Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với ti...

Tài liệu Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)

.PDF
140
54
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔN THỊ BÍCH TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔN THỊ BÍCH TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Chuyên ngành: Ngôn ngữ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS ĐOÀN VĂN PHÚC THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS. Đoàn Văn Phúc, là ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo Viện ngôn ngữ học, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và khoa Sau đại học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Cao Bằng đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2009 Học viên Ngôn Thị Bích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Ngôn Thị Bích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................... 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................ 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ ................................................................. 4 5. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................................................. 5 6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨ A, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................... 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 9 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH VỊ, TỪ, NGỮ VÀ NGHĨA ............................ 9 1.1.1. Hình vị ............................................................................................ 9 1.1.2. Khái niệm từ .................................................................................. 11 1.1.3. Ngữ ............................................................................................... 13 1.1.4. Nghĩa ............................................................................................. 14 1.1.5. Từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo ............................ 16 1.2. VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH ..................................................................... 18 1.2.1. Khái niệm định danh ..................................................................... 18 1.2.2. Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả .............................................. 19 1.3. VÀI NÉT VỀ NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM .......... 19 1.3.1. Vài nét về ngƣời Tày ở Việt Nam .................................................. 19 1.3.2. Vài nét về tiếng Tày ở Việt Nam ................................................... 23 1.4. NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA ............................................................ 33 1.4.1. Khái niệm văn hóa ......................................................................... 33 1.4.2. Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa ........................................................ 35 1.5. TIỂU KẾT ......................................................................................... 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) .......................................................... 38 2.1. DẪN NHẬP ...................................................................................... 38 2.2. CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY ......................................................................................................... 39 2.2.1. Tình hình tƣ liệu ............................................................................ 39 2.2.2. Đặc điểm cấu trúc của từ chỉ lúa gạo ............................................. 40 2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa ....................................................................... 42 2.2.4. Đặc điểm phƣơng thức định danh .................................................. 45 2.2.5. Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ lúa gạo .................................... 48 2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO ................................................................... 49 2.3.1. Tình hình tƣ liệu ............................................................................ 49 2.3.2. Đặc điểm cấu trúc từ ...................................................................... 51 2.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa ....................................................................... 54 2.3.4. Đặc điểm phƣơng thức định danh .................................................. 55 2.3.5. Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo .......... 58 2.4. SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY VÀ TIẾNG VIỆT ............................................................................................ 60 2.4.1. Sự tƣơng đồng ............................................................................... 60 2.4.2. Sự khác biệt ................................................................................... 63 2.5. TIỂU KẾT ......................................................................................... 65 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)............................................................................................. 67 3.1. DẪN NHẬP ...................................................................................... 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO ............................................................................... 67 3.2.1. Đặc điểm phƣơng thức canh tác nông nghiệp ................................ 69 3.2.2. Văn hóa ẩm thực ............................................................................ 70 3.2.3. Văn hóa ứng xử ............................................................................. 78 3.2.4. Văn hóa tâm linh ........................................................................... 80 3.3. NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA QUA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY VÀ TIẾNG VIỆT ............................................................................ 90 3.3.1. Sự tƣơng đồng ............................................................................... 90 3.3.2. Sự khác biệt ................................................................................... 94 3.4. TIỂU KẾT ......................................................................................... 97 KẾT LUẬN ................................................................................................. 98 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong những nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á có nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc điển hình. Xã hội lúa nƣớc Việt Nam đã để lại những dấu ấn nhất định trong ngôn ngữ, đó là kho tàng từ vựng hết sức phong phú phản ánh những tri thức của ngƣời Việt về một thế giới xung quanh cây lúa nƣớc. Đồng thời nền văn minh nông nghiệp của ngƣời Việt cũng là sự thể hiện rõ nhất của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc. Văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc Việt Nam có những nét chung với các nền văn hoá lúa nƣớc cùng khu vực, nhƣng lại có những nét khu biệt rất riêng, làm thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Nƣớc ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Trong nền văn hoá đa dân tộc, đa ngôn ngữ đó, mỗi dân tộc anh em đều có bản sắc văn hoá riêng, tiếng nói riêng của mình. Để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của mỗi dân tộc để đảm bảo tính đa dạng phong phú của nền văn hoá Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đồng thời, chúng ta cũng cần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc vì nó là yếu tố quan trọng nhất của văn hóa, ghi nhận và bảo tồn giá trị văn hóa, tri thức của dân tộc đó. Trong số các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam, dân tộc Tày là một cộng đồng tộc ngƣời có số dân đông nhất, có hơn 1 triệu ngƣời. Cƣ trú trên những cánh đồng màu mỡ ở các thung lũng trong đó có nhiều cánh đồng khá lớn nhƣ Hoà An, Tràng Định, Lạng Sơn, Phủ Thông, Bắc Quang, ngƣời Tày đã có một nền tảng kinh tế trồng lúa nƣớc khá phát triển. Việc trồng lúa nƣớc thay cho việc trồng cây ăn củ và trồng lúa nƣơng là đặc điểm văn hoá vật chất lớn nhất của ngƣời Tày. Ở đấy bao gồm tất cả những nét nổi bật và đặc trƣng về văn hoá vật chất nhƣ ăn, mặc, ở, trồng trọt, chăn nuôi… của ngƣời Tày. Đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn biệt là hệ thống từ ngữ biểu thị tên gọi của lúa, với các trạng thái, các sản phẩm, chế phẩm lúa gạo do con ngƣời tạo ra. Việc nghiên cứu tìm hiểu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày thiết nghĩ là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc và phát huy bản sắc văn hoá của ngƣời Tày. Mặt khác nó giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về một nét văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, góp phần làm phong phú thêm về mặt tƣ liệu văn hoá của dân tộc Tày và văn hoá của dân tộc thiểu số. Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt) để làm đề tài nghiên cứu cho mình. Hơn nữa, là ngƣời dân tộc Tày nên việc chọn vấn đề này làm đề tài luận văn còn nhằm mục đích giúp chính ngƣời viết tìm tòi và hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình trong toàn bộ tiến trình phát triển truyền thống văn hoá rất đỗi tự hào của dân tộc. Mặt khác, việc nghiên cứu này còn nhằm mục đích thiết thực là giúp cho dân tộc khác hiểu đƣợc hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo, hiểu thêm văn hoá của ngƣời Tày. Nghiên cứu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày là việc làm cần thiết không những có ý nghĩa về mặt khoa học thực tiễn mà nó còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ dân tộc Tày có ý thức giữ gìn và phát huy ngôn ngữ và bản sắc dân tộc. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Từ trƣớc đến nay, có nhiều công trình của các tác giả nghiên cứu về từ vựng tiếng Tày. Năm 1969, Lạc Dƣơng có bài viết “Tính phong phú của tiếng Tày – Nùng” in trên báo Việt Nam độc lập; Năm 1969, Nguyễn Hàm Dƣơng có bài viết “Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng Tày- Nùng” in trên báo Việt Nam độc lập; “Một vài ý kiến về các từ mƣợn trong tiếng Tày – Nùng” của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo in trên Tạp chí ngôn ngữ, năm 1970; “Vài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn nét về sự phát triển của tiếng Tày – Nùng sau Cách mạng tháng Tám” của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo in trên Tạp chí ngôn ngữ, năm 1970; “Cách làm giàu vốn từ vựng Tày - Nùng” của Nguyễn Thiện Giáp in trên báo Việt Nam độc lập, năm 1970; “Ngữ pháp Tày - Nùng” của Lục văn Pảo, Hoàng Văn Ma, 1971; “Từ điển Tày Nùng - Việt” của Lục Văn Pảo, Hoàng Văn Ma, 1984; “Về kho từ vựng chung Việt - Tày” của Đoàn Thiện Thuật in trong Những vấn đề ngôn ngữ học về các phƣơng ngữ phƣơng Đông, 1986…Ngoài ra, còn có hàng loạt những bài báo, công trình nghiên cứu khác về ngôn ngữ, dân tộc Tày của Hoàng Ma (xem thêm Thƣ mục tham khảo). Điểm lại các công trình, bài viết của họ, chúng ta thấy khi viết về từ vựng trong tiếng Tày, các nhà nghiên cứu thƣờng đề cập đến các vấn đề nhƣ: Tính phong phú của tiếng Tày - Nùng; Về tình hình từ mƣợn trong tiếng Tày Nùng; Sự phát triển về vốn từ, về nghĩa từ của tiếng Tày- Nùng sau Cách mạng tháng Tám; Nghiên cứu về ý nghĩa của từ, nguồn gốc của từ và cách cấu tạo của từ trong tiếng Tày - Nùng; Nghiên cứu về sự tƣơng ứng ngữ âm giữa những từ dạng Tày và dạng Việt, từ đó nghiên cứu về lịch đại góp phần làm sáng tỏ quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ. Nhƣng cho đến nay, với những tƣ liệu hiện có và sự hiểu biết của mình, chúng tôi chƣa thấy có bất kì một công trình, bài viết nào nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa, đặc biệt về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày một cách có hệ thống. Vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày tuy chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp, nhƣng lại là vấn đề mới và cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, thành quả của các nhà nghiên cứu đi trƣớc là những ý kiến gợi mở quí báu, tạo điều kiện cho chúng tôi khai thác và hoàn chỉnh luận văn này. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Với đề tài Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt), luận văn nghiên cứu về đặc điểm vốn từ ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo, chứ ngƣời viết chƣa có ý định nghiên cứu trƣờng nghĩa về lúa gạo. Khi nghiên cứu trƣờng nghĩa về lúa gạo, ngƣời nghiên cứu sẽ phải nghiên cứu không chỉ các từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm đƣợc làm từ lúa gạo, mà còn phải nghiên cứu cả các từ ngữ chỉ hành động, tính chất, các dụng cụ liên quan đến lúa gạo và các sản phẩm đƣợc làm từ lúa gạo, kiểu nhƣ: cấy, trồng, gieo..., cắt, gặt, đập..., xay, hấp, giã, gói, nấu, làm, chƣng, đồ... Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, văn hóa của riêng lớp từ (vốn từ) để chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo. 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ 4.1. Mục đích - Nghiên cứu về cấu trúc, ngữ nghĩa và cả phƣơng thức định danh từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày . - Thông qua việc nghiên cứu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày để hiểu rõ hơn về văn hoá ngƣời Tày. 4.2. Nhiệm vụ Luận văn có 4 nhiệm vụ: 1) Tập hợp những vấn đề lí luận về cấu tạo từ và ngữ (hình vị, từ, nghĩa hay ý nghĩa), về nghĩa của từ và ngữ có liên quan đến nội dung đƣợc đặt ra trong đề tài. Bên cạnh đó, luận văn cũng tập hợp những ý kiến, tài liệu xung quanh vấn đề về tiếng nói và chữ viết Tày (Tày - Nùng) để làm cơ sở cho việc miêu tả trong chuyên luận này. 2) Miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh của các từ, ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày. 3) Miêu tả đặc điểm văn hóa của các từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn 4) So sánh hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày với từ ngữ Việt để thấy đƣợc sự tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, văn hoá đƣợc thể hiện trong hệ thống từ ngữ ấy. 5. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 5.1. Tƣ liệu - Nguồn tƣ liệu thành văn: là một số công trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ: “Từ điển Tày Nùng – Việt” của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo; “Ngữ pháp tiếng Tày- Nùng” của Lục Văn Pảo, Hoàng Văn Ma; “Tiến tới xác lập vốn từ văn hoá Việt” của Nguyễn Văn Chiến, “Văn hoá Tày- Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ; “Văn hoá truyền thống Tày- Nùng” của Hoàng Quyết, Ma Văn Bằng… - Nguồn tƣ liệu điền dã: + Thu thập tƣ liệu từ thực tiễn cuộc sống, thông qua các đợt điền dã tại một số bản làng nơi ngƣời Tày sinh sống ở huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. + Các tài liệu truyền miệng do các cụ cao niên kể lại về cách gọi tên các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày, đặc điểm văn hoá tâm linh của ngƣời Tày thông qua các từ ngữ đó. - Tƣ liệu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo đƣợc chúng tôi thống kê chủ yếu qua Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006). Tuy nhiên, do việc so sánh với tiếng Việt chỉ nhằm mục đích nêu bật đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, và văn hóa của các từ ngữ trong tiếng Tày, cho nên chúng tôi dựa vào kết quả phân tích cấu trúc từ, ngữ theo mô hình của Đỗ Hữu Châu trong công trình: “Các bình diện của từ và từ tiếng Việt” (1999), chứ không phân tích sâu. Mặt khác, về phƣơng diện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn văn hóa của các từ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo, ngoài việc thống kê và phân tích tƣ liệu tiếng Việt, chúng tôi có dựa vào cách nhìn nhận của Nguyễn Văn Chiến trong công trình “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt” (2004). 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đƣợc đề tài trên, ngƣời viết luận văn có sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu dƣới đây: - Phƣơng pháp nghiên cứu điền dã để thu thập và bổ sung tƣ liệu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày. - Phƣơng pháp miêu tả : các thủ pháp đƣợc áp dụng là các thủ pháp luận giải bên trong và luận giải bên ngoài. Với các thủ pháp luận giải bên trong, chúng tôi tiến hành việc phân loại , hệ thống hóa các đơn vị ngôn ngƣ̃ thành các nhóm, các loại, các tiểu hệ thống phân cấp , các hệ thống con; cùng với thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp; thủ pháp đối lập ; thủ pháp phân tích trƣờng nghĩa... Cùng với thủ pháp luận giải bên trong là các thủ pháp luận giải bên ngoài nhƣ: văn hóa tộc ngƣời, tâm lí tộc ngƣời, thống kê... - Phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc ngƣời viết áp dụng để chỉ ra những tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh và văn hóa trong hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày với tiếng Việt. Tuy nhiên, việc so sánh đó chỉ cốt nêu lên đặc điểm chủ yếu của hệ thống từ ngữ đó trong tiếng Tày, chứ ngƣời viết không có ý định nghiên cứu về các từ ngữ này trong tiếng Việt. Ngoài các phƣơng pháp ở trên, ngƣời viết luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác : phƣơng pháp quy nạp, diễn dịch, mô hình hóa... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn 6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 6.1. Về lí luận - Lần đầu tiên có luận văn nghiên cƣ́u về tƣ̀ ngƣ̃ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm tƣ̀ lúa gạo của ngƣời Tày bổ sung thêm những cứ liệu về đặc điểm cấu tạo từ, ngữ của các ngôn ngữ đơn lập vào lí luận đại cƣơng. - Luận văn bổ sung tƣ liệu vào việc nghiên cƣ́u văn hóa của dân tộc Tày, một dân tộc có nghề trồng lúa nƣớc lâu đời, và chỉ ra đặc điểm văn hóa tộc ngƣời này qua cứ liệu về vốn từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo. Mặt khác, những tƣ liệu và lí giải của luận văn sẽ góp phần soi sáng thêm mối quan hệ Việt - Tày, nói riêng, và ngƣời Việt với các cƣ dân sử dụng các ngôn ngữ Thái - Kađai, nói chung, trong sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa diễn ra gần chục thế kỉ qua. 6.2. Về thƣ̣c tiễn - Luận văn giúp cho đồng bào các dân tộc khác (ở Việt Nam và trên thế giới) hiểu đƣợc những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh và văn hóa hệ thống tƣ̀ ngƣ̃ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày. - Trên cơ sở sƣu tầm, tập hợp, hệ thống tƣ liệu về ngôn ngƣ̃ chỉ lúa gạo , luận văn giúp chính tác giả luận văn cũng nhƣ nhiều ngƣời Tày, đặc biệt là những ngƣời thuộc thế hệ trẻ, hiểu thêm về những đặc điểm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của ngƣời Tày . Đó chính là đặc điểm sản xuất nông nghiệp trồng lúa gắn liền với đặc điểm định cƣ vùng thung lũng và sƣờn núi cùng với những giống lúa đƣợc trồng cấy phù hợp với môi trƣờng, địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu, đặc điểm canh tác... Đó còn là đặc điểm văn hóa ẩm thực của ngƣời Tày thông qua cách chế biến các sản phẩm làm từ lúa gạo. Mỗi loại sản phẩm này lại có những gia vị, có cách chế biến, sử dụng khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn nhau. Cùng với chúng là văn hóa tâm linh của ngƣời Tày trong quá trình chế biến, sử dụng các loại sản phẩm này. 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài Mở đầu , Kết luận , Danh mục tài liệu tham khảo , Phụ lục , nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chƣơng 2: Đặc điểm cấu trúc từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày, có so sánh với tiếng Việt. Chƣơng 3: Đặc điểm văn hóa từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày, có so sánh với tiếng Việt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH VỊ, TỪ, NGỮ VÀ NGHĨA 1.1.1. Hình vị Trong ngữ pháp hiện nay, ta thƣờng bắt gặp những quan niệm phổ biến: Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa. Định nghĩa này cho thấy hình vị chỉ khác từ ở chỗ không có khả năng đƣợc sử dụng độc lập, không thể tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu. Các nhà nghiên cứu coi hình vị là đơn vị (hay thành tố, yếu tố) gốc, đơn vị tế bào của ngữ pháp, là đơn vị có tổ chức tối đơn giản, trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với một ý nghĩa nhất định. Đặc biệt đƣợc chú ý là giá trị ngữ pháp của nó, với tƣ cách yếu tố cấu tạo từ. Ngoài tên gọi “hình vị”, đơn vị này còn đƣợc gọi là “moocphem” (morpheme), “từ tố”, “nguyên vị”, “hình tố”... Ngoài ra, ngƣời ta còn phân biệt “căn tố” và “phụ tố” (và các dạng khác nhau của phụ tố: tiền tố, trung tố, hậu tố) trong cấu trúc của từ. Khi nghiên cứu các ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học ít tranh luận về các đặc tính chung của hình vị nhƣng những dạng thức cụ thể của một hình vị trong một ngôn ngữ cụ thể là thế nào, hiểu ra sao về “nghĩa” của hình vị trong ngôn ngữ này..., thì lại đƣợc thảo luận khá kĩ và sôi nổi. Chẳng hạn, trong tiếng Việt từng có cuộc tranh luận rất sôi nổi về bản chất các đơn vị đƣợc gọi là “tiếng” (với vai trò nhất thể ba ngôi, vừa là “âm tiết”, vừa là “từ”, vừa là “hình vị”). Dƣới đây là một số định nghĩa về hình vị: “Một yếu tố có nghĩa được xác định là hình vị chỉ khi làm thành phần của từ và chỉ trong quan hệ với từ” [48, 60-66]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn “Hình vị là đơn vị hình thái học không thể phân chia thành những đơn vị hình thái học nhỏ hơn, nó là yếu tố cấu tạo từ” [4, 23]. “Hình vị là những đơn vị có nghĩa nhỏ nhất có thể kết hợp với nhau để tạo các từ” [8, 8]. “Hình vị cũng là đơn vị có nghĩa, cũng được tái hiện như các từ, nhưng hình vị chỉ được phân xuất ra nhờ phân tích bản thân các từ, chúng không tồn tại độc lập mà nhập hẳn vào từ, không tách rời khỏi từ” [21, 13]. “Hình vị là đơn vị ngôn ngữ, nhỏ nhất, có nghĩa, có chức năng làm thành tố trực tiếp tạo nên từ” [27, 40]… Từ những định nghĩa trên, ta thấy “hình vị” có một số đặc điểm đáng lƣu ý là: - Là đơn vị có kích thƣớc vật chất - âm thanh nhất định, là mặt biểu thị, hình thức; - Là đơn vị có ý nghĩa nhất định, là mặt đƣợc biểu thị, nội dung; - Là đơn vị có cấu trúc nội tại tƣơng đối ổn định, vững chắc, không thể phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn về nghĩa; - Là đơn vị có chức năng cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, chủ yếu là dùng để cấu tạo nên từ... Tuy vậy, hình vị trong các ngôn ngữ cụ thể (với tất cả các dạng thức của nó) không phải là đơn vị có thể nhận thức dễ dàng. Hình vị là kết quả của sự phân tích và tổng hợp của nhà nghiên cứu, nhằm mục đích “mổ xẻ” để hiểu rõ bản chất, chức năng của các đơn vị lớn hơn nó hoặc chính nó trong các mối quan hệ với các đơn vị cùng loại và khác loại. Cái đơn vị này thƣờng không hiển nhiên đối với ngƣời bản ngữ. Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa hai khái niệm nhiều khi không trùng khớp: “hình vị” và “thành tố cấu tạo từ”. Hình vị có thể trực tiếp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn cấu tạo nên từ (một mình nó hoặc kết hợp với các hình vị khác) hoặc không trực tiếp cấu tạo nên từ, mà gián tiếp, bằng cách kết hợp với các hình vị khác để tạo thành một thành tố có nghĩa lớn hơn hình vị. Thành tố này mới đƣợc dùng để trực tiếp cấu tạo nên từ. Thành tố cấu tạo từ có thể trùng hoặc không trùng khớp với hình vị. Cách nhìn nhận nhƣ vậy, giúp ta giải thích có logic đối với những trƣờng hợp các hình vị kết hợp với nhau, nhƣng sản phẩm của sự kết hợp này không thể đƣợc đánh giá là từ (không tái hiện đƣợc tự do trong lời nói để tạo nên câu), mà chỉ nên xem là thành tố cấu tạo từ. “Thành tố cấu tạo từ” đƣợc hiểu là yếu tố bên trong từ, yếu tố hợp thành nên từ. Nhƣ vậy, cách hiểu này còn giúp phân biệt nó với đơn vị đƣợc gọi là “đơn vị gốc”, đơn vị ở bên ngoài từ đang nói, đơn vị đƣợc lấy làm cơ sở để tác động và chuyển hoá thành ra thành tố cấu tạo từ. Từ những cách nhìn nhận hình vị trong các tài liệu ngôn ngữ học, ta có thể chấp nhận định nghĩa: Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) cấu tạo nên từ. 1.1.2. Khái niệm từ Từ là một trong những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học. Cái đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ vẫn đƣợc quan niệm là dùng để gọi tên các sự vật hiện tƣợng của đời sống, mang trong mình nó các thuộc tính tiêu biểu về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của một ngôn ngữ. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, đã có những câu trả lời không nhƣ nhau, đã có rất nhiều định nghĩa về từ. Tuy nhiên, chƣa có định nghĩa nào thỏa mãn đối với các nhà ngôn ngữ học. Có tình trạng trên là vì khi xem xét từ, các nhà nghiên cứu đã căn cứ trên các ngôn ngữ có những điểm rất khác nhau về loại hình, về quan hệ cội nguồn… hoặc nhìn nhận từ dƣới những góc nhìn không nhƣ nhau, từ các phƣơng diện khác nhau. Quả vậy, trong hơn 6000 ngôn ngữ thế giới, từ đƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn hiện thực hoá bằng những hình thái rất đa dạng. Đồng thời, có thể thấy cái đơn vị đƣợc hiểu là một tổ hợp âm thanh có ý nghĩa, là sự thống nhất giữa hình thức và khái niệm đƣợc hàm chứa trong hình thức ấy, là đơn vị tiềm năng để cấu tạo nên câu, là sự kiện tâm lí - ngôn ngữ học... ấy, vừa không dễ xác định, vừa thể hiện theo cách này cách khác. Tình trạng phức tạp của việc định nghĩa từ xuất phát từ chính bản thân từ trong các ngôn ngữ. Viện sĩ L. V. Sherba đã viết: “trong thực tế, từ là gì? thiết nghĩ rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau. Do đó không có khái niệm “từ nói chung” [dẫn theo 27, 12]. Cho đến nay, ngoài thực tế là việc xác định khái niệm “từ” chƣa đi đến đƣợc sự nhất trí và có quá nhiều định nghĩa về từ, lại có ý kiến cho rằng trong các ngôn ngữ chúng ta đã biết, “không có khái niệm từ nói chung” nhƣng đồng thời cũng có ý kiến cho rằng: “Từ nói chung dầu sao vẫn tồn tại”. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã tránh, không đƣa ra lời định nghĩa chính thức hiển ngôn đối với từ, hay họ chỉ đƣa ra những lời định nghĩa thích hợp đối với lĩnh vực mà mình nghiên cứu, hoặc trình bày nội dung của khái niệm “từ” bằng những ngôn từ chung chung, ƣớc định. Tuy vậy, từ những định nghĩa rất khác nhau về từ, ta có thể nhận thấy “từ” có một số đặc điểm đáng lƣu ý nhƣ sau: - Là đơn vị có kích thƣớc nhất định về vật chất - âm thanh, là mặt biểu thị, mặt hình thức, hay còn gọi đó là “từ ngữ âm - âm vị học”; - Là đơn vị có ý nghĩa biểu thị các sự vật, hiện tƣợng... nhất định, là mặt đƣợc biểu thị, nội dung; - Là đơn vị có cấu trúc nội tại tƣơng đối vững chắc, ổn định, có nghĩa mà không thể phân tách thành đơn vị nhỏ hơn; - Là đơn vị có chức năng khi hoạt động trong lời nói, là đơn vị để kiến tạo nên câu nói... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn Để có cơ sở thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài và khảo sát tƣ liệu, chúng tôi lựa chọn khái niệm từ sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu” [11, 136]. Nhƣ vậy, từ có tính hoàn chỉnh cả về ngữ âm và về ngữ nghĩa (dù là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp). Chính tính hoàn chỉnh về âm và nghĩa nhƣ vậy đã khiến cho từ có khả năng vận dụng độc lập để tạo câu. Trong định nghĩa vừa nói, có hai đặc điểm của từ đƣợc nêu ra đáng chú ý: - Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa: Từ có hình thức phổ biến là một chiết đoạn âm thanh hoàn chỉnh nhỏ nhất, đồng thời có ý nghĩa (dùng để gọi tên các sự vật hiện tƣợng, các thuộc tính, các quan hệ… trong thực tiễn đời sống). - Từ được sử dụng độc lập, tự do trong lời nói để đặt nên câu: Từ có thể tách biệt ra khỏi các đơn vị khác (khác với các từ khác, cụm từ…) và đƣợc dùng theo các quy tắc nhất định để tạo nên câu (là đơn vị đƣợc cấu tạo bằng các từ và các cụm từ, dùng để thông báo). Những đặc điểm trên giúp phân biệt từ với các đơn vị khác: phân biệt với yếu tố cấu tạo nên từ (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, nhƣng không đƣợc dùng trực tiếp để "đặt nên câu"); phân biệt với cụm từ và câu (các đơn vị có nghĩa, nhƣng không "nhỏ nhất")…Qua những ý kiến của các nhà ngôn ngữ học đi trƣớc, rõ ràng từ là một thực thể, tồn tại trong mỗi hệ thống ngôn ngữ với những đặc điểm hình thức, cấu trúc nội tại và có thể có cách biểu thị nội dung (ý nghĩa) khác nhau, đƣợc ngƣời bản ngữ tri giác là có (hiện thực về mặt tâm lí) ấy. Ví dụ, trong tiếng Tày: pẻng (bánh), pẻng đổng (bánh đúc), pẻng quyển (bánh cuốn), khẩu xay (gạo lức), chả (mạ)... đều là những từ. 1.1.3. Ngữ Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan