Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thuyết về vân mẫu và thánh tam giang ở yên phong, bắc ninh dưới góc nhìn ...

Tài liệu Truyền thuyết về vân mẫu và thánh tam giang ở yên phong, bắc ninh dưới góc nhìn văn hóa

.PDF
150
112
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG THƠM TRUYỀN THUYẾT VỀ VÂN MẪU VÀ THÁNH TAM GIANG Ở YÊN PHONG, BẮC NINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG THƠM TRUYỀN THUYẾT VỀ VÂN MẪU VÀ THÁNH TAM GIANG Ở YÊN PHONG, BẮC NINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS.Nguyễn Hằng Phương THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Thơm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành được đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương đã giúp tôi hoàn thành đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến sự giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, phòng sau đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, thư viện tỉnh Bắc Ninh, phòng Văn hóa thông tin huyện Yên Phong, Ban quản lí di tích lịch sử văn hóa và nhân dân các địa phương ở Yên Phong đã giúp đỡ tôi trong qua trình đi điền dã, sưu tầm tư liệu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, ngày 28 thánh 6 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Thơm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 10 7. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 10 NỘI DUNG ........................................................................................................ 12 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT YÊN PHONG, BẮC NINH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ............................................................................ 12 1.1. Tổng quan về vùng đất Yên Phong, Bắc Ninh ........................................... 12 1.1.1. Vùng đất phù sa bên dòng sông Cầu giàu truyền thống lịch sử .............. 12 1.1.2. Nơi hội tụ nhiều truyền thống văn hóa, văn học dân gian....................... 17 1.2. Một số vấn đề lý luận về truyền thuyết và tổng quan về truyền thuyết ở Yên Phong, Bắc Ninh .............................................................................. 21 1.2.1. Khái niệm, phân loại và đặc trưng của truyền thuyết .............................. 21 1.2.2. Tổng quan về truyền thuyết ở Yên Phong, Bắc Ninh ............................. 25 1.3. Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa ............................... 32 1.3.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................... 33 1.3.2. Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa ............................ 35 Chương 2: NỘI DUNG TRUYỀN THUYẾT VỀ VÂN MẪU VÀ THÁNH TAM GIANG Ở YÊN PHONG, BẮC NINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA .... 40 2.1. Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang phản ánh truyền thống dựng nước, giữ nước................................................................................ 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.2. Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang khúc xạ đời sống văn hóa, tín ngưỡng vùng Yên Phong, Bắc Ninh .......................................... 46 2.2.1. Dấu ấn đời sống văn hóa Yên Phong, Bắc Ninh ..................................... 46 2.2.2. Khúc xạ đời sống tín ngưỡng vùng Yên Phong, Bắc Ninh ..................... 50 2.3. Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang tôn vinh tưởng nhớ những người anh hùng ............................................................................. 55 2.3.1. Khái niệm người anh hùng ...................................................................... 55 2.3.2. Hình tượng người anh hùng trong Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang .................................................................................... 55 2.4. Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang trong lễ hội vùng Yên Phong, Bắc Ninh ...................................................................................... 58 2.4.1. Mối liên hệ giữa truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội .................................... 58 2.4.2. Lễ hội vùng Kinh Bắc, tôn vinh các danh nhân, anh hùng dân tộc ......... 58 2.4.3. Một số lễ hội vùng Yên Phong, Bắc Ninh tôn vinh tưởng nhớ Thánh Tam Giang ............................................................................................... 60 Chương 3: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THUYẾT VỀ VÂN MẪU VÀ THÁNH TAM GIANG Ở YÊN PHONG, BẮC NINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA .......................................................................................................... 68 3.1. Cốt truyện “những mảnh ghép văn hóa”vùng quê Kinh Bắc ..................... 68 3.2. Hệ thống nhân vật mang dấu ấn văn hóa Kinh Bắc ................................... 80 3.3. Biểu tượng - sự kết tinh ý nghĩa từ truyền thống văn hóa Kinh Bắc ......... 83 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 92 PHỤ LỤC ............................................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mỗi đất nước, quốc gia, dân tộc lại có những nét văn hóa đặc sắc riêng. Nét văn hóa ấy đậm chất tinh hoa được tạo nên từ hồn cốt của cộng đồng người. Từng cánh đồng, ngọn núi, dòng sông và cả tín ngưỡng thờ cúng đều có nguyên do của nó.Thế nên nghiên cứu văn học dân gian nói chung và truyền thuyết xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh nói riêng là điều hết sức lí thú và hấp dẫn. Yên Phong, Bắc Ninh là một vùng đất cổ, cái nôi sản sinh và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, văn học dân gian của người Việt. Mảng văn học dân gian nơi đây hết sức phong phú và đa dạng trong đó có thể loại truyền thuyết về các nhân vật anh hùng lịch sử, những vị thần bảo vệ cho vùng đất cổ này. Chính bởi thế nơi đây có phong tục tập quán tín ngưỡng khác nhau, phổ biến nhất là tín ngưỡng thờ thần, Thành hoàng làng. Các vị Thành hoàng làng có nguồn gốc khác nhau như: thiên thần (sơn thần, thủy thần), nhân thần, bán nhân thần. Do là một vùng đất chiêm trũng, thường hay ngập úng lũ lụt vào mùa mưa, nên ở Yên Phong có 74 làng thì đến 20 làng, dọc theo sông Như Nguyệt (sông Cầu) thờ đức Thánh Tam Giang. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu độc lập về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang với tư cách là những tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa. Phần lớn hiện tượng văn học dân gian này mới được đề cập trong tham luận “Tục thờ Thánh Tam Giang và sinh hoạt quan họ” tại Hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại” và một vài luận văn khác tìm hiểu hệ thống truyền thuyết này từ góc nhìn xã hội học, dân tộc học... Vậy Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh có diện mạo thế nào? Chúng ta thấy được những giá trị gì qua truyền thuyết từ góc nhìn văn hóa? Trả lời những vấn đề còn tồn nghi này sẽ giúp chúng ta có thể khái quát được diện mạo và giá trị của Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang trong môi trường văn hóa lịch sử ở Yên Phong, Bắc Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 1 http://lrc.tnu.edu.vn Tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn văn hóa không phải là cách tiếp cận quá mới so với các cách tiếp cận khác. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa, suy cho cùng là tìm dấu ấn văn hóa trong tác phẩm, xem xét tác phẩm trong mối quan hệ với môi trường văn hóa... Từ đó giải mã những chi phối của văn hóa, ứng xử đến việc xây dựng tác phẩm văn học. Qua cách tiếp cận này chúng ta có thể khai thác sâu hơn giá trị của tác phẩm, có cái nhìn vừa bao quát, vừa sâu sắc toàn diện hơn đối với đời sống văn hóa của cả cộng đồng dân tộc. Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung trong đó có văn học dân gian nói riêng, thì việc nghiên cứu Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang là cơ hội để người viết tích lũy kiến thức về kho tàng truyền thuyết từ đó bồi đắp cho học sinh lòng tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc, khơi dậy trong các em ý thức về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, để truyền thống văn hóa và lịch sử của địa phương được lưu truyền một cách lâu bền, rộng khắp, không bao giờ bị mai một. Trên đây là tất cả những lý do khiến người viết lựa chọn đề tài “Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nghiên cứu về truyền thuyết Theo sử sách ghi chép lại, “Ngay từ thời Bắc thuộc, các học giả phương Bắc đã ghi lại truyền thuyết về thời Hùng Vương qua các sách: Giao châu ngoại vực kí (thế kỉ IV), Việt Nam chí (thế kỉ V). Khoảng thế kỷ X đến thế kỉ XIV có các sách ghi chép truyền thuyết như Báo cực truyện, Ngoại sử kí của Đỗ Thiện (nay đã thất truyền)” [73]. Các công trình sưu tầm, tuyển tập văn học dân gian Việt Nam như: Việt điện u linh 越甸幽靈của Lí Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái 嶺 南摭怪 của Trần Thế Pháp, Truyền kì mạn lục 傳奇漫錄 của Nguyễn Dữ, Nam Ông mộng lục 南翁夢錄 v.v. là những minh chứng: truyền thuyết đã được các tác giả văn học, học giả quan tâm nghiên cứu từ lâu. Đến thế kỉ thứ XV thì truyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 2 http://lrc.tnu.edu.vn thuyết dân gian mới được ghi chép nhiều hơn. Ngô Sĩ Liên có ghi chép lại các truyền thuyết ở phần ngoại kỉ trong cuốn Đại Việt sử kí toàn thư. Truyền thuyết đã được nhà sử học sưu tầm, ghi chép, sắp xếp và hệ thống hóa lại. Tuy nhiên, trong những tác phẩm vừa dẫn, truyền thuyết mới được quan tâm, sưu tầm, tuyển chọn để lưu giữ, truyền lại cho đời sau. Đó chưa phải các công trình nghiên cứu truyền thuyết với tư cách là những tác phẩm văn học dân gian, gắn với môi sinh của chúng. Các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam từng tranh luận về khái niệm truyền thuyết. “Một số tác giả phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thể loại văn học dân gian độc lập. Ngược lại, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên cứu khác quan niệm truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian” [73].Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (Bùi Văn Nguyên chủ biên), Đỗ Bình Trị xếp truyền thuyết bên cạnh thần thoại, và định nghĩa: “Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kỳ diệu - là lịch sử hoang đường - hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử. Tính chất thể loại của truyền thuyết bắt đầu được khẳng định rõ” [57]. Cuốn sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam (1971) là công trình của nhiều tác giả, trong đó tuyển tập các bài viết nghiên cứu về truyền thuyết đã xuất bản. Các tác giả cuốn sách này đều khẳng định truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian. Đáng chú ý là tác giả Kiều Thu Hoạch nhận định: “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật theo quan niệm nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại…” [73]. 2.2. Nghiên cứu về truyền thuyết Bắc Ninh - Kinh Bắc Bắc Ninh là một vùng đất cổ, con người đến tụ cư lập nghiệp từ rất sớm. Thế nên ngay từ thời Hùng Vương, người dân đã sáng tạo ra bao truyện cổ phản ánh đời sống tinh thần của họ. Điểm qua quá trình nghiên cứu truyện cổ xứ Kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 3 http://lrc.tnu.edu.vn Bắc - Bắc Ninh, chúng tôi thấy công trình “Truyện cổ xứ Bắc” (Bảo tàng Hà Bắc, 1990) đã bước đầu giới thiệu những câu chuyện liên quan đến các vị thần được lưu truyền trong dân gian ở Hà Bắc. Tiếp đến cuốn “Thần tích, sắc phong các vị thần, Thành hoàng làng tỉnh Bắc Ninh” (Lê Viết Nga chủ biên, Bảo tàng Bắc Ninh, 2008) đã cung cấp một cách sơ lược từng vị thần, Thành hoàng, hiện trạng còn mất của các thư tịch sắc phong liên quan đến các vị thần. Sau này cuốn “Truyện cổ ca dao tục ngữ các làng Quan họ gốc” (Lê Danh Khiêm, Trung tâm văn hóa Bắc Ninh, 2011) có giới thiệu 51 câu chuyện kể về các vị Thành hoàng làng được thờ tại các làng Quan họ gốc. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dùng lại ở việc sưu tầm, tập hợp chứ chưa phân tích khám phá nội hàm bên trong của từng câu chuyện. Ngoài ra công trình “Truyền thuyết - Lễ hội và diễn xướng dân gian ở Bắc Ninh” của Nguyễn Công Hảo, Nxb Hội nhà văn, 2017, đã giới thiệu những kiến thức văn nghệ dân gian còn lưu truyền lại tại các làng quê thông qua một số truyền thuyết và lễ hội tiêu biểu xứ Kinh Bắc. Tóm lại chưa có một công trình nào nghiên cứu độc lập Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa. 2.3. Nghiên cứu truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ra đời trên nền tảng xã hội nông nghiệp cổ truyền. Vân Mẫu được thờ ở nhiều nơi và Thánh Tam Giang đã trở thành Thành hoàng của hơn 300 làng vùng sông nước. Ở Việt Nam, ngay từ đầu, việc thờ Vân Mẫu và Thánh Tam Giang thể hiện sự tôn thờ trời đất, giới siêu nhiên và những vị thần có công với lịch sử. Hiện tượng thờ Vân Mẫu và Thánh Tam Giang có đầy đủ các yếu tố như: đối tượng thờ, điện thờ, nghi thức thờ cúng và các trò chơi, trò diễn mang tính nghi lễ. Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang được nhiều sách báo đề cập. Trong cuốn “Truyện cổ xứ Bắc” (Bảo tàng Hà Bắc, 1990) nội dung cuốn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 4 http://lrc.tnu.edu.vn sách kể về từng vị thần có công với dân làng được lưu truyền trong dân gian ở Hà Bắc nói chung. Tiếp đến là hai cuốn “Truyện cổ, ca dao, tục ngữ các làng quan họ” (Lê Danh Khiêm, Trung tâm văn hóa Bắc Ninh, 2008); “Địa chí Yên Phong” (nhiều tác giả, Nhà xuất bản thanh niên, năm 2002) trong mục tác phẩm văn học dân gian giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại truyện cổ dân gian ca dao, tục ngữ, câu đố có giới thiệu Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang (trang 339). Ngoài ra trên báo mạng các website cũng đã xuất hiện các bài viết về truyền thuyết và các lễ hội có liên quan đến chủ đề trên. Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về truyền thuyết này như: “Tục thờ Thánh Tam Giang ở vùng Ngã Ba Xà” (Nghiên cứu trường hợp: làng Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) Luận văn thạc sĩ Dân tộc học của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009. Với công trình này tác giả luận văn miêu tả cụ thể cách thức tiến hành các nghi lễ thờ cúng và ý nghĩa của việc thờ cúng để khơi dậy trong mỗi cá nhân trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ nét đẹp văn hóa ấy. “Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về Thánh Tam Giang vùng đất dọc sông Cầu” luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhung, Đại học sư phạm Hà Nội năm 2015. Toàn luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình phát triển của lịch sử sưu tầm truyền thuyết và lễ hội về Thánh Tam Giang. Và công trình, “Việc phụng thờ Thánh Bạch Hạc Tam Giang tại đền Đuông, xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” (luận văn thạc sĩ ngành Văn hóa học của tác giả Lưu Ngọc Thành, trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2012) là nghiên cứu về Thánh Tam Giang nhưng ở một địa danh khác. Kết quả nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 5 http://lrc.tnu.edu.vn của tác giả Lưu Ngọc Thành đã khái quát Thánh Bạch Hạc trong không gian làng Bồ Sao để từ đó nêu lên bản chất ý nghĩa việc thờ phụng ngài. Một số công trình đề cập đến chuỗi Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang, tiêu biểu có thể kể đến “Truyện cổ xứ Bắc” (Bảo tàng Hà Bắc, 1990). Nội dung cuốn sách kể về từng vị thần có công với dân làng được lưu truyền trong dân gian ở Hà Bắc nói chung. Hai cuốn “Truyện cổ, ca dao, tục ngữ các làng quan họ” (Lê Danh Khiêm, trung tâm văn hóa Bắc Ninh, 2008) và “Địa chí Yên Phong” (nhiều tác giả, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2002) đã giới thiệu về Vân Mẫu và tục thờ bà trong các ngôi làng ở Yên Phong, Bắc Ninh. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên mới bước đầu giới thiệu về nội dung các truyền thuyết và tục thờ bà với tư cách là thân mẫu của những vị Thánh Tam Giang. Điều đáng nói là các công trình trên chỉ đề cập đến Truyền thuyết về Vân Mẫu và thánh Tam Giang từ những góc nhìn khác, hoặc chủ yếu mang tính sưu tầm, chưa có công trình nào nghiên cứu về hệ thống truyền thuyết này ở Yên Phong, Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa. 2.4. Hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa Những năm đầu thế kỉ XX ở nước ta, hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Từ việc đưa ra những quan điểm về mặt nhận thức, lí luận dựa theo lý thuyết phương Tây áp dụng vào thực tiễn Việt Nam đến việc thực nghiệm trên một số tác phẩm của các tác giả tiêu biểu, giới nghiên cứu đã tạo nên một bức tranh nghiên cứu văn hóa - văn học dưới sự soi rọi của ánh sáng văn hóa. Năm 1985, trong công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, nhà văn hóa học - GS. Phan Ngọc đã sớm nhận ra và vận dụng những yếu tố văn hóa xã hội để tìm ra những đặc trưng của phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Năm 1994, trong cuốn sách Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, GS. Phan Ngọc cũng đã đưa ra những quan điểm về văn hóa, cách tiếp cận văn hóa trong văn học, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu khác nhau cho các học giả sau này. Tiếp sau bước đi có tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 6 http://lrc.tnu.edu.vn chất mở đầu đó, đã có nhiều học giả mạnh dạn áp dụng phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa cho các công trình nghiên cứu của mình. Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu thành công trong việc tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa như: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, PGS.TS Trần Nho Thìn (Nhà xuất bản Giáo dục, 2003); Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, PGS.TS. Nguyễn Bá Thành (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004); Thơ Mới từ góc độ văn hóa - văn học, Luận án Tiến sĩ, HoàngThị Huế (Học viện Khoa học Xã hội, 2007); Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, PGS.TS Lê Nguyên Cẩn (Nxb Thông tin và Truyền thông, 2011) … Cũng đã có một số đề tài, luận văn thực hiện ở các trường Đại học tìm hiểu các thể loại văn học dân gian dưới góc nhìn văn hóa. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh từ góc độ lý thuyết này. Như vậy, Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang đã được giới khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, tìm hiểu chuỗi truyền thuyết này dưới góc nhìn văn hóa học chưa được đề cập đến. Bởi vậy, chúng tôi chọn “Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa” làm đề tài cho công trình nghiên cứu của mình. Hy vọng, những tìm hiểu bước đầu của luận văn sẽ có những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu về văn hóa, văn học ở vùng đất địa linh nhân kiệt - Yên Phong, Bắc Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là: Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh. - Những yếu tố văn hóa có mối quan hệ ảnh hưởng đến hệ thống Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 7 http://lrc.tnu.edu.vn 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi tư liệu nghiên cứu Hệ thống các Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang đã được lưu truyền ở Bắc Ninh và khu vực đồng bằng Bắc Bộ từ bao đời nay; một bộ phận được ghi chép cố định trong các bản thần tích, hoặc thư tịch, sắc phong; một bộ phận được lưu truyền nơi cửa miệng dân gian. Với thời gian và điều kiện hạn chế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài một mặt căn cứ vào các văn bản có sẵn, một mặt căn cứ vào các văn bản tác phẩm đang lưu truyền trong đời sống dân gian ở Bắc Ninh. Cụ thể, qua khảo sát ở các điểm thờ Vân Mẫu và Thánh Tam Giang thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh, chúng tôi sưu tầm được một số bản truyền thuyết được ghi lại trong Lý lịch của các di tích thờ Vân Mẫu và Thánh Tam Giang, một số bản ghi chép từ lời kể của nhân dân (Phụ lục). 3.2.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang trên một số phương diện của hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Sưu tầm, tập hợp, khảo cứu hệ thống Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở vùng Yên Phong, Bắc Ninh. Qua đó khái quát tìm ra được đặc điểm tín ngưỡng tâm linh của người Việt. - Tìm hiểu mối quan hệ phức hợp đa chiều giữa Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang với các yếu tố văn hóa, trong môi trường lịch sử văn hóa ở Yên Phong, Bắc Ninh. - Góp phần bồi dưỡng ý thức trân trọng giá trị văn học, văn hóa cổ truyền, bồi dưỡng lòng tự hào về mảnh đất, con người Bắc Ninh, từ đó có ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 8 http://lrc.tnu.edu.vn 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa tập trung giải quyết một số vấn đề sau: - Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài như: điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, đời sống văn hóa; một số vấn đề lý luận về truyền thuyết và tổng quan về truyền thuyết ở Yên Phong, Bắc Ninh; phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa. - Tập hợp, sưu tầm, khảo cứu các Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang từ góc nhìn văn hóa. - Tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang với việc thờ phụng và tổ chức lễ hội trong đời sống tâm linh của người dân Bắc Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi phối hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp điền dã: phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình sưu tầm hệ thống Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở các địa phương trên địa bàn huyện Yên Phong, Bắc Ninh. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nhằm phân tích các tài liệu lý luận về truyền thuyết, phân tích giá trị của truyền thuyết từ góc độ văn hóa và mối quan hệ giữa truyền thuyết với đời sống tâm linh về thờ Mẫu, thờ Thành hoàng làng của cư dân địa phương. Từ đó tổng hợp các vấn đề nghiên cứu để đưa ra đánh giá, kết luận về đối tượng nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 9 http://lrc.tnu.edu.vn - Phương pháp so sánh: phương pháp này chúng tôi sử dụng khi khảo cứu đặc điểm Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở vùng Yên Phong, Bắc Ninh với các truyền thuyết khác trong huyện. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: phương pháp nghiên cứu văn hóa, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu địa lí... 6. Đóng góp của luận văn - Nghiên cứu một cách hệ thống Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa; góp phần bổ sung, hoàn thiện tri thức về truyền thuyết ở Bắc Ninh và khu vực. - Luận văn còn góp tiếng nói để bảo tồn và phát huy những giá trị của Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang cùng tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ người anh hùng và thờ thần nước ở Bắc Ninh. - Kết quả của luận văn sẽ trở thành nguồn tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn học, cũng như nét tín ngưỡng thờ Vân Mẫu và Thánh Tam Giang; đồng thời bước đầu góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, chủ trương của chính quyền địa phương về công tác bảo tồn và phát triển văn hóa của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về vùng đất Yên Phong, Bắc Ninh và một số vấn đề lý luận Chương 2. Nội dung Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa Chương 3.Nghê thuật Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 10 http://lrc.tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 11 http://lrc.tnu.edu.vn NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT YÊN PHONG, BẮC NINH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Cộng đồng người trên dải đất Việt Nam, bên cạnh những nét văn hóa tương đồng còn có nét đặc trưng riêng biệt thể hiện rõ sự khác nhau giữa các vùng miền. Nét khác biệt ấy được chi phối bởi vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, phong tục tập quán, đời sống văn hóa… Chính những yếu tố trên đã là nguồn cội tạo nên giá trị văn hóa mang đặc trưng của con người nơi đó. Nghiên cứu Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ngoài việc xem xét những yếu tố địa văn hóa, địa lịch sử... còn cần tìm hiểu những kiến thức và định hướng lý luận làm cơ sở triển khai đề tài nghiên cứu. 1.1. Tổng quan về vùng đất Yên Phong, Bắc Ninh 1.1.1. Vùng đất phù sa bên dòng sông Cầu giàu truyền thống lịch sử Yên Phong là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ châu thổ sông Hồng. Tọa độ địa lý khoảng vĩ độ từ (21°8’45”) đến (21°14;30”) độ vĩ Bắc; và khoảng kinh độ từ (105°54;30”) đến (106°4;15”) độ kinh Đông. Phía Bắc giáp với hai huyện Việt Yên và Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Phía Nam tiếp giáp với huyện Từ Sơn. Phía Đông giáp với huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Phía Tây giáp với huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội. Yên Phong có diện tích tự nhiên 9.868,11 ha. Năm 2015, dân số Yên Phong là 162.592 người, mật độ dân số 1.277 người / km2. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, cao độ trung bình so với mặt nước biển 4,5 m đất đai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình trực tiếp là ba con sông (sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê và sông Cà Lồ). Khí hậu nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40c nhiệt độ trung bình mùa nóng từ 240c đến 290c có ba tháng dưới 200c (tháng 12 đến tháng 2), tháng 7 cao nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 12 http://lrc.tnu.edu.vn là 29,20c, nhiệt độ mùa đông từ 160 đến 210. Lượng mưa trung bình 1.512 mm, có 5 tháng khô, độ ẩm trung bình 82,5%. Do nằm ở thế lòng chảo bởi ba con sông bao bọc là sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê và sông Cà Lồ nên Yên Phong có những thuận lợi cho việc phát triển sản xuất cây trồng. Địa dạng hành chính ổn định, bền vững ít bị chia cắt song người dân nơi đây cũng phải liên tục đương đầu gánh chịu rất nhiều khó khăn do hậu quả của lụ lụt gây ra. Điều kiện tự nhiên ấy tạo nên sực mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường bất khuất của người dân phải trường kì trong đấu tranh lao động sản xuất. Theo địa giới hành chính hiện nay, Yên Phong có 14 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn Chờ và 13 xã là: Hòa Tiến, Yên Phụ, Văn Môn, Tam Giang, Đông Tiến, Đông Thọ, Trung Nghĩa, Long Châu, Yên Trung, Đông Phong, Thụy Hòa, Dũng Liệt, Tam Đa. Với 74 thôn làng, khu phố. Yên Phong có trung tâm huyện là thị trấn Chờ cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Đông; cách thủ đô Hà Nội 29 km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A 8 km về phía Nam, có quốc lộ 18 chạy qua, cách sân bay quốc tế Nội Bài 15 km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 114 km về phía Nam. Hệ thống giao thông khá thuận tiện cho việc giao thương, tiếp xúc kinh tế, văn hóa với các nơi trong ngoài nước và khu vực. Phía Bắc huyện lỵ có đường quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng Đông - Tây dài 9 km đi từ Quảng Ninh về Hà Nội, qua địa bàn các xã trong huyện là: Hòa Tiến, thị trấn Chờ, Đông Tiến, Yên Trung, Long Châu, Đông Phong. Phía Tây có đường quốc lộ 3 theo hướng Bắc Nam dài khoảng 5 km nối liền Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua các xã Văn Môn, Đông Thọ, Hòa Tiến, Tam Giang. Huyện có tổng chiều dài 10 km, nằm trên 3 nút giao thông quốc lộ 18 và quốc lộ 3 là điểm của thị trấn Chờ, Đông Phong, Hòa Tiến. Song song với quốc lộ 18 còn có đường tỉnh lộ 286, theo hướng (Đông - Tây). Bắc Ninh nối với Đa Phúc, Phủ Lỗ dài 10 km đi qua các xã Hòa Tiến, Yên Phụ, thị trấn Chờ, Trung Nghĩa, Long Châu, Đông Phong. Theo hướng (Bắc - Nam) có đường tỉnh lộ (295) ngược đường phía Bắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 13 http://lrc.tnu.edu.vn có thể đi phố Thắng, Hiệp Hòa, xuôi đường phía Nam đi Từ Sơn - Hà Nội dài 8 km qua các xã Đông Tiến, thị trấn Chờ, Đông Thọ; theo hướng Bắc và Tây Nam có đường tỉnh lộ 271 từ bến Như Nguyệt đi cầu Tó dài 9 km qua các xã: Tam Giang, thị trấn Chờ, Văn Môn. Đường thủy có sông Cầu bao phía Bắc; Sông Cà Lồ bao phía Tây, có tổng chiều dài 26 km, chạy qua các xã: Hòa Tiến, Tam Giang, Đông Tiến, Yên Trung, Dũng Liệt, Tam Đa. Sông Ngũ Huyện Khê bao phía Nam và Đông Nam hợp lưu với sông Cầu chảy qua các xã: Đông Phong, Long Châu, Trung Nghĩa, Đông Thọ, Văn Môn. Cùng với tổng số 56 km đường huyện, 64,5 km đường liên xã, 220 km đường bê tông thôn xóm, rất thuận lợi cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa và sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Kể từ khi được khai danh thành lập huyện, trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vốn là vùng đất cổ xinh đẹp giàu có tiềm năng, người dân trung hậu, chất phác, làng xã Yên Phong không ngừng được củng cố, liên kết chặt chẽ bền vững, đã trở thành pháo đài đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ giữ làng, tạo nên sức mạnh cộng đồng dân tộc, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh về vật chất, tiên tiến đậm đà về bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương. Yên Phong là miền quê vốn có truyền thống thượng võ và lòng yêu nước nồng nàn, các thế hệ người dân Yên Phong luôn có tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia đóng góp vào công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Thời kỳ đầu Công nguyên, nhà Hán xâm lược cai trị nước ta, vùng Yên Phong thuộc quận Long Biên (quận Giao Chỉ). Năm 43 nhân dân trong vùng đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng, đánh đuổi giặc Tô Định, giải phóng Long Biên. Mùa xuân 542, nhân dân Yên Phong hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đánh đuổi giặc Lương, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng ở Long Biên, câu chuyện còn được lưu truyền qua hình ảnh người con gái quê hương Hứa Trịnh Hòa, đã từng theo giúp Lý Bí đánh giặc dựng nước.Thế kỷ thứ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 14 http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất