Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ gatswto kinh nghiệm quốc...

Tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ gatswto kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với việt nam

.PDF
105
18
136

Mô tả:

MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... i Danh mục hình vẽ ............................................................................................. ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỰ DO HÓA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO ......... 9 1.1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ tài chính - ngân hàng và tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng ......................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm và bản chất về dịch vụ tài chính - ngân hàng ................... 9 1.1.2. Khái niệm tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng ......................... 11 1.1.3. Lý thuyết về tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng ...................... 12 1.2. Tác động của tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng tới nền kinh tế . 17 1.2.1. Tự do hoá dịch vụ tài chính - ngân hàng tác động đến quá trình chuyển tiết kiệm cho đầu tƣ ...................................................................... 17 1.2.2. Tự do hoá dịch vụ tài chính - ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả việc phân bổ nguồn lực đầu tƣ .................................................................. 18 1.3. Tính tất yếu của việc tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng .......... 19 1.3.1. Xu hƣớng toàn cầu hóa và tự do hóa thƣơng mại ............................ 19 1.3.2. Yêu cầu của quá trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế quốc tế ........ 24 1.4. Những cơ hội và thách thức của tự do hoá dịch vụ tài chính - ngân hàng đối với các nƣớc đang phát triển ...................................................... 26 1.4.1 Cơ hội từ tự do hoá dịch vụ tài chính - ngân hàng ............................ 26 1.4.2 Thách thức từ tự do hoá dịch vụ tài chính - ngân hàng ..................... 29 1.5. Nội dung tự do hoá dịch vụ tài chính - ngân hàng ............................. 33 CHƢƠNG 2: TỰ DO HÓA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI...................................................... 35 2.1. Phân tích quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số quốc gia ................................................................................................... 35 2.1.1. Quá trình thực hiện tự do hóa tài chính - ngân hàng của Trung Quốc ................................................................................................................. 35 2.1.2. Quá trình thực hiện tự do hóa tài chính ngân hàng của Canada ....... 39 2.1.3. Quá trình thực hiện tự do hóa tài chính - ngân hàng của Australia .. 42 2.1.4. Quá trình thực hiện tự do hóa tài chính - ngân hàng của Thái Lan .......................................................................................................... 45 2.2. Kinh nghiệm rút ra từ việc phân tích quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số nƣớc trên thế giới ...................................... 45 CHƢƠNG 3: TỰ DO HÓA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO .............................................................. 48 3.1. Cam kết của Việt Nam về tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng trong WTO.................................................................................................. 48 3.1.1. Dịch vụ ngân hàng .......................................................................... 48 3.1.2. Dịch vụ bảo hiểm ............................................................................. 48 3.1.3. Dịch vụ chứng khoán ...................................................................... 49 3.2. Tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO............................................................................................................ 49 3.3. Đánh giá quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO ........................................................................... 59 3.3.1. Đối với lĩnh vực ngân hàng ............................................................. 59 3.3.2. Đối với lĩnh vực bảo hiểm .............................................................. 64 3.3.3. Đối với các dịch vụ chứng khoán .................................................... 67 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TỰ DO HÓA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO .... 72 4.1. Các quan điểm và định hƣớng của chính sách tự do hoá dịch vụ tài chính - ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO ............................... 72 4.1.1. Các định hƣớng cơ bản ................................................................... 72 4.1.2. Các quan điểm thực hiện cho quá trình tự do hoá dịch vụ tài chính. 73 4.1.3. Thuận lợi và khó khăn của quá trình tự do hoá dịch vụ tài chính .... 75 4.2. Những gợi ý đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng theo cam kết trong WTO .......................... 76 4.2.1. Mức độ mở cửa đối với các nhà kinh doanh nƣớc ngoài ................. 76 4.2.2. Kiểm soát luồng vốn và giảm tối đa việc kiểm soát về giá cả và lãi suất trên thị trƣờng tài chính - ngân hàng.................................................. 79 4.2.3. Xã hội hóa khu vực tài chính và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc cho vay tín dụng ...................................................................... 81 4.2.4. Cho phép sự gia nhập rộng rãi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng.......................................................................................................... 85 4.3. Một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề vƣớng mắc trong quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng tại Việt Nam ............. 91 4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống quản lý nhà nƣớc ......... 91 4.3.2. Lành mạnh hoá hệ thống tài chính .................................................. 93 4.3.3. Chủ động trong hội nhập quốc tế .................................................... 94 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 98 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. APEC: ASEAN: BHVN: BTA: CSTT: DNBH: DNNN: ĐTNN: FDI: FSA: GATT: GATS: GDP: IMF: NAFTA: NHNN: NHNNg: NHTM: NHTMCP: NHTW: Nxb: OECD: TCTD: TTCK: TTCKVN: TTGDCK: TTTC: WB: WCY: WTO: Nguyên nghĩa Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Bảo hiểm Việt Nam Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ Chính sách tiền tệ Doanh nghiệp bảo hiểm Doanh nghiệp Nhà nƣớc Đầu tƣ nƣớc ngoài Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Hiệp định về dịch vụ tài chính Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch Hiệp định về thƣơng mại dịch vụ Tổng sản phẩm quốc nội Quỹ tiền tệ quốc tế Hiệp định thƣơng mại tự do Bắc Mỹ Ngân hàng Nhà nƣớc Ngân hàng nƣớc ngoài Ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngân hàng Trung ƣơng Nhà xuất bản Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Tổ chức tín dụng Thị trƣờng chứng khoán Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thị trƣờng tài chính Ngân hàng thế giới Niên giám Cạnh tranh thế giới IMD Tổ chức thƣơng mại Thế giới i DANH MỤC HÌNH VẼ Stt Số hiệu Nội dung Trang 1. Hình 1.1: Mối tƣơng quan giữa lãi suất, tiết kiệm và đầu tƣ 14 2. Hình 1.2: Tác động của lãi suất đến tăng trƣởng kinh tế 15 ii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài Hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ cho các chiến lƣợc phát triển kinh tế là một xu hƣớng tất yếu đối với các nƣớc đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Đi cùng với xu hƣớng này, trong những năm qua, Việt Nam đã gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ký hiệp định song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ và gần đây nhất là chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào ngày 01/01/2007. Đồng thời, trong những năm gần đây, hoạt động dịch vụ tài chính là hoạt động có tính năng động nhất, phát triển nhanh nhất, không những tăng trƣởng về mặt quy mô, mạng lƣới giao dịch mà còn tăng cả về năng lực tài chính, năng lực điều hành, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm ngày càng đa dạng. Do sự phát triển vƣợt bậc này đã góp phần tích cực trong việc huy động vốn để đầu tƣ, cho vay, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hoạt động dịch vụ tài chính vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhƣ chƣa tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng, tính tiện ích chƣa cao, việc tiếp cận dịch vụ còn hạn chế, chƣa đáp ứng nhu cầu của xã hội, của quá trình hội nhập quốc tế. Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động về dịch vụ tài chính đƣợc dự báo là có sự cạnh tranh khốc liệt nhất, do trƣớc khi gia nhập WTO chúng ta có sự bảo hộ của nhà nƣớc, còn sau khi gia nhập WTO thì “sân chơi” đã bình đẳng, các bảo hộ của nhà nƣớc đang dần dần bị xóa bỏ. Vậy các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính cần phải làm gì để không phải “thua ngay” trên “sân nhà” khi các chủ thể nƣớc ngoài đƣợc kinh doanh nhƣ các chủ thể trong nƣớc? Các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính cần phải làm thế nào để đáp ứng nhƣ cầu tăng trƣởng nền kinh tế của Việt Nam, vừa phải đáp ứng những yêu cầu về mặt an toàn cũng nhƣ mang lại hiệu quả cho chính chủ thể 1 cung cấp dịch vụ, đồng thời phải đáp ứng các chuẩn mực quốc tế? Đó là những vấn đề cần phải giải đáp. Theo đà phát triển đó, Việt Nam sẽ phải mở cửa ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó tự do hoá dịch vụ tài chính đang trở thành vấn đề có tính thời sự hiện nay. Mặc dù trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, cũng nhƣ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc đề cập đến các vấn đề về tự do hóa thƣơng mại, trong đó có dịch vụ tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu hơn về quá trình thực hiện các cam kết về tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ GATS/WTO của một số nƣớc, vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới. Do đó đề tài “Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng, trong khuôn khổ GATS/WTO: kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam” nhằm nghiên cứu, làm rõ về quá trình thực hiện tự do hóa các dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số nƣớc có lựa chọn và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt nam trong quá trình triển khai thực hiện các cam kết về tự do hóa các dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu. Lộ trình tự do hoá các dịch vụ tài chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là một lĩnh vực rất rộng và phức tạp bao gồm mọi lĩnh vực và trong nhiều trƣờng hợp chúng lại nằm ngoài lĩnh vực tài chính tiền tệ. Việc am hiểu những kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực tài chính tiền tệ, các phƣơng thức cung cấp dịch vụ tài chính, tính cơ động vốn trong dịch vụ tài chính,… hiện nay không chỉ là ốc đảo riêng đầy huyền bí của ngành tài chính ngân hàng mà còn là những kiến thức bắt buộc đối với các nhà đầu tƣ và công chúng và là nhu cầu bức thiết của mọi ngành trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cho đến nay có một số sách viết về tự do hóa dịch vụ tài chính: 2 1) Sách chuyên khảo “Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập” của PGS. TS. Thái Bá Cần - Nxb Tài Chính 2004. Sách này đã giới thiệu một cách khái quát về thị trƣờng dịch vụ tài chính, các loại hình dịch vụ tài chính, thị trƣờng tài chính ở một số nƣớc trên thế giới và thực trạng hoạt động thị trƣờng dịch vụ tài chính ở Việt Nam, một số vấn đề về môi trƣờng pháp lý và hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc, định hƣớng và giải pháp phát triển thị trƣờng tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ nêu một cách tổng quát về thị trƣờng dịch vụ tài chính, chƣa đi sâu vào phân tích kỹ các mặt tồn tại, hạn chế và tại sao cần thiết phải tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam. 2) Sách chuyên khảo “Tự do hóa dịch vụ tài chính trong khuôn khổ WTO” của Viện nghiên cứu tài chính - Nxb Tài chính 2001. Nội dung cuốn sách tập trung vào quá trình thực hiện tự do hóa dịch vụ tài chính, phạm vi thực hiện cam kết trong khuôn khổ WTO của một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm của các nƣớc. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ đi sâu vào nghiên cứu quá trình thực hiện tự do hóa dịch vụ tài chính, chƣa đi sâu vào phân tích mối quan hệ tự do hóa dịch vụ tài chính của Việt Nam sau hội nhập kinh tế quốc tế. 3) Bài báo “Bước tiến tự do hóa dịch vụ tài chính”, Mai Châu www.dddn.com.vn 2003. Nội dung bài viết chủ yếu tập trung đến hoạt động thúc đẩy quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN, trong đó chủ yếu là dịch vụ bảo hiểm, các cam kết mở cửa thị trƣờng bảo hiểm trong ASEAN. Tuy nhiên, bài viết chƣa đề cập đến các lĩnh vực khác của tự do hóa tài chính trong khuôn khổ ngoài ASEAN nhƣ GATS/WTO. 4) Bài báo “Các nước đang phát triển cần mở cửa thị trường cho nhau”, David Dollar - Tạp chí điện tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ 2007. Nội dung của bài viết phân tích tại sao các nƣớc đang phát triển phải mở của thƣơng mại và lợi ích từ toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bài viết chỉ mới đề cập 3 đến vấn đề hƣởng lợi của việc mở cửa thị trƣờng và tham gia vào quá trình thƣơng mại quốc tế của các nƣớc đang phát triển, chƣa phân tích ngoài việc mở cửa thƣơng mại nói chung cần mở cửa toàn diện các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng. 5)Bài báo “Được gì khi tự do hóa tài chính”, Nguyễn Hoài - Thời báo kinh tế Việt Nam 2007. Bài viết tập trung nêu lên vấn đề giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nƣớc vào các quan hệ và giao dịch tài chính, các hoạt động tài chính đƣợc tự do hoạt động theo tín hiệu thị trƣờng; điều này thực sự cần thiết cho mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu vấn đề tự do hóa tài chính ở phạm vi bài báo nên cũng chƣa đi sâu vào phân tích kỹ bản chất của tự do hóa tài chính và vấn đề tự do hóa tài chính ở Việt Nam trong khuôn khổ GATS/WTO và định hƣớng giải pháp cho Việt Nam. 6) Bài báo “Malaysia tự do hóa lĩnh vực tài chính”, Thƣơng vụ Việt Nam tại Malaysia - www.ttnn.com.vn 2009. Nội dung bài viết nêu lên chính sách tự do hóa lĩnh vực tài chính của Malaysia nhằm thay đổi cấu trúc giữa nền kinh tế và đa dạng hóa các nguồn lực phát triển để thúc đẩy mở rộng kinh tế hơn nữa, bởi dịch vụ tài chính là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Malaysia. Tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến chính sách phát triển kinh tế thông qua mở rộng tự do hóa lĩnh vực tài chính của Malaysia, chƣa đi sâu vào phân tích tại sao Malaysia phải mở rộng tự do hóa lĩnh vực tài chính và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 7) Bài báo “Phát triển thị trường vốn, tự do hóa các dịch vụ tài chính trong ASEAN”, Thanh Hà - http://vovnews.vn 2010. Nội dung bài viết nêu lên vấn đề phát hành trái phiếu cũng nhƣ cổ phiếu trào bán qua biên giới và những giải pháp có liên quan nhƣ luân chuyển dòng vốn, chính sách thuế và các quy định về quản lý. Tuy nhiên, bài viết mới dừng ở giới hạn nêu ra vấn đề và gợi ý về giải pháp 4 chƣa đi vào phân tích sâu tại sao cần mở rộng thị trƣờng vốn thông qua các kênh của tự do hóa tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 8) Bài báo “Tự do hóa dịch vụ tài chính trong ASEAN” - www.sbv.gov.vn 2010. Nội dung bào viết nêu lên lộ trình hội nhập tiền tệ và tài chính khu vực ASEAN, trong đó có lĩnh vực tự do hóa dịch vụ tài chính và giảm thiểu nguy cơ tác động ngƣợc chiều từ tự do hóa dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở phạm vi chung toàn ASEAN chƣa nêu lên vấn đề làm sao Việt Nam cần đẩy mạnh tự do hóa dịch vụ tài chính sau khi đã gia nhập WTO. 9) Bài viết “Tự do hóa tài chính - kinh nghiệm của Trung Quốc, Canada và bài học đối với Việt Nam” - www.langson.gov.vn 2009. Nội dung của bài viết chỉ ra kinh nghiệm của Trung Quốc và Canada trong lĩnh vực tự do hóa tài chính, phân tích mặt lợi và mặt trái của tự do hóa tài chính từ đó rút ra những gợi ý cho Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở góc độ hẹp khi đi vào phân tích mặt lợi và mặt trái của vấn đề tự do hóa tài chính chƣa tổng hợp sâu chuỗi toàn bộ quá trình tự do hóa tài chính khi tham gia hội nhập quốc tế và giải pháp cụ thể để giúp Việt Nam tránh những mặt trái của tự do hóa tài chính trong khuôn khổ GATS/WTO. 10) Bài báo “Tự do hóa tài chính phải đi đôi với kiểm soát rủi ro”, Đức Thành - www.dongdoi.com.vn 2007. Nội dung bài viết nêu lên vấn đề kiểm soát các rủi ro đối mặt khi tiến hành tự do hóa tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên bài viết chỉ nêu lên vấn đề gợi ý giải pháp trong quá trình tự do hóa tài chính, chƣa đi sâu vào phân tích toàn diện các khía cạnh của tự do hóa tài chính trong tiến trình hội nhập quốc tế để từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp khắc phục những rủi ro khi tiến hành tự do hóa tài chính. 11) Bài báo “Tự do hóa tài chính và những vấn đề cần quan tâm của hệ thống ngân hàng Việt Nam” - www.tapchiketoan.com 2006. Nội dung bài viết nêu lên bối cảnh và thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam, đi sâu vào phân 5 tích phải hoàn thiện thể chế pháp lý hệ thống ngân hàng, hạn chế bớt sự can thiệp của Nhà nƣớc vào các mặt hoạt động của hệ thống tài chính để hệ thống tự điều tiết theo cơ chế vận hành của thị trƣờng. Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam chƣa đi vào phân tích nguyên nhân và giải pháp để phát triển tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tài chính và dịch vụ tài chính, một hình thức phát triển cao và liên kết hoá các hoạt động tài chính. Tuy nhiên, tất cả các tài liệu trong và ngoài nƣớc nêu trên đều chỉ dừng lại phân tích tài chính và dịch vụ tài chính dƣới góc độ lý thuyết cơ bản, những mô hình thực hiện dịch vụ tài chính tại các nƣớc có nền dịch vụ tài chính phát triển (Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...) mà chƣa đi vào phân tích những vấn đề cụ thể và thực tế trong việc cam kết và áp dụng tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm: Trên cơ sở nghiên cứu quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số nƣớc cũng nhƣ của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý thuyết về tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng từ các nghiên cứu về tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng trong khuôn khổ GATS/WTO. - Nghiên cứu, đánh giá quá trình áp dụng kinh nghiệm tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số nƣớc, cũng nhƣ xem xét các mô hình của nƣớc 6 ngoài nhằm chỉ rõ thuận lợi, khó khăn với điệu kiện thực tế tại Việt Nam từ đó rút ra các giải pháp khắc phục. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng của một số nƣớc và của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về địa bàn nghiên cứu: Luận văn không nghiên cứu quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng của tất cả các nƣớc mà chỉ lựa chọn 4 quốc gia, đó là: Trung Quốc, Canada, Australia, Thái Lan. Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng sau khi Việt Nam và các nƣớc nêu trên chính thức gia nhập WTO. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trƣớc hết luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng để phân tích sự hình thành, phát triển các hoạt động vận chuyển, phân phối và hình thành tự do hóa dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp đƣợc sử dụng nhằm nêu rõ quá trình phát triển của dịch vụ tài chính và việc áp dụng tự do hóa dịch vụ tài chính của các nƣớc tại Việt Nam. Phƣơng pháp so sánh theo mô hình của McKinnon và Shaw cũng đƣợc luận văn sử dụng để làm nổi bật tính đặc thù trong việc ứng dụng tự do hóa dịch vụ tài chính tại Việt Nam, đồng thời phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu,… để từ đó đƣa ra các kết luận cũng nhƣ các giải pháp cho đề tài. 7 6. Những đóng góp mới của luận văn. - Làm rõ những khái niệm về tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng. - Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu, nội dung của luận văn. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO Chƣơng 2: Tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới Chƣơng 3: Tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO Chƣơng 4: Một số giải pháp thúc đẩy tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỰ DO HÓA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO 1.1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ tài chính - ngân hàng và tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng 1.1.1. Khái niệm và bản chất về dịch vụ tài chính - ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ tài chính - ngân hàng Dịch vụ tài chính bao hàm nhiều lĩnh vực đa dạng và phức tạp. Để hình thành qui tắc ứng xử chung về quan hệ thƣơng mại dịch vụ trong các nƣớc thành viên, tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã đƣa ra khái niệm về dịch vụ tài chính: Dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào mang bản chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và những dịch vụ tài chính khác. Khái niệm dịch vụ tài chính đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích quá trình vận động của các dòng tài chính trong nền sản xuất xã hội, từ ngƣời cung tài chính đến ngƣời cầu tài chính. Trong quá trình này, nguồn tài chính luân chuyển với ba hình thức: - Gián tiếp qua trung gian tài chính. - Trực tiếp không qua môi giới. - Trực tiếp qua môi giới. Nhƣ vậy thuật ngữ dịch vụ tài chính theo WTO đã bao hàm cả nghĩa các dịch vụ ngân hàng. Nếu xét trên góc độ riêng thì “dịch vụ ngân hàng” đƣợc hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán,… mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tài 9 sản,… và ngân hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy. Trong những năm gần đây khái niệm về “dịch vụ ngân hàng” đang trở nên phổ biến trên các diễn đàn, trong giới nghiên cứu và cơ quan lập chính sách. 1.1.1.2. Phân loại dịch vụ tài chính - ngân hàng Các dịch vụ tài chính trong Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) bao gồm các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, cụ thể: - Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan tới bảo hiểm: + Các loại hình bảo hiểm trực tiếp: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ. + Tái bảo hiểm. + Trung gian bảo hiểm: môi giới, đại lý. + Các dịch vụ phụ trợ liên quan tới bảo hiểm nhƣ dịch vụ tƣ vấn, thống kê, đánh giá xác suất rủi ro, giải quyết tranh chấp… - Dịch vụ chứng khoán và các dịch vụ liên quan tới chứng khoán: + Dịch vụ môi giới chứng khoán. + Dịch vụ lƣu ký chứng khoán: lƣu giữ, bảo quản chứng khoán. + Dịch vụ tƣ vấn chứng khoán: tƣ vấn phát hành chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán… + Dịch vụ tự doanh chứng khoán. + Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. + Dịch vụ quản lý chứng khoán: quản lý danh mục đầu tƣ, quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán… - Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác: + Nhận các khoản ký gửi và các quỹ hoàn lại khác hay các khoản tiết kiệm từ công chúng nhƣ: tiền gửi tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm, trái phiếu. 10 + Cho vay dƣới các hình thức: tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao tiêu các dịch vụ thƣơng mại khác. + Cho thuê tài chính. + Tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền bao gồm các thẻ tín dụng ghi nợ, báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng. + Bảo lãnh và cam kết. + Buôn bán các sản phẩm sau: các sản phẩm trên thị trƣờng tiền tệ: séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi; ngoại tệ; các sản phẩm tài chính phái sinh nhƣ các hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn; các sản phẩm có thể thanh toán và tài sản tài chính khác. + Môi giới tiền tệ. + Quản lý tài sản nhƣ quản lý tiền mặt quản lý danh mục đầu tƣ, mọi hình thức quản lý đầu tƣ tập thể, quản lý quỹ hƣu trí, các dịch vụ trông coi bảo quản lƣu giữ và uỷ thác. + Các dịch vụ thanh toán quyết toán đối với các tài sản tài chính, bao gồm các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác. + Cung cấp và truyền đạt những thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính, các phầm mềm của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. + Trung gian môi giới, và các dịch vụ tài phụ trợ khác liên quan đến các hoạt động nêu trên, tƣ vấn và nghiên cứu đầu tƣ các danh mục đầu tƣ, tƣ vấn về chiến lƣợc công ty. Nhìn chung sự phân loại các dịch vụ tài chính nhƣ trên là khá chi tiết và rõ ràng nhƣng trên thực tế với sự thay đổi nhanh chóng của lĩnh vực tài chính, các dịch vụ có xu hƣớng xoá mờ sự khác biệt giữa các dịch vụ tài chính. 1.1.2. Khái niệm tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng Tự do hóa các dịch vụ tài chính - ngân hàng là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hạn chế sự kiểm soát của Nhà nƣớc đối với hoạt động của hệ thống tài 11 chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trƣờng. Nội dung cơ bản của tự do hóa tài chính bao gồm: Tự do hóa lãi suất, tự do hóa hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM), tự do hóa hoạt động ngoại hối, tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trƣờng tài chính. Tự do hóa tài chính bao gồm tự do hóa tài chính trong nƣớc và tự do hóa tài chính với nƣớc ngoài. Tự do hóa tài chính trong nƣớc là cho phép các tổ chức tài chính trong nƣớc tự do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trƣờng, các thị trƣờng tài chính trong nƣớc đƣợc khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ đƣợc điều hành theo tín hiệu thị trƣờng. Tự do hóa tài chính với nƣớc ngoài bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn. Có thể nói, bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có của thị trƣờng và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ Chính phủ sang thị trƣờng, mục tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nƣớc và thị trƣờng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Do đó, kết quả của tự do hóa tài chính thƣờng đƣợc thể hiện bằng tỷ số giữa tiền mở rộng (tiền mặt và tiền gửi trong hệ thống NHTM) trên thu nhập quốc dân. 1.1.3. Lý thuyết về tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng Trong một quốc gia, hệ thống tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Quốc gia có hệ thống tài chính mạnh có thể làm cho quá trình lƣu thông tiền tệ đƣợc diễn ra suôn sẻ hơn, kích thích mọi thành phần kinh tế phát triển. Có nhiều ý kiến khác nhau về quan điểm tự do hoá tài chính trong nền kinh tế nói chung và tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng. Thực ra, tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng là việc nới lỏng những ràng buộc hay việc kiểm soát khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng của Nhà nƣớc dƣới nhiều hình thức khác nhau: 12 (1) Giảm tối đa việc kiểm soát về giá cả (trái phiếu, cổ phiếu và các chứng từ thanh toán) và lãi suất trên thị trƣờng tài chính (thị trƣờng vốn và thị trƣờng tiền tệ). (2) Xã hội hoá khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng và đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc cho vay tín dụng. (3) Cho phép sự gia nhập rộng rãi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng; đặc biệt xoá bỏ những trợ cấp cho các tổ chức hoạt động trong thị trƣờng dịch vụ tài chính. Các nhà kinh tế học McKinnon và Shaw đã chỉ ra những tác hại nghiêm trọng của việc khống chế lãi suất (lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi) khi thực hiện các nghiên cứu ở những nƣớc đang phát triển. Khi lãi suất bị khống chế thì sẽ dẫn đến lãi suất thực âm, và do đó tạo ra sự đột biến trong nền kinh tế theo những hƣớng sau đây: - Lãi suất thấp sẽ kích thích cá nhân gia tăng tiêu dùng hiện tại và giảm tiết kiệm để tiêu dùng cho tƣơng lai; dẫn đến nguồn cung tiền giảm. - Hình thành nên các dự án đầu tƣ có tỷ lệ sinh lời thấp hơn mức tiết kiệm; dẫn đến đầu tƣ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tiết kiệm (trừ một số dự án sinh lời thật sự vì chi phí vốn thấp). - Cũng theo McKinnon và Shaw, tự do tài chính nói chung và dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng sẽ kích thích tiết kiệm, đầu tƣ, nâng cao hiệu quả đầu tƣ và do đó tăng cƣờng phát triển kinh tế. Ngoài ra, tự do hoá dịch vụ tài chính - ngân hàng sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng của nguồn nhân lực vì khi đó bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tiếp cận đƣợc các nguồn tài chính một cách dễ dàng hơn để đầu tƣ nâng cao kiến thức cho chính bản thân họ và con cái của họ. (Nguồn: McKinnon (1973) “Money and capital in economic development”; Shaw (1973) “Financial deepening and economic development”; Levine, R (1997) ““Financial development and economic growth: views and agenda”). 13 Do tính thiết thực của việc tự do hoá dịch vụ tài chính - ngân hàng, việc xây dựng mô hình và phân tích tác động tích cực của việc tự do hoá dịch vụ tài chính - ngân hàng đối với tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc cũng nhƣ ở Việt Nam nhằm xây dựng “một con đƣờng đi” đúng hƣớng cho mỗi Quốc gia và cho mỗi nền kinh tế là rất quan trọng và cần thiết. 1.1.3.1. Quan điểm của McKinnon và Shaw Trong công trình nghiên cứu của mình, McKinnon và Shaw đã phát triển các mô hình về phát triển kinh tế trong đó giải thích tự do hóa các dịch vụ tài chính - ngân hàng sẽ thúc đẩy tăng trƣởng. Lập luận ủng hộ tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa các dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng cho rằng khi trần lãi suất đƣợc xóa bỏ, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đƣợc giảm xuống và vấn đề chia cắt thị trƣờng tài chính đƣợc giảm nhẹ thì tiết kiệm gia tăng, hiệu quả phân bổ vốn đầu tƣ của các tổ chức và thị trƣờng tài chính cũng đƣợc cải thiện. Hình vẽ dƣới đây minh họa nội dung căn bản của mô hình McKinnon - Shaw (trích từ Fry 1988, Chƣơng 2): Lãi suất thực S0 I r3 E re r0 F F I0 Tiết kiệm, đầu tƣ Ie Hình 1.1: Mối tƣơng quan giữa lãi suất, tiết kiệm và đầu tƣ 14 Mức tiết kiệm S0 tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế g0 là hàm số của lãi suất thực. Ứng với một tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhất định, lãi suất thực càng cao thì lƣợng tiết kiệm càng nhiều. Đƣờng FF biểu thị cho chính sách áp chế tài chính. Trần lãi suất danh nghĩa đƣợc áp dụng và làm cho lãi suất tiền gửi thực bị giới hạn ở dƣới mức cân bằng. Lƣợng đầu tƣ thực tế là I0 bằng với lƣợng tiết kiệm ở mức lãi suất thực r0. Với chính sách kiểm soát lãi suất này, lƣợng đầu tƣ I0 rõ ràng thấp hơn so với mức cân bằng tại điểm E. Nếu chỉ có trần lãi suất tiền gửi đƣợc áp dụng thì lãi suất cho vay thực sẽ tăng lên đến r 3 và tạo ra sự chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra là r3 - r0 mà các ngân hàng đƣợc hƣởng. Bên cạnh tác động làm giảm đầu tƣ, trần lãi suất nhƣ trong mô hình còn làm giảm hiệu quả đầu tƣ vì giờ đây những dự án có suất sinh lợi thấp cũng có thể đƣợc thực hiện. Lãi suất thực S0 S1 I S2 r3 E1 r2 r1 r0 E2 F’ F’ F F I0 I1 I2 Tiết kiệm, đầu tƣ Hình 1.2: Tác động của lãi suất đến tăng trƣởng kinh tế Giả sử trần lãi suất đƣợc tăng từ FF lên FF’. Lãi suất tiền gửi thực bây giờ đƣợc hạn chế ở mức r1 và làm cho đầu tƣ tăng lên. Việc tăng lãi suất đồng thời còn làm cho các dự án có suất sinh lợi thấp không còn có thể đƣợc thực hiện. Suất sinh lợi bình quân (hay hiệu quả) của các dự án vay vốn do vậy tăng lên. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan