như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Đình Phiên, Lê Nhiếp, Đào Duy Anh, Nguyễn Xương Thái, Võ Nguyên Giáp … trong quá trình ra đời tờ báo cũng như đấu tranh với chính quyền thực dân trên lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở một lát cắt về cuộc đời hoạt động của Huỳnh Thúc Kháng khi làm báo Tiếng Dân mà chưa đánh giá được toàn diện quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của ông trước khi làm báo và sau khi báo đóng cửa. Luận án cần xác định vai tr , ý nghĩa của tờ báo Tiếng Dân trong chuỗi hoạt động đấu tranh yêu nước của Huỳnh Thúc Kháng góp phần hình thành nên tư duy lý luận về chính trị. Trong quyển sách Phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX – Nhân vật và Sự kiện (Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2012) với tính chất là một tập hợp các bài viết của Giáo sư Đinh Xuân Lâm và Phó Giáo sư Chương Thâu về giai đoạn lịch sử đặc biệt đầu thế kỷ XX - thời kỳ chuyển biến của điều kiện hoàn cảnh lịch sử xã hội và sự biến chuyển tư tưởng chính trị của các nhà yêu nước từ tư tưởng Nho giáo sang lập trường dân chủ tư sản. Trong đó, nổi bật vai trò của một bộ phận văn thân sĩ phu yêu nước trên nền tảng tinh thần yêu nước mãnh liệt vượt qua những hạn chế vốn có của nguồn gốc xuất thân để bước đầu tiếp cận tư tưởng thời đại mới vận dụng vào công cuộc giải phóng dân tộc: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thành, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lương Ngọc Quyến, Huỳnh Thúc Kháng….. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dành phần lớn tập trung vào những nhân vật như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu mà chưa có đánh 11 giá nhìn nhận một cách toàn diện về quá trình hình thành, chuyển biến tư tưởng với sự đóng góp không nhỏ của Huỳnh Thúc Kháng (mặc dù phạm vi và tầm ảnh hưởng của ông trong hoạt động yêu nước chủ yếu ở khu vực Trung kỳ). Luận án này góp phần làm rõ nét hơn vai tr của Huỳnh Thúc Kháng trong sự chuyển biến tư tưởng chung của các trí thức dân tộc. Từ góc nhìn văn hóa, tác giả Đỗ Thị Minh Thúy và Nguyễn Hồng Sơn có công trình về Phong trào Duy Tân với sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2010) đề cập đến: tiền đề kinh tế, chính trị xã hội dẫn đến sự xuất hiện của phong trào Duy Tân, vị trí của nó trong văn hóa Việt Nam hiện đại; các lĩnh vực hoạt động chính của phong trào; và những yếu nhân của phong trào. Phong trào Duy Tân được tiến hành bởi các nhà Nho cấp tiến, những người đứng hai chân – một chân đứng trong xã hội phong kiến truyền thống, bảo thủ và lạc hậu, một chân bước qua xã hội mới đang dần hình thành trước những tác động của những điều kiện bên ngoài và bên trong đất nước. Bên cạnh những cải cách, đổi mới mang tính cách mạng, sợi dây quá khứ hiện lên một cách rõ nét thì các tác giả chưa có sự đánh giá những chuyển biến trong nhận thức văn hóa của tư tưởng Huỳnh Thúc Kháng thông qua các hoạt động chính trị yêu nước công khai trên nghị trường và trên báo chí. Trong công trình nghiên cứu về Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – Qua các nhân vận tiêu biểu (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007) của tác giả Phó Giáo sư, Tiến sĩ Doãn Chính và Thạc sĩ Phạm Đào Thịnh đã trình bày những tiền đề và quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tác giả đã chỉ ra những nội dung và đặc điểm cơ bản của quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn An Ninh. Đây là giai đoạn các phong trào yêu nước dưới ngọn cờ trung quân ái quốc và tư tưởng Nho giáo lần lượt bị thất bại. Một bộ phận sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của các cuộc cách mạng Minh Trị (Nhật Bản), cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) và Cách mạng tháng Mười (Nga), đã nhận rõ những hạn chế về tư tưởng của các nhân sĩ lớp trước, đồng thời tìm một hướng đi mới cho con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Các tác 12 giả chưa dành nhiều sự quan tâm đến nhân vật Huỳnh Thúc Kháng nên chưa làm rõ được những tác động tư tưởng và mối quan hệ giữa Huỳnh Thúc Kháng với các nhân vật khác trong tiến trình lịch sử. Vào tháng 11 năm 2005 tại Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX đã thu hút được sự quan tâm, tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu có liên quan như Triết học, Chính trị, Lịch sử, Văn hóa… Tiến sĩ Trịnh Trí Thức và Tiến sĩ Nguyễn Vũ Hảo đã chủ biên tập hợp nội dung của hội thảo xuất bản thành tập kỷ yếu (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006) gồm ba phần: (1) Tư tưởng triết học Việt Nam đầu thế kỷ XX – phương pháp tiếp cận; (2) Sự du nhập các trào lưu tư tưởng phương Đông vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng triết học Việt Nam đầu thế kỷ XX; (3) Sự du nhập các trào lưu tư tưởng phương Tây vào Việt Nam và ảnh hưởng của chúng đến tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Trong đó, các nhà khoa học đã có những bài tham luận nghiên cứu có liên quan đến giai đoạn nghiên cứu tư tưởng chính trị cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà cụ thể là Thạc sĩ Trần Thị Hạnh với bài viết Tư tưởng yêu nước theo khuynh hướng duy tân của Huỳnh Thúc Kháng - đã khái quát những quan điểm, tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng trong quá trình hoạt động yêu nước, bên cạnh những cái mới, cấp tiến thì vẫn còn những hạn chế của ông ít nhiều của cốt cách một nhà Nho phong kiến.v..v.. Tuy nhiên bài viết của tác giả Trần Thị Hạnh mới chỉ dừng lại ở những khái quát về Huỳnh Thúc Kháng với tư cách là người kết nối giữa các quan điểm đấu tranh yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong một chừng mực nào đó mà chưa có những đánh giá về quá trình hình thành và chuyển biến tư tưởng chính trị của ông với những đặc điểm riêng biệt. Tác giả Nguyễn Q. Thắng đã có những nghiên cứu về các nhà tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, … trong đó có nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng ở quyển Huỳnh Thúc Kháng: tác phẩm (Nhà xuất thành phố Hồ Chí Minh, năm 1992). Đây là tập hợp, các tác phẩm 13 của Huỳnh Thúc Kháng nhưng chưa đầy đủ. Vào các năm 2001, 2006 tác giả tiếp tục xuất bản Huỳnh Thúc Kháng: Con người và Thơ văn (1876 – 1947) với những bổ sung đánh giá về con người Huỳnh Thúc Kháng, chủ yếu ở lĩnh vực thơ văn của ông. Bên cạnh đó, tác giả còn có quyển Phong trào Duy Tân – các khuôn mặt tiêu biểu (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006) trình bày về nguyên nhân, nguồn gốc, tiến trình hoạt động và kết quả, cũng như ý nghĩa phong trào đổi mới tư duy của các nhà Nho yêu nước tiến bộ tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh ...Nhìn chung lại thì tác giả Nguyễn Q. Thắng mới chỉ dừng lại ở chỗ hệ thống hóa tư liệu, tập hợp một số những tác phẩm chủ yếu nổi bật của Huỳnh Thúc Kháng mà chưa có những đánh giá, phân tích cụ thể về sự hình thành quan điểm, nhận thức chính trị và sự phát triển tư tưởng của ông trong quá trình hoạt động đấu tranh cách mạng yêu nước. Như vậy, tư tưởng chính trị cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ yếu tập trung trên hai mặt: đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược với tinh thần yêu nước và tinh thần canh tân dân tộc chống lại nền Hán học cổ hủ, bảo thủ, tiếp thu văn minh tiến bộ phương Tây với các giá trị về dân chủ, dân quyền. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu đã góp phần quan trọng cho việc nhận thức về tư tưởng chính trị, gợi mở nhiều vấn đề mới cần được quan tâm và tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm. Đó là nguồn tài liệu phong phú, có giá trị cao, để luận án kế thừa, chọn lọc, hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng. 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỀ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG Giai đoạn lịch sử nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của Việt Nam nổi lên những vấn đề về dân tộc và dân quyền. Những sĩ phu, nhà Nho yêu nước tiến bộ đã có những trăn trở trong tư tưởng và tìm tòi đổi mới tư duy, từ bỏ trung quân nhưng vẫn ái quốc với khát vọng xây dựng một xã hội mới, một đất nước mới không có kẻ thù xâm lược. Điều này đã được một số nhà nghiên cứu tập trung làm rõ: Luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Đào Thịnh với đề tài Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – giá trị và bài học lịch sử (tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009) 14 đã phân tích bối cảnh lịch sử với những yếu tố tác động của thời đại và những điều kiện bên trong thúc đẩy quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là bước chuyển từ ý thức hệ phong kiến Nho giáo từng bước chuyển dần sang ý thức hệ dân chủ tư sản mang đặc trưng của Việt Nam. Qua đó, luận án đã nêu lên quá trình hình thành với nội dung và đặc điểm cơ bản của bước chuyển tư tưởng chính trị trong thời kỳ này thông qua những nhà tư tưởng tiêu biểu Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh và Huỳnh Thúc Kháng. Từ đó, tác giả chỉ ra những giá trị của bước chuyển tư tưởng chính trị trước những yêu cầu của điều kiện hoàn cảnh lịch sử và những hạn chế nhất định trong tiến trình thực hiện để rút ra được những bài học lịch sử đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nhân vật Huỳnh Thúc Kháng chưa được tác giả Phạm Đào Thịnh bóc tách ra khỏi hệ thống những nhà tư tưởng có bước chuyển đặc biệt vượt lên khỏi những nhà tư tưởng tiêu biểu cùng thời như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn An Ninh để tiến tới tiếp cận với tư tưởng dân tộc cách mạng của Hồ Chí Minh. Tác giả Trần Thị Hạnh với công trình: Luận văn Thạc sĩ Triết học về Tư tưởng yêu nước của Huỳnh Thúc Kháng (2002) đã có những đóng góp nhất định khi nghiên cứu về tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng nhưng mới chỉ dừng lại trong một phạm vi hẹp ở giai đoạn khi ông làm chủ bút tờ báo Tiếng Dân. Do đó, tác giả Trần Thị Hạnh chưa có những đánh giá một cách hệ thống toàn diện về tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng xuyên suốt quá trình đấu tranh hoạt động yêu nước. Mặc khác, ở công trình luận án Tiến sĩ với đề tài Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX (tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2012), tác giả Trần Thị Hạnh đã khái quát những điều kiện, tiền đề cho sự chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu của thế kỷ XX. Từ đó, tác giả chỉ ra khuynh hướng tư tưởng dân chủ tư sản mà các nhà Nho tiến hành đổi mới tư tưởng. Từ chỗ đổi mới tư duy, chuyển biến về tư tưởng từ ý thức hệ phong kiến sang dân chủ tư sản, các nhà Nho cũng từng bước thay đổi phương thức hoạt động từ đấu tranh bạo động sang những hoạt động thực tiễn với mong muốn cải biến xã hội Việt Nam góp phần vào việc 15 cứu nước trước ngoại xâm trên nhiều lĩnh vực quân sự, ngoại giao, chính trị, văn hóa, xã hội… Mặc dù sự chuyển biến tư tưởng của các nhà Nho có nhiều giá trị tiến bộ và ý nghĩa tích cực nhưng tác giả luận án cho rằng dù là bạo động hay cải cách ôn h a thì các nhà Nho đã không nhận ra được gốc rễ là vấn đề kinh tế - xã hội, không nhận thức được đến cùng vấn đề giai cấp, bản chất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đang thống trị Việt Nam lúc bấy giờ. Tác giả cũng chưa đi vào phân tích đánh giá cụ thể đối với nhân vật Huỳnh Thúc Kháng về nội dung sự chuyển biến trong tư tưởng cũng như những đặc điểm vừa mang tính phổ biến với những nhà tư tưởng cùng thời nhưng cũng thể hiện tính đặc thù vượt qua được những giới hạn của thời đại, hoàn cảnh lịch sử mang tính tiêu biểu trong số những nhà tư tưởng tiêu biểu của thời kỳ này. Vì vậy, trong luận án nghiên cứu lần này, tác giả sẽ tập trung làm rõ hơn và đầy đủ hơn những nội dung và đặc điểm cơ bản của tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng trong quá trình lịch sử. Tác giả Chương Thâu đã nghiên cứu và có những sưu tầm, hệ thống hóa những tác phẩm, bài viết của Huỳnh Thúc Kháng thành các công trình tiêu biểu như: quyển Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1989), quyển Huỳnh Thúc Kháng - Tuyển tập (cùng tác giả Phạm Ngô Minh của nhà xuất bản Đà Nẵng, 2012) là một công trình tập hợp công phu, khá đầy đủ về sự nghiệp và trước tác của Mính Viên Huỳnh Thúc Kháng. Công trình thể hiện di sản đa dạng, phong phú của nhà cách mạng trong các lĩnh vực văn chương, báo chí, sử học, dịch thuật và trước tác mà ông đã thực hiện trong sự nghiệp của mình. Bên cạnh phần giới thiệu mạch lạc, các tác giả đã sưu tầm, sao lục trên 200 bài báo, hàng trăm bài thơ, bài phú, câu đối và nhiều chuyên đề, dịch phẩm từng đăng trên báo Tiếng Dân, một số báo chí đương thời, và từ các trước tác của Huỳnh Thúc Kháng. Đây là một công trình có ý nghĩa quan trọng cho những nhà nghiên cứu có được hệ thống nguồn tư liệu cụ thể trong việc đánh giá khái quát nội dung tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng chứ chưa phải là một nghiên cứu về quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của ông. Như vậy, các công trình khoa đã nghiên cứu khá sâu sắc với nhiều góc nhìn về tư tưởng triết học, chính trị ở các nhà tư tưởng khác nhau như Phan Châu Trinh, 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan