Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tư tưởng bác ái của công giáo trong tân ước tt...

Tài liệu Tư tưởng bác ái của công giáo trong tân ước tt

.PDF
27
293
58

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Bùi Kim Chuyên Bùi Kim Chuyên TƯ TƯỞNG BÁC ÁI CỦA CÔNG GIÁO TRONG TÂN ƯỚC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI – năm 2017 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Minh HợpPGS.TS Đỗ Mi Hợp Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Quang Hưng Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu Phản biện 3: PGS.TS. Chu Văn Tuấn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi……giờ……phút, ngày…..tháng……năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Học viện Khoa học Xã hội 2. Thư viện Quốc gia CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Bùi Kim Chuyên (2015), “Tư tưởng bác ái của Công giáo”, Tạp chí Triết học, số 1(284), 2015, tr.76-83. 2. Bùi Kim Chuyên (2015), “Bái Hỏa giáo và dấu vết trong Kitô giáo qua sách Tân ước”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 11(149), 2015, tr.77-90. 3. Bùi Kim Chuyên (2016), “Ảnh hưởng của triết học Hy Lạp cổ đại đến tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước kinh”, Tạp chí Triết học, số 2(297), 2016, tr.70-77. 4. Bùi Kim Chuyên (2016), “Bác ái của Công giáo trong sách Tân ước và ý nghĩa thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3(153), 2016, tr.45-64. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thứ nhất, nghiên cứu tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về quan niệm sống của người phương Tây để tìm ra những điểm đồng, tạo điều kiện cho hội nhập văn hóa quốc tế. Thứ hai, tư tưởng bác ái của Công giáo đang làm nên tinh thần nhân văn ở các nước phát triển phương Tây cần được nghiên cứu để có thể đưa vào Việt Nam một cách có chọn lọc, loại bỏ những yếu tố không phù hợp. Thứ ba, nghiên cứu tư tưởng bác ái sẽ góp phần tìm hiểu đời sống tinh thần của đồng bào Công giáo, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và giúp xử lý tốt hơn các vấn đề nảy sinh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Mục đích: (1) Phân tích các nội dung cơ bản, tìm ra khái niệm tư tưởng Bác ái trong Tân ước, chỉ ra một số đặc điểm của khái niệm; (2) Làm rõ những giá trị, hạn chế của tư tưởng này; trình bày việc thực thi tư tưởng bác ái của tín đồ Công giáo Việt Nam. Nhiệm vụ: (1) Phân tích các điều kiện và tiền đề ra đời; (2) Phân tích các nội dung cơ bản của tư tưởng bác ái trong Tân ước; (3) Phân tích những giá trị, hạn chế và việc thực hiện tư tưởng bác ái của tín đồ Công giáo Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. Đối tượng: (1) Nghiên cứu các chủ đề trong tài liệu lịch sử Do Thái, triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại và Bái Hỏa giáo Ba Tư liên quan đến tư tưởng bác ái trong Tân ước; (2) Nghiên cứu Kinh thánh, đặc biệt là Kinh thánh Tân ước, các văn bản của Giáo hội Công giáo Rô-ma, Giáo hội Công giáo Việt Nam từ góc độ bác ái; (3) Nghiên cứu những giá trị và hạn chế của tư tưởng bác ái. Cùng với đó là sự soi chiếu vào thực tiễn tín đồ Công giáo Việt Nam thực thi tinh thần bác ái. 2 Phạm vi nghiên cứu: Các sách kinh của Công giáo, các tài liệu, văn bản chính thức của Giáo hội và các số liệu chính thức của các cơ quan nhà nước quản lý tôn giáo. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê-nin – Tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp luận Mác-xít; phép biện chứng duy vật; phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khái quát hóa và văn bản học. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án. Chuẩn xác hóa, sắp xếp thành hệ thống các nội dung cơ bản và xây dựng khái niệm tư tưởng bác ái trong Tân ước; nêu bật giá trị và hạn chế của tư tưởng bái ái trong Tân ước cùng việc hiện thực hóa tư tưởng bác ái của tín đồ Công giáo Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án. Lý luận: Luận án sẽ làm rõ về mặt triết học hạt nhân cơ bản của Công giáo, đồng thời chỉ ra cả giá trị và hạn chế của hạt nhân này. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sâu hơn về Công giáo và đời sống tinh thần của người Công giáo nói chung và đồng bào Công giáo Việt Nam nói riêng. Thực tiễn: Luận án có thể được dùng làm tài liệu cho việc giảng dạy, và nghiên cứu Công giáo, đặc biệt cho những người làm công tác và quản lý tôn giáo. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG BÁC ÁI CỦA CÔNG GIÁO TRONG TÂN ƯỚC 1.1. Nhóm tài liệu về điều kiện và tiền đề ra đời tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước 1.1.1. Tài liệu về lịch sử người Do Thái và Do Thái giáo liên quan đến điều kiện ra đời tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước. Gồm các tài liệu: Đặng Hoàng Sa và nhóm nghiên cứu Do Thái (2015), Câu chuyện Do Thái, Nhà xuất bản Hồng Đức; Phan Tấn 3 Thành (2013), Về nguồn, nguồn gốc Kitô giáo thời các Tông đồ, Học viện Đa Minh, T.p Hồ Chí Minh; Hội đồng Giám mục Việt Nam (2011), Phần dẫn vào Tân ước của Kinh thánh ấn bản 2011 (nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ dịch), Nhà xuất bản Tôn giáo; Maristella Bottincini và Zvi Eckstein(2011), Số ít được lựa chọn (Đặng Việt Vinh dịch), Nhà xuất bản Lao động; Long Đan và Đỗ Văn Bình (2010), Do Thái trí tuệ toàn thư, Nhà xuất bản Thời đại. 1.1.2. Tài liệu về tiền đề ra đời tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước 1.1.2.1. Tiền đề từ Kinh thánh Cựu ước. Sự phát triển, hoàn thiện của các quan điểm trong Tân ước từ các quan điểm cơ sở trong Cựu ước là hết sức rõ ràng, lấy tư tưởng bác ái làm cầu nối, nghiên cứu sẽ chỉ ra sự phát triển này. 1.1.2.2. Tài liệu về tiền đề từ triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại. Gồm các tài liệu: Phan Văn Tình (2010), Triết học thượng cổ Tây Phương ảnh hưởng trên Kitô giáo, Nhà xuất bản Phương Đông; Glenne Perry (2009), Lịch sử Trung Đông (Nguyễn Kim Dân dịch), Nhà xuất bản Tôn giáo; William F.Lawhead (2010), Hành trình khám phá thế giới Triết học phương Tây (Phạm Phi Hoành dịch), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa; Plato (2008), Plato chuyên khảo (Lưu Văn Hy, Trí Tri dịch), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin; Plato (2014), Đối thoại Socratic 1 (Nguyễn Văn Khoa dịch, chú giải và dẫn nhập), Nhà xuất bản Tri thức; Forrest E.Brard (2006), Tuyển tập danh tác triết học (Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn Hy dịch), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin; Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo (Trần Nghĩa Phương dịch), Nhà xuất bản Hà Nội; Lý Minh Tuấn (2003), Kinh thánh Công giáo và Đức Kitô cái nhìn từ phương Đông, Nhà xuất bản Tôn giáo. 4 1.1.2.3. Tài liệu về tiền đề từ Bái Hỏa giáo Ba Tư. Gồm các tài liệu: Lewis M.Hopfe và Mark R.Woodward (2011), Các tôn giáo trên thế giới (Phạm Văn Liễn dịch), Nhà xuất bản Thời đại; Mary Boyce (1979), Zoroastrians: Their Religious Beliefs and Practices, Routledge and Kegan Paul Ltd, Britain; Geoffrey Wigoder (2013), Từ điển Kinh thánh Anh – Việt (Lưu Văn Hy, Đỗ Đức Minh, Nguyễn Thanh Sơn dịch), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. 1.2. Nhóm tài liệu về nội dung tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước 1.2.1. Tài liệu về khái niệm bác ái và các quan điểm cơ bản của Công giáo liên quan trực tiếp đến tư tưởng bác ái trong Tân ước. Gồm các tài liệu: Học viện Đa minh (2014), Từ điển Thuật ngữ Thần học Anh – Việt, Nhà xuất bản Tôn giáo; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Encyclopaedia Britainnica (2014), Từ điển Bách khoa Britainnica, tập 2; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Encyclopaedia Britainnica (1972), Vol 1, William Benton Publisher, Chicago, USA; Hội đồng Giám mục Việt Nam (2011), Kinh thánh ấn bản 2011 (nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ dịch, Nhà xuất bản Tôn giáo; Hebraic Roots Bible with Study notes, 3rd Edition, (2015), Word of Truth Publications, Jerusalem, Israel; Hội đồng Giám mục Việt Nam (2012), Sách giáo lý của Hội thánh Công giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo. 1.2.2. Tài liệu về nội dung và đặc điểm rút ra từ tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước. Gồm các tài liệu: William Barclay (2008), Thư gửi các ông Timôthê, Titô, Philêmon (Nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ dịch), Nhà xuất bản Tôn giáo; William Barclay (2008), Tin Mừng theo Thánh Máccô (Nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ dịch), Nhà xuất bản Tôn giáo; William Barclay (2008), Tin Mừng theo Thánh Mácthêu I (Nhóm phiên dịch các giờ 5 kinh phụng vụ dịch), Nhà xuất bản Tôn giáo; William Barclay (2008), Tin Mừng theo Thánh Mácthêu II (Nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ dịch), Nhà xuất bản Tôn giáo; William Mac Donald (2012), Chú giải Kinh thánh Tân ước, Nhà xuất bản HarperCollins Christian Publishing Nashville, Tennessee, Mỹ; Hugues Cousin (1993), Tin Mừng Thánh Luca, chú giải mục vụ (bản dịch tay của GHCG Việt Nam); Jacques Hervieus (1991), Tin Mừng Thánh Marco, chú giải mục vụ (bản dịch tay của GHCG Việt Nam); Claude Tassim (1991), Tin Mừng Thánh Mathêu, chú giải mục vụ (bản dịch tay của GHCG Việt Nam); Alain Marchadour (1992), Tin Mừng Thánh Gioan, chú giải mục vụ (bản dịch tay của GHCG Việt Nam). 1.3. Nhóm tài liệu về giá trị và hạn chế, sự tương đồng giữa tư tưởng bác ái trong Tân ước với văn hóa truyền thống và thực hiện tư tưởng bác ái của tín đồng Công giáo Việt Nam hiện nay 1.3.1. Tài liệu về giá trị, hạn chế của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước. Gồm các tài liệu: George Wilhelm Friedrich Hegel (2012), Hiện tượng học tinh thần, tập 1 và 2 (Bùi Văn Nam Sơn dịch), Nhà xuất bản Trẻ; Nikolai Alexandrovich Berdyaev (2016), Triết học của tự do (Đỗ Minh Hợp dịch), Nhà xuất bản Tri thức; Nikolai Alexandrovich Berdyaev (2015), Con người trong thế giới tinh thần, trải nghiệm triết học cá biệt luận (Nguyễn Văn Trọng dịch), Nhà xuất bản Tri thức; Lev Tolstoi (2012), Đường sống, văn thư nghị luận chọn lọc (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nhà xuất bản Tri thức; Mortimer Chamber và các cộng sự (2004), Lịch sử văn minh Phương Tây (Lưu Văn Hy và nhóm Trí Tri dịch), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin; Mark Kishlansky, Partrick Geavy, Patricia O’Brien (2004), Nền tảng văn minh Phương Tây (Lê Thành dịch), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin; Albert Einsten (2015), Thế giới như tôi thấy (Đinh Bá Anh, Nguyễn Vũ Hảo và nhóm dịch thuật), Nhà xuất bản 6 Tri thức; Sigmumd Freud (2016), Cái Tôi và cái Nó (Thân Thị Mận dịch), Nhà xuất bản tri thức. 1.3.2. Tài liệu về sự tương đồng giữa tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước với văn hóa Việt Nam truyền thống và việc thực hiện tư tưởng bác ái của tín đồng Công giáo Việt Nam hiện nay. Gồm các tài liệu: Leopold Cadiere (2015), Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt – Toàn tập (Đỗ Trinh Huệ dịch), Nhà xuất bản Thuận hóa; Bùi Đức Sinh (1999), Lịch sử Giáo hội Công giáo, quyển 1 và 2, Nhà Xuất bản Chân lý Calgary, Ca-na-đa; Trương Bá Cần (2008), Lịch sử Phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 1 và 2, Nhà Xuất bản Tôn giáo. Quan điểm và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho tư tưởng bác ái được chép lại chính xác trong Hồ Chí Minh toàn tập. Nghiên cứu sẽ tìm và tham khảo quan điểm nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tập 4, 5, 6, 7, 8, 10 trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật (2011). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ sử dụng số liệu tổng kết về công tác tôn giáo của cơ quan chức năng năm 2015 làm luận cứ cho các luận điểm về việc tín đồ Công giáo Việt Nam thực hiện tư tưởng bác ái. Tiểu kết: (1) Quan điểm của các nhà khoa học, các nhà tư tưởng lớn viết ra trên đây không nhằm nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời và nội dung của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước. Tuy nhiên, các quan điểm này sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời và nội dung của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước, trên cơ sở tự nghiên cứu tìm tòi, bổ sung để chứng minh cho các luận điểm đã có ở một góc mới hơn so với xuất phát nguyên bản. (2) Luận điểm về giá trị và hạn chế của tư tưởng bác ái được lựa chọn và kế thừa, phát triển từ quan điểm của các nhà khoa học, nhà tư tưởng như Hegel, Lev Tolstoy, Berdyaev, 7 Albert Einstein, K. Marx; luận cứ được lấy từ các ghi chép trong lịch sử Giáo hội. (3) Các nghiên cứu về lịch sử Công giáo và tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam đã cung cấp cứ liệu để tìm ra sự tương đồng của tư tưởng bác ái với văn hóa Việt Nam. Dữ liệu về Công giáo Việt Nam thực hiện tư tưởng bác ái được lấy từ số liệu của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo. Chương 2 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG BÁC ÁI CỦA CÔNG GIÁO TRONG TÂN ƯỚC 2.1. Điều kiện chính trị, xã hội và tôn giáo cho sự ra đời tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước 2.1.1. Chính trị xáo trộn, ba lần mất nước của người Do Thái. Lần thứ nhất, mất tổ quốc. Năm 721 TCN, Đế quốc Assyria tiêu diệt Vương quốc Israel. Lần thứ hai, bị xâm lăng về văn hóa, diễn ra khi đế quốc Hy Lạp xâm chiếm toàn bộ khu vực Trung Đông. Lần thứ ba, nỗ lực phục quốc thất bại, bắt đầu sống trong khổ nạn. Dưới sự lãnh đạo của gia tộc Maccabi, người Do Thái đã khởi nghĩa và khôi phục độc lập, tuy nhiên sau đó lại bị Đế quốc La Mã dập tắt, người Do Thái bắt đầu thời kỳ dài mất tổ quốc, ly tán, sống trong khổ nạn. 2.1.2. Xã hội Do Thái bị phân chia ra nhiều giai tầng khác nhau. Giới tư tế, đứng đầu là thượng tế, cũng là thủ lĩnh của người Do Thái. Giới kinh sư, là những chuyên gia thông thạo chuyên môn về Kinh thánh. Giới kỳ mục, gồm các bậc trưởng lão, các phú ông, các chủ đất, có ghế trong Thượng Hội đồng Do Thái, nhưng ảnh hưởng không lớn. Dân chúng, là thành phần đông đảo nhất, nghèo khó chiếm đa số. 2.1.3. Tôn giáo bị chia rẽ thành nhiều nhóm khác nhau. Nhóm Saduce, gồm các giáo sỹ cấp cao, phần lớn là các tư tế tại Jerusalem và nhiều kỳ mục. Nhóm Pharisee, đa số là dân thường. Nhóm 8 Essenes, là nhóm được tổ chức rất chặt chẽ và có trật tự thứ bậc, sống trong sạch, chuyên tâm học tập Kinh thánh và cầu nguyện. Nhóm Samari, là nhóm người gốc Do Thái, nhưng sau cuộc lưu đày, nhóm này bị pha trộn nhiều yếu tố dân ngoại. Tóm lại: (1) Sự suy thoái và sụp đổ của Vương quốc Do Thái cổ đại, đền thờ bị tàn phá, giới tư tế mất vai trò đã mở đường cho các nhà hiền triết, học giả tôn giáo lớn mạnh trong vai trò là chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng Do Thái. (2) Trong khổ nạn đã hình thành quan điểm dung hợp, bác ái – yêu thương con người trong lòng người Do Thái. (3) Sự đô hộ và áp đặt văn hóa của người Hy Lạp và người Ba Tư lên người Do Thái đã tạo điều kiện cho người Do Thái tiếp thu có chọn lọc và phát triển tinh hoa triết học Hy Lạp, tôn giáo Ba Tư để củng cố, bảo vệ tôn giáo của dân tộc mình và hình thành tôn giáo thế giới. 2.2. Các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước 2.2.1. Tiền đề từ Kinh thánh Cựu ước 2.2.1.1 Quan điểm về Thiên Chúa trong Cựu ước và sự kế thừa phát triển lên cao hơn trong Tân ước. (i) Quan điểm về Thiên Chúa của Cựu ước đã được kế thừa để trở thành Chúa Cha và là Đấng gửi Thần khí (tức là Chúa Thánh thần) xuống cho Chúa Jesus và Hội thánh. (ii) Quan điểm Thiên Chúa là cội nguồn bác ái được kế thừa và phát triển cao hơn thành bản tính yêu thương của Chúa Jesus. 2.2.1.2. Quan điểm về con người trong Cựu ước và sự kế thừa phát triển trong Tân ước. Phát triển quan điểm về con người trong Cựu ước, con người trong Tân ước gồm có phần linh hồn thiêng liêng, phần tâm hồn cảm xúc và phần xác thịt bụi đất. 2.2.1.3. Luật Mười điều răn và sự phát triển thành “kính Chúa, yêu người” là hạt nhân của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước. Luật Mười điều răn trong Cựu ước được Chúa Jesus kiện toàn 9 và nâng cao lên thành kính Chúa, yêu người. Bác ái trong Tân ước đã loại bỏ một số yếu tố của Cựu ước: (i) Bỏ tính thế tục, đề cao tính thánh thiện. (ii) Phá bỏ phạm vi áp dụng hẹp trong cộng đồng Do Thái, mở ra mọi dân tộc. (iii) Giới hạn được đào sâu, bác ái trong Cựu ước là cấm cản, đáp trả kẻ ác, còn bác ái trong Tân ước là yêu thương kẻ thù. 2.2.2. Tiền đề từ triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại Thứ nhất, các quan điểm của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại đã được kế thừa có lựa chọn để góp phần tạo nên quan điểm về Thiên Chúa Ba ngôi. Tuy nhiên, để xây dựng quan điểm về Thiên Chúa Ba ngôi, các nhà tư tưởng Công giáo đã lồng vào đó quan điểm về một Thiên Chúa siêu vượt, có nhân cách và yêu thương con người vô tư, vô bờ bến, Thiên Chúa là cội nguồn bác ái. Thứ hai, các quan điểm của triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại là tiền đề góp phần cho sự hình thành quan điểm về con người, chủ thể của bác ái trong Tân ước. Kế thừa quan điểm của các triết gia Hy Lạp – La Mã cổ đại, quan điểm về con người trong Tân ước có đầy đủ phần hữu hình và siêu hình, trong đó phần siêu hình có tính thiêng liêng và bất tử so với phần xác, sẽ được về bên Thiên Chúa sau cái chết thể lý nếu sống bác ái, yêu thương tha nhân. 2.2.3. Tiền đề từ Bái Hỏa giáo Ba Tư 2.2.1.1 Các quan điểm cơ bản của Bái Hỏa giáo. (i) quan điểm về Thượng Đế; (ii) quan điểm về cái Ác; (iii) quan điểm về con người; (iv) quan điểm về sự Phán xét, Thiên đàng và Địa ngục; (v) quan điểm về ngày Tận thế và Trời mới Đất mới; (vi) quan điểm về đạo đức trong sạch toàn diện. 2.2.1.2 Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước kế thừa một số quan điểm của Bái Hỏa giáo. (i) Kế thừa quan niệm có ngày tận thế, sự phán xét và cuộc sống đời sau, nhưng lấy bác ái làm hạt nhân. 10 (i) Kế thừa quan điểm về cái ác, nhưng là sự tương phản của bác ái. (iii) Kế thừa và phát triển quan điểm đạo đức trong sạch toàn diện thành mối quan hệ bác ái máu thịt, anh em trong Chúa. Tiểu kết chương 2: (1) Tư tưởng bác ái trong Tân ước ra đời trong điều kiện Vương quốc Do Thái cổ đại bị xóa sổ. (2) Tư tưởng bác ái trong Tân ước kế thừa và phát triển tưởng bác ái trong Cựu ước, nhưng loại bỏ những yếu tố không hợp lý. (3) Tinh hoa triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại được kế thừa góp phần hình thành nên cội nguồn và chủ thể bác ái. (4) Người Do Thái tiếp thu có chọn lọc và phát triển tinh hoa Bái Hỏa giáo góp phần hình thành tư tưởng bác ái. Chương 3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG BÁC ÁI CỦA CÔNG GIÁO TRONG TÂN ƯỚC 3.1. Khái niệm bác ái và các quan điểm cơ bản của Công giáo liên quan đến tư tưởng bác ái trong Tân ước 3.1.1. Khái niệm Agape (Bác ái) trong Bách khoa thư Encyclopaedia Britannica bản Anh – Mỹ. Bác ái là “tình yêu” của con người giành cho Thiên Chúa và cho tha nhân (hoặc những người anh em) trong hành động của những người công nhận quyền năng của Thiên Chúa. 3.1.2. Các quan điểm cơ bản của Công giáo liên quan trực tiếp đến tư tưởng bác ái trong Tân ước 3.1.2.1. Quan điểm về Thiên Chúa Ba ngôi, cội nguồn bác ái. Thiên Chúa là bản thể duy nhất, có Ba Ngôi là Chúa Cha và Con và Thánh Thần, nhưng Ba Ngôi không tách biệt nhau, mà có chung một bản thể và Thiên Chúa là cội nguồn của bác ái. 3.1.2.2. Quan điểm về con người, chủ thể của bác ái trong Tân ước. Con người do Thiên Chúa tạo ra, gồm cả phần thân xác (bị biến đổi và phải chết), tâm hồn (quy định tính hữu lý, phân biệt người với 11 người) và linh hồn (phần thiêng liêng và kết nối với Thiên Chúa). Con người tìm đến nhau bằng bác ái để có sự sống thiêng liêng. 3.1.2.3. Quan điểm về Tội lỗi và sự Chết trong đời sống con người. Tội Tổ tông, do bị ma quỷ cám dỗ mà con người quên đi thân phận thụ tạo, lạm dụng tự do, không tuân theo Thiên Chúa. Tội Tổ tông còn nhiễm lên con người cho đến ngày nay, đó là tình trạng chứ không phải là hành vi. Quan điểm về Sự chết, là sự kết thúc cuộc sống trần thế, khi phần hồn (linh hồn và tâm hồn) bị tách ra khỏi thân xác. Chết để đi đến sự sống đời đời giành cho những ai sống bác ái; chết để đi đến Hoả ngục cho những kẻ làm ngược lại. Tội lỗi và sự chết trong mối liên hệ với bác ái, tội lỗi là nguyên nhân của sự chết trong Hỏa ngục, còn bác ái là nguyên nhân của sự sống đời đời. 3.1.2.4. Quan điểm về sự phán xét của Thiên Chúa dành cho từng người lấy bác ái làm thước đo. Sự phán xét, sau khi chết, phần hồn sẽ chịu sự phán xét để được thưởng hoặc bị trừng phạt do cuộc sống trần thế. Thiên Đàng là một trạng thái, là tình trạng phần hồn tốt đẹp được ở bên Thiên Chúa. Luyện ngục là một trạng thái, là nơi phần hồn cần được cầu nguyện, thanh tẩy cho sạch trước khi vào Thiên đàng. Hỏa ngục là trạng thái người ta tự loại trừ chính mình một cách vĩnh viễn ra khỏi Thiên Chúa và với tha nhân. Sự phán xét, Thiên đàng và Hỏa ngục trong quan hệ với bác ái. Bác ái là thước đo, là tiêu chuẩn cho sự phán xét đối với từng người. Sự phán xét cũng là điểm rẽ đôi giữa cái thiện và cái ác. Thiên đàng và Hỏa ngục là cùng đích của hoặc bác ái, hoặc cái ác. 3.2. Những nội dung cơ bản của tình yêu dành cho Thiên Chúa và tình yêu dành cho tha nhân của con người trong Tân ước 3.3.1. Tình yêu con người dành cho Thiên Chúa, chiều cạnh đối thần của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước, cũng là đòi hỏi chính đáng về luân lý. Tình yêu dành cho Thiên Chúa bao gồm: 12 (1) Tin vào Thiên Chúa, bởi Thiên Chúa đã tạo ra vũ trụ vạn vật, tạo ra con người và trao vũ trụ vạn vật vào tay con người, nhưng cũng là nhu cầu trong lấp đầy linh hồn trong mỗi người. (2) Hy vọng, trông cậy vào Thiên Chúa là sự mong chờ đầy tin tưởng vào sự ân sủng, lời chúc lành của Thiên Chúa, vinh quang khi đến bên Thiên Chúa. (3) Kính mến Thiên Chúa, là yêu mến Thiên Chúa và mọi thụ tạo nhờ Thiên Chúa và vì Thiên Chúa mà hiện diện trên thế gian này. 3.2.2. Tình yêu con người dành cho tha nhân, chiều cạnh đối nhân của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước 3.3.2.1. Vâng lời Thiên Chúa trong thờ kính cha mẹ và tổ tiên. Sau Thiên Chúa, người ta phải tôn kính cha mẹ vì họ là những người lưu truyền sự sống cho chúng ta và nuôi dạy ta khôn lớn. Đây cũng là điều răn duy nhất có kèm theo phần thưởng. Điều răn này cũng đòi buộc cha mẹ và những người trên phải có trách nhiệm nuôi nấng, răn dạy con cái để giới răn này liên tục được nối dài. 3.3.2.2. Cấm xâm phạm mạng sống của người khác, tôn trọng đặc biệt sự sống của con người, không có bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể giành cho mình quyền xâm phạm sự sống hay trực tiếp mang lại cái chết cho một người vô tội. Giới răn này còn được xem là luật của Thượng Đế, là thứ luật cao trọng hơn bất cứ thứ luật nào có trên thế gian này và việc tước đi mạng sống của một người vô tội là xâm phạm trầm trọng phẩm giá con người, và bản tính nhân hậu tối cao của Thương Đế. Tuy nhiên, tôn trọng đặc biệt sự sống con người cũng bao gồm cả việc tự vệ hợp pháp. 3.3.2.3. Cấm ngoại tình, giữ gìn đặc biệt cuộc sống hạnh phúc lứa đôi, hôn nhân gia đình là sự phản ánh quyền năng, lòng thương xót, và sự tác hợp của Thiên Chúa loài người không được phân ly hay làm hư hại. Con người phải sống có đôi có lứa là ý muốn của Thiên Chúa ngay từ thủa Sáng thế. Để giữ gìn hạnh phúc lứa đôi con người 13 cần sống khiết tịnh, thủy chung vợ chồng; giữ gìn Bí tích hôn phối, sống yêu thương nhau trọn đời; con cái là món quà tặng tuyệt vời mà Thiên Chúa giành cho đôi vợ chồng, tuy nhiên vô sinh cũng không phải là điều tuyệt đối xấu, vợ chồng có thể nhận con nuôi nếu mọi sự trợ giúp đều không có tác dụng. 3.3.2.4. Tôn trọng quyền sở hữu của cải của người khác, cấm ăn trộm, ăn cắp. Thiên Chúa trao trái đất và vũ trụ vào tay con người và mỗi người đều có quyền và nghĩa vụ tác động vào công trình sáng tạo của Chúa để lấy ra của cải phục vụ cuộc sống của mình và giúp đỡ người yếu thế hơn. Do đó, của cải người ta có được là do tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, lấy đi trái phép là làm trái ý Chúa. Tuy nhiên, quyền chung hưởng cũng được Thiên Chúa thiết lập nhằm bảo vệ những người yếu thế hơn, những người nắm giữ nhiều của cải có trách nhiệm chia sẻ với những người đói lạnh. Do vậy, tôn trọng quyền sở hữu của cải cũng bao gồm cả việc, tôn trọng quyền chung hưởng; đức yêu thương người nghèo và không sử dụng phung phí của cải. 3.3.2.5. Không gian dối, tôn trọng chân lý trong quan hệ với người khác, chân lý là lẽ thật vốn có một cách khách quan. Người ta phải nhìn nhận nó, không phụ thuộc vào sở thích hay ý muốn cá nhân, làm sai lệch chân lý là xâm phạm giao ước với Thiên Chúa. Thiên Chúa là ngọn nguồn là chân lý, tôn trọng sự thật, sống trung thực không dối trá là làm theo ý Chúa. Sống trong chân lý là việc sống đúng với thiên tính chân thật của con người, cũng là nhân đức tỏ ra ở con người bằng hành động, lời nói thành thật, chân thành trong quan hệ với người khác. Bảo vệ chân lý, là việc lên án và chống lại các hành vi nói dối, thề gian và làm sai lệch sự thật. 3.3.2.6. Kiềm chế dục vọng, ham muốn xác thịt trái luân lý. Dục vọng là ham muốn của giác quan đi ngược lại với lý trí, cũng là sự 14 nổi loạn của thân xác chống lại lý trí. Không kìm giữ được ham muốn, dục vọng là nguồn cơn của những hành động xấu với những người xung quanh. Để có được tâm hồn trong sạch con người cần sống khiết tịnh và chuẩn mực, giữ gìn sự chuẩn mực trong các mối quan hệ phù hợp với phẩm giá của cả người nam và nữ. Người ta cần có cái nhìn trong sạch từ tâm hồn tới ánh mắt, từ suy nghĩ tới hành động, kìm hãm cảm giác xác thịt, khước từ thú vui không trong sạch. 3.2.2.7. Không tham lam, triệt tiêu từ ngay trong tâm hồn ham muốn của cải của người khác. Ham muốn của cải của người khác là nguyên nhân của các hành động bạo lực và bất công. Do vậy, người ta cần triệt tiêu ngay từ trong tâm hồn sự tham lam, ước mong có của cải một cách vô độ và ham muốn của cải của người khác một cách bất chính. Thêm vào đó, loại trừ ham muốn của cải bất chính còn đòi hỏi người ta phải loại bỏ sự ghen tị ra khỏi con người bởi đó là đầu mối của tội lỗi, tuân thủ lề luật, giữ cho được tâm hồn thanh sạch khi đối diện với của cải, vật chất để biết lấy và giữ những thứ thuộc về mình, biết trao về người những thứ thuộc về họ. Khái niệm tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước có thể được trình bày như sau: “Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước là bộ luật luân lý, trong đó quy định những chuẩn tắc trong việc thiết lập mối quan hệ và ứng xử giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với con người do Chúa Jesus truyền giảng và được các tông đồ làm rõ trong các sách Tân ước”. 3.3. Một số đặc điểm rút ra từ khái niệm tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước 3.3.1. Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước đã khu biệt rạch ròi giữa cái thiện và cái ác theo cách nhìn của Công giáo. Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước đã phân định rạch ròi thế nào là thiện (kính Chúa, yêu người) và ngược lại là ác. 15 3.3.2. Bên cạnh biện thần luận, tư tưởng bác ái trong Tân ước đưa con người vào vị trí quan trọng trong triết học Công giáo và hướng cuộc sống con người về phía nhân văn. Cũng như mọi tôn giáo khác, không thể thiếu đức tin trong tôn giáo. Tuy nhiên, tính hiện hữu của tư tưởng bác ái được thể hiện ra ở lời nói, việc làm, ứng xử … mang tinh thần yêu người. Thiên đàng chỉ có thể biết được sau khi đã chết thể lý, còn trong cuộc sống hiện thực, người ta sẽ sống có niềm tin, sống thân ái, tôn trọng, vị tha và mở lòng với tha nhân, đó cũng chính là lối sống hướng về phía nhân văn. 3.3.3. Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước có câu trả lời theo cách riêng các câu hỏi lớn và day dứt nhất trong cuộc đời con người. Tôi từ đâu đến ? Con người là thụ tạo của Thiên Chúa; con người là cao quý nhất do mang trong mình hơi thở của Thiên Chúa và mỗi người là một hình ảnh của Thiên Chúa. Tôi sẽ đi về đâu ? Sau khi sau khi chết thể lý, con người vẫn còn cuộc sống thiêng liêng, phần hồn của con người sẽ được về bên Thiên Chúa nơi Thiên đàng nếu sống bác ái và ngược lại là xuống Hỏa ngục. Tôi phải làm gì ? Chính là sống kính Chúa, yêu người. 3.3.4 Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước tạo ra sự nghịch lý trong nhận thức của con người về Thượng Đế và cả trong nhận thức về chính con người về giữ và trao; sức mạnh và chiến thắng. Nếu lúc trước uy vũ và sức mạnh khiến Thượng Đế là người chiến thắng, duy trì địa vị của mình, thì trong Tân ước, sự trao hiến và hạ thấp bản thân đến tận cùng để phục vụ con người đã khiến Chúa Jesus trở thành người chiến thắng và là Đấng toàn năng. Mọi tích cực của cuộc sống con người không đến từ sự quy ngã, bo bo giữ mọi thứ cho bản thân mình, nhưng lại đến từ lối sống hướng tha, trao ban, hiến dâng bản thân cho mọi người. 16 Tiểu kết chương 3: (1) Khái niệm bác ái đã được Bách khoa thư Encylopaedia Britanninca làm rõ, là cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước. (2) Nhờ kế thừa và phát triển theo cách riêng, Công giáo có hệ thống quan điểm khá hoàn bị liên quan trực tiếp đến tư tưởng bác ái. (3) Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước là tập hợp những chuẩn tắc đạo đức trong việc thiết lập quan hệ và quy tắc ứng xử tốt đẹp giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với con người. (4) Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước đã khu biệt rạch ròi giữa thiện và ác; con người có vị trí quan trọng trong triết học Công giáo và trả lời theo cách riêng các câu hỏi quan trọng bậc nhất trong cuộc sống con người; xác lập các chuẩn mực để thấy rõ thế nào là thiện, hoặc ác và tạo ra ra sự nghịch lý trong nhận thức của con người về Thượng Đế và cả trong nhận thức về chính con người về giữ và trao; sức mạnh và chiến thắng. Chương 4 GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ, SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỚI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ THỰC HIỆN TƯ TƯỞNG BÁC ÁI CỦA TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Giá trị của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước 4.1.1. Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước mở ra cho con người cách khơi dậy bản diện cá nhân tốt đẹp của mình, hướng tới sự tự do về tinh thần 4.1.1.1. Con người và bản diện cá nhân. Bản diện cá nhân là hình tượng toàn vẹn của con người, khởi nguyên từ linh hồn, bao gồm tất cả sức mạnh linh hồn, tâm hồn và thể xác. Bản diện cá nhân gắn liền với bác ái và bác ái là phương cách để thể hiện bản diện cá nhân. 4.1.1.2. Tình trạng nô lệ, ông chủ và tự do trong tinh thần của con người. Ông chủ là ý thức hiện hữu cho bản thân mình, nhưng là ý 17 thức sự hiện hữu của bản thân mình thông qua kẻ khác, tức là kẻ nô lệ. Nô lệ là ý thức về sự hiện hữu của mình cho kẻ khác, nô lệ hiện hữu mình cho ông chủ. Tự do là việc ý thức hiện hữu tự mình, cho mình mà không thông qua bất cứ trung gian nào và được thừa nhận bởi một bản diện cá nhân khác. 4.1.1.3. Bác ái khơi dậy bản diện cá nhân tốt đẹp, hướng tới sự tự do về tinh thần cho con người. (i) Tin và yêu mến Thiên Chúa giải phóng con người khỏi việc tự làm nô lệ cho những thứ do con người tạo ra. (ii) Thờ kính cha mẹ và tổ tiên tạo nên bước đi thực tế đầu tiên cho con người bước ra xã hội. (iii) Tôn trọng đặc biệt sự sống con người giải phóng người ta khỏi tội lỗi, trong đó có tội xâm phạm sự sống. (iv) Tôn trọng quyền sở hữu của cải của người khác giải phóng con người khỏi sự cám dỗ vật chất. (v) Tôn trọng chân lý trong quan hệ với người khác giải phóng người ta khỏi sự dối trá. 4.1.2. Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước mở ra việc chống lại cái ác bằng cái thiện 4.1.2.1. Việc sử dụng cái ác để chống lại cái ác trước khi tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước ra đời, phương cách dùng cái ác chống lại cái ác được người ta sử dụng trong thời gian dài, dù có những điểm mạnh, nhưng lại làm cho cái ác cứ tiếp tục nối dài. 4.1.2.2. Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước tạo ra ngã rẽ cho việc chống lại cái ác bằng cái thiện. (i) Việc chống lại cái ác bằng bác ái bắt đầu từ sự suy tư sâu sắc và tin tưởng vào chiến thắng của cái thiện. (ii) Dùng bác ái chống lại cái ác là để được tha thứ cho sự thiếu vẹn toàn do nhiễm nguyên tội. (iii) Dùng bác ái để chống lại cái ác cần nhiều hơn sự nhẫn nại, tha thứ và vượt qua chính mình. 4.1.3. Tư tưởng bác ái trong Tân ước đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của tôn giáo sợ hãi thời sơ kỳ, làm xuất hiện tôn giáo luân lý ở khu vực Trung Đông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan