Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thông trong doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay...

Tài liệu Truyền thông trong doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay

.PDF
137
475
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- Ket-noi.com NGUYỄN HƯƠNG THẢO TRUYỀN THÔNG TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY (KHẢO SÁT CÔNG TY DỊCH VỤ LỮ HÀNH SAIGONTOURIST VÀ CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST, (TỪ THÁNG 1/2013 ĐẾN THÁNG 6/2014) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN HƯƠNG THẢO TRUYỀN THÔNG TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY (KHẢO SÁT CÔNG TY DỊCH VỤ LỮ HÀNH SAIGONTOURIST VÀ CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST, (TỪ THÁNG 1/2013 ĐẾN THÁNG 6/2014) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội - 2014 Ket-noi.com LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô giáo của Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội). Trong suốt quá trình học tập, các thầy cô giáo đã truyền dạy cho tôi rất nhiều kiến thức và những kỹ năng cần thiết, giúp tôi trưởng thành hơn trong nghề nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, cán bộ hướng dẫn tôi, người đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Không chỉ dành thời gian và tâm sức để chỉ dạy về mặt phương pháp nghiên cứu, hướng dẫn cách khai thác các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, Cô còn tận tình xem xét và chỉ bảo tôi trong từng nội dung chi tiết của luận văn, giúp tôi hiểu sâu sắc hơn vấn đề cần nghiên cứu và luôn động viên tôi nỗ lực hơn nữa trong quá trình học tập và cuộc sống. Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng như các bạn học viên để bổ sung, hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014 Học viên Nguyễn Hương Thảo LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Truyền thông trong doanh nghiệp Du lịch Việt Nam hiện nay” (Khảo sát Công ty DVLH Saigontourist và Công ty Lữ hành Hanoitourist từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2014) là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có tính kế thừa những kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như sách, báo có liên quan. Công trình được triển khai nghiên cứu từ tháng 1/2013 đến hết tháng 6/2014, do tác giả Nguyễn Hương Thảo, học viên lớp Cao học báo chí K16, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện đang là phóng viên báo Du lịch thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thanh Huyền. Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Nguyễn Hương Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TRUYỀN THÔNG TRONG DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH ................ 10 1.1 Bối cảnh chung về hoạt động của doanh nghiệp du lịch lữ hành ............. 10 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp lữ hành trong hoạt động kinh doanh du lịch..... 10 1.1.2 Chủ trương, chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Việt Nam......................................................................................... 12 1.1.3 Sơ lược về diện mạo ngành du lịch lữ hành Việt Nam hiện nay .............. 14 1.2 Mô hình tổ chức và hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp du lịch lữ hành ....................................................................................................... 18 1.2.1 Tầm quan trọng của truyền thông trong hoạt động của doanh nghiệp du lịch lữ hành ................................................................................................ 18 1.2.2 Tổ chức của bộ phận truyền thông trong doanh nghiệp du lịch lữ hành ................................................................................................................ 24 1.2.3 Hoạt động của bộ phận truyền thông trong doanh nghiệp du lịch lữ hành ................................................................................................................ 29 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG TY DVLH SAIGONTOURIST VÀ CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST ................................................... 34 2.1 Mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông tại hai công ty DVLH Saigontourist và công ty lữ hành Hanoitourist ............................... 34 2.1.1 Giới thiệu về công ty DVLH Saigontourist và công ty lữ hành Hanoitourist .................................................................................................... 34 2.1.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông tại công ty DVLH Saigontourist và công ty lữ hành Hanoitourist ..................................... 38 2.2 Hoạt động truyền thông của công ty DVLH Saigontourist và công ty lữ hành Hanoitourist ........................................................................................ 46 2.2.1 Hoạt động truyền thông nội bộ ............................................................... 46 2.2.2 Hoạt động truyền thông đối ngoại .......................................................... 51 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH ......................................................... 79 3.1 Ưu, nhược điểm về hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam ...................................................................................... 79 3.1.1 Ưu điểm ................................................................................................. 79 3.1.2 Hạn chế .................................................................................................. 83 3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 86 3.2 Đề xuất giải pháp phát huy hiệu quả của bộ phận truyền thông trong doanh nghiệp lữ hành............................................................................. 89 3.2.1 Xây dựng bộ phận truyền thông độc lập ................................................. 89 3.2.2 Nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên truyền thông ............................... 91 3.2.3 Có chiến lược truyền thông dài hạn ....................................................... 92 3.2.4 Sử dụng hiệu quả các công cụ truyền thông ............................................ 93 3.2.5 Hợp tác tích cực với báo chí ................................................................... 96 3.2.6 Ứng phó kịp thời khủng hoảng truyền thông: ......................................... 99 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 104 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DVLH Dịch vụ Lữ hành Công ty DVLH Saigontourist Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist QHCC Quan hệ công chúng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2007 – 2013 [42] .............................. 15 Bảng 2: Nhận diện thương hiệu Saigontourist qua logo ......................................... 52 Bảng 3: Mức độ nhà báo sử dụng công cụ truyền thông của Công ty DVLH Saigontourist (khảo sát thực hiện vào tháng 6/2014) ................................ 59 Bảng 4 : Tần suất xuất hiện của công ty DVLH Saigontourist trên báo điện tử (trong thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2014) .................................. 62 Bảng 5: Nhận diện thương hiệu Lữ hành Hanoitourist qua logo............................. 67 Bảng 6: Mức tiếp cận thông tin của nhà báo qua các kênh truyền thông của Công ty DVLH Hanoitourist (khảo sát thực hiện vào tháng 6/2014) ........ 73 Bảng 7: Tần suất xuất hiện của công ty Lữ hành Hanoitourist trên báo điện tử ...... 75 DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH Hình 1.1: Hệ thống kênh phân phối trong du lịch theo S.Wahab, Crampon............ 11 và Rothfield ........................................................................................................... 11 Hình 1.2: Các yếu tố chính trong môi trường vi mô (Philip Kotler, 2003).............. 21 Hình 1.3 Quy trình kinh doanh chương trình du lịch .............................................. 23 Hình 1.4 Mô hình cơ cấu tổ chức ma trận .............................................................. 25 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty DVLH Saigontourist ................................... 38 Hình 2.2 Quy trình giao việc của công ty DVLH Saigontourist ............................. 39 Hình 2.3: Quy trình xử lý khủng hoảng trong công ty DVLH Saigontourist.......... 41 Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành Hanoitourist ................................... 43 Hình 2.5 Quy trình giao việc của công ty Hanoitourist .......................................... 44 Ket-noi.com MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 đã xác định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh…”[38]. Cùng với những chiến lược chung về phát triển du lịch của Nhà nước và ngành du lịch, việc phát triển các doanh nghiệp du lịch là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy ngành kinh tế này đi lên. Trong hệ thống kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành là một trong những thành phần có vai trò quan trọng bậc nhất. Kinh doanh lữ hành được hiểu là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Lĩnh vực này có sự tương tác mạnh mẽ với các lĩnh vực kinh doanh du lịch và các ngành kinh tế khác. Để phát triển bền vững, doanh nghiệp lữ hành phải sử dụng rất nhiều chiến lược phát triển để đẩy nhanh kết quả bán hàng, phát triển thương hiệu, gia tăng sự hiểu biết, sự chia sẻ của công chúng đối với doanh nghiệp, 1 đối với sản phẩm du lịch trong môi trường có quá nhiều thông tin và đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Thực tế hoạt động cho thấy hoạt động truyền thông trong các doanh nghiệp lữ hành là con đường hiệu quả nhất để chuyển tải thành công những thông điệp tới đối tượng mà mình hướng tới, cung cấp thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm hay dịch vụ tới những đối tượng khác nhau như: các nhà đầu tư, các đối tác, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, cơ quan truyền thông và gây được sự thiện cảm, tin cậy của công chúng. Trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã nhận thấy vai trò của bộ phận truyền thông trong xây dựng thương hiệu bền vững và thể hiện các trách nhiệm xã hội nên đã tổ chức và hoạt động truyền thông tương đối bài bản. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp này không nhiều. Không phải công ty nào cũng đầu tư và sử dụng hiệu quả bộ phận truyền thông, mặc dù họ có thể chi rất nhiều tiền cho quảng cáo. Đây cũng là nguyên nhân của việc có ít những công trình nghiên cứu chi tiết, cụ thể về vấn đề truyền thông đối với sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Truyền thông trong doanh nghiệp Du lịch Việt Nam hiện nay” (Khảo sát Công ty DVLH Saigontourist và Công ty Lữ hành Hanoitourist từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2014) với mong muốn tìm hiểu về cách thức tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông ở các doanh nghiệp lữ hành. Đây là một đề tài cần thiết, góp phần làm dày dặn thêm các công trình nghiên cứu về truyền thông. Đồng thời là cơ sở, gợi ý cho việc xây dựng, ứng dụng tổ chức bộ phận truyền thông hiệu quả trong các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề truyền thông trong doanh nghiệp và vấn đề truyền thông với du lịch thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và nhà kinh tế. - Về hoạt động truyền thông của doanh nghiệp với báo chí 2 Hầu hết nghiên cứu về hoạt động truyền thông của doanh nghiệp được đề cập tới trong những cuốn sách về quản trị kinh doanh hay quan hệ công chúng. Những công trình nghiên cứu, bài báo, cuốn sách này đề cập tới lý thuyết gắn với hoạt động truyền thông theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên vẫn tập trung tới việc đưa các những vấn đề lý luận chung nhất gắn với khái niệm công cụ liên quan tới truyền thông, quan hệ công chúng, vai trò của hoạt động truyền thông đối với doanh nghiệp, các cách thức để phát triển kỹ năng cho người làm truyền thông và áp dụng hoạt động quan hệ công chúng đối với doanh nghiệp… Có thể kể tới như Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z (Philip Kotler, Lê Hoàng Anh dịch, 2006), Quan hệ công chúng, biến công chúng thành “fan” của doanh nghiệp (Business Edge. MPDF, 2006), PR – Kiến thức cơ bản và đạo đức chuyên nghiệp (Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên, NXB Lao động Xã hội, 2007), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả (Anne Gregory, Trung An và Việt Hà dịch, 2007), Hoạt động PR trong thời đại mới (Lê Thúy Hà, Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, số 12/2007), Lợi ích của PR đối với một doanh nghiệp (Phan Thị Bình Minh, tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, số 12/2007), Quy luật mới của PR và tiếp thị (David Meerman Scott, 2008), PR: Lý luận và ứng dụng (Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Lao động Xã hội, 2008), Ngành PR tại Việt Nam (Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Lao động Xã hội, 2010), Quản trị Quan hệ công chúng (PGS. TS Lưu Văn Nghiêm, NXB Kinh tế Quốc dân, 2011), Quan hệ công chúng, Lý luận và thực tiễn (Nguyễn Thị Thanh Huyền, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2014)… Không chỉ được đề cập tới trong những cuốn sách chung về quan hệ công chúng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học, dưới góc độ tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ quan/ bộ phận truyền thông của doanh nghiệp với giới báo chí như Mối quan hệ giữa PR và báo chí (khảo sát một số doanh nghiệp và cơ quan báo chí giai đoạn 2006 – 2008) của tác giả Nguyễn Thị Thuận (2008), Hoạt động PR của các doanh nghiệp và báo in tại TP Hồ Chí Minh của tác giả Lê Thị Ngọc Hường (2008), Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu của tác giả Đỗ Thị Hoa Quỳnh (2009) … Theo 3 những hướng tìm hiểu về hiện trạng, cách thức tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông đối với một hoặc nhóm doanh nghiệp cụ thể, việc nghiên cứu hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp đã được khảo sát trong nhiều luận văn thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp như Hiện trạng và giải pháp về hoạt động Quan hệ công chúng trong các ngân hàng tại Việt Nam của tác giả Đặng Thị Châu Giang, Hoạt động PR tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn từ một số ngân hàng thương mại của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang … Từ những phân tích cụ thể để các hoạt động quan hệ công chúng với doanh nghiệp cụ thể, các tác giả đã đưa ra được những đánh giá về thành công và hạn chế của các hoạt động này, đề xuất những giải pháp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Khóa luận tốt nghiệp với đề tài Mô hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận quan hệ công chúng nội bộ (Nghiên cứu trường hợp ban công tác và quan hệ doanh nghiệp thuộc tập đoàn FPT) của sinh viên Lê Nữ Hạnh Nguyên đã đưa ra được tầm quan trọng của bộ phận truyền thông nội bộ tại tập đoàn FPT và đề xuất áp dụng lý thuyết Excellcence theory của James E.Grunig, Larissa A.Grunig và David M.Dozier để xây dựng mô hình truyền thông hiệu quả đối với doanh nghiệp. - Về truyền thông trong các công ty lữ hành: Kinh doanh lữ hành luôn phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch, quảng cáo và bán chương trình du lịch, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch… Vì vậy, hoạt động truyền thông có vị trí rất quan trọng. Nội dung này được đề cập đến trong những giáo trình về marketing du lịch như một phần trong kế hoạch chiến lược marketing điểm đến du lịch, tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch và trong chiến lược kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị của công ty. Đó là những cuốn giáo trình Marketing du lịch (Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa đồng chủ biên, NXB Kinh tế Quốc dân), Marketing du lịch (Hà Nam Khánh Giao, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2011), Quản trị Kinh doanh lữ hành (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương đồng chủ biên, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, 2006)… Trong cuốn Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du lịch (NXB Giao thông Vận tải, 2009), tác giả 4 Nguyễn Văn Dung dành hẳn chương đầu tiên về “Quảng cáo và quan hệ công chúng”, trong đó có phân tích vấn đề quan hệ công chúng trong du lịch lữ hành, các hoạt động quan hệ công chúng và đo lường kết quả của hoạt động quan hệ công chúng. Trong những năm qua, ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đã tích cực phát triển hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch trên những phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, những bài viết, công trình nghiên cứu hầu hết chỉ hướng tới việc khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động truyền thông đối với việc phát triển du lịch nói chung, gắn với vấn đề quảng bá thương hiệu du lịch của quốc gia hay công ty chứ không bàn tới những vấn đề về tổ chức và vận hành bộ phận truyền thông như thế nào trong một doanh nghiệp lữ hành để có được những kết quả như mong đợi. Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông tới các hoạt động kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, trong hoạt động du lịch, theo đánh giá của những nhà nghiên cứu thì những công trình nghiên cứu mô hình hoạt động truyền thông nói chung, quan hệ công chúng nói riêng tới du lịch chưa nhiều. Trong bài báo Public relations and tourism: Critical reflections and a research agenda, các tác giả Jacquie L’Etang, Jesper Falkneimer, Jairo Lugo nhận định, “Phân tích của chúng tôi cho thấy du lịch đã không nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu quan hệ công chúng”[35], và nói rõ thêm “Liên quan chặt chẽ tới lĩnh vực thương hiệu, giới nghiên cứu cũng thừa nhận còn thiếu những nghiên cứu về quan hệ công chúng (mà hiểu theo nghĩa hẹp hơn là quan hệ truyền thông)…” [36]. Điều này cũng được tác giả Assumpció Huertas đưa ra trong bài báo Public relations and tourism: Fighting for the role of public relations in tourism khi tác giả cho rằng “Quan hệ công chúng rất quan trọng đối với các hoạt động quảng cáo, hoạt động truyền thông của các công ty và tổ chức du lịch. Mặc dù vậy, giữa lý thuyết và thực hành hoạt động quan hệ công chúng trong ngành du lịch có một sự thiếu liên kết”[33]. Theo tác giả, “sự thiếu liên kết này tồn tại bởi các mô hình marketing du lịch đã tồn tại trước đó và đóng vai trò tiên phong trong hoạt động quảng bá du lịch thì vẫn còn phổ biến đến ngày hôm nay, đã giành lấy chức năng của quan hệ công 5 chúng và các lĩnh vực ra đời sau”[33]. Hoạt động quan hệ công chúng gắn với du lịch được phân tích cụ thể trong cuốn Travel and tourism public relations của tác giả Dennis Deuschi với những những vấn đề người làm du lịch cần hiểu về quan hệ công chúng và quy tắc của hoạt động quan hệ công chúng gắn với từng lĩnh vực trong du lịch như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, tiếp thị điểm đến và chương trình du lịch. Đối với vấn đề lý thuyết xây dựng mô hình quan hệ công chúng hiệu quả, cuốn Public Relations and Social Theory (Oyvind Ihlen, Betteke van Ruler, Mangnus Fredriksson biên tập) và Public Relations Theory II (Carl Botan và Vincent Hazeton biên tập) đã đưa ra một hệ thống rất nhiều lý thuyết liên quan đến quan hệ công chúng đã và đang được sử dụng hiện nay. Một trong những mô hình quan hệ công chúng hiệu quả đối với doanh nghiệp được nhắc tới trong nhiều công trình nghiên cứu truyền thông là lý thuyết Excellence theory của James E.Grunig, Larissa A.Grunig và David M.Dozier được đề cập tới trong cuốn Excellent Public Relations and Effective Organizations và Public Relations Theory II … Đây là những công trình nghiên cứu tham khảo hết sức có ý nghĩa đối với đề tài. Tuy nhiên, trong số lượng công trình nghiên cứu về PR chưa có công trình nào trực diện, hệ thống nghiên cứu về hoạt động PR trong các doanh nghiệp lữ hành. Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay – Nhìn từ một số doanh nghiệp lữ hành cần phải được đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích hoạt động truyền thông tại các doanh nghiệp lữ hành hiện nay thông qua việc tìm hiểu, khảo sát hai công ty lữ hành là Công ty DVLH Saigontourist và Công ty Lữ hành Hanoitourist năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014. Từ đó, đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận truyền thông tại các công ty lữ hành, mối quan hệ giữa báo chí, truyền thông với doanh nghiệp du lịch lữ hành, từ đó rút kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động của bộ phận truyền thông tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành của nước ta hiện nay. 6 Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi và mô hình hoạt động để có thể đem lại hiệu quả nếu được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thông tại các doanh nghiệp lữ hành nói riêng cũng như các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: - Một là, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động truyền thông tại các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp lữ hành nói riêng. - Hai là, khảo sát, phân tích mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông tại doanh nghiệp lữ hành. - Ba là, đề xuất một số giải pháp và mô hình hoạt động truyền thông mang tính tham khảo để nâng cao hiệu quả truyền thông trong các doanh nghiệp lữ hành. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông trong doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch lữ hành và vai trò của truyền thông trong việc phát triển du lịch. Để nghiên cứu về đối tượng này, luận văn sẽ khảo sát: 1, Các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch và vai trò của truyền thông trong việc phát triển du lịch. 2, Các lý thuyết liên quan đến việc tổ chức và triển khai hoạt động truyền thông doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp lữ hành nói riêng. 3, Mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông tại các công ty lữ hành hiện nay, bao gồm các khía cạnh như: tổ chức, nhân sự, các hoạt động chủ yếu, thường xuyên. 4, Các kênh truyền thông của hai doanh nghiệp và các bài viết về các doanh nghiệp lữ hành được đăng tải trên báo chí. 7 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Để khảo sát hoạt động truyền thông tại các công ty lữ hành Việt Nam hiện nay, trong phạm vi của luận văn, tác giả tập trung khảo sát hai công ty du lịch: Công ty DVLH Saigontourist (Trụ sở tại số 45 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) và Công ty Lữ hành Hanoitourist (trụ sở tại số 18, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội), đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist). Luận văn sẽ tiến hành khảo sát hoạt động truyền thông của hai công ty DVLH Saigontourist và Công ty Lữ hành Hanoitourist thể hiện trong những phương diện hoạt động như truyền thông nội bộ, truyền thông với cộng đồng và truyền thông với báo chí. - Thời gian khảo sát: 18 tháng (Từ tháng 1/2013 tới tháng 6/ 2014) 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích nội dung: Đề tài phân tích những văn bản về chủ trương của Đảng, nhà nước về ngành Du lịch, Chiến lược phát triển Du lịch và vai trò của truyền thông trong ngành du lịch. Đề tài cũng phân tích văn bản về chủ trương, chiến lược phát triển của công ty lữ hành được khảo sát. Đồng thời, đề tài cũng khảo sát nội dung đăng tải trên website của hai doanh nghiệp, những bài viết trên báo chí trong thời gian 18 tháng (từ tháng 1/2013 tới tháng 6/2014) về vấn đề được nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn nhóm: Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn nhóm nhân viên phụ trách truyền thông trong các doanh nghiệp lữ hành. Đồng thời, chúng tôi phỏng vấn 14 nhà báo chuyên về lĩnh vực du lịch ở các loại hình báo chí khác nhau, 10 đại diện lãnh đạo doanh nghiệp lữ hành để thu thập ý kiến đánh giá của họ về chất lượng thông tin và quan hệ với giới báo chí của của doanh nghiệp lữ hành. Tùy theo điều kiện khách quan, đề tài sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại. 8 Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích đối chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại để từ đó đi đến những kết luận mang tính khoa học. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học: Thông qua luận văn, chúng tôi hy vọng góp phần vào việc nghiên cứu bộ phận truyền thông trong doanh nghiệp. Từ đó chỉ ra vai trò, ý nghĩa của bộ phận truyền thông trong doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ phận truyền thông trong một doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt hơn công tác quản lý của mình thông qua việc phát huy tác dụng của bộ phận truyền thông. Tác giả cũng mong muốn luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm kiến thức lý thuyết về truyền thông trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu hoạt động của bộ phận truyền thông tại hai công ty DVLH Saigontourist và công ty Lữ hành Hanoitourist, luận văn sẽ phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của bộ phận truyền thông doanh nghiệp lữ hành. Chúng tôi cũng mong muốn rằng đây có thể là một trong những tài liệu tham khảo cho những đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp muốn xây dựng bộ phận truyền thông hiệu quả. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông trong doanh nghiệp du lịch Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông tại hai doanh nghiệp lữ hành Chương 3: Giải pháp trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động của bộ phận truyền thông cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TRUYỀN THÔNG TRONG DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 1.1 Bối cảnh chung về hoạt động của doanh nghiệp du lịch lữ hành 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp lữ hành trong hoạt động kinh doanh du lịch 1.1.1.1 Kinh doanh du lịch Luật du lịch Việt Nam (2010) định nghĩa “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [22,tr. 8]. Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, ảnh hưởng tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ. Theo Luật Du lịch, kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: - Kinh doanh lữ hành - Kinh doanh lưu trú du lịch - Kinh doanh vận chuyển khách du lịch - Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch - Kinh doanh dịch vụ du lịch khác 1.1.1.2 Kinh doanh lữ hành Một trong những thành phần có vai trò quan trọng bậc nhất, chiếm vị trí trung tâm đặc trưng cho ngành du lịch là bộ phận kinh doanh lữ hành, đóng vai trò phân phối sản phẩm của ngành du lịch nói riêng và cả các ngành kinh tế khách trong nền kinh tế quốc dân. Trong Luật Du lịch Việt Nam: “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch” [22,tr. 11]. 10 Định nghĩa này phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Kinh doanh lữ hành là loại hình kinh doanh đặc trưng nhất của ngành du lịch, bao gồm việc xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, phân phối và tổ chức các chuyến du lịch với giá chương trình du lịch trọn gói giá rẻ hơn rất nhiều so với đi đơn lẻ. Tham gia trực tiếp kinh doanh lữ hành phải kể đến các công ty lữ hành, các trung tâm lữ hành và các đại lý lữ hành. Khách hàng có thể mua các sản phẩm du lịch bằng cách liên hệ trực tiếp với các công ty lữ hành, các trung tâm lữ hành hoặc liên hệ gián tiếp với chúng thông qua các đại lý lữ hành. Có thể thấy vai trò của doanh nghiệp lữ hành trong hệ thống kênh phân phối trong du lịch như sau: Hình 1.1: Hệ thống kênh phân phối trong du lịch theo S.Wahab, Crampon và Rothfield [5, tr. 57] Theo mô hình trên, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là cầu nối giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ như vận chuyển, khách sạn, điểm đến du lịch, vui chơi giải trí, mua sắm với khách du lịch, đưa sản phẩm đến khách hàng và đưa khách hàng đến với sản phẩm. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan