Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ láy trong thời xa vắng của lê lựu...

Tài liệu Từ láy trong thời xa vắng của lê lựu

.PDF
104
379
73

Mô tả:

Từ láy trong thời xa vắng của lê lựu
i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ THỊ CHUYÊN TỪ LÁY TRONG “THỜI XA VẮNG” CỦA LÊ LỰU Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 60220102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM VĂN HẢO THÁI NGUYÊN - 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả luận văn Hà Thị Chuyên iii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS Phạm Văn Hảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả Hà Thị Chuyên iv MỤC LỤC Trang bìa phụ ..................................................................................................... i Lời cam đoan ..................................................................................................... ii Lời cảm ơn .......................................................................................................iii Mục lục ............................................................................................................. iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN .......... 7 1.1. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt ................................................ 7 1.1.1. Phương thức ghép ........................................................................... 7 1.1.2. Phương thức láy .............................................................................. 8 1.2. Từ láy tiếng Việt .................................................................................... 9 1.2.1. Đặc điểm hình thức ......................................................................... 9 1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa ...................................................................... 13 1.2.3. Nhận diện từ láy và sáng tạo từ láy ............................................... 17 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lê Lựu .................................. 19 1.3.1. Con người và cuộc đời .................................................................. 19 1.3.2. Sự nghiệp văn chương................................................................... 21 1.3.3. Tác phẩm “Thời xa vắng" ............................................................. 23 1.4. Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 24 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG "THỜI XA VẮNG" CỦA LÊ LỰU ................................................................................................................ 25 2.1. Thống kê từ láy trong “Thời xa vắng” của Lê Lựu ............................. 25 2.2. Những từ láy Lê Lựu sử dụng .............................................................. 26 2.2.1. Về cấu tạo ...................................................................................... 26 2.2.2. Về ngữ nghĩa ................................................................................. 33 2.3. Những từ láy do Lê Lựu sáng tạo ........................................................ 41 2.3.1. Số lượng ........................................................................................ 41 v 2.3.2. Cách tạo đơn vị ............................................................................. 42 2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 47 Chƣơng 3: GIÁ TRỊ TỪ LÁY TRONG "THỜI XA VẮNG" CỦA LÊ LỰU ................................................................................................................ 49 3.1. Dẫn nhập .............................................................................................. 49 3.2. Giá trị của từ láy Lê Lựu sử dụng ........................................................ 49 3.2.1. Giá trị của từ láy trong miêu tả ..................................................... 49 3.2.2. Giá trị biểu cảm của từ láy ............................................................ 67 3.2.3. Giá trị của từ láy trong thể hiện phong cách nghệ thuật ............... 75 3.3. Giá trị của từ láy do Lê Lựu sáng tạo................................................... 79 3.3.1. Giá trị của từ láy trong cảm nhận về không gian .......................... 79 3.3.2. Giá trị của từ láy trong cảm nhận về âm thanh ............................. 81 3.3.3. Giá trị của từ láy trong cảm nhận về con người............................ 83 3.4. Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng nhất của con người. Nó gồm hệ thống từ và các quy tắc kết hợp chúng. Trong đó từ có vai quan trọng hơn cả bởi nó là phương tiện để trao đổi tư tưởng, tình cảm. Từ không chỉ có vai trò quan trọng trong giao tiếp mà nó còn là chất liệu để nhà văn sáng tạo nên các phẩm nghệ thuật. Do vậy khi sáng tác, các nhà văn, nhà thơ đều rất chú trọng trong việc lựa chọn từ, thậm chí đắn đo cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định dùng một từ nào đó. Giá trị cũng như sức sống của một tác phẩm có thể tồn tại được với thời gian hay không một phần phụ thuộc vào khả năng lựa chọn và tổ chức từ ngữ của tác giả. 1.2. Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt, nó giúp sản sinh ra một khối lượng từ khá lớn bổ sung vào vốn từ vựng. Chính vì vậy, từ láy tiếng Việt lâu nay đã và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đối với các sáng tác văn chương, giá trị của từ láy được thể hiện ở giá trị tượng thanh, tượng hình cũng như giá trị biểu cảm. Vì vậy khi nói về tác dụng của từ láy Đỗ Hữu Châu có nhận định “Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác…làm theo những ấn tượng chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng đủ sức thông qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của người nghe mà tác động mạnh mẽ đến họ…” [6, tr. 54]. Như vậy có thể thấy từ láy là một công cụ đặc biệt của nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác. Việc tìm hiểu từ láy trong các tác phẩm trữ tình đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thông qua các công trình nghiên cứu một lần nữa đã khẳng định vai trò quan trọng của từ láy. Tuy nhiên văn học bên cạnh thể loại trữ tình chúng ta còn phải kể tới thể loại tự sự mặc dù giá trị của từ láy sẽ không lớn như trong 2 thể loại trữ tình. Nhưng nó cũng có những vai trò nhất định trong tác phẩm và góp một phần không nhỏ đem lại tiếng nói riêng của một nhà văn. 1.3. Thời xa vắng là tác phẩm tiêu biểu đánh dấu tên tuổi của Lê Lựu trong làng văn Việt Nam hiện đại, mở đầu cho khuynh hướng nhận thức lại hiện thực của văn học Việt Nam sau 1975. Với cái nhìn thế sự, nhà văn đã phản ánh chân thực hình ảnh người lính ở hai mảng đời sống: chiến tranh và hòa bình, với tất cả sự vênh lệch của số phận, tình yêu, hạnh phúc. Có thể nói Thời xa vắng là một trong những tác phẩm đầu tiên mang trong mình dấu hiệu của đổi mới văn học. 1.4. Với mong muốn khảo sát đặc điểm và giá trị của lớp từ láy trong thể loại tự sự, chúng tôi chọn Từ láy trong “Thời xa vắng” của Lê Lựu làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Thông qua nghiên cứu Từ láy trong “Thời xa vắng” của Lê Lựu chúng tôi hi vọng sẽ đem đếm một cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm Thời xa vắng và qua đó phần nào thấy được phong cách của nhà văn Lê Lựu. 2. Lịch sử vấn đề Trong vốn từ vựng tiếng Việt từ láy có một vị trí không thể phủ định vì vậy từ láy đã và đang được nhiều học giả quan tâm. Sức hấp dẫn của từ láy thể hiện qua số lượng công trình nghiên cứu và các tác giả nghiên cứu là khá lớn. Các công trình nghiên cứu về từ láy chúng ta có thể tạm chia thành hai nhóm chính. - Các công trình nghiên cứu về từ láy: Khi nói tới nghiên cứu về từ láy tiếng Việt chúng ta phải kể đến các tác giả tiêu biểu như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành, Đái Xuân Ninh, Hà Quang Năng, Hoàng Cao Cương, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thị Hai, Phi Tuyết Hinh, Đào Thản, Hữu Đạt… 3 Những công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: các sách nghiên cứu về tiếng Việt trong đó có từ láy, những chuyên luận về từ láy các tác phẩm là các bài nghiên cứu trên các tạp trí ví dụ như: Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật của Đỗ Hữu Châu đăng trong tạp chí ngôn ngữ số 3, 1974. Từ láy trong tiếng Việt và sự cần thiết phải nhận diện nó của Phan Văn Hoàng đăng trong tạp chí ngôn ngữ số 4, 1985. Cách xử lí những hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ của Đỗ Hữu Châu in trong tạp chí ngôn ngữ số 1, 1971. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại của Hồ Lê, Nxb Khoa học Xã hội, 1976. Từ láy trong tiếng Vỉệt của Hoàng Văn Hành Nxb Khoa học Xã hội, 1985. Về một hiện tượng láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành đăng trong tạp chí ngôn ngữ số 2, 1979. Về từ lấp láy của văn học thế kỷ XVII đăng trong cuốn “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ”, tập 2 Nxb Khoa học Xã hội, 1981. Vấn đề từ láy trong tiếng Việt của Hà Quang Năng in trong từ láy những vấn đề còn bỏ ngỏ, Nxb Khoa học Xã hội, 1988… Như vậy chúng ta có thể thấy rằng số lượng công trình nghiên cứu về từ láy tiếng Việt là khá lớn. Nhưng tựu chung lại các nhà nghiên cứu đều đề cập tới đặc trưng của từ láy ở các mức độ khác nhau như: cơ trình cấu tạo, đặc trưng ngữ nhĩa, giá trị biểu cảm. - Các công trình nghiên cứu về vài trò của từ láy trong tác phẩm cụ thể: Trong điều kiện những tư liệu có được chúng tôi nhận thấy đã có nhiều tác giả chú ý tới đề tài nghiên cứu từ láy trong các tác phẩm văn học Việt Nam như: “Hệ thống từ láy tiếng Việt trong một số khúc ngâm thế kỉ XIX” luận văn thạc sĩ ngữ văn của Nguyễn Thị Hường Đại học sư phạm Thái Nguyên (2004), “Tìm hiểu giá trị của từ láy trong sử dụng (Khảo sát qua thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương)” luận văn thạc sĩ ngữ văn của Nguyễn Thị Thu Hương Đại học sư phạm Hà Nội, “Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” luận văn thạc sĩ khoa ngôn ngữ của Hoàng Thị Lan Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, “Vai trò của từ láy trong một số tác phẩm 4 văn chương” luận văn thạc sĩ khoa ngôn ngữ của Nguyễn Thị Thanh Hoà - Đại học sư phạm- Đại học Thái Nguyên, khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Kim Loan – Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư… Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả đều chỉ ra giá trị gợi hình, gợi cảm, tạo âm hưởng của từ láy song chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát. Như vậy có thể thấy vai trò của từ láy trong văn chương đã và đang là mảnh đất màu mỡ thu hút sự quan tâm của các học giả. Tuy nhiên những đóng góp trong nghiên cứu từ láy hầu như chỉ tập trung ở thể loại trữ tình còn thể loại tự sự đây vẫn là một vấn đề mới mẻ. Vì vậy với những tài liệu thu thập được cùng với sự hướng dẫn của PGS. TS Phạm Văn Hảo, chúng tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu vấn đề Từ láy trong “Thời xa vắng” của Lê Lựu để giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm Thời xa vắng cũng như đóng góp và vị trí của Lê Lựu đối với nền văn học nước nhà, đồng thời bước đầu tìm hiểu vai trò, tác dụng của từ láy trong tác phẩm tự sự. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các đặc điểm từ láy Lê Lựu sử dụng và những từ láy do nhà văn sáng tạo ở các mặt cấu trúc, ngữ nghĩa và giá trị sử dụng của chúng trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu. 4. Mục đích nghiên cứu - Điều tra khảo sát thống kê, phân loại từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu. 5 - Khảo sát nghiên cứu đặc điểm từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu về các phương diện cấu tạo, đặc điểm ngữ pháp và đặc trưng ngữ nghĩa. - Bước đầu phân tích làm sáng tỏ vai trò, giá trị của từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu trong việc xây dựng các chi tiết nghệ thuật, gợi tả tâm trạng, thái độ của nhân vật, giọng điệu nghệ thuật. Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét về nét đặc sắc của từ láy trong văn xuôi Lê Lựu. - Đóng góp bước đầu cho việc tìm hiểu tác giả, tác phẩm văn chương Thời xa vắng của Lê Lựu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây: 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để cung cấp những số liệu thống kê chính xác về từ láy tạo cơ sở thực tế đáng tin cậy để từ đó đưa ra những nghiên cứu tiếp theo. Sử dụng phương pháp này chúng tôi đưa ra nhưng con số thống kê về từ láy trong toàn bộ tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu, phân loại chúng về kiểu láy, tần số xuất hiện, khả năng biểu đạt giá trị nội dung của chúng. 5.2. Phương pháp phân tích ngôn từ nghệ thuật Đây là phương pháp xuyên suốt luận văn. Chúng tôi sẽ trực tiếp phân tích các từ láy thể hiện trong các câu, đoạn văn. Khi nhận xét, đánh giá về từ láy chúng tôi đồng thời đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh về những đặc điểm và giá trị của từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lí luận Luận văn góp phần tìm hiểu thêm về từ láy tiếng Việt. Đây cũng là lớp từ đặc biệt quan trọng được sử dụng nhiều trong ngôn từ nghệ thuật, tạo nên 6 nhưng giá trị đặc sắc cho những tác phẩm văn chương, ngôn ngữ văn chương nói chung và ngôn ngữ của tác giả trong đó có Lê Lựu nói riêng. Luận văn góp phần nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa, giá trị sử dụng của một lớp từ khi tham gia vào các văn bản cụ thể, để thấy rõ tài năng, nét riêng của tác giả văn học nói chung và Lê Lựu nói riêng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Việc tìm ra những đặc điểm của từ láy trong Thời xa vắng của Lê Lựu giúp cho việc nghiên cứu và phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn xuôi của ông được đầy đủ, chính xác và toàn diện hơn. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về ngôn ngữ trong văn xuôi nói chung và tác phẩm Lê Lựu nói riêng. Qua đó chúng tôi hi vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong việc tìm hiểu các sáng tác của ông. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương với những nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan. Chương 2: Đặc điểm từ láy trong “Thời xa vắng” của Lê lựu. Chương 3: Giá trị từ láy trong “Thời xa vắng” của Lê lựu 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1. Phƣơng thức cấu tạo từ trong tiếng Việt Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà hệ thống ngôn ngữ tác động vào các hình vị, nhằm sản sinh ra từ cụ thể cho các chức năng ở cấp độ hình thái học của một ngôn ngữ. Nếu coi hình vị và từ là hai đơn vị quan trọng trong cấp độ này thì khái niệm phương thức cấu tạo từ chính là cách làm cho các hình vị, những đơn vị hình thái không độc lập, được gia nhập vào một cấu trúc hình thái mang tính độc lập cao hơn, thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể như định danh hoặc tham gia vào các cấu trúc cao hơn như nhiệm vụ cú pháp của phát ngôn. Nếu không kể đến phương thức từ hóa hình vị để tạo từ đơn [6, tr. 27] như kiểu: {bàn} (hình vị) → “bàn” (từ); {học} (hình vị) → “học” (từ); {lá} (hình vị) → “lá” (từ)… thì tiếng Việt có thể coi là kết quả tác động vào hình vị theo hai phương thức chính là ghép và láy. 1.1.1. Phương thức ghép Theo Đỗ Hữu Châu “Ghép là phương thức dùng hai hoặc hơn hai đơn vị cấu tạo từ riêng rẽ ghép lại với nhau theo những quy tắc nhất định để được một từ, gọi là từ ghép” [7, tr. 34]. Chúng ta thấy rằng phương thức ghép tác động vào những đơn vị cấu tạo từ có sẵn, riêng rẽ với nhau trên cơ sở mối quan hệ về nghĩa giữa các các đơn vị đó. Nhìn chung các đơn vị tạo thành một từ ghép đều mang ý nghĩa. Ví dụ: nhà cửa, không phận, xe máy… Mối quan hệ ý nghĩa trong từ ghép được chia thành hai loại: quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập tương ứng với nó ta có từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. 8 Từ ghép chính phụ Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thằng tắp, sưng vù,... Từ ghép đẳng lập Đó là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng. Thứ nhất, các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau. Ví dụ khi ta so sánh: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói.. Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống,... Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ. 1.1.2. Phương thức láy Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm ta gọi đó là phương thức láy và nó tạo ra các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm). Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt. 9 Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (chẳng hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành,... thì ta có dạng láy của từ chứ không phải là từ láy. 1.2. Từ láy tiếng Việt 1.2.1. Đặc điểm hình thức Từ láy được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm. Phương thức này biểu hiện ở quy tắc điệp và quy tắc đối. Điệp và đối ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: điệp là sự lặp lại, sự thống nhất về âm, nghĩa; đối là sự sai khác, sự di biệt về âm và nghĩa. Đồng nhất và dị biệt có quy tắc chứ không phải tùy tiện, là ngẫu nhiên. Vì vậy khi xem xét từ láy, ngữ âm được coi là đấu hiệu cơ bản. Về mặt cấu tạo, từ láy tiếng Việt được phân loại trên hai cơ sở sau: - Số lượng âm tiết trong từ láy. - Sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do cách hòa phối ngữ âm tạo nên. Căn cứ vào số lượng tiếng trong từ láy, trong tiếng Việt có các kiểu từ láy hai tiếng, từ láy ba tiếng, từ láy bốn tiếng mà trong truyền thống tiếng Việt thường gọi là từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tư. 1.2.1.1. Từ láy đôi Về hình thức, từ láy đôi bao gồm hai âm tiết (tiếng) có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm. Theo Hà Quang Năng “từ láy đôi chiếm vị trí hàng đầu không chỉ vì nó chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số từ láy tiếng Việt, mà chính là vì ở từ láy đôi, các đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất của hiện tượng láy cả ở bình diện thể hiện âm thanh, lẫn bình diện ngữ nghĩa đều được bộc lộ đầy đủ” [41, tr. 21]. 10 Căn cứ vào quy tắc điệp - đối về mắt hình thức ngữ âm chúng ta có thể phân loại từ láy đôi thành: từ láy hoàn toàn hay từ láy bộ phận. Từ láy hoàn toàn Đó “là những từ láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thành phần cấu tạo của hai thành tố” [41, tr. 21] như: đùng đùng, ào ào, chằm chằm, bừng bừng,…Ở từ láy hoàn toàn có các thành tố giống hệt nhau về thành phần cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm, thể hiện ở sự nhấn mạnh và độ kéo dài trong phát âm và trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai của từ láy. Tuy nhiên từ láy hoàn toàn không phải là chỉ có sự lặp lại âm thanh nguyên vẹn mà còn có lặp lại âm thanh có biến đổi theo những quy tắc hòa phối ngữ âm và có tác dụng tạo nghĩa. Điều này thể hiện ở từ láy hoàn toàn như sau: + Từ láy hoàn toàn điệp phụ âm đầu và khuôn vần, thanh điệu được chuyển đổi để tạo thế đối lập. Do hiện tượng phát âm lướt nhẹ ở các phụ âm đầu nên có thể xảy ra hiện tượng biến thanh theo quy tắc chặt chẽ. Nguyên tắc đối thanh điệu ở đây là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực và bằng đứng trước, trắc đứng sau. Ví dụ: đau đáu, hong hóng, he hé, lia lịa,… + Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng khác nhau về âm cuối. Do hiện tượng phát âm lướt nhẹ ở tiếng đầu tiên nên có thể xảy ra hiện tượng biến vần theo quy luật chặt chẽ. Các phụ âm tắc vô thanh –p, -t, -k (thể hiện bằng con chữ c và ch), sẽ chuyển thành các phụ âm vang mũi cùng cặp – m, -n, -ng (thể hiện bằng con chữ ng và nh). Ví dụ: p - m: chiếp chiếp - chiêm chiếp t - n: sát sát - san sát k - n: vặc vặc - vằng vặc, 11 Sự chuyển đổi âm cuối ở từ láy hoàn toàn, cũng như sự biến đổi nêu trên, nhằm tăng cường khả năng hoà phối ngữ âm tạo nên sự dễ đọc, dễ nghe, vì vậy không mang tính bắt buộc. Do quan niệm khác nhau, một số nhà nghiên cứu xem từ láy hoàn toàn là từ láy trong sự lặp lại [8, tr. 56]. Láy bộ phận Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối hợp ngữ âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định. “Trong tiếng Việt, kiểu láy bộ phận là kiểu láy chính, xét cả số lượng từ, cả tính đa dạng, phong phú của quy tắc phối hợp âm thanh” [41, tr. 56]. Đặc trưng của láy bộ phận là trong cấu tạo của nó tiếng gốc chỉ được lặp lại một phần ở tiếng láy. Nếu dựa vào bộ phận được láy chúng ta có thể chia láy bộ phận thành từ láy âm và từ láy vần. Từ láy âm: là những từ láy mà âm đầu được lặp lại, phần vần khác nhau, phần thanh điệu có thể giống hoặc khác nhau (Ví dụ: khoan khoái, lấp lửng,…). Từ láy vần: là những từ láy trong đó phần vần được lặp lại ở hai âm tiết, phần âm đầu khác biệt (Ví dụ: bịn rịn, lận đận, lấm tấm,…). Khi vần đồng nhất thì phần âm đầu khác biệt nhau theo xu hướng: trong mỗi cặp hai phụ âm đầu phải khác nhau về phương thức và bộ vị cấu âm. 1.2.1.2. Từ láy ba Từ láy ba là những đơn vị gồm ba tiếng có sự hòa phối ngữ âm (Ví dụ: dửng dừng dưng, cỏn còn con, tất tần tật,…). Số lượng từ láy ba không nhiều. Và “Loại láy ba được cấu tạo trên cơ sở kiểu lặp lại hoàn toàn”. [4, tr. 114]. Từ láy ba được cấu tạo theo quy tắc sau: 12 + Dị hoá phụ âm đầu: toé - toé loe - toé toè loe + Chuyển đổi phụ âm cuối theo /m-p, n-t, ng- k/: khít- khít khìn khịt. + Chuyển đổi thanh điệu: tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba phải đối lập nhau về bằng trắc và âm vực. Tiếng thứ hai của từ láy ba phải mang thanh bằng: Sạch – sạch sành sanh. 1.2.1.3. Từ láy tư Từ láy tư là từ láy gồm bốn tiếng trong thành phần cấu tạo của nó. Tuy nhiên đi vào cụ thể thì quan niệm của các nhà nghiên cứu còn khác nhau khá nhiều. Nguyễn Văn Tu coi từ láy tư là “những từ ghép láy âm phức tạp” [50, tr.72]. Nguyễn Tài Cẩn lại cho rằng từ láy tư là “Loại từ láy xây dựng trên cơ sở từ láy đôi điệp âm”. Ví dụ: lơ thơ lẩn thẩn, lồm nhồm loàm nhoàm, lăng xăng lít xít, hăm hăm hở hở,…[4, tr. 134]. Theo Hà Quang Năng: từ láy tư là một cấu trúc gồm bốn tiếng trong đó chỉ có nhiều nhất một tiếng hoặc một cặp đôi hai tiếng liền nhau có ý nghĩa từ vựng chân thực, có khả năng hoạt động độc lập, nằm trong sự hoà phối âm thanh với cả tổng thể hoặc hai tiếng còn lại theo những quy luật nhất định tạo nên ý nghĩa khái quát nào đó [41, tr. 39]. Từ láy tư có thể chia thành các nhóm nhỏ sau: - Từ láy tư trong đó lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, đồng thời đổi vần của yếu tố thứ hai thành [a] hoặc [ơ] cho phù hợp với thanh điệu và âm vực của vần bị thay thế. Ví dụ: lập cà lập cập, hớt ha hớt hải,… - Từ láy tư có sự tách biệt giữa hai tiếng ở phần láy và hai tiếng phần gốc. Mỗi tiếng của từ láy đôi cơ sở được ghép thêm một tiếng ở phần láy điệp vần với nó để tạo nên một cặp láy vần. Ví dụ: Xăng xít- lăng xăng lít xít Nhồm nhoàm – lồm nhồm loàm nhoàm 13 - Từ láy tư được tạo nên bằng cách láy lại trực tiếp từng tiếng trong từ láy đôi cơ sở đúng theo thứ tự của tiếng láy đôi cơ sở. Ví dụ: vội vang - vội vội vàng vàng - Từ láy tư được cấu tạo từ hai từ láy đôi bộ phận có ý nghĩa từ vựng tương ứng gần gũi nhau. Ví dụ: tẩn mẩn tần mần, lôi thôi lếch thếch - Ngoài ra chúng ta còn phải kể đến những từ láy tư không phải cấu tạo trên cơ sở từ láy bộ phận mà cấu tạo từ từ đơn hoặc từ ghép. Ví dụ: xa lắc xa lơ, trùng trùng điệp điệp,… Sự biểu đạt ý nghĩa của từ láy tư rất phức tạp và rất thú vị, nhất là ở nhiều nhóm từ cùng có khuôn cấu tạo lại có thể có những điểm giống nhau nào đó về nghĩa. Điều này cần được khảo sát riêng tỉ mỉ hơn. 1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa 1.2.2.1. Từ láy đôi Tìm hiểu nghĩa của từ láy là một điều cần thiết song rất khó khăn vì phần lớn các nhà nghiên cứu từ láy tiếng Việt khi phân loại hay miêu tả đều dựa trên tiêu chí hình thức cấu tạo của nó. Dựa vào tiêu chí nghĩa để phân loại gặp nhiều khó khăn dẫn đến trong lịch sử nghiên cứu từ láy tiếng Việt còn tồn tại nhiều kiểu phân loại khác nhau khi sử dụng tiêu chí này. Dựa vào “sự tương quan âm - nghĩa” trong từ láy, Hoàng Tuệ chia từ láy thành 3 nhóm khác nhau [51, tr. 21-24]. - Nhóm thứ nhất gồm các từ như: gâu gâu, cu cu,… “nói chung là các từ mô phỏng tiếng vang”. - Nhóm thứ hai gồm những từ như: làm lụng, mạnh mẽ, loanh quanh,…. Đó là những từ “bao gồm một âm tiết- hình vị”. 14 - Nhóm thứ ba gồm những từ như: lác đác, bâng khuâng, bịn rịn, long lanh,… Đó là những từ không bao gồm một âm tiết- hình vị, “nhưng lại là những từ có biểu cảm rất rõ”. Hoàng Văn Hành lại căn cứ vào tính có lý do của từ láy để chia từ thành ba nhóm: - Nhóm từ láy mô phỏng âm thanh như: bồm bộp, thánh thót, tí tách,… - Nhóm từ láy biểu trưng hóa ngữ âm như: lênh đênh, lác đác, bâng khuâng, lâng lâng,… - Nhóm từ láy biểu trưng hóa ngữ âm và chuyên biệt hóa như: dãi dầm, đau đớn, vàng vọt, xanh xao,… [26, tr. 73]. Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở tiếp nhận cách phân loại của các nhà nghiên cứu khác, tác giả đã hiệu chỉnh lại hệ thống phân loại từ láy trên cơ sở dùng một tiêu chí thỏa đáng hơn. Tiêu chí ấy theo tác giả là “đặc điểm hình thái biểu trưng hóa ngữ âm của từ” vì nó thỏa mãn ba yêu cầu: có tính đến mối tương quan âm - nghĩa trong từ láy; có tính đến vai trò ngữ nghĩa của tiếng gốc và khuôn vần; có tính đến khả năng bộc lộ nghĩa, hay là giá trị ngữ nghĩa của các kiểu láy khác nhau [26, tr. 73]. Dựa vào tiêu chí này, từ láy được phân thành ba nhóm: - Nhóm 1: Từ láy biểu trưng ngữ âm giản đơn giản từ “tượng thanh”, từ “tiếng vang”. Ví dụ: tí tách, lộp bộp,… Từ láy thuộc nhóm này vừa mô phỏng âm thanh tự nhiên theo cơ chế láy. Nghĩa của chúng có tính đơn nhất, là sự bắt chước, mô phỏng âm thanh tự nhiên. Do đó, mối liên hệ âm - nghĩa không võ đoán. - Nhóm 2: Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu: Ví dụ: lênh đênh, lác đác,… 15 Những từ láy này đều không xác định được tiếng gốc. Cả từ láy là một chỉnh thể thống nhất. Đây chính là từ láy điển hình về giá trị biểu trưng hoá ngữ âm, kết quả của sự hoà phối âm nghĩa giữa hai tiếng không có nghĩa tạo ra một chỉnh thể ngữ nghĩa có giá trị biểu cảm rõ rệt. - Nhóm 3: Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa: Ví dụ: chắc chắn, đỏ đắn, xinh xắn,… Nhìn chung đó là những từ có thể xác định được yếu tố gốc và yếu tố láy. Ý nghĩa của từ được hình thành trên cơ sở ý nghĩa của yếu tố gốc, còn yếu tố láy đem lại một sắc thái ý nghĩa nào đó cho từ, làm cho ý nghĩa của cả từ khác với ý nghĩa của các yếu tố gốc khi nó đứng riêng một mình. Cách phân loại từ láy trên cơ sở ngữ nghĩa của tác giả Hoàng Văn Hành đã thỏa mãn được mối tương quan giữa âm và nghĩa trong từ láy, quan tâm đến vai trò của tiếng gốc và khuôn vần. Đồng thời cách phân loại này cũng bộc lộ những giá trị ngữ nghĩa của các kiểu láy khác nhau. Xem xét nghĩa của ba nhóm từ láy trên, tác giả nhắc đến vai trò của khuôn vần. Khuôn vần là cấu trúc được cấu tạo bằng âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu, giá trị biểu trưng của khuôn vần sẽ được xem xét theo các âm chính trong sự phối hợp của nó với âm cuối trong từng khuôn vần cụ thể. Như vậy chúng ta thấy khuôn vần có vai trò to lớn trong việc tạo nên ý nghĩa của từ láy. Dựa vào khuôn vần chúng ta có thể tạo ra những từ láy theo mô hình có sẵn. Nghiên cứu về khuôn vần đã được nhiều tác giả đề cập đến như: Phi Tuyết Hinh đã chỉ ra khoảng 60 khuôn vần mà có thể giải thích được nghĩa trong tương quan với âm… Nguyễn Đại Bằng tìm nghĩa của khuôn vần theo mô hình không gian, sinh vật… nhìn chung những khuôn vần đã nhận được sự đồng tình rộng rãi: [a], [i], [u], [âp], [ê- a], [ung- inh], [ênh- ang], [ăn]…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan