Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ một cuộc đời suy ngẫm về đạo làm người...

Tài liệu Từ một cuộc đời suy ngẫm về đạo làm người

.PDF
559
29
120

Mô tả:

ĐẮC TRUNG Từ MỘT CUỘC ĐỜI suy ngẫm về ĐẠO LÀM NGƯỜI III rii NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI TỪ MỘT CUỘC ĐỜI SUY NGÂM VỀ ĐẠO LÀM NGƯỜI NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI 4 - Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: (024) 38252916 - E-mail: [email protected] TỪ MỘT CUỘC ĐỜI SUY NGẪM VỀ ĐẠO LÀM NGƯỜI ĐẮC TRƯNG (Tác giả giữ bản quyền) (Liên hệ tác giả qua số ĐT: 0913236372; địa chỉ Email [email protected]) Chịu trách nhiệm xuất bản: Tổng Giám đốc - Tổng Biên tập LÊ TIẾN DŨNG Biên tập: PHẠM THỊ THU TRANG PHẠM THỊ ANH MINH Bìa: Tuto HOÀNG vũ Trình bày: MAI NGỌC Sửa bản in: THU ANH 978-604-55-4471-6 In 4.000 bản, khổ 16x24 cm. In tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hưng Hà, số 9, Tập thể Điện tử Sao Mai, Nghĩa Đô, cầu Giấy, Hà Nội. Quyết định xuất bản số: 761/QĐ-HN ngày 15/7/2019. Xác nhận đăng ký xuất bản: 2504 - 2019/CXBIPH/02 - 143/HN. In xong và nộp lưu chiểu Quý III/2019. ĐẮC TRUNG TỪ MỘT CUỘC ĐỜI SUY NGẪM VỀ ĐẠO LÀM NGƯỜI ĐỒNG CHÍ NGÔ THỊ THANH HÀNG ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG PHÓ Bí THU THƯỞNG TRỤC THÀNH ỦY NHÀ XUẤT BẢN HÃ NỘI - 2019 Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP 4 LỜI GIỚI THIỆU Danh tướng quản sự - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, là đề tài cỏ sức hấp dân mãnh liệt với các nhà quân sự, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu... cả trong và ngoài nước. Qua những lần được tiếp xúc Đại tướng, cùng nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu, Nhà văn Đắc Trung rất mong muốn viết về Đại tướng với lòng tôn kính, biết ơn và từ đó suy ngẫm về triết lý nhân sinh. Tuy nhiên để thê hiện trung thực và sâu sắc một trong "10 nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại"^ quả không dề... Nhưng sau "Lễ Quốc tang" đặc biệt, hiểm có, cùng hàng triệu đồng bào thành tăm tiễn đưa Đại tướng về cõi vĩnh hằng với nồi tiếc thương vô hạn đã thôi thúc nhà văn quyết thực hiện ước nguyện của mình. Cuốn sách này tác giả thể hiện hai chủ đề song song: viết về Đạo làm người được minh chứng bằng cuộc đời Đại tưóng Võ Nguyên Giáp. Viết về cuộc đời Đại tưởng Võ Nguyên Giáp đê chứng minh Đạo làm người giúp bạn đọc thêm nhiều kiến thức góp phần hoàn thiện mình và những kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống. Đây cũng là cuốn sách mang tỉnh lịch sử với nhiều tài liệu phong phú cùng phân tích, nhận định, đảnh giả. Đặc biệt từ góc nhìn độc đáo - góc nhìn qua triết học phương Đông, Phật giảo, Nho giáo, Lão giáo và tinh hoa truyền thống vàn hóa dân tộc... nhà văn không chi đúc kết, mà còn phản tích, luận giải, lý giải, diễn giải khá sâu sắc các khải niệm và yếu tố đẫ tạo nền tảng (1). "Tân hách khoa toàn thư Anh quốc” tái bản lần thứ 15. 5 cho những phẩm giá cao quý về nhản cách, đạo đức, lối sổng; về tài năng quăn sự mà trong đó có sự chăm lo giáo dục rèn luyện của Đảng và Bác Hồ đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đồng thời chủng ta cũng thấy vai trò quan trọng và cống hiến của Đại tướng trong lịch sử quân sự Việt Nam hiện đại. Bằng thủ pháp nghệ thuật lẩy xa nói gần, dùng xưa nói nay, mượn ngoài nói trong, trực tiếp và gián tiếp; dẫn chứng từ triết học, điển tích, văn học, lịch sử Đông, Tây, kim, cổ và những câu chuyên thực tiễn cuộc đời, đặc biệt cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp; cùng vốn sống và ngôn ngữ phong phủ, lập luận chặt, triết lý sâu, tác giả dẫn dắt người đọc cùng với ông nhìn nhận, đánh giá, suy ngẫm về Đại tướng để từ đó rút ra những bài học về thế giới quan và nhân sinh quan... Cuốn sách rất cỏ ích và đáng được chào đón. Chủng tôi trân trọng giới thiệu. Rất mong nhận được nhiều góp ý của quỷ độc giả. NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI 6 LỜI BẠCH 7- _ 7~ 7- ' • • r?__ _ TA J? J ___ __ >> _____ _ >> 7 2 7_ r? Cớ' ba khái niệm: Suy- >> , < < Đôi và' u T7 Vong . íế TZVong là hệ quả tất yếu của “Suy” và “Đồi”. Giữa “Suy” và “Đồi” thì “Đồi ” nguy hại hơn. Đặc biệt nếu để “Đồi ” về đạo đức, lối sống thì nhảt định con đường dân đên “Vong” là khó tránh khỏi. Với từng con người, từng gia đình, từng dòng tộc và môi quốc gia đêu thê. Vì vậy điều đó luôn là mối lo lớn của mọi thời đại và hiện tại chủng ta đang đứng trước thử thách nghiêm trọng này. Nguyên nhân nào dẫn đến “Đồi ” về đạo đức, lối sổng? Nhiều, nhưng một trong những lý do quan trọng là mỗi thành viên trong xã hội không hiêu hêt “Đạo làm người”, không tu rèn theo “Đạo làm người ” và không biết sống theo “Đạo làm người ”. Vậy “Đạo làm người” là gì? “Đạo làm người ” là khải niệm hình thành rất lâu được đúc kêt từ những tinh hoa truyên thông dân tộc, từ các chủ thuyêt như Lão giáo, Phật giáo, Không giáo... Dù có những khía cạnh khác nhau (như cốt lõi của Phật giáo là “Thiện ”, của Không giáo là “Nhân ”, của Lão giáo là “Vô vi”, của tinh hoa truyền thông dân tộc là tông hợp những ưu việt mà các thế hệ tiền bối chủng ta đã chọn lọc, tiếp thu, kế thừa...), nhưng nội hàm cơ bản đêu thê hiện nhừng chuân mực, những tiêu chỉ, những quy phạm được ước định với các chế tài pháp lý và tự nguyện về moi quan hệ giữa con người với thiên nhiên, với Tô quôc, với quê hương, với xã hội, với cộng đồng, với gia đình, dòng tộc và với chính mình. Nội dung “Đạo làm người ” bao gom phạm vi rất rộng vừa cụ thê, vừa trừu tượng liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qua lại biện chứng với nhau, cùng những phương pháp tu tập, rèn luyện đòi hỏi ý chí, nghị lực, sự kiên trì, dám chịu đựng và biết hy sinh. Tất cả những gì liên quan đến “Đạo làm người ” 7 đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội đều phải học, phải đọc, phải nghe, đặc biệt phải suy ngẫm để thấu hiểu sâu sắc, tu tập nghiêm chỉnh, sống theo điều đã tu nhằm trở thành người chân chính. Ở nước ta nhiều tiền nhân trong lịch sử đã để lại những tấm gương trong sáng về “Đạo làm người”. Đó là các bậc chân tu như Đại sư Khuông Việt, Đại sư Vạn Hạnh, Đại sư Minh Không; các bậc minh vương như: Lý Thái Tổ, Lỷ Thảnh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông; Chủ tịch Hồ Chỉ Minh; các bậc chỉ sĩ như Tô Hiến Thành, Trần Nhật Duật, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lương Thế Vinh, Nguyên Thiếp, Phạm Văn Nghị, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Vô Nguyên Giáp... Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp khá trọn vẹn với đầy đủ tiêu chỉ, chuẩn mực của “Đạo làm người”, giống như viên ngọc quỷ đa diện, chiếu mặt nào cũng thấy long lanh ánh sáng. Khi Ông qua đời, “Le Quốc tang” đặc biệt hiếm có mà Đảng, Nhà nước, lòng dân và lịch sử dành cho Ông đã khẳng định điều đó. Nhờ đâu Ông đạt được vinh hạnh ẩy? Đó là do Ông hiểu “Đạo làm người ”, tu rèn theo “Đạo làm người ” và biết song theo “Đạo làm người ”. Tác giả cuốn sách này có may mắn được tiếp xúc Đại tướng nhiều lần, được hiếu về Ông, tôn kinh Ông và rất mong muon được viết về “Đạo làm người ” có Ông làm minh chứng; được viết về Ông để chứng minh “Đạo làm người ” với hy vọng cùng bạn đọc suy ngâm rút ra cho mình những điều quý giả và hữu ích về triết lý nhân sinh. Đây là đề tài lớn và rất khó, mong bạn đọc rộng lượng tiếp nhận tẩm lòng và sự đỏng góp nhỏ bé của một nhà văn đã ở tuổi 80. ĐẮC TRUNG 8 Chương I NHẬP ĐÈ 9 Suy ngẫm để hiểu mình, hiểu người, hiểu đời. Sống hay tồn tại? Ông tà Đại tướng của tòng dân - Tôn vinh Danh tướng. Đê hiêu bản chât con người, sự vật và chân lý cuộc sông, phải trải qua quá trình gian nan, vất vả, lao tâm, khổ trí: từ nhận thức chủ quan, đến nhận thức khách quan; từ tư duy cảm tính, đến tư duy lý tính. Mọi điều chúng ta học được, đọc được, nghe rao giảng được mới chỉ là nhận thức, thế thôi thì chưa đủ, còn phải suy ngẫm để biến những điều đó thành tri thức và đạo lý sống. Muốn hiểu quy luật của vạn vật, bách tính trước hết ta cần suy ngẫm để hiểu mình, hiểu người và hiểu đời. Có suy ngẫm về mình mới hiểu mình, mới sống được với mình và mới biết dùng mình. Có suy ngẫm về người mới hiểu người, mới sống được với người và mới biết dùng người. Có suy ngẫm về đời mới hiểu đời, mới sống được ở đời và mới tạo ra ý nghĩa cuộc đời. Rất tiếc do suy ngẫm là việc khó nên không phải ai cũng chịu khó suy ngẫm. Thế gian có người tham sống sợ chết, nhưng cũng không ít kẻ không sợ chết mà sợ sống. Có người không còn sống nhưng không bao giờ chết. Có không ít kẻ vẫn sờ sờ đấy mà chẳng khác chết rồi. Có người khi qua đời để lại bao ân tình và nỗi xót thưong vô hạn. Có kẻ chết rồi vẫn phải gánh chịu bao oán hận. Vậy thế nào là sống và thế nào là chết? sống thế nào và chết thế nào? Đó là những câu hỏi muôn thuở cho mỗi chúng ta. Sống nhiều không phải sống lâu, mà là suy ngẫm nhiều và biết suy ngẫm. Suy ngẫm mới biến thành đạo lý để soi sáng cho hành động. Suy ngẫm xuất phát từ thiện tâm thì hành động 11 mới trên nền chính đức. Nếu chưa tìm được lý tưởng cao cả để có thể sẵn sàng hy sinh vì nó thì chưa hẳn đúng nghĩa là sống. Ở đời có những điều không trường lớp thầy cô nào dạy, mà phải do chính mình suy ngẫm rút ra. Vì thế có khi già mà sống đom giản, nông cạn, nhưng trẻ lại sâu sắc, chín chắn. Hãy xem mình là người khác, xem người khác là mình. Xem người khác là người khác, xem mình là mình. Bằng cách ấy sẽ giúp ta hiểu người khác và hiểu chính mình. Vì vậy, ta cần tránh tư duy theo đám đông, phải có chính kiến riêng trên cơ sở nhìn nhận phân tích khoa học kết hợp với thực tiễn bằng chính bộ óc và trái tim mình. Trong cuộc sống chỉ nên tin những gì mình đã suy ngẫm, trải nghiệm và điều đó có lợi cho mình và cho người khác. Nhiều người thường chỉ quen hoạt động ỷ lại vào những giáo lý và phương pháp hướng dẫn có sẵn. Do đó rất dễ bị sai lạc, lầm lẫn. Phải tự mình tìm lấy con đường cho chính mình. Bởi giải thoát bản ngã để đến với vị tha đòi hỏi sự can đảm, nỗ lực cá nhân và không con đường nào giống con đường nào. Lão Tử dạy: "Con đường ngàn dặm bắt đầu từ bước đầu tiên. Bước đầu tiên là xuất phát bởi chính mình chứ không phải người khác, vì người khác không phải là mình" ("Đạo đức kinh"). Trước khi làm việc gì, nói lời gì hãy tự hỏi: Thiện hay ác? Chính hay tà? Đúng hay sai? Tốt hay xấu? Thật hay giả? Được hay mất? Trên cơ sở những trả lời mà quyết định. Bất luận hoàn cảnh dẫu khác nhau thì mọi người đều được tiếp thu hai thứ giáo dục: một do người khác tạo ra, một quan trọng hơn do mình tạo ra. Tự giáo dục giúp ta hiểu được bản thân và không đánh mất mình, mà phải làm liên tục không lúc nào ngưng nghỉ tới khi qua đời. Cho nên dù là nhà giáo dục thì cũng rất cần được giáo dục. Bởi vậy muốn sống theo đúng nghĩa của SỐNG và không phải chết theo đúng nghĩa của CHẾT thì dù khó cũng cần phải suy ngẫm. 12 * * * "Vạn vật đều tồn tại hữu hạn, có khởi đầu và kết thúc, không gì vĩnh hằng cả Đó là câu cuối cùng của Phật Tổ trước khi nhập Niết Bàn. (Trích "Du hành kinh" trong sách "Lịch sử Phật giáo thế giới" - Nxb. Khoa học - Xã hội - 2008) Với con người, khởi đầu là sinh và kết thúc là tử. Khoảng cách ấy dài hay ngắn là do mệnh không ai làm chủ được. Tuy nhiên ta có thể làm cho khoảng thời gian từ sinh đến tử ý nghĩa hay vô nghĩa, xứng đáng ngẩng đầu tự hào hay phải gục mặt hổ thẹn. Quan trọng không phải ở dài, ngắn, mà là giá trị cuộc sống. Giá trị ấy phụ thuộc vào bản năng và nhân cách. Cặp từ con người có hai nghĩa: phần con và phần người. Con là bản năng tự nhiên của mọi sinh vật. Có bản năng hiền, tốt và bản năng nham hiểm, hung dữ, thấp hèn. Phần người là nhân cách, chủ yếu nhờ tu dưỡng, rèn luyện. Ở đời có thể chia thành hai loại người chính. Loại thứ nhất rất trọng nhân cách, coi nhân cách là thước đo giá trị cả kiếp người. Bởi thế họ luôn ý thức việc suy ngẫm, tu rèn, bổ sung, hoàn thiện, nâng cao, bảo vệ nhân cách, hướng tới làm người chân chính, thà mất tất cả chứ nhất định không để mất nhân cách. Còn nhân cách là sống và ngược lại. Giữ được nhân cách đã khó, để mất rồi lấy lại còn khó hon. Nó giống thời gian đã qua đi là hết. Áo quần bẩn có thể dùng hóa chất tẩy sạch, chứ nhân cách đã hoen ố thì không. Bản thân và cả gia đình cũng mất đi sự tôn trọng của mọi người. Nỗi đau xót tủi hổ sẽ đeo bám suốt cuộc đời. Cái giá phải trả quả không nhỏ. Loại người thứ hai rất coi thường nhân cách, trọng bản năng. Bằng mọi thủ đoạn, cốt thỏa mãn tham vọng, dục vọng. Để nuôi 13 thân xác họ sẵn sàng bán rẻ nhân cách, cam tâm thà mất nhân cách để được tẩt cả. Tuy nhiên, cả hai loại người này lại luôn cùng ở trong mỗi chúng ta. Bất cứ nghĩ gì, nói gì, làm gì, nhân cách chỉ đạo và quyết định là sổng. Nếu để tham vọng, dục vọng chi phối là tồn tại. Bởi thế trong tu dưỡng, rèn luyện phải luôn tự hỏi: "Ta đang sống hay tồn tại? Những ngày qua, thời gian qua, ta song hay tồn tại? Và, sắp tới ta sẽ sống hay tồn tại? Muốn thế thì cần phải nghĩ gì, nói gì, làm gì? Người Hy Lạp có câu: "Nếu ta không làm chủ và khống chế được tham vọng, dục vọng, thì tham vọng và dục vọng sẽ khống chế ta". Cho nên phải mau bước ra ánh sáng để không bị bóng tối nuốt chửng. Một tử tù bị nhốt trong phòng biệt giam. Những tháng cuối cùng chờ ngày hành quyết hắn bắt đầu biết suy ngẫm và nhận ra trước đó không phải hắn sống, mà chỉ tồn tại như một thú dữ gây biết bao tội ác. Hắn thành tâm sám hối và quyết chí vượt ngục. Một đêm mưa bão hắn thoát khỏi phòng giam, trèo tường trốn trong rừng, rồi ra quốc lộ. Lợi dụng tắc đường xe đậu nối dài, hắn chui dưới gầm và lọt được vào thành phố. Tránh truy nã hắn trốn lủi khắp nơi, trong đầu luôn nung nấu một ý nghĩ. Không phải tính toán việc trả thù hoặc gieo rắc thêm tội ác, mà chỉ mong có dịp làm việc thiện. Nghĩa là hắn muốn được sống, dù chỉ trong giây phút. Thời khắc đó đến. Một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra, lửa khói ngút trời. Cả dãy nhà đổ sập. Quang cảnh hỗn loạn. Có tiếng trẻ con gào khóc. Bất chấp nguy hiểm, hắn xông vào, vất vả lắm mới ôm được cháu bé lao ra. Cháu bé được cứu sống, nhưng hắn bị bỏng nặng. Mọi người tìm cách chạy chữa, mà vô vọng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ánh mắt hắn toát lên vẻ mãn nguyện và cầu xin tha thứ. Hắn cố tìm cho mình một chút ý nghĩa khi chết. Đó là nhờ suy ngẫm. Mới biết sống và tồn tại khác nhau nhiều lắm. 14 Cho nên làm thế nào để sống, không quan trọng bằng sống thế nào. Cổ nhân có câu: "Khi chào đời ta khóc, mọi người cười. Khi qua đời ta cười, mọi người khóc". Được thế thì thật viên mãn. * * * Hiếm có vị tướng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thắng kẻ thù mà lại được chính kẻ thù hết lời ca ngợi, thậm chí còn tự hào vì được ông đánh bại. Trong hồi ký của mình, Tướng Đờ Catxtơri (Christian de Castries) bị bắt ở Điện Biên Phủ, viết: "Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông", về phần mình, dù là người chiến thắng, nhưng với bản chất khiêm nhường, không bao giờ ông đánh giá thấp đối thủ mà luôn tôn trọng họ. Có lần trả lời nhà báo Pháp Daniel Roussel, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: "Nava là tướng tài. Thua trận không phải lỗi của ông ta, mà lỗi của những người bắt đầu cuộc chiến". Hầu hết các đối thủ của ông đã lần lượt "về thế giới thế bên kia", trong khi ở tuổi hơn một trăm ông vẫn sống thanh thản, minh mẫn. Tính đến khi qua đời ông là một trong số ít người thọ nhất trong tất cả các danh tướng của lịch sử quân sự thế giới. Oét-mô-len (William Childs Westmoreland), Đại tướng Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, viết trong hồi ký: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người hội tụ được tất cả những phẩm chất làm nên một thống lĩnh quân sự vĩ đại" và gọi ông là "VỊ tướng huyền thoại". Đó là sự ngưỡng mộ đáng quý 15 trọng. Tuy nhiên, suy ngẫm kỹ mới thấy cách gọi ấy không phù hợp với tư chất của ông. Thứ nhất: Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất khiêm nhường, không muốn đứng trước ai, trên ai, càng không muốn người khác đề cao ca ngợi mình. Vào giữa tháng 8 năm 1998, Giôn Kennơđi (John Kennedy), con trai duy nhất của Tổng thống Mỹ Kennơđi (John F. Kennedy - Tổng thống thứ 35 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, sinh ngày 29/5/1917, nhậm chức Tổng thống ngày 20/01/1961, bị ảm sát ngày 22/11/1963 tại thành pho Dallas bang Texas, khi cùng phu nhân đi trên chiếc xe hở mui đến địa điểm diễn thuyết) trở lại thăm Việt Nam lần thứ hai. Giôn Kennơđi lên tận hang Pắc Bó, ở lại trong hang một đêm. Hôm sau ông xuôi thuyền theo sông Bằng Giang về thị xã Cao Bằng với mong muốn cảm nhận phần nào tâm trạng các lãnh tụ tiền bối cộng sản cùng thời với Hồ Chí Minh. Giôn Kennơđi khát khao được gặp và phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, để tỏ lòng ngưỡng mộ một nhà quân sự mà tên tuổi lẫy lừng thế giới. Ông được toại nguyện. Buổi tiếp xúc diễn ra thân tình, để lại cho Giôn Kennơđi ấn tượng sâu sắc về một "Trí tuệ bậc thầy" như tên bài viết của ông đăng trên Tạp chí Geogre, một tạp chí lớn của Mỹ, tháng 11 năm 1998. Khi phỏng vấn, Giôn Kennơđi gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "Thiên tài quân sự", ông liền giơ tay, lắc đầu: "Không. Thiên tài quân sự là nhân dân Việt Nam". Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn nói thêm: "Tại đất nước chúng tôi có một câu: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Vì vậy khi được hỏi: "Ai là vị tướng Việt Nam giỏi nhất?", tôi trả lời: "Đó là nhân dân Việt Nam". Tạp chí Times Asia (Phiên bản tạp chí Time của Mỹ ấn hành tại châu Á) đăng bài phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông ở tuổi 95, rất ca ngợi sự khiêm nhường cao quý của ông. 16 Đại tướng bác bỏ những nhận định cho răng, chiên thăng quân sự đã đưa ông thành người anh hùng. Ông nhấn mạnh: "Chính dân tộc Việt Nam với tinh thần yêu nước sâu sắc mới là người làm nên những điều phi thường". Ở đời, bất kể nhân danh gì, nếu không biết khiêm nhường, luôn coi mình hơn tất cả, đặt mình trên tất cả, thì không thể thu phục được cảm tình của cộng đồng và xã hội. Tư chất của Đại tướng chẳng khiến chúng ta phải suy ngẫm hay sao? Tướng Mắc Namara (Robert Strange Me Namarà), "người hùng" của quân đội Mỹ, hai nhiệm kỳ giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bước vào Lầu Năm Góc, Mắc Namara đã gây chấn động dư luận, bởi lần đầu tiên cho áp dụng hệ thống máy tính vào thu thập, phân tích, xử lý các dữ liệu chiến tranh. Ông cũng là tác giả chính các kế hoạch chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ những năm 60 thế kỷ XX như: chuyển từ "Chiến tranh đặc biệt" sang "Chiến tranh cục bộ", cho không quân, hải quân đánh phá miền Bắc, trực tiếp giám sát việc tác chiến, đề nghị và được Chính phủ Mỹ chấp nhận chi 2 tỷ USD để xây dựng hàng rào điện tử mang tên mình ở bờ Nam sông Ben Hải. Cũng chính ông đã suýt bị chiến sĩ biệt động thành Sài Gòn Nguyễn Văn Trồi đặt mìn ám sát trên cầu Công Lý ngày 02/5/1964 nhưng không thành khi dẫn đầu đoàn quân sự cấp cao của Mỳ sang gặp Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Năm 1968, Mắc Namara viết hồi ký. Trong sách, ông thừa nhận thất bại ở chiến trường Việt Nam và rút ra cho mình 11 bài học xương máu. Ket thúc chiến tranh, mấy lần tướng Mắc Namara sang Việt Nam và ông hân hạnh được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp kiến tại nhà riêng số 30 phố Hoàng Diệu, Hà Nội. Cuộc trò chuyện cởi mở. Võ Nguyên Giáp lịch sự và hóm hỉnh. Mắc Namara nói: "Quân đội 17 Mỹ đã thắng hầu hết các trận lớn trên chiến trường". Võ Nguyên Giáp cười: "Nhưng người Việt Nam lại thắng cả cuộc chiến tranh". Mắc Namara muốn tìm kiếm câu trả lời cho những thảm bại của mình, rằng "Vì sao không thể thắng được Việt Nam?". Võ Nguyên Giáp đáp: "Mỹ xâm lược Việt Nam là sai lầm. Mỹ không hiểu Việt Nam là dân tộc có tinh thần bất khuất hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm... Kẻ nào nhòm ngó tới biên giới Việt Nam hãy nên nhớ, nhân dân Việt Nam sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn để bảo vệ Tổ quốc". Trong chiến tranh, một quân đội nhất thời có thể thất bại chứ cả dân tộc thì không. Tại buổi tiếp kiến, ngoài Mắc Namara còn có tướng Smith. Sau câu hỏi của Smith, đại ý: Võ Nguyên Giáp là vị tướng được đánh giá cao nhất của Việt Nam? Đại tướng Võ Nguyên Giáp xua tay: "Quân đội nhân dân Việt Nam ở cả miền Nam và miền Bắc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, là quân đội anh hùng, có tinh thần chiến đấu rất cao, thông minh và sáng tạo. Còn vị tướng, dù công lớn đến đâu cũng như giọt nước trong biển cả. Chỉ nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Có người gọi tôi là "Tướng huyền thoại", nhưng tôi nghĩ, tôi bình đẳng với mọi người lính của mình. Tôi hoàn thành nhiệm vụ cũng như những người lính hoàn thành nhiệm vụ. Trên bình diện nhiệm vụ thì tôi cũng như người lính, cho nên tôi rất tôn trọng họ". Năm 1959, trong một bài chính luận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Quân đội chúng ta các cấp bậc và chức trách khác nhau, có sự phân biệt cấp trên và cấp dưới, nhưng sự phân biệt ấy không bao giờ được làm hại đến những mối quan hệ bình đẳng về chính trị giữa con người với nhau... Tổng Tư lệnh thật sự của quân đội là Đảng. Chính Đảng và nhân dân quyết định đường lối chung mà quân đội tuân theo" ợ Tổng tập luận văn" Võ Nguyên Giap - Nxb. Quân đội Nhân dân, 2006). 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất