Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tu ay_tiet 2

.PDF
5
202
63

Mô tả:

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI TỪ ẤY – TỐ HỮU (tiết 2) 3/ Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm : T«i ®· lµ con cña v¹n nhµ/Kh«ng ¸o c¬m, cï bÊt cï b¬… CON của vạn nhà -----------------TÔI -----------EM của vạn kiếp ANH của vạn đầu em nhỏ => Tôi đã là thành viên của đại gia đình, gắn bó ruột thịt với muôn người lao khổ. Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới mà còn vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt. Những điệp từ là cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp phôi pha (những người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống), những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ (những em bé không nơi nương tựa phải lang thang vất vương, nay đây mai đó). Qua những lời thơ ấy cũng có thể thấy được lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp người phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu sẽ hăng say hoạt động cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu (cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương, chú bé đi ở trong Đi đi em, ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ, em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm,...). Đến đây có thể thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. Cần nói rõ: đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao. - §iÖp tõ: lµ, cña, v¹n… - §¹i tõ nh©n x-ng: Con, em, anh - Sè tõ -íc lÖ: v¹n... nhÊn m¹nh vµ kh¼ng ®Þnh mét t×nh c¶m gia ®×nh ®Çm Êm, th©n thiÕt, g¾n bã ruét thÞt, c¶m nhËn s©u s¾c m×nh lµ thµnh viªn cña ®¹i gia ®×nh quÇn chóng lao khæ, xóc ®éng ch©n thµnh khi nãi tíi nh÷ng kiÕp ng-êi bÊt h¹nh, d·i dÇu s-¬ng giã. Một loạt những từ ngữ chỉ quan hệ họ hàng nói lên ước nguyện chân thành của nhà thơ mong được gia nhập vào đại gia đình nhân quần rộng lớn. Sau này, dường như có cả một hệ thống hình tượng nói về sự gắn kết ruột thịt này ( Xuân Diệu: tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi...; Chế Lan Viên: Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt/ Như mẹ như cha như vợ như chồng... Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ...Có lẽ Tố Hữu là người mở đầu?). MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI - Giọng thơ càng về cuối càng sôi nổi, say sưa, dồn dập. Một loạt điệp từ được sử dụng với tần số cao thể hiện tiếng lòng hăm hở của nhà thơ. Từ “đã” mang giọng điệu dứt khoát, quyết tâm. Cái mới của Tố Hữu là anh đã đưa tình cảm cách mạng, lý trí cách mạng vào thế giới cảm xúc, hướng nó phát triển về phía cách mạng. - Vì sao ở đoạn thơ trên ta thấy cái tôi điệp lại ba lần, ở đây lại chỉ một lần đứng ở đầu câu? Phải chăng cái tôi đã có sự hóa thân kì diệu, nó biết ẩn mình đi, chia mình ra cho tất cả. Với những người cha, người mẹ, anh xin nhận làm con; với những người anh, anh xin nhận làm em, với những người em, anh xin nhận làm anh, thật khiêm nhường, nhân hậu, việc nước cũng là việc nhà, tất cả là gia đình, những người ruột thịt. Từ đây tôi không còn là tôi nữa, tôi đã thuộc về tất cả, của mọi người, tôi đã chuyển hóa thành cái ta kì diệu mang sức mạnh của khối đời mà trước đó tôi chưa hề biết, chưa hề có... từ đây nhà thơ sẽ xưng hô với mọi người theo quan hệ gia đình mà ông mong ước : Bác ơi, mẹ ơi, em ơi, đồng bào ơi...Nhà thơ Chế Lan Viên hoàn toàn có lí để nói rằng : «Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại, có phải vì lẽ đó mà anh làm rất nhiều thơ về Người ?» ( Tựa Một trăm bài thơ ) - So sánh: trong văn học lãng mạn, ta chỉ thấy có cái tôi hoặc ngạo nghễ “Ta là một là riêng là thứ nhất”; hoặc yếu đuối “Tôi chỉ là một khách tình si...”...; hoặc cô đơn tuyệt vọng “lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa”.... Trong văn thơ yêu nước đầu thế kỉ ta lại thấy chân dung người anh hùng chí sĩ trong mối quan hệ với vũ trụ kì vĩ: Làm trai phải lạ ở trên đời...Còn ở đây, ta thấy một cái tôi mới mẻ, vừa cao cả trong mối quan hệ với muôn người; vạn nhà; nhưng cái Khối đời ấy không loại trừ, che lấp con người cá nhân mà làm cho nó phong phú hơn, mạnh mẽ hơn. III. KẾT LUẬN 1. Nội dung - Bµi th¬ lµ tuyªn ng«n vÒ lÝ t-ëng cña ng-êi chiÕn sÜ c¸ch m¹ng. - Lµ tuyªn ng«n vÒ nghÖ thuËt cña mét nhµ th¬ C¸ch m¹ngTè H÷u ( NT phải g¾n bã víi cuéc ®êi ) - Cã ý nghÜa më ®Çu, ®Þnh h-íng cho sù nghiÖp th¬ TH (Nh÷ng ®Æc ®iÓm b¶n chÊt nhÊt cña th¬ Tã H÷u ®-îc x¸c ®Þnh râ ngay ë bµi th¬ nµy. §ã lµ thi ph¸p th¬ TH) 2. Nghệ thuật Søc hÊp dÉn m¬i mÎ cña bµi th¬ lµ ë : + H×nh thøc th¬ hiÖn ®¹i Đây là một bài thơ giàu nhạc điệu. Thể thơ thất ngôn vốn mang âm điệu trang trọng. Cách ngắt nhịp liên tục thay đổi qua các câu thơ, ví dụ Từ ấy / trong tôi / bừng nắng hạ... Hồn tôi / là một vườn hoa lá... Gần gũi nhau / thêm mạnh khối đời... Hệ thống vần cuối các câu thơ rất phong phú, có sức ngân vang, bởi chủ yếu là các âm mở, ví dụ: hạ - lá; người - nơi - đời; nhà - pha,... + Chñ thÓ tr÷ t×nh trÎ trung, trµn ®Çy nhiÖt huyÕt + C¸ch c¶m thô vµ thÓ nghiÖm s¸ng t¹o. (Giäng ®iÖu ch©n thµnh, c¶m xóc hå hëi, n¸o nøc, bµi th¬ nªu bËt mét quan niÖm míi mÎ vµ nhËn thøc s©u s¾c vÒ mèi quan hÖ gi÷a c¸ nh©n vµ quÇn chóng lao khæ, víi nh©n lo¹i cÇn lao) => TH ®· ®ãng gãp vµo viÖc hiÖn ®¹i ho¸ th¬ ca c¸ch m¹ng. Th¬ TH lµ g¹ch nèi gi÷a th¬ Míi vµ th¬ C¸ch m¹ng. IV. ĐỀ LUYỆN TẬP Bài tập 2 (SGK) Giải thích ý của nhà thơ Chế Lan Viên, có thể gợi ý cho HS: Bài thơ Từ ấy có ý nghĩa mở đầu, định hướng cho toàn bộ quá trình sáng tác của Tố Hữu. Đó là hai yếu tố làm ra anh: thi pháp MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI (phương thức biểu hiện: dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu,...), tuyên ngôn (quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, tương lai tươi sáng của đất nước,...). Dựa vào phần phân tích bài Từ ấy để làm sảng tỏ ý giải thích. Đề luyện tập số 1 Cã ý kiÕn cho r»ng Tè H÷u lµ nhµ th¬ cña niÒm vui lín, lÏ sèng lín. Bằng việc phân tích bài thơ Từ ấy, hãy bày tỏ chính kiến của mình về nhận định trên. (5 ®iÓm) 1. Giíi thiÖu chung (0,5 ®iÓm) - Tè H÷u lµ nhµ th¬ lín cña nÒn th¬ ca c¸ch m¹ng ViÖt Nam - Bµi Tõ Êy ra ®êi n¨m 1938, ghi l¹i phót gi©y ®Çu tiªn nhµ th¬ b¾t gÆp lÝ tưëng c¸ch m¹ng 2. Gi¶i thÝch nhËn ®Þnh (0,5 ®iÓm ) - Tè H÷u lµ nhµ th¬ c¸ch m¹ng nªn th¬ «ng nãi tiÕng nãi cña céng ®ång, d©n téc. Bëi vËy, lÏ sèng vµ niÒm vui cña Tè H÷u còng lµ lÏ sèng, niÒm vui lín lao, m¹nh mÏ cña c¸i Ta chung - §©y lµ mét nÐt ®éc ®¸o trong phong c¸ch th¬ Tè H÷u, một nhận định đúng đắn. 3. Ph©n tÝch bµi Tõ Êy ®Ó chøng minh (3,5 ®iÓm ) - Nhan ®Ò: Nãi ®Õn mét thêi kh¾c ®Æc biÖt thiªng liªng, nã t¹o thµnh bưíc ngoÆt cho cuéc ®êi mét con ngưêi - Khæ 1: Ghi l¹i niÒm vui lín + Gi©y phót ®Çu tiªn ®ãn nhËn ¸nh s¸ng lÝ tưëng c¸ch m¹ng: c¶ tr¸i tim vµ khèi ãc cïng bÞ chinh phôc + T©m hån con ngưêi trµn ngËp ¸nh s¸ng cña niÒm vui, sù sèng vµ h¹nh phóc. - Khæ 2,3 : Ghi l¹i lÏ sèng lín + Nhµ th¬ tù nguyÖn g¾n cuéc ®êi m×nh víi nh÷ng con ngưêi lao khæ nhÊt trong x· héi + NguyÖn sÏ chiÕn ®Êu vµ hi sinh v× h¹nh phóc cña nh÷ng con ngưêi ®au khæ Êy 4. Chñ ®Ò t¸c phÈm (0,5 ®iÓm ) - NiÒm say mª, sung sưíng cña ngưêi thanh niªn khi b¾t gÆp ®ưîc lÝ tưëng c¸ch m¹ng - Lêi t©m nguyÖn sÏ g¾n bã víi nh©n d©n lao khæ. Đề luyện tập số 2 : Cảm nhận về hai đoạn thơ sau đây trong bài Từ ấy và Tiếng hát con tàu... - Tôi buộc lòng tôi... ...........cù bất cù bơ - Tôi gặp lại nhân dân như nai về suối cũ ...cánh tay đưa MOON.V N Mở bài Trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh, rất nhiều nhà thơ đã giác ngộ chân lý của Đảng, của Cách mạng Việt Nam, từ đó đã cho ra đời những bài thơ mang đậm khí chất lý tưởng cách mạng, thể hiện sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với cuộc đời. Hãy cùng đến với hai đoạn thơ sau đây trong bài Từ ấy (1938) của nhà thơ Tố Hữu và Tiếng hát con tàu (1960) của nhà thơ Chế Lan Viên để cùng cảm nhận rõ điều này . Thân bài (Sơ lược về cách làm) 1. Lần lượt phân tích hai khổ thơ (Lưu ý : Nếu Từ ấy là mối duyên đầu của Tố Hữu với thi ca cách mạng thì Tiếng hát con tàu cũng có thể coi là khúc hát say mê của niềm biết ơn nhân dân, biết ơn http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI cách mạng và kháng chiến đã đưa Chế Lan Viên từ thung lũng đau thương trở về với cánh đồng vui, từ chân trời một người về với chân trời tất cả) Được sáng tác sau Từ ấy hơn hai mươi năm, Tiếng hát con tàu không đơn thuần chỉ là một bài thơ lấy sự kiện chính trị làm điểm xuất phát và tập trung thể hiện tư tưởng chủ đạo là cổ vũ động viên thanh niên lên đường xây dựng Tổ quốc. Bài thơ còn là tấm lòng của những người gắn bó sâu nặng nghĩa tình với nhân dân, với đất nước. Lời mời gọi lên Tây Bắc trở thành lời giục giã, lời mời gọi những tâm hồn hãy đến với đời sống cần lao và rộng lớn của nhân dân. Từ một vấn đề thời sự, bài thơ đã mở ra những suy tưởng về cuộc sống, về nghệ thuật . 2. So sánh 2.1. Tương đồng - Đều là những vần thơ viết về niềm vui, niềm hạnh phúc khi được gắn bó với nhân dân. - Đều là thể hiện tình cảm thiết tha của những nhà thơ- chiến sĩ đã thức nhận được chân lí của cuộc đời: chỉ khi nào gắn bó máu thịt với cuộc sống của nhân dân, với số phận của dân tộc, tự nguyện đứng trong hàng ngũ của những con người tranh đấu vì quyền lợi chung, tìm thấy lẽ sống đúng đắn của đời mình và nghệ thuật. - Đều là sự biểu hiện một cách chân thực cái tôi hết sức trong sáng hồn nhiên của những con người khát khao được gắn bó với cuộc sống của nhân dân, được chiến đấu hi sinh cho lý tưởng cao đẹp, vì hạnh phúc của toàn dân tộc MOON.V N 2.2. Khác biệt - Ra đời trong hai khoảng thời gian lịch sử khác biệt, lại là sản phẩm của những phong cách nghệ thuật riêng, lẽ dĩ nhiên mỗi đoạn thơ sẽ có sắc điệu thẩm mĩ riêng, độc đáo. + Thơ Tố Hữu là tiếng nói hồn nhiên nhất của tình cảm, thơ Chế Lan Viên ở đoạn này vừa tình cảm lại vừa trí tuệ. + Thơ Tố Hữu nghiêng về vẻ đẹp giản dị, gần gũi, thơ Chế Lan Viên lại lấp lánh sắc màu, ngập tràn những so sánh, ẩn dụ. + Tố Hữu dùng thể thơ thất ngôn cổ điển, Chế Lan Viên dùng thể thơ tự do với những câu thơ dài mang điệu nói ngập ngừng xúc động, thoảng chút nghẹn ngào ân hận vì những năm tháng vô tình đã khép cửa phòng văn... Kết luận: Trong mấy chục năm qua, trên đất nước đầy bão táp của chúng ta luôn diễn ra những bước ngoặt lịch sử mà vấn đề lý tưởng cách mạng luôn luôn được đặt ra một cách gay gắt, với mỗi người và với cả dân tộc, đặc biệt là các thế hệ thanh niên. Trong những ngày đen tối nhất dưới ách thực dân, trong lúc nhiều thanh niên đang hoang mang giữa ngã ba đường, thì có những nhà thơ đã mang những vần thơ tươi xanh, những vần thơ cánh lửa của lẽ sống, niềm tin, ân nghĩa đến với tất http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI cả mọi người. Đặc sắc của thơ Tố Hữu hay Chế Lan Viên trong hai đoạn thơ này không phải là những khám phá phong phú về đời sống hiện thực, mà là sự biểu hiện một cách chân thực cái tôi hết sức trong sáng hồn nhiên của những con người khát khao được gắn bó với cuộc sống của nhân dân, được chiến đấu hi sinh cho lý tưởng cao đẹp, vì hạnh phúc của toàn dân tộc MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan