Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư duy tự sự lịch sử trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp...

Tài liệu Tư duy tự sự lịch sử trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp

.PDF
50
170
67

Mô tả:

luan van,khoa luan, thac si , su pham1document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ vị trí của Nguyễn Huy Thiệp đối với sự phát triển của văn học đương đại Việt Nam: Được coi là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp hội tụ rõ nét tính liên tục và tính đứt đoạn của lịch sử văn học dân tộc. Có thể nói không quá rằng, một mình Nguyễn Huy Thiệp không làm nên được diện mạo của nền văn học Việt Nam sau 1975 đến nay, nhưng một mình Nguyễn Huy Thiệp lại có thể đào xới lên nhiều vấn đề thuộc về bản chất của văn học, tạo nên sức bật khỏi ảnh hưởng văn học trước 1975, từ đó đưa văn học Việt Nam sau 1975 đi xa hơn, vững vàng hơn trên hành trình đổi mới văn học dân tộc, hoà nhập vào biển cả văn học hiện đại của thế giới. Vào thập niên 80 - 90 của thế kỉ XX, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như một hiện tượng văn học độc đáo gây xôn xao nền văn học nước nhà vốn đang trầm lặng sau chiến tranh. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện ngay lập tức gây không khí tranh luận trên văn đàn. Nhất là khi chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử được đăng trên tuần báo Văn nghệ, lập tức gây một cuộc tranh luận sôi nổi. Trong đó, tư duy tự sự lịch sử đã đánh dấu một hướng khám phá mới, cái nhìn độc đáo của nhà văn về mối quan hệ giữa lịch sử với văn học, từ lịch sử đến văn học chính là một bước chuyển thể sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp. 1.2. Xuất phát từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt là những truyện ngắn viết về đề tài lịch sử. Đó là những tác phẩm có vấn đề. Mặc dù viết về đề tài lịch sử đến Nguyễn Huy Thiệp không phải là điều mới mẻ, nó đã được nhiều cây bút trước đó quan tâm với tinh thần cổ vũ kháng chiến, phục vụ kháng chiến. Các cây bút ấy thời kì đổi mới tiếp tục đào sâu vào mảng đề tài này nhằm thuyết minh cho những tư tưởng, cách nhìn riêng của mình. Với Nguyễn Huy Bïi ThÞ H­¬ng 1 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc1bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham2document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Thiệp việc mượn đề tài lịch sử để phát biểu cho quan niệm riêng của mình là một vấn đề đáng quan tâm. Nhưng ở đây điều cần chú ý là tư duy tự sự lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhờ đó mà người đọc thấy được sự sáng tạo của nhà văn đối với đề tài không mấy xa lạ này. 1.3. Xuất phát từ chính nhu cầu muốn tìm tòi, nghiên cứu sự sáng tạo trong tư duy tự sự lịch sử của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nên chúng tôi đã lựa chọn đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Năm 1987, tên tuổi của Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành một hiện tượng văn học mới gây chấn động dư luận. Có thể nói, chỉ mình Nguyễn Huy Thiệp cũng đủ tạo nên một đời sống văn học sôi động kéo dài cả mấy năm trời và còn nóng bỏng đến tận hôm nay. Từ khi các tác phẩm văn chương của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên các báo chí đã có rất nhiều công trình, bài viết, luận văn tốt nghiệp đề cập đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Năm 2001, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp những bài tiêu biểu về Nguyễn Huy Thiệp mà ông ước tính chỉ là 1/3 số bài viết đã đăng trên các báo, tạp chí ở khắp nơi thành cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp trong đó có nhiều bài khen, chê khác nhau nhưng những bài khẳng định đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp vẫn là nổi trội hơn cả. Châm ngòi nổ cho cuộc tranh luận là bài viết của nhà sử học Tạ Ngọc Liễn Về truyện ngắn Vàng lửa (Văn nghệ, 26/6/1988) đã chỉ trích Nguyễn Huy Thiệp hư cấu các nhân vật lịch sử một cách tuỳ tiện và khẳng định: "Viết lịch sử không chỉ sử gia mà cả nhà văn cũng phải phục tùng sự thật, đúng bản chất lịch sử, không được làm diện mạo lịch sử méo mó đi" [17, 177]. Trong bài Tư duy tiểu thuyết và folklore hiện đại (Đà Lạt, 8/1988), nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến lại ủng hộ lối hư cấu lịch sử của Nguyễn Huy Bïi ThÞ H­¬ng 2 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc2bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham3document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Thiệp và cho rằng: "Ba truyện ngắn lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết đăng trên báo Văn nghệ năm nay bộc lộ một phương diện mới của tài năng Nguyễn Huy Thiệp: tư duy tiểu thuyết" [17, 356]. Diệp Minh Tuyền với bài Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới (Văn nghệ, số 36, 37 ngày 3/9/1988) cũng cho rằng: "Chỉ với bấy nhiêu truyện ngắn, anh đã mang đến cho văn học chúng ta một diện mạo mới: từ cách chọn đề tài, cách xây dựng nhân vật, cách dựng truyện, lối hành văn... đều mới, để cuối cùng diễn đạt những chủ đề tư tưởng mới” [17, 396]. Thái Hoà trong bài Có nghệ thuật Ba-rốc trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Tạp chí Văn học, số 2, 3/4/1989) cũng đưa ra nhận xét về cách xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: "Dù là một anh hùng chói lọi, tài năng lỗi lạc như Quang Trung hay một hoàng đế quyền lực vô hạn như Gia Long thì cũng chỉ là con người, mang những khuyết tật, những chỗ không hoàn hảo của con người" [17, 104]. PGS.TS Nguyễn Thị Bình chứng minh Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút tích cực trong sự đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu qua bài Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu là thành công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975, nhà nghiên cứu đã nhận xét: "Đó là lối nói cộc lốc, sắc bén, câu văn ngắn gọn dồn dập, hạn chế tối đa sự miêu tả và bình luận chứa một năng lượng bùng nổ dữ dội và trước hết làm rung chuyển lối văn mực thước, trang trọng hoặc rào đón, đưa đẩy" [23, 353]. Trong bài Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975 (Tạp chí Văn học, số 4/2003), PGS.TS Nguyễn Thị Bình tiếp tục nhấn mạnh rằng: "Nguyễn Huy Thiệp là người đã mạnh dạn trình bày một thái độ tự do đối với lịch sử: nhào nặn lại chất liệu lịch sử, dùng lịch sử làm vỏ nghệ thuật để truyền những thông điệp về hiện tại” [3, 23]. Bïi ThÞ H­¬ng 3 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc3bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham4document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Nhà phê bình văn học Đông La trong bài Về cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã nhận xét: “Truyện của anh thường không có cốt truyện, là truyện của nhiều vấn đề. Nó chảy như một dòng chảy tự nhiên. Sự cuốn hút của chúng không phải ở sự bất ngờ mà ở độ sâu sắc của những ý tưởng, ở tầm triết lí liên quan tới cuộc sống con người” [17, 137]. Cao Kim Lan trong bài Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại (Nghiên cứu Văn học, số 12/2007) đã đưa ra nhận xét: "Giá trị văn chương trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có thể được xác định bắt đầu từ sự thay đổi tư duy sau đó được biểu hiện ở những cách tân trong kĩ thuật viết" [11, 61]. Bài Nguyễn Huy Thiệp - hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và tiểu thuyết hiện đại của Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã nhận xét: "Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên những folkore hiện đại, đã làm một cuộc cách mạng trong tư duy nghệ thuật so với truyền thống" [19]. Trong bài viết Văn học Việt Nam trong quá trình hội nhập, PGS.TS Bích Thu cho rằng: "Sự hấp dẫn trở lại của tự sự lịch sử qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp... đã chứng tỏ các chủ thể sáng tạo ngoài cảm xúc thẩm mĩ đã hết sức dụng công trong kĩ thuật tự sự" [25]. Bài viết đã không đề cập đến các phương diện cụ thể của tư duy tự sự lịch sử mà chỉ đưa ra nhận xét về lối tư duy này. Như vậy, đã có rất nhiều bài nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh có liên quan đến tư duy tự sự lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Ngoài ra, trên các trang web của báo mạng cũng không ít bài phê bình, giới thiệu về Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên vấn đề: “ Tư duy tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” đến nay vẫn bỏ ngỏ. Chính vì lẽ đó, tác giả khóa luận mong muốn ở một mức độ nhất định tập trung tìm hiểu “ Tư duy tự sự lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” để góp phần khẳng định tài năng, Bïi ThÞ H­¬ng 4 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc4bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham5document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 cá tính sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp và những đóng góp của ông vào sự nghiệp văn học. 3. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ vai trò văn học sử của Nguyễn Huy Thiệp đối với công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau năm 1986. - Thấy được những cách tân độc đáo của nhà văn trong tư duy tự sự lịch sử ở thể loại truyện ngắn. - Trau dồi thêm kiến thức nghiên cứu cho bản thân tác giả khoá luận về đề tài lịch sử trong văn xuôi Việt Nam đương đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khoá luận “Tư duy tự sự lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” có nhiệm vụ sau: - Nêu những nét khái quát về đề tài lịch sử trong văn xuôi việt Nam hiện đại, về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyyễn Huy Thiệp cũng như chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của ông. - Chỉ ra những nét độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Huy Thiệp khi viết về đề tài lịch sử trên các phương diện: cảm hứng lịch sử, các xử lí tư liệu lịch sử, cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Cụ thể là Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ. - Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung làm rõ "Tư duy tự sự lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp". ở các phương diện: cảm hứng lịch sử, cách xử lí tư liệu lịch sử, cách xây dựng nhân vật lịch sử, nghệ thuật trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ. Bïi ThÞ H­¬ng 5 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc5bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham6document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh - Phương pháp hệ thống - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp lịch sử 7. Đóng góp của khoá luận - Thực hiện khoá luận này, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ở thể loại truyện ngắn. Đặc biệt là những truyện ngắn viết về đề tài lịch sử - một đề tài đặt ra không ít khó khăn và thử thách đối với người viết. - Khoá luận cũng góp một phần hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học đối với sinh viên Ngữ văn. 8. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khoá luận được chia thành 2 chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Tư duy tự sự lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Bïi ThÞ H­¬ng 6 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc6bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham7document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm "Tư duy tự sự" Tư duy tự sự là khái niệm hẹp hơn so với tư duy nghệ thuật. Nó nằm trong tư duy nghệ thuật. Tư duy tự sự chính là tư duy về thể loại tự sự. Vì vậy để hiểu được tư duy tự sự, chúng ta phải hiểu được tư duy nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên): Tư duy nghệ thuật là “dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật phù hợp với chức năng phi đối xứng của bán cầu đại não và lí thuyết về hai kiểu nhân cách thì tư duy nghệ thuật dựa trên một nền tảng tâm sinh lí khác hẳn với tư duy lí luận” [9, 381]. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật quy định. Sự chuyên môn hoá lối tư duy này tạo thành đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức của nó. Tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hoá hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mĩ. Phương tiện của nó là các biểu tượng, cơ sở của nó là tình cảm. Bằng trí tưởng tượng sáng tạo vốn là chất xúc tác của hoạt động tư duy nghệ thuật, nghệ sĩ xác định các giả thiết, làm sáng tỏ các bộ phận còn bị che khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ hổng chưa biết” [9, 381]. Bïi ThÞ H­¬ng 7 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc7bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham8document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm "hiện thực trực tiếp" cho nó. Đặc điểm của tư duy nghệ thuật là tính lựa chọn, tính liên tưởng, tính ẩn dụ. Trên cơ sở tư duy nghệ thuật người ta tạo ra các tư tưởng và quan niệm nghệ thuật, lựa chọn các phương tiện, biện pháp nghệ thuật. Như đã nói ở trên, tư duy tự sự là khái niệm hẹp của tư duy nghệ thuật. Vì vậy, tư duy tự sự cũng mang những đặc điểm chung của tư duy nghệ thuật. Nhưng tư duy tự sự cũng có những đặc điểm riêng khác biệt so với tư duy trữ tình - cũng là một dạng tư duy khác nằm trong tư duy nghệ thuật. Nếu như ở thể loại trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan của nhân vật trữ tình thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người. Trong tác phẩm tự sự nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Nhưng ở đây, tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt nào cả. Nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn. Tư duy tự sự khác tư duy trữ tình còn ở chỗ trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch. Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng bao gồm sự kiện, xung đột, nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách, ngoại cảnh, phong tục, đời sống văn hoá, lịch sử... lại còn cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện được. Bïi ThÞ H­¬ng 8 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc8bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham9document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Một đặc điểm nữa làm cho tư duy tự sự khác tư duy trữ tình là trong tư duy tự sự nhà văn đã sáng tạo ra hình tượng người trần thuật. Người trần thuật trong tác phẩm tự sự là một nhân vật trong tác phẩm, nó có thể là tác giả, có thể là nhân vật. Đây chính là một đặc điểm quan trọng giúp chúng ta nhận biết được sự khác nhau giữa tư duy tự sự so với tư duy trữ tình. Nói tóm lại, tư duy tự sự là một khái niệm hẹp hơn so với tư duy nghệ thuật. Nó mang những đặc điểm chung của tư duy nghệ thuật nhưng cũng mang những đặc điểm riêng khác với tư duy trữ tình. 1.2. Khái quát về đề tài lịch sử trong văn xuôi Việt Nam hiện đại Đề tài lịch sử luôn là miền đất hứa để các nghệ sĩ mọi thời đại thâm canh ý nghĩa mới của sự kiện lịch sử bắt đầu từ những vấn đề mới mà thời đại đặt ra. Đề tài lịch sử cũng chính là đề tài được nhiều nhà văn quan tâm. Nó có mặt, xuyên suốt từ văn học trung đại cho đến văn học đương đại. Người đọc nếu như đã từng say mê với đề tài này thì chắc sẽ không thể quên cuốn tiểu thuyết lịch sử đặc sắc của văn học trung đại - Hoàng Lê nhất thống chí. Bối cảnh của tác phẩm là lịch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX cụ thể là khi chúa Trịnh Sâm say mê Tuyên Phi họ Đặng (1776) đến khi vua Gia Long đánh bại phong trào Tây Sơn (1802). Đến văn học hiện đại, đề tài lịch sử vẫn liên tục xuất hiện và thu được những thành công. Có thể kể đến những tác phẩm ở nửa đầu thế kỉ XX như: Đêm hội Long trì, An Tư công chúa... (Nguyễn Huy Tưởng), Lịch sử Đề Thám (Ngô Tất Tố)... và hàng loạt tiểu thuyết của Khái Hưng, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật... Trong các tác phẩm viết về lịch sử giai đoạn này chủ yếu nhà văn dùng lịch sử để khơi gợi, liên hệ với những vấn đề hiện tại để ca ngợi cuộc kháng chiến chống xâm lược và những người anh hùng cứu quốc. Từ đó đánh thức tinh thần dân tộc của thanh niên Việt Nam hoặc cảnh cáo bè lũ bán nước và cướp nước. Bïi ThÞ H­¬ng 9 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc9bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham10document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Từ sau cách mạng tháng Tám, do sự phát triển gấp rút của đời sống đòi hỏi người viết phải bám sát thời sự để phục vụ cho các yêu cầu của cuộc chiến đấu hiện tại nên thành tựu của văn xuôi viết về đề tài lịch sử tạm thời vắng bóng. Phải từ sau 1960, khi miền Bắc bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 1 - xây dựng chủ nghĩa xã hội, có cơ hội nhìn lại quá khứ, các sáng tác viết về đề tài lịch sử lại xuất hiện như Quận He khởi nghĩa (1963), Tổ quốc kêu gọi (1972), Người Thăng Long (1981) của Hà Ân, Núi rừng Yên Thế (Nguyên Hồng), Bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên... Bên cạnh đó là những tác phẩm viết cho thiếu nhi như Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960), Kể chuyện Quang Trung (1962) của Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Trung Trực (1964), Bên bờ Thiên Mạc (1967) của Hà Ân... Từ những năm 80 của thế kỉ XX, xu hướng dân chủ hoá bao trùm đời sống tinh thần của người Việt Nam và cũng là xu hướng vận động chung của nền văn học.ý thức nghệ thuật thay đổi, quan niệm về vai trò, vị trí, chức năng văn học, về nhà văn và hiện thực cũng có biến đổi. Cùng với nó là quan niệm về hiện thực như đối tượng khám phá của văn học được mở rộng và mang tính toàn diện. Hiện thực không chỉ là các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà còn là hiện thực hằng ngày với các quan hệ thế sự riêng tư, đa đoan, phức tạp. Văn học ngày càng đi tới những quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng của nó là triết học và hạt nhân cơ bản của nó là tư tưởng nhân bản. Đối với loại hình tự sự lịch sử, giai đoạn sau 1986 có những biến đổi mới đặc biệt quan trọng. Năm 1988, chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp (Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết) được đăng trên báo Văn nghệ đã thực sự gây "sốc" đối với độc giả đương thời. Chính Nguyễn Huy Thiệp đã mở đầu cho một cách viết khác trước về đề tài lịch sử mà cách viết này sẽ ảnh hưởng tích cực đến các cây bút tiểu thuyết lịch sử sau đó như tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ (2 tập, 1998) của Nguyễn Mộng Giác, Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Các tác giả này không chỉ dụng công ở cảm Bïi ThÞ H­¬ng 10 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc10bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham11document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 xúc thẩm mĩ mà còn dụng công trong kĩ thuật tự sự. Ngòi bút sáng tạo của họ đã góp phần làm phục sinh văn xuôi viết về đề tài lịch sử khiến mảng văn học này có một vị trí xứng đáng trong đời sống văn học đương đại Việt Nam. Như vậy, có thể nói đề tài lịch sử là một đề tài có bề dày truyền thống trong văn học Việt Nam. Viết về lịch sử, người nghệ sĩ vừa có cái thuận lợi là khai thác một đề tài không phải là mới mẻ mà quen thuộc trong nền văn học Việt Nam, cùng với một khối lượng lớn những tư liệu của chính sử, những sách viết về lịch sử, về những người anh hùng dân tộc, lại vừa khó khăn bởi quay về với những thời kì xa xôi của quá khứ trong khi không có chứng nhân, cũng không là người tham gia kiến tạo trực tiếp, nhà văn chỉ có cho mình ít mảnh vụn của thế giới đã qua: những ghi chép lịch sử, những tư liệu khảo cổ, những câu chuyện lưu truyền trong dân gian... mà trong số đó không phải mảnh nào cũng khả kiểm, khả tín. Chính vì vậy tạo điều kiện cho nhà văn có thể tự do dẫn dắt người đọc đến những vùng đất bao la của trí tưởng tượng. Thuận lợi cùng với những khó khăn, thử thách ấy lại đầy sức quyến rũ đối với người nghệ sĩ. Nó phụ thuộc rất nhiều vào tài năng và bản lĩnh của mỗi nhà văn. 1.3. Tác giả Nguyễn Huy Thiệp 1.3.1. Cuộc đời Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê gốc: làng Khương Hạ (xóm Cò) huyện Thanh Trì nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Thuở nhỏ, ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc bộ từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên... Nông thôn và những người lao động vì thế để lại nhiều dấu ấn khá đậm nét trong nhiều sáng tác của ông. Năm 1960, ông cùng gia đình chuyển về quê định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ, Hà Nội. Bïi ThÞ H­¬ng 11 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc11bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham12document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Ông thân sinh Nguyễn Huy Thiệp là một cán bộ ngành giao thông công chính, Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng giáo dục chủ yếu của ông ngoại, vốn là người am hiểu Nho học và mẹ vốn là người sùng đạo Phật. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội và được điều đi dạy ở tỉnh Sơn La trong 10 năm. Năm 1980, ông chuyển về Hà Nội công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó làm việc tại Công ty Kỹ thuật Trắc Địa Bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu. Ngoài công tác Nhà nước, ông còn làm nhiều nghề lao động khác để kiếm sống. Có thể nói, cả cuộc đời Nguyễn Huy Thiệp là cuộc đời với nhiều khó khăn, vất vả, nhưng bằng nỗ lực của bản thân, ông đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách trở thành một nhà văn chân chính, đóng góp vào việc phát triển nền văn học Việt Nam giai đoạn sau công cuộc đổi mới (1986) và điều đó được thể hiện cụ thể qua sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện muộn trên văn đàn. Năm 1986, ông mới bắt đầu có tác phẩm đăng báo. Từ đây, ông nổi tiếng với một loạt truyện ngắn có nhiều sáng tạo mới lạ, mở đầu là truyện Tướng về hưu đến khi mấy truyện gọi là "giả lịch sử" của ông ra đời (Phẩm tiết, Kiếm sắc, Vàng lửa) thì nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra gay gắt xung quanh nhà văn này. Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp tính cho đến nay gồm hai thể loại truyện và kịch. Truyện gồm khoảng 30 tác phẩm, có thể chia thành 4 loại: "giả cổ tích", "giả huyền thoại", truyện thế sự, truyện lịch sử. Tất cả đều là những tác phẩm tự sự ngắn gọi chung là truyện ngắn. Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền Bïi ThÞ H­¬ng 12 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc12bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham13document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 thoại, cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động. Có thể tạm được phân loại như sau: + Truyện về lịch sử và văn học: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nguyễn Thị Lộ, Mưa Nhã Nam, Chút thoáng Xuân Hương... + Truyện mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích: Những ngọn gió Hua Tát, Con gái Thuỷ Thần, Giọt máu, Muối của Rừng, Chảy đi sông ơi, Trương Chi... + Truyện về xã hội Việt Nam đương đại: Không có vua, Tướng về hưu, Cún, Sang sông, Tội ác và trừng phạt... + Truyện về đồng quê và những người dân lao động: Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ... Ngoài truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp còn viết nhiều kịch, tiêu biểu là Xuân Hồng, Còn lại là tình yêu, Gia đình (hay Quỷ ở với người dựa theo truyện ngắn Không có vua). Nhà tiên tri, Hoa Sen nở... và nhiều thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, song thơ xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông). Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi là "tiểu thuyết đầu tay" - cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được chính thức xuất bản bởi Nhà xuất bản Công an Nhân dân. Cùng với truyện ngắn, kịch, thơ, tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp còn viết tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước. Năm 2004, bài viết Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn của nhà văn của Nguyễn Huy Thiệp đăng trên Tạp chí Ngày nay đã tạo ra những tranh luận sôi nổi trong giới văn chương một thời gian đầu trên Báo Văn nghệ và một số trang báo mạng tại Việt Nam. Sự nghiệp văn học với nhiều thể loại khác nhau, có thể khẳng định Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng nghệ thuật. Ông đã góp vào sự nghiệp văn Bïi ThÞ H­¬ng 13 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc13bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham14document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 học nước nhà nói chung và vào sự nghiệp đổi mới văn học giai đoạn sau 1986 nói riêng. 1.4. Chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp thành công ở nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả ở thể loại truyện ngắn. Trong đó chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp được nhiều nhà nghiên cứu tranh luận và bạn đọc quan tâm. Năm 1988, khi ba truyện gọi là "giả lịch sử" của ông ra đời (Phẩm tiết, Vàng lửa, Kiếm sắc) tiếp đó là các truyện khác Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ... thì nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra gay gắt xung quanh nhà văn này. Người ta tập trung tranh cãi về ý nghĩa tiêu cực hay tích cực, về cái tâm và cái tài của cây bút trẻ. Điều đáng lưu ý là qua các cuộc tranh luận, người ta còn đặt ra vấn đề đổi mới cách đọc, vấn đề trang bị một "văn hoá đọc" như thế nào đó để hiểu đúng văn phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng nhìn chung tất cả đều công nhận một tài năng độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp. Ông chính là người có nhiều đổi mới về tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam, khác hẳn so với lối tư duy ở giai đoạn trước đó. Nếu như văn học giai đoạn trước, con người là phương tiện để biểu đạt lịch sử thì bây giờ lịch sử lại trở thành phương tiện để biểu đạt con người. Mối quan hệ giữa nhà văn với hiện thực như vậy đã thay đổi căn bản. Hiện thực không bị đóng cứng bởi tiêu chí lịch sử theo tinh thần sử thi mà mang nội dung sinh động, dân chủ hơn nhiều với hứng thú kiếm tìm "lịch sử trong mỗi con người" [3, 23]. Lịch sử theo kinh nghiệm cộng đồng chuyển thành lịch sử theo kinh nghiệm cá nhân. Kinh nghiệm cộng đồng dù phong phú đến đâu cũng không sánh được với kinh nghiệm cá nhân về tính cụ thể, sinh động và đa dạng. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào hiện thực sử thi, Nguyễn Huy Thiệp là người đã mạnh dạn trình bày một thái độ tự do đối với lịch sử: Nhào nặn lại chất liệu lịch sử dùng lịch sử làm cái vỏ nghệ thuật để truyền những thông điệp về hiện tại. Bïi ThÞ H­¬ng 14 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc14bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham15document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Bao nhiêu ý kiến khen chê trái ngược xung quanh của nhà văn này cốt lại đều xoay quanh hiện thực về con người. Có thể nói, sự thành công của chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là ở chỗ các tác phẩm đã đi sâu khám phá "con người bên trong con người" [3, 23]. Chứng tỏ tính sáng suốt của tư tưởng coi trọng con người với những "vấn đề tự nó” [3, 23]. Chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp có những đặc điểm sau: - Tính đa ngh?a: Truyện thường có nhiều chủ đề. - Cốt truyện li kì - Nhân vật đầy góc cạnh, dường như sống đến tận cùng cá tính của mình. - Khuynh hướng khái quát triết lí Qua các thiên truyện, Nguyễn Huy Thiệp không hề có ý muốn che giấu cái tôi của mình. Một cái tôi lưỡng phân, một mặt coi đời là vô nghĩa, là trò đùa, luôn có giọng ỡm ờ, bỡn cợt, khinh bạc, mặt khác là một cái tôi nghiêm chỉnh muốn đi tìm khuôn mẫu của con người chân chính, cao cả, con người của nền văn hoá tương lai. Chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp cho đến nay còn nhiều mặt chưa được sự đánh giá, nhất trí trong giới văn học. Tuy nhiên, dư luận chung thừa nhận đây là một tài năng văn học độc đáo, một sự kiện rất đáng kể trong đời sống văn học nước ta thời kì đổi mới. Bïi ThÞ H­¬ng 15 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc15bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham16document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 CHƯƠNG 2 TƯ DUY TỰ SỰ LỊCH SỬ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 2.1. Cảm hứng lịch sử Trong nền văn học mới của hơn sáu chục năm qua, chủ yếu là văn học thời gian 1945 - 1975 những nhóm thể tài thế sự và đời tư rất ít phát triển. Chiếm vị trí chủ đạo là nhóm thể tài lịch sử dân tộc. Do vậy tính chất sử thi là đặc điểm nổi bật quy định nền văn học này. Tư duy sử thi với một khoảng cách khó vượt qua giữa nhà văn và đối tượng mà nhà nghiên cứu nổi tiếng Bakhtin gọi là "khoảng cách sử thi", văn học chuyển sang kiểu tư duy mới: suy ngẫm về hiện thực, về cái đương đại đang diễn ra, "cái đương đại chưa hoàn thành". Cùng với kiểu tư duy văn học mới, hiện đại này, đã xuất hiện một thế hệ nhà văn mới. Họ vừa là sản phẩm của thời đại văn học đổi mới, vừa góp phần đáng kể tạo nên sự đổi mới tư duy và thành tựu của văn học đổi mới, tạo ra sự "đột biến" của đời sống văn học. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp (1987) đã thật sự gây chấn động đời sống văn học và rất nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học. Ngay từ những sáng tác đầu tay, Nguyễn Huy Thiệp đã khiến công chúng phải sửng sốt. Đặc biệt là 3 truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp (Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết) tiếp đó là Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ. Đối tượng kể chuyện ở đây là lịch sử cách đây trên dưới năm trăm năm, là hiện thực khép kín trọn vẹn. ở mảng truyện này, người đọc không được tiếp xúc với một cảm hứng sáng tạo văn chương truyền thống Việt Nam vốn quen thuộc lâu nay. Đó là cảm hứng sử thi với khí chất hào hùng, chủ yếu đi vào những khía cạnh tích cực của hiện thực. Giống như ở nhiều truyện khác, cảm hứng chủ yếu trong truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là cảm hứng đời thường, có Bïi ThÞ H­¬ng 16 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc16bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham17document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 tính chất phê phán, chĩa vào mặt thứ hai của hiện thực mà ở đó những yếu tố tiêu cực bộc lộ nhiều hơn, hiện diện rõ hơn, phức tạp hơn. Trước đối tượng lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp không có ý đối lập lại hoàn toàn những gì công chúng đã biết, đã thừa nhận, nhưng điều đáng nói là Nguyễn Huy Thiệp đã xoá nhoà "khoảng cách lịch sử" của văn học trước đây để đem đến những cái nhìn mới mẻ về các nhân vật lịch sử - con người với đầy đủ tính cách, cung bậc tình cảm của con người bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Điều này được thể hiện rõ hơn cả ở quan điểm tiếp cận nhân vật anh hùng trong các sáng tác viết về đề tài lịch sử của ông: Vua Gia Long - người mở đầu triều đại gần 100 năm nô lệ của dân tộc cũng là con người nham hiểm, tàn bạo, độc ác - mang những nét tính cách của con người bình thường; một Nguyễn Huệ - vị anh hùng dân tộc được kính trọng, quý mến vào bậc nhất của nước ta nhưng ngoài những nét hào hoa, lịch thiệp, tác giả còn làm nổi bật một điểm yếu đó là tính hiếu sắc, tính mê gái, âu cũng là một thói “nam nhi thường tình"; rồi Đề Thám "khác người ở thần thái, ở tinh thần tự chủ cao, nhãn quan bao quát rộng" nhưng lại có cái giống người bình thường "Đề thám là một anh hùng, cũng là một người nhu nhược" [24, 184]; một Nguyễn Du văn chương như in, như tạc vào cuộc đời, là đỉnh cao chói lọi của văn học dân tộc bỗng chốc hoá thành "đứa con hoang của cô gái đồng trinh” [24, 151] bị "tên đàn ông khốn nạn" [24, 151] là nền văn minh Trung Hoa "cưỡng hiếp" [24, 151] khiến văn của Nguyễn Du "chứa đầy điển tích" [24, 151] của tên đàn ông khốn nạn kia; một Nguyễn Trãi văn chương kinh bang tế thế, đủ sức sửa sang việc đời bỗng chốc hoá thành "nhà duy mĩ khổng lồ" [24, 302] chỉ có ru với gió, mơ theo trăng và "vơ vẩn cùng mây" [24, 302]; một Nguyễn Thị Lộ chỉ đủ tầm cỡ cho "một trái tim" [24, 299] của Nguyễn Trãi bỗng nhiên sừng sững trở thành một điểm tựa cho tinh thần suy sụp và cô đơn của ức Trai. Bïi ThÞ H­¬ng 17 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc17bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham18document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Nói tóm lại, trong truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn đã “kéo xuống” với đời thường những đỉnh cao của lịch sử dân tộc, trần tục hoá vua Gia Long, Quang Trung và các nhân vật lịch sử như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi làm cho họ mang những tính cách gần gũi với con người đời thường. Như vậy, văn học Việt Nam sau 1986 có sự chuyển biến từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng đời thường và đặc điểm này kết tinh chủ yếu trong những truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp. Quá khứ lịch sử lúc này đã trở thành đối tượng trung tâm để nghệ sĩ khám phá, nghiền ngẫm và đưa ra những kiến giải mới về đời sống con người. Nguyễn Huy Thiệp đã không nhìn lịch sử bằng cảm hứng ngợi ca, sùng kính, một chiều như trước nữa mà thay vào đó là thái độ khách quan và cả sự "phán xét" công bằng đối với nó. 2.2. Cách xử lí tư liệu lịch sử Sau năm 1975, hoàn cảnh đất nước thay đổi, văn học cũng phải có sự chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu mới của đời sống, của công chúng. Theo dõi văn học từ 1975 đến nay, có thể nhận thấy sự chuyển đổi này theo hai giai đoạn: giai đoạn đầu, văn học chủ yếu chuyển đổi về chất liệu, về hướng tiếp cận hiện thực đời sống; giai đoạn sau, là những chuyển đổi trong chiều sâu, trong ý thức của nhà văn. Đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị và chủ trương "cởi trói" cho văn học nghệ thuật, cuộc gặp gỡ "lịch sử" của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đông đảo văn nghệ sĩ trong hai ngày của tháng 10/1987... đó là bối cảnh thuận lợi đã thúc đẩy, tạo nên sự chuyển đổi mạnh mẽ và sâu sắc của đời sống văn học. Sau sự chuyển đổi về hướng tiếp cận, lựa chọn chất liệu hiện thực, ở giai đoạn này vấn đề đặt ra đối với văn học là xử Bïi ThÞ H­¬ng 18 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc18bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham19document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 lí chất liệu hiện thực như thế nào? Và trong chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn đã có cách xử lí tư liệu lịch sử ra sao? Như chúng ta đã biết, bản chất của môn sử học là một khoa học đòi hỏi sự chính xác còn bản chất của môn sáng tác văn học với tư cách là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo lại khơi gợi ở con người sự xúc cảm có tính thẩm mĩ. Sử học là ngành khoa học đòi hỏi tính chính xác và sự uyên bác cao. Nhà sử học là người làm công việc tìm kiếm tài liệu, giám định sử liệu, tái hiện sự kiện một cách chắc chắn, trên kết quả ấy, tiến hành các bước nhận xét, khái quát, mô hình hoá, trừu tượng hoá để nhận thức đúng bản chất lịch sử, quy luật lịch sử. Còn nhà văn khi viết về đề tài lịch sử có quyền hư cấu, nhằm khắc hoạ thêm chiều sâu tính cách nhân vật, làm cho nhân vật lịch sử sống động hơn, đi sâu vào tâm trí người đọc dễ hơn so với lối văn của sử bút quá chặt chẽ... Yếu tố sáng tạo nghệ thuật - trở thành một đặc trưng của văn học. Lại Nguyên Ân trong bài Đọc văn phải khác đọc sử nhắc lại: "Các phát ngôn trong văn xuôi nghệ thuật không bao giờ cũng đồng nhất với tư tưởng tác giả" [17, 180]. Châu Hồng Thuỷ trong bài Làm quen với cây bút trẻ trong ngành giáo dục (Người GVND 27/6/1988) cũng cho rằng: "Với con mắt của thầy giáo sử học, anh (tức Nguyễn Huy Thiệp ) không có ý dựng lại chân dung các nhân vật lịch sử. Lịch sử chỉ là cái cớ để anh suy ngẫm về quan hệ ứng xử giữa người với người, suy ngẫm về số phận, tâm linh dân tộc" [17, 527-528]. Chính nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng quan niệm: "Lịch sử cũng chỉ là ước lệ, có tính tương đối, có tính hạn chế chủ quan và khách quan do thời đại lịch sử quy định” [17, 338]. Để thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp về cách xử lí tư liệu lịch sử, chúng tôi tiến hành so sánh với các tài liệu chính sử. Về nhân vật Gia Long, sử sách đã dùng những lời búa rìu để nhận xét. Bïi ThÞ H­¬ng 19 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc19bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham20document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Cuốn Lịch sử Việt Nam giản yếu cũng từng viết: "Cuối 1779, Nguyễn ánh trở lại chiếm Gia Định, xưng Vương, phong cho Đỗ Thành Nhơn, thủ lĩnh quân Đông Sơn làm Phụ chính thượng tướng quân. Chẳng được bao lâu (1782), Đỗ Thành Nhơn lộng quyền bị Nguyễn ánh giết. Từ đó, quân Đông Sơn tan rã, thế lực của Nguyễn ánh lại suy yếu... Sau lần thất bại thảm hại này, Nguyễn ánh thấy khó lòng địch nổi quân Tây Sơn đã sai Chu Văn sang cầu cứu quân xiêm” [20, 282-283]. Trong Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập):“Chính quyền chúa Nguyễn bị đánh đổ nhưng Nguyễn ánh vẫn không chịu từ bỏ mong muốn khôi phục cơ đồ của dòng họ. Sang Xiêm, ánh xin vua Xiêm đem quân đánh Tây Sơn, cứu giúp mình. Cuối tháng 7 năm 1784, hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương được lệnh đem 2 vạn thuỷ quân, 300 chiếc thuyền và tướng Chiêu Thuỳ Biên đem 3 vạn bộ binh cùng Nguễn ánh, Chu Văn Tiếp đánh về Gia Định. Cho đến cuối năm đó, gần một nửa đất Gia Định đã thuộc về quân Xiêm - Nguyễn ánh” [21, 415]. Cũng trong cuốn này nhấn mạnh: Năm 1802, trước khi hành hình Nguyễn Quang Toản, Gia Long đã bắt ông phải đem quân lính đào mộ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cùng vợ chính, lấy hài cốt giã nhỏ bỏ vào một cái bồ lớn..., xương đầu thì bỏ vào ngục tối... Các em của Quang Trung đều bị voi giày” [21, 415]. Qua một số tài liệu lịch sử như vậy, ta có cái nhìn về bản chất của Nguyễn ánh là người thiết lập vương triều, sát hại công thần, trả thù Tây Sơn vì quyền lợi của dòng họ mà mở đường cho người nước ngoài vào Việt Nam... Chính vì thế khi đi vào tác phẩm, những hành động, suy nghĩ nhận xét của nhân vật đều hướng vào thể hiện bản chất đó. Đồng thời, tác giả đã sáng tạo, hư cấu ra những nhân vật không sử sách nào nhắc đến để khám phá tính cách của chính các nhân vật đó như Đặng Phú Lân trong Kiếm sắc, Ngô Thị Vinh Hoa trong Phẩm tiết. Về nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ, cuốn Lịch sử Việt Nam giản yếu có ghi: “ Ngày 24 tháng 11, nhận được tin quân Thanh kéo vào xâm lược, Bïi ThÞ H­¬ng 20 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc20bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32B – Ng÷ V¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng