Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh...

Tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh

.PDF
122
215
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ THƯ TƯ DUY NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận Văn học Hà Nội, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ THƯ TƯ DUY NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Lí luận Văn học Mã số: 60 22 01 20 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phương Hà Nội, 2013 Lời cảm ơn! Sau một thời gian nghiên cứu lí luận và thực tiễn, cho đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ: “Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh”. Có được thành công này lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô, những nhà nghiên cứu đã hợp tác và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới PGS.TS Đoàn Đức Phương đã giúp đỡ tôi không chỉ trong phương pháp khoa học mà cả những tri thức rất thiết thực trong cuộc sống Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và những người đã luôn ở bên, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ! Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Học viên Trần Thị Thư MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………...1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………5 3. Phạm vi nghiên cứu.. ………………………………………………………5 4. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….6 5.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...6 6. Đóng góp của luận văn……………………………………………………..7 7. Cấu trúc luận văn …………………………………………………………..7 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 8 Chương 1. VẤN ĐỀ DÂN GIAN - DÂN TỘC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ CON NGƯỜI TRÚC KHÊ NGÔ VĂN TRIỆN .............................................................................................................. 8 1.1. Không khí thời đại và sự phát triển văn học nửa đầu thế kỷ XX .............. 8 1.1.1. Không khí thời đại ................................................................................... 8 1.1.2. Đôi nét về sự phát triển của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ........ 11 1.2. Vấn đề dân gian, dân tộc trong văn học giai đoạn mất chủ quyền .......... 22 1.2.1. Vấn đề yếu tố dân gian - dân tộc .......................................................... 22 1.2.2. Dân gian-dân tộc trong văn học giai đoạn mất chủ quyền .................. 28 1.3. Con người Trúc Khê Ngô Văn Triện và đường văn đã chọn................... 35 1.3.1. Đôi nét chính về thân thế - sự nghiệp ................................................... 35 1.3.2.Con người Trúc Khê Ngô Văn Triện qua những trang nhật ký còn lưu 43 Chương 2: YẾU TỐ DÂN GIAN - DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA TRÚC KHÊ NGÔ VĂN TRIỆN .................................................................. 52 2.1.Yếu tố dân gian - dân tộc trong thơ Trúc Khê Ngô Văn Triện: ............... 52 2.1.1. Yếu tố dân gian - dân tộc trong thơ thế sự............................................ 52 2.1.2. Yếu tố dân gian - dân tộc trong thơ trữ tình ........................................ 58 2. 2. Yếu tố dân gian - dân tộc trong văn xuôi Trúc Khê Ngô Văn Triện: ..... 67 2.2.1. Yếu tố dân gian - dân tộc trong tiểu thuyết lịch sử ............................... 67 2.2.2. Yếu tố dân gian - dân tộc trong tiểu thuyết tâm lý ................................ 77 Chương 3. YẾU TỐ DÂN GIAN - DÂN TỘC TRONG BIÊN KHẢO, DỊCH THUẬT CỦA TRÚC KHÊ NGÔ VĂN TRIỆN ............................. 90 3.1. Yếu tố dân gian - dân tộc trong các tác phẩm biên khảo ......................... 90 3.2. Yếu tố dân gian - dân tộc trong các tác phẩm dịch thuật ......................... 95 3.2.1. Yếu tố dân gian - dân tộc trong các tác phẩm dịch thơ ........................ 95 3.2.2 Yếu tố dân gian - dân tộc trong các tác phẩm dịch văn xuôi ................ 97 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 113 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 12 năm trước, nhân Hội nhà văn Việt Nam kết hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức Lễ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Trúc Khê Ngô Văn Triện (Năm 2001), GS. Vũ Khiêu đã có đôi câu đối tưởng nhớ ông Trúc Khê: Trúc đủ ngàn cây ghi khí tiết Khê dài muôn dặm thả văn chương Đôi câu đối ghi nhận khái quát về nhân cách và văn tài của Trúc Khê. Song thực sự là khí tiết và văn chương của nhà văn dồi dào và tha thiết như thế nào thì điều này vẫn còn ít người tường tận. Sau lớp nhà Nho tiên phong trong cuộc bảo tồn vốn dân tộc trong nếp nho học là Phan Kế Bính, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, Trần Trọng Kim…là đến Ngô Tất Tố, Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Văn Tố…và Trúc Khê Ngô Văn Triện. Không phải ai trong các danh sĩ trên đều được biết đến và biết đến một cách rõ ràng. Trong chương trình văn học ở nhà trường phổ thông hiện nay có các bài học môn Ngữ văn là dịch phẩm của Trúc Khê, có những thông tin về các tác giả được đưa vào phần tiểu dẫn trước tác phẩm là câu chuyện lịch sử, là tư liệu khảo cứu, phát hiện của Trúc Khê. Thế nhưng, với nhiều người quan tâm đến văn học trong mức độ hạn chế, hai tiếng Trúc Khê vẫn chỉ nghe quen mà chưa biết. Với những người hiểu sâu về văn học nước nhà, một trong những điều khiến Trúc Khê có vị trí trong hình dung của họ là tinh thần dân tộc. Bởi lẽ ông viết rất nhiều về các danh nhân lịch sử, dịch nhiều văn thơ chữ Hán của các anh hùng dân tộc, các danh sĩ nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ (có người gọi là Nguyễn Dư), Cao Bá Quát,... Mặt khác, ngôn ngữ trong những tác phẩm dịch như Truyền kỳ mạn lục, Tang thương ngẫu lục và lối suy luận, 1 cách diễn đạt, trong nhiều sáng tác của ông mang đậm nếp nghĩ dân gian đầu thế kỷ XX. Trước tiên, chúng tôi xin được giải thích về tên đề tài của mình. Khi cộng đồng người khi phát triển đến trình độ dân tộc cũng là lúc ở họ hình thành nhà nước. Ngay từ những buổi đầu ấy, văn hóa dân tộc bao gồm hai dòng dân gian và dòng bác học (tinh anh). Văn hóa dân gian là văn hóa do dân sáng tạo, lưu truyền và hưởng thụ. Văn hóa dân gian là nền tảng của văn hóa bác học. Cả dân gian và bác học tạo thành dân tộc. Nói đến dân gian là nói đến ngôn ngữ, cách cảm xúc, các suy nghĩ, phong tục tập quán của người dân. Nói đến dân tộc là nói đến lòng yêu nước, lịch sử dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó văn hóa dân gian chiếm một vị trí quan trọng, mặc dù trong một số trường hợp nó chưa đạt được chiều sâu như văn hóa tinh anh. Chính vì thế, chúng tôi bàn về yếu tố dân gian - dân tộc (với dấu nối liên kết không tách rời) khi tìm hiểu văn nghiệp của một nhà văn sống và sáng tác trong nửa đầu thế kỷ XX. Trong luận văn này chúng tôi không chia dân gian và dân tộc làm hai mảng tách riêng để đi vào nghiên cứu. Chúng tôi để một ranh giới mềm, cũng có khi là hòa kết giữa hai yếu tố đó, giao thoa khăng khít. Mỗi nhà văn đều sống và viết từ một mạch nguồn văn hóa chủ lưu và từ lưu vực dòng chảy thời đại. Trong đó, tình yêu dành cho cộng đồng dân tộc, miền văn hóa đã nuôi nấng tâm hồn người sáng tạo là vô cùng quan trọng. Dòng sông văn hóa sống đã chảy rất tự nhiên vào tâm trí người viết văn và đọng lại trong mỗi thể loại, mỗi tác phẩm bằng dấu ấn nhất định. Dù dấu ấn có thể hiển hiện hoặc ẩn sâu. Đặc biệt vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, sống trong cảnh nước mất nhà tan, chịu sự kiểm duyệt gắt gao của chế độ thực dân, thì việc giữ và truyền văn hóa dân gian - dân tộc cũng là biểu hiện vô cùng đáng quý của lòng yêu nước: Non sông bốn mặt mưa hòa gió Giời bể muôn trùng nước lẫn mây 2 Tổ Quốc dễ âu còn khí sắc Nam nhi chớ để thẹn râu mày (Lên đài thiên văn ngắm cảnh – Trúc Khê) Niềm tin vào tương lai của dân tộc và ý thức trách nhiệm với giang sơn khi được truyền vào mỗi tác phẩm thì sẽ lan thấm sang người đọc. Lịch sử có những giai đoạn như “lửa thử vàng” với văn nhân. Không chỉ thử văn tài mà còn là đo nghị lực, tâm ý từ bước chọn đường. Lớp người chuyển giao thế hệ sáng tạo văn chương mới bao gồm các nhà văn sinh vào khoảng cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX (nếu khoảng sau đó mươi năm thì lại khác). Khi ở tuổi thiếu niên (trước năm 1915), họ được gia đình nuôi học chữ Hán để hướng đến khoa cử. Nhờ vậy, họ có gốc kiến thức Hán học sâu vững hơn đa số các tác giả sinh sau thời kỳ nhà cầm quyền thực dân bỏ khoa thi năm 1915. Vì sau khoa thi Hán học cuối cùng, việc học Hán ngữ bị mai một khá nhanh. Liền sau với Tản Đà – người được mệnh danh là gạch nối giữa hai thời đại thi ca, Trúc Khê cùng một số gương mặt cùng thời tạo lập một sự kết nối chuyển dòng tới thế hệ sau. Trúc Khê sinh năm 1901, sớm hơn một thập niên so với các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng giai đoạn 1930-1945. Vì hầu hết, các cây bút này được sinh sau năm 1910. Họ thuộc thế hệ trẻ hơn nhà văn Trúc Khê, họ là những người mới hơn. Nhưng có thể khẳng định rằng không có sự làm nền của một thế hệ nối đệm thì khó có “cuộc hòa nhạc tân kỳ” (Hoài Thanh) liền sau hoặc cùng vang vọng. Trong dàn nhạc ấy, Trúc Khê là một cây đàn thuộc bè trầm, có lúc như nhẹ êm, nhưng đã làm tăng sức hấp dẫn của nhiều điệu đàn vút cao. Khúc trầm ấy của văn chương Trúc Khê không nổi lên trong những cao trào nhưng bền bỉ và ấm vững thanh âm. Chúng tôi cũng xin đề cập đến tính cần thiết của đề tài khi thế hệ Vàng đã trong bụi thời gian. Như GS.TS. Trần Ngọc Vương luôn có những băn khoăn khi giảng bài cho các thế hệ học trò của ông: “Trong lịch sử văn học đầu thế kỷ XX, trước năm 1945, có giai đoạn không được tái hiện đầy đủ các 3 gương mặt của một thời. Những gì có được vẫn rất thiếu khuyết. Chúng ta cần phải khắc phục sự đứt gẫy văn hóa.” Đó phải chăng là tiến trình vận động trước và trong cùng một thế hệ các tác giả. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ ngay cả bước tập dượt tìm đường ở chính mỗi cây bút. Bởi vì, chúng ta cùng hiểu rằng không thể từ chữ nghĩa khoa cử thời đầu thế kỷ XX mà sang ngay được phong trào Thơ mới cũng như văn xuôi Tự Lực Văn Đoàn. Đáng trân quý là trong số đó có không nhiều lắm những người đã làm chủ tình hình bằng lấy xưa tặng sau. Vốn Hán học không phải để cũ nhàu trong rương hòm hay hoài cổ trong tâm trí, mà được văn sĩ dùng làm phương tiện chuyển dịch tác phẩm sang thành chữ quốc ngữ, và truyền bá tri thức cổ bằng cách thật thức thời. Giữa thời “mưa Âu gió Mỹ”, nhà văn vươn lên năng động với những sáng tác, dịch thuật để nuôi gia đình và nuôi văn tài bằng từ cội gốc cũ, đó cũng chính là cách đến với cái mới. Trúc Khê Ngô Văn Triện viết biên khảo Hùng Vương diễn nghĩa, dịch Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, dịch thơ Cao Bá Quát… Ông là một trong những người biến mình thành phiên - dịch - viên - của - thời - đại. Hiện tại cũng đã là muộn màng, nhưng việc thực hiện những tìm hiểu khảo sát này vẫn còn khả thi. Nếu như chậm quan tâm đến các tác giả của một thời đã xa và đang tiếp tục xa nữa thì việc khôi phục sẽ rất khó khăn từ người nghiên cứu đến “nếp” tiếp nhận của công chúng. Các tàng thư đang nát, việc số hoá của cấp quản lý nhà nước với các tác phẩm đầu thế kỷ XX còn rất lâu mới quán xuyến hết được. Đó là chưa kể “định kiến” chỉ trọng đỉnh cao, như thể trong ngọn núi văn chương cái bộ phận là nền, là sườn ít được quan tâm. Cho dù cái đỉnh nào cũng cần đứng trên nền, tựa trên sườn trụ đỡ, chuyển tiếp. Nền đất, sườn non đó là những Nguyễn Đôn Phục, Hoa Bằng, Nguyễn Văn Tố… và Trúc Khê Ngô Văn Triện. Thiết nghĩ, chúng ta còn đang thiếu sót khi chưa có những tìm hiểu sâu kỹ và chưa có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về lớp người như thế hệ 4 Vàng đang bị phủ bụi thời gian dày đặc này, cho dù sự phôi phai đang mỗi ngày một đáng quan ngại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tính đến nay, tuy đã có khá nhiều bài viết đánh giá về con người và văn nghiệp của Trúc Khê song chủ yếu lại là những bài báo, bài nghiên cứu, bài tựa sách in tác phẩm của nhà văn, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu kỹ càng, bài bản. Chưa có nghiên cứu nào có dung lượng hơn 5000 từ được in ấn, xuất bản về thân thế cũng như sự nghiệp của Trúc Khê. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi tìm đến một số bài viết của những người bạn văn tưởng nhớ Trúc Khê trong các dịp Hội Nhà văn Hà Nội kỷ niệm 90, 100 năm ngày sinh của ông. Ngoài ra, là các bài được công bố trên các báo nhân dịp sinh nhật ông, hay kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô, ông được chọn viết với tư cách là danh nhân Hà Nội. Đó là các bài viết của các GS.Vũ Khiêu, nhà văn Tô Hoài, các nhà thơ Vũ Quần Phương, Lữ Huy Nguyên, Nguyễn Bao, tác giả Hoàng Lại Giang,… Trước đây, tác phẩm của Trúc Khê được in tại Trúc Khê thư cục do ông lập nên, tại một số nhà in như Kim Đức Giang ấn quán, Vĩnh Thịnh, Thực Nghiệp… và báo chí đương thời. Sau này, con trai trưởng của ông là Ngô Văn Trưng lập nên Trúc Khê thư xã để xuất bản sách của cha mình. Năm 1997, nhà xuất bản Văn học in hai tập Thơ văn Trúc Khê Ngô Văn Triện tuyển chọn một số tác phẩm đã in, đã đăng báo của ông để giới thiệu đến bạn đọc. Và cách đây 10 năm, Tuyển tập Trúc Khê Ngô Văn Triện do Nhà xuất bản Vǎn hóa thông tin, ấn hành năm 2003 (với dung lượng 1157 trang) đã ra mắt độc giả. 3. Phạm vi nghiên cứu Sống trong thời kỳ “chuyển giao”, nhà văn Trúc Khê đã làm việc hết mình và để lại một sự nghiệp khá đồ sộ. Trong cuộc đời cầm bút khoảng 20 năm của ông, Trúc Khê đã để lại khoảng 60 cuốn sách. Khái niệm văn nghiệp mà chúng tôi nêu ở đề tài luận văn này không thể bao quát hết tất cả những tác 5 của phẩm Trúc Khê Ngô Văn Triện. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ xin được chọn một số tác phẩm tiêu biểu của mỗi thể loại trong sáng tác, biên khảo và dịch thuật (từ Hán ngữ) của Trúc Khê, để từ đó có thể tìm hiểu yếu tố dân gian - dân tộc trong văn nghiệp của ông. Người thực hiện luận văn sẽ chọn lọc đi vào phân tích một số trang nhật ký ghi lại những năm tháng sống và sáng tác của Trúc Khê Ngô Văn Triện, trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XX (1901 - 1947), với dấu ấn của những chuyển đổi thế thời. Đó là hành trình của một nhà văn trong giai đoạn nhiều thử thách với “nghị lực văn chương”, thử thách tài năng và lòng thành với nước, với đời. Đề tài theo hướng tìm hiểu và phân tích yếu tố dân gian - dân tộc trong thơ văn sáng tác, biên khảo và dịch thuật của Trúc Khê nên sẽ là một khối lượng công việc rất lớn. Ngay cả chỉ mong đọc đủ số lượng tác phẩm của nhà văn đã cần một sự cố gắng và lắng tâm rất nhiều. Và cũng chỉ dám gọi là sơ khởi bình luận về đời văn của một người uyên thâm, tài hoa, sống trong bão táp chính trị và đa sắc văn hóa của một thời đại đặc biệt, là rất khó. Với khả năng hạn hẹp về kiến thức, lại xa về thế hệ, nên việc nghiên cứu đề tài này, với chúng tôi, là thử thách rất lớn. Thực tế, phạm vi ngỡ rất rõ nhưng cũng rất khó bao quát. Đó là yếu tố dân gian - dân tộc từ những nét chính trong đời người và đời văn của Trúc Khê Ngô Văn Triện. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn trình bày và phân tích yếu tố dân gian - dân tộc trong sáng tác và biên khảo, dịch thuật của Trúc Khê Ngô Văn Triện, qua đó giúp người đọc nhận diện sâu hơn và kỹ hơn về một nhà văn còn chưa được tìm hiểu nhiều. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã: + Sưu tầm, tập hợp các tác phẩm sáng tác, biên khảo, dịch thuật của nhà văn Trúc Khê. Các tư liệu khác như mảng báo chí và nhật ký của nhà văn cũng được chú ý để nhằm có cái nhìn đầy đủ về ông. 6 + Sử dụng phương pháp nghiên cứu văn học ở phân tích tác phẩm, liên hệ với tiểu sử tác giả, với những sự kiện văn hóa, lịch sử đương thời. + Phỏng vấn những người thân của nhà văn và GS. Hà Minh Đức, vị giáo sư cao niên để hiểu thêm bối cảnh báo chí và văn học thời Trúc Khê cầm bút. + Đi thực địa về quê hương nhà văn, thăm gia đình các con của tác giả cũng như thăm tư gia và mộ phần một nhà văn cùng thời với Trúc Khê. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu dày dặn đầu tiên, nghiên cứu một cách có hệ thống về văn nghiệp của Trúc Khê Ngô Văn Triện, làm rõ phẩm chất dân gian – dân tộc trong sáng tác, dịch thuật và biên khảo của ông. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có ba chương chính: Chương 1. VẤN ĐỀ DÂN GIAN - DÂN TỘC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ CON NGƯỜI TRÚC KHÊ NGÔ VĂN TRIỆN Chương 2. YẾU TỐ DÂN GIAN - DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA TRÚC KHÊ NGÔ VĂN TRIỆN Chương 3. YẾU TỐ DÂN GIAN - DÂN TỘC TRONG BIÊN KHẢO, DỊCH THUẬT CỦA TRÚC KHÊ NGÔ VĂN TRIỆN. 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. VẤN ĐỀ DÂN GIAN - DÂN TỘC NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ CON NGƯỜI TRÚC KHÊ NGÔ VĂN TRIỆN 1.1. Không khí thời đại và sự phát triển văn học nửa đầu thế kỷ XX 1.1.1. Không khí thời đại Sau mười thế kỷ chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, đầu thế kỷ XX văn học Việt Nam bước vào quá trình hiện đại hóa văn học, một xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, văn học Việt Nam không đi thẳng từ truyền thống đến hiện đại mà phải trải qua một giai đoạn giao thời. Xuất phát từ truyền thống, trước khi đạt tới giai đoạn phát triển hiện đại, văn học trải qua nhiều thử nghiệm, đôi khi cần cả những cống hiến, hy sinh lặng thầm. Sau khi đã thiết lập xong chính quyền thuộc địa và bước vào những cuộc khai thác lớn, thực dân Pháp đã ra sức gieo rắc tư tưởng nô lệ, vong quốc. Các nhà Nho yêu nước nhanh chóng nhận ra điều đó và đã đấu tranh gìn giữ tinh thần và bản sắc dân tộc. Theo “Mấy nhời nói đầu” trên Nam phong tạp chí số 1 tháng 7 năm 1917, người Pháp vẫn thường kẻ cả: “Thiên chức của nước đại Pháp xưa nay vẫn là đi dạy cho dân các nước biết phát triển cái quốc túy của mình, khiến cho mỗi dân mỗi nước biết mình có một cái nhân cách riêng mà sống theo nhân cách ấy”. Song mọi việc làm của thực dân Pháp lại trái ngược với lời nói. Trọng trách làm cho dân mình biết chúng ta cũng có quốc túy để tự hào lại đặt trên vai các bậc trí thức đầu thế kỷ, những nhà Nho tiến bộ, duy tân. Có thể thấy đó là bước “Đến hiện đại từ truyền thống” (tên một tác phẩm của PGS. Trần Đình Hượu), vì các nhà Nho tiến bộ đã là nhịp cầu chứ không phải là bước cản làm chậm lại tiến độ của cái mới, như những ai đó chưa thấu hiểu sai. Trong giáo trình viết về nhà yêu nước Phan Châu Trinh, tác giả tập thơ “Xăng-tê thi tập”, TS. Trần Hải Yến đã nhận định: “Sự xuất hiện dày đặc thành ngữ, tục ngữ trong một tập thi tù mà lại là thi tù hải ngoại trên thực tế đã hàm rất nhiều ý nghĩa. Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh 8 khía cạnh: với việc làm đó, Phan Châu Trinh dường như đã làm một cuộc tổng duyệt lại các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc nhờ sự tiếp nhận những tư tưởng thời đại.” [36; 228]. Chứng kiến sự thất bại của thế hệ cha anh khi đấu tranh vũ trang trong điều kiện quá chênh lệch về vũ khí và kỹ thuật tác chiến, các nhà Nho yêu nước và duy tân đã tìm đến một con đường khác, mà bước khởi hành là “khai dân trí, hưng dân trí”. Ý thức được sự tất yếu của quá trình hiện đại hóa văn học, ý thức được sự thắng thế tất yếu của văn học mới, các nhà Nho yêu nước lớp trước đã thu góp và tôn vinh giá trị tinh thần cả nghìn năm như thể để trao lại thế hệ mới. Phan Kế Bính, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, Trần Trọng Kim… thuộc thế hệ nhà Nho lớp trước đi đầu bảo tồn “cái hương hỏa Nho học”. Ngô Tất Tố, Nguyễn Văn Tố, Trúc Khê Ngô Văn Triện, Hoàng Thúc Trâm… thuộc lớp học giả tiếp nối sự nghiệp tôn giữ văn hóa dân tộc đó. Họ đã sớm nhận ra nhiệm vụ của mình sau khi bao người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ, mỗi tấc đất quê hương đều mang hồn dân tộc với linh khí tổ tiên, của những nỗi đau đời, của những khát vọng,…tất cả tạo thành truyền thống dân tộc. Nhiều cây bút viết văn, viết báo chân chính đầu thế kỷ XX muốn khơi gợi lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người dân Việt. Trúc Khê là một trong những tác giả tiêu biểu cho những người vừa làm văn, vừa làm báo, chuyển đổi từ mô hình nhà Nho sang kiểu người trí thức hiện đại. Ông không còn là nhà Nho thuần túy song cũng không phải là con người hoàn toàn thuộc về hiện đại. Đời văn của ông chính là quá trình nỗ lực vượt qua cái cũ, đến với cái mới mang theo biệt sắc của riêng mình. Nét biệt sắc (từ dùng của GS.TS. Trần Ngọc Vương khi nhận xét về trường hợp củaTrúc Khê) chính là tinh thần dân tộc. Tìm hiểu Trúc Khê và lớp nhà văn như ông cũng là để thấy rõ vị trí và đóng góp của họ trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, của điều kiện xã hội, điều này ai cũng rõ và có thể mở rộng, đi sâu với những minh chứng đầy thuyết phục 9 nhưng điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là một văn nhân khi cầm bút chắc chắn đã hòa cái chủ quan của mình trong dòng chảy thời đại. Các yếu tố thường được xem xét khi nghiên cứu một tác giả văn học thường là mối liên hệ giữa người đó với cuộc sống, với môi trường tự nhiên xã hội, với thời đại, với bối cảnh văn học văn hóa, cả về mặt đồng đại và lịch đại, làm cơ sở cho hoạt động sáng tạo của tác giả này. Có những câu thơ, áng văn chỉ được viết trong thời của nó mới có được khí thế hay nỗi đau đó, thậm chí, mới có những hạn chế đó. Một thời gió bão văn hóa giữa cũ và mới, trong và ngoài, dân gian- dân tộc và ngoại lai như những thập niên đầu thế kỷ XX vừa là thách thức, vừa là cơ hội thử thách tài năng và bản lĩnh của người cầm bút. Trước thế kỷ XX, suốt hàng mấy thế kỷ sự sáng tạo văn chương ở ta có một bộ phận đáng kể bị khuôn trong phạm vi khuôn khổ hướng tới thi cử và sự thành danh sau khoa thi. Nhà nho, nhất là các bậc danh nho, vẫn làm thơ viết văn nhưng thường chỉ xem đó là một cách nói chí mình ( ngôn chí ), trong lòng có hứng thì viết ra (mạn hứng). Họ sáng tác là để phần nào tu dưỡng tính tình, đôi khi là tự tiêu khiển. Xét về hiệu quả, tác phẩm viết ra không để cho ai khác đọc ngoài chính mình, bè bạn mình, hoặc người sẽ chấm bài thi của mình. Đó là khi văn tự (kể cả chữ Hán lẫn chữ Nôm) không thể phổ cập tới đám đông. Không có những công cụ xã hội như báo chí, xuất bản để thường xuyên đăng tải. Phương tiện thông tin giao tiếp quá đơn sơ, tốc độ chậm chạp, người ta sống với làng thôn nhiều hơn sống với tầm nhìn rộng, mặc dù vẫn luôn luôn nghĩ đến đất nước. Trong hoàn cảnh ấy, một tác phẩm văn chương sau khi ra đời thường chỉ được biết tới trong phạm vi một vùng đất nhỏ. Theo nhiều tài liệu đã tiếp nhận và suy ngẫm, chúng tôi xin mạnh dạn nêu ra hai xu hướng khởi phát của nghề văn đầu thế kỷ với hình dung hạn hẹp của mình. Một là, người cầm bút coi nghề văn là thiêng liêng, trân quý và tạo nghiệp cẩn trọng. Hai là, người viết lách nhận thấy nghề văn có thể là một nghề kiếm sống mà lại mang đến cả ít nhiều danh tiếng nên họ đã chọn như một công việc kiếm tiền. Nhưng dù mục đích ban đầu là lập thân hay nuôi 10 thân thì rồi trong thực tế chắc chắn nhà văn đã có lúc “thăng giáng” theo các hướng không chủ định. Vì thực chất khi gánh nặng cơm áo thúc bách cũng khiến văn tài liên tục được phát tiết tinh hoa. Với người tài khi viết nhiều rồi họ sẽ tự cuốn theo dòng chảy sáng tạo của chính mình để hợp lưu với các tác giả cùng thời, sáng tạo này làm nảy sinh sáng tạo khác mà nên nghiệp, sáng danh. Nhưng cũng có trường hợp bản lĩnh và tài năng chưa thật vững và rõ, lại chạy ào ào theo tiền tài, danh vọng mà thất thân, lạc mộng. Những người này đã rơi rụng tên tuổi, mờ phai văn nghiệp. Những người còn lại với chúng ta hôm nay, sau đến khoảng 70 năm là những nhà văn đáng trân trọng và tìm hiểu sâu kỹ. Khi nói đến văn chương của một thời “nở rộ” cả về số lượng và chất lượng, một giai đoạn tạo thành bước ngoặt, thành đà cho văn học Việt Nam, chúng ta nên tìm hiểu về môi trường văn học, chủ thể văn học, sự tiếp nhận ảnh hưởng nước ngoài “cân đối” với sự nối tiếp di sản ông cha trong yêu cầu hiện đại hóa văn học. 1.1.2. Đôi nét về sự phát triển của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Bước sang thế kỷ XX, cùng với những đổi thay của tình hình xã hội, sinh hoạt văn chương trở nên dần thay đổi, rồi trở thành khác hẳn. Bối cảnh văn học của những thập niên đầu thế kỷ XX mang sự chuyển đổi quỹ đạo và hệ hình văn học. Trong thời trung đại, “văn học việt Nam vừa là một một nền văn học mang tính quốc gia - dân tộc, vừa vận động trong quỹ đạo của vùng văn học châu Á, lấy văn học Trung Quốc là “cổ mẫu”, làm nền văn học kiến tạo vùng [36; 63]. Như vậy có thể hiểu rằng hệ hình văn học trung đại vẫn tiếp nối và kéo vệt đuôi dài với cả nét đẹp và cả ít nhiều sự lạc hậu sang đầu thế kỷ XX. Sở dĩ, chúng tôi gọi là lạc hậu là vì văn học Nho gia dù sao cũng không rộng mở. Những năm cuối của thế kỷ XIX và sang thập niên đầu của thế kỷ XX, chưa có nghề văn cho dù nhiều người viết, chưa có cả lực lượng bạn đọc đông đảo bởi hạn chế khó phổ cập của chữ Hán, chữ Nôm. Bộ phận văn học bằng chữ quốc ngữ ở Nam bộ đã có những thành công như của Trương Vĩnh 11 Ký, Huỳnh Tịnh Paulus Của… nhưng vẫn chưa thể coi là rất phổ biến, phổ cập trên toàn quốc. Vì thế, nói chung người viết dù có ý thức lưu danh thì cũng không tiên liệu được bề rộng khắp để xác định được mục tiêu dùng văn chương kiến tạo cấu trúc tư tưởng. Theo GS.TS.Trần Ngọc Vương: “Văn học bác học truyền thống chưa bao giờ là nền văn học có tính phổ cập rộng rãi” và “ cho tới cuối thế kỷ XIX vẫn bảo lưu rất đậm tính chất vùng, miền. Các bậc „danh sĩ‟ chủ yếu là „danh sĩ‟ của một xứ, một địa phương cụ thể nào đó” [36; 65]. Nhưng khi văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng phương Tây (chủ yếu là Pháp) thì tình hình khác hẳn. Sự hiện đại hóa tràn vào như luồng gió mới kích thích sự phát triển của văn học. Nhưng cũng phải thấy những quay cuồng nhất định đã diễn ra. Trong không gian văn hóa truyền thống là của khu vực nông nghiệp thuần túy, lại ảnh hưởng nho giáo lâu đời bỗng ngập tràn mưa gió mới, bão lốc văn hóa, văn học ảnh hưởng từ phương Tây, tạo ra những khủng hoảng và gây “sốc văn hóa” nhất định cho người đương thời. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội thực dân. Thực tế. như đã thành quy luật, thời kỳ nào có sự khủng hoảng văn hóa thì lại có hành trình tìm lại các giá trị. Thời đầu thế kỷ XX, các học giả, chí sĩ, nhà văn, nhà báo tiến bộ cũng đã tìm lại “nguồn dưỡng chất trần gian”. Bên cạnh đó, lại có sự cộng hưởng với các phong trào cách mạng, hầu hết theo hướng đại chúng hóa. Ở một cách hiểu bao quát đại chúng và dân gian có sự tương đồng. Đây cũng chính là thời kỳ chuyển hệ hình văn học. Đội ngũ sáng tác của hệ hình văn chương truyền thống mà thành phần nòng cốt là nhà Nho “lần lượt rời bỏ vũ đài lịch sử mà cũng từng bước rời bỏ văn đàn, sau khi đã trao lại cho hậu thế những đóng góp cuối cùng” [36; 298] và theo GS.TS. Trần Ngọc Vương: “Tản Đà là văn nhân của hệ hình văn học cũ, nhịp cầu nối hai hệ hình văn học”. [36; 306]. Xét theo thời gian sống, Tản Đà (1889 – 1939) là lớp người đi trước Trúc Khê đến hơn một thập niên. Trước khi ra trình làng làm báo, viết văn, Tản Đà là bậc văn nhân có những tác phẩm khiến Trúc Khê đã đọc mê say. Trúc Khê không là tác giả văn học cùng tạo dấu nối chuyển hệ hình như Tản Đà, mà có thể ông ở trong 12 nhóm những người mở đầu hệ hình mới sau đó. Tuy rằng, văn chương Trúc Khê còn nhiều luyến lưu và có liên quan khó dứt hẳn với hệ hình cũ. Có thể thấy, trong đội ngũ các nhà thơ, nhà văn hiện đại là chủ nhân thực sự của hệ hình văn học thứ hai chủ yếu “ra đời trong khoảng những năm 1910-1920” [36; 302] thì với thời điểm được sinh vào năm 1901, Trúc Khê nằm ở chính giữa của chuyển nối từ Tản Đà sang các tác giả hiện đại về sau. Văn tài không theo tuổi, nhưng các nhà văn sống ở giữa đoạn giao thời đang hiện đại hóa với tốc độ lớn, thì việc chênh nhau một thập niên sinh thành rất quan trọng. Trong lòng các đô thị mới xuất hiện, một lớp công chức mới hình thành. Báo chí sách vở cũng là một bộ phận không thể thiếu trong xã hội. Sau báo chí tiếng Pháp, các loại báo chí viết bằng chữ quốc ngữ và các hiệu sách (tiền thân của các nhà xuất bản), lần lượt xuất hiện. Hoạt động báo chí cần định kỳ nên tất yếu đòi hỏi cần có những người thường xuyên cung cấp bài vở. Một guồng máy sản xuất và tiêu thụ văn chương cứ thế hình thành và mở rộng. Như vậy, văn chương lúc này thật đã thoát khỏi tình trạng “tự phát”, “tự cung tự cấp” trong giới nho sĩ xưa, để trở thành một ngành hoạt động xã hội. Sở dĩ chúng tôi bàn về báo chí và xuất bản thời kỳ 1932 – 1945 là vì nhà văn Trúc Khê Ngô Văn Triện cũng giống các văn sĩ, ký giả cùng thời vì đã làm văn và viết báo “hai trong một”. Trong đó, cũng giống với nhiều bạn cầm bút của mình, ông có được sự năng động của người làm nghề báo và sự sâu sắc của người viết văn. Thời đó, cái cách tự trào của các nhà Nho đã giúp chính họ và những người tiếp nối bước vào việc hiện đại hóa văn thơ mình bằng nét cười nhập cuộc, bớt gượng gạo. Đặc biệt, họ không hề “hủ nho” như đã có những ý kiến chê bai thiếu thiện chí. Vì thế mà thơ văn trào phúng đã là bộ phận xuất sắc nhất, chín nhất của văn học ba thập niên đầu thế kỷ XX. Nó được viết ra từ chính mấy nhà Nho. Ấy là khi Nho gia sang thời mới có nhu cầu cười chính mình. Tú Xương cười nhiều nhất đến mức người ta như lãng đi mất ông là nhà thơ trữ tình. Tản Đà thì mặc dù vẫn làm thơ trữ tình là chính song ông cũng có phen tự cười: 13 Chữ nghĩa Tây Tàu trót dở dang Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng. Xuất thân trong gia đình nhà Nho, Nguyễn Công Hoan có cách sắp xếp giải quyết riêng cụ thể: ông coi con người chân thật của ông là con người thơ. Còn cái người viết văn xuôi là phần bỏ đi… Thế là mỗi người mỗi cách, dù có thừa nhận hay lảng tránh nhưng đều tránh nếp quen cũ, đi tìm mình trong một bến bờ mới. Thực tế tính tổ chức vốn không phải là mặt mạnh của xã hội bấy giờ, càng không phải mặt mạnh của văn học Việt Nam. Bởi trừ nhóm Tự lực văn đoàn thì hầu như không có một sự chung lòng đồng thời với nhau hoặc “bàn giao” để người sau tiếp, song trong sáng tác vẫn như là người này có sự hưởng ứng người kia. Như thể tự nhìn nhau mà chuyển đổi, mỗi nhà văn đều phải tự giác nhận tác động của đồng nghiệp và điều chỉnh mình. Trúc Khê Ngô Văn Triện hướng theo các thơ văn của các Nho gia suốt thời trẻ trai của mình. Đến giữa những năm 20 của thế kỷ trước, ông mới nhận ra việc mình phải có bước tiếp nối, phát triển, chứ không thể chỉ hoài cổ. Và ông đã trăn trở: Trời bắt sinh ra kiếp học trò Học trò sinh phải bước đa lo Lo nhà, lo nước, lo thân thế, Nhà khó, thân hèn, nước rủi ro. Nhà khó, thân hèn, nước rủi ro, Lòng ta trăm mối rối như vò. Kiếp sau thôi chớ làm người nữa, Làm kiếp chim bằng ta tự do. (Kiếp học trò) Có thể thấy, điều cần chú ý là nhiều nhà Nho đầu thế kỷ ngỡ “cũ” lại đi về phía mới trong xu hướng đi đến dân tộc. Trúc Khê là một nhà Nho thức thời. Ông không coi viết văn kiếm sống là có gì không tốt, vì nhà Nho xưa 14 thường không tham gia vào việc kiếm tiền, thậm chí khinh bỉ việc kiếm tiền là “trục lợi”. Nhưng Trúc Khê chăm chỉ và năng động dùng ngòi bút kiếm tiền nuôi cả gia đình. Ông thích sự tài tử và tài văn của Tản Đà nhưng ông lại sống theo cách khác. Trúc Khê là người chồng, người cha lo cho cả một gia đình với vợ ốm, con đông. Đến mức khi ông mất, thì cả gia đình ông khốn đốn. Vì ngoài nỗi đau về tình cảm, cả nhà còn không biết phải lấy gì để sinh sống. Sinh thời, để kiếm tiền, ông viết sách, viết báo, dịch thuật rất nhiều. Nhưng điều có thể thấy ngay là tất cả những gì ông viết ra đều hướng về tinh thần dân tộc. Trúc Khê cũng giống các nhà Nho tiến bộ đương thời quan niệm về tinh thần dân tộc là lòng yêu nước và ý thức góp công vào phát triển, mở mang văn hóa dân tộc. Ông cũng không bị “hủ nho” mà ông sẵn sang ca ngợi cái hay, sự tiến bộ đến từ bên ngoài. Trong bài “Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930”, PGS.Trần Đình Hượu nhận định rất thấm thía: “Ta cũng chứng kiến việc một số nhà Nho ra thành phố sinh nhai bằng nghề viết văn. Sống ở thành thị và với những người thành thị, bản thân họ cũng thành thị hóa. Họ đưa vào văn học cũ những xúc cảm cá nhân, những cảnh vật, không khí thành thị và vì nghề nghiệp viết văn bán cho công chúng họ đã ra công khai thác tất cả những kinh nghiệm sáng tác trong ca dao dân ca và các truyện Nôm của các nhà nho tài tử thế kỷ trước, tìm những cái gì thích hợp để nói về cuộc sống mới, con người mới ở thành thị. Họ cũng mang vào lịch sử văn học dân tộc những cách tân đáng kể về nội dung, nghệ thuật và quan niệm văn học” [7; 437]. Trúc Khê Ngô Văn Triện là một trong những trường hợp có thể hội tụ thành nhận xét trên của nhà nghiên cứu. Song ở Trúc Khê cũng có những nét riêng biệt có thể đi sâu tìm hiểu thêm. Xin được trở lại với nhóm Tự lực văn đoàn. Nhóm này hoạt động văn học một cách chuyên nghiệp và rất thành công. Trong đó phải kể đến đóng góp của Nhất Linh. Lịch sử văn hóa Nhật Bản xác nhận là người Nhật cũ mê văn hoá Trung quốc quá thường cử người sang tận nơi để học, học lấy bằng, tức biết làm đúng như người Trung Quốc rồi mới về làm theo cách của 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan