Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truong nghia dong vat trong thanh ngu tieng viet 2018...

Tài liệu Truong nghia dong vat trong thanh ngu tieng viet 2018

.PDF
62
287
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== ĐỖ THỊ MỴ TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI - 2018 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................... 6 1.1. Khái quát về thành ngữ .............................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về thành ngữ .......................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ .......................................................................... 7 1.1.2.1. Đặc điểm kết cấu .................................................................................. 7 1.1.2.2. Đặc điểm ý nghĩa ................................................................................. 8 1.2. Phân loại thành ngữ .................................................................................... 9 1.3. Giá trị của thành ngữ ................................................................................ 11 1.4. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ ................................................................ 12 1.5. Nghĩa biểu trưng....................................................................................... 13 1.5.1. Khái niệm .............................................................................................. 13 1.5.2. Phân biệt nghĩa biểu trưng và nghĩa chuyển ......................................... 15 1.5.3. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ ............................................................ 16 Tiểu kết ............................................................................................................ 18 CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT ......................................................................................... 19 2.1. Kết quả thống kê ...................................................................................... 19 2.2. Miêu tả một số trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt và nhận xét. ................................................................................................................... 20 2.2.1. Tên gọi các loài động vật ...................................................................... 20 2.2.2. Đặc điểm bên ngoài của động vật (màu sắc, hình dáng, kích thước..) . 28 2.2.3. Bộ phận của động vật ............................................................................ 31 2.2.4. Mùi ........................................................................................................ 32 2.2.5. Hoạt động của động vật......................................................................... 33 2.2.6. Đặc điểm sinh sản ................................................................................. 34 Tiểu kết ............................................................................................................ 35 CHƯƠNG 3: NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT ........................................................... 36 3.1. Phân tích ý nghĩa biểu trưng của một số hình ảnh động vật tiêu biểu trong thành ngữ tiếng Việt ........................................................................................ 36 3.1.1 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật có mối quan hệ gần gũi với con người (con chó, con cò…) ............................................................................... 36 3.1.2 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật hoang dã (con hổ, con vượn…) ......................................................................................................................... 41 3.1.3 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật liên quan mật thiết với đời sống tâm linh của người Việt Nam (ma, quỷ, rồng…) ............................................ 42 3.2. Hình ảnh biểu trưng đa nghĩa ................................................................... 44 3.3. Hình ảnh đồng nghĩa biểu trưng............................................................... 47 Tiểu kết ............................................................................................................ 50 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, thành ngữ có số lượng rất lớn, đa dạng về cấu tạo và phong phú về nội dung. Chúng mang những đặc trưng dân tộc rõ nét và giàu sức biểu cảm, biểu hiện. Cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc thành ngữ dần được hình thành và được nhân dân sử dụng như một công cụ để giao tiếp chung. Việc phát triển thành ngữ là một trong những cách hiệu quả để bổ sung và làm phong phú thêm vốn từ. Thành ngữ phản ánh những đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc, bao gồm các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của mỗi dân tộc. Qua thành ngữ, chúng ta còn phát hiện được các đặc điểm như lối nói, cách tư duy, đặc điểm văn hóa của người Việt về nhận thức và phản ánh trong hiện thực cuộc sống. Thành ngữ không những góp phần làm phong phú thêm vốn từ mà còn làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt trên nhiều phương diện. Vì vậy, việc nghiên cứu thành ngữ luôn là một đề tài có ý nghĩa đầy đủ cả về mặt lí luận và thực tiễn. Mỗi dân tộc mang trong mình những nét đặc trưng văn hóa riêng đặc biệt. Trong hoạt động giao tiếp, người Việt Nam rất hay sử dụng những lối nói bóng bẩy, giàu hình ảnh và mang ý nghĩa biểu trưng. Cho nên trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong các loại hình nghệ thuật nói riêng, thành ngữ được sử dụng rất nhiều và hiệu quả bởi sự giản dị, dễ hiểu. Chất liệu tạo nên thành ngữ tiếng Việt có thể là động vật, thực vật, từ chỉ hiện tượng tự nhiên, từ chỉ vật dụng…Chất liệu là biểu hiện của tính dân tộc trong thành ngữ và khám phá chất liệu trong thành ngữ tiếng Việt cho ta biết thêm văn hóa, tư duy, lối liên tưởng so sánh khi nhận thức về thế giới động vật. Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt”. Chúng tôi hi vọng các kết quả nghiên cứu của 2 đề tài này sẽ đóng góp thêm một phát hiện mới đối với việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Từ đó góp phần làm phong phú thêm các kết quả nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt. 2. Lịch sử vấn đề Trong kho tàng tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến vốn thành ngữ tiếng Việt. Thành ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khác. Sự đa dạng và phong phú về số lượng và quan trọng hơn là khả năng sử dụng linh hoạt đã khiến thành ngữ trở thành vốn sống, kinh nghiệm truyền từ hế hệ này qua thế hệ khác, gắn với lời ăn tiếng nói của nhân dân ta. Thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất đồ sộ và phong phú, nhiều công trình nghiên cứu mang tính khoa học với nhiều mục đích khác nhau. Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt trên nhiều phương diện khác nhau. Có thể tóm lược một số hướng nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt như sau: Hướng thứ nhất, tập hợp và giải thích các thành ngữ tiếng Việt để làm từ điển có thể kể đến các công trình sau: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân [14], Từ điển giải thích thành ngữ Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên) [28]. Từ điểm thành ngữ - tục ngữ Việt – Hán của tác giả Nguyễn Văn Khang [13]. Hướng thứ hai, nghiên cứu thành ngữ trên phương diện đặc điểm, cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu: Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp [7], Thành ngữ học tiếng Việt của tác giả Hoàng Văn Hành [8]. Hướng thứ ba, nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trong mối quan hệ với văn hóa Việt Nam. Tìm hiểu mối quan hệ giữa thành ngữ và văn hóa, hầu hết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== ĐỖ THỊ MỴ TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== ĐỖ THỊ MỴ TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Thị Thu Hương, người đã tận tình, chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn đã nhiệt tình giảng dạy. Cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho em học tập và nghiên cứu tại trường Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu nghiên cứu khoa học nên khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Mỵ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PSG.TS Đỗ Thị Thu Hương. Khóa luận với đề tài Trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai phạm, người viết xin chịu mọi hình thức kỉ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Mỵ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả thống kê trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt .................................................................................................. 19 Bảng 2.2. Kết quả thống kê nhóm động vật gần gũi với con người ............... 20 Bảng 2.3. Kết quả thống kê nhóm động vật hoang dã .................................... 25 Bảng 2.4. Kết quả thống kê nhóm động vật liên quan mật thiết với đời sống tâm linh của người Việt Nam ......................................................................... 27 Bảng 2.5. Kết quả thống kê từ ngữ chỉ màu sắc của động vật trong thành ngữ tiếng Việt ......................................................................................................... 29 Bảng 2.6. Kết quả thống kê từ ngữ chỉ đặc điểm về hình dáng, kích thước của động vật trong thành ngữ tiếng Việt ............................................................... 30 Bảng 2.7. Kết quả thống kê từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể của động vật trong thành ngữ tiếng Việt ........................................................................................ 31 Bảng 2.8. Kết quả thống kê từ ngữ chỉ mùi của động vật trong thành ngữ tiếng Việt .................................................................................................................. 32 Bảng 2.9. Kết quả thống kê từ ngữ chỉ hoạt động của động vật trong thành ngữ tiếng Việt .................................................................................................. 33 Bảng 2.10. Kết quả thống kê từ ngữ chỉ đặc điểm sinh sản của động vật trong thành ngữ tiếng Việt ........................................................................................ 34 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................... 6 1.1. Khái quát về thành ngữ .............................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về thành ngữ .......................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ.......................................................................... 7 1.1.2.1. Đặc điểm kết cấu .................................................................................. 7 1.1.2.2. Đặc điểm ý nghĩa ................................................................................. 8 1.2. Phân loại thành ngữ .................................................................................... 9 1.3. Giá trị của thành ngữ ................................................................................ 11 1.4. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ ................................................................ 12 1.5. Nghĩa biểu trưng....................................................................................... 13 1.5.1. Khái niệm .............................................................................................. 13 1.5.2. Phân biệt nghĩa biểu trưng và nghĩa chuyển ......................................... 15 1.5.3. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ ............................................................ 16 Tiểu kết ............................................................................................................ 18 CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT ......................................................................................... 19 2.1. Kết quả thống kê ...................................................................................... 19 2.2. Miêu tả một số trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt và nhận xét. ................................................................................................................... 20 2.2.1. Tên gọi các loài động vật ...................................................................... 20 2.2.2. Đặc điểm bên ngoài của động vật (màu sắc, hình dáng, kích thước..) . 28 2.2.3. Bộ phận của động vật ............................................................................ 31 2.2.4. Mùi ........................................................................................................ 32 2.2.5. Hoạt động của động vật......................................................................... 33 2.2.6. Đặc điểm sinh sản ................................................................................. 34 Tiểu kết ............................................................................................................ 35 CHƯƠNG 3: NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT ........................................................... 36 3.1. Phân tích ý nghĩa biểu trưng của một số hình ảnh động vật tiêu biểu trong thành ngữ tiếng Việt ........................................................................................ 36 3.1.1 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật có mối quan hệ gần gũi với con người (con chó, con cò…)............................................................................... 36 3.1.2 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật hoang dã (con hổ, con vượn…) ......................................................................................................................... 41 3.1.3 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật liên quan mật thiết với đời sống tâm linh của người Việt Nam (ma, quỷ, rồng…) ............................................ 42 3.2. Hình ảnh biểu trưng đa nghĩa ................................................................... 44 3.3. Hình ảnh đồng nghĩa biểu trưng............................................................... 47 Tiểu kết ............................................................................................................ 50 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, thành ngữ có số lượng rất lớn, đa dạng về cấu tạo và phong phú về nội dung. Chúng mang những đặc trưng dân tộc rõ nét và giàu sức biểu cảm, biểu hiện. Cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc thành ngữ dần được hình thành và được nhân dân sử dụng như một công cụ để giao tiếp chung. Việc phát triển thành ngữ là một trong những cách hiệu quả để bổ sung và làm phong phú thêm vốn từ. Thành ngữ phản ánh những đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc, bao gồm các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của mỗi dân tộc. Qua thành ngữ, chúng ta còn phát hiện được các đặc điểm như lối nói, cách tư duy, đặc điểm văn hóa của người Việt về nhận thức và phản ánh trong hiện thực cuộc sống. Thành ngữ không những góp phần làm phong phú thêm vốn từ mà còn làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt trên nhiều phương diện. Vì vậy, việc nghiên cứu thành ngữ luôn là một đề tài có ý nghĩa đầy đủ cả về mặt lí luận và thực tiễn. Mỗi dân tộc mang trong mình những nét đặc trưng văn hóa riêng đặc biệt. Trong hoạt động giao tiếp, người Việt Nam rất hay sử dụng những lối nói bóng bẩy, giàu hình ảnh và mang ý nghĩa biểu trưng. Cho nên trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong các loại hình nghệ thuật nói riêng, thành ngữ được sử dụng rất nhiều và hiệu quả bởi sự giản dị, dễ hiểu. Chất liệu tạo nên thành ngữ tiếng Việt có thể là động vật, thực vật, từ chỉ hiện tượng tự nhiên, từ chỉ vật dụng…Chất liệu là biểu hiện của tính dân tộc trong thành ngữ và khám phá chất liệu trong thành ngữ tiếng Việt cho ta biết thêm văn hóa, tư duy, lối liên tưởng so sánh khi nhận thức về thế giới động vật. Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt”. Chúng tôi hi vọng các kết quả nghiên cứu của 1 đề tài này sẽ đóng góp thêm một phát hiện mới đối với việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Từ đó góp phần làm phong phú thêm các kết quả nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt. 2. Lịch sử vấn đề Trong kho tàng tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến vốn thành ngữ tiếng Việt. Thành ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khác. Sự đa dạng và phong phú về số lượng và quan trọng hơn là khả năng sử dụng linh hoạt đã khiến thành ngữ trở thành vốn sống, kinh nghiệm truyền từ hế hệ này qua thế hệ khác, gắn với lời ăn tiếng nói của nhân dân ta. Thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất đồ sộ và phong phú, nhiều công trình nghiên cứu mang tính khoa học với nhiều mục đích khác nhau. Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt trên nhiều phương diện khác nhau. Có thể tóm lược một số hướng nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt như sau: Hướng thứ nhất, tập hợp và giải thích các thành ngữ tiếng Việt để làm từ điển có thể kể đến các công trình sau: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân [14], Từ điển giải thích thành ngữ Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên) [28]. Từ điểm thành ngữ - tục ngữ Việt – Hán của tác giả Nguyễn Văn Khang [13]. Hướng thứ hai, nghiên cứu thành ngữ trên phương diện đặc điểm, cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu: Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp [7], Thành ngữ học tiếng Việt của tác giả Hoàng Văn Hành [8]. Hướng thứ ba, nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trong mối quan hệ với văn hóa Việt Nam. Tìm hiểu mối quan hệ giữa thành ngữ và văn hóa, hầu hết 2 các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng thành ngữ là nơi phản ánh ý nghĩ, tình cảm triết lí, quan niệm của con người về cuộc sống, về những đạo lí, truyền thống được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này phải kể đến Bình diện văn hóa- ngôn ngữ của nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, Văn hóa dân gian, tác giả Nguyễn Như Ý [27]; Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ của Đỗ Hữu Châu đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 10, 2000. Trên đây là những đóng góp nổi bật của các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu thành ngữ. Ngoài các hướng nghiên cứu trên còn có thể kể đến một số bài báo, công trình tiêu biểu như: Đỗ Thị Thu Hương (2013), Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt, Luận án Tiến sĩ, Bảo vệ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam [12] Khóa luận của sinh viên Trương Thị Lộng Ngọc (2010) Thành ngữ chỉ trường nghĩa “ăn” trong tiếng Việt Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về trường nghĩa chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt. Với kết quả và hướng nghiên cứu như trên chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt” 3. Mục đích nghiên cứu Từ việc khảo sát, phân loại trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi tiến hành phân tích ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt. Từ đó thấy được những giá trị văn hóa truyền thống ẩn tàng trong các thành ngữ tiếng Việt nói chung, thành ngữ có hình ảnh động vật nói riêng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, đề tài này phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng hợp các vấn đề lí thuyết liên quan tới đề tài. 3 - Khảo sát, thống kê, phân loại ngữ liệu thành các tiểu trường. - Phân tích ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là thành ngữ tiếng Việt có xuất hiện hình ảnh động vật. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngữ liệu được khảo sát trong Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang ( Nxb Khoa học xã hội, 1978) và Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (Nxb Văn hóa Thông tin, 2000) 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa vào việc khảo sát tìm hiểu các tư liệu liên quan đến hình ảnh động vật và kết quả thống kê trong thành ngữ tiếng Việt chúng tôi tiến hành phân tích, miêu tả ý nghĩa biểu trưng của động vật trong thành ngữ tiếng Việt. - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được áp dụng để miêu tả ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt; miêu tả hiện tượng đa nghĩa biểu trưng và hiện tượng đồng nghĩa biểu trưng. - Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng khi chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê số lượng cụ thể các thành ngữ có chứa hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt sau đó phân chia chúng thành các tiểu loại. 4 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương 2: Miêu tả trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt Chương 3: Nghĩa biểu trưng của hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Khái quát về thành ngữ 1.1.1. Khái niệm về thành ngữ Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, thành ngữ được hiểu như sau: Xét về mặt nội dung: “Thành ngữ là một bộ phận câu có sẵn, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn”[20; 12]. Xét về mặt hình thức ngữ pháp: “Thành ngữ chỉ là nhóm từ chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Thành ngữ là một cụm từ trơn tru, quen thuộc và được dùng thành câu nói thông thường cũng như được dùng trong tục ngữ, ca dao”[20; 12]. Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu viết: “Đối chiếu với từ phức và cụm từ tự do, có thể nói: “ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ), nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc có tính xã hội như từ” [1; 72]. Tác giả Nguyễn Trọng Lực, Lương Văn Đang đã nêu lên ba đặc tính của thành ngữ: “Thành ngữ tiếng Việt có tính chất cố định cao; các thành ngữ thường được biểu hiện và sử dụng ở nghĩa bóng là chủ yếu; các thành ngữ có quá trình vận động và biến đổi” [15; 21]. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm” [5; 77]. Ví dụ: Béo như con trâu trương, câm như miệng hến, đen như bồ hóng,… 6 Các tác giả Hoàng Trọng Phiến, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu định nghĩa thành ngữ như sau: “Thành ngữ là cụm từ cố định, tự do, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính chất cấu trúc và gợi cảm” [21; 157]. Ví dụ: Đông như kiến, Đứng như trời trồng, Được lời như cởi tấm lòng… Trong các định nghĩa về thành ngữ đó đều có những điểm chung sau: Thành ngữ đều là những cụm từ, có sự cố định về hình thái cấu trúc và có sự hoàn chỉnh về ý nghĩa và nghĩa của thành ngữ không phải là tổng số nghĩa của các thành tố (từ) cấu thành nên thành ngữ. Ngoài ra khi định nghĩa về thành ngữ một số tác giả còn đề cập đến nhiều mặt khác như tác giả Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Như Ý, Hà Quang Năng nhấn mạnh đến thành ngữ là một chỉnh thể định danh, hoạt động như một từ riêng biệt. Hồ Lê đề cập đến chức năng miêu tả hình ảnh, hiện tượng tính cách hoặc quan hệ… Tóm lại, thành ngữ là những cụm từ cố định, là một đơn vị có sẵn trong hệ thống từ vựng của một dân tộc, chúng có chức năng định danh gọi tên sự vật hiện tượng đồng thời phản ánh các khái niệm một cách gợi tả và bóng bẩy. Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ và đồng thời cũng là một đơn vị mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Chính vì vậy có thể đồng thời gọi thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ - văn hóa. 1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ 1.1.2.1. Đặc điểm kết cấu Đặc điểm kết cấu của thành ngữ là một thành phần tổ hợp cố định và bền vững về hình thái cấu trúc, bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt nó được sử dụng trong khẩu ngữ. Trong thành ngữ thì tính cố định về hình thái cấu trúc được thể hiện: Thành phần từ vựng ổn định nghĩa là các yếu tố cấu tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong sử dụng mà nhiều trường hợp không thể thay thế. 7 Ví dụ: chân đăm đá chân chiêu, đăm thời cổ có nghĩa là phải, chiêu có nghĩa là trái. Tính bền vững về cấu trúc của thành ngữ thể hiện sự cố định trong trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau về tính bền vững hình thái - cấu trúc. Có thể là sự mờ nhạt về ngữ nghĩa và những mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố. Hay do đặc điểm nguồn gốc của thành ngữ từ truyện truyền thuyết, cổ tích…hoặc do tính vần điệu, tiết tấu… Trước kia thành ngữ là một tổ hợp từ tự do và được mọi người sử dụng, tái hiện nhiều lần nên nó mang tính ổn định cố định và được hình thành do thói quen sử dụng của người bản ngữ. Thành ngữ mang tính ổn định nhưng nó cũng mang sự sáng tạo cá nhân, tạo dấu ấn riêng của mỗi người. Tính uyển chuyển và tính bền vững cố định của thành ngữ trong sử dụng không hề mâu thuẫn với nhau mà còn bổ sung cho nhau, tạo nên sự hoàn chỉnh. Và chính điều này đã khiến cho thành ngữ xuất hiện nhiều biến thể. Ví dụ như thành ngữ ba chìm bảy nổi còn có bảy nổi ba chìm… 1.1.2.2. Đặc điểm ý nghĩa Tính bóng bẩy và hoàn chỉnh về nghĩa là một đặc trưng nổi bật của thành ngữ, biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng trọn vẹn về các thuộc tính quá trình hay sự vật.Ví dụ: chín người mười ý mỗi người có một ý kiến riêng của mình Thành ngữ là loại đơn vị định danh bậc 2, nội dung thành ngữ không được nhắc đến trong nghĩa đen, mà từ nghĩa đen đó chúng ta phải suy ra nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn để có thể hiểu về nội dung được nói đến trong câu. Ví dụ thành ngữ đầu trâu mặt ngựa không phải miêu tả đầu con trâu và mặt con ngựa mà ngụ ý nói đến những kẻ lưu manh, côn đồ. 8 Tính bóng bẩy về nghĩa và tính ổn định về cấu tạo của thành ngữ cũng có nhiều nét tương đồng với tục ngữ và có thể chuyển hóa cho nhau. Tuy nhiên giữa thành ngữ và tục ngữ lại có những điểm dị biệt: “Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu thị khái niệm một cách bóng bẩy còn tục ngữ lại là những câu đặc biệt biểu thị phán đoán một cách nghệ thuật”[8; 35]. 1.2. Phân loại thành ngữ Có rất nhiều tiêu chí để phân loại thành ngữ, cho nên kết quả phân loại thành ngữ cũng khác nhau. Theo tác giả Hoàng Văn Hành ông đã phân loại thành ngữ tiếng Việt như sau: Căn cứ vào phương thức tạo nghĩa, ông chia thành ngữ tiếng Việt ra làm 2 loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng. Căn cứ vào cấu trúc của thành ngữ, chia làm hai loại thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng. Trong loại phi đối xứng lại có thành ngữ phi đối xứng so sánh và thành ngữ đối xứng ẩn dụ hóa. Ở mỗi cách phân chia trên chỉ dừng lại ở mức chọn tiêu chí phân loại cho từng bậc và mỗi một tiểu loại là một nội dung vấn đề khảo sát. Và sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào từng loại của thành ngữ tiếng Việt để có cái nhìn hoàn thiện hơn về thành ngữ tiếng Việt. Trước hết là ở loại 1 thành ngữ so sánh: Thành ngữ so sánh là một cụm từ bền vững được hình thành từ phép so sánh và thường có nghĩa biểu trưng. Ví dụ: đắt như tôm tươi, chua như dấm, mỏng như lá lúa… Để hiểu về thành ngữ so sánh trước hết ta cần chỉ ra mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh. Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh: A so sánh với B. A là vế đưa ra để được so sánh còn B là từ đưa ra để so sánh, từ để so sánh: như, tựa, hệt, tựa như, tựa hệt, hơn, cũng bằng… 9 Ví dụ: Ác như hùm, bạc như vôi… Cay hơn ớt, quý hơn vàng, chán hơn cơm nếp nát… Hai đấm cũng bằng một đạp, lệnh ông không bằng lệnh bà… Có thể nói, một đặc trưng nổi bật về mặt ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh là vế B trong cấu trúc so sánh như B bao giờ cũng có tầng nghĩa đôi. Sự song hành hai tầng nghĩa ấy làm cho thành ngữ có tính hính tượng Loại thứ 2 thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng trong tiếng Việt: Đây là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt, chiếm phần lớn trong tổng số thành ngữ thường dùng. Trong thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng thì có đẳng kết, hội nghĩa và phi đẳng kết, không hội nghĩa. Ví dụ thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng: mẹ tròn con vuông, đầu cua tai nheo… Thứ nhất ở đẳng kết, hội nghĩa gồm có hội nghĩa tương đẳng, ví dụ: như đầu trâu mặt ngựa, hội nghĩa trội, ví dụ: mát chân mát tay và ở hội nghĩa chuyển lại chia làm 2 loại nhỏ là đều pha và lệch pha Thứ hai, là phi đẳng kết , không liên hội gồm có phi đẳng kết, không liên hội theo quan hệ nhân quả, theo hành động mục đích, hành động thể cách. Loại thứ 3 là thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng trong tiếng Việt: Theo cuốn Thành ngữ học tiếng Việt của tác giả Hoàng Văn Hành thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng: “Xét về mặt cấu trúc chúng không có tính chất đối xứng do được cấu tạo giống hệt như những cấu trúc ngữ pháp thường (nên gọi là những thành ngữ thường). Xét về quá trình tạo nghĩa chúng được tạo nghĩa chủ yếu bằng con đường ẩn dụ hóa.” [8; 77] Đi sâu vào mặt cấu trúc, ta có thể thấy kiểu kết cấu ngữ pháp phổ biến là những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm hoặc có hai trung tâm. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng không có tính đối xứng về mặt cấu trúc và chủ yếu được tạo nghĩa qua con đường ẩn dụ hóa. Ở loại này gồm có 10 kết cấu ngữ và kết cấu chủ - vị. Trong kết cấu ngữ gồm có danh ngữ, chẳng hạn: động ngữ ăn to nói lớn, tính ngữ mát chân, mát tay… 1.3. Giá trị của thành ngữ Giá trị của thành ngữ trước hết được thể hiện ở thành ngữ có giá trị gợi hình và biểu cảm cao. Thành ngữ thường gợi hình ảnh, màu sắc, mà các hình ảnh được nói đến trong thành ngữ là những điều quen thuộc, dễ hình dung, liên tưởng và tưởng tượng. Giá trị của thành ngữ được thể hiện ở tính hình tượng, sự khái quát về nghĩa, giàu tính biểu cảm. Đặc biệt thành ngữ là đơn vị chứa đựng những giá trị văn học dân tộc sâu sắc. Trước hết ta nói về tính hình tượng trong nghệ thuật: Là phương thức đặc thù của nghệ thuật, phản ánh cuộc sống một cách sáng tạo, bằng những hình thức sinh động, cảm tính, cụ thể như bản thân đời sống. Thông qua đó lí giải, khái quát về cuộc sống gắn liền với một tư tưởng, cảm xúc nhất định của tác giả. Trong thành ngữ, ta có thể hiểu một cách nôm na tính hình tượng là những hình ảnh cụ thể sinh động, lí giải , khái quát về cuộc sống thông qua đó thể hiện được tư tưởng, tình cảm người viết. Ví dụ: Đầu trâu mặt ngựa trên cơ sở nghĩa đen trâu và ngựa là hai con gia súc lớn khó thuần phục. Thành ngữ này gợi lên hình ảnh bề ngoài hung ác, không lương thiện, ý muốn nói đến những kẻ hung ác không còn tính người. Cá chậu chim lồng tính hình tượng: cá sống trong chậu, chim nhốt trong lồng, thể hiện sự tù túng chật hẹp, gò bó không được tự do. Đây là cách nói cụ thể, sinh động có hình ảnh thể hiện sự gò bó, trói buộc, không có tự do. Về tính biểu cảm của thành ngữ thì thành ngữ thể hiện thái độ tình cảm của tác giả có thể là yêu, ghét, phê phán có thể là sự cảm thông của tác giả đối 11 với đối tượng được nói tới. Ví dụ thành ngữ Đầu trâu mặt ngựa thể hiện thái độ căm ghét oán giận, phê phán của tác giả đối với những kẻ hung ác. Tính hàm súc của thành ngữ được thể hiện ở sự ngắn gọn, cô đọng, hàm súc mang giá trị tạo hình biểu cảm cao. Trong thành ngữ đầu trâu mặt ngựa thì chỉ với bốn chữ tác giả đã nói lên được sự hung ác của những kẻ côn đồ, không có tính người. Như vậy, thành ngữ không chỉ có giá trị về mặt hình tượng mà nó còn có giá trị về nội dung, tính biểu cảm, tính khái quát về nghĩa, tính biểu cảm và tính cân đối về nhịp điệu, câu văn điều này làm cho thành ngữ hay hơn, sinh động hơn. Thành ngữ mang giá trị văn hóa dân tộc, biểu thị những hiện tượng thuộc đời sống sinh hoạt, những đặc trưng này mang đậm nét sinh hoạt của con người Việt Nam không lẫn với giá trị văn hóa nào khác. Chẳng hạn như để biểu thị sự im lặng người Việt dùng các thành ngữ câm như hến, im như thóc trầm ba mùa, im như chết…những thành ngữ này đã tạo nên những giá trị, bức tranh văn học, phong tục tập phong phú và đa dạng. 1.4. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Thành ngữ và tục ngữ đều là những đơn vị ngôn ngữ - văn hóa dân gian. Hai đơn vị này có những điểm tương đồng, dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, việc vạch ranh giới giữa hai đơn vị này là cần thiết, giúp ích cho người nghiên cứu. Trước hết, “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ”[8; 31], ví dụ như thành ngữ điều ong tiếng ve, chạy ngược chạy xuôi… Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, gồm những câu nói ngắn gọn, có vần điệu, có hình ảnh, dễ nhớ, dễ thuộc. Có chức năng đúc kết kinh 12 nghiệm và tri thức lâu đời của nhân dân về thiên nhiên, sản xuất, về con người và xã hội. Chẳng hạn như tục ngữ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây… So sánh thành ngữ và tục ngữ ta thấy chúng giống nhau ở điểm đều có tính chất cố định. Nhưng điểm khác biệt giữa chúng trước hết thể hiện phương diện cấu tạo. Thành ngữ là cụm từ, dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng hay biểu thị những khái niệm. Tục ngữ là câu, là những phán đoán nghệ thuật. Nội dung của thành ngữ phản ánh những kinh nghiệm về tự nhiên, khoa học, xã hội và con người. Vì là cụm từ nên thành ngữ là thành phần của câu, còn tục ngữ là một câu hoàn chỉnh. Tất cả những so sánh trên nhằm tường minh các đặc trưng cơ bản nhất của thành ngữ. Đó là tính chất cố định về cấu trúc, tính biểu trưng về ý nghĩa có khả năng gọi tên hay biểu thị khái niệm. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng thành ngữ và tục ngữ Việt Nam tuy có những điểm giống nhau, có thể chuyển hóa cho nhau thế nhưng về bản chất, hình thái cấu trúc, chức năng và nội dung là khác nhau. 1.5. Nghĩa biểu trưng 1.5.1. Khái niệm Nghĩa biểu trưng có thể hiểu là loại nghĩa biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất. Trong văn học cũng như trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều chi tiết, hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng. Và từ một chi tiết, một hình ảnh ta liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó. Ví dụ nhắc đến hoa sen ta liên tưởng đến vẻ đẹp, phẩm chất lao động của con người Việt Nam. Biểu trưng là một khái niệm có quá trình chuyển nghĩa. Khi là một động từ nó có nghĩa biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất, còn khi là một danh từ nó lại đồng nghĩa với nghĩa biểu tượng. Theo Nguyễn Đức Tồn: “Đó là hiện tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan