Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Truyện kể dân gian tày ở ba bể, bắc kạn...

Tài liệu Truyện kể dân gian tày ở ba bể, bắc kạn

.PDF
127
128
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ UYÊN TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY Ở BA BỂ, BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ UYÊN TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY Ở BA BỂ, BẮC KẠN Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Nguyệt Vân THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Tác giả luận văn Nông Thị Uyên i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn là TS. Dương Nguyệt Vân - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 26 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên ngày 16 tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Nông Thị Uyên ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 11 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 11 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 12 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 13 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 13 NỘI DUNG ....................................................................................................... 15 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƯỜI TÀY Ở BA BỂ, BẮC KẠN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN........................................................... 15 1.1. Khái lược về vùng đất và con người ở Ba Bể, Bắc Kạn ........................... 16 1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên - xã hội.................................................................. 16 1.1.2. Lịch sử vùng đất ...................................................................................... 19 1.1.3. Đời sống văn hóa ..................................................................................... 20 1.1.4. Diện mạo văn học dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn ................................ 28 1.2. Một số vấn đề lí luận ................................................................................. 32 1.2.1. Khái niệm truyện kể dân gian .................................................................. 32 1.2.2. Khái niệm kiểu truyện ............................................................................. 34 1.2.3. Khái niệm motif (mô típ) ......................................................................... 35 Tiểu kết .............................................................................................................. 36 Chương 2. THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT TÀY Ở BA BỂ, BẮC KẠN ................................................................................................. 38 2.1. Thần thoại .................................................................................................. 38 2.1.1. Khái quát thần thoại Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn ........................................... 38 iii 2.1.2. Số liệu khảo sát ........................................................................................ 39 2.1.3. Phân tích số liệu khảo sát ........................................................................ 40 2.1.4. Thần thoại với môi trường văn hóa dân gian .......................................... 53 2.2. Truyền thuyết............................................................................................. 59 2.2.1. Khái quát truyền thuyết Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn ...................................... 59 2.2.2. Số liệu khảo sát ........................................................................................ 59 2.2.3. Phân tích số liệu khảo sát ........................................................................ 60 2.2.4. Mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội, phong tục ............................ 67 Tiểu kết .............................................................................................................. 72 Chương 3. TRUYỆN CỔ TÍCH TÀY Ở BA BỂ, BẮC KẠN ...................... 74 3.1. Khái quát cổ tích Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn .................................................. 74 3.2. Số liệu khảo sát .......................................................................................... 76 3.3. Phân tích số liệu khảo sát .......................................................................... 76 3.3.1. Truyện cổ tích thần kì .............................................................................. 77 3.3.2. Truyện cổ tích sinh hoạt .......................................................................... 85 3.3.3. Truyện cổ tích loài vật ............................................................................. 90 3.4. Mối quan hệ giữa truyện cổ tích với văn hóa - tín ngưỡng, phong tục ...... 94 Tiểu kết .............................................................................................................. 99 KẾT LUẬN..................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 104 PHỤ LỤC iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí do xã hội Việt Nam được biết đến là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất hình chữ S. Chiếm đa số trong tổng số dân cư của cả nước là dân tộc Kinh (Việt), ngoài ra nước ta còn có 53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, gắn bó như Tày, Nùng, Dao, Mông,… Mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng, độc đáo góp phần làm nên nét đặc sắc chung của văn hóa Việt Nam do đó Việt Nam được coi là đất nước có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước từ nhiều thế kỉ qua, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chung sống, đoàn kết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình phát triển của lịch sử đất nước, Việt Nam đã hình thành một cộng đồng văn hóa vừa thống nhất, vừa đa dạng hòa chung với xu thế phát triển của thời đại thì mỗi dân tộc lại có nghĩa vụ giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc phong tục tập quán, văn hóa, văn nghệ truyền thống của dân tộc mình. Nằm ở vùng Đông Bắc của đất nước, Bắc Kạn được biết đến là một tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn sau khi tái lập tỉnh vào năm 1997. Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính với hơn 300.000 người gồm 7 dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên 80% tổng số dân cư. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử, dù có không ít những đổi thay về địa dư hành chính, địa giới, địa danh nhưng tỉnh Bắc Kạn vẫn là địa bàn có sự gắn kết bởi quá trình lịch sử văn học trên nền tảng cảnh quan địa lí với các sắc thái độc đáo đa dạng. Do cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỉ Cambri cách đây hơn 200 triệu năm, thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Bắc Kạn những kì quan độc đáo đặc biệt là vùng đất Ba Bể với danh thắng Hồ Ba Bể từ lâu đã đi vào những câu ca: Bắc Kạn có suối đãi vàng Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh 1 Hay đó còn là những giai điệu ngọt ngào được không ít người biết đến đã khái quát được cái đặc sắc của vùng đất Ba Bể giàu đẹp, hùng vĩ, nên thơ “Quê hương em có viên ngọc xanh với hồ Ba Bể nằm giữa tươi xanh. Xanh xanh nước, xanh xanh mây, xanh màu huyền thoại ở giữa trời mây ”. Ba Bể là nơi hội tụ, sinh sống của 7 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc Tày đông hơn cả (chiếm 61,93% trong tổng số dân cư trên địa bàn huyện số liệu tính đến ngày 31/12/2018). Dân tộc Tày sống tập trung thành các bản làng trong các thung hoặc dọc theo bờ sông, suối. Cuộc sống hài hòa gắn bó với thiên nhiên, có sự gắn kết cộng đồng đã làm nên nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Tày huyện Ba Bể. Văn hóa dân tộc Tày góp phần tạo nên nét đặc sắc văn hóa của Bắc Kạn nói chung. Vì vậy, việc tìm hiểu truyện kể dân gian Tày huyện Ba Bể là tăng cường sự hiểu bết về vốn văn hóa dân gian của các dân tộc nói chung và của dân tộc Tày nói riêng ở huyện Ba Bể. Việc tìm hiểu này còn có ý nghĩa lớn và lâu dài đối với nhiệm vụ xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1.2. Lí do khoa học Vấn đề nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong đó có truyện kể dân gian từ lâu đã được nhiều tác giả, nhiều cấp ngành quan tâm. Trong quá trình tồn tại và phát triển các dân tộc Ba Bể nói chung và dân tộc Tày Ba Bể nói riêng đã xây dựng cho mình một kho tàng văn hóa dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của tộc người mình. Mỗi tộc người có bản sắc riêng nhưng nhìn chung vẫn nằm trong mạch ngầm thống nhất của văn hóa Việt Nam. Ba Bể được biết đến là cái nôi của văn hóa Tày cổ từ cách đây hơn 2000 năm, nơi đây hội tụ đầy đủ các loại hình văn hóa dân gian như hát hát lượn, hát then…đặc biệt là truyện kể dân gian. Truyện kể dân gian đã phản ánh chân thực những quan niệm nguyên sơ của người Tày về lịch sử, địa lí, văn hóa, bản sắc con người vùng đất này. Truyện kể dân gian Tày Ba Bể với những đặc sắc riêng đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng nhưng thống nhất của văn học dân 2 gian Việt Nam. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy, truyện kể dân gian dân tộc Tày - Ba Bể chưa được nghiên cứu, khảo sát, mô tả một cách hệ thống. 1.3. Lí do nghiệp vụ Hiện nay, việc nghiên cứu, học tập Văn học dân gian địa phương trong chương trình của các cấp học ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng còn chưa được chú trọng. Là một giáo viên giảng dạy ở trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh, chúng tôi đã có một khảo sát nhỏ đối với đối tượng học sinh dân tộc Tày thì điều đáng ngạc nhiên là đến 100% học sinh khi được hỏi về truyện kể dân gian của dân tộc mình các em đều lắc đầu không biết. Hơn nữa, cũng như các tỉnh khác, tỉnh Bắc Kạn cũng đã có chủ trương đưa Văn học địa phương vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Đây là việc làm thiết thực giúp học sinh nói riêng và các dân tộc trong địa phương mình hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa, lịch sử, về con người, mảnh đất nơi mình sinh sống, học tập và làm việc. Là một giáo viên giảng dạy tại trường Phổ thông dân tộc Nội trú, ngôi trường có đến 100% là học sinh dân tộc thiểu số; hơn nữa, bản thân cũng là người con của dân tộc Tày, chúng tôi nghĩ việc nghiên cứu, khảo sát, phân tích kết quả khảo sát truyện kể dân gian dân tộc Tày Ba Bể là việc làm cần thiết để giữ gìn văn hóa, văn học dân gian của dân tộc mình. Đồng thời, việc làm này cũng có ý nghĩa thiết thực và bổ ích trong công tác giảng dạy tại trường THPT. Với những lí do trên và trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi lựa chọn đề tài Truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào quá trình nghiên cứu, bảo tồn văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Đồng thời, là người con của dân tộc Tày Bắc Kạn, tôi muốn góp tấm lòng tri ân của mình với vùng đất, con người Ba Bể - một vùng đất giàu truyền thống làm nên niềm tự hào của mỗi người con khi nhắc tới quê hương Bắc Kạn. 3 2. Lịch sử vấn đề Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, văn học dân gian được coi là nền móng vững chắc cho sự phát triển rực rỡ của văn học viết sau này. Với phương thức chủ yếu là truyền miệng nên văn học dân gian trải qua thời gian sẽ dần bị mai một, lãng quên nếu không có ý thức bảo tồn, bảo lưu những giá trị mà tổ tiên ta để lại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn văn học dân gian là một việc làm cấp thiết. Trong kho tàng văn học dân gian, các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn thuộc về loại hình tự sự bằng văn xuôi dân gian. Việc sưu tầm truyện kể dân gian đã được các học giả quan tâm và tiến hành khảo cứu từ khá sớm, đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian nói chung, truyện kể dân gian nói riêng càng được chú trọng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như Truyện cổ tích Việt Nam (1955) của Vũ Ngọc Phan, Lược khảo về thần thoại Việt Nam (1956) của Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (1957) của Nguyễn Đổng Chi… Cùng với văn học dân gian của người Kinh thì bộ phận văn học dân gian của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nói chung và ở Bắc Kạn nói riêng đã góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng của văn học dân gian Việt Nam. Trong đó, truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số đã bắt đầu được các nhà nghiên cứu chú ý quan tâm, sưu tầm. Có thể kể đến một số công trình đã dày công sưu tầm, giới thiệu như: Truyện cổ Việt Bắc (1963) do Hoàng Quyết biên soạn; Truyện cổ Tày - Nùng (1974); Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam (1985 -1994) do Đặng Nghiêm Vạn, Đặng văn Lung, Tăng Kim Ngân biên soạn; Truyện cổ Bắc Kạn (2000); Sưu tập và khảo cứu truyện cổ Tày của tác giả Vũ Anh Tuấn và Vi Hồng. Thành quả của các công trình sưu tập trên đã khẳng định vị trí và giá trị của truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam, đồng thời thấy được truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số đã góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng cho văn học dân gian Việt Nam nói riêng 4 và nền Văn học Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, việc sưu tập vẫn còn hạn chế bởi truyện kể dân gian của nhiều dân tộc vẫn chưa có mặt trong những công trình này và những người làm công tác sưu tập đa phần không phải là người dân tộc thiểu số mà là người Kinh. Vì vậy, dù có trân trọng, yêu thích kho truyện kể của các dân tộc ít người và mong muốn khôi phục, bảo tồn những giá trị tinh thần đó nhưng sự khác nhau về ngôn ngữ và tâm lí dân tộc cũng là một trở ngại trong quá trình sưu tập. Trong công tác khảo cứu, truyện kể của các dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạn đã được các tác giả quan tâm, đặc biệt là truyện kể dân gian của huyện Ba Bể. Với tâm huyết của những nhà nghiên cứu, sưu tầm truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn đã được tập hợp, phân loại trong 3 tập truyện Truyện cổ Bắc Kạn do nhóm tác giả Vũ Anh Tuấn, Bàn Tuấn Năng, Lâm Xuân Đình sưu tầm, biên soạn, chỉnh lí của Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao tỉnh Bắc Kạn xuất bản năm 2000 - 2002. Trong 3 tập truyện này các tác giả đã dày công khảo sát, sưu tầm và phân loại các truyện kể của các dân tộc ít người của các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (chủ yếu là của dân tộc Tày và dân tộc Dao) vào các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn. Đặc biệt, các tác giả đã dành riêng tập III -Truyện cổ Bắc Kạn cho vùng văn hóa Ba Bể với đầy đủ các thể loại truyện kể nói trên nhưng những truyện kể này mang những đặc trưng riêng của địa phương Ba Bể - một nơi phong cảnh hữu tình, thiên nhiên trữ tình thơ mộng nên những truyện kể của các dân tộc ít người nơi đây cũng khoác lên mình màu sắc huyền thoại. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại ở việc sưu tập và phân loại truyện kể dân gian, chưa phân tích cụ thể về nội dung và nghệ thuật của những bản kể dân gian này. Ngoài 3 tập Truyện cổ Bắc Kạn, phản ánh về đời sống tinh thần của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có cuốn Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2004), đã phản ánh khá cụ thể về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của các dân tộc trong tỉnh Bắc Kạn. Trong đó là cách ứng xử, những phong tục truyền thống, những lễ nghi trong tang ma, thủ tục cưới xin,...đã hình thành trong đời sống các dân tộc tỉnh Bắc Kạn từ xa xưa. Từ 5 đó giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về những đặc sắc văn hóa của dân tộc ít người ở Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng, trong đó có sự góp mặt của tộc người Tày Ba Bể. So với việc sưu tầm truyện kể dân gian của người Kinh thì việc sưu tầm truyện kể dân gian của dân tộc thiểu số bắt đầu muộn hơn, nhưng việc sưu tầm diễn ra khá liên tục; điều này thể hiện sự quan tâm của các nhà sưu tầm đến kho truyện kể của các dân tộc ít người. Tuy vậy, những công trình nói trên chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, tập hợp những truyện kể của một số dân tộc tiêu biểu chứ chưa phải là những công trình đi sâu vào nghiên cứu, lí giải. Ngoài những tuyển tập truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số nói trên, nghiên cứu về văn học dân gian các dân tộc ít người còn có những cuốn sách đã được xuất bản như: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam của tác giả Phan Đăng Nhật (1981). Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu, phân tích về diện mạo, giá trị nội dung và nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian trong đó có truyện kể dân gian. Cuốn Giáo trình văn học dân gian Việt Nam (2000) được biên soạn bởi nhóm tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên) cùng Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn đã dành một phần riêng cho văn học dân gian các dân tộc ít người do Võ Quang Nhơn biên soạn. Trong công trình nghiên cứu này, về truyện kể dân gian tác giả tập trung vào hai thể loại là thần thoại và truyện cổ tích. Về thần thoại, theo tác giả nhận định và phân loại thì: “Kho tàng thần thoại của các dân tộc anh em rất phong phú. Căn cứ theo những biểu hiện tương ứng về các mặt chủ đề, hình tượng, motif… xuất hiện khá phổ biến trong các thần thoại, ta có thể phân chia hệ thống thần thoại các dân tộc theo các loại hình sau đây: loại truyện kể về việc sinh ra trời đất, cây cỏ, núi sông; loại truyện kể về việc sinh ra con người, sinh ra các dân tộc; loại truyện kể về những kì tích sáng tạo văn hóa trong buổi đầu của con người; loại truyện kể về những cuộc đấu tranh xã hội trong buổi đầu của xã hội có giai cấp” [20; tr.588]. Sau khi nhận định, phân loại tác giả đã đi vào phân tích cụ thể từng loại thần thoại. Về truyện cổ tích, theo tác giả thì truyện 6 cổ tích được “sáng tác và truyền lại trong điều kiện đã tách rời khỏi nghi lễ, gắn với sinh hoạt, nên truyện cổ tích - trong khi càng giảm yếu tố quái dị, thần kì của thần thánh , thì càng mang nhiều yếu tố thế tục của cuộc đời. Do đó một mặt truyện cổ tích kế thừa truyền thống lãng mạn thần kì của thần thoại, thì mặt khác tính chất hiện thực của truyện cổ tích ngày càng tăng lên” [20; tr.616]. Cũng theo tác giả thì nhân vật trung tâm của truyện cổ tích các dân tộc là con người và kết cấu nghệ thuật trong cổ tích thường sử dụng những motif có tính chất khuôn mẫu. Tác giả cũng đã phân tích nội dung và nghệ thuật các tiểu loại cổ tích để làm nổi bật giá trị của thể loại truyện cổ tích. Ngoài ra, trong nghiên cứu này tác giả cũng tìm hiểu thêm một số thể loại trong văn học dân gian của các dân tộc ít người như: Thơ ca dân gian, sử thi anh hùng, truyện thơ. Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp, còn có những công trình nghiên cứu chuyên biệt như công trình nghiên cứu riêng về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc của tác giả Nguyễn Thị Minh Thu. Trong Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc diện mạo và giá trị (2016) tác giả Nguyễn Thị Minh Thu cũng đã khảo sát một cách hệ thống về diện mạo truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc theo thể loại, type truyện và hệ thống motif. Trong công trình nghiên cứu này tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam với đời sống tín ngưỡng và bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong đó, tác giả cũng đã nhận định: “Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc có số lượng phong phú bao gồm đầy đủ các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn, trong đó, thần thoại và truyện cổ tích chiếm số lượng nhiều hơn những thể loại còn lại. Mỗi thể loại một mặt có chức năng, đặc trưng riêng mặt khác lại có mối liên hệ, chuyển hóa vào nhau khá mạnh mẽ. Các dân tộc tuy thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau nhưng do điều kiện sinh sống xen kẽ là chủ yếu nên nguồn truyện kể các dân tộc có nhiều điểm tương đồng tạo nên những mẫu số chung trong nội dung và hình thức phản ánh của các thể loại và type truyện” [48; tr.131]. Trong công trình này 7 chúng tôi cũng thấy một số truyện kể dân gian của dân tộc Tày ở Bắc Kạn nói chung và dân tộc Tày Ba Bể nói riêng đã được khảo sát, phân tích. Hay như công trình nghiên cứu Chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam của tác giả Dương Nguyệt Vân (2019). Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu vấn đề phản ánh phong tục trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam về chủ đề hôn nhân. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên khảo sát truyện cổ tích trên diện rộng. Bên cạnh truyện cổ tích của dân tộc Kinh, tác giả cũng đã đề cập và tìm hiểu về truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số, trong đó có truyện của dân tộc Tày. Theo tác giả: “Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân chứa đựng trong đó các phong tục, tập quán hôn nhân của cộng đồng; các phong tục này khi đi vào truyện cổ tích đã thể hiện ý nguyện của nhân dân và được biểu hiện trên nhiều góc độ khác nhau” [55]. Từ khái quát này, bên cạnh khám phá nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích, tác giả đã phân tích cụ thể các phong tục trong hôn nhân tồn tại trong đời sống của các dân tộc Việt Nam như: chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục ăn trầu; chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục thử tài kén rể và thách cưới; chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục hỏi vợ/ dạm vợ/ cướp (bắt) vợ/ chồng; chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục ở rể. Như vậy, có thể thấy công trình nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ và sâu sắc hơn về những phong tục cưới gả của các dân tộc Việt Nam được hình thành từ khi xã hội bắt đầu có sự phân hóa. Có thể nói, những công trình này đã phần nào giúp chúng tôi hiểu hơn về đời sống văn hóa của người xưa thể hiện trong truyện kể dân gian. Bên cạnh những công trình khảo sát, sưu tầm và nghiên cứu có giá trị nói tới trên đây, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian đặc biệt là truyện kể dân gian của các dân tộc ít người còn có những công trình đăng trong các tạp chí, tiêu biểu phải kể đến “Thần thoại các dân tộc Việt Nam, thể loại và bản chất” của tác giả Nguyễn Thị Huế in trên Tạp chí Văn học, số 2 năm 2008. Trong nghiên cứu này, theo tác giả thì có thể phân loại thần thoại Việt Nam nói chung và thần thoại các dân tộc ít người nói riêng thành hai nhóm: Nhóm thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc muôn loài; nhóm thần thoại kể về sự chinh 8 phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa. Tác giả cũng nhận định: “Thần thoại các dân tộc thiểu số người Việt Nam đã phản ánh một cách kỳ diệu nhận thức của con người về vũ trụ, về công cuộc chinh phục thiên nhiên và về các sinh hoạt xã hội của các dân tộc trong thời kỳ xa xưa. Hình thức biểu hiện cơ bản của thần thoại các dân tộc là những hoạt động trình diễn mang tính tổng hợp, phong phú và phức hợp [13]. Ngoài ra, nghiên cứu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số phải kể tới một số luận án, luận văn như Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số mô típ truyện kể dân gian Tày vùng Đông Bắc Việt Nam của tác giả Vũ Anh Tuấn (Luận án Phó Tiến sĩ năm 1991). Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã công phu khảo cứu rất cụ thể cấu trúc và ý nghĩa của một số típ truyện kể dân gian ở vùng Đông Bắc như: Nhóm mẫu kể về hình tượng người khổng lồ; nhóm mẫu kể về người thần kì đội lốt; nhóm mẫu kể về người thần kì sáng tạo các loại hình nghệ thuật; nhóm mẫu kể về địa danh [49]. Luận án Mối quan hệ văn hóa Tày - Việt dưới góc độ thẩm mĩ qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản của Hà Thị Thu Hương - Luận án Tiến sĩ Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội [15]. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ văn hóa Tày - Việt qua khảo sát, so sánh và phân tích một số kiểu truyện người anh hùng kiến tạo thế giới, kiến tạo vũ trụ; người anh hùng văn hóa; người anh hùng chiến trận chống giặc ngoại xâm. Hay trong luận văn Khảo sát truyện kể dân gian Tày Nùng xứ Lạng của Nguyễn Thị Tân Hương (Luận văn thạc sĩ ĐHSP Thái Nguyên - 2012) đã khảo sát về 3 thể loại truyện kể thần thoại, truyền thuyết, cổ tích của hai dân tộc Tày - Nùng và đặc điểm của 3 thể loại đó trên một số phương diện. Những nghiên cứu này đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn, chi tiết hơn đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của một số thể loại truyện kể dân gian của các dân tộc thiểu số miền Bắc nói chung, truyện kể dân gian Tày nói riêng. Ngoài những công trình nói trên, nghiên cứu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạn còn có những luận văn như Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết của người Tày ở Bắc Kạn của Mai Thu Thủy (Luận văn Thạc sĩ ĐHSP Hà Nội - 9 2005). Khảo sát truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa của Hoàng Thu Nhuần (Luận văn Thạc sĩ ĐHSP Thái Nguyên 2018) đã giúp người đọc tìm hiểu những giá trị loại hình và đặc thù của truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể, Bắc Kạn về nội dung và nghệ thuật được tiếp cận từ góc nhìn văn hóa. Từ đó thấy được quan niệm của người dân tộc thiểu số ở vùng hồ Ba Bể xưa về tự nhiên, lao động sản xuất, những mối quan hệ xã hội… thấy được đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của các tộc người vùng hồ Ba Bể xưa. Tuy nhiên, như nghiên cứu của Mai Thu Thủy chỉ khảo sát về đặc điểm của thể loại truyền thuyết hay luận văn của Hoàng Thu Nhuần lại nghiên cứu chung về truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ của nhiều dân tộc cùng sinh sống trên vùng hồ Ba Bể. Những công trình nghiên cứu trên thực sự là những tư liệu quý báu giúp chúng tôi có cái nhìn cụ thể, chi tiết về văn học dân gian đặc biệt là truyện kể dân gian với những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật. Trong đó truyện kể dân gian của các dân tộc ít người là bộ phận quan trọng, tạo nên sự phong phú đặc sắc cho kho truyện kể dân gian, từ đó gợi dẫn chúng tôi tiếp tục thực hiện đề tài của mình. Với mong muốn có một công trình nghiên cứu riêng về truyện kể dân gian của tộc người Tày - một tộc người định cư sớm nhất và giàu bản sắc văn hóa tại huyện Ba Bể. Chúng tôi thực hiện đề tài Truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những công trình trước đó, chúng tôi tiếp tục khảo sát, phân tích số liệu khảo sát và làm rõ mối quan hệ giữa truyện kể dân gian của dân tộc Tày ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với môi trường văn hóa dân gian, những phong tục, tín ngưỡng, lễ nghi. Chúng tôi không có tham vọng luận văn này sẽ bao quát được hết những giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của văn hóa, văn học dân gian dân tộc Tày huyện Ba Bể; những tâm tư, tình cảm mà đồng bào dân tộc nơi đây đã gửi gắm trong kho tàng truyện kể của họ. Nhưng chúng tôi hi vọng, luận văn sẽ góp phần vào việc bảo tồn giữ gìn những nét đặc sắc của văn học dân gian, đặc biệt là từ đó những tác phẩm văn 10 học dân gian của dân tộc thiểu số sẽ được chọn lọc và đưa vào giảng dạy trong chương trình Văn học địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài của luận văn là Truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ là truyện kể dân gian của dân tộc Tày ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung tìm hiểu những vấn đề liên quan đến truyện kể dân gian của dân tộc Tày trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (Khảo sát qua thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích; vì đây là ba thể loại có số lượng bản kể khá phong phú và đa dạng). Phạm vi địa bàn khảo sát: tại các xã Đồng Phúc, Nam Mẫu, Quảng Khê, Mĩ Phương và thị trấn Ba Bể vì những địa bàn này còn lưu giữ nhiều truyện kể dân gian của dân tộc Tày. Phạm vi tư liệu: căn cứ trên các sưu tập truyện đã được công bố. Đó là Truyện cổ Bắc Kạn do nhóm tác giả Vũ Anh Tuấn, Bàn Tuấn Năng, Lâm Xuân Đình (sưu tầm, biên soạn, chỉnh lí) do Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao tỉnh Bắc Kạn xuất bản 2002. Ngoài ra, chúng tôi sẽ khảo sát thêm truyện kể dân gian dân tộc Tày từ những nguồn kể của người dân địa phương qua điền dã, sưu tầm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn mở rộng khảo sát truyện kể dân gian của dân tộc Tày ở địa phương khác để so sánh, đối chiếu; làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu của đề tài. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát, thống kê, mô tả một cách có hệ thống truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn. 11 - Chỉ ra một số đặc điểm cơ bản về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn; bước đầu đặt nó trong sự lí giải với mối quan hệ tộc người. - Tìm ra mối quan hệ giữa truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn với đời sống văn hóa dân gian. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề chung về tự nhiên, xã hội, đời sống văn hóa tộc người Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn. - Nghiên cứu một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. - Khảo sát, điền dã, sưu tầm các bản kể thuộc truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn. - Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật; giá trị thực tiễn của truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn. - Phân tích mối quan hệ giữa truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn với đời sống văn hóa dân gian. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp sưu tầm, điền dã. Với phương pháp này, chúng tôi trực tiếp đi đến những địa phương đã hoạch định: thị trấn Ba Bể, xã Mĩ Phương, xã Đồng Phúc, xã Nam Mẫu, xã Quảng Khê thuộc huyện Ba Bể, Bắc Kạn để gặp gỡ phỏng vấn, nghe kể chuyện từ những nghệ nhân, các cụ cao niên để nắm bắt thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu, từ đó tiến hành sưu tầm bản kể. 5.2. Phương pháp khảo sát, thống kê Phương pháp này giúp chúng tôi đưa ra những số liệu cụ thể, chính xác về vấn đề khảo sát, từ đó sẽ đưa ra được những kết luận khách quan cho vấn đề nghiên cứu. 12 5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp này được sử dụng khi phân tích nội dung của truyện kể. Trên cơ sở đó, luận văn tổng hợp các vấn đề, từ khảo sát đến kết quả trả lời phỏng vấn của các nghệ nhân, người dân; từ đó, rút ra những nhận xét, đánh giá về giá trị của truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn. 5.4. Phương pháp so sánh Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để so sánh các bản kể, dị bản của mỗi thể loại; bên cạnh đó, chúng tôi bước đầu cũng sẽ so sánh truyện kể dân gian Tày huyện Ba Bể với truyện kể của đồng bào Tày ở một số địa phương khác và với truyện kể của dân tộc Kinh. 5.5. Phương pháp liên ngành Truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố và có mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác như lịch sử, tôn giáo, văn hóa, địa lí… Trên góc độ khoa học văn học dân gian, việc vận dụng các kiến thức của nhiều ngành khác nhau như là một viện dẫn khoa học mà từ đó những giá trị văn hóa của văn học dân gian sẽ được làm sáng tỏ và rất hữu ích cho việc nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn Đề tài Truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn, là công trình đầu tiên khảo sát, điền dã, sưu tầm, thống kê mô tả một cách có hệ thống, chuyên biệt về truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn trên hai nguồn tư liệu chính: văn bản đã công bố, xuất bản và những văn bản chưa được công bố mà tác giả luận văn đã khảo sát, điền dã, sưu tầm, tại địa phương. Luận văn cũng chỉ ra và phân tích một số đặc điểm cơ bản về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn qua các nhóm truyện tiêu biểu. Luận văn cũng đã phân tích mối quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và cổ tích với đời sống văn hóa dân gian để thấy được những giá trị của những tác phẩm foklore. 7. Cấu trúc của luận văn 13 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận thì phần Nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Tổng quan về tộc người Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn và một số vấn đề lí luận. Chương 2: Thần thoại và truyền thuyết Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn. Chương 3: Truyện cổ tích Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng