Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Du lịch Trương định anh hùng chống pháp ở gò công...

Tài liệu Trương định anh hùng chống pháp ở gò công

.DOC
39
552
148

Mô tả:

người con xứ gò
Trương Định anh hùng chống Pháp ở Gò Công Trương Định - người con ưu tú của dân tộc, đã gắn cuộc đời và sự nghiệp cứu nước của mình với vùng đất Gò Công. Ông cùng với nghĩa quân viết nên những trang sử vẻ vang ở Nam kỳ trong những năm đầu chống quân Pháp xâm lược. 150 năm trước (năm 1864), người anh hùng ấy đã nằm xuống trên mảnh đất Gò Công, để lại cho nhân dân miền lục tỉnh nói chung, nhân dân Tiền Giang nói riêng niềm tiếc thương và kính yêu vô hạn. Khi thực dân Pháp tiến công Đà Nẵng (tháng 9-1858), rồi thành Gia Định (tháng 2-1859) và sau đó đánh chiếm các tỉnh Nam kỳ, trong đó có tỉnh Định Tường, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nổi dậy khắp nơi để chống lại kẻ thù xâm lược. Nhiều vùng đất của nước Việt Nam thân yêu lần lượt rơi vào tay thực dân Pháp. Nhân dân sống kiếp ngựa trâu, lòng người uất hận. Nội bộ triều đình nhà Nguyễn phân hóa sâu sắc, một bộ phận nhu nhược, yếu hèn, không đề ra được một quyết sách nào chống lại hiểm họa xâm lăng của Pháp để bảo vệ đất nước. Khiếp sợ trước lực lượng hùng mạnh của Pháp, vua Tự Đức ra lệnh cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định ký Hòa ước với thiếu tướng Hải quân Pháp Bonard - đại diện Chính phủ Pháp vào ngày 5-6-1862 (nhằm mùng 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất). Hòa ước này còn gọi là Hòa ước Nhâm Tuất. Nội dung của bản Hòa ước Nhâm Tuất là văn bản đầu hàng của triều đình, mở đường cho quân Pháp xâm chiếm đất nước ta. Cán bộ và nhân dân xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông dự Lễ giỗ lần thứ 150 của Anh hùng dân tộc Trương Định. Ảnh: Ngọc Thơ Lúc này, ngọn cờ chống quân Pháp xâm lược đã chuyển hẳn sang nhân dân. Đứng đầu các cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Trung Trực, Đỗ Trình Thoại, Trần Xuân Hòa, Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân. Trong các cuộc khởi nghĩa ấy, nổi bật là cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo và chỉ huy, làm cho thực dân Pháp vô cùng khốn đốn, bị nhiều tổn thất nặng nề. Lực lượng nghĩa quân của Trương Định là đông nhất, có ảnh hưởng lớn đến phong trào chống giặc Pháp ở Nam kỳ. Giáo sư Trần Văn Giàu, trong tác phẩm “Chống xâm lăng” đã viết: “Trương Định thật sự là một vị anh hùng xuất chúng, xuất chúng nhất nhì trong cuộc Nam kỳ kháng chiến”. Trương Định sinh năm 1820 tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Năm 1844, ông theo cha là Trương Cầm vào Nam lập nghiệp. Tại đây, Trương Định lập gia đình với bà Lê Thị Thưởng ở huyện Tân Hòa (nay là huyện Gò Công Đông), tỉnh Định Tường. Năm 1850, thực hiện chính sách di dân lập đồn điền của triều đình nhà Nguyễn, ông trở về quê nhà Quảng Ngãi chiêu mộ nhân dân vào khai hoang tại vùng Gia Thuận, Gò Công. Gò Công tuy có nhiều thuận lợi về khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, nhưng cũng gặp không ít khó khăn do còn hoang vu, thú dữ… Trong cuộc khai khẩn gian khó ấy, với khí chất, tính cách của người Quảng Ngãi: Kiên trì, gan góc, Trương Định đã chung lưng đấu cật, đoàn kết một lòng với nhân dân, biến vùng Gò Công hoang vu trở thành ruộng đồng tươi tốt, trù phú. Vì có công chiêu mộ dân khai hoang lập đồn điền, ông được triều đình phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên người đương thời còn gọi ông là Quản Định. Do có uy tín và địa vị xã hội nên khi vừa dựng cờ khởi nghĩa, Trương Định quy tụ được nhiều nghĩa quân và trong thời gian ngắn cuộc khởi nghĩa đã lan rộng khắp 3 tỉnh miền Đông, được đông đảo nhân dân ủng hộ. Năm 1859, khi Pháp đưa quân chiếm thành Gia Định, Trương Định đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều để ngăn chặn. Trong quá trình lãnh đạo nghĩa quân chống quân Pháp, Trương Định đánh thắng quân Pháp ở mặt trận Thị Nghè, Cây Mai… Năm 1860, dưới quyền của Nguyễn Tri Phương, Trương Định tham gia giữ đồn Kỳ Hòa, được triều đình phong chức Phó lãnh binh. Khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, ông cùng nghĩa quân rút về Gò Công xây dựng căn cứ chống giặc Pháp. Trương Định tổ chức nhiều trận phục kích quân Pháp ở Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn làm cho quân Pháp tổn thất nặng nề về lực lượng và phương tiện chiến tranh. Với phương thức chiến đấu là lập căn cứ ở những nơi đất đai hiểm trở, đắp nhiều thành lũy, pháo đài tạo thành thế liên hoàn, lấy yếu đánh mạnh, lấy tinh thần dân tộc làm sức mạnh để tấn công địch, nổi bật là trận tấn công đồn Chợ Lớn - trung tâm kiểm soát của thực dân Pháp lúc bấy giờ. Những cuộc chiến tiến công của nghĩa quân làm cho giặc Pháp phải tiêu hao nhiều sinh lực. Mặc dù triều đình Tự Đức phong làm Lãnh binh tỉnh An Giang và buộc ông phải bãi binh, chấm dứt cuộc kháng chiến, nhưng ông không tuân theo lệnh của triều đình, mà thuận lòng dân nhận chức Bình Tây Đại Nguyên soái do nhân dân tôn phong. Sau khi ký Hòa ước Nhâm Tuất, triều đình Huế cắt đảo Côn Lôn và 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ giao cho thực dân Pháp. Trương Định cương quyết ở lại Gò Công tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân và cùng nhân dân chống thực dân Pháp. Ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ lấy lau làm cờ, chặt tầm vông làm vũ khí. Dứt khoát không bao giờ ngừng chống bọn giặc cướp nước”. Lúc này, nghĩa quân của Trương Định lên đến gần 6.000 người. Ông được nhiều người chủ chiến ở triều đình và nhân dân Nam kỳ ủng hộ. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và nhà thơ Phan Văn Trị cùng nhiều danh sĩ ở Nam kỳ nhiệt tình ủng hộ ông trong công cuộc chống Pháp. Trương Định đã liên kết được với các lực lượng nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Đỗ Trình Thoại… cùng phối hợp tổ chức nhiều trận đánh quân Pháp. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định mở rộng từ Gò Công đến Chợ Lớn, Gia Định; từ biển Đông đến biên giới Campuchia. Căn cứ Tân Hòa bao gồm một hệ thống đồn lũy và pháo đài liên hoàn với nhau: Về phía Tây, lên đến giồng Ông Huê (thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây ngày nay) nhằm ngăn đường tiến quân của địch từ Mỹ Tho xuống; về phía Tây - Bắc có lũy Đồng Sơn nằm dọc theo rạch Lá (Sông Tra) để kiểm soát con đường thủy từ Sài Gòn xuống, qua sông Vàm Cỏ Tây; về phía Đông - Nam có các đồn lũy nằm dọc theo rạch Vàm Giồng, sông Cửa Tiểu, xóm Trại cá Tăng Hòa và cù lao Lợi Quan nhằm đề phòng quân Pháp tấn công từ phía biển. Đại bản doanh của Trương Định được đặt tại giồng Sơn Quy. Ở đây, ông cho xây dựng chiến lũy Sơn Quy nằm dọc theo rạch Sơn Quy và chiến lũy Dung Giang nằm dọc theo rạch Đùn (giáp ranh giữa huyện Gò Công Tây và TX. Gò Công hiện nay). Ngoài ra, Trương Định còn cho xây dựng đồn trại ở Gia Thuận, vốn là đồn điền do ông lập ra năm 1854. Với việc Trương Định xây dựng căn cứ Tân Hòa, Gò Công đã trở thành trung tâm kháng chiến đầu tiên ở Nam kỳ, quy tụ hầu hết các phong trào chống thực dân Pháp ở vùng đất này trong những năm 60 của thế kỷ XIX. Nghĩa quân của Trương Định liên tục tấn công các đồn, bót của quân Pháp. Lúc này, quân Pháp một mặt huy động lực lượng bao vây căn cứ Gò Công, một mặt dụ hàng Trương Định. Ngày 262-1863, Pháp mở đợt tấn công vào căn cứ nghĩa quân ở Gò Công. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Trương Định buộc phải rút quân qua Lý Nhơn (nay thuộc huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh), lập căn cứ tiếp tục chiến đấu. Sau đó, lực lượng của ông trở lại củng cố căn cứ ở Gò Công. Cuối năm 1864, do sự chỉ điểm của tên phản bội Huỳnh Công Tấn, căn cứ ở Gò Công bị quân Pháp bao vây. Trương Định và nghĩa quân quyết chiến với giặc. Trong lúc chiến đấu, ông bị thương. Không để rơi vào tay giặc, ông rút gươm tuẫn tiết vào ngày 20-8-1864. Trương Định hy sinh là tổn thất lớn đối với phong trào kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân và nhân dân Nam kỳ. Cuộc khởi nghĩa chống quân Pháp xâm lược của Trương Định kéo dài trong 5 năm (1859 -1864), nhưng đã trở thành điểm son sáng ngời trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Và Trương Định đã trở thành người Anh hùng dân tộc chống Pháp xâm lược ở Nam kỳ. Từ ngày Trương Định hy sinh đến nay đã tròn 150 năm (1864 - 2014), có nhiều tác phẩm lịch sử, văn học, báo chí, sân khấu… nói về cuộc khởi nghĩa và vai trò của Trương Định trong lịch sử. Cùng với các tác giả là người Việt Nam, có nhiều tác giả là người Pháp viết về cuộc khởi nghĩa của Trương Định với tất cả lòng khâm phục. Ngay cả Vial - một quan cai trị cao cấp của Pháp thời ấy gọi Trương Định là Nhà đại lãnh tụ của quân khởi nghĩa. Đối với nhân dân ta, đặc biệt là nhân dân Gò Công xem Trương Định là người Anh hùng dân tộc, là thần bảo hộ cuộc sống của mình. 150 năm qua, nhân dân Gò Công dành nhiều công sức để xây dựng, tu sửa, tôn tạo mộ, đền thờ và dựng tượng Trương Định. Trước năm 1975, hàng năm, lễ giỗ Trương Định được tổ chức vào ngày 17 và 18 tháng 7 âm lịch. Sau năm 1975, lễ giỗ này tổ chức vào ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn ở miền Nam. Mục đích của lễ hội Trương Định là hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân đối với dân tộc và đất nước. Công chúng đến lễ hội với tấm lòng ngưỡng mộ Anh hùng dân tộc Trương Định và nhận thức sâu sắc thêm truyền thống yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Khởi nghĩa Trương Định là cuộc đấu tranh tiêu biểu, có ảnh hưởng và ý nghĩa to lớn trong giai đoạn đầu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam kỳ ở nửa cuối thế kỷ XIX. Tuy cuộc khởi nghĩa tồn tại không lâu (1859 - 1864) nhưng đã để lại nhiều bài học quý báu: Về sự quy tụ toàn dân đồng tâm hiệp lực cứu nước, về tính độc lập tự chủ của người lãnh đạo trong việc đề ra đường lối kháng chiến và cả sự phản kháng ly khai với triều đình yếu hèn… Dựa trên những tiền đề trong khởi nghĩa Trương Định, các cuộc khởi nghĩa về sau đã kế thừa và nâng lên ở mức cao hơn. Đảng ta đã kế thừa và nâng lên thành lý luận để dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng là đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trương Định - người anh hùng chống Pháp ở Nam kỳ sống mãi với non sông, đất nước CỬ NHÂN PHAN VĂN ĐẠT VỚI PHONG TRÀO VŨ TRANG KHÁNG PHÁP NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX Ở PHỦ TÂN AN -------***-----Phan Văn Đạt có tên hiệu là Minh Trai, sinh năm 1828 tại thôn Bình Thanh, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An (nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Tuổi mới thành niên, ông đã thông kim bác cổ, làu thông kinh sử, lại giỏi nghề đóng rương tủ. Năm Tự Đức nguyên niên (1848), ông đỗ Cử nhân tại trường thi Gia Định nhưng không ra làm quan mà ở quê nhà để phụng dưỡng song thân. Phan Văn Đạt có tính cương trực, thẳng thắn nên được dân làng nể trọng, mỗi khi có việc tranh tụng đều tìm đến nhờ ông phân xử. Vì thế, lúc bấy giờ có câu rằng: “Sợ không bằng, hỏi mặt cân. Muốn hết kiện tụng, hỏi Phan sanh”. Năm Canh thân (1860), ông ra Huế làm một chức quan nhỏ nhưng lại bỏ về ngay vì không chịu được thói a dua, xu nịnh của quan trường. Năm 1861, cha ông là Phan Văn Mỹ mất. Trước đó ít lâu, mẹ ông cũng qua đời. An táng cha xong, ông ngậm ngùi nói:”Việc nhà của tôi đã xong rồi. Từ nay tôi sẽ theo con tạo xoay vần”. Trước đó, vào năm 1859, thực dân Pháp đánh thành Gia Định, âm mưu xâm chiếm cả Lục tỉnh Nam Kỳ, triều đình Huế phải cử danh tướng Nguyễn Tri Phương vào Nam lập đại đồn Chí Hòa (khu vực Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh) để ngăn chặn bước tiến của quân Pháp. Đầu năm 1861, Pháp phá vỡ đại đồn Chí Hòa, xua quân đánh chiếm Tân An, Gò Công. Thế giặc rất mạnh, triều đình Huế đành bất lực, tìm cách cầu hòa. Trước tình thế ấy, Phan Văn Đạt cùng cậu là Trịnh Quang Nghị dựng cờ khởi nghĩa, lập căn cứ ở phía Nam cầu Biện Trẹt (nay thuộc địa phận ấp Bình Trị, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành), phát hịch chiêu tập nghĩa binh chống Pháp. Trịnh Quang Nghị là người theo Nho học, từng đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, ban đầu theo Tán lý Nguyễn Duy (em ruột Nguyễn Tri Phương) chống giặc ở đại đồn Chí Hòa. Đại đồn thất thủ, Trịnh Quang Nghị về quê hợp sức cùng Phan Văn Đạt kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Thông-người cùng thời với Phan Văn Đạt có viết:”Trước đó, Đỗ Trình Thọai ở huyện Tân Hòa (Gò Công) hợp mọi người đánh đồn Sơn Quy, kế thua chết; lính Tây kéo đến, thế như mưa gió, nghĩa dân đều khoanh tay đứng nhìn, chưa có ai dám liều mình chặn giặc. Đến khi hai ông giữ phía Nam cầu Biện Trẹt, phát hịch kêu gọi, tiếng nghĩa vang dội. Lúc bấy giờ nghĩa hào ở các huyện Bình Dương, Tân Long và Tân Hòa, phủ Tân An thảy đều mưu tính việc họp quân giết giặc, quả thực là nhờ hai ông khởi xướng”1. Qua đó, ta thấy rằng Phan Văn Đạt là người đầu tiên khởi nghĩa chống Pháp ở địa bàn huyện Tân Thạnh, phủ Tân An (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Long An), cuộc khởi nghĩa của ông có tác dụng mở đầu và thúc đẩy phong trào khởi nghĩa vũ trang bùng phát mạnh mẽ ở các huyện lân cận. Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Phan Văn Đạt có Hương thân Lê Cao Dõng ở thôn Bình Thanh và Tú tài Trà Quý Bình ở chợ Kỳ Son. Nguyễn Thông và Phan Trung (Tri phủ Tân An) cũng thường đến bản doanh của Phan Văn Đạt bàn phương sách đánh giặc. Khí thế nghĩa quân huyện Tân Thạnh do Phan Văn Đạt, Trịnh Quang Nghị, Trà Quý Bình chỉ huy ngày một cao. Ngày 21 tháng 6 năm Tân dậu (1861), Trà Quý Bình chỉ huy nghĩa quân tập kích đồn giặc ở vàm rạch Châu Phê (nay thuộc xã Nhơn Thạnh Trung), tiêu diệt tên Tri phủ Việt gian Trần Quang Tâm, đốt cháy đồn giặc, thu toàn bộ vũ khí. Để đàn áp cuộc khởi nghĩa, ngày 16 tháng 7 năm Tân dậu (1/9/1861), tướng Pháp là Ba-khu đem quân đánh úp căn cứ nghĩa quân ở cầu Biện Trẹt, bắt được Phan Văn Đạt, Lê Cao Dõng cùng nhiều nghĩa quân. Chúng đem ông và nghĩa quân về phủ lỵ phủ Tân An (lúc bấy giờ đóng ở vàm rạch Châu Phê, đối diện bến đò Chú Tuyết), dùng những cực hình dã man, khốc liệt nhất để tra tấn. Phan Văn Đạt vẫn thản nhiên, không chịu khuất phục. Tướng Pháp lấy làm lạ, hỏi tên thông ngôn thì tên này nói rằng: “Đây chính là người kiệt xuất nhất trong bọn”. Vì thế, giặc Pháp biết ông là thủ lĩnh nghĩa quân nên đã giết chết ông và Lê Cao Dõng. Chúng dùng móc sắt móc vào cổ họng của ông treo trên một chiếc tàu đậu ở bến đò Chú Tuyết suốt mấy ngày liền cho đến khi ông qua đời. Khi ấy, ông mới 34 tuổi (tính theo tuổi âm lịch). Lúc bấy giờ, Pháp truy lùng nghĩa quân và gia đình ông rất gắt gao. Trịnh Quang Nghị phải đem nhóm nghĩa quân còn lại về An Giang. Thân tộc bên vợ ông đem 2 người con ông đi nơi khác lánh nạn. Chỉ còn dì ông (chị Trịnh Quang Nghị) bất chấp nguy hiểm, sai người đến gặp bọn Pháp ở Tân An đem xác ông về chôn cất ở phía Nam cầu Biện Trẹt-nơi ông khởi nghĩa trước đây. Theo lời truyền khẩu của con cháu họ Phan (do ông Phan Văn Phấn-cháu đời thứ 4 của Phan Văn Đạt thuật lại) thì Pháp treo xác ông trên tàu cho đến khi bốc mùi mới bỏ ở bờ sông, dụ nghĩa quân và thân tộc đến lấy xác để bắt. Nghĩa quân phải tổ chức đánh cướp xác ông về quê bí mật an táng. Tin tức về sự hy sinh oanh liệt của ông bay xa khắp Lục tỉnh Nam Kỳ. Quan tỉnh Gia Định đem việc này tâu lên triều đình. Vua Tự Đức nghe tin, xuống dụ rằng:” Bọn Đạt, một người mới chỉ đỗ đạt, một người mới dự hàng hương thân, không được ví như người có lộc vị. Thế mà, trước đã bí 1 Nguyễn Thông, Tặng Phụng Thành đại phu Phan Văn Đạt truyện. mật chiêu mộ nhân dân hưởng ứng việc nước, lòng nghĩa khái đã là đáng khen; đến khi bị giặc bắt, thì thủ tiết không chịu khuất, hoặc cả tiếng mắng giặc, hoặc ngậm miệng lắc đầu không chịu uống thuốc. Lòng trung phẫn kích thích, vạc nước nóng không từ; khẳng khái quên mình, coi cái chết như về. Hạng khí tiết như thế, làm cho kẻ ham sống toát mồ hôi, người trọng nghĩa thêm hăng hái. Những truyện móc lưỡi, dùi rốn tiếng thơm bất hủ đời xưa, nay lại được thấy ở bọn này. Thế là cái chết nặng hơn Thái sơn, trẫm nghe tâu lấy làm đau thương, mà khen là hùng tráng. Vậy nên hậu cấp tiền tuất để khuyến khích phong tục. Văn Đạt cho truy thụ hàm Tri phủ, cấp tuất 40 lạng; Cao Dõng truy thụ hàm Suất đội, cấp tuất 30 lạng bạc. Chờ đến khi việc yên, sẽ cho dựng đền thờ ở quê, một năm xuân thu 2 lần tế. Sự trạng giao cho Sử quán kê cứu kỹ, dựng thành truyện”2. Theo Nguyễn Thông, Phan Văn Đạt được truy phong tước Phụng Thành đại phu, hàm Tri phủ (ngũ phẩm). Em ruột ông là Phan Văn Thịnh cũng được tập ấm hàm Bá hộ để lo việc thờ tự ông3. Gương hy sinh của Cử nhân Phan Văn Đạt làm cho sĩ phu yêu nước và nhân dân khắp nơi xót thương, kính phục. Noi gương ông, nghĩa quân ở tỉnh Gia Định đồng loạt nổi dậy tấn công giặc Pháp làm cho chúng thiệt hại nặng nề. Khoảng 2 tháng sau khi Phan Văn Đạt hy sinh, ngày 10/12/1861, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu L’Esperance, làm nên chiến công bất hủ “Hỏa hồng Nhựt Tảo”. Ngày 16/12/1861, nghĩa quân tiếp tục đánh đồn Cần Giuộc, đốt nhà dạy đạo, chém đầu quan hai Phú-lang-sa. Tinh thần dũng cảm của người nghĩa sĩ nông dân trong trận Cần Giuộc đã sống mãi với bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu. Các văn thân cũng hết sức cảm kích trước tinh thần hy sinh vì nước của Cử nhân Phan Văn Đạt. Cử nhân Cù Khắc Cần (quê ở xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành ngày nay) đã ca ngợi ông trong bài văn sách ở kỳ thi Hội năm Nhâm tuất (1862). Khi đọc bài văn này, vua Tự Đức đã nghẹn ngào xúc động và sáng tác 1 bài thơ dài 72 câu theo lối Cổ phong nói về gương hy sinh của ông để phổ biến trên cả nước. Do Lục tỉnh Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay Pháp, nên việc dựng đền thờ Phan Văn Đạt và Lê Cao Dõng tại quê nhà của 2 ông theo ý vua Tự Đức không thành. Triều đình đã đem linh vị 2 ông vào phối tự tại Đền Trung Nghĩa ở Huế. Về phía gia đình con cháu họ Phan vẫn làm lễ giỗ ông vào ngày 16 tháng 7 âm lịch hàng năm. Từ năm 2008, lễ giỗ ông được gia đình họ Phan và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. Tương truyền, Phan Văn Đạt là người thông minh, mẫn tiệp, việc gì chỉ cần xem qua một lần đã hiểu và làm được ngay. Ông và Nguyễn Thông ngoài tình bạn bè còn là anh em bạn dì ruột nên giao tình rất thân thiết. 2 3 Đại Nam liệt truyện, quyển IV, truyện Phan Văn Đạt (phụ Lê Cao Dõng). Nguyễn Thông, Tặng Phụng Thành đại phu Phan Văn Đạt truyện. Gia cảnh Phan Văn Đạt thanh bần, khi mẹ ông mất, Nguyễn Thông phải vận động bạn bè quyên góp mới tổ chức ma chạy được trang trọng. Ông sinh được 7 người con, nhưng 5 người mất sớm, chỉ còn lại 1 trai, 1 gái. Vợ ông qua đời khi con trai ông mới vừa 1 tuổi nhưng ông thà chịu cảnh gà trống nuôi con chứ không chịu tục huyền (lấy vợ kế). Tính ông thích đàn cò, mỗi khi nghe ông đàn, Nguyễn Thông thường đem điển tích Khúc đàn Trĩ phi tháo4 để trêu ghẹo. Phan Văn Đạt thường đáp rằng:”Độc Mục tự không có vợ chứ tôi thì có, chẳng qua là xa cách người dương gian, kẻ dưới âm phủ mà thôi”. Tình cảm thủy chung và tấm gương hy sinh vì nước của ông thật đáng cho hậu thế học tập và trân trọng. A. Khái quát lịch sử Việt Nam từ năm 1858-1884 Tình hình thế giới, trong nước và nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta Tình hình thế giới Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc. Các nước đế quốc ráo riết tranh giành thuộc địa. Các nước phương Đông nằm trong tầm nhắm của bọn đế quốc thực dân. Một số nước đã bị biến thành thuộc địa như Miến Điện, Mã lai,…, một số nước còn tạm thời giữ được độc lập chủ quyền. Riêng Việt Nam từ lâu đã nằm trong tầm nhắm của Pháp. Tình hình trong nước Về chính trị, Nhà Nguyễn ra sức thiết lập và củng cố nhà nước chuyên chế: Đặt lại đơn vị hành chính, ban hành Hoàng Việt luật lệ, … Bộ máy nhà nước theo quy cũ nhưng rất quan liêu, độc đoán, tàn bạo. Về xã hội, chia làm tầng lớp: Trên và dưới, có sự mâu thuẫn giữa hai tầng lớp. 4 Tên một khúc đàn xưa do Độc Mục tử thời Tê Tuyên Vương (Trung Hoa) sáng tác. Độc Mục tử tuổi ngòai 50 nhưng chưa vợ, lúc kiếm củi ngòai đồng thấy đôi chim trĩ cùng bay nên lòng bùi ngùi cảm xúc, lấy tay vỗ đàn hát lên khúc hát này để nói lên nỗi buồn thương của mình. Về quân sự, quân đông nhưng ít luyện tập, thiếu vũ khí, bị đối xử tệ bạc, thường phải đàn áp các cuộc khởi nghĩa nhân dân. Về ngoại giao, thn phục nhà Thanh một cách mù quáng, can thiệp xâm lược Cao Miên và Lào, khước từ đề nghị thông thương của phương Tây, thực hiện các chính sách “bế quan tỏa cảng”, “cấm đạo giết đạo”. Về kinh tế, hầu như tất cả các ngành đều không phát triển, nông nghiệp được chú trọng nhưng cũng bị khủng hoảng, nhà Nguyễn thi hành chính sách “trọng nông ức thương”, “bế quan tỏa cảng”. Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta Chủ nghĩa tư bản đang phát triển, chúng rất cần thị trường và nguồn nguyên liệu. Việt Nam đáp ứng được cả hai yếu tố đó. Tình hình nước ta lúc này là suy yếu về mọi mặt, nước ta trở thành miếng mồi ngon cho Pháp. Mặt khác, các chính sách “cấm đạo giết đạo” và “bế quan tỏa cảng” càng làm thực dân Pháp có cớ xâm lược nước ta. Nhưng nguyên nhân trực tiếp là do triều đình nhà Nguyễn không chịu tiếp quốc thư của Pháp vào ngày 16-9-1856, chúng lấy cớ Việt Nam “làm nhục” nước Pháp và quyết định nổ súng xâm lược. Phong trào chống Pháp của nhân dân ta trước khi trước khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1858-1862) Thực dân Pháp xâm lược bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng và chiến sự tại Gia Định (1859) Việt Nam giai đoạn 1858-1884 là những ngày tháng đen tối trong lịch sử nước nhà, toàn thể dân tộc ta đối mặt với cuộc xâm lược của Thực dân Pháp lần thứ nhất. Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng đã vấp phải sự kháng cự rất mãnh liệt từ phía nhân dân ta và quan quân triều đình nhà Nguyễn. Quân đội triều đình đóng vai trò chủ lực trong chiến sự Đà Nẵng. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương, quân đội triều đình chiến đấu dũng cảm, thiết lập được hệ thống phòng thủ rất kiên cố. Bằng chiến thuật “thanh dã”, lấy dây xúc xích sắt chắn ngang của biển, ném đá xuống bờ biển, làm cho tàu thuyền của quân đội viễn chinh khó có thể tiếp cận đất liền được. Các mũi tiến công của liên quân Pháp-Tây Ban Nha đều bị bẻ gãy, cho chúng rất nhiều thiệt hại và tâm lí hoang mang và buộc phải tiến công vào Gia Định- mở đầu một bước ngoặt mới cho cuộc xâm lược của Thực dân Pháp. Ngày 2-2-1859, Giơnuy cầm đầu đội quân viễn chinh vào kéo vào Gia Định. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại đầu tiên của thực dân Pháp tại Đà Nẵng. Nhân dân ta vô cùng phấn khích vì thắng lợi này. Vua tôi nhà Nguyễn lại nảy sinh tâm lí chủ quan, không lường trước sự thay đổi trong chiến thuật của liên quân Pháp-Tây Ban Nha. Và Thực dân Pháp đã chiếm Gia Định rất dễ dàng. Gia định thất thủ. Vua Tự Đức tăng viện binh và cử Nguyễn Tri Phương- người có kinh nghiệm chống Pháp trong chiến trường Đà nẵng vào Gia Định chống Pháp (17-8-1860). Nhưng không thể chống nổi các đợt tấn công dữ dội của quân Pháp, Nguyễn Tri Phương rút về Bình Thuận. Quân triều đình thất bại nặng nề. Lợi dụng sự thắng thế, thực dân Pháp chiếm luôn các tỉnh miền Đông Nam bộ: Định Tường (15-4-1861), Biên Hòa (7-11862). Ngày 5-6-1858, triều đình nhà Nguyễn buộc phải kí với Thực dân Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận sự cai trị của Pháp đối với 3 tỉnh miền Đông Nam bộ. Phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở chiến trường Quảng Nam và Nam kì Từ lúc Thực dân Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng, phong trào chống Pháp của nhân dân ta cũng bắt đầu bùng nổ. Ở tỉnh Quảng Nam, nhân dân chống Pháp rất mạnh mẽ như tiến sĩ Phạm Văn Nghị, Doãn Khê… Ở Nam Kì, những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp diễn ra mạnh mẽ. Ở Gia Định, nhiều trận đánh nhỏ diễn ra nhằm quấy phá, đánh tiêu hao sinh lực địch. Các chiến công tiêu biểu của các nhân dân Gia Định là đô đốc Bachê bị phục kích bỏ mạng. Tại chùa Khai Tường (ngày 7-121860), tàu Primôngnhe của Pháp bị tấn công ở sông Đồng Nai (ngày 1-11861), đồn của Pháp đóng quân tại Xóm Củi, Chợ Len bị đốt cháy (ngày 154-1861), sỹ quan Pháp bị đầu độc ở Phú Nhuận (cuối tháng 4-1861), đồn Chợ Rẫy bị tấn công (đêm 3 rạng 4-1-1861), những sự kiện đó đã khẳng định ý chí đấu tranh ngoan cường của nhân dân ta. Những cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân Nam Bộ cũng nổ ra: -Khởi nghĩa Trương Định (tháng 1-1861 đến tháng 8-1864) ở Gia ĐịnhTân An- Gò Công. -Khởi nghĩa của Lê Tấn Thiện, Lê Quang Quyền (tháng 1-1861) ở Gò Công-Tân Bình. -Khởi nghĩa của Trần Thiện Chánh và Lê Huy (đầu năm 1861). -Khởi nghĩa của Trần Xuân Hòa (năm 1961) ở Định Tường. Ông là người có chí lớn nên được nhân dân kính phục gọi ông là “Hùm xám”. Trong trận đánh tại Cai Lậy ông bị bắt và chết ở Mỹ Tho. -Khởi nghĩa của Tri huyện Đỗ Trinh Thoại (tháng 1-1861) ở Định Tường. Nghĩa quân của ông lên đến 1000 người. Ngày 22-6-1861, ông tấn công địch ở Gò Công thất bại và hi sinh. Số còn lại gia nhập nghĩa quân Trương Định. -Khởi nghĩa của Phan Văn Đạt và Trịnh Quang Nghi (tháng 7-1861) ở Biện Kiều-Biên Hòa. Sau khi ông thua trận Phú Thọ thì rút về Biên Hòa. Hai ông soạn văn thư hô hào và phất cờ khởi nghĩa. Nhưng bị quân Pháp đánh úp. Phan Văn Đạt cùng các đồng chí của mình đánh bị bắt và giết chết (ngày 8-7-1861). . -Khởi nghĩa của Quản Là (năm 1861) ở phía bắc sông Vàm Cỏ-Cần Giuộc- Đồng Nai, khống chế cả vùng Chợ Lớn và Gò Công. -Khởi nghĩa của Nguyễn Văn Lịch- Nguyễn Trung Trực (cuối năm 1861) ở Tân An. Nghĩa quân đã phục kích trên sông Nhật Tảo, đánh úp tàu chiến Ép-phê-răng của Pháp, tiêu diệt toàn bộ quân của Pháp trên chiến hạm Trong đó, hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực và khởi nghĩa của Trương Định được coi là lớn nhất. Phong trào chống Pháp của nhân dân giữa hai hiệp ước (1862-1873) Thực dân Pháp đánh chiếm lục tỉnh Nam kì Sau khi đã đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ, Thực dân Pháp đã buộc triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất với các điều khoản nặng nề. Nhưng dã tâm của Pháp chưa dừng lại ở đó. Chúng tăng cường viện binh, tích cực đánh chiếm 6 tỉnh Nam kì. Lấy cớ triều đình Huế chưa dẹp yên được các cuộc nổi dậy của nhân dân, thực dân Pháp quyết định đánh chiếm thành Vĩnh Long. Ngày 20-6-1967, thực dân Pháp đưa thư gây sức ép buộc, Phan Thanh Giản phải nộp thành. Trước thế giặc quá mạnh, không muốn nhân dân phải đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã giao thành Vĩnh Long cho Pháp. Sau khi giao thành, Phan Thanh Giản nhịn ăn và uống thuốc độc tự tử. Sau khi chiếm được thành Vĩnh Long, Thực dân Pháp chiếm luôn các thành Châu Đốc- An Giang (22-6), thành Hà Tiên (23-6) không tốn một viên đạn. Về phía triều đình nhà Nguyễn, cũng không có kế hoạch phản công chiếm lại các thành đã mất mà tiếp tục hòa hoãn. Chủ trương sai lầm đó của vua Tự Đức đã kéo triều đình ngày càng rời xa phong trào chống Pháp của nhân dân; tạo nên động lực cho Pháp tăng cường các hoạt động quân sự nhằm hợp pháp hóa quyền thống trị của Pháp tại Việt Nam. Phong trào chống Pháp của nhân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất. Đối lập lại với triều đình, các phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra quyết liệt hơn. Phong trào chống Pháp của nhân dân trong giai đoạn này là tiếp tục của các cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn trước. Khởi nghĩa của Trương Định, khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực. Ngoài ra, còn có các cuộc khởi nghĩa mới nổ ra. Khởi nghĩa của Thiên hộ Dương- Võ Duy Dương (1866),tại Đồng Tháp Mười. Người Việt còn liên minh chiến đấu với quân của Campuchia chống Pháp (1866). Sau khi Thực dân Pháp đánh chiếm lục tỉnh Nam Kì (1867),các phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta bùng nổ mạnh mẽ hơn. -Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm. (1867) -Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực (1861-1868) tại Rạch Giá- Kiên Giang. Những phong trào của nhân dân đã thể hiện ý chí chống ngoại xâm của nhân ta, nhưng cũng không thể làm lung lay ý chí xâm lược của Thực dân Pháp. Sau khi bình định được những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nam kì, Thực dân Pháp tiến hành đánh Bắc kì lần thứ nhất. Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất (18731874) và phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc kì. Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, nhà Nguyễn bộc lộ sự khủng hoảng sâu sắc không đủ sức để trấn áp các cuộc nổi loạn ở miền Bắc, buộc phải nhờ nhà Thanh. Tên thủy thủ Đuypuy gây hấn ở miền Bắc, ngày càng hung hãn, hạch sách nhiều điều. Lợi dụng tình hình đó, Thực dân Pháp miền Nam núp dưới chiêu bài giải quyết vụ Đuypuy và đem quân ra Bắc. Ngày 5-11-1873, Gacnie rời Sài gòn đến Hà Nội. Sáng ngày 19-111873 hắn gửi tối hậu thư, buộc Nguyễn Tri Phương giao thành, giải phóng sông Hồng. Sáng hôm sau, Gácnie ra lệnh tấn công thành Hà Nội. Quân đội triều đình với lực lượng khoảng 7000 người hơn rất nhiều lần so với quân đội Pháp, nhưng do trang bị kém nên quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương trúng đạn, bị bắt. Ông từ chối chữa chạy mà chết. Cái chết của Nguyễn Tri Phương đã chứng minh sự bế tắc trong hàng tướng lĩnh của nhà Nguyễn. Đang lúc thắng thế, Thực dân Pháp chiếm luôn các tỉnh Hưng Yên (2311),Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-120, Ninh Bình (5-12), Nam Định (1212). Về phía triều đình, sau khi mất thành Hà Nội thì chẳng có một đối sách quân sự chiếm lại thành ngoài con đường hòa hoãn. Trái lại,nhân dân Bắc kì rất hăng hái chống giặc. Phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc kì Sau khi chiếm được các tỉnh Bắc kì thực dân Pháp đi đến đâu cũng gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân. Lực lượng chống Pháp lúc bấy giờ đa dạng hơn. Các lực lượng của văn thân sĩ phu chiếm vai trò quan trọng. -Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Mậu Kiến với hai con là Nguyễn Hữu Cương và Nguyễn Hữu Bản quy tụ được 2000 nghĩa quân ở Trực Ninh. -Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị với nghĩa quân lên đến 7000 người ở Nam Định Trong đó, nổi bật là sự liên minh giữa quân triều đình của Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đảng với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích ở Cầu Giấy giết chết Gacnie (21-12-1873), truy kích quân Pháp tới tận sào huyệt thành Hà Nội. Thực dân Pháp co cụm tại thành Hà Nội. Đang lúc thắng thế thì triều đình nhà Nguyễn phái Nguyễn Văn Tường kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất, cắt 6 tỉnh Nam kì cho pháp. Phong trào chống Pháp của nhân dân Nam kì và Trung kì Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất, cắt thêm 3 tỉnh miền Tây Nam kì cho Pháp đã gây nên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Song song với các cuộc khỏi nghĩa của nhân dân Bắc kì, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nam kì cũng diễn ra lên tục. -Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân (1875) ở Tân An và Mỹ Tho. Năm 1861, ông bị bắt vì tham gia khởi nghĩa và bị lưu đày 3 năm. Sau khi được tha, ông tiếp tục khởi binh chống lại Thực dân Pháp, nghĩa quân của ông lên đến 3000 người. Nhưng sau khi đánh Pháp ở Mỹ Tho không thành, Nguyễn Hữu Huân bị bắt và xử tử (18-6-1875). -Khởi nghĩa của Nguyễn Văn Phụng, Đoàn Công Bửu (1875) ở Trà Vinh -Khởi nghĩa của Lê Tấn và Trần Bình (1875) ở Ba Động-Trà Vinh Ở Trung Kì, có các cuộc khởi nghĩa lớn không chỉ hướng mục tiêu đấu tranh vào Thực dân Pháp mà còn cả triều đình và những người theo đạo. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai (tháng 71874) ở Nghệ An, nghĩa quân ra bài hịch “Bình Tây sát tả” chủ trương đánh đổ cả nhà Nguyễn, Thực dân pháp và các giáo sĩ, lực lượng của nghĩa quân lên tới 3000 người. -Khởi nghĩa của Giáp Văn Trận- Đại trận (tháng 9-1874) ở Bắc Ninh. Lực lượng của nghĩa quân lên đến 2000 người, nhưng cuối cùng thì bị Tôn Thất Thuyết đàn áp. Các phong trào nổ ra rầm rộ hơn ở giai đoạn trước. Nhưng cũng không thủ tiêu được ý chí đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của Pháp. Thực dân pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai (1883-1884) và sự sụp đổ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai và phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc kì. Đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XIX, tư bản Pháp chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, nền cộng hòa thứ 3 ở Pháp được thành lập, chính phủ Pháp thấy việc đánh chiếm Bắc kì trở thành vấn đề cấp thiết. Thực dân Pháp ở Nam kì cũng nhận thấy rằng việc chậm trễ hợp pháp hóa quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho Anh và Tây Ban Nha vào tranh giành quyền ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam. Năm 1882, Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước Giáp Tuất. Ngày 3-4-1882, đại tá Rivie nhận lệnh của thống đốc Đơ Vile đem quân ra đánh Hà Nội lần thứ hai. Rút kinh nghiệm thất bại của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu cho xây thành cao hơn, tăng cường thêm quân số, gấp nhiều lần, có phòng hệ thống phòng ngự chặt chẽ và gửi sớ lên vua Tự Đức xin tăng thêm viện binh. Trận chiến diễn ra quyết liệt, nhưng do chênh lệch về kĩ thuật nên quân của Triều đình không thể cứu Hà thành khỏi sự giày xéo của Thực dân Pháp lần thứ 2. Sau khi thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu phác thảo bản tạ tội rồi thắt cổ tự tử ở Võ Miếu. Hay tin Hà Thành thất thủ, vua Tự Đức liền ra lệnh cho Hoàng Tá Viêm phải đuổi quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc lên mạn ngược và giải tán các đội quân. Có phải cái chết của hai vị tướng ở Hà Nội đã làm nhục chí chiến đấu của triều đình nhà Nguyễn? Nhưng Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm đã không chấp nhận lệnh vô lí đó của vua mà đứng lên đánh giặc đến cùng. Nhận biết tâm lí hiếu chiến của kẻ thù nên Lưu Vĩnh Phúc lén cho người trốn vào thành dán bảng yết thị tố cáo tội ác của Thực dân Pháp và thách thức chúng. Đồng thời họ các cánh quân còn phá các căn cứ của thực dân Pháp. Rivie buộc phải nới rộng vùng đóng để thoát khỏi vòng vây chiếm đóng và bị phục kích chết trong trận cầu Giấy (19-12-1882). Triều đình Phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng sau hai hiệp ước Hácmăng (1883) và hiệp ước Patơnốt (1884) Trong lúc quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đang thắng thế thì Tự Đức chết (19-7-1883). Nội bộ triều đình Huế lục đục. Lợi dụng tình hình đó, ngày 15-8-1883 quân Pháp do Buê chỉ huy đánh thẳng vào cửa biển Thuận An, quân triều đình không dám chống cự. Ngày 25-8-1883, cao ủy Pháp là Hácmăng đã buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới. Các điều khoản hiệp ước rất nặng nề.một trong những điều khoản quan trọng nhất là triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Nhằm xoa dịu dư luận của triều đình, ngày 6-6-1884, Pháp kí với triều đình hiệp ước Patơnốt. Nội dung có sửa đổi chút ít về phạm vi ảnh hưởng của Triều đình nhà Nguyễn. Các sử gia ngày nay đều phê phán hành động bán nước đó của triều đình nhà Nguyễn. Tóm lại, sau hai Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, nền độc lập chủ quyền của Việt Nam đã mất, nhân dân ta phải làm nô lệ cho Pháp hơn 80 năm sau mới đòi lại được. Đúng như Nguyễn Trung Trực đã nói “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ ở nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884 tất cả đều thất bại, nhưng đã làm chậm quá trình xâm lược của Pháp trên đất Việt, thể hiện ý chí đấu tranh kiênh cường, bất khuất của ông cha ta. Đồng thời, các cuộc khởi nghĩa cồn để lại những bài học quý báu để nhân dân ta đứng lên đập tan xiềng xích của Pháp giữa thể kỉ XX. B. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta giai đoạn 1858-1884 Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 1. Cuộc khởi nghĩa của Trương Định Trương Định (1820-1864), tại xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi. Năm 1844, ông theo cha vào Gia Định. Năm 1845, ông lấy bà Lê Thị Thưởng vốn là con gái của một hào phú ở Tân Hòa-Gò Công. Bà sinh được hai đứa con, người con trai đầu là Trương Quyền, người con gái thứ hai bị mất sớm sau khi sinh. Năm 1853, triều đình Huế thực hiện chính sách đồn điền ở 6 tỉnh Nam Kì. Để hưởng ứng, Trương Định đã xuất tiền bạc của nhà vợ, đứng ra chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền khai hóa ở Gia Thuận ( một địa danh chưa rõ vị trí cụ thể), và ông được chức Phó quản cơ. Dân trong đồn điền của Trương Định là những người lưu vong, không có trong sổ đinh( sổ bộ của nhà vua). Họ được Trương Định đối xử tử tế, được cấp ruộng đất canh tác, được ông chu cấp đủ ăn đủ mặc và được luyện tập về kĩ năng quân sự. Vì thế Trương Định rất có uy tín đối với mọi người trong và ngoài đồn điền. Số người quy tụ về đồn điền của ông lên tới hàng ngàn. Tên tuổi của ông đến tai triều đình Huế, Tự Đức bèn “bổ chức Quản cơ” cho Trương Định hòng biến ông thành một bầy tôi trung thành. Trong khiTrương Định đang lo xây dựng và tổ chức đồn điền thì giặc Pháp tấn công Đà Nẵng (1-9-1858). Nhận rõ trách nhiệm của mình trước mối họa xâm lăng, Trương Định liền chiêu mộ thêm trai tráng và lập ra một đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập chuan bị đánh Pháp. Trang bị của nghĩa quân chủ yếu là tầm vong vạt nhọn, giáo mác, gươm, dao… ngoài ra còn một số hỏa khí cổ sơ như súng kíp và đại bác bắn nhồi. Trương Định đang ráo riết chuẩn bị kế hoạch thì đầu tháng 2-1858, sau khi kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” bị chặn lại tại Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Ngày 9-2, Rigault de Genoully tập trung hơn 2000 ngàn quân Pháp và Tây Ban Nha tại Vũng Tàu. Ngày 102, chúng bắt đầu bắn phá pháo đài Phúc Thắng (núi Rành Giái thuộc Biên Hòa), vị trí tiền tiêu của Gia Định. Được tin đó, Trương Định tự động đưa đội nghĩa binh của mình tới phối hợp với quân triều đình, ra sức đánh chặn giặc Pháp trên đường tiến quân của chúng. Thành Gia Định thất thủ, quan trấn thủ Võ Duy Ninh tự tự, quan quân triều đình bỏ chạy, Trương Định vẫn động viên anghĩa quân ở lại chiến đấu. Ông kéo quân bản bộ của mình về đóng ở Thuận Kiều, tiếp tục phá rối địch ở khắp ngoại vi thành Gia Định. Trận đánh vang dội nhất của nghĩa quân Trương Định thời kì này là trận đánh vào đồn điền Chợ Rẫy- thuộc tuyến phòng thủ do giặc Pháp lập ra ở Sài Gòn- Chợ Lớn bằng cách biến các chùa thành những pháo đài- đêm hôm 3 rạng ngày 4 tháng 7-1860. Đồn này có 100 tên lính Tây Ban Nha do tên đại úy Hernandez chỉ huy và 60 lính Pháp do hai viên trung úy Narac và Gervais chỉ huy. Nghĩa quân đã cùng quân triều đình bò qua các bãi cỏ và bụi rậm, bất thình lình nhảy xổ vào đồn giết chết nhiều lính Pháp và Tây Ban Nha, rồi rút đi nơi khác. Trong những tháng ngày cuối năm 1860, nghĩa quân gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Tháng 11 và những ngày đầu tháng 12, nghĩa quân Trương Định liên tiếp tấn công Pháp ở Cần Giuộc, Thủ Dầu Một, Tây Ninh và Trảng Bàng. Trong những trận đánh này, Trương Định rất dũng cảm và thường đi tiên phong. Hành động dũng cảm của Trương Định đã từng khiến quân Pháp phải khuất phục. Trung úy Paulin Vial, người từng giao chiến với Trương Định nhiều trận viết: “Lãnh tụ của nghĩa quân là Trương Định có đủ tất cả sự mềm dẻo và can đảm để làm tròn phức tạp của ông ta”. Đầu năm 1861, quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, Trương Định lại đem quân phối hợp với Nguyễn Tri Phương chống giặc. Sau khi Đại đồn thất thủ, ông thu quân về đóng giữ Tân Hòa và xây dựng nơi đây thành căn cứ chống Pháp. Khi rút về Tân Hòa, ông chiêu mộ thêm quân, đúc thêm vũ khí, súng đạn và xây dựng nhiều đồn lũy. Ông vừa xây dựng căn cứ vừa tổ chức chiến đấu, không cho địch rảnh tay. Trương Định thường cho quân đánh Pháp ở chung quanh Gia Định, cản đường Pháp xuống Vĩnh Long v v… Quân của ông thường dùng chiến thuật đánh bất ngờ, đánh thắng giặc nhiều trận làm chúng hết sức hoang mang, lo sợ. Được tin ông lập nhiều chiến công triều đình Huế phong ông làm Phó Lãnh binh Gia Định. Lực lượng của Trương Định đã lên tới 6000 người, địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng, không những ở Tân Hòa-Gò Công mà còn ở Tân An, Mỹ Tho, Chợ Gạo, thậm chí lên tới tận địa giới Cao Miên. Dưới tác động của nghĩa quân, phong trào kháng chiến dâng lên như bão táp tấn công vào kẻ thù và gây cho chúng nhiều tổn thất. Chiến thuật du kích của nghĩa quân làm chúng phải xây nhiều đồn bót và phải phân tán lực lượng để đối phó. Ngày 1-3-1861, Tổng chỉ huy Pháp là Charner buộc phải ra lệnh cho quân Pháp rút khỏi Gò Công, Chợ Gạo, Gia Thạnh và Cái Bè. Trương Định còn xây dựng một hệ thống chính quyền kháng chiến bí mật nhằm tiếp tế cho nghĩa quân khi có việc cần.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan