Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trường ca nguyễn trọng tạo...

Tài liệu Trường ca nguyễn trọng tạo

.PDF
107
126
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THẾ LƢỢNG TRƢỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THẾ LƢỢNG TRƢỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài: “Trường ca Nguyễn Trọng Tạo”, chúng tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình, sự giúp đỡ quý báu của PGS. TS Lƣu Khánh Thơ, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trƣờng ĐHSP- ĐH Thái Nguyên, Viện Văn học, Ban giám hiệu, Tổ Ngữ văn - GDCD trƣờng THPT Hạ Hòa- Phú Thọ. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lƣu Khánh Thơ, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn để em hoàn thiện luận văn này. Em xin cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn trƣờng ĐHSP- ĐH Thái Nguyên, Viện Văn học đã góp ý và tạo điều kiện giúp đỡ về tƣ liệu để luận văn của em đƣợc hoàn thành. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện của Ban giám hiệu, Tổ Ngữ văn- GDCD cùng các bạn đồng nghiệp trƣờng THPT Hạ Hòa- Phú Thọ trong quá trình tôi học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình và những ngƣời thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học và công trình này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Lƣợng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn ........................................................................................................... i Lời cam đoan ....................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1: ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI TRƢỜNG CA VÀ CHẶNG ĐƢỜNG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO .................................. 9 1.1. Cơ sở lý luận về thể loại trường ca ............................................................ 9 1.1.1. Khái niệm trường ca ............................................................................9 1.1.2. Một số ý kiến về trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại ......... 11 1.1.3. Các chặng đường phát triển của trường ca Việt Nam hiện đại ........ 13 1.1.3.1. Trước 1945- những tiền đề và sự hình thành thể loại ............... 13 1.1.3.2. Sau 1945- thời kì phát triển và khẳng định của trường ca. ....... 15 1.1.4. Nội dung trường ca hiện đại ............................................................. 17 1.2. Chặng đường sáng tác của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo .......................... 20 1.2.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác ........................................... 20 1.2.2. Quan niệm của Nguyễn Trọng Tạo về thơ ....................................... 23 1.2.3. Quan niệm của Nguyễn Trọng Tạo về Trường ca ............................ 25 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG THẨM MỸ TRONG TRƢỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO ................................................................................ 28 2.1. Hình tượng người chiến sĩ ....................................................................... 28 2.1.1. Người chiến sĩ trước cuộc chiến tranh vệ quốc ................................ 28 2.1.2. Người chiến sĩ trong trận chiến ....................................................... 31 2.1.3. Lý tưởng và hành trình đi tới chiến thắng ........................................ 33 2.1.4. Khát vọng hạnh phúc ........................................................................ 47 2.2. Hình tượng người mẹ ............................................................................... 52 2.3. Hình tượng Nhân dân .............................................................................. 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.4. Hình tượng Đất nước ............................................................................... 59 Chƣơng 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRƢỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO ................................................................................ 64 3.1. Cốt truyện và nhân vật ............................................................................. 64 3.1.1. Cốt truyện ......................................................................................... 64 3.1.2. Nhân vật ............................................................................................ 67 3.2. Hình thức tổ chức văn bản ....................................................................... 69 3.2.1. Cách thức tổ chức đoạn thơ, câu thơ ................................................ 69 3.2.2. Ngôn ngữ .......................................................................................... 71 3.2.2.1. Ngôn ngữ đời sống .................................................................... 71 3.2.2.2. Ngôn ngữ mang sắc thái dân gian ............................................. 72 3.2.2.3. Sự “lạ hóa” ngôn ngữ ................................................................ 75 3.2.3. Thể thơ .............................................................................................. 76 3.2.3.1. Thơ tự do ................................................................................... 76 3.2.3.2. Tạo gián cách và khoảng lặng trong trường ca ......................... 79 3.2.3.3. Thể thơ lục bát ........................................................................... 81 3.2.3.4. Vĩ thanh ..................................................................................... 83 3.3. Giọng điệu................................................................................................ 84 3.3.1. Giọng điệu ngợi ca mang âm hưởng sử thi....................................... 85 3.3.2. Giọng điệu bi thương ........................................................................ 87 3.3.3. Giọng điệu trữ tình, triết lý ............................................................... 89 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Dân tộc Việt Nam anh dũng và kiên cường đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh, cuộc kháng chiến bền bỉ và oanh liệt. Để hôm nay, trong những trang sử dân tộc, chúng ta không khỏi tự hào về một thời cha anh đã xả thân bảo vệ non sông đất nước. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những dư âm của nó vẫn còn nguyên vẹn trong những trang viết của những nhà thơ, nhà văn- chiến sĩ. Với sự nhạy cảm, trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến nơi tuyến đầu của người cầm bút, mỗi tác phẩm ra đời trong dòng chảy liên tục của văn học Việt Nam hiện đại là những chiêm nghiệm, phản ánh và những suy tư của nhà văn về cuộc chiến tranh. Ghi lại một cách chân thực diện mạo của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, văn học Việt Nam hiện đại đã ghi nhận sự đóng góp tích cực của nhiều thể loại. Với dung lượng khá đồ sộ cùng sự đa dạng về cấu trúc, trường ca hiện đại có khả năng thâu tóm và phản ánh những nội dung khá hoành tráng và cảm hứng mãnh liệt mà đậm chất trữ tình, giàu triết lý. Nếu như trong chiến tranh, độc giả từng biết đến những cây bút trường ca nổi tiếng, để lại dấu ấn sâu đậm trong thời bom đạn như Tố Hữu, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm…thì trong nền văn học Việt Nam sau năm 1975, trong sự phát triển liên tục của nó, người đọc được đón nhận một thế hệ các cây bút trường ca trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và tiếp tục là những người tiếp nối sự phát triển của trường ca thời hậu chiến. Cụ thể như Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Thu Bồn, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo… 1.2. Nhắc đến những nhà thơ viết trường ca thời hậu chiến, chúng ta không thể không nhắc tới Nguyễn Trọng Tạo, một gương mặt thơ, trường ca tiêu biểu. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Trọng Tạo trong hành trình thơ bền bỉ và bám sát hiện thực cuộc kháng chiến đã tạo cho mình một phong cách riêng dễ nhận thấy và một thế giới thẩm mỹ giàu chất hiện thực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3. Với sự bền bỉ và sức sáng tạo không ngừng, đã giúp cho Nguyễn Trọng Tạo sớm khẳng định tên tuổi và phong cách qua những giải thưởng văn học. Đó là những giải thưởng như: Giải thƣởng thơ Văn học nghệ thuật Nghệ An (1969); giải thƣởng thơ hay báo Văn nghệ Quân đội, Nhân dân (1978); 2 lần giải thƣởng Văn học nghệ thuật Cố đô Huế; giải thƣởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hƣơng…Và gần đây nhất là giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật (2012). 1.4. Nguyễn Trọng Tạo là một trong số không nhiều nhà thơ thời hậu chiến viết trường ca và đã gặt hái được những thành công nhất định. Có thể kể đến những tập trường ca tiêu biểu của ông như Con đƣờng của những vì sao (Trƣờng ca Đồng Lộc) (1981), Tình ca ngƣời lính (1984). Trường ca của Nguyễn Trọng Tạo có dung lượng lớn, kết cấu chặt chẽ, giàu chất trữ tình và tính sử thi. Cho đến nay, những tập trường ca của Nguyễn Trọng Tạo luôn là lời mời gọi độc giả và những người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. 1.5. Hiện nay, trong chương trình đào tạo tại khoa Ngữ văn ở các trường Đại học, nhiều tập trường ca đã được đưa vào để giảng viên, sinh viên và học sinh nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Tìm hiểu và nghiên cứu trường ca Nguyễn Trọng Tạo sẽ góp phần đưa một cái nhìn tổng quát về thế giới nghệ thuật trường ca Nguyễn Trọng Tạo, giúp ích một phần nhỏ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trường ca trong các trường Đại học và chuyên nghiệp hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Trƣờng ca Nguyễn Trọng Tạo trên cơ sở tiếp thu những đóng góp của các nhà nghiên cứu từ những công trình trước đó về thơ Nguyễn Trọng Tạo. Từ đó có một cái nhìn toàn vẹn hơn về trường ca của một cây bút mà tên tuổi đã được khẳng định. 2. Lịch sử vấn đề Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thơ Nguyễn Trọng Tạo được xem như một trong ba giọng điệu đáng chú ý: Nguyễn Trọng Tạo, Ý Nhi, Dư Thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàn. Trong đó, Nguyễn Trọng Tạo là cây bút “luôn mải miết kiếm tìm” [46, tr. 9] và hướng thơ về gần với đời thường, với con người. Khi khảo sát những bài viết, công trình nghiên cứu về Nguyễn Trọng Tạo, chúng tôi nhận thấy có ba lĩnh vực: Thơ, lý luận phê bình, trường ca. 2.1. Nghiên cứu về thơ Nguyễn Trọng Tạo Đi vào khám phá thế giới thơ Nguyễn Trọng Tạo, đã có nhiều công trình khảo cứu trên các phạm vi và phương thức khác nhau: Hoàng Cầm với Đọc lại Đồng dao cho ngƣời lớn (Tập thơ của một ngƣời bạn quên tuổi) là sự đồng cảm của hai tâm hồn nghệ sĩ. Nhà thơ khẳng định: “Rõ ràng thơ Trọng Tạo đi thẳng ngay vào cái đang thực để rồi phiêu diêu, tản mạn trong hƣ vô…” [7]. PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp trong lời tựa tuyển tập Nguyễn Trọng Tạo thơ và trƣờng ca, đã tiếp cận Nguyễn Trọng Tạo, cái chớp mắt với nghìn năm, nhìn từ phương diện cá tính sáng tạo, đưa lại mỹ cảm mới trong cách tiếp nhận: “ Trên nền ổn định của thể loại, Nguyễn Trọng Tạo có nhiều cách xoay trở. Anh chơi vần, tạo ấn tƣợng thị giác bằng cách biến đổi cấu trúc dòng thơ, xây dựng những hình thức nhịp điệu, tiết điệu mới…”[46, tr. 5-6]. Nguyễn Thụy Kha trong bài Ngƣời tận lực cho thơ cảm nhận về sự bền bỉ và sáng tạo không ngừng của cây bút thơ Nguyễn Trọng Tạo: “ Về thơ, cũng ngay từ dạo ấy, Tạo đã có những đột phá mang khát vọng cách tân nhƣ không nhiều nhà thơ khác thời đầu thanh bình…” [46, tr. 532-533]. Trong bài viết Thơ Nguyễn Trọng Tạo một tầm nhìn tƣơi mới về văn hóa Việt Nam, tác giả, nhà thơ Mỹ Mary E.Coroy sau khi cảm nhận tập thơ song ngữ Ký ức mắt đen đã đi đến nhận định: “ Thơ Nguyễn Trọng Tạo không sợ hãi đặt ra những câu hỏi: những câu hỏi cho ngƣời đọc, cho nhà thơ, và cho cả vũ trụ”. [46, tr. 541-542]. Hoàng Phủ Ngọc Tường với lời tựa ngắn cho tập Đồng dao cho ngƣời lớn, đã tiếp cận phong cách thơ Nguyễn Trọng Tạo (chủ yếu là tập Đồng dao) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn từ góc nhìn Ngƣời Ham Chơi: “ ĐỒNG DAO CHO NGƢỜI LỚN, theo cảm nhận của tôi, là tiếng hát ngu ngơ của Ngƣời Ham Chơi…”[43, tr. 5-8]. Tất cả những bài viết trên, các tác giả chủ yếu tiếp cận theo hướng đi vào tìm hiểu hành trình sáng tạo nghệ thuật, từ đó, đưa ra những nhận định chung về đặc điểm phong cách thơ Nguyễn Trọng Tạo qua các thời kỳ. 2.2. Nghiên cứu về lý luận phê bình Nguyễn Trọng Tạo GS. Hoàng Ngọc Hiến trong Lời bạt cho cuốn Văn chƣơng cảm & luận của Nguyễn Trọng Tạo có nhận định: “ …Nguyễn Trọng Tạo cảm và luận bằng “trí tuệ của trái tim”. Luận của anh ở ngay trong sự cảm của anh”. [44, tr. 335336]. Nhà thơ Thanh Thảo trong cuốn phê bình và tiểu luận Mãi mãi là bí mật đã có nhận định khá sâu sắc về lĩnh vực lý luận phê bình Nguyễn Trọng Tạo: “ Những cảm nhận của Tạo nhiều khi còn bất ngờ và sâu sắc hơn là những nhận định hay là những nhận xét thông minh của một nhà phê bình chuyên nghiệp” [49, tr. 281]. PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Nguyễn Trọng Tạo cảm và luận văn chƣơng (Nhân đọc Văn chƣơng – cảm và luận của Nguyễn Trọng Tạo – NXB Văn hóa Thông tin 1998) đã có những nhận định khá sâu sắc và tinh tế về phê bình Nguyễn Trọng Tạo: “Trong “cảm” và “luận” vừa có sự sắc sảo của ngƣời yêu nghề vừa có tâm hồn và nhân cách của ngƣời cầm bút: quyết liệt và chân thành” [10]. 2.3. Nghiên cứu về trường ca Nguyễn Trọng Tạo Trong bài viết: Ứa nghẹn những bức bách đời thƣờng, tác giả Dương Kỳ Anh có nhận định về những chặng đường thơ của Nguyễn Trọng Tạo và khẳng định đề tài quê hương đã xuất hiện trong trường ca của anh: “Nguyễn Trọng Tạo đã có hơn chục tập thơ và trƣờng ca , viết về nhiều đề tài, nhiều sƣ̣ kiện …” [1]. Đi sâu nghiên cứu về sự xuất hiện của thể loại trường ca, trong bài viết Trƣờng ca với tƣ cách là một thể loại mới, tác giả Nguyễn Văn Dân có nhấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn mạnh tính sử thi của trường ca qua một số trường ca nổi tiếng của một số tác giả. Trong đó, có trường ca Con đƣờng của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo: “Thậm chí, trong những năm đầu của giai đoạn sau 1975, chất sử thi vẫn còn để lại dấu ấn quan trọng trong một số trƣờng ca: … Con đƣờng của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo (1981),...” [8, Tr. 15-16]. Tìm hiểu hành trình thơ và con đường thơ mà Nguyễn Trọng Tạo đã chọn, ở bài viết Nguyễn Trọng Tạo ngƣời chọn thơ làm nghiệp, Tạp chí Nhà văn, số tết năm 2012, tác giả Cao Xuân Phát có nhận định về hai tập trường ca của Nguyễn Trọng Tạo: “…Cả 2 trƣờng ca này đều mang tính sử thi nhƣng là "sử thi lãng mạn". Và tôi cảm nhận đƣợc từ đó, cuộc kháng chiến thật hào hùng nhƣng cũng rất trữ tình…” [34, tr. 15]. Cùng nằm trong hướng nghiên cứu về thể loại trường ca, tác giả Diêu Lan Phương qua bài viết: Yếu tố tự sự trong trƣờng ca trữ tình hiện đại có nhắc tới tập trường ca “Con đƣờng của những vì sao” của Nguyễn Trọng Tạo: “Trƣờng ca "Con đƣờng của những vì sao" (Nguyễn Trọng Tạo) lại tồn tại song song hai loại nhân vật: trữ tình và trần thuật gần nhƣ độc lập...” [36, tr. 22-25]. Khi nghiên cứu về chất văn xuôi trong thơ Việt Nam hiện đại qua bài viết: Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ sau 1975, sau khi khẳng định về cách tổ chức câu thơ văn xuôi gần với câu văn xuôi, PGS. TS. Lưu Khánh Thơ đã dẫn chứng bằng bài thơ Đêm cộng cảm của Nguyễn Trọng Tạo và khẳng định: “ …một bài thơ hội tụ đƣợc khá nhiều phẩm chất của thơ văn xuôi” [24, tr. 393]. Cũng trong hướng nghiên cứu về thơ văn xuôi 1945-1975, tác giả Vũ Duy Thông trong tuyển tập Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 19451975, sau khi khẳng định thơ văn xuôi là một hiện tượng đặc biệt của sự đổi mới thể loại văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, tác giả đã minh chứng bằng trọn vẹn bài Bạn lính của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Trong tiểu luận: Trƣờng ca Việt, một cách nhìn, tác giả Yến Nhi có nhắc đến tập trường ca Con đƣờng của những vì sao để minh chứng cho yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tố tự sự trong trường ca Việt những năm gần đây: “Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu Bài ca chim chơ rao - Thu Bồn,Theo chân Bác -Tố Hƣ̃u , Con đƣờng của nhƣ̃ng vì sao- Nguyễn Trọng Tạo... thuộc loại thƣ́ nhấ.t Các trƣờng ca này đều có nhân vật, có cái sƣờn tự sự, thậm chí cả kị ch tí nh . …” [32]. Như vậy, các bài nghiên cứu đã khảo sát ở trên đã đề cập ít nhiều đến hai phương diện nội dung và nghệ thuật trường ca Nguyễn Trọng Tạo. Tuy nhiên, các những vấn đề liên quan đến Nguyễn Trọng Tạo mới chỉ dừng lại ở việc làm sáng tỏ cho những đặc điểm của thơ văn xuôi, cho thể loại trường ca nói chung chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào riêng biệt đi sâu vào nội dung và nghệ thuật của trường ca Nguyễn Trọng Tạo. Mà hai bản trường ca Tình ca ngƣời lính và Con đƣờng của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo còn ẩn chứa nhiều điều cần tìm tòi và khám phá. Lựa chọn và nghiên cứu đề tài Trƣờng ca Nguyễn Trọng Tạo là việc làm cần thiết mong muốn góp phần mang lại một cái nhìn toàn diện và khu biệt về những sáng tác trường ca của một cây bút đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của thể loại trường ca nói riêng và sự tiếp nối dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn nghiên cứu đề tài Trƣờng ca Nguyễn Trọng Tạo, mục đích của chúng tôi ở đề tài này là nhằm khái quát những đặc điểm nổi bật của trường ca Nguyễn Trọng Tạo cả về phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua đó, thấy được những đóng góp riêng và những thách thức không nhỏ của nhà thơ ở thể loại này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Với mục đích khoa học đã đặt ra, luận văn về đề tài Trƣờng ca Nguyễn Trọng Tạo tập trung xem xét và làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến đề tài. Cụ thể là cảm hứng sáng tác, các hình tượng thẩm mỹ, những đặc sắc về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nghệ thuật của trường ca Nguyễn Trọng Tạo. Từ đó thấy được những đóng góp riêng của nhà thơ về thể loại trường ca. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Căn cứ vào mục đích khoa học và đối tượng nghiên cứu của đề tài, ở đề tài Trƣờng ca Nguyễn Trọng Tạo, chúng tôi không hy vọng sẽ đi khai thác tất cả các tập thơ và trường ca của Nguyễn Trọng Tạo mà chỉ tập trung đi sâu vào hai tập trường ca tiêu biểu của nhà thơ sáng tác đầu những năm 1980. Cụ thể là: Trƣờng ca Con đƣờng của những vì sao (1981); Trƣờng ca Tình ca ngƣời lính (1984). Hai tập trường ca này được in chung trong tuyển tập Nguyễn Trọng Tạo thơ và trƣờng ca, NXB Hội Nhà văn, H, 2011. Bên cạnh đó luận văn còn tìm hiểu sáng tác ở các thể loại khác của Nguyễn Trọng Tạo để hiểu rõ hơn hành trình sáng tạo của tác giả. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng phạm vi khảo sát và tham khảo các tập thơ, trường ca của thế hệ các nhà thơ chống Mĩ để đối sánh, tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi có những hướng tiếp cận tư liệu để triển khai như sau: Trƣớc hết, tìm đọc tất cả các trường ca của Nguyễn Trọng Tạo cho đến nay. Thứ hai, tìm các bài viết, các công trình nghiên cứu bàn về thể loại trường ca nói chung và trường ca Nguyễn Trọng Tạo nói riêng, các bài viết của chính tác giả về trường ca. Thứ ba, khảo sát từng trường ca để khái quát những đặc điểm tiêu biểu của trường ca Nguyễn Trọng Tạo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thứ năm, so sánh với một số tác giả cùng thể loại, cùng thời. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: Phương pháp loại hình; phương pháp so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp thống kê. 6. Đóng góp của luận văn Tìm hiểu, nghiên cứu trường ca Nguyễn Trọng Tạo, luận văn chỉ ra những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong Trường ca của ông. Qua đó nhằm khẳng định những đóng góp nổi bật về mặt thể loại trường ca cho thơ ca Việt Nam hiện đại của tác giả. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm, yêu thích thơ Nguyễn Trọng Tạo nói riêng và cho việc giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường nói chung. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu tạo thành ba chương: Chƣơng 1: Đặc trưng thể loại trường ca và chặng đường sáng tác của Nguyễn Trọng Tạo. Chƣơng 2: Đối tượng thẩm mỹ trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo. Chƣơng 3: Đặc sắc nghệ thuật trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 1 ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI TRƢỜNG CA VÀ CHẶNG ĐƢỜNG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO 1.1. Cơ sở lý luận về thể loại trƣờng ca 1.1.1. Khái niệm trƣờng ca Là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, văn học luôn luôn vận động và phát triển. Bắt đầu từ những năm 60, văn học Việt Nam xuất hiện một thể loại mới với tên gọi: Trường ca, “một thể loại văn học làm nên gƣơng mặt riêng của thơ ca hiện đại Việt Nam” [6, tr. 22]. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Trƣờng ca là tác phẩm dài, bằng thơ, có nội dung ý nghĩa xã hội rộng lớn” [56, tr. 1057]. Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm: “Trƣờng ca là tác phẩm thơ có dung lƣợng lớn, thƣờng có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trƣờng ca cũng đƣợc dùng để gọi các tác phẩm sử thi thời cổ và trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả” [12, tr. 376]. Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng “Trƣờng ca có dung lƣợng lớn, thƣờng có cốt truyện tự sự hoặc sƣờn truyện trữ tình. Chúng đƣợc soạn bằng cách xâu chuỗi các bài hát sử thi và truyện kể hoặc bằng nới rộng một vài truyền thuyết dân gian (Ahoyler) hoặc bằng cách cải biên các cốt truyện cổ xƣa trong tiến trình tồn tại của sáng tác dân gian. Trƣờng ca với tƣ cách một thể loại tổng hợp, trữ tình – tự sự, hoành tráng cho phép kết hợp những chấn động lớn, những cảm xúc trầm sâu và những quan niệm về lịch sử vẫn là một thể loại hiệu năng của thơ ca thế giới” [5, tr. 363-364]. Khái niệm trường ca có nguồn góc từ văn học phương Tây đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỉ XX, dùng để gọi tên những sáng tác dân gian có tính chất sử thi và có độ dài như Đam San, Xinh Nhã...Theo cách gọi này thì trường ca đồng nhất với sử thi, anh hùng ca (Iliats, Ôđixê, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ramyana, Mahabharata...) hoặc các khan của Tây Nguyên. Tuy nhiên trường ca hiện đại không thể là sự vân động tự nhiên của các trường ca trong lịch sử như sử thi, anh hùng ca. Mặc dù có những điểm giao thoa song trường ca với tư cách là một thể loại văn học độc lập luôn có những đặc trưng khu biệt với sử thi, truyện thơ và thơ dài. Điều dễ nhận thấy là trường ca và sử thi đều là những tác phẩm có tầm vóc lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung, có sức ôm chứa những vấn đề trọng đại của dân tộc và thời đại. Trường ca hiện đại Việt Nam ra đời và phát triển trên nền hiện thực sôi động của các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh: “Chính những ngƣời đã chết, chính lịch sử bi tráng đã “đặt hàng” cho nhà thơ viết anh hùng ca hay trƣờng ca” [49, tr. 83]. Có thể thấy rõ rằng, sự nghiệp cách mạng Việt Nam phát triển theo xu hướng ngày càng dữ dội, quyết liệt (trong chống giặc ngoại xâm) và ngày càng đổi mới (trong cuộc đấu tranh chống cái lạc hậu, cũ kĩ để xây dựng đất nước theo xu hướng hiện đại, tiếp cận các nước trong khu vực và trên thế giới). Đây là tiền đề xã hội thúc đẩy sự phát triển của văn học nói chung và cả trường ca nói riêng. Đó là là thời đại của các bản trường ca. Thực tiễn cách mạng trên đất nước ta là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho ai muốn viết trường ca, mảnh đất phong phú cho sự ra đời của thể loại này. Trong các kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi nhận thấy quan niệm về trường ca của tác giả Đào Thị Bình (Thể trƣờng ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX” – LATS, 2008) là khá thuyết phục: “Trƣờng ca thƣờng là các tác phẩm trữ tình có dung lƣợng lớn hoặc vừa, có khả năng tổng hợp và phát huy những ƣu thế nổi trội của cả ba loại hình: trữ tình, tự sự và kịch. Với kiểu kết cấu và phát triển theo hƣớng đan xen nhiều kiểu kết cấu hoặc kết cấu phức hợp, trƣờng ca có thể bao quát và miêu tả những mảng hiện thực lớn ở cả bề rộng lẫn chiều sâu. Ngôn ngữ, giọng điệu phong phú, đa dạng, giàu chất trí tuệ, vừa mang âm hƣởng hào hùng của sử thi vừa thấm đẫm hơi thở của cuộc sống” [6, tr. 25]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.2. Một số ý kiến về trƣờng ca trong văn học Việt Nam hiện đại Như một quy luật trong đời sống văn học, trên con đường vận động và phát triển của văn học Việt Nam, từ sự manh nha cho đến việc hình thành thể loại trường ca đã đánh dấu sự đổi mới quan trọng trong hệ thống thể loại. Trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại ra đời bắt nguồn từ nhu cầu tổng kết, nhận diện lịch sử dân tộc một cách sâu sắc. Đồng thời, đó cũng là minh chứng cho ý thức, trách nhiệm và tình cảm được thôi thúc từ trong trái tim của người nghệ sỹ: “Còn tôi viết trƣờng, cũng nhƣ nhiều nhà thơ khác viết trƣờng vì trong một thời kỳ nào đó, trƣớc những đề tài nào đó, và nghe đƣợc thôi thúc nào đó từ bên trong khiến ngƣời làm thơ nổi hứng viết...trƣờng ca” [49, tr. 250]. Nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài viết Sự chuẩn bị của ngƣời viết trẻ đã thổ lộ: “ Phản ánh cuộc chiến tranh đó vừa là trách nhiệm, vừa là niềm say mê của mỗi chúng tôi, cũng là nơi thử sức lâu dài của mỗi ngƣời” [51, tr. 4]. Với những sự thôi thúc đó, giai đoạn sau năm 1975, các bản trường ca chủ yếu viết về đề tài chiến tranh và lịch sử. Chính vì vậy, rất nhiều trường ca viết về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam đã thu hút sự chú ý và quan tâm của bạn đọc, các nhà nghiên cứu. Vào đầu những năm 80, đã diễn ra một cách sôi nổi nhiều cuộc hội thảo về trường ca. Về vấn đề định nghĩa trường ca có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có thể lược qua những bài viết tiêu biểu như: Nhiều tác giả nêu ra vấn đề tên gọi trường ca nhưng cuối cùng đều thừa nhận như một thực tế và xem mỗi tác phẩm là một cách định nghĩa của tác giả về chính thể loại đó. Tác giả Từ Sơn lại cho rằng các tác phẩm dài hơi nên gọi là truyện thơ. Về khái niệm Trường ca Lại Nguyên Ân lại cho rằng trường ca là một hiện tượng giao thoa giữa tự sự và trữ tình khi bàn góp về trường ca. Tác giả Đỗ Văn Khang khi so sánh từ ý kiến về trường ca sử thi của Hêghen đến trường ca hiện đại ở ta lại khẳng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn định trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại chỉ có ý nghĩa mỹ học đầy đủ khi có tên gọi là trường ca sử thi hiện đại. Các ý kiến trên đã phần nào làm sáng rõ hơn về định nghĩa trường ca nói chung và trường ca hiện đại nói riêng. Trong các ý kiến về định nghĩa trường ca, chúng tôi tâm đắc với ý kiến của Đỗ Văn Khang khi ông cho rằng “trƣờng ca trong văn học Việt Nam hiện đại chỉ có ý nghĩa mỹ học đầy đủ khi có tên gọi là trƣờng ca sử thi hiện đại” [17, tr. 22-25].. Đây là ý kiến xác đáng về trường ca hiện đại. Về đặc trưng thể loại, có nhiều bài viết đã nghiên cứu một cách khá công phu. Các tác giả thường dựa vào sự so sánh giữa trường ca với thơ dài, trường ca với truyện thơ...để nói lên đặc trưng của thể loại như: Trần Ngọc Vương, Mã Giang Lân, Vũ Đức Phúc, Mai Bá Ấn... Trong các bài viết này đáng chú ý nhất là ý kiến của tác giả Mai Bá Ấn. Theo tác giả giữa trường ca và thơ dài cũng cần có sự khu biệt để nhận thức đầy đủ đặc trưng của từng thể loại. Xu hướng trường ca hóa các tác phẩm thơ dài sẽ hạ thấp vai trò của trường ca, xóa nhòa những yếu tố đặc trưng phân biệt nó với các thể loại khác. Ngoài các bài viết được đăng tải trên báo chí, trong một số công trình nghiên cứu cũng xuất hiện một số bài viết về trường ca. Sớm nhất, có lẽ là bài viết của Lại Nguyên Ân, đầu tiên được đăng trên báo, sau đó được tập hợp trong cuốn Văn học và phê bình. Trong đó, bài viết Mấy suy nghĩ về trƣờng ca được viết trước 30 tháng 4 năm 1975 là bài viết công phu; ngoài việc ghi nhận những thử nghiệm về trường ca, tác giả đã phân biệt rõ trường ca với các thể tài khác, nêu lên những đặc trưng cốt yếu của trường ca, các hình thức trường ca được viết trong thời gian đó. Có thể nói rằng, với cuốn Văn học và phê bình, Lại Nguyên Ân đã dành mối quan tâm lớn nhất cho thể loại trường ca. Những nhận xét đưa ra tuy vẫn dè dặt nhưng lại vô cùng quan trọng đối với phê bình và sáng tác văn học thời điểm ấy. Sau này, khi PGS.TS Vũ Văn Sỹ đề cập đến trường ca, ông đặc biệt chú ý đến vai trò của thể loại trong hệ thống thơ Việt Nam hiện đại. Trong bài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trƣờng ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại tác giả đã luận giải một cách hợp lí về sự phát triển của thể loại này. Đặc biệt, năm 1999 Hoàng Ngọc Hiến đã xuất bản giáo trình Năm bài giảng về thể loại và một trong số những vấn đề được ông đưa ra là Mấy vấn đề đặc trƣng thể loại và thi pháp của trƣờng ca. Đây là lần đầu tiên thể loại trường ca mới ở Việt Nam được đưa vào giáo trình. Có thể nói Hoàng Ngọc Hiến là người dành nhiều tâm sức cho việc nghiên cứu trường ca. Từ các bản dịch, các bài giới thiệu về trường ca của Maicôpxki, các lí thuyết về thể loại của Nga, ông đã khái quát nên những đặc điểm cơ bản của trường ca hiện đại như: nội dung lớn, cảm hứng lớn, mối tƣơng quan giữa tự sự và trữ tình... Về những nghiên cứu mang tính trường qui, chúng tôi thấy trường ca ít nhiều đã được quan tâm, tuy số lượng các công trình vẫn còn ít và chủ yếu là đề cập đến một vài khía cạnh, một vài tác giả viết trường ca. Từ luận văn thạc sĩ trở lên, có thể kể đến một số công trình như: Chất sử thi trong trƣờng ca hiện đại 1954 – 1985 của Lê Thị Hồng Liên (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Huế - 2001); Thể trƣờng ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến đầu thế kỉ XXI của Đào Thị Bình (Luận án tiến sĩ, 2008); Đặc điểm trƣờng ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo của Mai Bá Ấn (Luận án tiến sĩ, 2008). 1.1.3. Các chặng đƣờng phát triển của trƣờng ca Việt Nam hiện đại 1.1.3.1. Trước 1945 – những tiền đề và sự hình thành thể loại Có thể nói, trước 1945, dạng trường ca hiện đại hầu như chưa có. Tuy nhiên những tiền đề để hình thành nó thì đã tiềm tàng từ xa xưa, trong sâu thẳm hoài vọng của dân tộc. Có thể do hạn chế về thời đại, đặc biệt về mặt tư duy, mà tầm vóc vĩ đại của trường ca chưa được khẳng định, chưa được khởi sắc. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có hai tiền đề chính cho sự hình thành của trường ca hiện đại. Trạng thái chống chiến tranh liên miên – tiền đề đầu tiên cho sự ra đời của trường ca. Việt Nam là mảnh đất đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. Cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng hay nhiều thiết chế văn hóa sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn này dĩ nhiên đều không thể tách rời yếu tố gốc rễ ấy. Có lẽ, cũng từ cội nguồn này mà trạng thái xã hội truyền thống Việt Nam đa phần là bình lặng. Nhịp độ sống trong truyền thống của người Việt là chậm rãi, là đủng đỉnh, ngại ngùng trước những đổi thay. Những đổi thay trong xã hội đa phần làm người ta sợ hãi, vì những bất thường trong xã hội ấy đều gắn liền với chiến tranh, mà có lẽ ba điều người ta sợ nhất là ốm đau, đói nghèo và chiến tranh; trong đó chiến tranh vẫn khủng khiếp hơn cả vì nó là bất thường nhất, và nó là tai họa của toàn xã hội, toàn dân tộc chứ không riêng một gia đình nào. Đương nhiên, một trạng thái xã hội bình lặng thì khó sinh ra trường ca. Có thể nói chiến tranh chính là lúc ý thức cộng đồng của người Việt được thức tỉnh mạnh mẽ nhất, và trạng thái chống chiến tranh liên miên cũng tạo cho người ta tâm thế hướng đến bảo vệ đời sống cộng đồng, bảo vệ lãnh thổ dân tộc. Chỉ tính sơ bộ, từ cuộc kháng chiến chống Tần (Thế kỉ III Tr.CN) đến cuộc chiến tranh chống xâm lược từ hai đầu biên giới (1979). Dân tộc ta đã trải qua 20 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, cùng với hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Có thể nói hơn 20 thế kỉ vừa qua, hầu như thế kỉ nào người Việt cũng phải chống giặc ngoại xâm. Chính ý nghĩa của cuộc chiến tranh mới làm nên giá trị của nó. Điều này, ngoài ý nghĩa chính trị và xã hội, nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn hóa, tới tâm thức cộng đồng, tới lòng tự hào dân tộc. Với dạng trường ca mang tính chất sử thi nói riêng điều đó có ý nghĩa vô cùng quyết định, bởi không có tâm thức cộng đồng, không có lòng tự hào dân tộc thì mọi tiềm năng của thể loại đều bị xóa bỏ. Trong các cuộc chiến ở Việt Nam, đặc biệt là những cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm, dù dưới chế độ nào, đều có sự tham gia tích cực của nhân dân. Trước Nguyễn Trãi, hình ảnh nhân dân và vai trò của nhân dân ít được nhắc đến trong văn học, trong quan niệm phong kiến họ vẫn là dân đen, con đỏ, nhưng với lòng yêu nước, trong các cuộc kháng chiến, họ đều tự nguyện dốc hết sức mình. Không thể có chiến thắng nếu vắng bóng dáng họ. Nhân dân là lực lượng đại diện cho sức mạnh cộng đồng, vì thế cũng mang đậm tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan