Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tự tình khúc của cao bá nhạ trong thể loại ngâm khúc hậu kì trung đại ...

Tài liệu Tự tình khúc của cao bá nhạ trong thể loại ngâm khúc hậu kì trung đại

.PDF
120
4
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ……………… LÊ NGUYỄN CẨM THƠ TỰ TÌNH KHÚC CỦA CAO BÁ NHẠ TRONG THỂ LOẠI NGÂM KHÚC HẬU KÌ TRUNG ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN .…………….. LÊ NGUYỄN CẨM THƠ TỰ TÌNH KHÚC CỦA CAO BÁ NHẠ TRONG THỂ LOẠI NGÂM KHÚC HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THANH TÂM Lời cảm ơn loIUHLỜI CAGHJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJ  Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô giảng dạy lớp cao học văn học Việt Nam khóa 2010 – 2012 đợt 1 đã tận tình giảng dạy, giúp tôi hoàn thành chương trình học!  Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Thanh Tâm, người giúp tôi thực hiện luận văn với tất cả lòng nhiệt tình và sự chu đáo!  Cảm ơn phòng đào tạo Sau đại học, thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn!  Con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, những người thân yêu luôn ở bên cạnh để chia sẻ cùng con những khó khăn cũng như cho con niềm tin để tiếp tục học tập và thực hiện luận văn này!  Tôi xin chân thành cảm ơn BGH Trường THPT Nguyễn Tất Thành, quí thầy cô, anh chị và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu! TP. Hồ Chí Minh, 10/2014 Nguyễn Thị Khánh Hòa MỤC LỤC NỘI DUNG Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 6 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 6 Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ CAO BÁ NHẠ, TỰ TÌNH KHÚC VÀ THỂ LOẠI NGÂM KHÚC 1.1. Khái lược về Cao Bá Nhạ ..................................................................................... 8 1.1.1. Cuộc đời................................................................................................... 8 1.1.2. Gia thế....................................................................................................... 9 1.1.3. Án oan..................................................................................................... 12 1.2. Tác phẩm Tự tình khúc ...................................................................................... 13 1.3. Thể loại “ngâm khúc” ......................................................................................... 17 1.3.1. Khái niệm................................................................................................ 17 1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 18 1.3.3. Điều kiện lịch sử hình thành thể loại ngâm khúc ..................................... 19 1.3.4. Thể loại ngâm khúc nhìn từ đặc trưng văn học ........................................ 21 1.3.5. Đặc trưng của thể ngâm ........................................................................... 22 1.3.5.1. Kết cấu ............................................................................................. 22 1.3.5.2. Nhân vật trữ tình .............................................................................. 25 Chương 2 TỰ TÌNH KHÚC – NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG 2.1. Tâm sự cá nhân trước thời cuộc ........................................................................ 30 2.1.1. Nỗi niềm cô đơn .................................................................................... 30 2.1.2. Nội tâm bất an, sầu muộn ...................................................................... 38 2.1.3. Tiếng kêu thương bất lực....................................................................... 42 2.1.4. Tâm hồn thanh cao ................................................................................ 45 2.2. Bi kịch thời đại và âm hưởng tố cáo thầm kín .................................................. 51 2.2.1. Chính biến và sự bất lực của triều đình .................................................. 51 2.2.2. Sự sụp đổ ý thức hệ phong kiến và sự bế tắc của nho sỹ ........................ 57 2.3. Niềm hy vọng ................................................................................................... 63 Chương 3 TỰ TÌNH KHÚC – NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT 3.1. Ngôn từ nghệ thuật ........................................................................................... 68 3.1.1. Tu từ ẩn dụ ............................................................................................ 68 3.1.2. Tu từ hoán dụ ........................................................................................ 72 3.1.2.1. Liên hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể ......................................... 72 3.1.2.2. Liên hệ giữa đồ vật và chất liệu ...................................................... 74 3.1.3. Từ tượng hình, tượng thanh ................................................................... 74 3.1.3.1.Từ tượng hình ................................................................................. 75 3.1.3.2. Từ tượng thanh ............................................................................... 76 3.2. Hệ thống điển cố, điển tích ............................................................................... 77 3.2.1. Các dạng điển tích và nghệ thuật sử dụng điển cố trong Tự tình khúc... 78 3.2.1.1. Điển tích là những người có tài cao, đức cả, có chí lớn ................... 78 3.2.1.2. Điển tích về tình cảm nhớ thương quê hương, cha mẹ .................... 80 3.2.1.3. Điển tích dùng để ca ngợi công đức của con người......................... 81 3.2.1.4. Điển tích chỉ thiên nhiên................................................................. 82 3.2.2. Thống kê và giải thích nguồn gốc của điển cố được sử dụng trong Tự tình khúc.............................................................................................. 83 3.3. Giọng điệu trữ tình ........................................................................................... 91 3.4. Kết cấu khúc ngâm ........................................................................................... 98 3.4.1. Kết cấu thể loại ..................................................................................... 99 3.4.2. Kết cấu hình tượng .............................................................................. 101 3.4.2.1. Kết cấu đối lập ............................................................................. 101 3.4.2.2. Kết cấu bổ sung ............................................................................ 102 3.4.3. Hệ thống sự kiện ................................................................................. 103 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 109 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Khúc ngâm trung đại là một thể loại đặc biệt, mang bản sắc dân tộc xuất hiện non nửa thế kỷ trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Lịch sử văn học đã ghi nhận nhiều tác phẩm ngâm khúc đỉnh cao như Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều Ai tư vãn của Ngọc Hân Công chúa hay Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ… 1.2. Tuy nhiên, trong số các khúc ngâm, Tự tình khúc ít được nhắc đến; nó chưa có được một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học dân tộc mặc dù tác phẩm đã có những thành công cả về mặt nội dung cũng như nghệ thuật, góp phần làm phong phú cho một thể loại văn học, từng được đánh giá là một trong những tác phẩm trữ tình xuất sắc nhất của văn học thời Nguyễn [8, tr. 648]. 1.3. Trong xu thế nghiên cứu văn học trung đại từ góc độ thể loại, thiết nghĩ đây là đề tài cần được chú ý. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ trong thể loại ngâm khúc hậu kì trung đại nhằm làm sáng tỏ phần nào những giá trị tiềm ẩn của tác phẩm Tự tình khúc, đồng thời tạo thêm chất liệu để hình dung một phác đồ rõ rệt hơn của các khúc ngâm trung đại trong lịch sử văn học dân tộc. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Thực tế cho thấy số phận Tự tình khúc không hoàn toàn bị quên lãng. Đã có một số công trình, bài viết có xu hướng đánh giá cao giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết Tự tình khúc và Trần tình văn của tác giả Đái Xuân Ninh và Nguyễn Tường Phương – NXB Văn hóa – Bộ Văn hóa Hà Nội 1958 xem “Tự tình khúc là một khúc ngâm lâm ly, thống thiết nhất trong văn chương cổ điển Việt Nam. Nhưng khác với Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Bần Nữ thán, nó giống như Ai 1 tư vãn của Ngọc Hân Công chúa – là một thiên tình cảm chân thực của tác giả ghi lấy qua những biến chuyển của lòng mình. Cho nên nó có tính chất sống và thực. Nó là một thứ hiện thực trữ tình diễn tả tâm trạng đau đớn, phức tạp của con người sống dưới chế độ phong kiến tàn bạo”. Bài viết nghiên cứu tác phẩm dựa trên hai nội dung chủ yếu là tính hiện thực và tính nhân đạo, thể hiện qua hiện thực là tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến phản động nhà Nguyễn và luật tru di tam tộc vô nhân đạo, và thể hiện ở ý thức phản kháng chế độ phong kiến bất lương dẫn đến bao cảnh đời thống thiết. Bài viết còn cho rằng: Mục đích của Tự tình khúc là giãi tỏ lòng trung thành, mong được nhà vua ân xá và trần tình cùng quốc dân thấy rõ tình cảnh gia đình và tác giả; nghĩa là, theo tác giả, dù sao Cao Bá Nhạ cũng không thể thoát khỏi ý thức hệ phong kiến. Bài viết Cao Bá Nhạ của hai tác giả Duy Liên và K.X.T nghiên cứu Tự tình khúc là hệ quả tất yếu của bi kịch lịch sử, lý giải sự nổi loạn của Cao Bá Quát từ nguyên do ông sinh nhầm thời. Vì cá tính ngang tàng, vì công danh lận đận đã làm nên chí hướng bất mãn. Món nợ tày trời: tru di tam tộc khiến cho người anh là Cao Bá Đạt chết tức tưởi, người cháu là Cao Bá Nhạ vì muốn giữ lại dòng dõi mà phải trốn tránh, ẩn nhẫn suốt tám năm ròng. Thế nhưng cuối cùng cũng rơi vào bể oan Cha con cùng một chuyến đò bể oan. Bài viết đã cung cấp khá nhiều chất liệu nghiên cứu. Bài viết Lòng hiếu sinh của Cao Bá Nhạ, nỗi ngán đời của Cao Bá Quát của tác giả Phạm Trọng Tâm xem Tự tình khúc là một bi kịch cá nhân, bi kịch gia đình nảy sinh trên cơ sở tất yếu khi mà nho sĩ càng ngày càng nghi ngờ nền chính trị đương thời, nhất là quan lại hành sự kế cận nhà vua. “Những sự đổ vỡ đó càng đau thương hơn khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, với cuộc xâm lăng thị trường khai mào cho cuộc xâm chiếm đất đai làm thuộc địa”. Ở bài viết này tác giả cho rằng “Cao Bá Nhạ lại mạt sát sự đào ngũ của ông chú kiêu căng gấp mấy”: Mắt tai hiền truyện thánh kinh, Lẽ đâu cầm độc ô danh quan thường! 2 Có nên xem lời thơ trên là sự mạt sát hay chỉ là lời thanh minh? Bài viết quả đã gợi được những ẩn ức, những tâm tình sâu thẳm của Cao Bá Nhạ trong Tự tình khúc. Giảng luận về Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ của Lam Giang nhận định với Tự tình khúc, Cao Bá Nhạ không hề muốn kêu oan với triều đình. Vì ông thừa hiểu “Triều đình nhà Nguyễn có một truyền thống đãi ngộ nhân tài rất khắc bạc” [20, tr. 178] cái gương của Nguyên thần khai quốc Nguyễn Văn Thành, những bản án xiềng mả của các Đại tướng Lê Chất, Lê Văn Duyệt. Rồi tờ biểu trần tình của người cha Cao Bá Đạt viết bằng máu còn không động được lòng thương của vua tôi nhà Nguyễn thì nói làm chi Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ được viết bằng mực. “Thế thì Cao Bá Nhạ kể lể nỗi niềm với ai? Với Trời, với tất cả những người lương thiện của cả đời ấy và đời sau, với tất cả những người yếu thế bị cường quyền áp bức”. Đã đành là thế, cái nỗi niềm sâu thẳm của Cao Bá Nhạ chủ yếu là hướng về cõi trời, về cái nghịch lý cuộc đời: Ngẫm đời trước vốn không oan trái, Sao kiếp này vướng mãi gian truân? Bài viết Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ của Thuần Phong hết lời ca ngợi Tự tình khúc: “Văn chữ Hán, như tập thơ Cao Chu Thần, văn chữ Việt, như bài Tự tình Cao Bá Nhạ, thật đáng là những áng văn thiên cổ bất hủ”. Bài nghiên cứu khoảng bốn trang giấy kèm theo phần phụ lục và chú giải tác phẩm Tự tình khúc nhưng theo chúng tôi là một công trình đáng tin cậy. Bài viết Cao Bá Quát – Cao Bá Nhạ của tác giả Phạm Thế Ngũ nhận định: “Bài Tự tình này không phải để dâng lên vua xin ân xá mà dường như để tác giả tự mình thanh minh với mình, với dư luận, với người đời nữa, đúng ra là để tiết tả những bất bình oán hận đầy rẫy trong tim can”. Cách tiếp cận này cho thấy một “cách đọc” có màu sắc tâm lí văn nghệ, khá phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Trong Việt Nam thi văn giảng luận, Giáo sư Hà Như Chi xem Tự tình khúc là cả một nỗi lòng buồn thảm và cũng là một tâm trạng luôn luôn biến đổi có nhiều màu sắc và nhịp điệu, nhiều trạng thái khác nhau: “Khi cô đơn buồn vơ vẩn, khi đau 3 đớn thiết tha, khi bối rối trăm chiều, vấn vương u hoài về gia đình, oan khuất, thân thế. Nhưng cái tâm can sâu đậm và ảm đạm nhiều nhất vẫn là mong mỏi được trời đất chứng xét nỗi oan khiên và triều đình nghĩ lại cho mình mà ra khỏi bước lưu ly” [8, tr.635]. Cao Bá Nhạ với Tự tình khúc, một khúc bi ca tâm huyết, một bản cáo trạng, một áng thơ Nôm tuyệt tác của nhà Hán học – nhà thơ Trần Lê Văn cho rằng Cao Bá Nhạ viết Tự tình khúc và Trần tình văn khi ngồi trong nhà ngục, sau đó gửi lên vua Tự Đức. Trong đó Tự tình khúc là một áng thơ Nôm đặc sắc, là “một ký sự bằng thơ thể hiện cực kỳ sinh động tấn bi kịch của một người tài năng bị oan khuất”. Vua Tự Đức cảm động, xóa án tử hình và chuyển thành án phát vãng lên Lạng Sơn. Bài viết này thâu tóm toàn bộ những biến cố trong cuộc đời Cao Bá Nhạ và đã khẳng định sức mạnh tinh thần của tác giả: “Một điều đáng khâm phục là trong cảnh tù ngục của chế độ phong kiến mà Cao Bá Nhạ viết được một áng thơ Nôm tuyệt tác như vậy, tưởng như ngồi viết ở thư phòng, xung quanh có vợ con, bầu bạn và cỏ cây hoa lá. Đủ biết là sức mạnh tinh thần đã giúp ông thực hiện được tác phẩm” [71, tr. 166]. Đặng Thị Hảo trong bài viết Cao Bá Nhạ - người mở đầu dòng ngâm khúc tự tình đã khẳng định “Tự tình khúc (Nôm) và Trần tình văn (Hán) – hai tác phẩm văn chương khiến bất cứ ai đọc đến đều không thể không cùng ông khổ đau, cảm thông, bi phẫn. Ông là Cao Bá Nhạ”. Như nhan đề bài viết, bà ca ngợi Cao Bá Nhạ với vai trò là người kiến tạo, dẫn đầu dòng ngâm khúc tự tình: “Không chủ trương kiến tạo một công trình nghệ thuật “vị nghệ thuật” mà ông sáng tác như một cứu cánh cho tâm hồn đau đớn cùng tột của mình. Viết về mình, viết cho mình. Sự ngẫu nhiên đó đã đưa đến kết quả bất ngờ: nhà thơ đã thực sự đóng góp cho thể loại ngâm khúc một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ: ngâm khúc không mượn nhân vật trung gian. Điều này chưa từng có trong các các khúc ngâm giai đoạn trước như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm...” [28]. Trích đoạn bình luận này là cơ sở quan trọng để chúng tôi thiết kế các ý tưởng cho luận văn của mình. Rõ ràng Tự tình khúc là một trường hợp nghiên cứu minh chứng cho nguyên tắc một tác phẩm có 4 thể ảnh hưởng đến tiến trình một thể loại và phần nào tiêu biểu cho sức sống của thể loại đó. Những bài viết về Cao Bá Nhạ không nhiều. Đa phần trong mỗi công trình đều nghiên cứu cả về cuộc đời của tác giả và tác phẩm tiêu biểu của ông là Tự tình khúc. Và khi nghiên cứu đề tài này, luận văn mong muốn góp cái nhìn đầy đủ về gia thế họ Cao, về thời đại và về án oan của gia đình Cao Bá Đạt, Cao Bá Nhạ; phân tích một cách thấu đáo những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để góp phần khẳng định Tự tình khúc là một tác phẩm cần được nhìn nhận như một công trình nghệ thuật lớn, một tác phẩm văn học lớn của thời Nguyễn; gợi ra những hướng tiếp cận mới trong lĩnh vực nghiên cứu. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tác phẩm của Cao Bá Nhạ để lại không nhiều, chúng ta được biết đế chủ yếu là hai tác phẩm: Tự tình khúc và Trần tình văn. Đối tượng chính của đề tài là những nét nổi trội về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tự tình khúc, giới hạn trong phạm vi tìm hiểu và so sánh của toàn bộ nền văn học thế kỷ XVIII-XIX, đặc biệt là các tác phẩm ngâm khúc cùng thời. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của luận văn trên cơ sở nhìn nhận về tác giả Cao Bá Nhạ và đặc biệt là những đặc sắc của Tự tình khúc, chúng tôi quyết định sử dụng những phương pháp chính trong suốt quá trình làm luận văn: 4.1. Phương pháp lịch sử - xã hội: Đây là phương pháp truyền thống cần thiết khi nghiên cứu về tác phẩm văn học. Căn cứ vào những biến cố lịch sử của thời đại để thấy được cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương do Cao Bá Quát lãnh đạo là hệ quả tất yếu của sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Và Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ là tiếng kêu oan của một bi kịch gia đình trước sự đổ nát của triều đại. 5 4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhiều trong luận văn để khai thác sâu, đánh giá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 4.3. Phương pháp so sánh: Phân tích tác phẩm trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tác phẩm cùng thể loại hoặc cùng thời đại. 4.4. Phương pháp loại hình: Mục tiêu chính của đề tài là làm sáng tỏ những đóng góp của Cao Bá Nhạ đối với tiến trình thể loại ngâm khúc, thể hiện qua Tự tình khúc. Do đó, phương pháp loại hình sẽ được sử dụng tối đa trong luận văn này nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lý luận, thông qua việc tìm hiểu tác phẩm Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ, luận văn góp phần làm rõ những đóng góp của ông đối với thể loại ngâm khúc hậu kỳ trung đại. Trên cơ sở khảo sát những đặc điểm nổi bật về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật tác phẩm, luận văn khẳng định những nét đặc sắc của ngòi bút Cao Bá Nhạ, khẳng định Tự tình khúc như một công trình nghệ thuật lớn, một tác phẩm văn học lớn của thời Nguyễn. Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu tác phẩm Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ trong thể loại ngâm khúc hậu kỳ trung đại Việt Nam đóng góp một góc nhìn cụ thể về thể loại, tác phẩm, có thể xem như một tư liệu tham khảo bước đầu cho việc học và dạy văn học trung đại Việt Nam ở nhà trường. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo là phần nội dung gồm có 3 chương. Chương 1: Khái lược về Cao Bá Nhạ, Tự tình khúc và thể loại ngâm khúc. Trong chương này, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về tác giả Cao Bá Nhạ, tai biến dòng họ Cao, tác phẩm chính Tự tình khúc và sơ lược về thể loại ngâm khúc – 6 một thể loại đặc biệt của Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Trong đó, chúng tôi sẽ chia ra làm 3 phần lớn: 1.1. Khái lược về Cao Bá Nhạ. 1.2. Tác phẩm Tự tình khúc. 1.3. Thể loại ngâm khúc. Chương 2: Tự tình khúc – những đóng góp về phương diện nội dung, tư tưởng. Chương này tập trung vào các vấn đề cơ bản của nội dung tác phẩm: 2.1. Tâm sự cá nhân trước thời cuộc. 2.2. Bi kịch thời đại và âm hưởng tố cáo thầm kín. 2.3. Niềm hy vọng. Chương 3: Tự tình khúc – những đặc sắc nghệ thuật. Qua khảo sát những nét tiêu biểu về nghệ thuật của Tự tình khúc, người viết tìm hiểu và kết luận về những phương diện sau: 3.1. Ngôn từ nghệ thuật. 3.2. Hệ thống điển cố điển tích. 3.3. Giọng điệu trữ tình. 3.4. Kết cấu thể ngâm. 7 Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ CAO BÁ NHẠ, TỰ TÌNH KHÚC VÀ THỂ LOẠI NGÂM KHÚC 1.1. KHÁI LƯỢC VỀ CAO BÁ NHẠ 1.1.1. Cuộc đời Cao Bá Nhạ người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Ông là con ông Cao Bá Đạt, cháu ông Cao Bá Quát. Cha ông và Cao Bá Quát là anh em song sinh. Hiện chưa biết Cao Bá Nhạ có đỗ đạt không, có làm quan không, chỉ biết ông là người giỏi văn chương. Năm 1855, sau cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương do chú ruột là Cao Bá Quát lãnh đạo bị thất bại, dòng họ Cao chịu án tru di tam tộc, Cao Bá Nhạ đã cải dạng đổi tên chạy trốn khắp nơi, cuối cùng ông ẩn cư ở vùng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) kiếm sống bằng nghề dạy học. Ở đây ông cưới vợ, sinh con nhưng chỉ sống yên ấm được tám năm thì bị tố giác. Có người vu cáo ông là người tham gia một cuộc phiến loạn chống lại triều đình. Ông bị bắt và bị giải qua các nhà lao ở Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh. Trong ngục, Cao Bá Nhạ viết một bài biểu trần tình (Trần tình văn) và một khúc ngâm (Tự tình khúc) để tự minh oan cho mình, nhưng vẫn bị triều đình Huế đày lên mạn ngược và chết ở đấy. Có tài liệu cho rằng ông bị giải về Phú Thị thủ trảm. Như vậy, Cao Bá Nhạ chết vì nỗi oan của gia tộc mà đầu mối là chú ruột của ông, nhà thơ Cao Bá Quát. Trong suốt thời gian dài từ lúc đi lánh nạn đến khi bị bắt, ông không dám nói đến “mối thù” mà chỉ ngậm hờn, nuốt hận mong một ngày được lãnh xá thư. Tuy nhiên, có người cho rằng trong suốt những tháng ngày mang hận, Cao Bá Nhạ có lúc phê phán sự đào ngũ của ông chú kiêu căng: Mắt tai hiền truyện thánh kinh. Lẽ đâu cầm độc ô danh quan thường. Thực chất, lời trần tình của ông 8 trên đây chủ yếu là để giải lòng mình, để mong được triều đình đặt ra ngoài vòng ảnh hưởng mà thôi chứ chưa hẳn đó là lời phê phán Cao Bá Quát. Tài liệu để lại về cuộc đời Cao Bá Nhạ không nhiều, có điều, sáng lên trong những sáng tác của ông là hình ảnh một con người có chí hướng, khát khao lập công danh, vinh hiển với đời, tiếp nối truyền thống đẹp của nhà họ Cao. Là con trong một gia đình nho gia, hơn ai hết, Cao Bá Nhạ sớm ý thức được giá trị nhân sinh của một nho sĩ, lấy đức thanh cần, chữ hiếu trung… làm lẽ sống. Ông luôn coi trọng danh dự và dư luận. Trong bước đường cùng của nỗi oan vẫn đau đáu lời phẩm bình của thế gian: - Nhân gian ai kẻ thương tình, Trăm năm công luận phẩm bình về sau. - Mặc khuôn tạo hóa tuần hoàn nghĩ chi, Chữ thông tắc phải tùy sở ngộ, Lẽ thị phi không hổ với đời, Chiếc thân đứng giữa cõi người, Trên trời nhật nguyệt dưới trời sơn xuyên. - Đêm đêm lặng hỏi trời già, Thân này ô trọc hay là thanh cao? Qua những dòng tâm huyết của Cao Bá Nhạ, ta phần nào thấy được nhân cách cao đẹp của một con người cả cuộc đời chìm nổi bể oan nhưng vẫn luôn hướng tâm hồn tới những điều thanh cao nhất. 1.1.2. Gia thế Gia thế nhà họ Cao là một dòng dõi thi – thư, đời đời khoa – giáp vốn sinh sống ở huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Người trội nhất trong họ ấy xưa kia là ông Cao Bái Hiên làm đến Binh bộ Thượng Thư ở triều vua Lê kiêm lĩnh chức Tham – Tụng (thủ tướng) trong Phủ Chúa Trịnh. Ông là người có tiếng liêm khiết, quan làm đến Tể - Phụ mà nhà vẫn thanh bần. Ông sống được lòng dân, được sĩ dân mến phục. 9 Rồi đến Cao Cửu Chiếu, lĩnh giáo chức ở Gia Định (nay là Gia Bình – Bắc Ninh), đào tạo nên nhiều người thành đạt, được người đời tôn vinh là nhà đạo đức văn chương. Ngoài ra những người làm quan đến Phủ thú, Huyện lệnh cũng rất nhiều, phần nhiều họ sống tiết nghĩa, như Cao Bá Nhạ đã từng lấy điều đó làm niềm tự hào: Ngòi Đức Thủy khơi dòng kinh sử, Phả Cao Dương treo chữ tấn thân, Dõi đời khoa bảng xuất thân, Trăm năm lấy chữ thanh cần làm bia. Đến đời ông đồ Cao (ông nội Cao Bá Nhạ), tuy từng bao năm nấu sử sôi kinh, nhưng gặp hồi loạn lạc cuối Lê, ông không ra thi cử để dấn thân hoạn lộ mà sống đời ẩn sĩ, vui với văn chương, mở trường dạy học trò. Bà đồ Cao là người hiền lành. Một tay bà buôn bán đảm đang làm cho gia thế ngày một phong lưu khiến chồng không phải lo việc nhà, chỉ chuyên tâm đèn sách. Bà đồ Cao đã may mắn sinh ra một cặp song sinh tướng mạo hơn người, đó là Cao Bá Đạt (cha của Cao Bá Nhạ) và Cao Bá Quát – một văn hào, một thi thánh, người làm rạng rỡ cho văn học sử nước nhà, và trớ trêu thay, chính con người ưu tú ấy của dòng họ sau này lại trở thành mầm hủy diệt họ tộc một cách thảm thương. Ông đồ Cao dành cho hai con trai niềm hy vọng lớn: “Hai đứa con ấy, có thể nối được tiên nghiệp của nhà họ Cao”. Là người tài năng xuất chúng, Cao Bá Quát rất lấy làm tự hào, ông từng nói: “Cả thiên hạ có bốn bồ chữ, một mình tôi chiếm giữ hai bồ, anh tôi Bá Đạt và bạn tôi chiếm giữ một bồ, còn một bồ thì phân phát cho tất cả những kẻ trí thức trong hoàn vũ”. Khoa thi Tân Mão, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831) Cao Bá Quát thi đỗ á nguyên tại trường thi Hà Nội, anh ông, Cao Bá Đạt bị hỏng kỳ này. Đến khoa thi Minh Mệnh thứ 15 (1834) Cao Bá Đạt thi đỗ Cử nhân, Cao Bá Quát không đỗ và trải qua mấy khoa thi sau liên tiếp, vì chế độ khoa cử quá cay nghiệt cộng với lòng hiềm khích, đố kị của các quan khảo thí, Cao Bá Quát trượt mãi. 10 Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), nhờ quan sở tại ở Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được vào kinh, sung chức Hành tẩu Bộ lễ. Giai đoạn này ông được phái đến nhận chân sơ khảo tại một kỳ thi ở Thừa Thiên. Sau đó bị cách chức vì đã tham gia chữa 24 quyển văn phạm quốc húy. Hai năm sau, ông được đề cử làm tùy tùng cho ông Đào Trí Phú sang công cán ở Indonesia, được phục chức cũ và sau đó được thăng lên chức Chủ sự. Con đường thăng giáng chốn quan trường đã làm cho Cao Bá Quát không ít lần hoài nghi về khát vọng dấn thân: Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít, Anh đứng làm chi trên bãi cát? (Bài ca ngắn đi trên bãi cát). Đến năm Tự Đức thứ bảy (1854), Cao Bá Quát bị đổi ra làm giáo thụ ở Quốc Oai (Sơn Tây). Thực ra đó cũng là một kiểu đi đày nơi miền hoang vu, đầy nguy hiểm. Ông đau đớn trước tình cảnh éo le, khốn khổ của mình: Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi Sự dồn nén đau khổ chất chứa trong thâm tâm, Cao Bá Quát đã đi làm quân sư cho Lê Duy Cự - một người thuộc dòng dõi vua Lê đã đứng ra khởi nghĩa, đem quân chống lại nhà Nguyễn. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm dấy binh, Cao Bá Quát bị phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận bắt được, đem xử tử ngay tại làng và bị khép án tru di tam tộc. Hai người con của ông là Cao Bá Thông và Cao Bá Phùng cùng chung số phận với cha một lần tại Phú Thị. Anh ông là Cao Bá Đạt lúc ấy đang nhậm chức Tri huyện ở Nông Cống (Thanh Hóa) cũng bị giải chức, bắt đem về nhưng đi được nửa đường đã tự tử. Hành động của Cao Bá Quát đương thời bị triều đình xem là làm loạn, nhưng nói cho cùng, con người tài năng xuất chúng ấy không thể cúi đầu chấp nhận một nền chính trị vô tổ chức, một xã hội ngả nghiêng, thiếu kiểm soát. Cái chí Xây bạch ốc lại lâu đài, ném thanh khâm sang cẩm tú của ông thất bại. Tuy nhiên ông luôn bằng lòng với công việc của mình, thản nhiên trong lúc khởi nghĩa, thản nhiên trong lúc tử hình. Dĩ nhiên cũng không cần phải lý giải những gì diễn ra sau đó nếu như 11 Cao Bá Quát thành công. Chỉ biết rằng hành động của ông đã gây nên một thảm án và cũng để lại trong hậu thế nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Họ Cao tuy bị tận diệt nhưng thanh danh của họ vẫn còn lưu lại trong một vị trí trang trọng của văn học sử dân tộc. Cao Bá Quát là một tên tuổi lớn. Còn Cao Bá Nhạ lại là một nhà thơ không thể không nhắc đến trong cơn bão lịch sử cuối thế kỷ XIX ở nước Đại Nam. 1.1.3. Án oan Năm 1854, khi Cao Bá Quát (chú ruột) bị triều đình bắt và xử tử, cha Cao Bá Nhạ là Cao Bá Đạt đang làm tri huyện ở Nông Cống (Thanh Hóa) đã bị bắt giải về kinh để chịu án tru di tam tộc, giữa đường biết không thoát được tội chết, ông cắn đầu ngón tay viết một tờ biểu để kêu thương rồi đâm cổ tự vẫn. Cao Bá Nhạ là con trai duy nhất của Cao Bá Đạt đã trốn thoát, lánh nạn về một làng thuộc Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông, đổi tên họ, dạy học kiếm sống, rồi lấy vợ, sinh con, sống cuộc sống thanh bần được hơn tám năm, mong ngày được ân xá. Nhưng dường như cái án oan cứ đeo đẳng ông mãi. Năm 1862, ông bị bắt. Theo lời trần tình của ông và đối chiếu với thời sự lúc bấy giờ thì: “Việc ông bị bắt liên quan đến một vụ phiến loạn khác. Nguyên năm đó, Tạ Văn Phụng: từ Quảng Nam ra Bắc Kỳ tự xưng là Lê Duy Ninh, họp đảng dấy binh ở Quảng Yên rồi vây đánh thành Hải Dương. Triều đình sai ông Trương Quốc Dung đem quân Kinh và Thanh Nghệ ra tiễn” [46]. Ông bị vu cáo tham gia vào phiến đảng này, từ đó những thông tin về Cao Bá Nhạ được làm rõ. Họ giải ông từ Mỹ Đức về Bắc Ninh (quê quán) rồi đến Hải Dương (nơi xảy ra vụ phiến loạn) để đối chất, rồi đem về giam ở nhà ngục Hà Nội. Cuộc đời người tù nhân Cao Bá Nhạ sau đó bị kết liễu ra sao dường như không ai rõ. Có người nói nhà cầm quyền đưa ông về Phú Thị thụ trảm, có thuyết nói ông bị đày lên mạn ngược rồi chết mất tích trên đó. Vụ án này cũng giống vụ án 8 năm trước ở Mỹ Lương. Chính vì thế, tông tích Cao Bá Nhạ bị tố giác: Sóng bình địa trước sau trùng điệp, Gió phi tai đơn kép dày vò, 12 Càng ngày hoạn nạn càng to, Cha con cùng một chuyến đò bể oan. Trong những ngày bị giam cầm, đày đọa, ông có viết bài Trần tình văn và bài Tự tình khúc. Trần tình văn viết bằng chữ Hán, Tự tình khúc viết bằng chữ Nôm. Mục đích Trần tình văn là dâng lên vua Tự Đức kêu xin ân xá. Ông kể nhiều về gia cảnh của mình. Cha làm tri huyện, một cuộc đời trong sạch, thanh liêm, được nhân dân yêu mến. Hiện ông đang còn bà nội đã 80 tuổi, bà ngoại 72 tuổi, cả hai không chỗ nương tựa, cậy nhờ. Rồi sau đó cầu xin chút ân huệ nhỏ “cánh cung ngàn cân đừng bắn một con chim yến nhỏ, sông nước vô vàn rộng cho một thìa để cứu con cá đang dẫy chết trên rãnh đường khô”. Và Tự tình khúc là trang huyết lệ, là tiếng nói giãi lòng, là tiếng kêu thương của con chim bị trúng đạn lạc. Cao Bá Nhạ chết vì sự nhẫn tâm, tàn ác của chế độ phong kiến. Ông là nạn nhân của nho sĩ trong thời loạn lạc. Ông được đào tạo trong một khuôn khổ khá quy củ của gia đình nhà nho. Cuộc đời Cao Bá Nhạ là sự an bài của số phận từ đầu đến cuối, bản thân cố vùng vẫy để mong thoát khỏi tai kiếp, nhưng không thể nào ra khỏi được bể oan của đời mình: Hóa cơ vãng phục chẳng lầm, Để cho tác thiện lục trầm lẽ đâu? Oan án vẫn đeo bám con người bạc mệnh ấy cho đến cuối cuộc đời. 1.2. TÁC PHẨM TỰ TÌNH KHÚC Tự tình khúc là một tác phẩm đặc biệt được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Như đã tìm hiểu về cuộc đời Cao Bá Nhạ ở trên, ta hoàn toàn có thể thấy được điều đó. Đó là khúc ngâm của một kẻ hoạn nạn, trong một tình huống hoạn nạn. Vì vậy, rõ ràng nó không được sản sinh trong những thư phòng như những tác phẩm khác mà được viết trong hoàn cảnh lao tù, trong lúc đối mặt với cái án tử cuối cùng còn sót lại của dòng họ Cao. Về mặt đặc trưng thể loại, ngâm khúc, trước hết là thể loại có dung lượng lớn, có thể kéo dài, vì thế người viết dễ gửi gắm những tâm sự buồn thảm dai dẳng hoặc 13 cảm xúc triền miên. Thứ hai, ngâm khúc sử dụng thể thơ của dân tộc là thể song thất lục bát, có lúc như căng lên, có lúc chùng xuống, có khả năng biểu đạt được nhiều cung bậc của tình cảm phong phú. Tiếp nữa, đây được xem là thể loại có khả năng thể hiện nỗi buồn thương, ai oán, nỗi cô đơn sầu khổ một cách tài tình… Cộng với đó, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm nên lại càng dễ đi vào lòng người. Tự tình khúc một khúc ngâm gồm 608 câu thơ song thất lục bát, tùy theo sự cảm nhận của mỗi nhà nghiên cứu mà có những cách chia bố cục khác nhau, ta có thể tìm hiểu một số cách: Trong bài viết Tự tình khúc và Trần tình văn Cao Bá Nhạ, hai tác giả Đái Xuân Ninh và Nguyễn Tường Phượng chia khúc ngâm làm 8 phần: - Phần 1: Từ câu 1 – 8: Sau tám năm lẩn trốn, tác giả bị bắt, làm bài này tỏ tâm sự để trời đất biết. - Phần 2: Từ câu 9 – 36: Gia thế họ Cao. - Phần 3: Từ câu 37 – 68: Cơn gia biến, Cao Bá Đạt bị tội lây và tự tử vì em là Cao Bá Quát chống lại triều đình. - Phần 4: Từ câu 69 – 188: Tình cảnh tác giả trong khi lánh nạn, làm nghề dạy học. - Phần 5: Từ câu 189 – 380: Tình cảnh khi bị bắt, bị tra hỏi, bị giam, vì nỗi oan có lúc muốn uống thuốc độc tự tử. - Phần 6: Từ câu 381 – 420: Lý do vì sao không chết được (còn mẹ già, còn vợ con, còn muốn minh oan). - Phần 7: Từ câu 421 – 604: Nhớ lại phong cảnh tươi đẹp của trời, mây, hoa, cỏ và hứng thú tao nhã trong khi lánh nạn, đã trở thành như một người ẩn dật, để tả cái chí khí thanh cao, dù ở vào cảnh ngộ không may cũng vẫn bảo toàn được. - Phần 8: Từ câu 605 – 608: Kết luận. Tác giả bài viết đề cao tác phẩm và khẳng định: “Tự tình khúc là một khúc ngâm lâm ly, thống thiết nhất trong văn chương cổ điển Việt Nam. Nhưng khác với Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Bần Nữ thán, nó giống như Ai tư vãn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan