Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyện của tô hoài dưới góc nhìn tự sự học...

Tài liệu Truyện của tô hoài dưới góc nhìn tự sự học

.PDF
207
39
58

Mô tả:

Luận án tìm hiểu những vấn đề lí thuyết về đề kết cấu, điểm nhìn, người kể chuyện trong tác phẩm tự sự; hướng tiếp cận tự sự học văn hoá trong nghiên cứu văn học. Luận án là công trình vận dụng lí thuyết tự sự học trong nghiên cứu truyện của Tô Hoài: khảo sát trên phương diện kiểu loại kết cấu của truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện Tô Hoài; khảo sát trên các bình diện cảm quan văn hoá: về thiên nhiên, về xã hội - phong tục, về con người… qua các vùng văn hoá gắn với các mảng đề tài trong sáng tác của Tô Hoài, khảo sát trên phương diện người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, nét độc đáo của hình tượng người kể chuyện, các kiểu loại người kể chuyện nổi bật (gắn với chức năng của người kể chuyện), vấn đề dịch chuyển điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu… để tìm hiểu về nghệ thuật tự sự làm nên phong cách văn chương của nhà văn Tô Hoài.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tạ Diễm My TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI DƢỚI GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2020 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tạ Diễm My TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI DƢỚI GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC Chuyên ngành: Lý luận Văn học Mã số: 62.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Quang Long Hà Nội - 2020 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Tạ Diễm My 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ của Nhà trường, các Khoa, Phòng, Ban, các thầy cô giáo, các nhà khoa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và một số cơ quan khác như Học viện Khoa học xã hội, Trường Đại học Thủ đô, Thư viện Quốc gia Việt Nam... Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cơ quan, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Quang Long. Nhờ đó, tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu này một cách thuận lợi nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả quý thầy cô, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tin tưởng, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN ÁN TẠ DIỄM MY 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 7 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 11 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 12 5. Đóng góp của luận án ............................................................................ 13 6. Cấu trúc luận án .................................................................................... 14 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................... 15 1.1 Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết tự sự học .................... 15 1.1.1 Khái lược diễn trình và thành tựu nghiên cứu tự sự học ................ 15 1.1.2 Quá trình vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học tại Việt Nam ................................................................................................... 19 1.2 Về tình hình nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài tại Việt Nam .......... 23 1.2.1 Những khía cạnh nổi bật trong nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài tại Việt Nam .............................................................................................. 23 1.2.2 Ứng dụng lí thuyết tự sự học trong nghiên cứu truyện của Tô Hoài .................................................................................................................. 27 CHƢƠNG 2. TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI DƢỚI GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC VĂN HOÁ ...................................................................................................... 34 2.1 Tự sự học giải cấu trúc và việc tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn văn hoá ............................................................................................................... 34 2.1.1 Về hướng tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hoá trong nghiên cứu tự sự học........................................................................................................ 34 2.1.2 Các quan niệm về văn hoá và tiếp cận văn hoá trong nghiên cứu văn học ..................................................................................................... 42 2.2 Sự thể hiện các bình diện cảm quan văn hoá trong truyện của Tô Hoài ............................................................................................................. 44 2.2.1 Hà Nội và vùng ven thành ............................................................... 46 2.2.2 Vùng văn hoá miền núi .................................................................... 66 2.2.3 Vùng văn hoá huyền sử ................................................................... 77 CHƢƠNG 3. KẾT CẤU TRONG TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI ................. 88 3.1 Về kết cấu trong tác phẩm tự sự ........................................................ 88 3.1.1 Khái niệm kết cấu trong tác phẩm tự sự ......................................... 88 5 3.1.2 Đặc điểm của kết cấu trong tác phẩm tự sự.................................... 93 3.2 Vấn đề kết cấu trong truyện của Tô Hoài ......................................... 95 3.2.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu trong truyện ngắn Tô Hoài............... 98 3.2.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu trong tiểu thuyết Tô Hoài ............... 112 3.2.3 Nghệ thuật xây dựng kết cấu trong tự truyện Tô Hoài ................. 129 CHƢƠNG 4. NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI....................................................... 142 4.1 Ngƣời kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và những vấn đề khái quát .................................................................................................................... 142 4.1.1 Khái niệm người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật ........................ 142 4.1.2 Tiếp cận vấn đề người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự .............................................................................................. 144 4.2 Ngƣời kể chuyện và nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời kể chuyện trong truyện của Tô Hoài .......................................................... 147 4.2.1 Nét độc đáo của hình tượng người kể chuyện trong truyện của Tô Hoài ........................................................................................................ 147 4.2.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện ....................... 171 KẾT LUẬN .................................................................................................. 189 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 192 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 193 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Tô Hoài là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong hơn 70 năm cầm bút, với sức viết bền bỉ và sức sáng tạo dồi dào, những tác phẩm của Tô Hoài đã được bạn đọc mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn đều yêu mến. Ông vừa làm báo, viết văn, không ngại thử sức với nhiều mảng đề tài, dấn thân trong tìm tòi và giữ cho mình phong cách của một nhà văn hiện thực - đời thường với góc nhìn sắc sảo trước thời cuộc. Đến nay ông đã để lại hơn 150 tác phẩm thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện, hồi kí... gắn với những bước chuyển mình của lịch sử và Cách mạng: từ bức tranh về cuộc sống của người dân vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội đến cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao, kí ức về bạn văn - nghề văn, hay những câu chuyện huyền sử, truyện đồng thoại dành cho thiếu nhi... Dù ở mảng đề tài nào, Tô Hoài cũng khẳng định mình là một cây bút có nét riêng độc đáo. Nhiều sáng tác của nhà văn đến nay vẫn còn vẹn nguyên những giá trị với lịch sử, như vẫn luôn đón đợi tri âm tìm đến, như một mảnh đất màu mỡ và rộng mở dành cho những người làm công tác nghiên cứu. 1.2 Lí thuyết về tự sự học ra đời ở Pháp từ những năm 60 - 70, trải qua hai thời kì phát triển chính: thời kì kinh điển và hậu kinh điển. Nếu tự sự học cấu trúc tập trung vào nghiên cứu cấu trúc của truyện và diễn ngôn tự sự, cung cấp hệ thống khái niệm, phương pháp để đi sâu vào hình thái kết cấu, phương thức biểu đạt và đặc trưng thẩm mĩ của thể loại tự sự thì tự sự học giải cấu trúc có thái độ mở và vận dụng nhiều phương pháp liên ngành để nghiên cứu văn học, không phân tích “đóng kín” trong một văn bản nghệ thuật mà quan tâm hơn đến bối cảnh văn hoá, hoàn cảnh lịch sử, vai trò của 7 người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, vai trò của độc giả. Lí thuyết tự sự học giúp người nghiên cứu tiếp cận văn bản thông qua một hệ thống các phương diện về trần thuật trong tác phẩm văn học (một cách linh hoạt), trong đó “nghệ thuật tự sự” là đối tượng nghiên cứu trung tâm. Trong quá trình vận động và phát triển, lí thuyết về tự sự học đã có sự kết hợp với hướng nghiên cứu về “giới”, nữ quyền, văn hóa, tâm lí… mở ra những triển vọng mới mẻ và giàu tiềm năng. Tự sự học cung cấp cho người nghiên cứu một hệ thống lí luận phong phú, đa chiều, tuy nhiên việc vận dụng lí thuyết tự sự học trong nghiên cứu văn học lại đòi hỏi phải có sự linh hoạt để phù hợp với từng hiện tượng văn học và mục tiêu nghiên cứu khác nhau. 1.3 Đến nay đã có hàng trăm công trình, bài viết nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách văn chương của Tô Hoài, với những đánh giá khách quan, đa diện cùng nhiều kết quả nghiên cứu phong phú. Tuy nhiên sáng tác của Tô Hoài vẫn là một đối tượng hấp dẫn với người đọc và người nghiên cứu, hấp dẫn bởi đề tài, những câu chuyện, những số phận, những gương mặt... hấp dẫn bởi cách kể chuyện dí dỏm, chân thực, bình dị, đời thường mà sâu sắc của nhà văn, bởi dường như văn chương của ông luôn mới mẻ ở nhiều góc độ, có những yếu tố vượt trước những tác giả cùng thời, vừa cổ điển, mực thước, lại vừa hiện đại, cập nhật. Sáng tác của Tô Hoài cứ nhẩn nha ngấm vào lòng người đọc, toát lên cái hồn cốt của dân gian, của nét văn hóa, phong tục Việt, cả trong nỗi buồn, niềm vui, qua từng bước lịch sử đổi thay. Dưới ánh sáng của lí luận tự sự học, sự “hấp dẫn” đó có thể được nhìn nhận qua những đóng góp, tìm tòi của nhà văn trên các phương diện của nghệ thuật tự sự: từ việc tổ chức cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện, sự vận động, đa diện của điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu... Đặt vấn đề nghiên cứu Truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn tự sự học, không phải là gượng ép “gán” một lí thuyết vào nghiên cứu hiện tượng 8 văn học hay sự áp dụng một cách rập khuôn. Luận án này hướng đến việc vận dụng một cách linh hoạt, có hệ thống các bình diện của lí thuyết tự sự học (vấn đề kết cấu, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu…) để làm sáng tỏ những điểm nổi bật trong nghệ thuật tự sự của một nhà văn rất dân tộc mà cũng rất hiện đại của Việt Nam, có gì chung với lí thuyết tự sự vẫn được các nhà lí thuyết phương Tây xây dựng từ các cứ liệu của các nền văn chương khác, có gì không nằm trong khuôn khổ lí thuyết ấy. Cùng với đó, hướng nghiên cứu tự sự học - tiếp cận văn hóa cũng góp phần khắc họa rõ nét hơn chân dung, phong cách nghệ thuật của Tô Hoài - một nhà văn với nhãn quan phong tục độc đáo của nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu về truyện của nhà văn Tô Hoài dưới góc nhìn của lí luận tự sự học. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án khảo cứu những sáng tác văn xuôi tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài, đặc biệt tập trung vào mảng truyện ngắn, tiểu thuyết và tự truyện. Ở đây chúng tôi lựa chọn những tác phẩm nổi bật của nhà văn Tô Hoài gắn với từng thể loại. Cụ thể ở mảng truyện ngắn là những sáng tác trước Cách mạng và những truyện ngắn tiêu biểu nhà văn viết cho thiếu nhi. Ở mảng tiểu thuyết là những tác phẩm viết trong cả hai thời kì trước và sau Cách mạng - đặc biệt là những tác phẩm gắn với bối cảnh của cuộc sống mới. Mảng hồi kí - tự truyện gồm những tự truyện ông viết từ tuổi hai mươi và những hồi kí được viết sau thời kì Đổi mới. Phạm vi nghiên cứu của Luận án một mặt bao quát sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, một mặt tập trung phân tích những tác phẩm nổi bật gắn với mục đích nghiên cứu. Đó là những tác phẩm cho thấy rõ những nét đặc trưng về nghệ thuật tự sự của Tô Hoài, gắn với các bình diện kết cấu 9 truyện, vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn, vấn đề tiếp cận văn hoá... Đó cũng là những tác phẩm cho thấy sự thống nhất, làm nổi rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài trên những chặng đường sáng tác (khuynh hướng sáng tác “tả chân”, “viết về cái thực”). Đó là bức tranh gần gũi với đời sống dân quê trong Giăng thề, Quê người, O chuột, hay những sáng tác về cuộc sống của các dân tộc vùng cao Tây Bắc trong các tập truyện Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Cứu đất cứu mường…, những trang viết về cuộc sống xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc khi hoà bình lập lại trong Mười năm, Quê nhà,… song song cùng những tác phẩm nằm trong mạch nguồn cảm hứng viết về miền núi Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Họ Giàng ở Phìn Sa,... những tác phẩm của thời kì Đổi mới như Cát bụi chân ai, Chuyện cũ Hà Nội, Chiều chiều, Ba người khác... Danh mục được sắp xếp theo trình tự thời gian sáng tác: Giăng thề (tập truyện ngắn, 1941) Dế mèn phiêu lưu kí (truyện dài, 1941) O chuột (tập truyện ngắn, 1942) Quê người (tiểu thuyết, 1942) Cỏ dại (tự truyện, 1944) Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944) Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953) Mười năm (tiểu thuyết, 1957) Miền Tây (tiểu thuyết, 1967) Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971) Người ven thành (tập truyện ngắn, 1972) Tự truyện (tự truyện, 1978) Quê nhà (tiểu thuyết, 1981) Cát bụi chân ai (hồi kí - tự truyện, 1992) 10 Chiều chiều (hồi kí - tự truyện, 1999) Chuyện nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003) Ba người khác (tiểu thuyết - tự truyện, 2006) Một trăm cổ tích (tập truyện thiếu nhi, 2009) Chuyện cũ Hà Nội (kí sự, 2010) Đảo Hoang (truyện thiếu nhi, 2011) Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012) 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu - Luận án tìm hiểu những vấn đề lí thuyết về đề kết cấu, điểm nhìn, người kể chuyện trong tác phẩm tự sự; hướng tiếp cận tự sự học văn hoá trong nghiên cứu văn học. - Luận án là công trình vận dụng lí thuyết tự sự học trong nghiên cứu truyện của Tô Hoài: + Khảo sát trên phương diện kiểu loại kết cấu của truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện Tô Hoài, từ đó chỉ ra những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật Tô Hoài trên phương diện thể loại, nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng kết cấu… + Khảo sát trên các bình diện cảm quan văn hoá: về thiên nhiên, về xã hội - phong tục, về con người… qua các vùng văn hoá gắn với các mảng đề tài trong sáng tác của Tô Hoài: vùng văn hoá ven thành, miền núi, huyền sử, giới nghệ sĩ... với các biểu tượng, kí hiệu văn hoá, bối cảnh văn hóa - xã hội đặc thù, từ đó khẳng định những giá trị văn hóa được thể hiện và lưu giữ trong sáng tác của Tô Hoài, cũng như quan niệm nhân sinh, quan niệm nghệ thuật của nhà văn. + Khảo sát trên phương diện người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, nét độc đáo của hình tượng người kể chuyện, các kiểu loại người kể chuyện 11 nổi bật (gắn với chức năng của người kể chuyện), vấn đề dịch chuyển điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu… để tìm hiểu về nghệ thuật tự sự làm nên phong cách văn chương của nhà văn Tô Hoài. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ: + Lựa chọn những vấn đề phù hợp của lí thuyết tự sự học làm điểm tựa cho các nội dung của luận án. + Vận dụng lí thuyết tự sự học một cách linh hoạt trong tiếp nhận và nghiên cứu tác phẩm, tác gia văn học. + Tìm hiểu các vấn đề về kết cấu, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật tự sự... được thể hiện qua truyện của Tô Hoài. + Ứng dụng lí thuyết về tự sự học - tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu truyện của Tô Hoài. + Khái quát được những luận điểm nổi bật về phong cách tự sự của nhà văn Tô Hoài, sự thay đổi và biến chuyển qua mỗi giai đoạn sáng tác, sự biểu hiện trong từng thể loại văn học, đề tài... 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chính: Tự sự học - hướng nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan (hoặc nghiên cứu đặc điểm của nghệ thuật tự sự trong văn bản). Lí thuyết tự sự học hiện đại nghiên cứu sự phức tạp của cấu trúc tự sự, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, vai trò của người kể chuyện, các vấn đề ngôn ngữ, giọng điệu… Thông qua phương pháp tự sự học sẽ làm sáng tỏ nghệ thuật kể chuyện và xây dựng điểm nhìn trong sáng tác văn học. - Phương pháp liên ngành: Tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hoá - Một hướng đi của Tự sự học giải cấu trúc, góp phần giải mã tác phẩm trong bối 12 cảnh văn hoá sinh ra tác phẩm, cũng như các vấn đề về cảm quan văn hoá và phương thức biểu hiện cảm quan văn hoá trong tác phẩm. - Phương pháp phân tích: Luận án sử dụng phương pháp phân tích, kết hợp giữa việc lập luận, giải thích, chứng minh với các minh họa, dẫn chứng để phân tích, tìm hiểu thế giới nội dung, nghệ thuật trong truyện của Tô Hoài. - Phương pháp tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm liên kết, kết nối các vấn đề lý thuyết về tự sự học một cách khoa học, từ đó làm cơ sở cho việc vận dụng lý thuyết trong thực tế nghiên cứu, cũng như tổng hợp các kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng, cụ thể. - Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ kết hợp một số thao tác nghiên cứu sau: Thao tác đối chiếu, so sánh: Không chỉ là thuật ngữ của khoa Văn học, so sánh và đối chiếu là phương pháp đã được nhiều ngành khoa học ứng dụng. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thao tác so sánh, để thấy được những điểm chung cũng như những nét riêng giữa nghệ thuật tự sự của Tô Hoài với các tác giả khác để từ đó rút ra được những kết luận cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. Thao tác nghiên cứu hệ thống, thống kê: Với thao tác hệ thống, thống kê, chúng tôi tổng hợp, hệ thống các vấn đề lí luận, các nội dung liên quan đến đề tài luận án, từ đó khái quát thành những luận điểm có tính khoa học. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình khoa học chuyên biệt nghiên cứu truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn tự sự học. - Luận án vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu sáng tác của một tác gia văn học, có sự kết hợp giữa hướng tiếp cận Tự sự học cấu trúc (trên 13 các bình diện kết cấu, điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu...) với hướng tiếp cận Tự sự học giải cấu trúc (góc nhìn văn hoá), góp phần nhìn nhận, đánh giá toàn diện và khách quan hơn về sự nghiệp và những đóng góp của Tô Hoài đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn tự sự học văn hoá Chương 3: Vấn đề kết cấu trong truyện của Tô Hoài Chương 4: Vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện của Tô Hoài 14 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết tự sự học 1.1.1 Khái lược diễn trình và thành tựu nghiên cứu tự sự học “Có bản thân lịch sử loài người thì đã có tự sự” [143; tr. 10] - Câu nói nổi tiếng này của R. Barthes - một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái kí hiệu học - đã phần nào khẳng định bản chất không thể thay thế của tự sự trong đời sống con người, bởi tự sự chính là một phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tự sự học (Narratology - tiếng Anh), kể từ khi ra đời đã trở thành bộ môn nghiên cứu quan trọng của khoa nghiên cứu văn học ở nhiều nước phương Tây. Đi tìm về nguồn gốc của tự sự học, có thể thấy từ thời cổ đại, Platon đã đưa ra khái niệm Mô phỏng (mimesis)/Tự sự (diegesis), Aristote thì nhắc đến vấn đề Hình thức (form) như một định đề tất yếu của mọi tác phẩm nghệ thuật - song song tồn tại cùng cái Tất cả (all). Từ đầu thế kỉ XX, “cha đẻ” của lí thuyết ngôn ngữ hiện đại F. Saussure đã đặt nền móng cho sự ra đời của chủ nghĩa cấu trúc (structuralism) vào những năm 1950 - 1960 với lí thuyết về kí hiệu học và bản chất của sự truyền đạt thông tin. Theo nhiều nhà nghiên cứu, dấu mốc năm 1928 gắn với công trình Hình thái học truyện cổ tích thần kì của V. Propp khi tìm hiểu về chức năng của tự sự trong truyện cổ tích đã xác định những quan điểm đầu tiên về vấn đề cấu trúc tự sự, phương pháp phân tích văn bản. Đến những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, sự ra đời của Trường phái hình thức Nga với một số tên tuổi tiêu biểu như V. Shklovski, B. Eikhenbaum, B. Tomachevski, Iu.Tynianov, O.Brik, A.Veksler... chính thức xác lập cơ sở ban đầu của lí thuyết về tự sự học. Những công trình nghiên cứu như Về lí thuyết văn xuôi của V.B. Shklovski, tiểu luận Lý thuyết của 'Phương 15 pháp hình thức' của B. Eikhenbaum hay những bài phân tích về âm luật trong thơ Pushkin của B. Tomachevski... đã bước đầu đề cập đến một số phương diện cơ bản của lí thuyết tự sự, vấn đề “hình thức”, “thủ pháp”, hoặc “chức năng” của tác phẩm văn học, “lạ hóa” đời sống, tổ chức chất liệu thành văn bản nghệ thuật, dù chưa có chủ đích tìm hiểu về “nghệ thuật tự sự” dựa trên một hệ thống lí thuyết, phương pháp cụ thể. Phải đến khi chủ nghĩa cấu trúc có những bước phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của tự sự học mới chính thức được xác lập. Và ở giai đoạn đầu, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc đã khiến những định nghĩa về “tự sự học” bị rút gọn lại trong sự phân tích mang tính cấu trúc (theo xu hướng cấu trúc chủ nghĩa về trần thuật). Đến khi chủ nghĩa hậu cấu trúc/ giải cấu trúc ra đời, tự sự học đã được mở rộng một cách toàn diện, từ hệ hình lí thuyết đến đối tượng nghiên cứu, mở ra những hướng tiếp cận liên ngành mới mẻ. Nếu chủ nghĩa cấu trúc lấy ngôn ngữ tác phẩm văn học làm trung tâm nghiên cứu thì chủ nghĩa hậu cấu trúc/ giải cấu trúc hướng đến “giải mã kí hiệu” đằng sau những mô hình ngôn ngữ nghệ thuật, lấy người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật làm vấn đề nghiên cứu trung tâm, xác định “người trần thuật trong văn bản văn học là một hiện tượng nghệ thuật phức tạp nhất, mà ngôi kể chỉ là hình thức biểu hiện ước lệ” [143; tr. 14]. Nhìn vào diễn trình phát triển của lí thuyết tự sự học, có thể thấy ở giai đoạn đầu, tự sự học cấu trúc từ bản thân nó đã tồn tại những mô hình nghiên cứu khác nhau. Nhóm thứ nhất phải kể đến các đại diện tiêu biểu như V. Propp, R. Barthes, G. Genette, Tz. Todorov, F. Stanzel… - những nhà nghiên cứu đã mở ra một hệ hình lí thuyết cơ bản, trong việc phân tích diễn ngôn tự sự, ngữ pháp tự sự, cấu trúc truyện... Đây là nhóm các nhà nghiên cứu lấy văn bản là đối tượng trung tâm, đi sâu vào hướng nghiên cứu cấu trúc của truyện kể. V. Propp phân loại truyện cổ tích thần kì dựa vào kiểu “vai” của các nhân 16 vật với các chức năng hành vi khác nhau; R. Barthes khởi nguồn từ khái niệm “lối viết” (écriture) để đi sâu vào vấn đề cấu trúc, ông xác định trong công trình Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể, “...hoàn toàn hợp lý khi lấy mô hình của ngôn ngữ làm cơ sở phân tích cấu trúc các văn bản tự sự” [182]. Trong công trình nổi bật Ngữ pháp 'Câu chuyện mười ngày', Tz. Todorov nhìn văn bản như một cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh và chia văn bản thành những đơn vị nhỏ hơn - những mệnh đề, “Tự sự học là lí luận về cấu trúc của tự sự. Để phát hiện cấu trúc và miêu tả cấu trúc ấy, người nghiên cứu đem hiện tượng tự sự chia thành các bộ phận hợp thành, sau đó cố gắng xác định chức năng và mối quan hệ qua lại của chúng” [144; tr. 10]... Có thể thấy ở giai đoạn đầu, tự sự học cấu trúc mới chỉ dừng lại ở việc định nghĩa các hình thức cấu trúc trong văn bản tự sự, đi tìm các vấn đề thuộc về ngữ pháp nội tại của văn bản nghệ thuật thay vì đi sâu vào cơ chế vận hành của tự sự trong ngữ cảnh tiếp nhận và văn hóa, “xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ” [143; tr. 12]. Nhóm thứ hai tiêu biểu là G. Genette với hướng nghiên cứu tập trung vào sự triển khai của diễn ngôn trần thuật, ông đặt ra vấn đề lời kể, cách kể, phương thức kể chuyện. Công trình tiêu biểu của ông là Diễn ngôn trần thuật, G. Genette viết, “câu chuyện là trình tự các sự kiện có thật hoặc hư cấu, những sự kiện này tạo thành đối tượng của diễn ngôn ấy” [144; tr. 33], và ở đây ông đã nêu ra các phạm trù cơ bản của diễn ngôn là thời thái (tence) - thời gian, ngữ thức (mood) - góc độ trần thuật, và ngữ thái (voice), đặt ra vấn đề điểm nhìn và phân biệt người mang điểm nhìn với người kể. Tiếp nối G. Genette, F. Stanzel đề ra khái niệm “tình huống kể” như một cách phân loại điểm nhìn của người kể chuyện, S. Lanser và James Phelan tìm hiểu về vấn đề giọng điệu kể với các biện pháp tu từ như những phương tiện giúp đạt các hiệu quả thẩm mĩ. Nhóm thứ ba là các nhà nghiên cứu như S. Chatman, M. Bal với hướng nghiên cứu mở. Qua công 17 trình Trần thuật học - Dẫn luận lí luận tự sự, M, Bal đã chia khái niệm “tự sự” thành ba tầng bậc: văn bản trần thuật (narrative text), chuyện kể (story), chất liệu (fabula - khác với khái niệm fabula trong tiếng Nga chỉ cốt truyện hoặc kết cấu). Trên cơ sở kế thừa và phân tích các thuật ngữ của G. Genete, M. Bal đã mở rộng đối tượng nghiên cứu của tự sự học và có xu hướng gắn nó với tiến trình phân tích văn hóa, thông qua các dấu hiệu, ý nghĩa văn hóa tiềm ẩn trong các văn bản tự sự, khai mở một hướng đi quan trọng trong nghiên cứu tự sự học… Đến những năm 80, tự sự học giải cấu trúc xuất hiện khi tự sự học cấu trúc bị công kích từ phía chủ nghĩa giải cấu trúc và chủ nghĩa lịch sử. David Herman trong sách Tự sự học mới (1999) gọi đây là sự “phục hưng” của tự sự học, ông xác định đây là mốc thời gian mà lí thuyết về tự sự học có những biến chuyển quan trọng, “Tự sự học hậu kinh điển chỉ coi tự sự học kinh điển như một trong những 'khoảnh khắc quan trọng' của mình, bởi vì nó còn hấp thu nhiều phương pháp luận và giả thiết nghiên cứu mới, mở ra nhiều cách nhìn mới về hình thức và chức năng tự sự” [144; tr. 17]. Tự sự học hậu cấu trúc đã đề cập đến quá trình tiếp nhận văn bản tự sự - vai trò đồng sáng tạo của người đọc, các vấn đề “giải tự sự”, mối quan hệ của cấu trúc tự sự với hình thái ý thức xã hội... Từ tự sự học cấu trúc đến tự sự học giải cấu trúc là một sự tiếp nối, kế thừa. Điều này được thể hiện qua các dấu hiệu của tự sự học giải cấu trúc trong các công trình nghiên cứu của Tz. Todorov, R. Barthes, G. Prince như Đọc tựa như kiến tạo, Sự khoái lạc của văn bản, S/Z, Dẫn luận tự sự học… Khác với giai đoạn trước, đề cập đến các vấn đề đọc tác phẩm tự sự ở giai đoạn “hậu cấu trúc”, nếu Tz. Todorov nhắc đến vấn đề diễn ngôn, biểu tượng, tính đa nghĩa của tác phẩm thì R Barthes chỉ ra năm loại mã để tiếp nhận tác phẩm tự sự. Tự sự học giải cấu trúc đã mở ra hướng nghiên cứu kết hợp với quan niệm phê bình đề cao vai trò của người đọc, nghiên cứu văn hoá và các lĩnh vực tự sự “ngoài văn học”. Hướng phát 18 triển của tự sự học giải cấu trúc còn mở rộng cho đến ngày nay chính là mô hình “tự sự học + X”, trong đó nhân tố “X” có thể là chủ nghĩa nữ quyền hay nghiên cứu giới tính, nghiên cứu văn hóa hay nghiên cứu tâm lí, pháp luật, lịch sử… Theo GS Trần Đình Sử, “Nếu trước đây tự sự học cấu trúc chỉ chú ý đến chức năng, ngữ pháp truyện, ngữ nghĩa truyện ở cấu trúc bề sâu, thì nay các học giả đang chú ý đến tu từ học, tự sự học như là phương diện biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tự sự” [144; tr. 12]. Nhiều nghiên cứu theo xu hướng này đã chọn tìm về “truyền thống tự sự dân tộc”, với các giá trị bản sắc văn hóa, ngôn ngữ mang “tính dân tộc”. Đến nay, lí thuyết về tự sự học không ngừng được phát triển, ứng dụng trong nghiên cứu văn học. Tự sự học trở thành một khoa nghiên cứu “mở”, liên ngành, với nhiều hướng đi mới như tự sự học so sánh, tự sự học văn hóa, tự sự học tâm lí… không ngừng vận động và phát triển suốt hơn nửa thập kỉ qua. 1.1.2 Quá trình vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học tại Việt Nam Dù xuất hiện trên thế giới vào khoảng những năm 60 của thế kỉ XX nhưng mãi đến những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, tự sự học và những vấn đề lí luận mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm đúng mức. Lê Thời Tân nhận định rằng, “Hội thảo tự sự học đầu tiên ở nước ta (2001- khoa văn, ĐHSPHN) và sau đó là việc xuất bản công trình Tự sự học một số vấn đề lí luận và lịch sử đã góp phần chính danh trong tiếng Việt tên gọi một chuyên ngành nghiên cứu văn học quan trọng mang tên Tự sự học” [144; tr. 60]. Đây là cuốn sách tuyển chọn nhiều công trình dịch thuật có giá trị về lí thuyết tự sự học ở phương Tây, cùng các công trình nghiên cứu, ứng dụng lí thuyết tự sự học trong tiếp cận văn học tại Việt Nam. GS. Trần Đình Sử là một trong những người đầu tiên chú trọng việc giới thiệu lí thuyết về tự sự học tại nước ta, qua các công trình Tự sự học - một bộ môn nghiên cứu liên 19 ngành giàu tiềm năng (2001) và Tự sự học không ngừng mở rộng và phát triển (2008), gần đây nhất là công trình Tự sự học - lí thuyết và ứng dụng (2018). Nếu công trình Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử đặt ra các vấn đề cơ bản về lí thuyết và thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới, giới thiệu các công trình lí thuyết tự sự học nổi bật của các nhà nghiên cứu lớn, đồng thời tập hợp những bài nghiên cứu từ góc nhìn tự sự học của các nhà nghiên cứu trong nước thì đến công trình Tự sự học - lí thuyết và ứng dụng xuất bản năm 2018, nhóm tác giả đã hướng đến khái quát hóa lịch sử phát triển của tự sự học cấu trúc và hậu kinh điển, đồng thời gắn tự sự học trong việc ứng dụng lí thuyết này vào nghiên cứu văn học tại một số nước như Nga, Trung Quốc và Việt Nam. Nhằm phổ biến rộng rãi thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới, đến nay đã có nhiều công trình về lí thuyết tự sự học ở nước ngoài được chọn dịch thuật và giới thiệu tại Việt Nam, tiêu biểu phải kể đến Cấu trúc văn bản nghệ thuật của Ju. Lotman, Độ không của lối viết, Cơ sở của ký hiệu học của R. Barthes, Thi pháp văn xuôi của Tz. Todorov, Tự sự học: Nhập môn lí thuyết tự sự của M. Bal, Tự sự học của S.Onega, J.A.G.Landa, Trần thuật học nhập môn lí thuyết trần thuật của M. Jahn... Công trình Ba nhà tự sự học cấu trúc của Pháp của Trần Huyền Sâm đã giới thiệu khá đầy đủ chân dung của ba nhà tự sự học cấu trúc R. Barthes, Tz. Todorov, G. Genette. Lã Nguyên có công trình biên dịch, giới thiệu 22 đoạn trích luận bàn về thuật ngữ “diễn ngôn” được rút ra từ công trình Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại: phân tích đa ngành. Cuốn sách tập hợp công trình nghiên cứu của các học giả nổi tiếng Bỉ, Hà Lan, Úc và Nga; nội dung tập trung vào hai bình diện: Lí thuyết diễn ngôn của các khuynh hướng, trường phái Âu, Mĩ và Nga; Phân tích các loại diễn ngôn. Có thể coi đây là cuốn “cẩm nang” về diễn ngôn cho những ai quan tâm đến phương diện lí thuyết quan trọng của tự sự học…. Những công trình này 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất