Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh truyền hình quốc hội việt...

Tài liệu Truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh truyền hình quốc hội việt nam

.PDF
173
17
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ PHẠM THANH HÒA TRUYỀN THÔNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ PHẠM THANH HÒA TRUYỀN THÔNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 8320101_01_UD Người hướng dẫn khoa học TS. Trần Bảo Khánh Chủ tịch hội đồng PGS.TS Đặng Thị Thu Hương Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đề tài nghiên cứu “Truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam”, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Bảo Khánh là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, các nguồn tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2021 Tác giả Phạm Thanh Hòa LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Bảo Khánh, người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã cung cấp cho tác giả những tri thức quý báu, để tác giả có thể vận dụng trong luận văn và ứng dụng trong thực tiễn làm nghề. Với sự tâm huyết và trách nhiệm cao, tác giả đã lao động thực sự nghiêm túc để hoàn thành công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, thời gian đầu tư chưa được nhiều, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn khá ít ỏi, vì vậy, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất. Chính vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để giúp tác giả rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trên con đường nghiên cứu khoa học sau này. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Truyền hình Quốc hội Việt Nam, các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân đã tạo điều kiện hỗ trợ, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Một lần nữa, xin được trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 1/2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..4 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………...4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài………………………………....8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………..13 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………...14 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu………………………………..16 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài……………………………………17 7. Kết cấu của luận văn……………………………………………………...17 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ UẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ………...18 1.1. Các khái niệm cơ bản …………………………………………………..18 1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng pháp luật và công tác tuyên truyền xây dựng pháp luật…………………………………………24 1.3 Hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội và Hoạt động báo chí, truyền thông của Quốc hội…………………………………………………………..27 1.4. Vai trò của báo chí, truyền thông với hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội………………………………………………………………...…...43 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM...................................................................50 2.1 Giới thiệu về kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam ………………….50 2.2 Các nội dung truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam ……………………………………....52 2.3 Các hình thức truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam……………………………………….72 1 2.4. Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế của các chương trình về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam…………….87 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM.............................................................................................................115 3.1. Sự cần thiết phải đổi mới truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên truyền hình ở Việt Nam.........................................................................115 3.2 Những vấn đề đặt ra...............................................................................122 3.3 Giải pháp chung với các cơ quan báo chí..............................................126 3.4 Giải pháp cụ thể với kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam.................129 KẾT LUẬN..................................................................................................147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................. 150 PHỤ LỤC.....................................................................................................156 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Các chương trình Quốc hội với cử tri và Từ nghị trường đến cuộc sống…………………………………………………………………….57 Biểu đồ 2.2: Các chương trình Tiêu điểm Nghị trường và Nghị trình hôm nay ……………………………………………………………………………….58 Biểu đồ 2.3: Mức độ nhu cầu thông tin của công chúng với Truyền hình Quốc hội Việt Nam………………………………………………………………...63 Biểu đồ 2.4: Số lượng chương trình tương ứng với các nội dung…………..69 Biểu đồ 2.5: Số lượng tin bài về Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ tương ứng với từng giai đoạn xây dựng luật……………………………….81 Biểu đồ 2.6: Tần suất các chương trình có nội dung về Quốc hội trong ngày …………………………………………………………………………….....91 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động xây dựng pháp luật giữ vị trí quan trọng trong việc thiết lập nền quản trị quốc gia. Song, để chính sách pháp luật đi được vào cuộc sống, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có công tác truyền thông. Cuộc biểu tình của phe Áo vàng ở nước Pháp vào năm 2018 là một ví dụ. Khi đó, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng, Chính phủ Pháp quyết định điều chỉnh chính sách thuế nhiên liệu. Theo đó, sẽ tăng giá thuế xăng dầu vào tháng 10/2018. Bên cạnh đó, là một phần trong kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế, Tổng thống Pháp - Emanuel Macron đã quyết định cắt giảm thuế cho những người nộp thuế giàu có nhất của Pháp trong năm đầu tiên đương nhiệm (nhằm khuyến khích những người giàu trong diện nộp thuế ISF, những người giữ vốn tài chính lớn ở lại Pháp nhiều hơn). Trong khi những người thu nhập cao hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế trong kế hoạch tài chính của ông Macron, những người thu nhập thấp vẫn phải vật lộn để kiếm sống và dành dụm tiền để mua được nhiên liệu. Vì vậy, vào một ngày giữa tháng 11/2018, bắt nguồn từ video của một nghệ sĩ accordion đưa lên mạng xã hội thể hiện sự bất mãn về chính sách thuế. Những cuộc biểu tình mang tên Phong trào Áo vàng diễn ra sau đó đã gây khủng hoảng triền miên trên đất Pháp. Khoan bàn tới nguyên nhân sâu xa của sự kiện có liên quan tới mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa các thành viên phe Áo vàng với Chính phủ Pháp nhiều năm qua, cũng như tác động từ mặt trái của mạng xã hội. Song, chỉ xét ở một chiều cạnh của vấn đề, có thể thấy, chính sách điều chỉnh thuế nhiên liệu là một sự thất bại về mặt truyền thông của nước Pháp. 4 Ở Việt Nam, cùng thời điểm năm 2018, khi Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật An ninh mạng và Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu), đã có những phần tử xấu lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội, với lý do phản đối. Tuy nhiên, bằng việc nhận diện và đấu tranh trực tiếp với các thế lực thù địch, chống phá, đứng sau tiếp tay cho sự việc trên, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã nhanh chóng kiểm soát tình hình, xử lý các vụ tụ tập, đảm bảo ổn định an ninh trật tự. Hai ví dụ dẫn ra ở trên, dù không tương đồng về bản chất, song đều cho thấy vai trò và tầm ảnh hưởng của truyền thông với hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật. Bởi lẽ, không chỉ bảo đảm định hướng xã hội trước các thông tin liên quan, báo chí, truyền thông còn phải nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân, giúp hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành những quy phạm chung, từ đó điều chỉnh hành vi, tạo môi trường thuận lợi để vận hành xã hội và phát triển đất nước. Thứ hai, xây dựng luật (lập pháp) là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội nước ta (bên cạnh chức năng giám sát tối cao và quyết định những vấn đề lớn của đất nước). Thông thường, mỗi năm Quốc hội họp hai kỳ với thời gian từ 20 đến 30 ngày, trong đó Quốc hội dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (cơ quan thường trực của Quốc hội) cũng họp thường kỳ mỗi tháng một phiên, trong đó có các nội dung cho ý kiến vào việc chỉnh lý, tiếp thu các dự án Luật; thông qua các Nghị quyết, Pháp lệnh và quyết định các vấn đề khác trong thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vì vậy, việc truyền thông hoạt động xây dựng pháp luật trước, trong và sau mỗi phiên họp của Ủy ban 5 Thường vụ Quốc hội, mỗi kỳ họp của Quốc hội còn là cơ sở để Quốc hội lắng nghe, tiếp nhận ý kiến đóng góp của cử tri vào các dự án Luật, cũng như đánh giá tác động của các đạo Luật với đời sống xã hội. Từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. Thứ ba, trong các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền hình chiếm ưu thế vượt trội bởi khả năng truyền tải, sức hấp dẫn từ hình ảnh, âm thanh, khả năng tiếp cận công chúng trên diện rộng. Đặc biệt, đem lại cảm giác tin tưởng, chân thực cho công chúng, như được trực tiếp tham gia vào sự kiện trên sóng. Một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hoạt động truyền thông của Quốc hội nước ta, đó là từ năm 1994, Quốc hội khóa IX chính thức truyền hình trực tiếp tới cử tri cả nước các phiên chất vấn trong kỳ họp Quốc hội. Các khóa sau đó, Quốc hội tiếp tục truyền hình trực tiếp phiên chất vấn và trả lời chất vấn của người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ ngành về những vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm. Đây là bước đổi mới căn bản trong hoạt động truyền thông của Quốc hội nước ta, nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân. Bởi từ thời điểm đó, công chúng được trực tiếp “tham dự” phiên họp, được tiếp cận với các vấn đề quốc kế dân sinh, những quyết sách có tác động trực tiếp đến đời sống. Từ đó đóng góp ý kiến, phản biện kịp thời. Thứ tư, hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động đặc biệt chi phối đời sống xã hội, góp phần quan trọng cho việc thực thi dân chủ ở nước ta. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã chỉ rõ: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo 6 đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện”. Quan điểm này vừa thể hiện rõ tính dân chủ rộng rãi trên mọi phương diện của đời sống xã hội, vừa phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động của Nhà nước ta. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt, nhằm thu hút và phát huy năng lực sáng tạo của nhân dân trong việc tham gia vào các hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật. Báo chí – trên tinh thần đó cũng phát huy vai trò tuyên truyền, phản ánh hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội tới đông đảo quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, với vai với trò giám sát, phản biện xã hội, báo chí còn thu thập các ý kiến, đánh giá, từ đó đề xuất các phương án đóng góp, để hoạt động xây dựng pháp luật phát huy hiệu quả, để chính sách pháp luật đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội (giữa nguồn tin với công chúng) chưa tạo thành sức mạnh. Một số đại biểu quốc hội chưa đánh giá đúng vai trò của truyền thông, ít có sự tương tác với báo chí. Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, các chính trị gia đặc biệt quan tâm đến truyền thông. Bên cạnh việc cung cấp thông tin cho báo chí như là một nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật, việc các chính trị gia sử dụng truyền thông làm công cụ để giao tiếp với công chúng, xây dựng hình ảnh hay vận động chính trị không phải là điều mới mẻ. Điều này rất cần khuyến khích ở Việt Nam. Song, phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch. Để mọi chính sách ban hành đều phải hướng tới sự công bằng, mang lại lợi ích tốt nhất cho xã hội. Thứ năm, công tác truyền thông hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động xây dựng pháp luật nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tiễn hoạt động báo chí, đặc biệt trong lĩnh vực truyền hình cho thấy, phần lớn các Đài 7 đều dành thời lượng cho hoạt động của Quốc hội. Song, chiếm tỉ lệ ít hơn nhiều so với những nội dung khác. Hầu hết thông tin được lồng ghép trong các chương trình Thời sự và chỉ tập trung vào giai đoạn diễn ra kỳ họp Quốc hội. Một số Đài dù có chương trình riêng nhưng phần nhiều mới ở mức đưa tin, phản ánh, chưa khai thác thường xuyên theo tuyến bài hoặc các phóng sự chuyên sâu. Cho đến năm 2015, Truyền hình Quốc hội Việt Nam ra đời, truyền thông hoạt động xây dựng pháp luật bắt đầu có nhiều đổi mới. Vì vậy, với việc lựa chọn đề tài: Truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam, chúng tôi mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề truyền thông hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội nước ta. Đề tài cũng là cơ sở, gợi ý cho việc đổi mới các chương trình về hoạt động xây dựng pháp luật. Để việc tiếp cận chính sách của người dân được kịp thời hơn, đầy đủ và hiệu quả hơn. Đặc biệt, có đóng góp nhất định vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Để mỗi chính sách đưa ra phải là đòn bẩy phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo hài hòa các quyền, lợi ích trong xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về hoạt động của Quốc hội nước ta, ngoài các cuốn sách về lịch sử Quốc hội Việt Nam qua các thời kỳ, còn có các ấn phẩm mang tính chất tổng kết chặng đường hoạt động và phát triển của Quốc hội với những thành tựu và kinh nghiệm, như là cuốn 60 năm Quốc hội Việt Nam: Tài liệu phục vụ tuyên truyền nhân kỉ niệm 60 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946 – 6/1/2016) do tác giả Ngô Đức Mạnh chủ biên (NXB Chính trị Quốc gia, 2005). 8 Cuốn 70 năm Quốc hội Việt Nam do Văn phòng Quốc hội tổ chức biên soạn, giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển của Quốc hội Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay, cùng những kết quả hoạt động chủ yếu của Quốc hội về các mặt lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Cuốn Hệ thống hóa văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội (NXB Tư pháp) do Văn phòng Quốc hội tổ chức biên soạn, đã hệ thống các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, được sắp xếp theo giá trị pháp lý của văn bản từ cao xuống thấp. Cuốn Tổ chức và hoạt động Nghị viện Thế giới do TS Nguyễn Sĩ Dũng chủ biên, cung cấp thông tin toàn cảnh về Nghị viện các nước trên thế giới, bao gồm 6 chương, tập trung vào các vấn đề chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức, quy trình, thủ tục hoạt động của Nghị viện; tổ chức và hoạt động của cơ quan giúp việc Nghị viện. Cuốn Từ cuộc sống tới nghị trường (NXB Giao thông vận tải, 2015) của TS Trần Văn bàn về các hoạt động của Quốc hội, trong đó tập trung vào hai vấn đề quan trọng của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế là mô hình tăng trưởng mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Cuốn Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội (NXB Chính trị Quốc gia) do Văn phòng Quốc hội biên soạn, trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới quy trình lập pháp; giới thiệu một cách toàn diện quy trình lập pháp qua các thời kỳ; phân tích nội dung đổi mới của quy trình lập pháp gắn liền với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội, phương thức hoạt động của các kỳ họp Quốc hội. Đặc biệt, sách chú ý đến việc cập nhật thông tin và nêu rõ 9 những vấn đề hiện đang tồn tại; đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp với việc tiếp tục đổi mới quy trình lập pháp. Cuốn Văn bản quy phạm pháp luật và quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật (NXB Thời đại, 2009) do GS.TS Phan Trung Lý chủ biên, trang bị những kiến thức cơ bản liên quan đến quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục. Ở góc độ nghiên cứu chuyên sâu về báo chí, cuốn Giáo trình Lịch sử báo chí (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020), PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên, giới thiệu tổng quan lịch sử ra đời và phát triển của báo chí thế giới và Việt Nam, sự phát triển của báo chí ở các châu lục, sự phát triển của báo chí Việt Nam qua các thời kỳ. Trong cuốn Cơ sở lý luận Báo chí (NXB Thông tin và Truyền thông, 2018), PGS.TS Nguyễn Văn Dững bàn về bản chất của hoạt động truyền thông, hoạt động báo chí, đặc điểm của thông tin báo chí, làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí - truyền thông. PGS. TS Dương Xuân Sơn trong cuốn Giáo trình báo chí truyền hình (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011) đã trình bày các vấn đề của báo chí truyền hình như: vị trí, vai trò, lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình, khái niệm, đặc trưng, nguyên lý của truyền hình, chức năng xã hội, kịch bản, quy trình sản xuất chương trình truyền hình, các thể loại báo chí truyền hình. PGS.TS Vũ Quang Hào trong cuốn Ngôn ngữ báo chí (NXB Thông tấn, 2014) đưa ra những vấn đề cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí với những dẫn chứng, biểu đồ, so sánh minh hoạ một cách sinh động. Cuốn Phỏng vấn trong chính luận truyền hình (NXB Thông tin và Truyền thông, 2020), TS Trần Bảo Khánh chủ biên, đã trình bày những vấn 10 đề lý luận và thực tiễn phỏng vấn trong các chương trình thời sự, chính luận trên truyền hình, qua đó đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng phỏng vấn trong các chương trình này. PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, trong cuốn Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội (NXB Chính trị Quốc gia, 2012) đã khái quát và làm rõ về mặt lý luận vai trò, chức năng và mối quan hệ mật thiết giữa báo chí và dư luận xã hội, vai trò định hướng dư luận của báo chí. Trong cuốn Lý thuyết truyền thông nâng cao (NXB Thế giới, 2019), TS Phạm Hải Chung chủ biên, đã hệ thống hóa các kiến thức chuyên ngành về các trường phái lý thuyết và các lý thuyết tiêu biểu đang được giảng dạy trên thế giới, phương thức thực hiện truyền thông hiệu quả trong môi trường truyền thông, tiếp cận các xu hướng truyền thông mới trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ của mạng xã hội. Từ các tài liệu trên cùng nhiều tài liệu liên quan khác, tác giả có được những tri thức quý báu về cơ cấu, tổ chức, hoạt động và sự phát triển của Quốc hội Việt Nam. Các công đoạn trong quy trình trình lập pháp, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Các cuốn sách, giáo trình về báo chí cung cấp cho tác giả những kiến thức nền tảng về lý thuyết báo chí để vận dụng trong xây dựng khung lý thuyết cho đề tài, cũng như làm cơ sở để đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội. Ngoài ra, liên quan đến đề tài, còn có các tài liệu xoay quanh nội dung thông tin về chính sách pháp luật, thông tin về hoạt động của Quốc hội trên báo chí, truyền hình, bao gồm: 11 Các công trình đề cập tới vấn đề tuyên truyền chính sách pháp luật nói chung, như là các luận văn Báo chí với tuyên truyền giáo dục pháp luật của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy (TC1); Báo chí với việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên của tác giả Vũ Văn Úy (K44); Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân trên báo Pháp luật và Bảo vệ pháp luật của tác giả Trần Thị Dịu (K4TC); Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo Công Lý của tác giả Tô Quốc Vinh (VB21); Giáo dục pháp luật trên kênh truyền hình ANTV của tác giả Nguyễn Thu Hà (2013); Tuyên truyền Nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn (Khảo sát Đài Phát thanh - Truyền hình Lạng Sơn năm 2018) của tác giả Nông Thị Hảo; Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh về pháp luật trên Đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện ở Hoà Bình của tác giả Giản Viết Dũng (2017). Các công trình nghiên cứu về chính sách trong từng lĩnh vực cụ thể, như là các luận văn: Truyền thông cho chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2015); Báo chí tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế xã hội miền núi của tác giả Chu Thúy Ngà (K43); Phản biện chính sách tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu trên báo chí kinh tế của tác giả Phạm Thị Minh Tâm (2011); Báo chí với chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam của tác giả Bùi Khánh Cự (TC1); Truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc bộ của tác giả Đồng Thị Thu (2017); Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí giai đoạn 2016 -2017 của tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh (2016); Phản biện xã hội về lĩnh vực pháp luật trên báo Điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Minh Thúy (2013). Một số tác giả tập trung vào thông tin và hoạt động của Quốc hội trong các luận văn như Thông tin thời luận về kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII trên báo điện tử (Khảo sát trên Vnexpress, Nhân dân điện tử, Tuổi trẻ Online từ tháng 12 10/2014 đến tháng 12/2014) của tác giả Hoàng Thị Hoài; Thông tin hai chiều giữa Quốc hội với cử tri trên báo Đại biểu Nhân dân của tác giả Đặng Thị Mai (2013); Đổi mới công tác tuyên truyền hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội trên kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam của tác giả Phí Thị Thu Trà (2014); Đổi mới thông tin về hoạt động Quốc hội trên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (Khảo sát năm 2013) của tác giả Lê Thị Hải Điệp (2014). Công trình nghiên cứu Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội của thạc sỹ Vũ Tuấn Hà (2018); công trình nghiên cứu Tuyên truyền các hoạt động của Quốc hội trên báo in hiện nay của thạc sĩ Lê Thị Thanh Loan. Ngoài ra, nghiên cứu cụ thể về kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam, có luận văn Vấn đề tổ chức thông tin giám sát, phản biện xã hội của kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam hiện nay (Khảo sát năm 2016 - 2017) của tác giả Trần Bảo Lâm (2019) và Chất lượng thông tin về Quốc hội trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam (khảo sát chương trình Thời sự, Quốc hội với cử tri, bản tin Quốc hội trong năm 2017) của tác giả Lê Hải Yến (2019). Tuy nhiên, luận văn của tác giả Trần Bảo Lâm tập trung vào vấn đề thông tin giám sát và phản biện xã hội, tác giả Lê Hải Yến quan tâm tới chất lượng các thông tin chung về Quốc hội mà chưa đi sâu vào hoạt động xây dựng pháp luật. Vì vậy, với tình hình nghiên cứu đề tài như đã trình bày ở trên, đề tài của luận văn không trùng lặp với các công trình có cùng cấp độ đã thực hiện trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1 Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát các chương trình trên sóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam (từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020), luận 13 văn chỉ ra được thực trạng trong vấn đề Truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam. - Đánh giá lại hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả của Truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị để giảm thiểu những thiếu sót trong quá trình sản xuất, đồng thời phát huy được ưu thế của truyền hình trong hoạt động này. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn xác định thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam - Phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong các tác phẩm truyền hình đã phát trên sóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Từ đó chỉ ra nguyên nhân của những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện công tác truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật. - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chương trình truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên sóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát các chương trình trên sóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam, tập trung vào một số chương trình có nội dung về hoạt động xây dựng pháp 14 luật như Thời sự, Quốc hội với cử tri, Từ nghị trường đến cuộc sống, Câu chuyện hôm nay (từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020). Việc lựa chọn Truyền hình Quốc hội Việt Nam để khảo sát bởi đây là kênh thông tin – tin tức chuyên biệt của Quốc hội, có hàm lượng, thời lượng thông tin về Quốc hội chuyên sâu và đậm nét. Từ đó, tác giả có nhiều tư liệu phong phú, cùng với kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động sản xuất, giúp cho quá trình nghiên cứu của tác giả được thuận lợi hơn. Các nhận định, đánh giá đưa ra cũng xác đáng hơn, thuyết phục hơn. Tác giả cũng chọn năm 2020 để khảo sát, bởi đây là năm có nhiều sự kiện quốc tế, có ý nghĩa đặc biệt với đất nước. Lần đầu tiên, Việt Nam cùng đảm nhận ba trọng trách là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc; Chủ tịch ASEAN và Quốc hội Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA). Việc đảm nhiệm nhiều trọng trách quan trọng có tác động lớn đến các chính sách của Việt Nam trong quốc phòng an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, năm 2020 cũng là năm đất nước ta có nhiều biến động, thách thức, khi vừa phải vượt qua khó khăn do thiên tai và dịch bệnh Covid19 gây ra. Các chính sách của Nhà nước ban hành, đòi hỏi vừa phải giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, mặt khác, phải đảm bảo an sinh xã hội và đời sống của nhân dân. Tất cả những yếu tố đó là “chất liệu” sinh động, tác động trực tiếp đến công tác xây dựng luật của Quốc hội. Điều đó giúp cho công trình nghiên cứu của tác giả vừa có cơ sở thực tiễn phong phú, vừa mang tính thời sự. Năm 2020 còn là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, công tác tổng kết các hoạt động của Quốc hội nói chung, tổng kết hoạt động xây dựng pháp luật nói riêng được tiến hành kĩ lưỡng, bài bản, qua đó đúc rút được nhiều kinh nghiệm, ưu điểm và hạn chế. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng và 15 hiệu quả công tác truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội cũng thuận lợi hơn. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và công tác xây dựng pháp luật; những đường lối, chủ trương xây dựng pháp luật của Đảng và Nhà nước. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực báo chí, truyền thông và quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông trong xây dựng pháp luật. Mặt khác, luận văn còn tiến hành nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết truyền thông và cơ sở lý luận báo chí. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sung về mặt lý thuyết các chương trình truyền hình. Đây chính là những lý thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra các giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm xác định tần xuất xuất hiện, mức độ phát triển của các chương trình đã phát sóng trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam về hoạt động xây dựng pháp luật . Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng nhằm chỉ ra những thành công, hạn chế của các chương trình truyền hình khi sản xuất và phát sóng. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được thực hiện với một số cuộc phỏng vấn sâu các chuyên gia để thu thập ý kiến đánh giá về hiệu quả và vấn đề nghiên cứu. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan