Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tự chấp nhận của sinh viên khoa tâm lý học trường đại học sư phạm thành phố hồ c...

Tài liệu Tự chấp nhận của sinh viên khoa tâm lý học trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh.

.PDF
93
49
98

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Đinh Thảo Quyên - Giảng viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Các dữ liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả khóa luận Lê Thị Toàn 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời tri ân chân thành tới Th.S Đinh Thảo Quyên – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, đặc biệt là sự đóng góp những ý kiến giúp tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách trọn vẹn nhất. Cùng với đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn sinh viên Khoa Tâm lý học đã luôn sẵn lòng và tích cực hỗ trợ tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu thực tiễn giúp tôi thu thập được những số liệu định lượng và định tính quan trọng để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người cô, người bạn và gia đình đã luôn hiện diện và ủng hộ tôi thời gian qua để tôi vững vàng hơn trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Trong giới hạn về khả năng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi vẫn còn nhiều thiếu sót nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô để tôi có thể hoàn thiện và phát triển đề tài về sau. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Thị Toàn 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 ĐLC Độ lệch chuẩn 2 ĐTB Điểm trung bình 3 ĐRL Điểm rèn luyện 4 ĐHSP TP.HCM Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu ................................................................. 44 Bảng 2.2. Phân chia mức độ tự chấp nhận dựa trên giá trị trung bình ............. 47 Bảng 2.3. Hệ số tin cậy của thang đo ............................................................... 47 Bảng 2.4. Mức độ tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 48 Bảng 2.5. Một số khía cạnh nổi bật trong tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ............................... 50 Bảng 2.6. Điểm trung bình về tự chấp nhận giữa các giới tính ..................... 53 Bảng 2.7. Điểm trung bình về tự chấp nhận giữa các năm học ........................ 54 Bảng 2.8. Điểm trung bình về tự chấp nhận giữa các học lực.......................... 54 Bảng 2.9. Điểm trung bình về tự chấp nhận giữa các kết quả rèn luyện ......... 55 Bảng 2.10. Các chủ đề sinh viên tự chấp nhận cao .......................................... 56 Bảng 2.11. Các chủ đề sinh viên tự chấp nhận thấp ........................................ 57 Bảng 2.12. Các yếu tố tác động đến tự chấp nhận ........................................... 59 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Phân bố mức độ tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM ................................................................................................ 49 Biểu đồ 2.2. Phân bố lựa chọn cho mệnh đề “Khi quyết định đặt mục tiêu cho chính mình thì việc cố gắng để đạt được hạnh phúc quan trọng hơn là cố gắng để chứng tỏ bản thân” ....................................................................................... 51 Biểu đồ 2.3. Phân bố lựa chọn cho mệnh đề “Tôi nghĩ rằng ai thành công trong những việc họ làm là người có giá trị đặc biệt” ............................................... 52 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những thay đổi nhanh chóng trong sự biến động của văn hóa – xã hội tác động không nhỏ đến những cảm nhận của đời sống con người. Con người dễ rơi vào bế tắc, khủng hoảng và gặp những rối nhiễu tâm lý hơn khi tự mình họ không chấp nhận được thực tại. Với những khó khăn gặp phải, những thất vọng, những oán trách,... mỗi người có thể mơ tưởng một thực tế khá hơn thực tại này, mong muốn bản thân khác đi, luôn muốn được sống thật với những gì mình là. Tuy nhiên, con người lại chịu tác động từ những định kiến và lề luật cứng nhắc, từ những trải nghiệm cá nhân trong việc bị bắt lỗi, bị xét đoán, bị từ chối đã khiến họ hành xử khác đi. Có thể nói, một trong những nhu cầu sâu xa nhất trong trái tim con người là được tôn trọng, được đón nhận. Điều quan trọng là việc cá nhân tin rằng mình đáng quý và thật sự có giá trị bất kể những lỗi lầm hay thất bại, bởi khi là chính mình thì họ mới không cần phải đóng giả một ai đó khác, họ can đảm và tự do hơn trong việc thể hiện những gì rất thật của bản thân. Điểm khởi đầu để có một cuộc sống khỏe mạnh về tinh thần đó là việc chấp nhận thực tại, chấp nhận chính mình như những gì mình là. Chỉ khi chấp nhận chính mình với một cái tôi cá vị về mặt tâm lý và hiện tại, cá nhân mới có thể cảm nhận hạnh phúc trong sự tồn tại của đời sống con người. Vậy việc một cá nhân ý thức sự tự chấp nhận, hòa giải với chính mình, đón nhận mọi sự như chính nó được thể hiện như thế nào? Theo quan đểm của Albert Ellis, tự chấp nhận vô điều kiện được xem là một thành tố thay thế cho lòng tự trọng, phát triển trong liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT - Rational Emotive Behavior Therapy), ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “cá nhân chấp nhận những sự kiện bên trong, hướng đến sự tồn tại như một tiến trình (ongoing process) – một cá nhân có quá khứ, hiện tại và tương lai; bất kì một sự đánh giá nào về bản thân đều chỉ áp dụng cho một thời điểm nhất định và không có tính liên tục”. Với sự quan trọng của mình, tự chấp nhận vô điều kiện được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà tâm lý học trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa tự chấp nhận vô điều kiện và các thành tố trong đời sống tâm lý của con người như tự chấp nhận vô điều kiện và các yếu tố sức khỏe tâm lý (Unconditional 6 Self-Acceptance and Psychological Health) (Chamberlain & Haaga, 2001), nghiên cứu của Thompson và Waltz về mối liên hệ giữa chánh niệm, lòng tự trọng và tự chấp nhận vô điều kiện (Mindfulness, Self-Esteem and Unconditional Self-Acceptance) (Thompson & Waltz, 2007) hay nghiên cứu về niềm tin phi lý và tự chấp nhận vô điều kiện (Irrational Beliefs and Unconditional Self-Acceptance) (Davies, 2008). Bên cạnh đó, kết quả của những nghiên cứu khác đều cho thấy vai trò quan trọng của tự chấp nhận vô điều kiện, trong đó ý nghĩa sâu xa là việc cá nhân từng bước tìm cách thấu hiểu chính mình và cuộc sống chứ không phải kiểm soát, đề từ đó dần xây dựng lòng tin nhằm tìm ra hướng giải quyết thích hợp cho mình và cho người khác. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào xem xét về tự chấp nhận, cụ thể là ở thanh niên sinh viên. Trong khi đó, sinh viên là lứa tuổi đang trong giai đoạn với những biến động rất riêng của đời người, đối diện với rất nhiều những khó khăn, những tác động từ gia đình, xã hội và từ chính những trải nghiệm cá nhân. Tâm lý học - một khoa học đặc thù nhằm phục vụ và hướng đến sự phát triển đời sống con người, các bạn sinh viên đang chọn theo học Tâm lý học hướng đến việc có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về đời sống tâm lý con người, trên mọi phương diện và ở các mức độ khác nhau. Giá trị cuối cùng, có thể là cao nhất nơi những người theo học là giúp chính bản thân người học hiểu được về chính mình, tự rèn luyện, tự điều chỉnh mình theo hướng tích cực nhất (Huỳnh Văn Sơn, 2016). Liệu rằng các sinh viên đang theo học ngành Tâm lý học có sự tự chấp nhận ở mức độ nào, đâu là những yếu tố nào tác động đến việc sinh viên tự chấp nhận bản thân? Nhằm cung cấp thêm một phần lý thuyết cũng như góc nhìn khoa học, rõ ràng hơn về tự chấp nhận của lứa tuổi thanh niên sinh viên nói chung, sinh viên theo học Tâm lý học nói riêng, đề tài “Tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng tự chấp nhận của sinh viên ngành Tâm lý học Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó tìm hiểu sâu hơn một số yếu tố liên quan đến tự chấp nhận và đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên nâng cao tự chấp nhận. 7 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Sinh viên từ năm 1 đến năm 4 đang theo học ngành Tâm lý học (hệ chính quy) tại Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm học 20182019. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Tự chấp nhận của sinh viên ngành Tâm lý học Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Mức độ tự chấp nhận của đa số sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ở mức trung bình. - Có sự khác biệt ý nghĩa về sự tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM dựa trên các tham số năm học, thành tích học tập. - Trong các yếu tố tác động, tự chấp nhận có mối liên hệ nhiều với các yếu tố thuộc về giá trị bản thân của sinh viên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa tổng quan về đề tài và cơ sở lý luận liên quan, bao gồm: lòng tự trọng, tự chấp nhận, tự chấp nhận vô điều kiện, đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh. - Thực hiện tìm hiểu thực trạng tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh qua khảo sát và phỏng vấn. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tự chấp nhận (self-acceptance) trong bảng hỏi Tự chấp nhận vô điều kiện (USAQ - The Unconditional Self-Acceptance Questionaire) của Chamberlain & Haaga xây dựng năm 2001 được phát triển dưới tiếp cận của Albert Ellis. 6.2. Về khách thể: Đề tài tiến hành khảo sát trên 274 sinh viên, phỏng vấn 8 sinh viên từ năm 1 đến năm 4 đang theo học chuyên ngành Tâm lý học, hệ chính quy tại Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 8 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Với mục đích xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp nghiên cứu tài liệu được tiến hành bằng cách tập hợp các tài liệu có liên quan, phân tích thành từng đơn vị kiến thức và khái quát thành hệ thống kiến thức riêng biệt phù hợp cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp này được tiến hành bằng việc phát bảng hỏi tự chấp nhận vô điều kiện đến sinh viên nhằm khảo sát về mức độ tự chấp nhận của sinh viên và sự khác biệt trong các tham số. 7.2.2. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý và phân tích các số liệu thu thập từ bảng hỏi thông qua chương trình SPSS 20. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Phương pháp này được tiến hành bằng việc xây dựng hệ thống một số câu hỏi mở liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu thông tin, góc nhìn của người trong cuộc về tự chấp nhận. 7.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu theo chủ đề (thematic analysis) Phương pháp phân tích dữ liệu theo chủ đề được tiến hành bằng việc mã hóa nội dung phỏng vấn, phân tích thông tin theo các chủ đề nhất định nhằm xác định được các nội dung liên quan đến tự chấp nhận theo quan điểm của sinh viên. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHẤP NHẬN CỦA SINH VIÊN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự chấp nhận của sinh viên 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu về tự chấp nhận nói chung Khái niệm về cái tôi và những khía cạnh của nó được các nhà tâm lý học quan tâm từ rất sớm. Tự chấp nhận đã được quan tâm trong tâm lý học về lý thuyết, nghiên cứu và đo lường nổi trội lên từ những năm đầu thế kỉ 20. Tâm lý học nhân văn là lý thuyết tâm lý đầu tiên nhấn mạnh, cân nhắc một cách rất nghiêm túc đối với giá trị và ý nghĩa của tự chấp nhận trong tâm lý học. Các nhà tâm lý học nhân văn tiêu biểu như Carl Roger, Abraham Maslow, Rollo May. Những bằng chứng đầu tiên trong nghiên cứu của Ryff (1989) “Thái độ tích cực đối với bản thân” được xem xét như một phần để định nghĩa tự chấp nhận và đo lường lòng tự trọng. Những năm cuối thập niên 1940, các nghiên cứu về tự chấp nhận đa số chịu ảnh hưởng dưới góc độ nhân văn đều cho thấy mức độ tự chấp nhận cao có mối liên hệ tích cực với cảm xúc tích cực, làm hài lòng những mối quan hệ xã hội, thành tích và điều chỉnh những sự kiện tiêu cực trong đời sống (Williams & Lynn, 2010). Theo thời gian, tự chấp nhận tiếp tục được nhấn mạnh trong một số hình thức của Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT - Cognitive Behavior Therapy), đặc biệt trong Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT - Rational Emotion Behavior Therapy). Năm 1962, Albert Ellis đã đề xuất nhấn mạnh đến sự tự chấp nhận vô điều kiện và xem đó là một khái niệm cốt lõi, một phần không thể thiếu trong liệu pháp nhận thức hành vi. Sau đó tự chấp nhận được đẩy mạnh lên làm nền tảng của Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT - Dialectical Behavior Therapy) và Liệu pháp chấp nhận và chú tâm (ACT - Acceptance and Commitment Therapy) (Szentagotai & David, 2013). Những nghiên cứu đầu tiên phản hồi về mối liên hệ giữa tự chấp nhận vô điều kiện và chấp nhận người khác vô điều kiện trong một dân số ngẫu nhiên từ những sinh viên khỏe mạnh và người lớn cho đến những bệnh nhân hay những tù nhân. Trong khi các nghiên cứu về sau cố gắng nhấn mạnh đến mối liên hệ của tự chấp nhận 10 với các yếu tố khác của hạnh phúc tâm lý (psychological well-being), sự khác biệt giữa tự chấp nhận và lòng tự trọng (Sheere, 1949; Berger, 1952; Suinn, 1961). Năm 2005, David và Szentagotai đã nghiên cứu một thực nghiệm đóng góp cho quan điểm rằng tự chấp nhận là điều cốt lõi để đạt được hạnh phúc. Nghiên cứu này cũng tin chắc rằng lý thuyết của liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý về tự chấp nhận có thể đóng góp những giá trị nền tảng, không chỉ cho việc nâng cao hiểu biết về hạnh phúc mà còn là việc làm thế nào để đạt được và duy trì hạnh phúc (David & Szentagotai, 2013). Nghiên cứu của Macinnes (2006) đã tìm hiểu về mối liên hệ giữa các khái niệm lòng tự trọng và tự chấp nhận với sức khỏe tâm lý (Self-esteem and self-acceptance: An examination into their relationship and their effect on psychological health). Kết quả cho thấy, so với dân số chung mẫu nghiên cứu có mức độ tự chấp nhận và lòng tự trọng thấp; mức độ lo âu, trầm cảm và bệnh lý tâm lý (psychological ill health) cao hơn (Macinnes, 2006). Bernard và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về tự chấp nhận trong giáo dục và tham vấn cho người trẻ (Self-Acceptance in the Education and Counseling of Young People). Năm 2007, ông xây dựng các bài học trong việc giáo dục học sinh về tự chấp nhận (Lesson to Teach Self-Acceptane). Năm 2012, Bernard đã thực hiện một nghiên cứu trên 254 sinh viên của 4 trường học khác nhau tại Victoria, Úc. Để phát triển tự chấp nhận trong giáo dục và tham vấn cho học sinh, Bernard đã thiết kế bảng khảo sát dành cho trẻ em và thanh thiếu niên về tự chấp nhận (Bernard, 2012a). Ông đã đưa ra một vài lời khuyên tự giúp đỡ dành cho lứa tuổi học sinh trong việc tăng cường tự chấp nhận (Self-Help Tips for Strengthening Your Self-Acceptance) (Bernard, 2012b). Năm 2013, để giúp các em học sinh phát triển tự chấp nhận, ông đã xây dựng hệ thống bài tập nâng cao sự tự nhận thức qua các phản hồi (Bernard, Vernon, Terjesen & Kurasaki, 2013). Dù là một khái niệm trung tâm của Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý nhưng tự chấp nhận vô điều kiện lại chưa được kiểm chứng một cách đầy đủ qua các thực nghiệm. Theo đó, một nghiên cứu được Popov và cộng sự (2016) xây dựng trong bối cảnh thực nghiệm để kiểm tra sự ảnh hưởng của tự chấp nhận vô điều kiện trên sức khỏe tâm thần (Unconditional Self-Acceptance and Mental Health in Ego-provoking 11 experimental context) qua các yếu tố như mức độ tự chấp nhận, kiểu phản hồi và sự hài lòng đối với phản hồi (Popov, Radanovic & Biro, 2016). Năm 2017, Ciuhan và Dumitru đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu 300 thanh thiếu niên Rumani (Unconditional Self-Acceptance, Functional and Dysfunctional Negative Emotions, and Self-Esteem as Predictors for Depression in Adolescents: a Brief Pilot Study Conducted in Romania). Kết quả cho thấy mối tương quan giữa tự chấp nhận vô điều kiện, lòng tự trọng và cảm xúc tiêu cực loạn chức năng (functional and dysfunctional negative emotions) của họ với mức độ trầm cảm của thanh thiếu niên tuổi từ 14 đến 17 tại Rumani (Ciuhan & Dumitru, 2017). Trong vòng ba thập kỉ qua, một lượng lớn các nghiên cứu về tự chấp nhận đã được tiến hành trên thế giới. Từ đó cũng cung cấp, bổ sung thêm các bằng chứng ấn tượng có liên quan đến tầm quan trọng của tự chấp nhận cho sức khỏe tâm thần và cảm nhận hạnh phúc trong đời sống tâm lý con người. 1.1.1.2. Nghiên cứu về tự chấp nhận và sự thể hiện bản thân Lứa tuổi thanh niên sinh viên đối mặt với những áp lực trong việc thể hiện bản sắc cá nhân với những người bạn, cụ thể là trong những kết nối có tính xã hội. Một nghiên cứu của Aricak và cộng sự (2015) tìm hiểu cách tự chấp nhận và giá trị tác động như thế nào đến việc sinh viên thể hiện chân thực bản sắc cá nhân trực tiếp và gián tiếp “như chính họ là” (Mediating effect of self-acceptance between values and offline/online identity expressions among college students). Kết quả thể hiện rằng sự tự do là một giá trị có ý nghĩa ảnh hưởng đến xu hướng của người tham gia trong việc thể hiện bản sắc cá nhân trực tiếp và gián tiếp. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy sự tự do, giá trị lãng mạn, phẩm giá con người, xã hội và giá trị nghề nghiệp có một chút ảnh hưởng tích cực nhưng không trực tiếp trên tính chân thực trong việc thể hiện bản sắc cá nhân; trong khi giá trị vật chất, tinh thần và giá trị trí tuệ có một chút ảnh hưởng tiêu cực không trực tiếp (Aricak, Dundar & Saldana, 2015). Một nghiên cứu khác của Denmark (1973) đã xác định tự chấp nhận cũng có mối liên hệ với sự thể hiện bản thân. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lãnh đạo với điểm tự chấp nhận vô điều kiện cao được đánh giá là hiệu quả nhất trên địa vị của họ (Szentagotai & David, 2013). 12 Năm 2016, một nghiên cứu của Popov và cộng sự được thực hiện để tìm hiểu về ảnh hưởng của tự chấp nhận vô điều kiện trên sức khỏe tâm thần qua các chỉ số trong bối cảnh thực nghiệm khơi dậy cái tôi (Unconditional Self-Acceptance and Mental Health in Ego-provoking experimental context). Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu là 188 sinh viên, các nhà nghiên cứu đã minh hoạ cuộc nói chuyện trước đám đông, sau đó các sinh viên tham gia có thời gian chuẩn bị trước, trình bày và nhận được các phản hồi (tích cực, tiêu cực và trung tính) một cách ngẫu nhiên (Popov, Radanovic & Biro, 2016). 1.1.1.3. Nghiên cứu về tự chấp nhận trong mối quan hệ với người khác Bên cạnh khái niệm về “tự chấp nhận vô điều kiện”, Albert Ellis có một quan điểm tương đồng, đó là “chấp nhận người khác vô điều kiện” (unconditional others acceptance). Ông định nghĩa rằng “chấp nhận người khác mà không cần bất kì điều kiện tiên quyết nào, không xem xét hành vi, quan điểm hay cách ứng xử của họ như thế nào” (Ellis, 1994). Ellis đã nhận định rằng yếu tố chính của một mối quan hệ có hiệu quả, xét riêng trong mối quan hệ chính là tư duy hợp lý của mỗi người; người chấp nhận bản thân và người khác một cách vô điều kiện, đó là một điểm khởi đầu tốt đẹp để xây dựng và phát triển mối quan hệ. Ông cho rằng chìa khóa cho cả hai trong việc tìm kiếm và duy trì một mối quan hệ yêu thương là việc chấp nhận người khác một cách hoàn toàn mà không có bất kì sự mâu thuẫn nào trong tư tưởng, học cách để yêu mến sự tự do và sự khác biệt của mỗi cá nhân. Những năm đầu của thế kỉ 20, các nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về mối liên hệ giữa tự chấp nhận và chấp nhận người khác. Trong nghiên cứu của Sheerer (1949) đã tìm ra sự mối liên hệ giữa thái độ của tự chấp nhận và chấp nhận người khác, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về tự chấp nhận vô điều kiện tập trung giải thích rằng cái tôi là một điểm tựa (anchor) ảnh hưởng đến góc nhìn và thái độ của chúng ta đối với người khác (Williams & Lynn, 2010). Có các nghiên cứu phản hồi về sự liên hệ giữa tự chấp nhận vô điều kiện và chấp nhận người khác vô điều kiện trong một dân số ngẫu nhiên từ những sinh viên khỏe mạnh và người lớn cho đến những bệnh nhân hay những tù nhân (Sheerer, 1949). Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu quan sát một mối quan hệ giữa cảm nhận về bản thân và với người khác dựa trên kinh nghiệm 13 lâm sàng, chỉ một số nghiên cứu gần đây mới cố gắng nghiên cứu mối quan hệ này một cách có hệ thống. Trên cơ sở nghiên cứu của Sheerer, một nghiên cứu được xây dựng trên mẫu là sinh viên của Trường Đại học Chicago nhằm tìm hiểu mối quan hệ về thái độ đối với bản thân và người khác (The relation between expressed acceptance of self and expressed acceptance of others) dưới ảnh hưởng từ tư tưởng của Carl Rogers. Trong nghiên cứu này, thay vì khái quát từ những kinh nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã cố gắng để đo lường thái độ của cá nhân đối với bản thân và người khác dựa trên việc sử dụng thang đánh giá. Kết quả cho thấy nghiên cứu có ý nghĩa tích cực, đóng góp bằng chứng cho thấy có mối liên hệ cao giữa chấp nhận bản thân và chấp nhận người khác (Berger, 1952). Nếu một người không thể hiện diện với chính mình thì không thể hiện hiện thật sự với người khác. Tự chấp nhận trong tâm điểm giao tiếp giúp mối tương giao với mọi người luôn được đặt trên nền tảng của sự chân thành, yêu thương và sẵn sàng đón nhận. 1.1.1.4. Nghiên cứu về tự chấp nhận và lòng tự trọng Ryff đã xây dựng công trình nghiên cứu đầu tiên xem xét về mối liên hệ giữa lòng tự trọng và tự chấp nhận. Qua tiểu thang đo SPWB (Scales of Psychological Well-being, Self-Acceptance Subscale) cho thấy lòng tự trọng có mối liên hệ khá cao (r = 0.62) với tự chấp nhận. Trong cấu trúc của Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý, suốt những năm làm việc Albert Ellis đã trình bày về khái niệm lòng tự trọng (cao và thấp). Đến năm 1996, trong cuốn “Liệu pháp tâm lý”, Ellis đã đưa ra và nhấn mạnh đến khái niệm tự chấp nhận vô điều kiện và xem đó như là một khái niệm thay thế cho lòng tự trọng. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rất nhiều lợi ích có mục đích của lòng tự trọng cao (như tăng thành tích, mối quan hệ tốt hơn) không chứng minh được những kết quả này một cách khách quan. Lòng tự trọng cao có thể dẫn đến ái kỉ nếu đi cùng bởi một cảm giác rằng một người không chỉ tốt và có giá trị mà còn có giá trị “hơn” và đặc biệt hơn người khác. Nếu sự tự đánh giá của một người quá tốt về sự thể hiện khách quan và nhận thức của người khác, có thể đó là kết quả không thuận lợi xét về tính lâu dài, bao gồm cả sự từ chối bởi bạn bè, đồng nghiệp. Theo đó, một quan điểm có 14 tính thuận lợi cao về bản thân bị đe dọa trong một vài thói quen có liên quan với hành vi bạo lực (Falkenstein & Haaga, 2013). Theo Chamberlain và Haaga trong nghiên cứu về tự chấp nhận và sức khỏe tâm lý họ đã tìm thấy mức độ tương đồng tương đối cao trong đo lường giữa lòng tự trọng và tự chấp nhận. Haaga nhận định rằng một vài điểm trong thang đo lòng tự trọng của Rosenberg (1965) vẫn có yếu tố “có điều kiện” trong những phát biểu và nhận thấy thiếu sự tự chấp nhận ở những người tham gia (Chamberlain & Haaga, 2001). Các khái niệm về lòng tự trọng và tự chấp nhận được xác định là tương tự nhau (similar) nhưng không đồng nghĩa (not synonymous). Lòng tự trong có liên quan chặt chẽ hơn về sự ảnh hưởng, mức độ lòng tự trọng cao biểu thị mức độ trầm cảm thấp. Tự chấp nhận dường như có liên quan chặt chẽ với cảm nhận chung về hạnh phúc tâm lý và hữu ích hơn khi thực hiện các công việc lâm sàng liên quan đến các vấn đề tâm lý chung (Macinnes, 2006). Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý nhìn nhận lòng tự trọng cao hay thấp đều là sự không khỏe mạnh (unhealthy), cho dù mức độ ấy phản ánh một sự đánh giá tổng quát về giá trị của một người, sau cùng sẽ dẫn đến sự rối loạn cảm xúc và vì thế lòng tự trọng là có hại cho sức khỏe tâm thần. Theo đó, giải pháp của A. Ellis cho vấn đề này là mọi người cần từ bỏ sự tìm kiếm đối với lòng tự trọng và quá trình tự đánh giá đi kèm với nó, thay vào đó làm việc theo hướng tự chấp nhận vô điều kiện. Năm 1996, trong cuốn “Liệu pháp tâm lý”, ông đã đưa ra và nhấn mạnh đến khái niệm tự chấp nhận vô điều kiện và chọn lựa đó như một khái niệm thay thế và là một nhân tố “lành mạnh hơn” so với lòng tự trọng (Chamberlain & Haaga, 2001a). 1.1.1.5. Nghiên cứu về tự chấp nhận và sức khỏe tâm lý/tâm thần Năm 2001, Chamberlain & Haaga đã thực hiện một nghiên cứu phi lâm sàng trên 107 người trưởng thành (tuổi từ 19 đến 81) để tìm hiểu về mối mối liên hệ của tự chấp nhận vô điều kiện và các chỉ số sức khỏe tâm lý (Unconditional Self-Acceptance and Psychological Health) như hạnh phúc, sự hài lòng đối với cuộc sống. Nghiên cứu này đã cho thấy một cách bao quát viễn cảnh của hạnh phúc trong tâm lý học và thảo luận về vai trò của tự chấp nhận vô điều kiện trong cảm nhận hạnh phúc, đồng thời nó cũng chỉ ra sự khác biệt giữa tự chấp nhận và lòng tự trọng (Chamberlain & Haaga, 2001). 15 Albert Ellis cho rằng khi một người được giải phóng khỏi những lo âu, những cảm giác về sự không xứng đáng và thoát ra khỏi nỗi sợ bị chỉ trích, bị chối bỏ thì người ấy được tự do khám phá và tiếp tục theo đuổi những điều thật sự khiến họ hạnh phúc (Ellis, 1962). a. Tự chấp nhận và hạnh phúc Bản chất của hạnh phúc và cuộc sống tốt đẹp đã được con người quan tâm hàng thiên niên kỉ nay quan niệm rằng cho dù có chuyện gì thì không phải chỉ “sống” mà là “sống tốt” đã trở thành tâm điểm tư duy ở cả Tây phương và Đông phương (Kesebir & Diener, 2008). Các nghiên cứu vào những năm cuối thập niên 1940 đã nhận định rằng mức độ tự chấp nhận cao có mối liên hệ với cảm xúc tích cực, sự hài lòng về những mối quan hệ xã hội, thành tích và khả năng điều chỉnh những sự kiện tiêu cực của cuộc đời (Williams & Lynn, 2010). Theo Ellis, hạnh phúc lâu dài có khả năng liên quan đến việc theo đuổi và đạt được mục tiêu mà khi đó các cảm xúc đau đớn giảm, sự dễ chịu và hài lòng được tối đa hóa, điều đó tạo nên những mối quan hệ sâu sắc và sự mãn nguyện cũng như sự xuất sắc trong công việc và những hoạt động khác (Bernard, 2011). Năm 2005, một nghiên cứu của David và Szentagotai đã có những thực nghiệm đóng góp cho quan điểm về vai trò của tự chấp nhận đối với hạnh phúc và tin chắc rằng lý thuyết của Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý có thể đóng góp nền tảng không chỉ cho việc hiểu biết về hạnh phúc mà còn là việc làm thế nào để đạt được hạnh phúc và duy trì nó (Szentagotai & David, 2013). Mặc dù có những thay đổi trong việc tiếp cận cũng như nghiên cứu về hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc từ đầu đến gần cuối thế kỉ 20. Khuynh hướng tâm lý học tích cực đạt đỉnh cao vào khoảng cuối những năm 90, trong đó nhìn nhận mối liên hệ giữa tự chấp nhận và hạnh phúc là một phần của việc khái niệm hóa những mối quan tâm của các nhà tâm lý. b. Tự chấp nhận và chủ nghĩa cầu toàn Nghiên cứu trên mẫu gồm 94 sinh viên của Flett và cộng sự (2003) đã tìm hiểu mối liên hệ giữa các khía cạnh của chủ nghĩa hoàn hảo, tự chấp nhận vô điều kiện và tự báo cáo về trầm cảm (Dimensions of Perfectionism, Unconditional Self-Acceptance and Depression). Những phát hiện trong nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cầu 16 toàn tự đánh giá mình dựa vào cảm nhận tạm thời về giá trị bản thân, và như vậy, họ dễ bị tổn thương dẫn đến sự đau khổ tâm lý khi trải qua những sự kiện tiêu cực, cảm nhận về giá trị bản thân của họ không được khẳng định. Theo đó, người cầu toàn đánh giá bản thân trong những điều kiện của giá trị toàn thể, dễ bị tổn thương (vulnerable) với những phản ứng cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến những mục tiêu của họ và khi phải đương đầu với những sự kiện không khẳng định giá trị của họ (Flett, Davies & Hewitt, 2003). Năm 2007, Scott đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu sự tác động của chủ nghĩa cầu toàn và tự chấp nhận vô điều kiện trên trầm cảm (The effect of perfectionism and unconditional self-acceptance on depression), nghiên cứu trên mẫu phi lâm sàng gồm 134 người tham gia. Kết quả cho thấy tự chấp nhận vô điều kiện làm trung gian trong sự tác động của chủ nghĩa cầu toàn mang tính bắt buộc xã hội đối với trầm cảm. Trong đó, cấu trúc cốt lõi của chủ nghĩa cầu toàn có thể có hậu quả tiêu cực, dẫn đến mức độ thấp của sự chấp nhận bản thân vô điều kiện, và từ đó dễ dẫn đến trầm cảm (Scott, 2007). Trong rất nhiều khía cạnh, sự khác biệt giữa tự chấp nhận có điều kiện và vô điều kiện theo Hamachek (1978) để phân biệt giữa người cầu toàn nhiễu tâm là những người có nhu cầu được chấp nhận, đòi hỏi sự thành công với những người cầu toàn bình thường là những người theo đuổi sự xuất sắc và tìm kiếm sự chấp nhận của người khác không bởi những nhu cầu chung chung nhưng là thỏa mãn ước muốn và sở thích mà không có những hậu quả tiêu cực (Jibeen, 2016). Trong sự trưởng thành về tâm lý, sự tự chấp nhận hướng đến việc cá nhân ý thức một cách đầy đủ và trọn vẹn về mình với tất cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực, những ưu điểm và hạn chế cũng như việc nhìn nhận rằng mình dễ mắc sai lầm, thiếu sót và bản thân cần điều chỉnh để hoàn thiện mình mà không phán xét hay tức giận với chính mình. c. Tự chấp nhận và các niềm tin phi lý Trong một nghiên cứu phi lâm sàng trên 102 người trưởng thành của Davies (2006) để tìm hiểu về mối quan hệ giữa đo lường về niềm tin phi lý, tự chấp nhận vô điều kiện, lòng tự trọng và thang tính cách Big 5 (Big-5 personality dimensions). Kết quả cho thấy, tự chấp nhận vô điều kiện có mối liên hệ cao với lòng tự trọng. Trong 17 lý thuyết nền tảng (key tenets) của Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý, cá nhân có điểm số tự chấp nhận vô điều kiện cao sẽ có điểm thấp về niềm tin phi lý, khi lòng tự trọng đã được loại trừ. Bên cạnh đó, tự chấp nhận đã được tìm thấy có ý nghĩa trong mối liên hệ nghịch với yếu tố nhiễu tâm, niềm tin phi lý đã được tìm thấy có mối liên hệ thuận với yếu tố nhiễu tâm và tính cởi mở của thang tính cách Big-5 (Davies, 2006). Davies (2007) đã tiếp tực thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu về mối liên hệ hệ nhân quả giữa niềm tin phi lý và tự chấp nhận vô điều kiện trên mẫu phi lâm sàng là 106 người sử dụng kỹ thuật mồi (priming technique). Nghiên cứu chỉ ra rằng những người tham gia mồi với những phát biểu về niềm tin phi lý dẫn đến việc giảm tự chấp nhận trong khi những người tham gia mồi với những phát biểu về niềm tin hợp lý dẫn đến việc tăng tự chấp nhận vô điều kiện. Ngược lại, những người tham gia mồi với các phát biểu về tự chấp nhận vô điều kiện không dẫn đến sự tăng trong những suy nghĩ hợp lý và những người tham gia mồi với phát biểu về tự chấp nhận có điều kiện không dẫn đến sự gia tăng trong suy nghĩ phi lý. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng về mối liên hệ nhân quả giữa suy nghĩa hợp lý/phi lý và tự chấp nhận vô điều kiện/có điều kiện (Davies, 2007a). Tiếp theo đó, Davies lại thực hiện hai nghiên cứu trên sinh viên đại học, một nghiên cứu tương quan (mẫu là 158) và một nghiên cứu thực nghiệm (mẫu là 128), ông nhận thấy rằng việc cá nhân cần thành tích, cần sự tán thưởng và tự hạ thấp là những niềm tin phi lý quan trọng của thái độ chung. Nhu cầu về sự thoải mái, nhu cầu về sự công bằng và những sự hạ thấp khác được tìm thấy là ít có ảnh hưởng đến cá nhân (Davies, 2007b). Một nghiên cứu của T. Jibeen (2016) trên 150 sinh viên tuổi từ 18 đến 25 để tìm hiểu về vai trò điều tiết của tự chấp nhận vô điều kiện và lòng tự trọng trong mối liên hệ với niềm tin không dung thứ sự thất vọng và đau khổ tâm lý (Unconditional SelfAcceptance and Self-Esteem in Relation to Frustration Intolerance Beliefs & Psychological Distress) đã chứng minh mối liên hệ cho thấy tự chấp nhận vô điều kiện và lòng tự trọng có khả năng điều tiết với các yếu tố trong niềm tin không dung thứ sự thất vọng bao gồm quyền lợi, thành tích, không chấp nhận cảm xúc (emotional intolerance), không chấp nhận sự khó chịu (discomfort intolerance) và đau khổ tâm lý. Tự chấp nhận vô điều kiện và lòng tự trọng có mối liên hệ nghịch ở mức trung 18 bình với đau khổ tâm lý và niềm tin không dung thứ sự thất vọng. Nghiên cứu này cũng đã làm sáng tỏ và mở rộng cho những nghiên cứu trước về những niềm tin phi lý và đau khổ tâm lý bằng cách kết hợp sự tập trung trên tính khác biệt cá nhân trong tự chấp nhận và lòng tự trọng (Jibeen, 2016) Năm 2017, Milburn và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên 433 người tham gia nhằm để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các khái niệm của niềm tin phi lý, tự chấp nhận và khuynh hướng tha thứ (Empirical Investigation of the Relationship Between Irrationality, Self-Acceptance and Dispositional Forgiveness). Kết quả cho thấy mối mối liên hệ nghịch mức vừa và cao giữa niềm tin phi lý và khuynh hướng tha thứ. Ngược lại, tự chấp nhận vô điều kiện có mối liên hệ thuận có ý nghĩa với khuynh hướng tha thứ. Phân tích hồi quy trong nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểu niềm tin phi lý và tự chấp nhận có thể dự báo khuynh hướng tha thứ của bản thân, người khác và tình huống. Khám phá này đã hỗ trợ thêm về kinh nghiệm cho giả thuyết của Milburn khi ông cho rằng việc giữ những niềm tin phi lý cản trở quá trình tha thứ và mức độ tự chấp nhận của một người dự báo khuynh hướng tha thứ của người ấy (Milburn, Porada & Sammut, 2017). Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng giữa tự chấp nhận vô điều kiện và niềm tin phi lý luôn có mối mối liên hệ nghịch. Một người có những niềm tin phi lý sẽ cản trở họ trong việc chọn lựa mục tiêu, chấp nhận bản thân với toàn bộ giá trị và khả năng phát triển của một con người. d. Tự chấp nhận và các rối loạn tâm thần Có rất nhiều các nghiên cứu được thực hiện để xác định mối liên hệ giữa tự chấp nhận và các chỉ số sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, các rối loạn tâm thần. Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý cho rằng sự đánh giá của cá nhân (tích cực hay tiêu cực) và sự đánh giá tổng thể về giá trị của một người dựa trên những thành tích đạt được là một sự phi lý và dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý. Hầu hết các đau khổ tâm lý đều có liên quan tới sự tập trung quá mức, nhạy cảm với những lời chỉ trích, tức giận, cầu toàn và một số trong chúng là các vấn đề tâm bệnh. Trong nghiên cứu của Chamberlain và Haaga về tự chấp nhận vô điều kiện và sức khỏe tâm lý đã tìm thấy mối mối liên hệ nghịch giữa tự chấp nhận vô điều kiện với lo âu, trầm cảm (Chamberlain & Haaga, 2001a). 19 Một nghiên cứu của Macinnes (2006) về mối liên hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận vô điều kiện và lòng tự trọng trên sức khỏe tâm lý (Self-esteem and selfacceptance: An examination into their relationship and their effect on psychological health). Nghiên cứu này được thực hiện trên 58 người tham gia đã được chẩn đoán một vài vấn đề về sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, họ cũng được đánh giá về mức độ lòng tự trọng, tự chấp nhận, trầm cảm, lo âu và hạnh phúc tâm lý. Kết quả cho thấy, so với dân số chung, mẫu nghiên cứu có mức độ tự chấp nhận và lòng tự trọng thấp; mức độ lo âu, trầm cảm và bệnh lý tâm lý (psychological ill health) cao hơn (Macinnes, 2006). Theo Falkenstein và Haaga (2013) trong tác phẩm đo lường và nét đặc trưng của tự chấp nhận vô điều kiện (Measuring and Characterizing Unconditional SelfAcceptance) chỉ ra rằng hạnh phúc phi lý (irrational happiness) có điểm đặc trưng là những hành vi không thích ứng, có cảm xúc tiêu cực loạn chức năng, những mục tiêu và giá trị luôn đặt ra một cách khuôn khổ và cứng nhắc. Trong đó, sự tự hạ thấp được xem là nguyên nhân của những căng thẳng và đau khổ. Còn tự chấp nhận, một cách độc lập với lòng tự trọng có liên hệ với lo âu thấp, ái kỉ thấp, trầm cảm thấp, niềm tin phi lý thấp và một khả năng tuyệt vời để đạt được sự khách quan về hành vi và sự tử tế của bản thân trong phản ứng với những lời chỉ trích. Người có điểm tự chấp nhận vô điều kiện cao cho thấy sự hiện hữu với ít buồn, lo lắng, tức giận, cầu toàn hay phi lý. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa tự chấp nhận vô điều kiện với các rối loạn lâm sàng phần lớn chưa được kiểm chứng (Falkenstein & Haaga, 2013). Một nghiên cứu thực nghiệm của Popov và cộng sự (2016) được thực hiện trên 188 sinh viên để tìm hiểu sự ảnh hưởng của tự chấp nhận vô điều kiện trên sức khỏe tâm thần. Các nhà nghiên cứu đã thiết kế các thực nghiệm gần như được sử dụng trên một mặt bằng chung và dự đoán được những người tham gia với mức độ tự chấp nhận vô điều kiện thấp, không hài lòng với phản hồi sẽ có điểm cao hơn cho các triệu chứng rối nhiễu tâm lý (lo âu và trầm cảm) (Popov và cộng sự, 2016). Đầu thế kỉ 20 các nghiên cứu trên thế giới tập trung tìm hiểu về mối liên hệ giữa tự chấp nhận và chấp nhận người khác. Về sau, các nghiên cứu về tự chấp nhận ngày càng được mở rộng và sâu hơn, không chỉ dừng lại trong các nghiên cứu tương quan để tìm hiểu về mối liên hệ giữa tự chấp nhận với các yếu tố như trầm cảm, lo âu, niềm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan