Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trường từ vựng nông thôn trong tập truyện biển cỏ miền tây của nhà văn sơn nam...

Tài liệu Trường từ vựng nông thôn trong tập truyện biển cỏ miền tây của nhà văn sơn nam

.PDF
101
436
97

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN PHÚC TIẾN MSSV: 6106359 TRƯỜNG TỪ VỰNG NÔNG THÔN TRONG TẬP TRUYỆN BIỂN CỎ MIỀN TÂY CỦA NHÀ VĂN SƠN NAM \ Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. NGUYỄN THỊ THU THỦY Cần Thơ, 2014 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Trường từ vựng – ngữ nghĩa 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Phân loại trường 1.1.2.1. Dựa vào hai thành phần ý nghĩa cơ bản của từ 1.1.2.1.1. Trường nghĩa biểu vật 1.1.2.1.2. Trường nghĩa biểu niệm 1.1.2.2. Dựa vào quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ và tư duy 1.1.2.2.1. Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) 1.1.2.2.2. Trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) 1.1.2.2.3. Trường liên tưởng 1.2. Vài nét về Nam Bộ 1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sơn Nam 1.3.1. Cuộc đời 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác Chương 2: TRƯỜNG TỪ VỰNG NÔNG THÔN TRONG TẬP TRUYỆN BIỂN CỎ MIỀN TÂY 2.1. Trường từ vựng chỉ địa hình – thiên nhiên 2.2. Trường từ vựng chỉ phương tiện đi lại 2 2.3. Trường từ vựng chỉ ngành nghề 2.4. Trường từ vựng chỉ công cụ lao động sản xuất 2.5. Trường từ vựng chỉ động vật 2.6. Trường từ vựng chỉ thực vật Chương 3: NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TRƯỜNG TỪ VỰNG NÔNG THÔN TRONG TẬP TRUYỆN BIỂN CỎ MIỀN TÂY 3.1. Đặc thù thiên nhiên Nam bộ 3.1.1. Sự đa dạng của hệ thống sông nước 3.1.2. Sự phong phú, đa dạng về các loài sinh vật ở Nam Bộ 3.2. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Nam bộ 3.2.1. Lao động sáng tạo của người Nam Bộ 3.2.2. Đời sống của người Nam Bộ C. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nam Bộ là vùng đất mới với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, Nam Bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Tính cách, tâm hồn, nếp sống sinh hoạt của người dân nơi đây cũng mang đậm những nét riêng so với các vùng miền khác. Đó là những tính cách thẳng thắn, bộc trực đến mức ngang tàng, yêu ghét hết mình, cần cù, chịu khó, có truyền thống yêu nước nồng nàn. Phương ngữ Nam Bộ cũng được hình thành và phát triển hơn ba thập kỉ, là quá trình hội tụ của nhiều tiếng nói địa phương khác nhau được người Việt từ các nơi, các vùng miền khác mang đến. Bên cạnh đó còn có sự tiếp xúc vay mượn với các ngôn ngữ dân tộc khác cùng sinh sống ở vùng đất này: Khơrmer, Hoa… Phương ngữ Nam Bộ không những phản ánh sự phân cắt hiện thực khách quan trong ngôn ngữ Nam Bộ mà nó còn mang những nét đặc trưng văn hóa của vùng đất mới. Là tiếng nói đại diện cho vùng đất Nam Bộ, giữ vai trò quan trọng trong kho từ vựng tiếng Việt: “Đó là tiếng nói của một khu vực dân cư vừa đông về số lượng vừa quan trong về kinh tế và văn hóa. Tiếng Nam Bộ luôn luôn bổ sung, làm phong phú thêm cho tiếng Việt toàn dân.” [17;5]. Và từ địa phương Nam Bộ còn đóng vai trò làm chất liệu sáng tác văn chương cho biết bao thế hệ nhà văn, nhà thơ. Với chất liệu mộc mạc, dung dị của từ địa phương Nam Bộ qua ngòi bút khéo léo và khối óc sáng tạo của các nhà văn đã tạo nên sự thành công cho kho tàng văn học miền Nam nói riêng và văn học nước nhà nói chung. Góp phần làm nên kho tàng văn học đồ sộ, vững chãi về thiên nhiên và con người nơi vùng đất mới phải kể đến tên tuổi của các nhà văn như: Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Ngọc Tư, Phi Vân, Lê Vĩnh Hòa… mà tiêu biểu nhất trong số đó là nhà văn Sơn Nam. Sơn Nam không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà báo, nhà khảo cứu, nhà văn hóa Nam Bộ. Ông là “pho từ điển sống”, “nhà Nam Bộ học”, “một sinh hồn sống của văn hóa Nam Bộ”. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ, hình ảnh 4 quê hương đất nước và con người Nam Bộ đã thấm vào tâm hồn, cốt cách của nhà văn, tất cả đã tạo thành một nguồn cảm hứng dạt dào cho các tác phẩm mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước Nam Bộ. Thật vậy, cuộc đời Sơn Nam là cuộc hành trình tìm kiếm và chọn lọc những chất liêu từ hiện thực đời sống người dân Nam Bộ để sáng tác. Tác phẩm của Sơn Nam đã khắc họa rất đặc sắc chân dung tinh thần, phẩm chất đạo đức, phong tục, tập quán của người dân Nam Bộ. Vẻ đẹp của văn hóa dân tộc, đặc biệt nhất là vẻ đẹp của vùng đất và con người nơi đây là điều mà nhà văn quan tâm nhất trong sáng tác của mình, với giọng điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, mộc mạc nhưng hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Tác phẩm của Sơn Nam có sức lay động lòng người không chỉ bởi vốn kiến thức phong phú được truyền tải trong tác phẩm mà còn do bởi tâm hồn, tình cảm của nhà văn được gửi gắm vào đó. Đọc văn Sơn Nam người đọc như được đưa về một vùng đất phù sa màu mỡ nhưng còn hoang sơ trong buổi đầu khai phá, như được sống lại những ngày gian khổ, vất vả trên hành trình đi khai hoang lập đất. Sức hấp dẫn ấy được thể hiện rõ nhất thông qua việc vận dụng từ ngữ, đặc biệt là những từ ngữ của vùng quê sông nước một cách linh hoạt và sinh động. Với lòng say mê và yêu thích văn chương Sơn Nam, lòng tự hào của một người con sống ở vùng quê sông nước và lòng khát khao tìm hiểu về đặc điểm văn hóa cũng như những đóng góp của các thế hệ cha ông thời mở cõi và nhu cầu muốn tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm vận dụng từ ngữ trong tác phẩm của Sơn Nam, cụ thể là ở phương diện từ vựng, chúng tôi đã chọn đề tài “Trường từ vựng nông thôn Nam Bộ trong tập truyện Biển cỏ miền tây của nhà văn Sơn Nam”, một tác phẩm đóng vai trò quan trọng góp phần làm nên sự thành công trong sáng tác của Sơn Nam. Đồng thời chúng tôi muốn góp một phần công sức của mình vào việc khảo sát từ vựng tiếng Việt nói chung và từ vựng nông thôn ở vùng đất Nam Bộ nói riêng. Thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn hơn về vốn từ vựng nông thôn Nam Bộ, cách khai thác, sử dụng từ vựng của nhà văn. Thông qua 5 đó, chúng tôi hiểu thêm về tính cách, tình cảm và lối tư duy, văn hóa của con người Nam Bộ. 2. Lịch sử vấn đề Ở phần này chúng tôi sẽ điểm qua lịch sử về một số công trình nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu phê bình trước đây, cụ thể là ở phương diện: từ vựng, trường từ vựng, phương ngữ và những nét tiểu biểu về tác giả Sơn Nam. Đầu tiên là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học” khi bàn về vấn đề từ trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ, ông cho rằng: “trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn vị cơ bản. Ngữ không phải là đơn vị từ vựng cơ bản vì nó do các từ cấu tạo nên, muốn có các ngữ, trước hết phải có các từ” [9;137]. Còn Nguyễn Văn Tu trong quyển “Từ và vốn từ tiếng việt hiện đại” khi bàn về vấn đề trường nghĩa đã có trích dẫn quan niệm của J.Trier “trường là những thực từ ngôn ngữ tồn tại ở giữa các từ riêng biệt và toàn bộ từ vựng; nó là bộ phận của một toàn thể và làm ta nhớ đến những từ riêng biệt ở chỗ nó kết hợp thành một đơn vị cấp cao và nó còn làm ta nhớ đến từ vựng ở chỗ nó chia ra những đơn vị nhỏ hơn” [36;203]. Theo Đỗ Hữu Châu trong quyển “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”. Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa của từ khi đặt chúng vào một tiểu hệ thống nhất định để chia từ ra thành nhiều trường nghĩa khác nhau, mỗi tiểu hệ thống là một trường nghĩa: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [3;145]. Còn ở công trình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chỉnh trong quyển “Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học”. Dựa vào quan hệ ngữ pháp, cú pháp và ngữ nghĩa Nguyễn Hữu Chỉnh cho rằng: “các trường từ vựng – ngữ nghĩa được xây dựng bằng cách dựa vào một từ hoặc một nhóm từ nào đó có ý nghĩa phạm trù chung rồi tập hợp tất cả các từ có ý nghĩa thuộc nét nghĩa phạm trù chung ấy lại” [6;120]. 6 Cũng là Đỗ Hữu Châu trong quyển “Giáo trình từ vựng học tiếng Việt”. Dựa vào quan hệ đồng nhất với nhau về mặt ngữ nghĩa của từ ngữ cố định, ông đã đưa ra định nghĩa như sau: “Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa” [4;127]. Tiếp theo là công trình nghiên cứu của Mai Thị Kiều Phượng trong quyển “Ngôn ngữ học đại cương” khi đưa ra khái niệm về trường nghĩa hoặc trường từ vựng ngữ nghĩa. Mai Thị Kiều Phượng đã xem xét chúng dựa theo lối chiết tự thường dùng khi trước khi đưa ra định nghĩa: “Hiểu theo lối chiết tự thì trường là một tập hợp các từ, còn nghĩa là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong tập hợp ấy” [27;504]. Cũng trong quyển “Ngôn ngữ học đại cương” của TS. Mai Thị Kiều Phượng dựa vào quan hệ ngữ nghĩa trong một trường của từ, tác giả đã cho rằng: “Trường từ vựng - ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa” [27;505]. Theo Nguyễn Thiện Giáp trong quyển “Khái niệm ngôn ngữ học” dựa vào mối quan hệ của các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa, ông đã đưa ra khái niệm về trường từ vựng như sau: “Trường từ vựng của một trường nghĩa là tập hợp các từ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường nghĩa này” [12;428]. Ở bài viết “Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều dưới ánh sáng của lí thuyết trường nghĩa” của Đặng Thị Hảo Tâm, tác giả đã nêu lên vị trí và vai trò của trường nghĩa đối với văn học trong quá trình tiếp nhận: “Nghiên cứu trường từ vựng ngữ nghĩa chiếm vị trí quan trọng trong việc tiếp nhận văn học” [http://filc.huc.edu.vn/ngon-ngu-van-hoa]. Còn trong bài viết “Trường từ vựng thị giác trong truyện kiều” của Nguyễn Thị Hưởng, theo tác giả, tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương khi áp dụng lí thuyết của trường nghĩa là một việc làm thú vị: “Áp dụng lí thuyết về trường nghĩa để tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của các tác phẩm văn học 7 là một hướng đi khá lí thú, có ý nghĩa khoa học” [Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 8 (178 ) - 2010; 29]. Được mệnh danh là “ông già Nam Bộ” hay “ nhà Nam Bộ học” , vì chất liệu nội dung ngôn từ trong sáng tác của Sơn Nam mang đậm chất Nam Bộ; do đó, việc điểm qua đôi nét về các công trình nghiên cứu phương ngữ Nam Bộ theo chúng tôi là cần thiết: Trong quyển “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng việt” của Đỗ Hữu Châu đã dựa vào đặc điểm của từng từ mà chia thành 6 loại từ địa phương chính: những từ địa phương chỉ những đặc sản của địa phương do đó không có từ tương đương ở các tiếng địa phương khác; từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng khắp nơi đều biết, đều ý thức được; các từ địa phương có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau nhưng hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau; các từ địa phương có hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau; các từ địa phương có hình thức ngữ âm giống nhau, ý nghĩa có bộ phận giống nhau, có bộ phận khác nhau và các từ địa phương có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng nghĩa có bộ phận giống nhau, có bộ phận khác nhau. Trong quyển “Ngữ học trẻ 97 – diễn đàn học tập và nghiên cứu” với bài viết “Một số hiện tượng ngôn từ của phương ngữ Nam Bộ trong tiến trình chuẩn hóa tiếng Việt”, Huỳnh Công Tín đã khẳng định vai trò của phương ngữ trong kho từ vựng tiếng Việt, tác giả cho rằng: “sự tiếp nhận những yếu tố phương ngữ có giá trị khu biệt không làm mất đi tính trong sáng của tiếng Việt mà trái lại càng làm phong phú và giàu đẹp hơn thêm cho tiếng Việt” [32;67]. Nguyễn Thiện Giáp – Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Tuyết trong quyển “Dẫn luận ngôn ngữ học” dựa vào đặc điểm của địa phương và đặc điểm sử dụng từ ngữ của người địa phương đã phân từ địa phương ra thành hai kiểu: từ địa phương là những từ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở địa phương nào đó chứ không phổ biến đối với toàn dân; từ địa phương đối lập với từ vựng văn học tòa dân, căn cứ vào mặt ngữ âm và ngữ nghĩa 8 ở kiểu này lại được được chia thành hai loại nhỏ: từ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa và từ địa phương có sự đối lập về mặt ngữ âm. Trong quyển “Ngữ học trẻ 2003 – diễn đàn học tâp và nghiên cứu” với bài viết “Địa danh ở đồng bằng Nam Bộ”của tác giả Huỳnh Công Tín. Dựa vào tên gọi các địa danh của người Nam Bộ có thể thấy được lối tư duy của họ, tác giả cho rằng: “Lớp từ vựng phương ngữ Nam Bộ phản ánh rõ nét tư duy của người Nam Bộ là lớp từ thể hiện việc đặt tên đất, tên làng, tên song, tên chợ…” [33;540]. Trong quyển “Một số vấn đề về phương ngữ xã hội” với bài viết “Tiếng địa phương miền nam trên báo viết ở TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Tuyết Mai, dựa vào đặc điểm khác biệt giữa từ địa phương ở các phương diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng mà cho rằng: “Tiếng địa phương hoặc phương ngữ là “một hình thái nhất định của ngôn ngữ. Hình thái ấy có những đặc điểm riêng trong hệ thống ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và được sử dụng ở môi trường địa lí hạn hẹp hơn môi trường của ngôn ngữ”” [18;203]. Tiếp theo là công trình nghiên cứu của Huỳnh Công Tín trong quyển “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” cho rằng: “phương ngữ Nam Bộ là một chuỗi các nét biến dạng địa phương từ một phương ngữ toàn dân, do những tác động địa lí, xã hội mà dần hình thành” [35;41]. Theo Hoàng Thị Châu trong quyển “Phương ngữ học tiếng Việt”. Dựa vào sự khac biệt giữa các nét nghĩa của từ ngữ địa phương với từ toàn dân, tác giả đã đưa ra khái niệm về từ địa phương như sau: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác” [5;29]. Tác giả Sơn Nam đã có những sáng tác góp phần làm sống lại một thời khai hoang khẩn đất của con người Nam Bộ. Việc vận dụng từ ngữ mang đậm chất Nam Bộ trong tác phẩm là minh chứng cho sự hiểu biết sâu rộng của ông về vùng đất nơi đây. Một số nhà nghiên phê bình đã có những công trình nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn Sơn Nam như: 9 Phạm Xuân Nguyên trong quyển “Tinh tuyển văn học Việt Nam”, đã khẳng định nét độc đáo trong phong cách và việc vận dụng từ ngữ vào tác phẩm của Sơn Nam. Tác giả nhận định rằng: “Nét đặc sắc của Sơn Nam là ở chỗ ông đã tái hiện lại một vẻ đẹp của hương rừng, dẫn ta vào một thế giới hoang sơ bí ẩn bằng một lối kể chân thực, bằng thứ ngôn ngữ rất đậm chất Nam Bộ” [25;617]. Huỳnh Công Tín với bài viết “Sơn Nam – nhà Nam Bộ học” trong cuốn “Cảm nhận bản sắc Nam Bộ”, đã lí giải danh xưng “nhà Nam Bộ học” của Sơn Nam và vai trò của những tác phẩm mà Sơn Nam sáng tác: “Nhà văn Sơn Nam là người am hiểu nhiều vấn đề Nam Bộ; biết rõ tâm lí, tính cách con người Nam Bộ. Các sáng tác của ông đã giúp ích rất nhiều cho việc ngiên cứu những vấn đề Nam Bộ từ nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa, xã hội, phong tục tạp quán, lễ hội, phương ngữ, ngành nghề…” [34;411]. Nguyễn Quang Thắng trong cuốn “Văn học Việt Nam nơi miền đất mới”, khẳng định vai trò và tầm quan trọng cũng như sự hiểu biết sâu rộng của nhà văn Sơn Nam về vùng đất cực nam của tổ quốc, cho rằng: “muốn tham quan đồng bằng sông Cửu Long thì Sơn Nam là một hướng dẫn viên đáng tin cậy” [30;1212]. Trần Mạnh Thường trong cuốn “Các tác giả văn chương Việt Nam” đã chỉ ra lối sử dụng từ ngữ trong phong cách sáng tác của nhà văn Sơn Nam, cho rằng: “trang viết của nhà văn Sơn Nam theo tiếng Nam Bộ dùng nhiều khẩu ngữ, nhưng ông không lạm dụng nhiều phương ngữ Nam Bộ. Ông chịu ảnh hưởng nhiều cách viết của Miền Bắc khiến độc giả khắp Nam – Trung – Bắc đều thích đọc” [31;2235]. Trong công trình nghiên cứu của Lê Phú Khải trong quyển “Đó là Sơn Nam” đã nêu lên những đặc trưng về phong cách và sức hấp dẫn về nội dung trong tác phẩm của Sơn Nam: “đọc Sơn Nam người ta kinh ngạc về sự độc đáo về văn phong. Ông viết như nói, như một ông già Nam Bộ kể chuyện đời trong quán càfê. Nhưng sức nặng của thông tin và cảm xúc của người viết khiến lời văn biến hóa khôn lường. Đừng có ai đi tìm thể loại hay bố cục trong một truyện ngắn, hay một cuốn sách của Sơn Nam. Nhưng đã cầm đến nó là phải đọc đến trang cuối. Vì 10 càng đọc càng thấy yêu nhân vật của ông, càng thấy yêu mảnh đất Nam Bộ, miền cực Nam của đất nước” [16;71]. Cũng trong quyển “Đó là Sơn Nam” với bài viết “Tưởng nhớ nhà văn Sơn Nam” của Lê Hiếu Sơn, tác giả đã đánh giá về kiến thức sâu rộng cũng như về con người của nhà văn như một đại diện của vùng đất Nam Bộ: “những trang văn kéo dài suốt tháng năm ông đã sống, góp phần làm cho bạn đọc cả nước thêm hiểu, thêm yêu về Miền Nam trù phú. Hơn thế nữa, ông như một pho từ điển sống về tình người, về nết đất không chỉ ở vùng Sài Gòn – Gia Định mà cả dãi đồng bằng sông Cửu Long mênh mông” [16;76]. Trên đây là những công trình nghiên cứu chung về từ vựng và nhà văn Sơn Nam, nhưng từ vựng nông thôn Nam Bộ thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào, nếu có thì các tác giả chỉ nhắc đến ở một khía cạnh nào đó.Vấn đề “Khảo sát trường từ vựng nông thôn Nam Bộ trong tập truyện Biển cỏ miền tây của nhà văn Sơn Nam” cũng vậy, chưa có một tác phẩm nghiên cứu chuyên biệt nào. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là khảo sát, thống kê, phân loại trường từ vựng nông thôn Nam Bộ của những truyện ngắn trong tập truyện Biển cỏ miền tây mà Sơn Nam đã sử dụng, sau đó chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp nhằm làm nổi bật giá trị sử dụng từ vựng của nhà văn. Qua đó, ta thấy được những đóng góp của Sơn Nam trong kho tàng từ vựng tiếng Việt nói chung và từ vựng nông thôn Nam Bộ nói riêng . Đồng thời đề tài giúp chúng ta thấy được sự giàu có, phong phú và đa dạng của vốn từ vựng Nam Bộ cùng với tài năng vận dụng từ ngữ trong tác phẩm văn chương của nhà văn Sơn Nam. Ngoài ra, việc nghiên cứu còn giúp cho người viết có cơ hội tìm hiểu về đặc điểm đời sống, sinh hoạt, văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm tư duy của người dân Nam Bộ trong những ngày đầu đi khai hoang mở đất. 4. Phạm vi nghiên cứu Từ vựng nông thôn Nam Bộ xuất hiện trong tác phẩm của Sơn Nam rất phong phú và đa dạng. Do hạn chế về thời gian chúng tôi sẽ không khảo sát từ 11 vựng nông thôn Nam Bộ ở tất cả các tác phẩm của Sơn Nam, mà chỉ tập trung khảo sát trong phạm vi của tập truyện Biển cỏ miền tây. Đồng thời chúng tôi sẽ cụ thể hóa các từ vựng ấy trong những trường cụ thể thông qua tác phẩm cụ thể để người đọc có thể hiểu sâu hơn về đề tài. Từ đó, người viết làm sáng tỏ giá trị, sự phong phú của việc vận dụng từ vựng nông thôn Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, người viết chủ yếu kết hợp một số phương pháp sau đây: Trước hết là phương pháp thống kê – phân loại: vận dụng phương pháp này người viết đi vào khảo sát tất cả những truyện ngắn được in trong tập truyện “Biển cỏ miền tây” của Sơn Nam, để từ đó thống kê toàn bộ từ vựng nông thôn Nam Bộ được sử dụng trong các truyện ngắn ấy, sau đó phân loại chúng theo những trường (lớp) từ vựng cụ thể. Sau đó là phương pháp phân tích – tổng hợp: đây được xem là phương pháp quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề của luận văn. Trên cơ sở thống kê, người viết sẽ tiến hành phân tích nội dung phản ánh của trường từ vựng nông thôn trong truyện ngắn của Sơn Nam. Sau đó, người viết sẽ tiến hành tổng hợp để khái quát vấn đề, rút ra những đặc điểm nông thôn ở vùng quê Nam Bộ qua tập truyện Biển cỏ miền tây của Sơn Nam. 12 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Trường từ vựng - ngữ nghĩa 1.1.1. Khái niệm Cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí về thuật ngữ “trường”. Có tác giả gọi là “trường từ vựng”, “trường nghĩa”, “trường từ vựng – ngữ nghĩa”…, nhưng dù cho có sử dụng thuật ngữ nào đi chăng nữa thì cũng là “những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa”. Hiểu theo lối chiết tự thì trường là một tập hợp các từ, còn nghĩa là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong trường ấy. Khái niệm về trường nghĩa đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm. Lý thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa, nhưng có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu: Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong một ngôn ngữ biểu hiện. Còn khuynh hướng thứ hai là cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu chỉ của ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ với nhau về nghĩa. “các trường từ vựng – ngữ nghĩa được xây dựng bằng cách dựa vào một từ hoặc một nhóm từ nào đó có ý nghĩa phạm trù chung rồi tập hợp tất cả các từ có ý nghĩa thuộc nét nghĩa phạm trù chung ấy lại” [6;120]. Mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn là từ vựng của một ngôn ngữ. Các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa phải có chung một thành tố nghĩa. Sự phân tích các trường nghĩa sẽ bắt đầu sau khi phân xuất được chúng. Trong trường nghĩa, ý nghĩa của mỗi đơn vị từ vựng được xác định trong mối quan hệ với những đơn vị từ vựng khác cũng thuộc trường ấy. Nhiệm vụ của việc phân tích các trường nghĩa là xác định tính hệ thống của những quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố ở trong trường. Những quan hệ về nghĩa ở trong các trường nghĩa có thể là những quan hệ: đồng nghĩa, trái nghĩa, bao nghĩa, tổng phân nghĩa, đa nghĩa, bất tương thích. 13 Theo J. Trier quan niệm có sự song tồn giữa trường nghĩa và trường từ vựng. Trường từ vựng bao phủ lên trường nghĩa như một cái hình ghép, cái áo khoác hay tấm vải phủ. Tuy nhiên, mỗi từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau, tức có thể tham gia vào các trường nghĩa khác nhau. Vì thế khái niệm trường từ vựng – ngữ nghĩa được định nghĩa như sau: “trường từ vựng - ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa” [27;505]. Với mỗi trường nghĩa nhất định, chúng ta có thể phân định, tổng hợp một cách tổng quát các quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường. 1.1.1.2. Phân loại trường nghĩa Việc phân loại trường nghĩa thường dựa theo hai tiêu chí: thứ nhất là dựa vào hai thành phần ý nghĩa trong cấu trúc ý nghĩa của từ (ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm); thứ hai là dựa vào hai loại quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ (quan hệ hình tuyến hay còn gọi là quan hệ ngang và quan hệ trực tuyến hay còn gọi là quan hệ dọc). 1.1.1.2.1. Dựa vào hai thành phần ý nghĩa cơ bản của từ Trường nghĩa thường được phân chia thành hai loại: trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Sự phân loại này dựa vào tiêu chí về sự phân biệt hai thành phần ý nghĩa trong cấu trúc ý nghĩa của từ. Đó là ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm. Hai loại trường nghĩa này có quan hệ chặt chẽ với nhau. 1.1.1.2.2. Trường nghĩa biểu vật Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Cơ sở để xác lập trường nghĩa biểu vật là sự giống nhau về mặt nào đó trong ý nghĩa biểu vật giữa các từ. Để có được cơ sở dựa vào đó mà đưa ra các nghĩa biểu vật của các từ về trường nghĩa biểu vật thích hợp, chúng ta thường chọn các danh từ làm gốc (từ trung tâm) và chúng phải có tính khái quát cao gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật: động vật, thực vật, con người, tự nhiên, xã hội... bên cạnh đó các từ trung tâm ấy còn là tên gọi của 14 các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Ví dụ, trường nghĩa động vật nói chung có thể phân chia ra tiểu trường nghĩa hoạt động của động vật. Tiểu trường này có thể phân chia thành những nhóm nhỏ hơn nữa bao gồm: hoạt động của các giác quan của động vật: “nhìn”, “trông”, “ngửi”, “nghe”...; hoạt động dời chỗ: “đi”, “chạy”, “nhảy”, “đu”, “chèo”...; hoạt động tác động lên vật khác: “đá”, “cắn”, “quào”, “bới”, “cầm”, “nắm”, “kẹp”... Trường nghĩa biểu vật mang tính dân tộc, thể hiện tính đặc thù ngôn ngữ từng dân tộc. Số lượng từ ngữ trong từng trường nghĩa biểu vật cũng như những đặc trưng, tính chất, trạng thái...của những từ ngữ này in đậm dấu ấn dân tộc. Chúng ta cũng thấy rằng có từ chỉ thuộc vào một trường nghĩa, có nghĩa là từ đó chỉ có thể nằm trong một và chỉ một trường duy nhất. Nhưng cũng có những từ có thể thuộc nhiều loại trường nghĩa khác nhau. Nói cách khác, vì có hiện tượng nhiều nghĩa cho nên có nhiều từ khi xét ở nghĩa biểu vật này thì thuộc trường nghĩa biểu vật này nhưng khi xét ở ý nghĩa biểu vật kia thì thuộc trường nghĩa biểu vật kia. Ví dụ khi chúng ta có các từ chỉ hoạt động của các giác quan, hoạt động dời chỗ, hoạt động tác động lên vật khác. Bên cạnh việc sắp xếp chúng vào trường nghĩa về hoạt động của động vật nói chung, ta còn có thể đưa chúng vào trường nghĩa chỉ hoạt động nói chung của con người. Ngoài ra, còn có một đặc điểm khác của trường nghĩa biểu vật là trong một trường nghĩa biểu vật lớn ta có thể phân chia ra thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ hơn. Ví dụ trường nghĩa chỉ bộ phận của con người: “đầu”, “mình”, “tay”, “chân”… Trong trường nghĩa này chúng ta có thể phân chúng ra thành các trường nhỏ như với từ “tay” ta có trường nghĩa biểu vật nhỏ hơn: bộ phận của tay: “cánh tay”, “bàn tay”, “ngón tay”, “móng tay”…; đặc điểm ngoại hình của tay: “búp măng”, “thô”, “cứng”, “mềm mại”…; hoạt động của tay: “bóp”, “cầm”, “nắm”, “bưng”, “cài”… 15 Từ càng có nhiều ý nghĩa biểu vật thì càng có ý nghĩa khái quát, tức phạm vi biểu vật càng rộng thì càng có khả năng xuất hiện trong nhiều loại trường nghĩa biểu vật khác nhau. Tuy nhiên, quan hệ giữa các từ trong trường nghĩa biểu vật không giống nhau. Những từ điển hình thì gắn chặt với trường nghĩa biểu vật, còn những từ đa nghĩa thì có quan hệ lỏng lẻo hơn trong trường nghĩa biểu vật. 1.1.1.2.3. Trường nghĩa biểu niệm Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp những từ cùng biểu thị các khái niệm, về một phạm vi sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Cơ sở để xác lập trường nghĩa biểu niệm là sự đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm trong cấu trúc biểu niệm của từ. Nói cách khác, trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ có cấu trúc biểu niệm giống nhau. Cũng giống như trường nghĩa biểu vật ta có thể phân chia trường nghĩa biểu niệm ra thành các trường nghĩa biểu niệm nhỏ hơn. Ví dụ dựa vào cấu trúc ý nghĩa biểu niệm là (công cụ lao động bằng tay) thì ta xác lập được trường nghĩa biểu niệm bao gồm các từ sau: “liềm”, “hái”, “đục”, “khoan”, “dao”, “búa”, “lưới”, “chài”, “lờ”… ta phân chia trường nghĩa này thành những trường nghĩa nhỏ hơn: (công công lao động), (cầm bằng tay), (dùng để cắt): “dao”, “liềm”, “hái”…; (công cụ lao động), (cầm bằng tay), (dùng để đánh bắt thủy sản): “lưới”, “chài”, “lờ”, “trúm”… Ta cũng thấy rằng có từ chỉ thuộc vào một trường nghĩa, nhưng cũng có những từ có thể thuộc về nhiều trường nghĩa khác nhau giống như trường nghĩa biểu vật của từ. Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, nên một từ có thể đi vào những trường biểu niệm khác nhau. Các ý nghĩa biểu niệm tuy có nguồn gốc ở các khái niệm nhưng không đồng nhất với khái niệm cho nên các trường biểu niệm cũng không đồng nhất với tập hợp các khái niệm. Trường biểu niệm không phải là những sự kiện tư duy thuần túy mà là những sự kiện ngôn ngữ. Từ càng có nhiều ý nghĩa biểu niệm thì càng có ý nghĩa khái quát, tức là phạm vi biểu niệm càng rộng thì càng có khả năng xuất hiện trong nhiều loại trường nghĩa biểu niệm khác nhau. 16 Sự phân loại trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm nói trên dựa vào tiêu chí về sự phân biệt hai thành phần ý nghĩa trong cấu trúc ý nghĩa của từ. Đó là ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm. Hai loại trường nghĩa này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 1.1.2.2. Dựa vào các quan hệ trong ngôn ngữ và tư duy 1.1.2.2.1. Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính) Trường nghĩa ngang được hình thành nhờ sự tập hợp tất cả các từ ngữ có thể kết hợp với một từ ngữ nào đó được lấy làm gốc lập thành những chuỗi tuyến tính. Nói cách khác, đó là “tập hợp các từ ngữ xuất hiện với từ ngữ gốc theo quan hệ hàng ngang trong cụm từ, hoặc câu” [;].Ví dụ trường nghĩa ngang của từ “chân” là: “đi”, “chạy”, “nhảy”, “đá”, “giẫm”, “đạp”... những từ: “cầm”, “nhai”, “nghe”, “nhìn”... không thuộc trường nghĩa ngang của từ “chân”. Các từ trong trường nghĩa ngang là những từ thường kết hợp theo chuẩn mực nghĩa phổ biến của một ngôn ngữ chung. Trong thực tế, chúng là những từ ngữ thuộc cùng một trường nghĩa biểu vật đi với nhau sao cho nghĩa biểu vật của chúng hòa hợp ngữ nghĩa, logic, phù hợp nói năng của dân tộc với nhau. Ví dụ khi gọi tên con ngựa có màu đen ta thường gọi là “ngựa ô” trong khi ngoài từ “ô” ta cũng có: “mực”, “mun”, “hắc”... chỉ màu đen, nhưng “ô” để chỉ màu đen của con ngựa được sử dụng phổ biến chung cho ngôn ngữ tiếng Việt, còn những yếu tố chỉ màu đen còn lại như: “mực” thì được sử dụng chung trong ngôn ngữ tiếng Việt khi nói đến màu đen của con chó, “mun” khi nói đến màu đen của con mèo... Một từ nhiều nghĩa có thể xác lập những trường nghĩa ngang khác nhau về tính chất tùy theo nét nghĩa nào đó được lựa chọn làm từ ngữ gốc. Đối với những từ có ý nghĩa thuộc phương ngữ thì trường nghĩa ngang mang những phương ngữ đó có thể khác với trường nghĩa ngang của ngôn ngữ toàn dân. Các từ ngữ trong một trường nghĩa ngang là sự cụ thể hóa các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu vật của từ. 17 Có nhiều từ đi với từ ngữ gốc nào đó tạo thành trường nghĩa ngang của nó. Tuy nhiên, quan hệ giữa các từ tạo thành trường nghĩa ngang với từ ngữ gốc có mức độ khác nhau. Để xác lập được trường nghĩa ngang người ta thường lấy một từ làm gốc rồi tìm những từ ngữ kết hợp với nó để tạo thành một chuỗi tuyến tính. Ví dụ ta có từ “đánh” là từ ngữ gốc ta sẽ có trường nghĩa ngang khi kết hợp với các từ như sau: “giặc”, “trận”, “lộn”, “bài”, “bóng”, “vợt”, “cầu”... Khả năng kết hợp những từ bị chi phối bởi đặc điểm ngữ nghĩa của từ. Nói cách khác, nghĩa của từ quyết định và quy định khả năng kết hợp của từ. Vì vậy các trường nghĩa ngang góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của các từ vựng, làm sáng tỏ những đặc điểm hoạt động của từ. Các từ ngữ xuất hiện trong trường nghĩa ngang có tác dụng hiện thực hóa một hoặc một số nét nghĩa nào đó của cấu trúc ngữ nghĩa có chứa từ ngữ gốc. 1.1.2.2.2. Trường nghĩa dọc (Trường nghĩa trực tuyến) Trường nghĩa dọc hoặc trường nghĩa trực tuyến hoặc trường nghĩa liên tưởng được hình thành nhờ thao tác liên tưởng của tư duy khi xuất hiện một từ trung tâm kích thích cho sự tập hợp tất cả các từ khác sẽ xuất hiện theo quan hệ hàng dọc trong cụm từ, hoặc câu. Nói cách khác, khi người ta nhắc đến một từ nào đó (từ kích thích), từ ấy gợi ra cho hàng loạt những từ khác. Toàn bộ những từ do một từ kích thích gợi ra theo quy luật liên tưởng và tập hợp thành trường nghĩa liên tưởng. Khi từ ngữ của cả dân tộc hay của một người có sức gợi liên tưởng, như vậy mỗi từ sẽ thành trung tâm của một trường liên tưởng. Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch. Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm trường liên tưởng. Theo ông, mỗi từ có thể làm trung tâm của một trường liên tưởng, như từ bò (boeuf) của tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra do liên tưởng. 1. Bò cái, bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ , nhai trầu... 2. Sự cày bừa, cái cày, cái ách... 18 3. Những ý niệm về tính chịu đựng, nhẫn nại, sự chậm chạp, nặng nề, tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh, trong các thành ngữ Pháp... 1.1.2.2.3. Trường liên tưởng Trường nghĩa liên tưởng của một từ bao gồm những từ đồng nhất hay đối lập về ngữ nghĩa với từ đó hoặc là vì lí do thường hay đi kèm nên hễ sử dụng đến từ này lập tức khiến người ta liên tưởng đến từ kia. Trường nghĩa liên tưởng có thể mang tính dân tộc. Những từ ngữ xoay quanh một từ kích thích nào đó có thể trùng nhau, nhưng có thể khác nhau ở từng dân tộc, từng ngôn ngữ cụ thể. Sự khác nhau này là do điều kiện lịch sử - xã hội, do điều kiện cụ thể về hoàn cảnh sống, tập quán, nếp nghĩ, thói quen...của những con người thuộc các dân tộc khác nhau. Ví dụ: Từ “chó” trong tiếng Việt gợi ra các từ “sủa”, “xương”, “nhà”, “xe đạp”... “gần gũi”, “trung thành”... mà từ “dog” của tiếng Anh không có. Từ chim đối với người Việt Nam có thể dùng cho người đàn ông, chỉ sự bay nhảy, sự vui tươi, sự thoải mái nhưng lại là từ cấm kị đối với người đàn ông Tây Ban Nha vì nó sẽ gợi ra những điều rất xấu xa (trong tiếng Tây Ban Nha chim là Pajaro mà Pajaro có nghĩa xấu chỉ những người đàn ông đồng tình luyến ái). Những từ chỉ màu sắc, cảnh vật, sự vật, vật thể thiên nhiên chắc chắn sẽ có những trường liên tưởng khác nhau ở các dân tộc sống gần gũi với thiên nhiên, có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp so với các dân tộc có nền văn minh “đại công nghiệp”. Mặt khác, trường liên tưởng mang tính thời đại. Tuy trong cùng một cồng đồng xã hội nhưng ở mỗi thời đại do sự khác nhau về lịch sử, xã hội nên tâm lí, nếp sống, nếp nghĩ của con người cũng từ đó mà khác nhau. Tính thời đại, dấu ấn của từng thời đại thể hiện rõ xã hội các trường nghĩa liên tưởng. Ví dụ: Trường liên tưởng của một từ đơn giản như: cánh đồng đối với người nông dân trước cách mạng và hiện nay không giống nhau. Chắc chắn ngày trước từ này không thể gợi ra các từ “hợp tác xã”, máy gặt dập liên hợp”, “cánh đồng mẫu lớn”, “bờ bao”, “thuốc trừ sâu”, “vụ lúa đông – xuân”...Bởi lẽ đơn 19 giản, thời trước chưa làm gì có những thứ ấy. Mặt khác, những từ cây đa, quán ngói, bầy cò đã đi ra khỏi trường liên tưởng của từ này trong thời đại ngày nay. Sự thay đổi về chế độ xã hội, về ý thức chính trị, những tiến bộ trong sản xuất, những đổi mới trong đời sống,...những nỗi niềm lớn của từng giai đoạn lịch sử thu hút sự quan tâm của mọi người dân...làm cho từ ngữ biến động về khả năng liên tưởng. Đáng chú ý là trong một thời đại mà biến đổi càng chậm chạp, ngưng đọng thì liên tưởng của các từ cũng cố định, tĩnh, thậm chí chứa đựng những yếu tố sáo ngữ, công thức ước lệ. Còn những thời đại đầy những biến đổi mau lẹ, mỗi ngày một khác, thì liên tưởng cũng thường xuyên được đổi mới, phong phú. Như trường liên tưởng của các từ ngữ trong giai đoạn lịch sử của nước ta sau Cách mạng tháng Tám chẳng hạn. Văn học của từng thời đại là nhân tố quan trọng góp phần làm hình thành những trường liên tưởng của các từ, nhất là các từ trong phong cách văn học. Đã một thời hễ cứ nói đến “mưa”, “chiều”, “bến đò”, “con sông”...là chúng ta lại nghĩ đến “bi thương”, “sầu muộn”, “vàng úa”, “lệ”, “chia li”..., đó là những từ “đẫm nước mắt” của một lớp người. Vai trò của văn học lãng mạn đối với các trường liên tưởng như vậy không phải nhỏ. Cuối cùng, trường liên tưởng mang tính cá nhân. Bởi vì, ngôn ngữ là tài sản chung của toàn dân tộc, của cả xã hội nhưng lại tồn tại thông qua cá nhân và sự sử dụng ngôn ngữ của chính mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội đó. Tính cá nhân được thể hiện bởi kinh nghiệm sống, do tình cảm đã từng trải, mỗi người tùy theo lứa tuổi, tùy theo nếp sống, môi trường sống, nghề nghiệp, có những từ ngữ khác nhau trong những trường liên tưởng cùng từ trung tâm. Ví dụ: Đối với người sống quanh quẩn trong những thành phố lớn, từ tắc (đường) nhiều lắm cũng chỉ gợi ra ô tô, xe đạp, bụi bặm, ồn ào, chật chội, chờ đợi, khó chịu, tai nạn...nhưng đối với các chiến sĩ các thanh niên xung phong trên các tuyến đường chống Mỹ cứu nước trước đây gợi ra bức tranh nhiều màu sắc đậm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan