Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng biện chứng của trường chinh trong tác phẩm kháng chiến nhất định thắng...

Tài liệu Tư tưởng biện chứng của trường chinh trong tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi

.PDF
122
19
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ THỦY NGÂN TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƢỜNG CHINH TRONG TÁC PHẨM “KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI” LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ THỦY NGÂN TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƢỜNG CHINH TRONG TÁC PHẨM “KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI” Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Thiên Sơn THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi độc lập nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý tƣởng khoa học của các tác giả đi trƣớc dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Hà Thiên Sơn. Các tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực dựa trên sự tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu khoa học đã đƣợc công bố, đảm bảo tính khách quan, khoa học và nghiêm túc. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Thủy Ngân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 01 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 09 Chƣơng 1. CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƢỜNG CHINH TRONG TÁC PHẨM “KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI” ........................................................................................... 09 1.1. CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƢỜNG CHINH ............................................................. 09 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƢỜNG CHINH ..................................................................................... 28 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Trƣờng Chinh ......................................... 28 1.2.2. Các giai đoạn hình thành tƣ tƣởng biện chứng của Trƣờng Chinh .... 33 1.3. TÁC PHẨM “KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI” ............ 39 1.3.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ......................................................... 39 1.3.2. Kết cấu và nội dung tác phẩm ........................................................... 45 1.3.3. Giá trị của tác phẩm .......................................................................... 48 Kết luận chƣơng 1 .................................................................................... 53 Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƢỜNG CHINH VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG TÁC PHẨM “KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI” VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ ................................................. 55 2.1. TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƢỜNG CHINH TRONG TÁC PHẨM “KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI” ................... 55 2.1.1. Tƣ tƣởng về xác định kẻ thù của dân tộc .......................................... 55 2.1.2. Tƣ tƣởng về mục đích, tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp . 66 2.2.3. Tƣ tƣởng về phƣơng châm của cuộc kháng chiến chống Pháp .......... 73 2.2. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG TRONG TÁC PHẨM “KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI” ........................................................................................... 87 2.2.1. Ý nghĩa lịch sử tƣ tƣởng biện chứng của Trƣờng Chinh trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” .................................................... 87 2.2.2. Bài học lịch sử của tƣ tƣởng biện chứng của Trƣờng Chinh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay ............................................................................................................. 93 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................... 105 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 111 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhìn lại con đƣờng lịch sử đã qua, trong bốn nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, dân tộc ta phải thƣờng xuyên chiến đấu chống ngoại xâm và đã chiến thắng một cách oanh liệt. Đó là một nét nổi bật của lịch sử Việt Nam, là thử thách gay go nhất nhƣng cũng là niềm tự hào lớn nhất của dân tộc ta. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay phải đƣợc hiểu kỹ về lịch sử nƣớc nhà, phải đƣợc tắm mình vào dòng chảy lịch sử của dân tộc, nếu không có niềm tự hào về dân tộc, tự hào về nền văn hóa dân tộc sẽ không thể vững tin mà đến với thế giới. Nƣớc ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, càng phải nâng cao sự hiểu biết của thế hệ trẻ về lịch sử để chúng ta cùng quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua cánh cửa màu nhiệm mang tên lịch sử. Trong những năm gần đây, việc dạy và học lịch sử đang là một vấn đề nóng bỏng đƣợc xã hội đặc biệt quan tâm. Nếu cả xã hội đều xem thƣờng môn lịch sử sẽ không chỉ tạo ra những hụt hẫng trong kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, mà còn để lại những hệ lụy rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc dân tộc, trong định hƣớng phát triển nhân cách, bản lĩnh con ngƣời Việt Nam. Ngày nay, đất nƣớc đã hoà bình, thống nhất, đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã từng bƣớc khẳng định thế và lực của dân tộc ta, nhƣng trong quá trình vƣơn lên Việt Nam vẫn đứng trƣớc nhiều nguy cơ, thách thức trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng, tình hình khu vực và thế giới chứa đựng nhiều yếu tố mất ổn định. 2 Hơn nữa, ở nƣớc ta, đến nay, trên lập trƣờng duy vật biện chứng hầu nhƣ nghiên cứu tƣ duy biện chứng trong lịch sử còn ít. Và do vậy, cũng chƣa phát hiện đƣợc đặc điểm tƣ duy, sự phát triển của tƣ duy biện chứng mà ông cha ta đã thể hiện trong lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc.. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu tƣ duy biện chứng trong đƣờng lối kháng chiến của ông cha ta để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống nhằm làm cơ sở phƣơng pháp luận cho nhận thức và hành động cách mạng là điều có ý nghĩa to lớn trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tƣ duy biện chứng là hình thức phản ánh sự vận động, phát triển của thế giới vật chất thông qua những hình thức mâu thuẫn của nó, cho nên có thể nói, tƣ duy biện chứng duy vật là vận dụng những nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật vào quá trình nhận thức. Sự thống nhất biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan là cơ sở phƣơng pháp luận chung nhất của hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội. Với tƣ cách là một nhà lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, một nhà biện chứng sắc sảo, Trƣờng Chinh đã vận dụng phép biện chứng duy vật để phân tích tƣơng quan lực lƣợng giữa nhân dân ta và thực dân Pháp một cách sâu sắc, khoa học. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trƣờng Chinh là sự thể hiện sâu sắc năng lực tƣ duy biện chứng đó - tƣ duy chiến lƣợc vào thực tiễn đấu tranh chống thực dân Pháp của Trƣờng Chinh để đạt mục tiêu cơ bản là giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tác phẩm đã giải thích và phát triển đƣờng lối kháng chiến của Đảng góp phần chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến theo một đƣờng lối thống nhất nhằm đƣa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. 3 Chính vì thế, việc nghiên cứu, học tập một cách nghiêm túc, khoa học tác phẩm Kháng chiến nhất đinh thắng lợi của nhà cách mạng vĩ đại Trƣờng Chinh sẽ giúp cho chúng ta thấy đƣợc tính thời sự sâu sắc của tác phẩm. Từ đó vận dụng một cách sáng tạo để thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với mục tiêu: Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: Tư tưởng biện chứng của Trường Chinh trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” để làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Thứ nhất, tìm hiểu truyền thống, ôn lại những bài học của quá khứ giúp ta hiểu thêm những nhiệm vụ mới, giúp ta giải quyết những vấn đề đang đặt ra với đất nƣớc và xã hội. Ngƣợc lại, những thắng lợi ngày nay, nhìn lại quá khứ, ta càng thấy rõ giá trị lớn lao của truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc, thấy rõ hơn những quy luật vận động của lịch sử và những nguyên nhân tạo thành sức mạnh của một dân tộc đất không rộng, ngƣời không đông, đã đƣơng đầu thắng lợi chống lại mọi thế lực xâm lƣợc. Chính vì lẽ đó, một số tác giả đã có những công trình nghiên cứu sự nghiệp chiến đấu và thiên tài quân sự của các thế hệ đi trƣớc nhằm phát huy những bài học kinh nghiệm chiến đấu vô cùng quý giá vào thực tiễn chiến đấu cứu nƣớc của nhân dân ta. Nhìn chung, các tác phẩm nêu trên đều đề cập đến đặc điểm riêng của từng cuộc kháng chiến, những nét chung về chiến lƣợc, chiến thuật, đồng thời khái quát thành những bài học kinh nghiệm trong lịch sử chiến đấu trƣớc đây của tổ tiên ta. Trƣớc hết phải kể đến công trình của Bộ quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam về vấn đề Kế sách giữ nước thời Lý – Trần. Công trình phân tích rõ thắng lợi vĩ đại của công cuộc chống giặc giữ nƣớc thời Lý – Trần là kết quả tất yếu của quá trình 4 chuẩn bị lực lƣợng, xây dựng tiềm lực đất nƣớc. Trong đó, dựa vào dân, động viên toàn dân tham gia đánh giặc giữ nƣớc là một ƣu điểm nổi bật của triều đại Lý – Trần và “Khoan thƣ sức dân” đã trở thành một kế sách giữ nƣớc quan trọng của nhà nƣớc Đại Việt. Các công trình của các tác giả nhƣ: Phạm Ngọc Phụng (1963), Tìm hiểu chiến lược – chiến thuật thời Trần – Lê, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tác giả vạch rõ hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên và chống quân Minh không những khác nhau về thời đại, tính chất, mà còn có những nét riêng biệt về vận dụng phƣơng châm chiến lƣợc – chiến thuật, về thực hành những bƣớc, những giai đoạn cụ thể. Nhƣng cả hai cuộc kháng chiến đều nhằm một mục đích chính trị tƣơng tự là đánh đuổi ngoại xâm giữ vững độc lập, tự chủ; đều ở một vị trí xuất phát tƣơng tự là ta ở thế yếu, địch ở thế mạnh và đều vận dụng một đƣờng lối chiến lƣợc tƣơng tự là đánh lâu dài. Công trình Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam của Phạm Hồng Sơn, tác giả nhấn mạnh rằng một quy luật phổ biến trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta là kẻ thù thƣờng là những nƣớc lớn, có quân đội đông, còn ta là một nƣớc nhỏ, ít quân. Chính vì vậy, lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều là một quy luật xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh giữ nƣớc của dân tộc ta, là yêu cầu khách quan trong sự nghiệp đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. Tác giả Văn Tiến Dũng trong công trình Nghệ thuật quân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn chủ yếu xoay quanh mấy vấn đề nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng, nguồn sức mạnh cơ bản, sự độc đáo và sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam… Những vấn đề đó rất thiết thực và bổ ích cho việc nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 5 Thứ hai, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Trƣờng Chinh đã đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Trong đó, phải kể đến công trình viết dƣới dạng hồi ký Trường Chinh, Một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam do tập thể tác giả dƣới trách nhiệm xuất bản của Trần Đình Nghiêm. Các bài viết nói trên đã tập trung giới thiệu về thân thế sự nghiệp của Trƣờng Chinh cùng với những đánh giá, cảm nghĩ về vị trí và vai trò của ông đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Công trình Đồng chí Trường Chinh với báo chí, tác giả Nguyễn Thành đã cố gắng hệ thống lại toàn bộ quá trình hoạt động báo chí của Trƣờng Chinh từ những ngày đầu tiên đến trƣớc khi qua đời. Tác giả phân tích những đặc điểm tƣ tƣởng phong cách, ngôn ngữ… làm nổi bật lên những nét riêng trong báo chí – một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp vinh quang của nhà lãnh đạo chính trị, nhà lý luận cách mạng Trƣờng Chinh. Thứ ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thê giới. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Ngƣời luôn thực hiện một mục tiêu là giành độc lập, tự do dân tộc và giải phóng con ngƣời. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam cho đƣờng lối hoạt động của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã trở thành đối tƣợng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó công trình Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam do Trƣờng Chinh viết nhân dịp chúc thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh 75 tuổi và mừng nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa 20 tuổi. Tác giả nêu lên đƣợc một cách có hệ thống và khá đầy đủ những quan điểm cơ bản trong tƣ tƣởng 6 quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, tƣ tƣởng bào trùm nhất là nhân tố con ngƣời – yếu tố quyết định thắng lợi của chiến tranh nhân dân. Tại cuộc mít tinh trọng thể kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trƣờng Chinh với lời văn chính luận chặt chẽ, đầy cảm xúc qua các bài diễn văn quan trọng đã khái quát quá trình hoạt động cách mạng soi nổi và phong phú của Ngƣời, làm cho chúng ta thấy rõ hơn công lao trời biển và sự nghiệp vĩ đại của Ngƣời qua công trình Chủ tịch Hồ Chí Minh sự nghiệp vĩ đại gương sáng ngời ngời. Nhƣ vậy, các công trình trên đã đề tiếp cận một cách tổng thể, đem lại một cái nhìn khái quát về lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Các tác giả đã làm nổi bật nghệ thuật quân sự và những công lao to lớn của các thiên tài quân sự trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. Nhìn chung cho đến nay, chƣa có một công trình nào đề cập một cách có hệ thống nội dung tƣ tƣởng biện chứng của Trƣờng Chinh. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc từ những ngƣời đã đi trƣớc, trong khuôn khổ luận văn này tác giả cố gắng trình bày một cách toàn diện hơn về sự hình thành, quá trình phát triển và những nội dung tƣ tƣởng biện chứng của Trƣờng Chinh trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi, từ đó rút ra những bài học lịch sử thiết thực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Mục đích của đề tài là thông qua tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trƣờng Chinh, luận văn làm sáng tỏ tƣ duy biện chứng của Trƣờng Chinh, đồng thời luận văn chỉ ra giá trị khoa học của tác phẩm chính trị này. 7 3.2. Nhiệm vụ Trên cơ sở những đóng góp của Đồng chí Trƣờng Chinh trên các vấn đề về đƣờng lối, chiến lƣợc và sách lƣợc, về phƣơng pháp và nghệ thuật chỉ đạo cách mạng trong suốt chiều dài lịch sử. Từ đó rút ra một số quan điểm cơ bản vận dụng tƣ tƣởng biện chứng của Trƣờng Chinh vào công cuộc đổi mới theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Thứ nhất, phân tích và trình bày cơ sở kinh tế - xã hội hình thành và quá trình phát triển tƣ tƣởng biện chứng của Trƣờng Chinh trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi. - Thứ hai, phân tích, đánh giá tƣ tƣởng biện chứng của Trƣờng Chinh về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. - Thứ ba, rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử của tƣ tƣởng biện chứng của Trƣờng Chinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, ngƣời viết không có tham vọng giải quyết toàn bộ tƣ tƣởng biện chứng của Trƣờng chinh trong suốt sự nghiệp hoạt động cách mạng, mà chỉ tập trung làm rõ khía cạnh tƣ duy biện chứng của Trƣờng Chinh đƣợc thể hiện chủ yếu qua tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đƣợc tốt hơn, ngƣời viết sẽ tìm hiểu thêm bối cảnh lịch sử - xã hội thời đại, các tác phẩm, bài báo do Trƣờng Chinh viết cùng với những nhận xét đánh giá của ngƣời đƣơng thời chứ không đi sâu phân tích. 8 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả viết dựa trên thế giới quan duy vật biện chứng và phƣơng pháp biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện để phục vụ cho việc nghiên cứu đƣợc tốt hơn, ngƣời viết còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp so sánh – đối chiếu, phƣơng pháp lịch sử - logic. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học, đề tài trình bày một cách hệ thống tƣ duy biện chứng của đồng chí Trƣờng Chinh trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. Đồng thời giải thích và phát triển đƣờng lối kháng chiến của Đảng góp phần chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến theo một đƣờng lối thống nhất nhằm đƣa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Về ý nghĩa thực tiễn, từ sự phân tích khái quát nội dung về tƣ duy biện chứng của đồng chí Trƣờng Chinh trong tác phẩm sẽ góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm tƣ duy của ngƣời Việt Nam, những giá trị mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Đồng thời, qua tác phẩm sẽ góp phần nâng cao nhận thức của toàn dân về công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay. Kết quả của đề tài có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy môn Đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và môn Triết học Mác- Lênin trong các trƣờng Cao đẳng và Đại học ở nƣớc ta hiện nay. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc kết cấu gồm 2 chƣơng, 7 tiết và 8 tiểu tiết. 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƢỜNG CHINH TRONG TÁC PHẨM “KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI” 1.1. CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG CỦA TRƢỜNG CHINH Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933 làm cho nền kinh tế xã hội của tất cả các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa đều bị đình trệ, nền dân chủ tƣ sản bị thủ tiêu và thay thế vào đó là nền chuyên chính của bọn phát xít. Nƣớc Pháp bƣớc vào khủng hoảng có muộn hơn nhƣng lại kéo dài và cũng nhƣ nhiều đế quốc khác muốn thoát khỏi tình trạng bi thảm của cuộc khủng hoảng, giới tƣ bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu quả nặng nề của nó lên đầu nhân dân lao động ở chính quốc cũng nhƣ ở các nƣớc thuộc địa làm cho tình hình Đông Dƣơng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế từ rất sớm và ngày càng trầm trọng. Nông nghiệp bị phá hoại nặng nề do giá nông sản bị sụt nhanh chóng, hàng ngàn hécta đồng ruộng bị bỏ hoang, hàng trăm đồn điền bị thu hẹp diện tích hoặc ngƣng hoạt động. Từ năm 1930 - 1933 diện tích đất hoang hóa từ 200.000 ha - 500.000 ha. Sản xuất gạo giảm từ 1.797.000 tấn năm 1928 xuống còn 959.000 tấn năm 1931. Sản xuất công nghiệp cũng bị đình đốn, nhất là ngành khai mỏ. Hàng loạt nhà máy xí nghiệp đóng cửa, thƣơng mại xuất nhập khẩu đều bị sút giảm, trị giá xuất khẩu giảm từ 18.000.000 đồng Đông Dƣơng (năm 1929) 10 chỉ còn 10.000.000 đồng Đông Dƣơng (năm 1934), hàng vạn công nhân và lao động bị sa thải hoặc nghỉ việc. Để góp phần giải quyết khủng hoảng kinh tế ở chính quốc và giữ cho Đông Dƣơng trong quỹ đạo thực dân, thực dân Pháp cho ngƣng lại cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II theo quy mô lớn đang diễn ra, đồng thời chúng khẩn trƣơng áp dụng những biệp pháp cấp thiết ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trƣớc hết là việc Pháp cho thắt chặt hàng rào thuế quan, chỉ ƣu tiên cho hàng hóa Pháp vào Đông Dƣơng, kiên quyết giành độc quyền thƣơng mại ở thị trƣờng này. Hàng hóa của Pháp vào Đông Dƣơng từ chỗ chỉ chịu mức thuế thấp nhất (2,5%) đến việc miễn thuế hoàn toàn, trong khi hàng hóa các nƣớc vào thị trƣờng này chịu thuế ngày một cao, có thứ phải nộp thuế 100% giá trị hàng hóa. Việc tăng thuế cũng là một biện pháp sớm đƣợc chú ý. Thuế thân ở Bắc kỳ và Trung kỳ tăng 20%, thuế môn bài tăng từ 3 - 8 lần. Các biện pháp thu tài chính khác ở Đông Dƣơng nhƣ mở công trái, lạc quyên, vay dài hạn… cũng đƣợc áp dụng, tất cả đã đem về cho ngân sách liên bang một nguồn thu lớn và tăng nhanh. Chỉ tính năm 1930 có 17 khoản thu ngoài thuế đã đem về cho ngân sách 117.000.000 đồng. Chính phủ Pháp còn quy định lại giá trị đồng bạc Đông Dƣơng, tiến hành thu bạc cũ đổi bạc mới có lƣợng bạc kém hơn. Chỉ tính khoản thu chênh lệch 7 gram/ đồng đã thu đƣợc 49.000.000 đồng. Đối với chủ tƣ bản ngƣời Pháp ở thuộc địa, chính quyền thực hiện “trợ cấp tài chính” để giúp họ khỏi bị phá sản. Một số nhà tƣ bản đƣợc hợp nhất lại cả vốn liếng vào quy mô kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn để tồn tại và phát triển, nhất là trong các ngành trồng lúa, cao su, cà phê. Trong quan hệ chủ - thợ, chính phủ thực dân cho ban hành một số quy chế 11 lao động mới nhƣ chế độ lao động đới với phụ nữ, trẻ em, trách nhiệm vi phạm luật lệ lao động, hoà giải tranh chấp về lao động…, nhìn chung là các “qui chế” này chỉ nhằm bảo vệ cho giới chủ tƣ bản, góp phần xoa dịu bởi mâu thuẫn của giới lao động. Về chính trị - xã hội, chính quyền thực dân ở Đông Dƣơng thi hành chính sách hai mặt. Một mặt là đẩy mạnh các biện pháp văn hóa giáo dục, tuyên truyền lôi kéo ngƣời bản xứ, tranh thủ các tầng lớp thƣợng lƣu, tô vẽ cho cái gọi là “văn minh khai hóa”, đề cao tƣ tƣởng chống cộng, coi chống cộng là một chủ thuyết trong các hoạt động chính trị - xã hội. Mặt khác chúng thi hành chính sách khủng bố trắng một cách tàn bạo ở cả thành thị và thôn quê. Bạo lực của chính quyền thực dân đã gây ra nhiều tổn thất cho các lực lƣợng yêu nƣớc, nhƣng địch vẫn không tạo đƣợc sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội, ngƣợc lại nó chỉ làm ngột ngạt thêm không khí ở thuộc địa, làm âm ỉ thêm trong lòng xã hội những ngọn lửa đấu tranh quyết liệt mà thôi. Dƣới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội thuộc địa Việt Nam tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp tiếp tục tăng lên. Giai cấp nông dân và giai cấp vô sản là hai bộ phận đông đảo nhất trong xã hội, cũng là hai đối tƣợng chủ yếu của chính sách bóc lột vơ vét của tƣ bản Pháp ở thuộc địa. Họ lại có đời sống bị bần cùng hóa và hiện đang bị đe dọa trực tiếp bởi nạn chết đói, thất nghiệp không có cách nào chống đỡ. Ngƣời Pháp lúc đó đã tận mắt nhìn thấy và loan báo “ngƣời ta có thể cầm chắc là nông dân sống ở cái mức cùng cực của đói kém và nghèo khổ”, còn công nhân thì những ngƣời chƣa bị sa thải có đồng lƣơng “không bao giờ vƣợt quá từ 2 - 2,5 france/ ngày (tức là 20 - 25 xu/ ngày). Trong các xƣởng dệt ngày làm việc từ 7 giờ sáng đế 9 giờ tối, ở các đồn điền công nhân phải làm việc từ 15 - 16 giờ một ngày…”. Do đó các tầng lớp lao 12 động nhƣ nông dân, thợ thủ công, vô sản, cùng những ngƣời làm nghề tự do ở cả thành thị và thôn quê, đều mong muốn đấu tranh cải thiện đời sống và chống lại xã hội thuộc địa. Đó cũng là lúc các thuộc địa nói chung, Đông Dƣơng nói riêng, từ trong cùng cực của đời sống kinh tế, phải giải phóng khỏi ách thống trị của ngoại bang bằng chính sức mạnh của mình. Đông Dƣơng trong cuộc khủng hoảng kinh tế không còn bình yên nhƣ trƣớc nửa, đã trở thành một Đông Dƣơng sôi động trong sự phân hóa của xã hội thuộc địa. Điều kiện vật chất xã hội ấy là cơ sở cho sự phát triển các tƣ tƣởng mới đang du nhập vào Việt Nam. Tƣ tƣởng tƣ sản tiếp tục ăn sâu vào nhiều bộ phận xã hội nhƣng kể từ sau thất bại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, những bộ phận tích cực đi theo đƣờng lối ấy bị thất bại và tan vỡ về tổ chức làm cho nhiều ngƣời mất phƣơng hƣớng, một số đi theo đƣờng lối cải lƣơng thì đƣợc tán dƣơng chủ thuyết Pháp - Việt đề huề, hoặc lao sâu vào con đƣờng tiêu cực chống phá cách mạng giải phóng dân tộc. Trong lúc đó tƣ tƣởng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin dần dần chiếm ƣu thế. Sự xuất hiện Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1930 khác hẳn sự ra đời của các tổ chức chính trị đƣơng thời, đã thu hút sự chú ý của đông đảo các giai tầng xã hội. Ở Việt Nam từ năm 1930 trở đi, con đƣờng Cách mạng vô sản đã dẫn dắt nhân dân ta đấu tranh bằng những cao trào rộng lớn. Mở đầu cho những bƣớc phát triển mới là sự bùng nổ cao trào chống đế quốc phong kiến những năm 1930 - 1931, đỉnh cao là sự xuất hiện và tồn tại của các Xô - Viết ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã kịp thời đƣa ra đƣờng lối phù hợp nhất với nguyện vọng đấu tranh của xã hội lúc đó, vì vậy Đảng Cộng sản đã trở thành ngƣời lãnh đạo phong trào dân tộc. 13 Ngày 1/5/1930 nhân kỷ niệm Quốc Tế Lao động, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ động giành lấy việc phát động phong trào trên phạm vi toàn quốc với 2 lực lƣợng đông đảo nhất là vô sản và nông dân cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện ở các thành phố lớn và nhiều vùng thôn quê. Những cuộc mít - tinh, biểu tình, biểu dƣơng lực lƣợng kỷ niệm ngày 1/5 đƣợc tổ chức thật rầm rộ. Trong đó cuộc mít - tinh ở Vinh - Bến Thủy đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Quần chúng rất căm phẫn, đƣợc nhân dân các vùng xung quanh ủng hộ, họ tiếp tục đấu tranh chống khủng bố. Phong trào của công nông từ Vinh - Bến Thủy lan nhanh sang các huyện, tổng của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Với sự hƣởng ứng của các tầng lớp nhân dân theo lời kêu gọi của Xứ ủy Trung kỳ. Chỉ 3 tháng kể từ 1/5/1930 ở Nghệ An và Hà Tĩnh có 97 cuộc đấu tranh. Đó là bƣớc chuẩn bị trực tiếp đƣa phong trào ở đây lên đỉnh cao. Từ cuối tháng 8/1930 những cuộc biểu tình với quy mô lớn ở các vùng nông thôn 2 tình Nghệ An và Hà Tĩnh đã lôi kéo hàng chục ngàn ngƣời kết thành một khối, mít - tinh biểu tình, biểu dƣơng lực lƣợng. Cuộc đấu tranh nọ kế tiếp cuộc đấu tranh kia nổ ra không dứt và chuyển sang bạo động. Ngày 30/8/1930, hơn 3 ngàn nông dân huyện Nam Đàn biểu tình kéo đến huyện lỵ phá huyện đƣờng. Ngày 1/9/1930, gần 20.000 nông dân huyện Thanh Chƣơng đấu tranh với khí giận ngút trời. Ngày 7/9/1930 hơn 3000 nông dân huyện Can Lộc kéo vào huyện đƣờng đốt sổ sách, giấy tờ, sổ sách của chính quyền tay sai, phá nhà lao. Ngày 12/9/1930, hơn 8.000 nông dân huyện Hƣng Nguyên biểu tình và bị đàn áp dã man tại ga Yên Xuân nhƣng quần chúng vẫn không nao núng, họ càng tập họp đông hơn và xông lên tấn công vào hệ thống chính quyền địch ở cơ sở. Quần chúng nông dân các vùng nông thôn đƣợc công nhân các nhà máy, xí nghiệp ở Vinh, Bến Thủy ủng hộ, đã biểu dƣơng sức mạnh đoàn kết, lòng căm thù, ý 14 chí quyết đấu đòi tự do cuộc sống. Trong quá trình đó sự tàn bạo của kẻ thù càng làm cho nhân dân sôi sục. Trƣớc khí thế “xông lên chọc trời” của quần chúng cách mạng, chính quyền thực dân phong kiến ở nhiều nơi của Nghệ An - Hà Tĩnh đã bị tan rã, hoặc tê liệt, bỏ chạy. Trong tình hình đó các chi bộ Đảng và tổ chức Nông Hội Đỏ ở các thôn - xã đứng ra quản lý, điều hành mọi hoạt động trong địa phƣơng thay thế vào vị trí các cơ sở chính quyền địch đã bỏ trống. Dựa theo những hiểu biết sơ lƣợc về chính quyền Xô Viết ở nƣớc Nga qua các tài liệu và báo chí của Đảng, ngƣời ta gọi các tổ chức vừa dựng lên là Xã Bộ Nông, Thôn Bộ Nông hoặc các Xô Viết. Mặc dù còn sơ khai nhƣng các Xô Viết Nghệ Tĩnh đã có thực chất là một chính quyền cách mạng của công - nông do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng tiên phong của nó. Việc đập tan bộ máy chính quyền cũ, xây dựng bộ máy chính quyền mới, tổ chức một xã hội mới dân chủ tự do thật sự cho nhân dân lao động, tích cực bảo vệ chính quyền vừa giành đƣợc…, đó là những nhiệm vụ lớn lao mà các Xô Viết đã bƣớc đấu thực hiện, nhất là các Đảng bộ ở đây chƣa sẵn sàng, các điều kiện chủ quan, khách quan Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều lực lƣợng trong, ngoài nƣớc lúc đó. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, cả nƣớc dấy lên phong trào đấu tranh, ủng hộ Xô Viết, chống khủng bố trắng. Nguyễn Ái Quốc và Quốc tế Cộng sản rất chú ý theo dõi và góp ý kiến cho những ngƣời cộng sản Đông Dƣơng để bảo vệ các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh. Ở các nƣớc Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ đã có nhiều hoạt động báo chí và xã hội ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đồn bót đƣợc dựng lên dày đặc, binh lính các nơi đƣợc điều động về, bắn giết bắt bớ giam cầm là những hoạt động đầu tiên của những công cụ 15 bạo lực mà chính quyền thực dân đối phó với phong trào quần chúng. Trong thực tế lúc ấy địch chỉ cần dùng một biện pháp quân sự cũng thừa sức để đàn áp các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh, nhƣng chúng đã không từ một biện pháp nào kể cả các biện pháp kinh tế xã hội và lừa mị để đánh phá cách mạng. Tuy nhiên, đó không phải là sự thất bại của đƣờng lối và phƣơng pháp Cách mạng vô sản. Xô Viết Nghệ Tĩnh và cả phong trào cách mạng 1930 - 1931 là minh chứng hùng hồn nhất cho truyền thống yêu nƣớc, lòng dũng cảm kiên cƣờng, sức sống mãnh liệt và sức sáng tạo phi thƣờng của dân tộc Việt Nam. Nó khẳng định trong thực tế: Đƣờng lối cách mạng, uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng, của giai cấp vô sản Việt Nam. Nó sáng tạo ra nhiều hình thức và phƣơng pháp đấu tranh mới cho cách mạng; đồng thời nó để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho những ngƣời yêu nƣớc và cách mạng đang đấu tranh cho nền tự do và độc lập của tổ quốc. Những năm sau khi các Xô Viết Nghệ Tĩnh bị dìm trong biển máu, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn do bị tổn thất nhiều cả về lực lƣợng, tổ chức, phƣơng thức hoạt động cũng không còn thích hợp nữa. Thực dân Pháp triệt để thi hành chính sách khủng bố trắng đối với tất cả những ngƣời yêu nƣớc. Toàn bộ các thành viên của Ban Chấp hành Trung ƣơng do Trần Phú đứng đầu bị địch bắt. Hoạt động cách mạng của những ngƣời cộng sản đƣợc tiếp tục ở các nhà tù. Các đồng chí của chúng ta ở trong tình cảnh trần trụi trƣớc bầy sói dữ và sự tra tấn dã man của những tên mật thám. Trong thời gian bị giam, Trƣờng Chinh đƣợc anh em giao cho tham gia cuộc đấu tranh chống lại quan điểm chính trị của những ngƣời dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi chống chủ nghĩa cộng sản bằng tờ bào bí mật viết tay, trình bày đƣờng lối, mục đích cách mạng của Đảng ta, phê phán chủ trƣơng, hành động của Quốc dân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan