Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyện ngụ ngôn l.tônxtôi với việc giáo dục học sinh tiểu học (2014)...

Tài liệu Truyện ngụ ngôn l.tônxtôi với việc giáo dục học sinh tiểu học (2014)

.PDF
62
473
87

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ------------------------------- TRẦN THỊ LINH TRUYỆN NGỤ NGÔN L. TÔNXTÔI VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Thiếu nhi Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S – GVC. NGUYỄN NGỌC THI HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S – GVC Nguyễn Ngọc Thi người đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong việc triển khai nghiên cứu đề tài để khóa luận đạt hiệu quả. Do thời gian nghiên cứu và đây là những bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài của tôi không tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của tôi thêm chất lượng và hữu ích. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Linh LỜI CAM ĐOAN Dưới sự chỉ bảo tận tình của Th.S - GVC Nguyễn Ngọc Thi và kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của tôi, kết quả nghiên cứu không trùng lặp với kết quả của các tác giả khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5 NỘI DUNG Chƣơng 1: Truyện ngụ ngôn L. Tônxtôi ....................................................... 7 1.1. Tổng quan về truyện ngụ ngôn .................................................................. 7 1.1.1. Định nghĩa truyện ngụ ngôn ............................................................. 7 1.1.2. Đặc điểm truyện ngụ ngôn ................................................................ 9 1.1.3. Truyện ngụ ngôn với học sinh tiểu học .......................................... 14 1.2. Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu .................................................... 15 1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ truyện.............................................................. 15 1.2.2. Truyện Kiến và chim bồ câu với học sinh tiểu học ........................ 17 Chƣơng 2: Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với việc giáo dục học sinh tiểu học ............................................................................................ 18 2.1. Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với tâm lí học sinh tiểu học ....... 18 2.2.Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với việc giáo dục nhận thức cho học sinh tiểu học ....................................................................................... 19 2.2.1. Nhận thức về thế giới khách quan .................................................. 19 2.2.2. Nhận thức về những nguyên tắc của đạo lí làm người ................... 21 2.3. Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh tiểu học ......................................................................... 23 2.4. Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học ....................................................................................... 28 2.4.1. Giáo dục về cái đẹp, cái thiện ......................................................... 28 2.4.2.Giáo dục trẻ nhận biết và tránh điều ác, điều xấu ............................ 30 KẾT LUẬN ..................................................................................... 32 PHỤ LỤC........................................................................................ 34 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 34 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển của mình, thế kỉ XIX có lẽ là thời kỳ rực rỡ nhất của văn học Nga. Đã có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng ra đời và có tầm ảnh hưởng trên thế giới đến cả thế kỷ sau. Nhờ mảnh đất hiện thực màu mỡ của cuộc đấu tranh cách mạng và sự xuất hiện đúng lúc của các tài năng sáng chói mà văn học Nga đã bắt kịp những thành tựu của văn học phương Tây và phát triển đến đỉnh cao. Có lẽ nhờ đó mà nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá: văn học Nga là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến nhất của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của văn học thế giới. Nhắc đến văn học Nga, không thể không nhắc tới L.Tônxtôi, tức bá tước Lép Nikôlaiêvitsơ Tônxtôi – nhà văn lớn của nước Nga. L.Tônxtôi xuất thân trong một gia đình quý tộc nông thôn. Thời thơ ấu và niên thiếu, L.Tônxtôi sống giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở ấp Iaxnaia Pôliana của gia đình. Tônxtôi say xưa tìm đọc những tác phẩm văn học trong thư viện của cha mình có tới hàng vạn cuốn. Năm 16 tuổi, Tônxtôi được gia đình gửi tới Cadan học đại học. Lúc đầu, ông học ngành ngôn ngữ phương Đông, sau đổi sang ngành Luật. Được hai năm, ông bỏ trường đại học và gia nhập quân đội. L.Tônxtôi đã cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ thành phố Xêvaxtôpôn trước cuộc tấn công của liên quân Anh – Pháp trong chiến tranh Crưm (1853 – 1856). Tônxtôi đã viết một số truyện kí về Xêvaxtôpôn ca ngợi những hành động anh hùng của những người lính Nga chân chính. Sau khi xuất ngũ, Tônxtôi đi du lịch qua nhiều nước ở châu Âu, sau trở về sống ở ấp của mình và hết lòng giúp đỡ những người nông dân nghèo. L.Tônxtôi đã sáng tác bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình gồm 4 tập, được viết từ 1864 -1869, đã tái hiện một cách sinh động cuộc chiến đấu ngoan 1 cường và chiến thắng hiển hách của quân dân Nga đầu thế kỷ XIX chống lại cuộc xâm lược quân Pháp dưới quyền thống lĩnh của Napôlêông. Mấy năm sau, Tônxtôi đưa ra một kiệt tác thứ hai Anna Karênina (1877). Trong tác phẩm này, nhà văn đã tỏ ra có khả năng phân tích tâm lý tuyệt vời và đã lớn tiếng tố cáo luật pháp vô nhân đạo của xã hội quý tộc tư sản Nga, ước vọng đem lại tự do và cuộc sống no đủ, yên vui cho nhân dân. Tônxtôi còn phơi bày cái xấu của Nhà thờ Chính thống giáo Nga tham gia tước đoạt hạnh phúc của con người, đày đọa nhân dân trong vòng tăm tối, nghèo khổ và bất hạnh trong tác phẩm Phục sinh (1899). Ngoài ra, ông còn viết một số tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch...biểu lộ tư tưởng phản kháng của ông. Toàn bộ tác phẩm của L. Tônxtôi được Lênin coi là “Tấm gương phản ánh cách mạng Nga” thế kỷ XIX. Là một trong những nền văn học có nhiều thành tựu rực rỡ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với nhân loại, văn học Nga cũng có một vị trí vững chắc và ảnh hưởng sâu rộng tới văn học Việt Nam, cả trong giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình lẫn đông đảo công chúng bạn đọc. Vị trí vững chắc ấy đã được củng cố trong thời kì Liên Xô giữ vai trò “người anh cả” của hệ thống chủ nghĩa xã hội toàn thế giới.Trong các trường, khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam không thể thiếu văn học Nga, đặc biệt là các trường sư phạm và khoa học xã hội – nhân văn. Trong chương trình dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, riêng các tác phẩm thuộc bộ phận văn học nước ngoài được đưa vào chương trình với trên dưới 100 tác phẩm. Các tác phẩm này bao gồm nhiều thể loại như truyện dân gian (truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười...) và những câu chuyện viết về các danh nhân, về người thật việc thật. Các tác phẩm thuộc các thể loại này có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn đối với học sinh tiểu học. Các tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào chương trình tiểu học thường là tác phẩm ngắn, mang dáng dấp những câu chuyện cổ dân gian, 2 truyện cổ viết lại. Hai thể loại phổ biến là truyện( gồm các trích đoạn, truyện ngụ ngôn, truyện ngắn hiện đại) và thơ( thơ ngụ ngôn, thơ hiện đại). Nhắc đến các tác giả văn học nước ngoài trong chương trình tiểu học không thể không nhắc tới L.Tônxtôi. Ông là một trong số ít các tác giả nước ngoài mà ở lớp học nào của bậc tiểu học cũng có tác phẩm được chọn. Những câu chuyện ngụ ngôn của L.Tônxtôi có sức hấp dẫn lạ kì, phù hợp với tâm lý và nhận thức của học sinh tiểu học. Truyện ngụ ngôn của L.Tônxtôi ngắn gọn, súc tích. Các nhân vật trong truyện là những nhân vật quen thuộc, gần gũi với các em như: con mèo, con thỏ, con ngựa, con chuột... Nhà văn đã khéo léo lồng vào đó những bài học giáo dục nhẹ nhàng, ý nghĩa, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Truyện ngụ ngôn có thể nói là một trong những thể loại truyện góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú của nền văn học. Cùng với việc đấu tranh trực diện nhằm phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội, loại truyện này dùng cách mượn lời ngụ ý, mượn lời các con vật, đồ vật, chim muông, hoa lá để nói về con người, gửi vào đó một ý tưởng, một nhận xét về nhân tâm, thế sự, một bài học về kinh nghiệm sống hay một điều răn dạy về đạo lý làm người. Ngụ ngôn có cốt truyện ngắn, cô đọng, hàm súc và giàu sức biểu hiện, nó là một thể loại rất gần gũi với mọi người, mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt là với trẻ em. Giáo dục trẻ bằng ngụ ngôn là việc làm hay và bổ ích phù hợp với đặc điểm tâm lý và đặc điểm tư duy nhận thức của các em. Việc nghiên cứu đề tài Truyện ngụ ngôn L.Tônxtôi với việc giáo dục học sinh tiểu học có ý nghĩa quan trọng, nó giúp tôi có thêm những hiểu biết về một khía cạnh của truyện ngụ ngôn L.Tônxtôi, giúp tôi cảm thụ được cái hay, cái đẹp và giá trị tư tưởng trong mỗi câu chuyện. Đặc biệt thông qua các tác phẩm đó, bồi dưỡng giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm và thẩm mĩ cho 3 học sinh tiểu học. Với phạm vi một khóa luận tốt nghiệp chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu tuyển tập truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu – L.Tônxtôi với việc giáo dục học sinh tiểu học. 2. Lịch sử vấn đề Đã có rất nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu về L. Tônxtôi và sự nghiệp vĩ đại của cây đại thụ văn học Nga thế kỷ XIX này đặc biệt là những bộ tiểu thuyết nổi tiếng của ông. Truyện ngụ ngôn L.Tônxtôi vô cùng hấp dẫn đối với trẻ em và mang những giá trị sâu sắc. Song việc nghiên cứu truyện ngụ ngôn của L. Tônxtôi ít được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm. Về đề tài Truyện ngụ ngôn L.Tônxtôi với việc giáo dục học sinh tiểu học thì cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể được công bố. Tôi lựa chọn đề tài này và hiểu rằng những thành quả nghiên cứu của các tác giả trước đó có giá trị vô cùng to lớn, chúng gợi mở, giúp tôi tiếp cận và nghiên cứu thành công đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Khóa luận đi vào nghiên cứu, tìm hiểu tác dụng giáo dục nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ của tuyển tập truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu đối với học sinh tiểu học. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Truyện ngụ ngôn L. Tônxtôi - Phạm vi nghiên cứu: Tập truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với việc giáo dục học sinh tiểu học. - Văn bản khảo sát: Kiến và chim bồ câu truyện ngụ ngôn, Thúy Toàn dịch, Nhà xuất bản văn học, 1999. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau: 4 Tìm hiểu về truyện ngụ ngôn L. Tônxtôi. Tìm hiểu tác dụng giáo dục của tuyển tập truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với học sinh tiểu học. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thống kê – phân loại 6.2. Phương pháp phân tích 6.3. Phương pháp đối chiếu – so sánh 6.4. Phương pháp tổng hợp... 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Truyện ngụ ngôn L.Tônxtôi 1.1. Tổng quan về truyện ngụ ngôn 1.1.1. Định nghĩa truyện ngụ ngôn 1.1.2. Đặc điểm truyện ngụ ngôn 1.1.3. Truyện ngụ ngôn với học sinh tiểu học 1.2. Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu 1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ truyện 1.1.2. Truyện Kiến và chim bồ câu với học sinh tiểu học Chương 2: Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với việc giáo dục học sinh tiểu học 2.1. Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với tâm lí học sinh tiểu học 2. 2. Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với việc giáo dục nhận thức cho học sinh tiểu học 2.2.1. Nhận thức về thế giới khách quan 2.2.2. Nhận thức về những nguyên tắc của đạo lí làm người 2.3. Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh tiểu học 5 2.4. Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu với việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học 2.4.1. Giáo dục cái thiện, cái đẹp 2.4.2. Giáo dục trẻ nhận biết và tránh điều xấu, điều ác 6 NỘI DUNG Chƣơng 1 TRUYỆN NGỤ NGÔN L. TÔNXTÔI 1.1. Tổng quan về truyện ngụ ngôn 1.1.1. Định nghĩa truyện ngụ ngôn Ngụ ngôn là một trong những thể loại tự sự cổ xưa nhất, ở folklore của mọi dân tộc đều có thơ hoặc truyện ngụ ngôn. Ngụ ngôn xuất hiện trước công nguyên trong kho tàng văn hóa các dân tộc như Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập, Trung Hoa...và xa xưa nhất có thể tính đến các tác phẩm ngụ ngôn nửa thực nửa truyền thuyết tương truyền do Êdốp sáng tác, có tầm ảnh hưởng sâu rộng sang cả vùng Trung Đông rồi ngược về phương Tây, Nga... Một dòng khác tiếp tục tồn tại ở đế chế La Mã, vùng Tây Âu thời trung đại với Romul viết bằng tiếng Latinh, Isopette viết bằng tiếng Pháp, và cận đại với ngụ ngôn của J. La Fontaine, K. F. Hellert... Ở Trung Quốc, ngụ ngôn cổ đại thâm nhập vào sách triết luận và chính luận của “ chư tử ” như Trang Tử, Mạnh Tử...vào các truyện kể trung đại như Bình thoại, Thoại bản và cả tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long. Ở Việt Nam, ngụ ngôn dân gian tồn tại và nhiều truyện đã trở thành điển cố văn học như Đẽo cày giữa đường. Thầy bói xem voi... Truyện ngụ ngôn dân gian là những sáng tác của nhân dân, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Theo từ nguyên, ngụ ngôn là những lời nói có ngụ ý, truyện ngụ ngôn là những truyện ngắn hoặc dài, văn xuôi hoặc văn vần, có ngụ ý, có hàm chứa một bài học đạo lí, một nhận xét về thực tế xã hội, một quan niệm triết lí, nhân sinh. 7 Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc đã viết về truyện ngụ ngôn trong Tựa sách Đông Tây Ngụ Ngôn: “cách trực tiếp dùng đã không xong, người làm cha, làm anh, làm thầy mới dùng đến cách gián tiếp”. Nghĩa là đem cái ý nghĩa này mà gửi vào nhời, mà đưa ra các tư tưởng của mình, mà mượn người khác, mượn loài vật, mượn cây cối, mượn thần, mượn phật,... dẫn ra cho đắc lực bởi vậy mà ngụ ngôn mới hữu dụng, bởi vậy mà ngụ ngôn mới thành có thế. Mười câu ngụ ngôn mà họ thích đến chín câu “ngụ ngôn thập cửu” Trang Tử đời xưa nói câu như thế là hiểu cái nhẽ đó. Trang Tử làm sách hơn mười vạn nhời, mà dùng toàn nhời ngụ ngôn là thi hành cái nhẽ đó. La Phôngten sau này cũng hiểu và thi hành nhẽ đó, nên cũng mới làm sách ngụ ngôn và cũng có câu này “Một thứ luân lí trần trụi làm người ta chán nản, truyện kể làm cho điều luân lí lọt tai cùng với nó”.[4, 349] Ở Việt Nam, ngụ ngôn là một kho triết lí dân gian độc đáo, ngụ ngôn không những được kể xuôi, kể vần mà còn có cả truyện thơ ngụ ngôn như truyện Trê cóc, Lục súc tranh công, Hai ông phật cãi nhau,... ngoài ra còn có cả ca dao ngụ ngôn (Con mèo mà trèo cây cau, Con gà cục tác lá chanh, Con cò mà đi ăn đêm, Con kiến mà kiện củ khoai),... Cũng trong Tựa sách Đông Tây ngụ ngôn, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc viết: Chữ “ngụ” có nghĩa là gá gửi, chữ “ngôn” có nghĩa là nhời nói. Ta dùng hai chữ “ngụ ngôn” để chỉ các lối văn hoặc văn xuôi, hoặc văn vần, thường đặt thành câu chuyện đem kể rồi nhân câu chuyện dẫn lời quy châm về luân thường đạo lí, để cảm hóa lòng người và “ nói ngay hay trái tai”. Trò đời xưa nay vẫn thế: cứ đem một sự thật chần chần ra mà dạy người có phần như hơi ép cung không được dễ dàng.... Cách ngôn, huấn ngôn dạy nhời nào ai chẳng quý hóa, chẳng khâm phục, tuy nó vẫn như còn trèo cao, còn để xa, không được thiết tha gần nhân tâm cho lắm nên nghiêm trang đính chính mà dạy đạo đức là một cách, thì vui cười hỉ hả mà dạy đạo đức là một cách khác, và cách 8 sau đem so sánh với cách trước, có phần dễ được việc, chóng lên công hơn. Viên thuốc để chữa bệnh mà phải bọc ngoài cho đẹp như kẹo mới dễ khiến người nuốt thì chân lý muốn dễ thấm vào tâm linh người ta, cũng phải lựa một con đường nào đó cho dễ đi, cho chóng lọt vào đến nơi mới được. Tác giả Đinh Gia Khánh cũng đã xác định: “Truyện ngụ ngôn là một loại truyện chứa đựng một sự tích hoàn toàn tưởng tượng, một quan niệm triết lí hay đạo đức, một kinh nghiệm sống đã được tổng kết và như vậy là truyện ngụ ngôn có hai phần: phần cụ thể là truyện kể, phần trừu tượng là ý niệm rút ra từ trong đó có thể gọi là lời quy châm”.[4, 349] Đỗ Đức Hiểu, trong Từ điển văn học bộ mới khẳng định: Ngụ ngôn là "Một thể loại văn học giáo huấn, thường sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm”. [3, 1091]. Dù nói thế nào, quan niệm của mỗi tác giả có điểm giống và khác nhau ra sao ta cũng có thể hiểu về truyện ngụ ngôn với những điểm đáng chú ý sau: Truyện ngụ ngôn là lời nói có ngụ ý, truyện ngụ ngôn là một loại truyện kể, ở đó người ta mượn một câu chuyện nhỏ mà nhân vật thường là loài vật để gửi vào một ý tưởng, một nhận xét về nhân tâm, thế sự, một bài học về kinh nghiệm sống, một điều răn dạy về đạo lý, về triết lý. 1.1.2. Đặc điểm truyện ngụ ngôn 1.1.2.1. Truyện ngụ ngôn với những nhân vật biết nói và nghĩ như con người Truyện ngụ ngôn là loại truyện ngụ ý, nói bóng gió, mỗi truyện có thể coi là một ẩn dụ. Truyện thường mượn nhân vật có thể là con vật, đồ vật, cây cối (có khi là con người) để ám chỉ con người, nhằm nêu lên một bài học luân lí, một kinh nghiệm sống. Ta có thể bắt gặp các nhân vật là loài vật như: Thỏ, Rùa, Voi, Chuột,... Các loại cây cối, hoa quả như: Cây lúa, mướp đắng, quả bứa,... Các nhân vật vô tri vô giác: Nồi đất, nồi gang, ngòi bút,... Có khi đưa vào truyện cả bộ phận của con người như: Dạ dày, tứ chi, mắt, miệng, ... 9 Những con người gắn với nghề nghiệp cụ thể nhưng không có tên riêng như: Bác nông dân, người thợ săn, tên trộm,... Rồi cả những tính cách của con người như anh nói khoác, chị lọc lừa, kẻ bới móc,... Những điều vô hình, vô dạng như: Sự khôn khéo, sự ngu dại, cái thiện, cái ác, điều họa, phúc,... Nói chung, tất cả vạn vật tồn tại trong trời đất, những cái có thể xuất hiện hoặc có thể tồn tại, ngụ ngôn đều mượn cả. Nhưng dù thế nào tác giả Đông Tây ngụ ngôn cũng chuyển riêng về những loài vật, cầm thú, côn trùng, lấy các loài ấy làm hạt nhân để đóng mọi vai, diễn mọi trò, có như vậy ngụ ngôn mới có đặc tính, không lẫn lộn với truyện cổ tích, truyện tiếu lâm khôi hài cùng những lời bóng gió xa xôi. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất cụ thể, có khi được khắc họa như những con người hàng ngày với những khuôn mặt muôn hình vạn trạng, một con người đa tính cách. Như những con người hiểu biết nông cạn mà vẫn huênh hoang, kiêu ngạo trong Ếch ngồi đáy giếng, những kẻ tự cho mình là thông minh nhưng cuối cùng lại tự mình hại mình trong Con chuột tinh ranh, sự mù quáng trong Dê đi kiếm ăn với cọp,... Nhân vật được xem xét trên nhiều bình diện có mặt tốt, xấu, có sự gian trá, sự thật thà, có điều ngu dại, nhưng cũng có điều rất khôn khéo, thông minh. Như vậy, thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất phong phú và đa dạng, dù là con vật, cây cối, đồ vật, hay các hiện tượng tự nhiên đều được dùng với mục đích chủ yếu là “nói chuyện về con người” biến nó thành con người, mang tính cách như con người, có nét tâm tư, tình cảm như những con người. 1.1.2.2. Truyện ngụ ngôn với các nhân vật đại diện cho các tầng lớp trong xã hội Nhân vật của truyện ngụ ngôn chủ yếu mang tính biểu trưng, mỗi loài vật biểu trưng cho một tầng lớp trong xã hội. Những con vật đại diện cho giai 10 cấp thống trị như: Sư Tử, Hổ, Cáo, Sói... Một số loài khác đại diện cho tầng lớp nhân dân, thợ thủ công, tiểu thương, tri thức nghèo. Điển hình cho họ là những loài vật nhỏ bé, hiền lành luôn luôn là mồi của các loài ăn thịt như: Bò, Lừa, Ngựa, Dê, Thỏ,... Truyện Cò và Cáo là sự phản kháng mãnh liệt của nhân dân ta chống lại giai cấp thống trị. Con Cáo với sự gian ngoa, xảo quyệt tưởng rằng sẽ lừa được Cò nhưng nó không thể ngờ chính nó mới là nạn nhân. Cò đã tìm được cách trả đũa đích đáng và giúp Cáo hiểu thế nào là “gậy ông đập lưng ông”. Bên cạnh việc xây dựng các con vật tiêu biểu, gián tiếp vạch trần bộ mặt và bản chất xấu xa, xảo quyệt của giai cấp thống trị. Thông qua truyện ngụ ngôn, nhân dân lao động còn sử dụng nhiều nhân vật là loài vật để chế giễu, châm biếm và phê phán những thói hư, tật xấu của người đời hay những hiện tượng ngang trái của xã hội. Truyện Trâu và Ngựa lên án thủ đoạn tước đoạt xảo quyệt của giai cấp thống trị. Truyện Hai con mọt đả kích trực tiếp hơn. Con mọt gỗ tuy làm hại người, nhưng có thể ngâm nước cho chết, đốt lửa cho cháy, chứ con mọt “tham” của bọn người giàu thì rất nguy hiểm và không thể nào trừ được. Bọn chúng không những đục khoét nhân dân mà còn rình mò đục khoét lẫn của nhau. Truyện Con hổ ăn chay là bức chân dung biếm họa vạch trần bản chất giả dối của giai cấp thống trị. Tác giả dân gian đã khéo léo khuyên người lao động hãy cảnh giác với bọn cầm quyền giả nhân, giả nghĩa quen thói lừa bịp nhân dân. Truyện Thầy bói xem voi phê phán cách đánh giá, nhìn nhận sự vật một cách chủ quan, bảo thủ, phiến diện, dẫn tới áp đặt, không hiểu được bản chất của sự vật, làm cho sự vật méo mó, không chính xác. 11 Ngoài việc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu, truyện ngụ ngôn còn ca ngợi những đức tính tốt đẹp. Những người yếu biết cố gắng vươn lên để thắng những kẻ mạnh kiêu căng, ngạo mạn (Thỏ và Rùa), ngợi ca trí thông minh (Cọp và trí khôn của người).... 1.1.2.3. Truyện ngụ ngôn thường ngắn Truyện ngụ ngôn có kết cấu ngắn gọn, súc tích. Truyện ngụ ngôn phần lớn là những câu chuyện có dung lượng ngắn. Các hình ảnh, chi tiết ngắn gọn, hàm súc nhưng bộc lộ rõ được tính cách, phẩm chất của các nhân vật trong truyện. Ví dụ như truyện Rùa và Thỏ: Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua. Cốt truyện ngắn gọn, các chi tiết, hình ảnh trong câu chuyện nối tiếp nhau chặt chẽ, logic lí giải sâu sắc nội dung của câu chuyện. Một yếu tố nữa cũng khiến truyện ngụ ngôn ngắn và đặc biệt ngắn đó là không gian và thời gian rất ít khi được nêu. Thời gian trong mỗi câu chuyện chỉ được nhắc thông qua cụm từ ngày xửa ngày xưa, rất lâu về trước...đó là khoảng thời gian nhất định nhưng không thể xác định chi tiết, cụ thể hơn được nữa. Truyện ngụ ngôn thường ít nhân vật, thậm chí có truyện chỉ có một nhân vật với một hoàn cảnh, một tình huống nhất định, một sự kiện cố định. Chính vì vậy, truyện ngụ ngôn là những truyện hàm xúc và đặc biệt ngắn. 12 1.1.2.4. Truyện ngụ ngôn có tính kịch Truyện ngụ ngôn không kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật, cũng như đặc điểm hình thức của các nhân vật. Truyện ngụ ngôn chỉ nêu ra một tình huống, một hoàn cảnh trong đó diễn ra một hành động của nhân vật hoặc một vài nhân vật từ đó rút ra các bài học triết lý. Truyện ngụ ngôn rất gần với kịch và có kết cấu như một màn kịch ngắn. Mỗi câu chuyện ngụ ngôn dù ngắn nhưng vẫn có đủ cốt truyện, các chi tiết, tình tiết, sự việc và chúng có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic với nhau. Cốt truyện nhằm triển khai xung đột - những xung đột đòi hỏi nghệ thuật góp phần giải quyết, có nghĩa là không dễ dàng giải quyết trong thực tế hay “cốt truyện được dẫn dắt theo quy luật nhân quả, các mối liên hệ phải thật chặt chẽ” hoặc “số lượng nhân vật không nhiều” nhân vật không được khắc họa với nhiều khía cạnh. Đặc điểm của truyện ngụ ngôn là ngắn, rất ngắn thậm chí có những truyện chỉ có mấy câu. Có những truyện chỉ có một nhân vật hoặc có hơn thì cũng đã được xếp gặp nhau tại một thời điểm nhất định với một lần tiếp xúc. Cho nên, truyện ngụ ngôn xung đột chỉ diễn ra trong một hành động. Vì vậy, truyện ngụ ngôn có kết cấu như một màn kịch ngắn. 1.1.2.5. Truyện kể về các con vật nhưng ẩn chứa bài học ứng xử cho con người Truyện ngụ ngôn gồm có hai phần: Phần cụ thể “phần xác” là truyện kể về phần trừu tượng – “phần hồn” là ý niệm rút ra từ câu chuyện gọi là lời quy châm. Khi đọc truyện ngụ ngôn điều chúng ta quan tâm không hẳn là những đặc điểm vốn có của loài vật, hiện tượng được chọn làm nhân vật mà phải là sự cần thiết và có lợi cho những vận động của xã hội loài người. Đó là những bài học luân lí, ứng xử sâu sắc của truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng phê phán thái độ đánh giá hiện thực khách quan rộng lớn thông qua con mắt chủ quan hạn hẹp. Truyện kể về một con ếch sống lâu năm trong một cái giếng, xung quanh chỉ toàn những 13 con vật nhỏ bé, mỗi khi nó cất tiếng kêu làm những con vật kia hoảng sợ, vì thế nó nghĩ mình là chúa tể muôn loài và bầu trời chỉ bé bằng cái vung. Một ngày kia nó được ra ngoài, theo thói cũ, nó nghênh ngang đi lại khắp nơi và cuối cùng bị một con trâu giẫm bẹp. Mượn chuyện con ếch để ám chỉ một cách kín đáo, tế nhị một bộ phận người có hiểu biết nông cạn mà vẫn huênh hoang, kiêu ngạo. Câu chuyện khuyên chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo. Đồng thời khi môi trường sống thay đổi thì góc nhìn, tầm nhìn cũng có sự thay đổi vì thế chúng ta cần phải học hỏi để mở mang tầm hiểu biết của mình. Truyện ngụ ngôn được sử dụng như một thứ vũ khí sắc bén để nhân dân lao động tấn công lại kẻ thù. Thông qua những câu nói bóng gió, những mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật phản ánh sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân lao động với giai cấp thống trị trong xã hội. Truyện ngụ ngôn phản ánh bài học về trí tuệ, đạo đức, dạy con người về các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Phê phán những kẻ lười biếng, sống dựa dẫm vào người khác; những kẻ hèn mọn, gian dối. Truyện phản ánh một xã hội đa sắc màu với các giai cấp, tầng lớp khác nhau và trong xã hội đó có người mạnh, kẻ yếu, mỗi người đều có một vị trí, vai trò riêng. Truyện ngụ ngôn còn là bài học về sức mạnh của sự đoàn kết trong gia đình và xã hội. Truyện ngụ ngôn vốn được coi là những câu chuyện mang màu sắc triết lý. Con đường để đi tới bài học triết lý của truyện ngụ ngôn thường thông qua sự phê phán, phủ định rồi mới rút ra kết luận về sự đúng đắn. 1.1.3. Truyện ngụ ngôn với học sinh tiểu học Ngụ ngôn có hình thức ngắn gọn, bởi nội dung truyện đơn giản, kết cấu mạch lạc, rõ ràng. Truyện ít tình tiết, ít cảnh vì thường chỉ xoay quanh một sự kiện. Số lượng nhân vật trong mỗi câu chuyện cũng ít và mỗi nhân vật chỉ được khai thác ở một nét tính cách hoặc một thói quen. Vì vậy, mỗi truyện ngụ ngôn chỉ là một câu chuyện nhỏ vừa sức tiếp thu với học sinh tiểu học. 14 Đến với truyện ngụ ngôn, học sinh mới chỉ hiểu được phần bề nổi của truyện còn phần ý nghĩa sâu xa của truyện học sinh chỉ hiểu được phần nào đó. Ở lứa tuổi tiểu học, tư duy trực quan cụ thể vẫn còn đang phát triển, các em chủ yếu đánh giá, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng bằng trực giác. Các em yêu thích truyện ngụ ngôn vì bề ngoài đơn giản, các câu chuyện ngắn gọn, nhân vật gần gũi, thân thuộc còn phần triết lý trừu tượng ẩn dấu phía sau nội dung đó thì cần có sự trợ giúp của người lớn thì các em mới hiểu được. Hoặc đến khi lớn lên, các em sẽ dần hiểu ra được bài học sâu xa được gửi gắm trong đó. Truyện ngụ ngôn còn là phương tiện hữu ích để giáo dục cho học sinh. Ngay từ khi còn nhỏ, các em đã được tiếp xúc với những bài ca dao mang tính ngụ ngôn thông qua những lời ru, câu hát. Đến 2, 3 tuổi, các em được làm quen với những câu chuyện ngụ ngôn đơn giản. Khi 4, 5 tuổi các em có khả năng tiếp thu những truyện phức tạp hơn. Và đến khi vào tiểu học, các em có khả năng hiểu được phần nào ý nghĩa sâu xa được gửi gắm trong mỗi truyện. 1.2. Truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu 1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ truyện Đại văn hào nước Nga L.Tônxtôi sinh ra và sống gần cả cuộc đời tại điền trang của ông ở Iaxnaia Pôliana. Ông rất yêu mến trẻ em và đã viết nhiều câu chuyện cho con cái nông nô ở điền trang. L. Tônxtôi đã in những truyện ngắn và truyện đồng thoại của mình dành cho trẻ nhỏ trong những cuốn sách nhan đề Sách học vần và Những cuốn sách Nga để đọc . Nhiều trẻ em đã học đọc và viết từ những cuốn sách này. Tônxtôi đã đưa vào những cuốn sách dành cho trẻ nhỏ nhiều câu chuyện và truyền thuyết lấy từ văn học cổ, từ cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Ông đặc biệt thích thú các truyện ngụ ngôn giản dị và ngắn mà nhà thông thái Cổ Hy Lạp Êdốp đã sáng tác ra. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan