Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ ngữ hán việt trong ca dao nam bộ...

Tài liệu Từ ngữ hán việt trong ca dao nam bộ

.PDF
240
1290
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH --------------- Đào Duy Tùng TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG CA DAO NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH --------------- ĐÀO DUY TÙNG TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG CA DAO NAM BỘ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trong tổ bộ môn Ngôn ngữ khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong tổ bộ môn Ngôn ngữ khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Dư Ngọc Ngân đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Phòng sau đại học đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quý anh, chị học viên cùng lớp, các đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học và làm luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Tác giả LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, thu thập số liệu và viết luận văn, người viết đã tham khảo nhiều tài liệu và có ghi chú rõ ràng nguồn trích dẫn. Do vậy, ngoài những trích dẫn được ghi xuất xứ, tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự khảo sát, nghiên cứu và thực hiện. Tác giả MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục DẪN NHẬP ............................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ............................. 8 1.1. Từ gốc Hán và từ Hán Việt ............................................................................................ 8 1.2. Phân biệt cách đọc Hán Việt, yếu tố gốc Hán, tiếng Hán Việt, từ Hán Việt ................ 11 1.3. Khái niệm và nhận diện từ ngữ Hán Việt ..................................................................... 13 1.4. Phân loại từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt .................................................................. 20 1.4.1. Từ Hán Việt ............................................................................................................... 20 1.4.2. Ngữ cố định Hán Việt ............................................................................................... 22 1.5. Sự khác biệt giữa từ ngữ Hán Việt và từ ngữ thuần Việt đẳng nghĩa........................... 23 1.5.1. Về sắc thái ý nghĩa .................................................................................................... 23 1.5.2. Về sắc thái biểu cảm.................................................................................................. 24 1.5.3. Về màu sắc phong cách ............................................................................................. 24 1.6. Khái quát về ca dao Nam Bộ ........................................................................................ 24 1.6.1. Ca dao Nam Bộ ......................................................................................................... 25 1.6.2. Ngôn ngữ ca dao Nam Bộ ......................................................................................... 25 1.7. Tiểu kết......................................................................................................................... 28 Chương 2. TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG CA DAO NAM BỘ TRÊN BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ............................................................................................................................ 29 2.1. Đặc điểm về ngữ âm của từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ ................................ 29 2.1.1. Từ ngữ Hán Việt có vỏ ngữ âm toàn dân .................................................................. 29 2.1.2. Từ ngữ Hán Việt có vỏ ngữ âm phương ngữ hóa ...................................................... 29 2.1.3. Từ ngữ Hán Việt có hai âm đọc Hán Việt ................................................................. 31 2.2. Đặc điểm về cấu tạo – ngữ pháp của từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ .............. 32 2.2.1. Từ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ............................................................................ 32 2.2.1.1. Từ đơn Hán Việt..................................................................................................... 32 2.2.1.2. Từ ghép Hán Việt ................................................................................................... 33 2.2.2. Ngữ cố định Hán Việt trong ca dao Nam Bộ ............................................................ 40 2.2.2.1. Ngữ định danh Hán Việt ........................................................................................ 40 2.2.2.2. Thành ngữ Hán Việt ............................................................................................... 40 2.3. Ngữ nghĩa của từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ ................................................ 43 2.3.1. Từ ngữ Hán Việt chỉ tình yêu quê hương đất nước ................................................... 43 2.3.2. Từ ngữ Hán Việt chỉ tình yêu nam nữ ....................................................................... 44 2.3.3. Từ ngữ Hán Việt chỉ tình cảm gia đình ..................................................................... 44 2.3.4. Từ ngữ Hán Việt chỉ quan niệm về thế giới, về đạo đức, về cuộc sống, về con người của người Nam Bộ ............................................................................................................... 46 2.4. Tiểu kết......................................................................................................................... 48 Chương 3. TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG CA DAO NAM BỘ TRÊN BÌNH DIỆN SỬ DỤNG ...................................................................................................................................... 50 3.1. Tần số xuất hiện của từ ngữ Hán Việt trong quyển Ca dao dân ca Nam Bộ (có so sánh với Ca dao Nam Trung Bộ và Ca dao Việt Nam) ................................................................ 50 3.2. Vị trí của từ ngữ Hán Việt trong bài ca dao Nam Bộ ................................................... 54 3.3. Chức năng tạo văn bản của từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ............................. 56 3.3.1. Chức năng làm dẫn ngữ trong bài ca dao .................................................................. 56 3.3.2. Chức năng tạo nội dung chính cho bài ca dao ........................................................... 63 3.4. Giá trị sử dụng của từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ ......................................... 65 3.4.1. Từ ngữ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng cho ca dao Nam Bộ.................................. 66 3.4.2. Từ ngữ Hán Việt tạo sắc thái trang nhã cho ca dao Nam Bộ .................................... 68 3.4.3. Từ ngữ Hán Việt làm tăng tính khái quát và trừu tượng cho ca dao Nam Bộ........... 69 3.4.4. Từ ngữ Hán Việt làm tăng tính hàm súc cho ca dao Nam Bộ ................................... 71 3.4.5. Từ ngữ Hán Việt làm tăng tính thuyết phục cho ca dao Nam Bộ ............................. 82 3.4.6. Từ ngữ Hán Việt có tác dụng gieo vần, tạo nhịp cho ca dao Nam Bộ ...................... 84 3.5. Dùng từ Hán Việt đơn tiết trong ca dao Nam Bộ ......................................................... 86 3.6. Tiểu kết......................................................................................................................... 87 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU KHẢO SÁT .......................................................................................................... 98 PHỤ LỤC 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Ca dao là một thể loại của văn học dân gian Việt Nam, là những sáng tác trữ tình nói lên cảm xúc của con người trong cuộc sống. Mỗi bài ca dao là một tác phẩm nghệ thuật bằng ngôn từ, do đó ngôn ngữ ca dao cũng được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam, miền nào cũng có ca dao, ca dao của mỗi miền lại có đặc điểm riêng mà rõ nhất là về ngôn ngữ, điều này làm nên tính đặc trưng của ca dao được sưu tầm ở các vùng miền khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Ca dao Nam Bộ là ca dao của người Việt được sưu tầm ở Nam Bộ nên nó mang đặc điểm của vùng đất Nam Bộ, trong đó có việc sử dụng từ ngữ của người dân nơi đây. Ngôn ngữ của ca dao Nam Bộ thường được nói đến là tính chất mộc mạc, giản dị trong cách sử dụng từ ngữ. Tuy nhiên khảo sát ca dao Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy có một hiện tượng là việc sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt trong không ít bài ca dao. Điều này cũng đã được đề cập đến trong một vài công trình nghiên cứu về Việt ngữ học, tuy nhiên mới chỉ ở mức độ khảo sát ban đầu. Tìm hiểu từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi không khỏi thắc mắc tại sao Nam Bộ là vùng đất mới nhưng ca dao Nam Bộ lại sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt đến như vậy. Việc sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt như vậy có đem lại hiệu quả nghệ thuật gì không, hay đó chỉ là một sự ngẫu hứng, tùy tiện về cách dùng từ ngữ trong ca dao Nam Bộ? Những từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong ca dao Nam Bộ có những đặc trưng gì về ngữ âm, cấu tạo, ngữ pháp, ngữ nghĩa so với từ ngữ Hán Việt trong vốn từ vựng toàn dân, trong ca dao Việt Nam nói chung và ca dao các vùng miền khác nói riêng? Đó là những vấn đề thú vị, cần được đi sâu nghiên cứu. Vì lẽ đó chúng tôi đã chọn vấn đề Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ làm đề tài nghiên cứu của luận văn cao học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ca dao Nam Bộ xuất hiện cùng với lịch sử khẩn hoang Nam Bộ vào khoảng thế kỷ XVII. Tuy nhiên, cái mốc khởi đầu của công việc sưu tầm về ca dao Nam Bộ lại bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ XIX – năm 1888. Theo Huỳnh Ngọc Trảng: “Sáu 2 “câu hát” được Trương Vĩnh Ký công bố ngay trên số đầu tiên của bộ Micellanées (Imprimerie Commerciale Rey Curiol, 1888) có thể được coi là cái mốc khởi đầu của công việc sưu tầm ca dao Nam Bộ” [75; tr.5]. Cũng theo tác giả: “Ngoài các “câu hát” trong Miscellanée (1888) và những câu “tục diêu” dẫn chứng trong bộ “Đại Nam Quốc âm tự vị” (1895) thì cuốn “Câu hát An Nam” của Trương Minh (Ký?) xuất bản ở Sài Gòn, năm 1886 có thể coi là sưu tập ca dao – dân ca Nam Bộ đầu tiên. Kế đó, sưu tập câu hát góp – Recueill de Chanson populaires (xuất bản lần đầu năm 1897, tái bản lần thứ tư, 1910) của Huỳnh Tịnh Của là sưu tập đáng chú ý khác” [75; tr.5]. “Đầu thế kỷ XX, cùng với các ấn phẩm thơ, tuồng, truyện, tích (mà đa phần là “bổn cũ soạn lại” và dịch ra quốc ngữ, các tài liệu Hán Nôm) các sưu tập ca dao cũng được xuất bản ngày càng nhiều hơn” [75; tr.5]. Cuối thế kỷ XX cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ được tập thể tác giả: Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị sưu tầm và được xuất bản năm 1984. Có thể nói đây là một công trình có giá trị, đặc biệt đối với những người quan tâm đến ca dao – dân ca Nam Bộ. Đến nay, việc sưu tầm và nghiên cứu ca dao Nam Bộ đạt những thành tựu đáng khích lệ, mặc dù chúng ta biết rằng rõ ràng là những gì mà chúng ta sưu tầm được là một phần quá ít ỏi so với những gì đã bị thời gian xóa mờ. Trong suốt thời gian qua, ca dao Nam Bộ là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Từ đó, ca dao Nam Bộ đã từng bước được khám phá và khẳng định vị trí của mình trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nghiên cứu ca dao từ phương diện ngôn ngữ đã có các công trình, bài báo của các tác giả như: “Phương ngữ và ca dao dân ca địa phương” (Trên cứ liệu của phương ngữ và ca dao dân ca các tỉnh phía Nam) của Trịnh Sâm (Tạp chí Văn học số 5 – 1986). Trong bài viết, tác giả “coi phương ngữ như điều kiện sống còn của ca dao dân ca” và nêu một số dấu hiệu mà tác giả gọi là “đặc trưng của phương ngữ trong ca dao dân ca địa phương” [54; tr.422-423]. Cái đặc trưng của ca dao dân ca ở 3 các tỉnh phía Nam chính là ở phương ngữ, thế nhưng nhiều công trình sưu tầm, biên soạn lại muốn vươn tới một ngôn ngữ thống nhất, nên có phần chủ quan trong việc chỉnh sửa ngôn từ. Đứng trước thực trạng này, tác giả bài nghiên cứu viết: “Nếu như các công trình biên soạn trên bình diện cả nước (…), về mặt ngôn ngữ, phần lớn được biên soạn theo phương ngữ Bắc thì trong các tập sách xuất bản ở các tỉnh phía Nam sau 1975, các yếu tố phương ngữ tuy chưa bị gạt hết, nhưng thái độ đối xử với nó hết sức dè dặt, ở đôi chỗ do công tác sưu tầm biên soạn chưa chu đáo, các nhà làm sách lại gán ghép theo cách nghĩ, cách nói của các phương ngữ khác, và đặc biệt thu nạp khá lớn số lượng ca dao dân ca vốn không phải của địa phương mình” [54; tr.423]. Tác giả cũng chỉ ra một số biến thể ngữ âm trong phương ngữ miền Nam nếu đặt vào vị trí tương ứng thì cách gieo vần sẽ khá hoàn chỉnh, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật của câu ca dao dân ca lên rất nhiều. Không dừng lại ở đó, tác giả bài viết còn chỉ ra sắc thái riêng của ngữ khí từ trong ca dao dân ca các miền khác nhau và nêu ra biến thể ngữ âm trong cách phát âm của từng miền trong ca dao dân ca; các tên gọi, sự vật, hiện tượng mới có ở vùng này không có ở vùng khác; các tên gọi khác nhau của các phương ngữ đối với cùng một sự vật hiện tượng; yếu tố chỉ địa danh trong các phương ngữ. Trong bài viết “Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ địa danh trong ca dao Nam Bộ” (Tạp chí Văn hóa dân gian số 4 – 1999), tác giả Trần Văn Nam đã khảo sát 1000 lời ca dao trong Ca dao dân ca Nam Bộ và kết quả thu được là “111 lần từ riêng chỉ địa danh xuất hiện” [44; tr.49]. Những tên riêng gồm các loại: “Những địa danh thuộc địa lý Nam Bộ (…); những địa danh cách xa vùng địa lý Nam Bộ (…) và những địa danh gắn với điển tích và lịch sử Trung Quốc cổ đại” [44; tr.49]. Theo tác giả, các từ chỉ địa danh trong ca dao Nam Bộ là có ý nghĩa biểu trưng: “Nam Vang trong ca dao Nam Bộ là một nơi xa xôi, là biểu trưng cho sự ngăn cách dài lâu. Một khi người tình đi Nam Vang có nghĩa là chia phôi, là sầu ly biệt” [44; tr.49]. Tác giả còn cho rằng: “Trong ca dao Nam Bộ, những tên riêng gắn với địa danh thuộc Trung Hoa cổ đại hoàn toàn có ý nghĩa biểu trưng. Những tên riêng này luôn xuất hiện với cấu trúc sóng đôi (cấu trúc song song)” [44; tr.53]. Cũng trên Tạp 4 chí Văn hóa dân gian số 6 – 2003, tác giả Trần Văn Nam còn có bài“Điển tích trong ca dao Nam Bộ: tiếp nhận và cách tân”. Tác giả viết: “Điển tích trong ca dao Nam Bộ là bằng chứng của việc văn học viết tác động, ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian. Về mặt thi pháp, ca dao Nam Bộ đã tiếp thu một đặc điểm thi pháp của thơ Việt Nam trung đại. Về mặt sử dụng, ca dao Nam Bộ dùng câu chữ, những điển tích đã từng xuất hiện trong thơ bác học, những hình tượng nhân vật trong các truyện thơ của dân tộc” [45; tr.22]. Tác giả nêu lên vai trò của các nhà Nho trong việc sáng tác, đưa điển tích lấy từ sách kinh điển của Nho giáo, sách chữ Hán nói chung. Giới bình dân đã tiếp thu lại những điển tích đó ở những nhà Nho. Tác giả bài viết nhấn mạnh: “Ở Nam Bộ, không hiếm những ông lão không đọc được Hán Việt, không đọc được ngay cả quốc ngữ nhưng vẫn thuộc lòng những câu nói trong Luận ngữ, Mạnh Tử, Đạo đức kinh… Điều này còn được chứng minh qua thực tế khảo sát ca dao Nam Bộ. Trong ca dao Nam Bộ có một lượng khá lớn thành ngữ Hán hoặc là một dòng thơ Hán Việt” [45; tr.22]. Đặc trưng của việc sử dụng điển tích trong ca dao Nam Bộ chính là ở sự tiếp nhận và cách tân, một số điển tích Trung Hoa đi vào ca dao Nam Bộ đã được bình dân hóa và biểu trưng hóa rất hay, rất Nam Bộ. Nguyễn Phương Châm với bài “Từ gốc Hán, Điển tích Hán trong ca dao người Việt ở Nam Bộ” (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 6 – 2001) đã mang đến cho người đọc một cái nhìn sơ lược về lớp từ gốc Hán và điển tích Hán được sử dụng trong ca dao Nam Bộ. Từ việc khảo sát từ gốc Hán, điển tích Hán trong ca dao người Việt ở Nam Bộ, tác giả cho rằng: “Từ gốc Hán xuất hiện nhiều đã làm cho ca dao Nam Bộ có cái vẻ trang trọng ở hình thức”; “từ gốc Hán đã làm phong phú thêm ngôn ngữ của tình yêu đôi lứa, làm đẹp thêm, thiêng liêng hơn thứ tình cảm vốn đã rất được trân trọng này” [9; tr.54]. Về điển tích, tác giả viết: “Tuy tần số xuất hiện không cao nhưng những điển cố điển tích Hán đã thêm một lần minh chứng cho nhận định người Nam Bộ ưa sử dụng Hán ngữ và còn lưu giữ được nhiều vốn từ đó trong ca dao. Điển cố điển tích Hán thường được lấy từ các câu chuyện cổ, các tích cổ của Hán” [9; tr.56]. Từ đó tác giả đi đến nhận định: “Nhìn chung, sự 5 xuất hiện tương đối nhiều của từ gốc Hán, điển cố điển tích Hán đã khiến cho ca dao người Việt Nam Bộ mang màu sắc Nho học” [9; tr.56]. Ngoài ra thì tác giả bài viết cũng lý giải việc ca dao Nam Bộ sử dụng nhiều từ gốc Hán và điển tích Hán là do thành phần sáng tác đa dạng, trong đó có những người am tường Hán học; do sự cộng cư giữa người Việt và người Hoa trên đất Nam Bộ; do người Nam Bộ tiến hành vào buổi ban đầu sử dụng chữ quốc ngữ dịch các tác phẩm văn học lịch sử Hán ra tiếng Việt; do lịch sử và do tâm lý, ý thức của người Nam Bộ. Nghiên cứu “Các từ đa tiết phương ngữ Nam Bộ trong ca dao, dân ca” (Ngôn ngữ & đời sống, số 8, 2011), tác giả Trần Đức Hùng đã thống kê từ địa phương trong ca dao dân ca Nam Bộ. Qua đó tác giả đưa ra bảy mô hình cấu tạo từ đa tiết địa phương Nam Bộ, trong đó có ba mô hình cấu tạo từ láy và hai mô hình cấu tạo từ ghép. Tác giả kết luận: “Từ những mô hình trên, chúng tôi thấy các từ đa tiết phương ngữ Nam Bộ cũng được tạo ra từ các kiểu quan hệ tạo từ láy và từ ghép trong tiếng Việt nhưng khác các từ đa tiết trong ngôn ngữ toàn dân là thành phần các yếu tố và kiểu quan hệ liên kết tạo từ giữa các yếu tố đó…” [27; tr.37]. Trên đây là một số bài viết về ca dao Nam Bộ về mặt ngôn ngữ, do thời gian và điều kiện sách vở có hạn nên chúng tôi có thể không điểm hết được lịch sử nghiên cứu ca dao Nam Bộ. Nhưng qua những gì mà chúng tôi đã đọc được, có thể nói rằng việc nghiên cứu từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ là một vấn đề chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống. Tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, người viết luận văn cố gắng nghiên cứu từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ một cách có hệ thống về mặt ngôn ngữ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng luận văn nghiên cứu là từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ. Phạm vi nghiên cứu là cấu tạo, đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa và hiệu quả sử dụng của lớp từ ngữ này trong ca dao Nam Bộ. 4. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, luận văn hướng vào những mục đích cụ thể sau: 6 Bằng việc thống kê từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong ca dao Nam Bộ, người viết khái quát bức tranh về từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong ca dao Nam Bộ về cấu tạo, các đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa và cách sử dụng. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích, nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ. Qua đó luận văn cũng chỉ ra rằng từ ngữ Hán Việt không chỉ xuất hiện trong văn học viết mà còn xuất hiện cả trong văn học truyền khẩu (văn học dân gian). 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp sau: (i) Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: Dựa vào tác phẩm Ca dao dân ca Nam Bộ, luận văn thống kê các từ ngữ Hán Việt được sử dụng theo một số tiêu chí đã được định hướng. (ii) Phương pháp so sánh: Để thấy được đặc điểm của việc dùng từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi đã so sánh ngôn ngữ ca dao Nam Bộ với ngôn ngữ ca dao các vùng miền khác như Bắc Bộ, Trung Bộ. Ngoài ra, luận văn còn đối chiếu từ ngữ Hán Việt với từ ngữ thuần Việt đẳng nghĩa về giá trị sử dụng. (iii) Phương pháp miêu tả: Luận văn miêu tả những ý nghĩa của số liệu thu thập được thông qua kết quả thống kê, khảo sát. Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp, thủ pháp bổ trợ khác nữa khi cần thiết như thủ pháp phân tích; phương pháp khái quát, tổng hợp… 5.2. Nguồn ngữ liệu Nguồn ngữ liệu nghiên cứu được khảo sát, thống kê trong sách Ca dao dân ca Nam Bộ của tập thể tác giả: Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1984. 6. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa lý luận: Luận văn đề cập đến một lớp từ ngữ vay mượn đặc sắc trong tiếng Việt được sử dụng không chỉ trong văn học viết mà còn trong cả văn học 7 dân gian, qua đó góp phần tìm hiểu ngôn ngữ ca dao nói chung và ngôn ngữ ca dao Nam Bộ nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài làm sáng rõ về ngôn ngữ ca dao Nam Bộ và góp phần khẳng định việc sử dụng ngôn ngữ bác học vào trong thể loại văn học dân gian một cách khéo léo, vừa phải, hợp lí sẽ mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. Đề tài nghiên cứu này sẽ có đóng góp nhất định trong việc tìm hiểu từ ngữ Hán Việt và việc giảng dạy văn học dân gian (phần ca dao dân ca) trong nhà trường. 7. Bố cục luận văn Luận văn gồm dẫn nhập, nội dung chính và kết luận. Phần nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chuơng: Trong chương 1, luận văn trình bày những cơ sở lý luận về từ ngữ Hán Việt như: phân biệt từ gốc Hán và từ Hán Việt; phân biệt cách đọc Hán Việt, yếu tố gốc Hán, tiếng Hán Việt, từ Hán Việt; trình bày khái niệm, cách nhận diện và phân loại từ ngữ Hán Việt; nêu ra một vài khác biệt giữa từ ngữ Hán Việt với từ ngữ thuần Việt đẳng nghĩa; ngoài ra, trong chương này luận văn cũng trình bày khái quát về ca dao Nam Bộ và ngôn ngữ ca dao Nam Bộ. Trong chương 2, luận văn miêu tả, phân tích đặc điểm của từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ ở các khía cạnh: đặc điểm về ngữ âm, đặc điểm về cấu tạo – ngữ pháp và các phạm trù nghĩa biểu hiện chủ yếu của từ ngữ Hán Việt. Trong chương 3, luận văn khảo sát, phân tích đặc điểm sử dụng của từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ: về tần số sử dụng, vị trí và chức năng sử dụng của từ ngữ Hán Việt và giá trị sử dụng của từ ngữ Hán Việt. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN Để thực hiện đề tài này, trước hết cần xác định rõ một số khái niệm liên quan sẽ được sử dụng trong luận văn. Trên cơ sở trình bày kết quả nghiên cứu của những công trình đi trước, người viết đi đến lựa chọn những quan niệm làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài này. 1.1. Từ gốc Hán và từ Hán Việt Trong một công trình nghiên cứu về Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Lê Đình Khẩn viết: “Có thể nói, trong lãnh vực nghiên cứu lớp từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Maspéro và Vương Lực là những người xứng đáng được ghi công đầu. Kết quả nghiên cứu của hai ông đã tạo cơ sở cho các nhà Việt ngữ học Việt Nam sau này” [36; tr.5-6]. Theo Lê Đình Khẩn: “…Có lẽ ông (Maspéro) là người đầu tiên tiến hành thống kê và công bố số lượng từ Hán trong tiếng Việt. Với tỉ lệ 60% từ Hán trong tiếng Việt, ông đã tưởng tiếng Việt là một nhánh của cái gốc Hán Tạng [36; tr.5]. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Vương Lực, nhà Hán ngữ học người Trung Quốc góp phần đặt nền móng cho việc nghiên cứu lớp từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt. Kết hợp các cứ liệu lịch sử với các ngữ liệu về tiếng Hán, tiếng Việt, Vương Lực đã chia từ Hán (từ đơn) trong tiếng Việt ra thành ba loại gọi là Hán Việt cổ, Hán Việt và Hán Việt Việt hóa. Ở Việt Nam, Nguyễn Tài Cẩn với công trình Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán – Việt (1979) đã chia cách đọc Hán – Việt thành: cách đọc Hán – Việt cổ (tiền Hán – Việt), cách đọc Hán – Việt đời Đường (cách này còn lưu lại cho đến nay và gọi là cách đọc Hán Việt), cách đọc Hán – Việt Việt hóa và cách đọc Hán – Việt thông qua một phương ngữ Hán. Hiện nay, các nhà Việt ngữ học có nhiều cách lý giải khác nhau về từ gốc Hán và từ Hán Việt. Trước hết, với tư cách là thuật ngữ ngôn ngữ học, từ Hán Việt được giải thích là: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập hệ vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt; còn gọi là từ Việt gốc Hán. Ví dụ: chính phủ, quốc gia, 9 giang sơn, nhân dân, tổ quốc, xã tắc” [76; tr.369]. Như vậy, theo lời giải thích của các tác giả Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học thì từ Hán Việt và từ gốc Hán là một. Nguyễn Ngọc San cũng nhận định: “Lúc đầu nhiều người còn cho rằng từ Việt gốc Hán chỉ bao gồm từ Hán Việt” [53; tr.141]. Nhưng, theo một số nhà nghiên cứu khác thì từ Hán Việt và từ gốc Hán có sự phân biệt nhau. Nguyễn Ngọc San [53] không đồng nhất từ gốc Hán và từ Hán Việt, các từ gốc Hán được tác giả chia thành ba loại: từ tiền Hán Việt, từ Hán Việt và từ Hán Việt hóa. Như vậy, theo tác giả thì từ Hán Việt chỉ là một bộ phận của từ gốc Hán. Nguyễn Văn Tu căn cứ vào ngữ âm và thời gian du nhập đã phân biệt 3 loại từ gốc Hán: từ Hán cổ, từ gốc Hán mượn của đời Đường và từ gốc Hán đã Việt hóa. Trong đó, từ gốc Hán mượn của đời Đường chính là từ Hán Việt: “Những từ gốc Hán mà người ta thường gọi là từ Hán Việt gồm một hệ thống những từ Hán cần thiết cho việc giao tế lúc đó nhất là trong ngôn ngữ viết” [71; tr.282]. Cũng căn cứ vào thời gian du nhập, Đỗ Hữu Châu chia quá trình thâm nhập của tiếng Hán thành hai thời kỳ: thời kỳ trước và thời kỳ sau cuộc đô hộ của triều đại nhà Đường. Tác giả cho rằng: “Các từ Hán thâm nhập vào tiếng Việt vào thời kỳ trước được phát âm theo hệ thống ngữ âm Hán cổ, khác với hệ thống ngữ âm Hán Việt thâm nhập vào thời kỳ sau… Những từ Hán thâm nhập vào tiếng Việt từ cuộc đô hộ của nhà Đường thì được phát âm căn bản như âm Hán Việt hiện nay [8; tr.225]. Nguyễn Thiện Giáp phân từ ngữ gốc Hán thành 2 loại: các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán – Việt (gọi tắt là từ Hán Việt) và các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán – Việt. Tác giả lập luận: “Vì người ta có thể đọc tất cả các chữ Hán (cổ đại cũng như hiện đại) theo cách đọc Hán – Việt cho nên cần phân biệt từ gốc Hán trong tiếng Việt và các từ Hán đọc theo âm Hán Việt” [19; tr.242]. Từ Hán Việt hay từ gốc Hán đều là cách đọc chữ Hán của người Việt, tuy nhiên cách đọc đó được hình thành ở các giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Các tác giả Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt “chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn lớn: một là giai đoạn từ đầu Công nguyên đến đầu đời 10 Đường (đầu thế kỷ VIII); hai là giai đoạn từ đời Đường (thế kỷ VIII – thế kỷ X) trở về sau. Hai lần tiếp xúc lớn này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn từ gốc Hán mà như trước nay vẫn quen gọi là từ Hán cổ và từ Hán – Việt” [11; tr.213-214]. Ngoài ra, có một nhóm được du nhập vào tiếng Việt thông qua con đường khẩu ngữ của những người nói phương ngữ tiếng Hán như: xì dầu, mì chính, vằn thắn, xá xíu, sủi cảo, lẩu lục tào xá, tào phớ, chí ma phù, bát bảo lường xà… cũng được các tác giả gọi là những từ gốc Hán. Trong công trình Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nguyễn Văn Khang chia từ ngoại lai thành: từ mượn Hán, từ mượn tiếng Pháp và từ tiếng Anh sử dụng trong tiếng Việt. Từ mượn Hán được phân chia theo các góc nhìn khác nhau: (i) từ góc độ cội nguồn, (ii) theo dòng thời gian của sự vay mượn, (iii) từ góc độ con đường vay mượn, (iv) từ góc độ đồng hóa, (v) từ góc độ sử dụng và (vi) từ góc độ chức năng. Cách phân chia phổ biến là theo dòng thời gian của sự vay mượn, Nguyễn Văn Khang viết: “Theo dòng thời gian của sự vay mượn có thể tách từ mượn Hán thành ba loại: từ tiền Hán Việt, từ Hán Việt và từ hậu Hán Việt [32; tr.92]. Tác giả Lê Đình Khẩn [36] trong công trình Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, từ góc độ lịch sử cũng đã chia từ gốc Hán trong tiếng Việt thành: từ tiền Hán Việt, từ Hán Việt và từ hậu Hán Việt. Diệp Quang Ban thì lại cho rằng: “Không phải mọi từ mượn từ tiếng Hán đều là từ Hán Việt. Từ Hán Việt nói ở đây là từ mượn gốc Hán và đọc theo âm Hán Việt. Như vậy là, những từ mượn từ tiếng Hán trước đời Đường như: buồng, buồm, ngà, đìa, chém. v.v… và những từ mượn theo con đường khẩu ngữ (nói theo âm Trung Quốc bây giờ) như: tài xế, mì chính, vằn thắn… không được coi là từ Hán Việt” [Diệp Quang Ban (chủ biên) (1999), TiếngViệt 6 nâng cao, Nxb GD, HN, tr. 36 (dẫn theo Đặng Đức Siêu [56; tr. 9-10]). Trần Trí Dõi [15] trong Giáo trình Lịch sử tiếng Việt cũng phân chia từ gốc Hán trong tiếng Viêt thành: từ cổ Hán – Việt hay Hán – Việt cổ, từ Hán – Việt, từ Hán – Việt Việt hóa. 11 Như vậy, hầu hết các tác giả đều phân biệt từ gốc Hán và từ Hán Việt, từ Hán Việt chỉ là một bộ phận của từ gốc Hán là quan điểm được đông đảo các nhà nghiên cứu đồng tình. Các từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng có vị trí rất quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Về mặt số lượng, chúng chiếm hơn phân nửa tổng số từ trong tiếng Việt (khoảng 60%); về mặt chất lượng, chúng tham gia vào mọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống người Việt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học, pháp luật, y học, ngoại giao…Vì thế lớp từ này luôn được sự quan tâm thích đáng đối với các nhà nghiên cứu, tìm hiểu về tiếng Việt. Ngoài hai cách hiểu nêu trên về từ gốc Hán và từ Hán Việt, trong Việt ngữ học hiện nay còn có một số khái niệm như cách đọc Hán – Việt, từ Hán Việt, tiếng Hán Việt, yếu tố gốc Hán… cũng chưa có sự thống nhất, gây không ít khó khăn cho người học. 1.2. Phân biệt cách đọc Hán Việt, yếu tố gốc Hán, tiếng Hán Việt, từ Hán Việt Cách đọc Hán Việt thường được giải thích là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam, theo lối đọc riêng của người Việt. Theo Nguyễn Tài Cẩn: “Cách đọc Hán – Việt là một cách đọc vốn bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, mà cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào giai đoạn bao gồm khoảng hai thế kỷ VIII, IX; nhưng cách đọc theo Đường Âm đó, sau khi Việt Nam giành được độc lập, đã dần dần biến dạng đi, dưới tác động của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán để trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu vực văn hóa Việt. Đây là một cách đọc tạo thành hệ thống, nghĩa là trên lý thuyết có thể dùng để đọc toàn bộ kho tàng các ký hiệu văn tự Hán, với khả năng gần như cách đọc của bản thân người Hán; nhưng đây lại là một cách đọc độc lập, có đặc trưng riêng, chức năng riêng và có cả một lịch sử diễn biến của riêng mình” [5; tr.14-15]. Yếu tố gốc Hán là những yếu tố đã được du nhập vào trong tiếng Việt, những yếu tố này có thể liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với văn tự Hán. Chẳng hạn, “những yếu tố người Việt có thể liên hệ trực tiếp ngay với một chữ Hán như 國quốc, 家 gia, 12 山 sơn, 水 thủy, hay những yếu tố không gây ra sự liên hệ như thế, ví dụ mùa (vốn do vụ mà ra), gần (vốn do cận mà ra), hoặc mỳ chính (vốn do vị tinh mà ra) v.v.” [5; tr.15]. Như vậy, nếu khái niệm cách đọc Hán Việt nặng về ngữ âm thì khái niệm yếu tố gốc Hán nặng về từ vựng; yếu tố gốc Hán là yếu tố mà người Việt mượn từ tiếng Hán, nhưng những yếu tố đó lại không trực tiếp liên quan gì đến cách đọc Hán Việt. Nguyễn Tài Cẩn chia yếu tố gốc Hán làm ba trường hợp: (i) Trường hợp mượn trước cách đọc Hán Việt như mùa, mùi, buồng, buồm… (ii) Trường hợp mượn đời Đường, cùng một lần với cách đọc Hán – Việt, nhưng sau diễn biến theo một con đường khác với cách đọc Hán – Việt. Ví dụ gan, gần, vốn, ván… (iii) Trường hợp mượn thông qua một phương ngữ tiếng Hán, ví dụ, mỳ chính, cắc, lú bú... [5; tr.16]. Yếu tố Hán Việt là những yếu tố mượn từ tiếng Hán, nhưng đó là những yếu tố được mượn thông qua cách đọc Hán Việt, chẳng hạn, 山 sơn, 水 thủy, 國 quốc, 前 tiền, 後 hậu v.v. Xét về mặt ngữ pháp, có thể chia các yếu tố Hán Việt thành trường hợp chỉ là tiếng, nhưng không phải là từ (chẳng hạn: quốc, gia, sơn, thủy) và trường hợp vừa là tiếng, vừa là từ (chẳng hạn: tuyết, cao, học). Tiếng Hán Việt là đơn vị dùng để cấu tạo từ Hán Việt, nó không đứng một mình, cũng không độc lập tham gia cấu tạo câu, chẳng hạn: quốc, gia, sơn, thủy v.v. Từ Hán Việt là đơn vị có thể dùng độc lập và trực tiếp dùng để cấu tạo câu. Nhưng do đặc điểm loại hình, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính nên đa phần tiếng thường trùng với từ, chẳng hạn, xuân, hạ, thu, đông, tuyết, cao, học v.v. Đây là vấn đề còn đang gây tranh cãi trong tiếng Việt. Như vậy, cách đọc Hán Việt là khái niệm nặng về ngữ âm, là cách đọc chữ Hán của người Việt, do đó nó liên quan trực tiếp đến văn tự Hán. Yếu tố gốc Hán là khái niệm nặng về từ vựng, nó có thể liên quan trực tiếp đến cách đọc chữ Hán của người Việt, cũng có thể không liên quan gì đến văn tự Hán (như trên đã nói). Khác với yếu tố gốc Hán, yếu tố Hán Việt là những yếu tố mượn thông qua cách đọc Hán 13 Việt. Điểm giống nhau giữa yếu tố Hán Việt và cách đọc Hán Việt là đều liên quan đến văn tự Hán. Tiếng Hán Việt và từ Hán Việt nằm trong yếu tố Hán Việt, xét về mặt ngữ pháp. 1.3. Khái niệm và nhận diện từ ngữ Hán Việt 1.3.1. Khái niệm từ ngữ Hán Việt Bàn về từ Hán Việt, Nguyễn Văn Khang đã nhận định thật xác đáng rằng: “Cho đến nay, khái niệm “từ Hán Việt” dường như mới chỉ được xác định về mặt lí thuyết mà vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ trong thực tế và đó cũng là lí do giải thích vì sao việc xác định một danh sách từ Hán Việt cụ thể vẫn chưa thể thực hiện được” [32; tr.99]. Thật vậy, từ ngữ Hán Việt thường được hiểu chung chung là từ ngữ vay mượn của tiếng Hán, nhưng lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt, lối phát âm riêng của người Việt. Nhưng trên thực tế, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được hệ thống ngữ âm lịch sử của tiếng Việt và tiếng Hán, cho nên khái niệm từ Hán Việt vẫn mang tính ước đoán. Có một điều cần khẳng định là từ ngữ Hán Việt nói riêng và từ ngữ gốc Hán nói chung đã được chú ý nghiên cứu từ mấy chục năm trở lại đây và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ở đây cần phân biệt một số khái niệm: từ tiền Hán Việt (từ Hán cổ), từ Hán Việt, từ Hán Việt Việt hóa, từ truyền khẩu gốc Hán. Từ tiền Hán Việt hay còn gọi là từ Hán cổ là những từ gốc Hán du nhập vào Việt Nam từ trước đời Đường chủ yếu thông qua con đường khẩu ngữ và được du nhập một cách lẻ tẻ, chưa có hệ thống. Về mặt âm đọc, từ tiền Hán Việt được mô phỏng theo âm Hán Thượng cổ. Ở giai đoạn này, hệ thống tiếng Việt còn thiếu từ ngữ biểu đạt nên từ tiền Hán Việt được Việt hóa cao độ để bù đắp vào chỗ thiếu hụt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Và cũng chính vì chúng được Việt hóa cao độ nên dần dần người Việt hiện đại không còn nhận ra được nguồn gốc vay mượn của chúng, xem chúng là những từ thuần Việt. Chúng cũng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, được người Việt sử dụng rộng rãi, phổ biến. Chẳng hạn, những từ như buồng, buồm, bùa, bụt, mùa, mây v.v.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan