Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh...

Tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh

.PDF
181
177
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU NĂM 1975 VIẾT VỀ CHIẾN TRANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU NĂM 1975 VIẾT VỀ CHIẾN TRANH Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 62 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN KHÁNH THÀNH Hà Nội – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Khánh Thành - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi trân trọng cảm ơn cơ sở đào tạo, các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, cơ quan, bạn bè và gia đình đã luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận án NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 2.1 Đối tượng:................................................................................................... 2 2.2 Phạm vi: ...................................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3 3.1 Mục đích: .................................................................................................... 3 3.2 Nhiệm vụ ..................................................................................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4 5. Đóng góp mới của luận án .......................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7 1.1. Đặc trƣng thể loại truyện ngắn ............................................................... 7 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 7 1.1.2 Một số đặc trưng của truyện ngắn hiện đại ......................................... 12 1.2 Văn học về chiến tranhViệt Nam- từ những góc nhìn ......................... 15 1.2.1 Bàn về văn học đề tài chiến tranh Việt Nam ....................................... 16 1.2.2 Tình hình nghiên cứu truyện ngắn sau năm 1975 viết về chiến tranh .. 24 CHƢƠNG 2. NHỮNG HƢỚNG TIẾP CẬN MỚI VỀ HIỆN THỰC CHIẾN TRANH ............................................................................................ 32 2.1 Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con ngƣời............. 33 2.1.1 Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật và cảm hứng sáng tác .................. 33 2.1.2 Từ khuynh hướng sử thi chuyển sang khuynh hướng thế sự, đời tư .. 45 2.2 Khám phá hiện thực, con ngƣời trong tính đa dạng, đa diện ............. 53 2.2.1 Biên độ hiện thực chiến tranh được mở rộng ..................................... 53 2.2.2 Khai thác đời sống đa diện của con người .......................................... 57 CHƢƠNG 3. CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT CHỦ YẾU ........................ 72 3.1 Nhân vật và các loại hình nhân vật ....................................................... 72 3.1.1 Nhân vật................................................................................................. 72 3.1.2. Các loại hình nhân vật ......................................................................... 73 3.2 Các loại nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh ............................................................................................................... 75 3.2.1. Nhân vật người lính ............................................................................. 79 3.2.2 Nhân vật người phụ nữ......................................................................... 91 CHƢƠNG 4. NHỮNG PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC . 106 4.1 Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật .......................................................... 107 4.1.1 Người kể chuyện ngôi thứ ba với điểm nhìn khách quan................. 108 4.1.2 Người kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong ................. 111 4.2 Tổ chức cốt truyện ................................................................................ 117 4.2.1 Khái niệm cốt truyện và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn....... 117 4.2.2 Một số dạng cốt truyện tiêu biểu ........................................................ 119 4.3 Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện ............................................. 131 4.3.1 Vai trò của tình huống trong truyện ngắn ......................................... 131 4.3.2 Một số tình huống tiêu biểu ................................................................ 133 4.4 Ngôn ngữ ................................................................................................ 138 4.4.1 Ngôn ngữ giàu chất hiện thực, đời thường, phương ngữ ................ 139 4.4.2 Ngôn ngữ đậm chất triết lý, trữ tình .................................................. 141 4.4.3 Ngôn ngữ mang tính đối thoại ........................................................... 144 4.4.4 Sử dụng nhiều ngôn ngữ độc thoại .................................................... 145 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 166 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Truyện ngắn sau Việt Nam 1975 đƣợc đánh giá là một thể loại vƣợt trội với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhiều tìm tòi trong cách tiếp cận hiện thực và đổi mới về thi pháp thể loại. Trong đó, chiến tranh là một đề tài lớn tiếp tục đƣợc quan tâm suốt hơn bốn mƣơi năm qua. Đây là một đề tài khó để có những sáng tác xứng tầm với cuộc kháng chiến trƣờng kỳ, vĩ đại của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Vì vậy mà lớp nhà văn từng trải qua cuộc chiến cảm thấy còn “mắc nợ” còn thế hệ trƣởng thành sau chiến tranh coi là một thách thức. Hiện nay, những công trình nghiên cứu truyện ngắn về chiến tranh chƣa nhiều, nhất là nghiên cứu chuyên sâu và khái quát trên cả phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Hầu hết các chuyên luận, luận văn, bài viết đều khảo sát truyện ngắn về chiến tranh từ 1975 đến 2000 hoặc 2005, thời gian gần 10 năm trở lại đây vẫn chƣa đƣợc đề cập. Trong khuôn khổ một bài viết ngắn hoặc một mục nhỏ của công trình, các vấn đề đƣợc đặt ra rải rác và giải quyết một cách ngắn gọn, súc tích, chƣa bàn đƣợc toàn diện đến sự thay đổi trong nội dung cũng nhƣ hình thức thể loại, diện khảo sát thƣờng hẹp về số lƣợng tác phẩm. Chọn hƣớng nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng góp phần nghiên cứu kỹ hơn về một mảng đề tài qua việc khảo sát truyện ngắn từ sau 1975 viết về chiến tranh. Từ đó, nhận diện đƣợc việc sử dụng tƣ liệu, vốn sống về chiến tranh của các nhà văn có sự thay đổi nhƣ thế nào về quan niệm, nội dung, hình thức nghệ thuật... Có thể thấy, đề tài chiến tranh đã và đang tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm của giới sáng tác phê bình.Điều đó đƣợc minh chứng qua việc thƣờng xuyên có những cuộc thi, toạ đàm, hội thảo về văn học chủ đề chiến tranh cách mạng 1 và nhiều tác phẩm mới ra đời.Sau 1975, văn học đề tài chiến tranh không chỉ viết về kháng chiến chống Pháp và Mỹ mà còn viết về cuộc chiến tranh biên giới, bảo vệ chủ quyền quốc gia.Trong văn học thế giới, chiến tranh là nguồn cảm hứng lớn sản sinh ra những kiệt tác.Đề tài này đến nay vẫn mang tính thời sự khi nhân loại đang ở TK XXI. Nghiên cứu truyện ngắn về chiến tranh từ sau 1975 dƣới các góc độ: hƣớng tiếp cận hiện thực mới mẻ, các kiểu loại nhân vật đa dạng, phƣơng thức nghệ thuật kế thừa truyền thống và mang hơi thở văn chƣơng đƣơng đại, chúng tôi hi vọng sẽ đem lại cái nhìn tƣơng đối toàn diện về mảng truyện ngắn này với nhiều giá trị đặc sắc còn tiềm ẩn. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng: Luận ánnghiên cứu đặc điểm, tiến trình của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 viết về chiến tranh. Nghiên cứu, khảo sát những phƣơng diện chính của thể loại truyện ngắn về đề tài này: sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con ngƣời, khuynh hƣớng sáng tác, thế giới nhân vật đa chiều, những đặc sắc trong phƣơng thức biểu hiện của truyện ngắn về chiến tranh đƣơng đại. 2.2 Phạm vi:Nếu nhƣ nói đến toàn bộ truyện ngắn Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh thì sẽ là một con số rất lớn và rải rác xuất hiện trong sáng tác của nhiều nhà văn, các sách báo và tạp chí. Chính vì vậy, luận án giới hạn đối tƣợng khảo sát chủ yếu là những tác phẩm đã đƣợc các văn uy tíntuyển chọn trong các tuyển tập truyện ngắn hay về chiến tranh, truyện ngắn biên giới Tây Nam, truyện ngắn hay và đoạt giải tạp chí Văn nghệ quân đội từ năm 1975 đến 2016. Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập đếntruyện ngắn đƣợc viết và công bố sau năm 1975 về chiến tranh của một số tác giả tiêu biểu đã thành công với đề tài này đƣợc dƣ luận quan tâm luận bàn, trong phạm vi mà ngƣời 2 viết cập nhật đƣợc (sự lựa chọn này không tránh khỏi tính chủ quan của tác giả luận án vì có thể với nhà nghiên cứu khác thì lại nhận thấy có những tác giả, tác phẩm khác tiêu biểu hơn về đề tài này). Văn học sau năm 1975 nói chung, truyện ngắn nói riêng viết về chiến tranh là viết về kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn. Trong khuôn khổ luận án, số lƣợng truyện ngắn đề cập đến mỗi cuộc chiến tranh này làcon số ngẫu nhiên của đối tƣợng khảo sát kể trên.Trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi gọi chung là truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh hoặc truyện ngắn về chiến tranh . 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích: Trên cơ sở khảo sát nghiên cứu truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh trong sự so sánh đồng đại với truyện ngắn nói chung, với tiểu thuyết về chiến tranh và sự so sánh lịch đại truyện ngắn về chiến tranh giai đoạn trƣớc 1975, luận án muốn tìm ra những đặc điểm và sự cách tân của truyện ngắn về đề tài chiến tranh khi nhìn từ thời bình. Đó là những xu hƣớng, tìm tòi, thể nghiệm hƣớng đến khắc hoạ bối cảnh hiện thực và con ngƣời trong và sau chiến tranh. Luận án muốn khẳng định truyện ngắn về chiến tranh từ sau giải phóng đến nay có sự kế thừa, cách tân nhằm biểu đạt đề tài này một cách hiệu quả, mới mẻ và đa diện, góp phần tích cực vào sự đổi mới, vận động của thể loại trong đời sống văn học Việt Nam đƣơng đại. 3.2 Nhiệm vụ Qua việc tổng hợp tƣ liệu, luận án sẽ làm sáng rõ những vấn đề lí luận cơ bản về sự thay đổi quan niệm nghệ thuật, một số yếu tố thi pháp đặc trƣng thể loại truyện ngắn và phân tích cụ thể trong sáng tác về chiến tranh. 3 Đầu tiên, luận án phân tích, đánh giá các xu hƣớng nghiên cứu văn học về chiến tranh, thể loại truyện ngắn và truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 viết về chiến tranh. Tiếp theo, luận án phác thảo về sự thay đổi quan niệm nghệ thuật, hƣớng tiếp cận đề tài chiến tranh trong truyện ngắn đƣơng đại đặt trong bối cảnh chung của nền văn học từ sau 1975 đến nay. Sau đó, luận án khảo sát, phân loại, phân tích một số kiểu loại nhân vật chủ yếu, đƣợc thể hiện nổi bật trong truyện ngắn đƣơng đại về chiến tranh. Đồng thời, luận án chỉ ra những thay đổi, cách tân từ quan niệm sáng tác đƣợc cụ thể hoá qua nhân vật trong truyện ngắn về chiến tranh giai đoạn này có những nét khác biệt so với thời gian trƣớc 1975. Luận án tập trung khảo sát, thống kê, phân tích các yếu tố đặc sắc gắn với đặc trƣng thể loại trong truyện ngắn về chiến tranh: những đổi mới nghệ thuật trần thuật (ngôi kể và điểm nhìn), nghệ thuật tổ chức cốt truyện và tạo dựng tình huống, ngôn ngữ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, luận án sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phƣơng pháp lịch sử - xã hội: nhằm tìm ra những tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam thời kì chiến tranh và khi bƣớc vào hoà bình với sự đổi mới về mọi mặt đến sự vận động của truyện ngắn về chiến tranh. Đặt truyện ngắn về chiến tranh trong các tiến trình lịch sử văn học dân tộc và thể loại truyện ngắn để đánh giá khách quan, khoa học đặc điểm, cách tân của truyện ngắn mảng đề tài này. - Phƣơng pháp so sánh: chúng tôi sử dụng thƣờng xuyên khi đặt truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh trong tƣơng quan với giai đoạn trƣớc và với truyện ngắn nói chung ở góc độ đồng đại và lịch đại để tìm ra nét tƣơng đồng 4 và khác biệt. Qua đó thấy đƣợc sự kế thừa đặc trƣng, phẩm chất thể loại truyền thống và những cách tân, sáng tạo của tác giả đƣơng đại. - Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: để phân tích yếu tố thi pháp cơ bản (quan niệm về nghệ thuật và con ngƣời, cốt truyện, tình huống, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ) trong truyện ngắn về chiến tranh đƣơng đại. - Phƣơng pháp loại hình: để khu biệt đặc trƣng, phân chia nhân vật thành các kiểu loại. - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu văn học kết hợp với xã hội học, tâm lý học, phân tâm học... để tiếp cận, phân tích, đánh giá đối tƣợng nghiên cứu. Cùng với các phƣơng pháp trên, thao tác phân tích tổng hợp đƣợc sử dụng xuyên suốt luận án nhằm đƣa đến những kiến giải khái quát trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận trong tác phẩm cụ thể để có sự đánh giá về diện mạo, sự vận động của truyện ngắn sau 1975về chiến tranh. 5. Đóng góp mới của luận án - Qua việc tìm hiểu truyện ngắn Việt Nam sau 1975 về chiến tranh, luận án bổ sung một cách nhìn truyện ngắn đƣơng đại. - Nghiên cứu truyện ngắn về một đề tài, trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát tác phẩm, luận án đánh giá tác động của sự thay đổi bối cảnh hiện thực và tƣ tƣởng, quan niệm nghệ thuật đến truyện ngắn về chiến tranh. Điều này dần đƣợc làm sáng tỏ qua những góc nhìn mới, sự mở rộng biên độ phản ánh hiện thực và con ngƣời, nhân vật đƣợc phản ánh đa dạng, đa diện. - Luận án chỉ ra những nét đặc trƣng, kế thừa và đổi mới trên một số phƣơng diện nghệ thuật cơ bản của truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh Đó là những xu hƣớng cách tân nghệ thuật trần thuật, tổ chức cốt truyện và tạo dựng tình huống, ngôn ngữ mang hơi thở của đời sống văn chƣơng đƣơng đại, đem đến cho truyện ngắn về chiến tranh sức hấp dẫn và mới lạ. 5 Luận án cho thấy một cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể về sự vận động, thay đổi của truyện ngắn về chiến tranh trên nhiều phƣơng diện, khẳng định sự tiếp nối có tính sáng tạo của truyện ngắn mảng đề tài này trong lịch sử văn học dân tộc. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc tổ chức thành bốn chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2. Những hƣớng tiếp cận mới về hiện thực chiến tranh Chƣơng 3. Các loại hình nhân vật chủ yếu Chƣơng 4. Những phƣơng thức nghệ thuật đặc sắc 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc trƣng thể loại truyện ngắn 1.1.1 Khái niệm Đã có nhiều khái niệm đƣợc đƣa ra bởi những nhà nghiên cứu và sáng tác văn học nhƣng dƣờng nhƣ vẫn chƣa thể quy đồng về một mẫu số chung khả dĩ. Nhiều ý kiến cho thấy tính đa dạng, phức tạp, khó định danh đầy đủ cho thể loại này. L. Louvel và C. Verley đã bày tỏ quan niệm: “chúng tôi thấy nên trung thực và thận trọng tuyên bố ngay từ đầu là chúng tôi sẽ không đƣa ra đây một định nghĩa cho truyện ngắn mà có thể mọi ngƣời đang chờ đợi, truyện ngắn là một thể loại mà nét đặc trƣng cơ bản chính là ở chỗ nó luôn tuột khỏi mọi ý đồ định nghĩa nó” [158, tr. 31]. Ở phƣơng Tây, từ thế kỉ XIX, lý thuyết về truyện ngắn đã đƣợc nghiên cứu. Trong Từ điển văn học Pháp ngữ định nghĩa: “Với nhiều ngƣời, truyện ngắn so với tiểu thuyết nhƣ phim ngắn so với phim dài. Truyện ngắn là bài tập của các nhà văn duy mĩ”[158, tr. 27]. Trong cuốn sách Đọc truyện ngắn của Daniel Grojnowski (Phùng Ngọc Kiên, Trần Hinh dịch) nghiên cứu về các vấn đề xoay quay thể loại truyện ngắn. Theo tác giả dẫn, Từ điển Robert (tập IV, 1980) giới thiệu truyện ngắn là : “Thể loại mà ngƣời ta có thể định nghĩa nhƣ một truyện kể, thông thƣờng là ngắn, có cấu trúc kịch (thống nhất hành động), nhân vật không nhiều, tâm lý nhân vật chỉ đƣợc chú ý trong mức độ mà ở đó chúng tác động lại sự kiện là trung tâm của truyện kể”[26, tr. 6]. Qua một số phân tích văn bản khác, nhà nghiên cứu này đi đến nhận định “Truyện ngắn cũng có thể rất gắn bó với một sự kiện không thật quan trọng mà tóm tắt gợi ra trong một vài trang cả một sự tồn tại toàn diện, thậm chí cả diễn biến của một số phận. Trong trƣờng hợp thứ nhất là một ngày hoặc một số thời khắc, trong trƣờng hợp thứ hai là tỉ lệ độ dài. Tuy nhiên, cho dù nội dung của 7 truyện kể có thế nào, ngƣời kể chuyện vẫn cứ quyết định lồng vào một khuôn khổ áp đặt cho một thời gian đọc có hạn. Truyện ngắn là dành cho sự súc tích, nó thuật lại các sự kiện nổi bật, chí ít là cũng chuyên tâm vào việc tuân thủ một khoảnh khắc” [26, tr. 7]. Quan niệm này rất gần với cách hiểu truyện ngắn hiện đại ngày nay. Các nhà văn Nga cũng có nhiều quan niệm khác nhau về truyện ngắn.Pautopxkinhận định “Truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn trong đó cái không bình thƣờng hiện ra nhƣ một cái gì bình thƣờng và cái gì bình thƣờng hiện ra nhƣ một cái gì không bình thƣờng”. A. Tolstoy cho rằ ng : “truyê ̣n ngắ n là mô ̣t hình thƣ́c nghê ̣ thuâ ̣t khó khăn bâ ̣c nhấ t” . Với Truman Capote: “Đó là tác phẩ m nghê ̣ thuâ ̣t có bề sâu nhƣng la ̣i không đƣơ ̣c dài” . (Sổ tay truyê ̣n ngắ n- Vƣơng Trí Nhàn). Ở Mỹ thế kỉ XX, dù thể loại nàyphát triển, mang lại thành công cho nhiều nhà văn nhƣng cùng chung tinh thần với các tác giả châu Âu ở chỗcoi truyện ngắn là “định nghĩa không thể tìm đƣợc”.Trong văn học nói chung, truyện ngắn tồn tại “trong tính linh hoạt vô hạn” nên không có định nghĩa nào bao quát đƣợc tất cả các hình thức truyện ngắn trên thế giới thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, xác định truyện ngắn với vị trí độc lập, Lê Huy Bắc cho rằng: “truyện ngắn không thể lệ thuộc vào tiểu thuyết về mặt kĩ thuật, phản ánh... Nên những định nghĩa về truyện ngắn cần phải xuất phát từ chính đặc trƣng của thể loại” [9, tr. 89]. Dù thế nào, chúng ta vẫn phải chọn một khái niệm phù hợp với thể loại. Theo cách định nghĩa củaTừ điển thuật ngữ văn học: truyện ngắn “là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”, khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thƣờng hƣớng tới khắc họa một hiện tƣợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con ngƣời” [115, tr. 304]. 8 Từ điển văn học bổ sung quan niệm: “Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lƣợng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [104, tr. 457]. Trong từ điển 150 thuật ngữ văn học, truyện ngắn đƣợc định danh là “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thƣờng đƣợc viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phƣơng diện của đời sống con ngƣời và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lƣợng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc ngƣời tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ”. Chúng tôi thấy có sự bổ sung cho nhau để làm rõ điểm đặc trƣng của truyện ngắn nhƣ sau: - Là tác phẩm văn xuôi tự sự hƣ cấu cỡ nhỏ, phù hợp với việc đọc nó liền một mạch không nghỉ. - Thƣờng nhằm khắc họa một hiện tƣợng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con ngƣời hay trong đời sống tâm hồn con ngƣời. - Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tƣ duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng mang tính chất thể loại. - Truyện ngắn khác với tiểu thuyết và truyện vừa bởi dung lƣợng phản ánh và phƣơng thức chiếm lĩnh hiện thực của nó. Thể loại này cũng có những ƣu thế riêng bởi sự nhỏ gọn, dồn nén. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển thể loại truyện ngắn cũng bổ sung thêm những đặc điểm mới do quá trình pha trộn, tiếp xúc thể loại và thời đại tác động. Nội dung định nghĩa đƣợc làm rõ hơn qua những yếu tố thi pháp cơ bản của thể loại. Truyện ngắn là một thể loại đƣợc nghiên cứu và bàn luận khá sôi nổi trong đời sống văn chƣơng hiện đại. Trong các công trình văn học sử hay các bài viết 9 đánh giá, tổng kết một giai đoạn văn học, truyện ngắn đƣợc đặt ở vị trí quan trọng trong dòng chảy văn chƣơng nói chung. Về mặt lí luận, thể loại truyện ngắn cũng đƣợc bàn đến trong một số công trình, tuy nhiên chƣa có sự thống nhất về cơ sở lí luận cho thể loại này. Trong Sổ tay truyện ngắn của Vƣơng Trí Nhàn tập hợp những ý kiến, kinh nghiệm của nhiều nhà văn Việt Nam và thế giới đã chỉ ra sự phức tạp trong việc định nghĩa và xác định đặc trƣng thể loại của truyện ngắn. Tác giả cũng đặt phần lí thuyết truyện ngắn chung với tiểu thuyết. Ông cho rằng: “Trên nguyên tắc không có lí luận riêng về truyện ngắn. Ở đây chỉ có vấn đề mà ngƣời ta quen gọi là dung lƣợng: truyện dài hay ngắn. Còn nhƣ phản ánh về con ngƣời nhƣ thế nào, trên cơ sở một quan niệm triết học ra sao, mối quan hệ giữa con ngƣời với hoàn cảnh là thuận hay nghịch... bấy nhiêu thứ thuộc phần lí luận về tiểu thuyết. Truyện ngắn chỉ là một dạng tiểu thuyết đặc biệt” [102, tr. 140]. Tác giả Bùi Việt Thắng trong chuyên luận Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại cũng khẳng định: “Truyện ngắn đƣợc quan niệm là một bộ phận của tiểu thuyết, vì thế trên nguyên tắc không có lí thuyết riêng cho truyện ngắn, lí thuyết của nó dựa vào lí thuyết của tiểu thuyết” [155, tr. 61]. Những cuộc tranh luận chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung tƣơng đối thống nhất về nhận diện thể loại này không chỉ là vấn đề trong nền lí luận văn học ở Việt Nam mà cả trong văn học phƣơng Tây. Giới nghiên cứu và sáng tác đã không ngừng nỗ lực để định danh thể loại này một cách thoả đáng bởi bất cứ thể loại văn học nào cũng cần có nguyên tắc khoa học, lí luận làm công cụ thẩm định. Cho đến nay, đã có nhiều quan điểm về sự ra đời và khái niệm truyện ngắn. Chúng tôi chọn nội hàm “truyện ngắn hiện đại” để xác lập các vấn đề lí thuyết xung quanh thể hiện đặc trƣng thể loại này. Giới nghiên cứu phƣơng Tây có ý kiến cho rằng, truyện ngắn hiện đại với “hình hài và phẩm chất” nhƣ hiện nay khởi nguồn từ Anh với The Two Drovers của Walter Scott 10 đăng trên một tờ báo của Canongate (Edinburgh, Scotland) năm 1827. Một số ý kiến khác cho rằng bắt đầu từ Mỹ đầu thế kỷ XIX với Twice - Told Tales xuất bản năm 1837 của Nathaniel Hawthorne [145] rồi sau đó trở nên phổ biến ở châu Âu và Nga. Ở Việt Nam, theo Thanh Lãng thì khái niệm truyện ngắn hiện đại Việt Nam chỉ có từ đầu thế kỷ XX trở đi. Bùi Việt Thắng thì cho rằng truyện ngắn có mầm mống rất sớm từ văn xuôi trung đại chữ Hán thế kỷ XI với Việt điện u linh. Từ thế kỷ XV trở đi, truyện viết mang tính nghệ thuật có yếu tố cá nhân và yếu tố thần kỳ trong văn học. Thế kỷ XVII về sau, nó biến đổi dần thành tiểu thuyết chƣơng hồi và truyện Nôm. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chữ quốc ngữ phổ biến rộng rãi, những năm 1920, xuất hiện truyện ngắn hiện đại (lúc bấy giờ gọi là tiểu thuyết). Từ đó đến nay, truyện ngắn đã có sự vận động hoàn thiện thể loại đạt đến đỉnh cao trong văn học Việt Nam và dần có những biến đổi trong cấu trúc thể loại, dung nạp thêm nhiều kiểu loại mới. Truyện ngắn nƣớc ta nhƣ nói trên đã có mầm mống và hình thành từ văn học dân gian và trung đại. Sử dụng khái niệm “truyện ngắn hiện đại”, chúng tôi muốn có sự khu biệt với khái niệm “truyện ngắn trung đại” mà đặc trƣng là ảnh hƣởng của lối kể chuyện dân gian cùng lối văn chép sử và chú trọng cốt truyện ly kỳ hấp dẫn, giàu tính ƣớc lệ tƣợng trƣng. Truyện ngắn hiện đại vừa có sự kế thừa truyền thống vừa chịu sự ảnh hƣởng của truyện ngắn phƣơng Tây. Khái niệm này đƣợc dùng để chỉ một thể loại văn xuôi bên cạnh những thể loại khác nhƣ tiểu thuyết, truyện vừa, kịch, thơ, ký... có những “quy chuẩn lí thuyết” nhất định. Cùng với đó, khái niệm này cũng phân biệt với “truyện ngắn cổ điển” vốn coi trọng đặc trƣng thể loại là cốt truyện tiêu biểu, tập trung khắc hoạ tính cách nhân vật và lối kể chuyện khách quan, chủ yếu kể theo trình tự thời gian, 11 có đầu có đuôi. “Truyện ngắn hiện đại” có sự tƣơng tác thể loại, bút pháp trần thuật đa dạng, nhân vật có thể bị mờ hoá, hình thức kết cấu đa dạng... 1.1.2 Một số đặc trưng của truyện ngắn hiện đại Phƣơng thức chiếm lĩnh hiện thực của truyện ngắn không phải là hƣớng đến toàn bộ sự đầy đặn toàn vẹn nhƣ tiểu thuyết mà chỉ tập trung đặc tả một hiện tƣợng, một nét bản chất của con ngƣời, một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống. Nói nhƣ Nguyễn Minh Châu: “Truyện ngắn là cái riêng tƣ nhất, một công trình toàn vẹn và xong xuôi nhất… Truyện ngắn là thể văn của một tâm trạng, tâm sự… Nó nhƣ một câu hát đƣợc thốt lên… Truyện ngắn có thể đƣợc ví nhƣ là một cành cây. Còn truyện dài là cả một thân cây rƣờm rà” [20, tr. 175]. Và: “Tôi thƣờng hình dung thể loại truyện ngắn nhƣ mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ: chỉ liếc qua những đƣờng vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc… Nói đến truyện ngắn là nói đến nghệ thuật của bố cục và sự hàm súc” [20, tr. 332]. Là một loại hình “tự sự cỡ nhỏ” nên truyện ngắn không miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển với một cấu trúc phức tạp, nhiều số phận nhƣ tiểu thuyết. Chính bởi vậy mà “khối lƣợng” câu chữ dùng trong truyện ngắn không nhiều. Độ dài ngắn là tiêu chuẩn để phân biệt trong phạm vi truyện (truyện ngắn, truyện vừa). Truyện vừa không phải là truyện ngắn kéo dài.“Truyện vừa là thể loại văn xuôi tự sự cỡ trung bình”[85, tr. 396] . Theo phân tích của nhà văn ngƣời Anh Ian McEwan, truyện vừa (novella), nhỏ hơn tiểu thuyết (novel) “là thể thức hƣ cấu bằng văn xuôi hoàn hảo nhất ”[68]. Trong ngôn ngữ phƣơng tây, truyện vừa đƣợc hiểu là một kiểu tiểu thuyết ngắn. Ông cũng đƣa ra ý kiến cho rằng, lấy kích cỡ khoảng hai mƣơi đến bốn mƣơi ngàn từ ( khoảng 50 đến 100 trang với khoảng 350 chữ/ trang) để tạm quy ƣớc về độ dài truyện vừa.Trong tài liệu Lí luận văn học do Phƣơng Lựu chủ biên thì 12 nhận định: ở bình diện trần thuật, truyện vừa cô đọng, hàm súc, bám sát sự phát triển của cốt truyện và đặc điểm nhân vật. “Đối tƣợng tái hiện của truyện vừalà các sự kiện, các cuộc đời thƣờng là đặc sắc, khác thƣờng, hoặc các hiện tƣợng đời sống nổi bật. Truyện vừa ít miêu tả quá trình vận động của tính cách, quan hệ hơn tiểu thuyết”[85, tr.397]. Nhƣ vậy, truyện vừa có vị trí nhất định trong tái hiện đời sống khi mà ý tƣởng nghệ thuật của nhà văn không muốn hoặc không thể dồn vào trong một truyện ngắn và cũng không muốn gửi vào thể loại nhiều lớp lang, quy mô là tiểu thuyết.Truyện vừa khá phổ biến trong văn học Việt Nam trƣớc kia nhƣng gần đây ít xuất hiện. Ranh giới giữa tiểu thuyết/ truyện vừa/ truyện ngắn đôi khi cũng chỉ là tƣơng đối. Có khi một tác phẩm truyện vừa đƣợc xếp vào tiểu thuyết hoặc truyện ngắn. Nếu tiểu thuyết có thể từ hàng trăm trang đến hàng vài nghìn trang thì truyện ngắn có thể chỉ là vài nghìn chữ. Sự khác nhau giữa truyện ngắn và tiểu thuyết không đơn thuần ở số lƣợng từ mà ở “diện phản ánh”, “dung lƣợng” và “quy mô” tác phẩm. Theo sự diễn biến của thể loại trong đời sống hiện đại còn xuất hiện truyện ngắn rất ngắn. Cùng thuộc loại hình tự sự nhƣng truyện ngắn và tiểu thuyết có những đặc trƣng thẩm mĩ riêng. Có ý kiến cho rằng: “ Ngƣời ta sẽ so sánh tiểu thuyết với một chuyến đi dài qua nhiều địa điểm khác nhau, nó giả thiết một chuyến quay về yên bình; còn truyện ngắn với một chuyến leo lên một quả đồi có mục đích là mang lại cho chúng ta một cái nhìn từ trên cao.” [26, tr. 24]. “Vì lí do loại hình học của mình, truyện ngắn không thể dành cho việc tái hiện đời sống tập thể trong sự đa dạng và phức tạp của chúng. Nó tận dụng sự không đủ khả năng này bằng việc xác định một đề tài”[26, tr. 28]. Có thể thấy, truyện ngắn xác định nội dung, vị thế của mình bởi “quy chế đặc thù”,“riêng biệt”. Tiểu thuyết thành công trong việc triển khai còn truyện ngắn thành công trong việc tập trung. “ Trong khi mà trong 13 tiểu thuyết, các tình huống kế tiếp và đan nhằng vào nhau theo lối bất định, khi mà tính đa dạng của điểm nhìn, chƣơng đoạn có xu hƣớng làm cho ý nghĩa tổng thể trở nên phức tạp; thì thƣờng ngƣợc lại, sự cô lập của một sự kiện, của một hay nhiều nhân vật, việc đặt ra kiểu loại hay kiểu mẫu vốn là đặc trƣng của truyện kể ngắn lại đƣa ngƣời đọc tới sự ngoại suy: nó đi từ trƣờng hợp loài tới sự tổng hợp hóa, từ nghĩa đen tới nghĩa biểu tƣợng.” [26, tr. 40]. Truyện ngắn có những ƣu việt, sự sắc bén, khả năng tổng hợp cao trong “hình hài” khiêm tốn của mình.Khi đó, hai thể loại này khác nhau ở cách thức ngƣời nghệ sĩ chọn để chuyển tải thông điệp về cuộc sống. Còn xét về khả năng phản ánh nghệ thuật thì truyện ngắnbình đẳng với tiểu thuyết - có thể phản ánh những vấn đề của đời sống một cách khái quát, sâu sắc. Gắn với tên gọi thể loại, yếu tố dung lƣợng là đặc trƣng đầu tiên để phân biệt truyện ngắn và các thể loại khác. Với hình thức tự sự cỡ nhỏ, số trang ít, ít sự kiện, ít nhân vật, phạm vi phản ánh hẹp, truyện ngắn “cô đọng đến mức cao nhất”, tập trung vào một chủ đề nhƣng thể loại này vẫn đạt đến hiệu quả mong muốn, tác động mạnh mẽ và giá trị thẩm mỹ lớn lao. Cốt truyện thƣờng đƣợc tổ chức trên một “hành động cỡ nhỏ”, trong một không gian, thời gian giới hạn… nên không cho phép lan man , dàn trải những quan sát , suy ngẫm của tác giả trong miêu tả tình huống , khắ c hoa ̣ tính cách phải có giá trị lớn về cảm xúc và tƣ tƣởng nhằm hƣớng đến một “hiệu quả duy nhất” ở phần kết thúc. Giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình đƣơng đại Việt Nam cũng đánh giá cao “sức chứa” của truyện ngắn - khả năng phản ánh hiện thực của nó. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “ Các truyện ngắn bây giờ rất nặng. Dung lƣợng của nó là dung lƣợng của cả cuốn tiểu thuyết” [9, tr. 77]. Một số nhà nghiên cứu khác cũng ghi nhận xu thế “mở rộng sức chứa” của truyện ngắn hiện đại, đƣa thể loại này đến gần hơn với tiểu thuyết. Điều đó đi ngƣợc lại xu hƣớng 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan