Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 tại trường tiểu học nguyễn bỉnh khiê...

Tài liệu Tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 tại trường tiểu học nguyễn bỉnh khiêm, thành phố hồ chí minh

.PDF
149
5427
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH - - - oo0oo- - - LÊ NGỌC BẢO TRÂM TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN CỦA HỌC SINH LỚP 4, 5 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH - - - oo0oo- - - Lê Ngọc Bảo Trâm TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN CỦA HỌC SINH LỚP 4, 5 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TIẾN SĨ NGUYỄN THỊ TỨ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Để có thể thực hiện và hoàn thành luận văn này, trước hết, xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại Học Sư Phạm Tp.HCM đã hướng dẫn, giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa 19, niên khóa 2008 – 2010. Kính gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ đã tận tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hướng dẫn thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Ngọc Điệp, hiệu trường trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận và thực hiện các phương pháp nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn các anh chị lớp Cao học Tâm lý học khóa 19 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện những bước đầu của luận văn. Và sau cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn bên cạnh hỗ trợ để tôi có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Lê Ngọc Bảo Trâm MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 T 0 0T CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN CỦA T 0 0T 0T HỌC SINH LỚP 4, 5 BẬC TIỂU HỌC .......................................................... 8 T 0 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 8 T 0 T 0 1.1.1.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước..........................................................13 1.2.Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 14 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 0T 1.2.1.Khái niệm về ý thức .................................................................................................14 1.2.2.Khái niệm về tự ý thức ............................................................................................20 1.2.3.Khái niệm về tự nhận thức bản thân ...................................................................23 1.2.3.1.Khái niệm nhận thức..........................................................................................23 1.2.3.2.Khái niệm tự nhận thức bản thân ..................................................................28 1.2.4.Khái niệm tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 ...............................31 1.2.4.1.Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 4, 5................................ 31 1.2.4.2.Đặc điểm tự ý thức của học sinh lớp 4, 5......................................... 37 1.2.4.3.Đặc điểm tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 .................... 39 1.2.4.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển sự tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 .................................................................. 40 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN T 0 0T T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 0T 0T CỦA HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC ...................................... 44 T 0 2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 44 T 0 0T 2.2. Đánh giá nghiên cứu về sự tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 T 0 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tp. HCM ......................................... 50 T 0 2.2.1. Đặc điểm tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm .......................................................................................................50 2.2.1.1. Về hình thức bên ngoài .................................................................. 50 2.2.1.2. Về phẩm chất, năng lực bản thân................................................... 58 2.2.1.3. Về vị trí và các mối quan hệ xã hội ................................................ 65 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5..71 2.2.2.1. Yếu tố sinh lý ................................................................................. 71 2.2.2.2. Yếu tố xã hội .................................................................................. 72 2.2.2.3. Yếu tố bản thân .............................................................................. 77 T 0 0T T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 T 0 0T 0T 0T 2.2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 ................................................................................................................................79 2.2.3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp .......................................................... 79 2.2.3.2. Các nhóm biện pháp tác động đến sự tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, lớp 5................................................................................................ 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 85 T 0 0T T 0 T 0 T 0 0T T 0 T 0 Kết luận .......................................................................................................................................85 Khuyến nghị ..................................................................................................... 86 T 0 T 0 0T 0T TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 88 T 0 0T DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ý nghĩa Ký hiệu Chi-Square Kiểm định mối liên hệ Dấu “.” ở các số liệu Dấu cách thập phân ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn GS. Học hàm Giáo sư Sig Mức ý nghĩa SL Số lượng STT Số thứ tự TH Trường hợp TL % Tỷ lệ % TS Tần số TS. Học vị Tiến sĩ Th.S Học vị Thạc sĩ DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1: Thống kê chung về khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính và cấp T 0 lớp .................................................................................................................... 48 T 0 Bảng 2: Học lực của học sinh phân bố theo cấp lớp......................................... 49 T 0 T 0 Bảng 3: Ba đặc điểm hình thức bên ngoài được học sinh quan tâm nhất........... 50 T 0 T 0 Bảng 4: Hình thức được học sinh quan tâm nhất .............................................. 51 T 0 T 0 Bảng 5: Mức độ tự nhận thức và mức độ hài lòng về hình thức bên ngoài của T 0 học sinh ............................................................................................................ 53 0T Bảng 6: Số đo chiều cao và cân nặng của trẻ em Việt Nam từ 10 – 11 tuổi đã T 0 được công bố theo “Hằng số sinh học của người Việt Nam” năm 2003. ........... 53 T 0 Bảng 7: Kết quả về nhóm cân nặng giữa nhận thức của phụ huynh và học sinh 54 T 0 T 0 Bảng 8: Số đo cân nặng và chiều cao chuẩn theo thống kê của tổ chức WHO T 0 năm 2007 ......................................................................................................... 55 0T Bảng 9: Thống kê mức độ nhận thức đặc điểm hình thức bên ngoài của học sinh T 0 theo học lực ...................................................................................................... 56 0T Bảng 10: Tự nhận thức của học sinh về đặc điểm tính cách của bản thân ......... 58 T 0 T 0 Bảng 11: Tự nhận thức của học sinh về các điểm tốt và chưa tốt của bản thân . 60 T 0 T 0 Bảng 12: Tự nhận thức của học sinh về điểm tốt và điểm chưa tốt theo khối lớp T 0 T 0 ......................................................................................................................... 62 Bảng 13: Tự nhận thức của học sinh về các môn học tốt ở trường .................... 64 T 0 T 0 Bảng 14: Sự tham khảo ý kiến của ba mẹ với học sinh trong gia đình .............. 65 T 0 T 0 Bảng 15: Tự nhận thức của học sinh về vai trò trong gia đình .......................... 66 T 0 T 0 Bảng 16: Tự nhận thức của học sinh về vai trò của mình trong lớp .................. 68 T 0 T 0 Bảng 17: Mối quan hệ bạn bè ........................................................................... 70 T 0 0T Bảng 18: Đối tượng học sinh thường tìm đến khi cần tâm sự ........................... 72 T 0 T 0 Bảng 19: Mối liên hệ giữa mức độ tự nhận thức của học sinh về vai trò của mình T 0 trong gia đình và đối tượng học sinh thường tâm sự ......................................... 73 T 0 Bảng 20: Sự tham gia các hoạt động ngoại khóa của học sinh trường Tiểu học T 0 Nguyễn Bỉnh Khiêm......................................................................................... 74 0T Bảng 21: Mối liên hệ giữa việc tham gia hoạt động ngoại khóa và sự tự nhận T 0 thức bản thân .................................................................................................... 75 0T Bảng 22: Mức độ tự nhận thức về điểm tốt và điểm chưa tốt của học sinh có đặc T 0 điểm tính cách khác nhau ................................................................................. 78 0T T 0 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: So sánh số lượng điểm tốt và điểm chưa tốt mà học sinh tự nhận thức T 0 được ................................................................................................................. 61 Biểu đồ 2: Mức độ nhận thức về vai trò quan trọng trong gia đình của học sinh T 0 0T lớp 4 và 5 ......................................................................................................... 67 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến lần 1 ............................................................. 91 Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến lần 2 ............................................................. 94 Phụ lục 3: Phiếu thăm dò ý kiến dành cho học sinh ....................................... 104 Phụ lục 4: Phiếu thăm dò ý kiến dành cho phụ huynh ................................... 112 Phụ lục 5: Phiếu thăm dò ý kiến dành cho giáo viên ...................................... 117 Phụ lục 6: Giáo án trò chơi ............................................................................ 121 Phụ lục 7: Mẫu biên bản quan sát biểu hiện tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 trong buổi sinh hoạt tập thể ............................................................... 123 Phụ lục 8: Biên bản quan sát biểu hiện tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4 trong buổi sinh hoạt tập thể ............................................................................ 129 Phụ lục 9: Biên bản quan sát biểu hiện tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 5 trong buổi sinh hoạt tập thể ............................................................................ 135 Phụ lục 10: Một số hình ảnh trong buổi sinh hoạt tập thể .............................. 139 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại kinh tế thị trường, vấn đề hình thành ở thế hệ trẻ những con người hiện đại nhưng vẫn trân trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc rất được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm. Nghị quyết kỳ họp lần thứ IV của BCHTƯ Đảng Khóa VII đã khẳng định rằng đó phải là con người “có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.” Điều đó thể hiện ở một trong những thuộc tính của mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ này là: Khẳng định cái “tôi”, phát huy tính tích cực cá nhân, dám đưa cái tôi ra để chịu trách nhiệm trước bản thân, trước gia đình và trước xã hội về công việc và lối sống của mình. Nhưng lại không rơi vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan coi cái “tôi” là trên hết, lấy cái “tôi” lấn át cái “ta”. Để làm được điều đó thì tác động từ giáo dục giữ vai trò rất quan trọng. Người lớn cần quan tâm đến việc hình thành nhân cách cho trẻ từ rất sớm, đầu tiên là việc hình thành và phát triển ý thức về bản thân (ý thức bản ngã hay cái “tôi”), hay nói cách khác là tự nhận thức bản thân. Nếu ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ biết mình tên gì, bao nhiêu tuổi, vị trí của mình trong gia đình, nhà mình ở đâu, tên trường Mầm non đang học là gì, … thì trẻ ở lứa tuổi tiểu học cũng có nhận thức nhất định về bản thân? Làm thế nào để trẻ có thể tự nhận thức về bản thân mình? Mới vào lớp một trẻ thường gặp khó khăn khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang hoạt động học, phải thích ứng với môi trường có nhiều điều mới lạ. Trẻ thường tỏ ra không thích đi học, chỉ học môn mình thích, quên không làm bài tập ở nhà … Nhiều trường hợp trẻ không dám nói với ba mẹ về điểm kém và những vi phạm của mình ở trưởng. Đây là vấn đề được rất nhiều phụ huynh, nhà giáo dục và xã hội quan tâm trên cách phương tiện truyền thông. Do đó, trước mỗi bước ngoặc cuộc đời, trẻ cần phải tập thích ứng để có thể phát triển đúng hướng. Tương tự như trường hợp của trẻ 6 tuổi, trẻ 10 tuổi, 11 tuổi cũng sẽ gặp không ít khó khăn trước ngưỡng cửa của lứa tuổi vị thành niên. Bên cạnh đó là sự thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi, chuẩn bị cho giai đọan tiếp theo của cuộc đời. Do đó, trẻ cần được trang bị kỹ năng nhận thức về bản thân mình để có thể thích ứng với những chuyển biến ấy. Biết được sức mạnh của bản thân, trẻ sẽ đạt được thành công, có thể đánh giá đúng khả năng của mình để hoàn thành một công việc nhất định dù có hay không có sự giúp đỡ của người khác. Điều này sẽ tạo sự phấn khởi, sẵn sàng học tập tiếp những kỹ năng mới và phát huy những gì đã đạt được, khiến trẻ tin tưởng vào sức hấp dẫn của bản thân và thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Trên cơ sở hiểu rõ sức mạnh của bản thân, trẻ sẵn sàng chấp nhận những thử thách khác, tạo điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Học sinh các lớp cuối cấp tiểu học muốn nhận được đánh giá không chỉ để tặng người thân, mà còn để tự mình biết được về sự thành công và không thành công của mình trong nhận thức. Điều đó chứng tỏ học sinh tiểu học đã có nhu cầu nhận thức về mình, có nhu cầu có biểu tượng đầy đủ về bản thân. Sự tự nhận thức sẽ mở đường cho quá trình trưởng thành, trẻ sẽ biết trân trọng mối quan hệ với những người xung quanh, hiểu rõ được khả năng và hạn chế của bản thân, nhờ đó điều chỉnh việc học hành hiệu quả hơn trước. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về sự tự nhận thức bản thân như: Công trình nghiên cứu về quá trình phát triển tâm lý của trẻ em của nhóm tác giả JB Asendorpf, Jens B, Baudonniere, Pierre-Marrie năm 1993 có quan tâm đến sự phát triển bản thân ở trẻ hai tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em bắt đầu có những dấu hiệu của sự tự nhận thức bản thân trước khi dùng các biểu tượng lời nói. Theo một nghiên cứu khác của Kenneth B. Clark và Mamie K. Clark thuộc Đại học York, Toronto, Ontario cho rằng trẻ em khám phá chính mình thông qua việc so sánh sự phát triển của cơ thể mình với các cơ quan trên cơ thể người khác. Điều đó có liên quan đến việc trẻ bắt chước hành vi của người khác trong quá trình khám phá bản thân. Ở Việt Nam có công trình nghiên cứu về sự tự ý thức của học sinh tiểu học như đề tài TS. Vũ Thị Nho đã nghiên cứu đặc điểm về khả năng tự đánh giá của học sinh cuối bậc tiểu học. Tác giả nhận định sự tự đánh giá của học sinh tiểu học chưa cao và tính ổn định phụ thuộc vào trình độ học lực của các em. Nghiên cứu trên cũng có đề cập đến việc tự nhận thức của học sinh về bản thân mình và người khác để có thể đưa ra những đánh giá. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự tự nhận thức bản thân của học sinh cuối cấp tiểu học còn bỏ ngỏ. Từ thực trạng trên, chúng tôi mong muốn tìm hiểu về sự tự nhận thức bản thân của lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, lứa tuổi học sinh tiểu học bậc 2, lớp 4, 5, nói riêng đang theo học tại một trường tiểu học tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh là trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ đó, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tự nhận thức bản thân ở học sinh lớp 4, 5, từ đó đề xuất một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng của sự tự nhận thức bản thân của học sinh. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 tại trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Hồ Chí Minh.” 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng sự tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 tại trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự nhận thức bản thân cho học sinh tiểu học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5. 3.2. Khách thể nghiên cứu • Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh lớp 4, 5, trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. • Khách thể nghiên cứu hỗ trợ: - Giáo viên chủ nhiệm của học sinh trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm có tham gia trong mẫu nghiên cứu. - Phụ huynh của những học sinh có tham gia trong mẫu nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sự tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5. - Khảo sát đặc điểm tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 tại trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự nhận thức bản thân cho học sinh tiểu học. 5. Giả thuyết khoa học - Mức độ tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 ở mức trung bình. - Có sự khác biệt về sự tự nhận thức bản thân giữa những học sinh chỉ học chính khóa với những học sinh có học thêm các lớp học ngoại khóa. - Có sự khác biệt về giới tính và trình độ học lực trong sự tự nhận thức bản thân của học sinh. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Về đối tượng nghiên cứu Sự tự nhận thức bản thân ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì khác nhau. Trong giới hạn cho phép, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu về sự tự nhận thức bản thân của lứa tuổi học sinh tiểu học, bậc 2, cụ thể là học sinh lớp 4, 5 ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. 6.2. Về khách thể nghiên cứu - 50 học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. - 50 học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. - 9 giáo viên chủ nhiệm khối 4 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. - 8 giáo viên chủ nhiệm khối 5 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. - 14 phụ huynh học sinh lớp 4 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. - 14 phụ huynh học sinh lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu. - Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng thăm dò ý kiến - Mục đích: Thu thập thông tin từ học sinh, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu về đặc điểm sự tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5. Đây là phương pháp chủ đạo của quá trình nghiên cứu. - Cách tiến hành: Cho học sinh lớp 4, 5, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm trả lời những câu hỏi đóng và mở trên bảng thăm dò ý kiến. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Thu thập thông tin cần thiết để xây dựng bảng thăm dò ý kiến. - Cách tiến hành: Đặt các câu hỏi đóng và mở trực tiếp cho học sinh trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. 7.2.3. Phương pháp quan sát - Mục đích: Quan sát những biểu hiện về sự tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 trong lúc tham gia trò chơi tập thể có định hướng, thu thập những trường hợp thực tiễn cho các vấn đề nghiên cứu. - Cách tiến hành: Đi thực tế tại trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức trò chơi tập thể và quan sát những biểu hiện của học sinh trong quá trình tham gia trò chơi. 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Mục đích: Xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu. - Cách tiến hành: Sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS 11.5. 7.4. Các phương pháp khác Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như: - Khảo sát thông qua bài tập - Phỏng vấn nhằm thu thập thêm thông tin cần thiết cho đề tài. 8. Đóng góp mới của đề tài Đây là một trong những đề tài nghiên cứu về sự tự nhận thức bản thân của học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4, 5 nói riêng. Vì thế, theo chúng tôi, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần: - Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ vấn đề lý luận về tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5. - Về mặt thực tiễn: Là nguồn tài liệu bổ sung giúp cho giáo viên, phụ huynh có thêm những hiểu biết về sự tự nhận thức bản thân của học sinh và con em mình, từ đó có biện pháp phối hợp với nhau và với học sinh tốt hơn nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng tự nhận thức bản thân cho trẻ, nhằm giúp trẻ có môi trường phát triển nhân cách của mình tốt hơn. 9. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có các nội dung sau: Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 bậc tiểu học Chương 2: Đánh giá nghiên cứu tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm Chương 3: Kết luận và khuyến nghị CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN CỦA HỌC SINH LỚP 4, 5 BẬC TIỂU HỌC 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Các nhà khoa học quốc tế đã đề cập đến sự tự nhận thức bản thân trong các công trình nghiên cứu về tự ý thức. Do đó, để tìm hiểu những nghiên cứu về sự tự nhận thức bản thân, trước hết cần tìm hiểu những công trình nghiên cứu về sự tự ý thức. Nhà tâm lý học người Đức, A.Pfender, đầu thế kỷ XX đã xây dựng khái niệm tự ý thức từ sự phân biệt “Cái tôi” và tự ý thức. Theo ông, tất cả các hiện tượng tâm lý là cảm xúc trực tiếp đồng nhất với ý thức, nhưng ý thức không được hiểu là sự phản ánh mà như cái bên trong có sẵn. Chủ thể tâm lý hình thành khả năng tự nhận thức về bản thân mình, hình ảnh của chính mình, hình ảnh này có hạt nhân và ngoại biên. Hạt nhân gồm có cuộc sống quá khứ của con người, ý thức về những khả năng hành động khác nhau. Ngoại biên gồm những gì nằm ngoài tâm lý như: quần áo, thân thể, tài sản. Khi chính hình ảnh đó của chủ thể tâm lý trở thành đối tượng, nội dung của ý thức cụ thể, xuất hiện ý thức tâm lý đặc biệt là tự ý thức [25]. Do đó, theo A.Pfenden, tự ý thức trong quan niệm của A.Pfenden giống như là màn ảnh, trên đó phóng chiếu biểu tượng về bản thân của chủ thể tâm lý. Cùng nghiên cứu về tự ý thức, GS. Philippe Rochat, thuộc khoa Tâm lý học, Đại học Emory, Mỹ, đã có công trình về“Năm mức độ tự ý thức mà trẻ bộc lộc ở những năm đầu đời” [31]. Trong đó, ông đã phân tích năm mức độ tự ý thức của trẻ gồm có: - Mức 0: Sự hỗn loạn - Mức 1: Sự khác biệt - Mức 2: Sự định vị - Mức 3: Sự nhận ra - Mức 4: Sự bền vững - Mức 5: Sự tự ý thức Thông qua các bài tập thí nghiệm trên trẻ ở các độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi với gương soi, tác giả đã khẳng định mức độ của tự ý thức xuất hiện theo thứ tự thời gian, tương ứng với độ tuổi của trẻ. Theo sự phát triển lứa tuổi, sự tự ý thức luôn luôn biến đổi ở các đối tượng có sự trải nghiệm khác nhau cho đến khi chết đi. Do đó, khi nghiên cứu về sự tự ý thức, tác giả đã rất xem trọng yếu tố trải nghiệm mà bỏ qua các yếu tố liên quan đến đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, với vai trò là cơ sở. Nhà tâm lý học Pháp, P. Janet, đã có bước tiến đáng kể trong sự hiểu biết bản chất của tự ý thức. Quan niệm của Janet xuất phát từ việc tự thừa nhận tâm lý con người bị chế ước bởi quá trình tác động qua lại của xã hội. Trong hoạt động tập thể và giao tiếp con người nhập tâm những phương thức hành vi, quan hệ, thái độ đối với thế giới bên ngoài của người khác. Những phương thức hành vi được nhập tâm đó sẽ thể hiện thành phương thức hành vi của con người đó. Quan điểm của P.Janet về tự ý thức, như thuộc tính cơ bản của nhân cách được hình thành trong hệ thống các mối quan hệ xã hội phức tạp. Quan điểm đó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển quan niệm duy vật về bản chất của tự ý thức [25]. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu nhằm phân biệt khái niệm “Tự nhận thức” và “Tự ý thức” trong quá trình hình thành nhân cách. Công trình nghiên cứu của S. Franz cho rằng tự nhận thức là một thành phần của tự ý thức. Tự nhận thức là quá trình nhận thức hướng vào chính bản thân mình cùng với kết quả của quá trình đó. S. Franz khẳng định rằng quá trình tự nhận thức phong phú và phức tạp, nó được thực hiện trong những quá trình thành phần. Các quá trình thành phần đó liên quan chặt chẽ với nhau, chỉ tách ra một cách tương đối về mặt lý thuyết. Trong công trình “Vấn đề tự ý thức trong tâm lý học”(1977), I.I.Trexnôcôva đã đưa ra các nguyên tắc duy vật biện chứng của việc phân tích tự ý thức nói chung và tự nhận thức nói riêng.Tự ý thức là quá trình tâm lý phức tạp, bản chất của nó chứa đựng trong sự nhận thức của cá nhân các “hình ảnh” của bản thân trong những điều kiện hoạt động, hành động khác nhau, trong mọi mối quan hệ qua lại với người khác. Bản chất của quá trình tự ý thức thể hiện trong sự liên kết những hình ảnh đó vào một cấu tạo thống nhất trọn vẹn - biểu tượng, sau đó vào khái niệm “Cái tôi” của chính mình như một chủ thể khác với những chủ thể khác. I.I.Trexnôcôva cho rằng tự nhận thức là một thành phần trong cấu trúc của tự ý thức, trong cấu trúc đó gồm 3 mặt thống nhất: nhận thức (tự nhận thức), cảm xúc-giá trị (thái độ đối với bản thân) và hành động-ý chí, điều khiển (tự điều chỉnh, điều khiển). Trong tác phẩm này, I.I.Trexnôcôva đã phân tích quá trình phát triển tự ý thức trong sự phát triển cá thể, phân tích bản chất ba mặt của ý thức [25]. Trong tác phẩm “Hoạt động, ý thức, nhân cách” A.N.Lêônchiep đã đề cập đến vấn đề tự ý thức của con người. Ông nói: “Cũng giống như bất cứ một sự nhận thức nào sự tự nhận thức bản thân cũng bắt đầu từ việc tách bạch ra những thuộc tính bên ngoài và là kết quả của sự so sánh và khái quát hóa, sự tách bạch ra cái bản chất”. Theo ông cần phải phân biệt giữa hiểu biết về bản thân và tự ý thức về mình. “Ngay từ hồi còn rất bé người ta cũng đã tích lũy được nhiều hiểu biết, những biểu tượng về bản thân. Còn ý thức bản ngã, ý thức về cái tôi, của mình, là kết quả, là sản phẩm sinh thành của một con người với tư cách là một nhân cách” [9]. Khi nghiên cứu về tâm lý của trẻ em mẫu giáo, nhà tâm lý học V. X. Mukhina cũng đã đề cập đến sự tự ý thức của trẻ ở lứa tuổi này. Theo ông, khi bước vào tuổi mẫu giáo, đứa trẻ chỉ ý thức được chính sự kiện là nó đang tồn tại, mà nó chưa thực sự hiểu biết gì về bản thân mình, về các phẩm chất của mình. Cả trẻ mẫu giáo nhỏ tự gán cho mình tất cả những phẩm chất tốt được người lớn khen ngợi, thậm chí thường không biết những phẩm chất đó như thế nào, cũng chưa có một ý kiến đúng đắn và có cơ sở nào về bản thân mình. Trong khi đó trẻ mẫu giáo lớn ý thức được khá đúng đắn những ưu điểm và những thiếu sót của mình, tính tới thái độ của người xung quanh đối với chúng [27]. Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu về sự tự nhận thức bản thân trong quá trình hình thành nhân cách như: Nhà tâm lý học S.L. Rubinxtein cho rằng dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là sự xuất hiện sự tự nhận thức bản thân. William Jame, nhà tâm lý học Mỹ, cũng đã nghiên cứu về sự tự nhận thức bản thân thông qua tìm hiểu khái niệm về “Cái tôi”. Ông chia “Cái tôi” trong quá trình phát triển của cá nhân thành ba loại là: “Cái tôi vật chất”, “Cái tôi xã hội” và “Cái tôi tâm hồn”. Trong đó khái niệm về “Cái tôi xã hội”, ông chú ý đến mối quan hệ giữa cá nhân với những người xung quanh qua việc đưa ra ví dụ: Nếu khi ta đến nơi nào đó mà không không có ai xung quanh, không ai trả lời khi ta nói, hoặc không ai quan tâm đến việc ta làm, và nếu mỗi người ta gặp đều hành động như không có sự tổn tại của ta thì chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái, dễ nổi nóng . Ông cho rằng “Cái tôi xã hội” của một người nằm ở việc người khác nhận ra và có hình ảnh về anh ta như thế nào. [28, tr. 294] James cũng nói đến “Cái tôi chủ thể” và “Cái tôi khách thể” như là hai mặt của “Cái tôi” khách thể. Trong đó, “Cái tôi chủ thể” là “Cái tôi” mà bản thân cá nhân nhận thức được chính mình [3].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng