Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong cộng đồng kinh tế asean và ...

Tài liệu Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong cộng đồng kinh tế asean và những vấn đề đặt ra cho việt nam

.PDF
183
234
101

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH HẠNH TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM Ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 9 31 01 06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Hoàng Thị Thanh Nhàn 2. PGS. TS Nguyễn Duy Lợi Hà Nội, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án. Hà Nội, ngày… tháng … năm 2019 Tác giả luận án i MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................ vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG ................................... 8 CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN.................................................................... 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN ........................................ 8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lao động, thị trường lao động...... 8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về di chuyển lao động ..................... 13 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về ASEAN, AEC ............................. 18 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN..................................... 20 1.2. Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu................................................................................................................... 24 1.2.1. Một số nhận xét, đánh giá ........................................................... 24 1.2.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ........................... 26 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................... 27 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................... 27 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................. 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ DO HÓA .............. 30 DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG MỘT CỘNG ĐỒNG KINH TẾ KHU VỰC ......................................................................... 30 2.1. Lý luận về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn................... 30 2.1.1. Một số khái niệm liên quan ......................................................... 30 2.1.2. Các yếu tố tác động đến tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn.......................................................................................................... 38 ii 2.1.3. Khung phân tích của luận án ...................................................... 43 2.2. Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trên thế giới .............. 44 2.2.1. Nhu cầu về lao động có chuyên môn trên thị trường lao động quốc tế ..................................................................................................... 44 2.2.2. Chính sách đối với lao động có chuyên môn ở một số quốc gia 46 2.2.3. Xu hướng di chuyển lao động có chuyên môn trên thế giới ...... 51 2.2.4. Các quy định, cam kết quốc tế về di chuyển lao động ................ 55 Chương 3: THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG ......... 62 CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ................ 62 3.1. Khái quát Cộng đồng kinh tế ASEAN ................................................. 62 3.1.1. Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN ..................... 62 3.1.2. Mục tiêu phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN .................. 63 3.1.3. Các trụ cột chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và tiến độ thực hiện các trụ cột chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN ............ 65 3.2. Tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .............................................................................................. 67 3.2.1. Nhu cầu tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .............................................................................. 67 3.2.2. Cơ sở pháp lý cho tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN ....................................................................................... 68 3.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN..................................... 72 3.3. Đánh giá chung về thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .......................................... 87 3.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 87 3.3.2. Những tồn tại ............................................................................... 92 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ................................................. 95 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN..................... 104 iii 4.1. Những vấn đề đặt ra cho các quốc gia thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN ....... 104 4.1.1. Những vấn đề đặt ra về kinh tế ................................................. 104 4.1.2. Những vấn đề đặt về văn hóa, chính trị, xã hội ....................... 108 4.2. Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN ................................................................................... 112 4.2.1. Những cơ hội cho iệt a trong thực hiện các ca hoá i chuyển lao động có chuy n ết tự o n trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .......................................................................................................... 112 4.2.2. Những thách thức đối với iệt a trong thực hiện các ca ết tự o hoá i chuyển lao động có chuy n n trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .................................................................................................. 118 4.3. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhằm thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN ............................................................................................ 126 4.3.1. Định hướng để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN . 126 4.3.2. Một số giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .................................................................................................. 128 KẾT LUẬN ................................................................................................... 138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................... 141 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 158 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt AEC ASEAN ADB APEC Tiếng Việt Cộng đồng kinh tế ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asia - Pacific Economic Bình dương Cooperation Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN AFTA Hiệp hội thương mại tự do Châu Á AQRF Khung Tham chiếu Trình độ ASEAN AUN Mạng lưới các trường đại học ASEAN EEA EU GATS Nations Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái ASCC COMESA Association of Southeast Asian Asian Development Bank Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN AAC ASEAN Economic Community Ngân hàng phát triển Châu Á APSC ACPECC Tiếng Anh Ủy ban Điều phối kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN Thị trường chung Đông và Nam Phi ASEAN Political - Security Community ASEAN Socio - Cultural Community ASEAN Free Trade Area ASEAN Qualifications Reference Framework ASEAN University Network ASEAN Chartered Professional Engineer Coordinating Committee Asean Architect Council Common Market for Eastern and Southern Africa Khu vực Kinh tế Châu Âu European Economic Area Liên minh Châu Âu European Union Hiệp định chung về thương mại dịch vụ General Agreement on trade in services v GDP Tổng sản phẩm nội địa IOM Tổ chức Di cư quốc tế ILO Tổ chức lao động quốc tế International labour Organization Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể ASEAN Agreement on Movement nhân of Natural Persons Thỏa thuận công nhận lẫn nhau Mutual recognition arrangements MNP MRA NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế WTO Tổ chức thương mại thế giới Gross domestic product International Organization for Migration North American Free Trade Agreement Organisation for Economic Cooperation and Development World Trade Organization vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lao động nhập cư vào một số quốc gia ASEAN phân theo trình độ năm 2015 ........................................................................................... 74 Biểu đồ 3.2: Nhu cầu di cư của lao động phân theo trình độ tại các quốc gia ASEAN (tỷ lệ %)............................................................................................. 75 Biểu đồ 3.3: Di chuyển lao động nội khối và ngoại khối của ASEAN năm 2013 ................................................................................................................. 76 Biểu đồ 3.4: Dòng di chuyển của lao động có chuyên môn trong ASEAN năm 2013 ................................................................................................................. 77 Biểu đồ 3.5: Di cư lao động nội khối ASAEN năm 2015 (tỷ lệ %) ............... 77 Biểu đồ 3.6: Mức độ giảm các rào cản cho tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong ASEAN so với việc không giảm rào cản .......................... 91 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu ngành nghề lao động phân theo trình độ kỹ năng tại các quốc gia ASEAN (tỷ lệ %) .............................................................................. 95 Bảng 3.1: Các cột mốc chính trong việc xây dựng AEC ................................ 62 Bảng 3.2: Các trụ cột chính của AEC ............................................................. 66 Bảng 3.3: Bảng điểm ưu tiên và mở rộng của AEC tính đến 31/10/2015 ...... 67 Bảng 3.4: Điều kiện thị trường lao động của các quốc gia ASEAN ............. 75 Bảng 3.5: Tổng số kỹ sư và kiến trúc sư đăng ký tại Ủy ban Điều phối kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN (ACPECC) và Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN (AAC) đến tháng 4 năm 2018 (đơn vị người) ............................................................. 94 Bảng 3.6: Điều kiện đối với việc thuê lao động trình độ cao người nước ngoài của các quốc gia thành viên ASEAN .............................................................. 96 Bảng 3.7: Yêu cầu với lao động có chuyên môn nhập cư của các quốc gia ASEAN............................................................................................................ 97 vii Bảng 4.1: Tác động tích cực và tiêu cực đến lao động di cư sau khi đi xuất khẩu lao động (tỷ lệ %) ................................................................................. 105 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di chuyển lao động là “một xu hướng đã và đang diễn ra giữa các nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Việc này đem lại những lợi ích to lớn cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động” [2, tr.2]. Tại ASEAN, dòng di chuyển lao động nội khối đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thành viên. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập, các quốc gia thành viên thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn (skilled labour) thông qua các thỏa thuận về công nhận tay nghề tương đương và di chuyển thể nhân; tạo cơ hội cho người lao động có chuyên môn ở quốc gia này dịch chuyển sang quốc gia khác trong ASEAN, đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực, cải thiện thu nhập và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Lao động di cư của các nước ASEAN (ước tính khoảng 13-15 triệu người) chiếm 9% tổng số lao động di cư toàn cầu; trong đó di chuyển lao động nội khối chiếm 40% (khoảng 5,9 triệu người) [30, tr.15-16], với những luồng lao động khác nhau về tri thức, trình độ và nghề nghiệp. Thực tế này mở ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ASEAN, nhưng cũng đặt các quốc gia này trước những thách thức về phát triển văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự và đặc biệt là những tác động đến thị trường lao động; chưa kể đến sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia ASEAN, trình độ lực lượng lao động có khoảng cách lớn, chênh lệch về năng suất và cơ cấu lao động, sự biến động dân số, sự phát triển khoa học công nghệ và tự do hoá thương mại, v.v.. bên cạnh đó, di chuyển lao động có kỹ năng chiếm tỷ lệ rất thấp so với các loại hình di chuyển lao động nội khối ASEAN [30, tr.16], điều này đặt ra những thách thức lớn cho các quốc gia ASEAN trong thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Việt Nam là quốc gia có hơn 6 triệu dân (01/4/2019) với số người trong tuổi lao động khá cao. Năm 2017, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,8 triệu người; trong đó lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 53,7 triệu người (đạt gần gần 98%) [56, tr.75], đây là quốc gia có nhiều tiềm 1 năng về lao động để có thể đáp ứng nhu cầu thiếu hụt lao động của một số quốc gia ASEAN như: Singapore, Malaysia và Thái Lan, đặc biệt khi các quốc gia này thực hiện đầy đủ các cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn. Tuy nhiên, tận dụng cơ hội từ việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN không hề dễ dàng vì các quốc gia sẽ có phản ứng khác nhau để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Điều này tạo ra rào cản trong thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong nội khối, Việt Nam không thể tránh khỏi các tác động này. Trong khi đó, dù lực lượng lao động ở Việt Nam tương đối dồi dào nhưng lao động có kỹ năng tay nghề rất hạn chế. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2017 chỉ có 21,4% lao động từ 15 tuổi trở lên được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 37,9%, khu vực nông thôn đạt 13,7% [56, tr.75]; chất lượng lao động còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập, ít lao động Việt Nam đủ khả năng làm chủ công nghệ mới. Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% Singapore; 17,6% Malaysia; 36,5% Thái Lan; 42,3% Indonesia; 56,7% Philippines và 87,4% năng suất lao động của Lào [129]. Các chuyên gia của ILO và ADB cũng cho rằng, lao động Việt Nam thiếu chuyên môn, kỹ năng được trang bị không phù hợp với đòi hỏi của thị trường và nhiều lao động phải đào tạo lại, v.v...[54]. Bên cạnh đó, hiểu biết của lao động Việt Nam về văn hóa doanh nghiệp và pháp luật của nước bạn còn hạn chế, tinh thần làm việc theo nhóm và tác phong công nghiệp chưa tốt, người lao động thiếu cả kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm. Việc không biết sử dụng tiếng Anh và thiếu kỹ năng sử dụng máy vi tính cũng khiến cho doanh nghiệp khó tìm được người lao động phù hợp với yêu cầu công việc [94, tr.7-8]. iệc thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn tạo cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động từ các nước trong khối ASEAN, điều này tác động không nhỏ đến thị trường lao động của chuyên gia, người lao động nước ngoài vào làm việc tại 2 iệt Nam. Đưa iệt Nam một mặt giúp chuyển giao công nghệ, tạo cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý; nhưng cũng khiến người lao động Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong tìm kiếm cơ hội việc làm ngay tại đất nước mình. R ràng việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN đem lại cả cơ hội và thách thức cho thị trường lao động iệt Nam. Vì vậy, để biết r những cơ hội và thách thức nhằm phát huy tốt nhất lợi thế của lực lượng lao động iệt Nam, cần có những nghiên cứu sâu hơn. uất phát từ lý do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tự o hoá i chuyển lao động có chuy n trong Cộng đồng inh tế ASEAN và những vấn đề đặt ra cho Việt n a ” là cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay. Công trình nghiên cứu sẽ giúp Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá thực trạng tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong khu vực ASEAN, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để Việt Nam thực hiện tốt tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các nội dung sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài luận án, từ đó chỉ ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ trong luận án. - Khái quát, làm r cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động có chuyên môn; tự do di chuyển lao động có chuyên môn; khái quát quá trình hình thành và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng như các cam kết về di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. - Đánh giá thực trạng tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 3 - Khái quát các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn mà iệt Nam tham gia; cũng như đánh giá cơ hội và thách thức cho việc thực hiện các cam kết này. - Đề tài đề xuất các giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, nghiên cứu việc thực hiện cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của các quốc gia ASEAN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về việc thực hiện chính sách tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết này. - Về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN của các quốc gia ASEAN. - Về thời gian: Tập trung vào quá trình thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động, đặc biệt từ năm 2006 (từ khi các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN họp lần thứ 38 và ban hành Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC - AEC Blueprint - với các mục tiêu và lộ trình cụ thể cho việc thực hiện AEC) đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng nguyên lý của phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả xem xét vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể với các đặc trưng về kinh tế - văn hóa - chính trị. Trên cơ sở phương pháp luận chung này, luận án được thực hiện với các cách tiếp cận sau: - Cách tiếp cận tổng thể, toàn diện cho phép tác giả nghiên cứu và giải quyết các vấn đề một cách tổng thể và toàn diện từ góc độ lý luận đến góc độ thực tiễn của 4 hội nhập kinh tế nói chung và thực hiện cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn nói riêng, làm cơ sở, căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN ở Việt Nam. - Cách tiếp cận thực tiễn: cách tiếp cận này bảo đảm cho tác giả tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các cam kết về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam trong thời gian tới. - Cách tiếp cận hệ thống: việc nghiên cứu vấn đề tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC phải được đặt trong tổng thể xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN, cũng như vấn đề thực hiện tự do hoá di chuyển chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam cũng phải được đặt trong tổng thể hội nhập khu vực và quốc tế. - Cách tiếp cận động, liên ngành và dựa trên những nguyên lý cơ bản của quản trị nguồn nhân lực, các giải pháp thực hiện tốt những cam kết này không chỉ được nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở lý thuyết mà còn tính đến cả cơ chế bảo đảm thực hiện trên thực tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau, như: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: các phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm đi sâu vào phân tích lý luận về lao động có chuyên môn và tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn, cũng như phân tích thực trạng thực hiện cam kết tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam, từ đó đánh giá những thời cơ, thách thức cần vượt qua, những rào cản cần giải quyết trong thời gian tới. - Phương pháp khái quát hoá và cụ thể hoá: phương pháp này giúp tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện tốt tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam thời gian tới. 5 - Phương pháp thống kê - so sánh: phương pháp này dùng để so sánh tình hình phát triển nguồn lao động có chuyên môn ở Việt Nam, qua đó có thể dự báo xu hướng tác động, ảnh hưởng đến thị trường lao động Việt Nam. - Phương pháp thu thập số liệu: số liệu trong đề tài được khai thác chủ yếu từ số liệu thứ cấp, đó là những số liệu đã công bố như niên giám thống kê, các loại sách báo, tạp chí, các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, v.v… và các tài liệu tham khảo khác. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận án có đóng góp mới sau: Thứ nhất, luận án nêu và phân tích về các quy định, các cam kết về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng như thực trạng các dòng di chuyển lao động tự do có chuyên môn trong nội khối ASEAN. Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá việc thực hiện các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn của Việt Nam, từ đó chỉ ra các tác động tiềm ẩn và hiện hữu của việc thực hiện cam kết này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, mà trọng tâm là tác động đến thị trường lao động Việt Nam. Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp cho Việt Nam để có thể thực hiện tốt hơn các cam kết đã ký, đồng thời tận dụng tối đa cơ hội từ việc thực hiện cam kết này cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Những kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần vào việc làm sâu sắc hơn lý luận về thị trường lao động có chuyên môn; về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn, về Cộng đồng kinh tế ASEAN và thực hiện các cam kết trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả đạt được của luận án sẽ đóng góp vào tổng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong 6 AEC; đồng thời, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động có chuyên môn ở Việt Nam phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, hội nhập khu vực và thực hiện tốt các cam kết Cộng đồng kinh tế ASEAN. Ngoài ra, đề tài còn là tài liệu cần thiết cho nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến lao động, thị trường lao động có chuyên môn, Cộng đồng kinh tế ASEAN, vấn đề di chuyển lao động trong hội nhập khu vực và quốc tế. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm bốn chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong một cộng đồng kinh tế khu vực Chương 3: Thực trạng tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Chương 4: Những vấn đề đặt ra và hàm ý chính sách cho Việt Nam thực hiện tốt tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN 7 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lao động, thị trường lao động Lao động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về lao động, thị trường lao động, di chuyển lao động đã và đang là chủ đề quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách, tiêu biểu có những công trình sau: Cuốn sách “Thị trường lao động ở châu Á: Các vấn đề và triển vọng” của Ngân hàng phát triển châu Á, xuất bản năm 2006. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu: những vấn đề thị trường lao động thông qua kết quả thị trường lao động ở châu Á; nghiên cứu thị trường lao động trong một thế giới toàn cầu hoá; nghiên cứu cường độ lao động của tăng trưởng; xu hướng và yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu nội dung phát triển thị trường lao động một số quốc gia châu Á như: các vấn đề đặt ra và triển vọng phát triển của thị trường lao động ở Ấn Độ; những thách thức chính và các vấn đề chính sách thất nghiệp của thị trường lao động ở Indonesia; luật Lao động và các chính sách kinh tế ở Philippines; sự phát triển và thách thức trong chính sách chuyển đổi kinh tế đối với thị trường lao động ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; đánh giá thị trường lao động Việt Nam và nghiên cứu hệ thống chính sách toàn dụng lao động đối với các nước châu Á. Cuốn sách “Thị trường lao động và phát triển kinh tế”, của Ravi Kanbur&Jan Svejnar (chỉnh sửa) ấn hành năm 200 . Quyển sách phản ánh trong sự phát triển kinh tế nói chung đặc biệt đối với các nền kinh tế chuyển đổi nói riêng, việc phát triển thị trường lao động là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng do tác động của toàn cầu hoá, thị trường sức lao động ngày càng linh hoạt hơn và tạo ra nhiều việc làm tốt hơn. Đồng thời, vấn đề an ninh, chính trị do phân hoá thu nhập từ lao động cũng diễn ra phức tạp, đòi hỏi phải 8 có sự nhận thức mới hơn về thị trường lao động, nhất là về vấn đề xây dựng hệ thống vận hành, điều tiết thị trường lao động ở tầm vĩ mô. Tổng quát hơn, đó là nhận diện mới về thị trường lao động, về cấu trúc chức năng, hoạt động của thị trường lao động để đề xuất, xây dựng các chính sách thay thế phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hoá. Tổ chức lao động thế giới năm 2013 đã xuất bản cuốn sách với nhan đề: “Research and Analysis of Vacancies and Skills Needs in the European Union,in the Republic of Moldova and Ukrainean” (Những nghiên cứu về nhu cầu tuyển dụng lao động có chuyên môn ở Liên minh châu Âu, tại Cộng hòa Moldova và Ukraina) cuốn sách chỉ ra: xu hướng dịch chuyển của lao động đang diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia Châu Âu. Việc làm trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm trong mọi nền kinh tế và ngành dịch vụ đang ngày càng phát triển mạnh. Ví dụ tại Cộng hòa Séc, trong khoảng từ năm 2010 đến 2020 các ngành nghề mới như vận tải, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ ngoài thị trường sẽ tăng khoảng 14%, trong đó các ngành nghề có kỹ năng thấp trong các nhà máy, xây dựng sẽ giảm, việc làm sẽ tăng lên với người có trình độ, tay nghề cao. u hướng này cũng diễn ra tương tự tại nhiều quốc gia Châu Âu như Pháp, Italy, Ukraine… Tại Pháp nhu cầu lao động trong giáo dục, trong phát triển kinh tế sẽ tăng cao và giảm lao động trong nông nghiệp, công nghiệp nhẹ như: dệt may, da giày, gỗ; công nghiệp máy móc, kim loại. Các ngành sẽ cần nhiều lao động như truyền thông, giải trí, nghiên cứu… [93, tr.13-14]. Sự phân tích này cho chúng ta thấy sự thay đổi công nghệ luôn khiến các công ty phải đối mặt với một chu kì kinh tế bị rút ngắn và gia tăng sự cạnh tranh toàn cầu. Chỉ có rất ít ngành công nghiệp không chịu nhiều tác động vì sự phát triển công nghệ còn lại hầu hết đều phải chịu sự tác động này. Vì vậy, công nghệ, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đã tác động không nhỏ đến nguồn và cơ cấu việc làm của chính con người. Để bổ sung cho hướng nghiên cứu về sự thay đổi nhu cầu kỹ năng lao động trên thế giới, năm 2014 Phil Martin và Manolo Abella cho ra đời cuốn sách: “Labour Markets and the Recruitment Industry: Trends, Challenges and 9 Opportunities” (Thị trường lao động và ngành tuyển dụng: u hướng, cơ hội và thách thức), cũng trong năm này Tổ chức Lao động quốc tế xuất bản báo cáo “Thị trường lao động thế giới - World of Work Report”. Hai tác phẩm chỉ ra: các quốc gia trên thế giới đều hướng đến phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức, tăng năng suất lao động. Do vậy, “nguồn nhân lực trở thành nhân tố then chốt nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng việc làm và thúc đẩy tăng trưởng” [102, tr.57]. Trong khi đó, hiện chỉ có 8% dân số thế giới từ 15 đến 64 tuổi có bằng tốt nghiệp cao đẳng; vì vậy trên quy mô toàn cầu đang tồn tại sự thiếu hụt rất lớn về lao động đã qua đào tạo. Theo dự án nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế thì đến năm 2030, các nước công nghiệp sẽ thiếu hụt khoảng 40 triệu lao động tốt nghiệp cao đẳng và 45 triệu lao động có chuyên môn ở mức trung bình, và sẽ dư khoảng 10% trong số 950 triệu người chưa tốt nghiệp trung học tương đương với 95 triệu lao động [102, tr.13]. Như vậy các công trình nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của thị trường lao động tốt, đó sẽ là một trong những nhân tố quan trọng phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt trong bối cảnh của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng biến đổi nhân khẩu đang diễn ra theo nhiều hướng khác nhau tác động lớn đến sự thay đổi cung và cầu lao động trên quy mô toàn cầu. Các nghiên cứu về nhu cầu thị trường lao động trên thế giới và trình độ lao động hiện tại của các quốc gia đã chỉ ra: hiện nay đang tồn tại nhu cầu toàn cầu về lao động chuyên môn cao và nhu cầu đối với lực lượng lao động này sẽ ngày một gia tăng. Để tận dụng lợi thế cạnh tranh các quốc gia, các công ty đang chạy đua thu hút nhân tài bằng nhiều biện pháp như nâng lương, quan tâm đến đời sống xã hội người lao động; các quốc gia đã thay đổi thiết chế bằng cách nới lỏng các điều luật về di trú, cấp visa, thị thực… Để đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, năm 2010 Di Gropello, Emanuela xuất bản cuốn “Kỹ năng cho thị trường lao động ở Philippines”. Quyển sách trình bày những kỹ năng mà người lao động cần trang bị để tăng năng suất và chất lượng công việc, tăng khả năng cạnh tranh để có được 10 việc làm tốt hơn; phân tích vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo đối với việc trang bị kỹ năng cho người lao động. Ở Việt Nam trong những năm qua cũng có nhiều công trình nghiên cứu về thị trường lao động và dịch chuyển lao động, như: Cuốn sách “Thị trường lao động thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Quang Hiển do nhà xuất bản Thống kê ấn hành năm 1 5. Quyển sách trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường sức lao động: sức lao động trở thành hàng hóa trong cơ chế thị trường, hàng hóa sức lao động tuân thủ theo quy luật cung - cầu, vấn đề thất nghiệp, sự vận động của thị trường lao động trên thế giới. Quyển sách mô tả thực trạng thị trường sức lao động ở Việt Nam trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp phát triển thị trường lao động ở Việt Nam bao gồm: phát triển thị trường lao động nông thôn, phát triển thị trường lao động ở các đô thị và khu công nghiệp tập trung, phát triển thị trường lao động khu vực không kết cấu, phát triển thị trường lao động ở vùng ven biển, phát triển thị trường lao động thông qua xuất khẩu lao động và giải pháp hoàn thiện thể chế, môi trường để thúc đẩy phát triển thị trường lao động. Cuốn sách “Thị trường lao động: cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của Phạm Đức Chính do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành 2006 có nội dung tập trung phân tích cơ sở lý luận của thị trường sức lao động như những lý thuyết về thị trường sức lao động, việc làm, thất nghiệp, một số vấn đề có tính lý luận về nguồn lao động, vấn đề thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp, những yếu tố cấu thành và điều tiết thị trường sức lao động, mối quan hệ giữa cung - cầu sức lao động và tiền lương, v.v.. Luận án tiến sĩ “Competitiveness of Vietnamese labor export in North - East Asia market: a comparison across ASEAN countries” (Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu lao động Việt Nam ở thị trường Đông Bắc Á: nghiên cứu so sánh với các quốc gia ASAEN) tác giả Hoang Van Hung (2013). Luận án đã đề xuất một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh lao động xuất khẩu. Căn cứ vào các chỉ số này, luận án đánh giá theo hai cách tiếp cận: đánh giá trực tiếp từ người sử 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan