Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TRUNG QUỐC THAM GIA HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG 2002 - 2012...

Tài liệu TRUNG QUỐC THAM GIA HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG 2002 - 2012

.PDF
152
109
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Diệp TRUNG QUỐC THAM GIA HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG 2002 - 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Diệp TRUNG QUỐC THAM GIA HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG 2002 – 2012 Chuyên ngành : Lịch Sử Thế Giới Mã số : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ MINH OANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Ngô Minh Oanh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguốn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả Lê Thị Diệp 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Ngô Minh Oanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục - giảng viên Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm tp. Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô Khoa Lịch sử, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên của những người thân, bạn bè trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả luận văn Lê Thị Diệp 2 năm MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................2 MỤC LỤC ..............................................................................................................................3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................5 MỞ ĐẦU.................................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................9 3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................12 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................12 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................................13 6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................13 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA TRUNG QUỐC VÀO TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG TRƯỚC NĂM 2002 ..............................................................................................14 1.1. Sự hình thành Tiểu vùng sông Mê Công .................................................................14 1.1.1. Sông Mê Công ......................................................................................................14 1.1.2. Quá trình hình thành Tiểu vùng sông Mê Công và cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) ..............................................................................................21 1.2. Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công trước năm 2002 ..........36 1.2.1. Chiến lược của Trung Quốc tại Tiểu vùng sông Mê Công ..................................36 1.2.2. Quan niệm, mục tiêu và nguyên tắc hợp tác của Trung Quốc .............................40 1.2.3. Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công trước năm 2002 ..........41 CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC THAM GIA HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 2002 - 2012 ................................................................50 2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực .....................................................................................50 2.2. Các lĩnh vực và thành tựu trong quá trình hợp tác ...............................................52 2.2.1. Hợp tác về kinh tế.................................................................................................52 2.2.2. Hợp tác về văn hóa – xã hội ................................................................................70 2.2.3. Hợp tác về quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên ...................................77 2.2.4. Hợp tác trên các lĩnh vực khác .............................................................................79 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH TRUNG QUỐC THAM GIA HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG ..................................88 3.1. Tác động của quá trình Trung Quốc tham gia hợp tác GMS ...............................88 3 3.1.1. Tác động đến các nước GMS ...............................................................................88 3.1.2. Tác động đến các nước lớn ...................................................................................95 3.2. Những tồn tại và khó khăn trong quá trình Trung Quốc tham gia hợp tác GMS ............................................................................................................................................97 3.2.1. Cạnh tranh kinh tế giữa Trung Quốc và các nước GMS ......................................97 3.2.2. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và vấn đề xây dựng lòng tin giữa hai bên ...............98 3.2.3. Những mâu thuẫn lợi ích trong khai thác sông Mê Công ..................................103 3.2.4. Các chương trình, dự án dàn trãi, nguồn vốn và cơ sở vật chất hạn hẹp ...........107 3.2.5. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước GMS và giữa các nước GMS với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước lớn ...............................................108 3.3. Triển vọng tham gia hợp tác GMS của Trung Quốc ...........................................110 3.3.1. Bối cảnh mới tác động đến quan hệ hợp tác Trung Quốc với các nước GMS ...110 3.3.2. Vai trò và định hướng tham gia hợp tác phát triển GMS của Trung Quốc trong tương lai ........................................................................................................................115 3.4. Những kiến nghị đề xuất để phát triển quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các nước GMS........................................................................................................................121 3.4.1. Vấn đề xây dựng lòng tin giữa hai bên ..............................................................122 3.4.2. Vấn đề phát triển quan hệ giữa hai bên trên các lĩnh vực hợp tác .....................122 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 129 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 142 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT TẮT 1 ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á 2 ADB 3 ACMECS Ayeyawady, Chao Phraya, Mekong 4 APEC Chương trình hợp tác kinh tế Economic Coopperation Stratery chiến lược 3 dòng sông Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương 5 CLMV Cambodia, Lao, Myanmar, Viet Nam Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam 6 7 CAFTA CBTA ASEAN – China Free Trade Khu vực tự do thương mại Association Trung Quốc - ASEAN Cross - Border Transport Agreement Hiệp định vận tải xuyên biên giới 8 CEP-BCI Core Environment Program - Sáng kiến hành lang bảo tồn Biodiversity Conservation Corridor đa dạng sinh học Initiative 9 EHP Early Harvest Programm Chương trình thu hoạch sớm 10 GMS Greater Mekong Subregion Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng 11 MRC Mekong River Commission Ủy hội sông Mê Công 12 MGC Mekong – Ganga Cooperation Hợp tác Mê Công – Sông Hằng 13 FTA Free Trade Association Khu vực thương mại tự do 14 ICT Internation and Communications Công nghệ thông tin và viễn Technology thông International Labour Organization Tổ chức lao động quốc tế 15 ILO 5 16 EU European Union Liên minh Châu Âu 17 WB World Bank Ngân hàng thế giới 18 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 19 IMF Internationl Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 20 LMI Lower Mekong Initiafive Hợp tác hạ nguồn Mê Công – Mỹ 22 EWEC East - West Economic Corridor Hành lang kinh tế Đông – Tây 23 NSEC North - South Economic Corridor 6 Hành lang kinh tế Bắc - Nam MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thập niên đầu của thế kỉ XXI, thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc với tốc độ phát triển chóng mặt và những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Theo tính toán của Tổng cục thống kê Trung Quốc, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới về quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP), chỉ đứng sau Mỹ. Trung Quốc hiện đã là "công xưởng" của thế giới; theo dự đoán của các chuyên gia, đến năm 2040 sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nước có quy mô GDP lớn nhất thế giới. Trung Quốc đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục và về tốc độ tăng trưởng cao, cứ khoảng 8 năm là GDP tăng gấp đôi. Điều gây ấn tượng nữa là đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài trên khắp các châu lục ngày càng gia tăng nhanh, với nhiều dự án lớn đạt hàng tỉ USD. Chính vì thế, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên ngày càng cấp thiết đối với nền kinh tế Trung Quốc. Đây cũng chính là lý do Trung Quốc gia tăng đầu tư vào các khu vực trong đó có khu vực Đông Nam Á, mà Tiểu vùng sông Mê Công là một bộ phận vô cùng quan trọng của khu vực này. Sự chấm dứt đối đầu chiến tranh lạnh ở đầu những năm 90 đã mở ra một thời kì hòa dịu và hợp tác rộng khắp chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực ngày càng phát triển và lan rộng. Biểu hiên của xu hướng đó là sự thành công của nhiều mô hình liên kết khu vực như EU, ASEAN, ASEAN +1, ASEAN + 3…Đó còn là kết quả của sự hình thành hệ thống phân công lao động mới, không theo nguyên lý quốc gia mà theo nguyên lý mạng toàn cầu. Xu hướng này đã và đang tạo ra “ làn sóng toàn cầu lần thứ ba” – một dòng chảy công nghệ và vốn với quy mô lớn từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát triển, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là trường hợp điển hình đang chi phối khu vực Đông Nam Á. Xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực cùng với những diễn tiến của tình hình thế giới hiện nay đã làm cho các quốc gia hiểu rằng mình không thể đứng biệt lập để tồn tại và phát triển. Đây cũng chính là nguyên nhân để Trung Quốc và các nước Tiểu vùng Mê Công xích lại gần nhau. Bước sang những năm đầu của thế kỉ XXI, các nước lớn gia tăng sự cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á. Cùng với việc điều chỉnh “chiến lược toàn cầu mới” sau sự kiện 11/9, sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự chuyển mình của Ấn Độ, sự tái hiện diện và can dự vào Đông Nam Á của Mỹ. Đồng thời các nước Ấn Độ, Nga, Nhật Bản cũng tham 7 dự và tăng cường vai trò của mình ở khu vực này. Điều đó đã tác động rất lớn đến tình hình chính trị khu vực và cũng tác động không nhỏ đến chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Khuynh hướng liên kết toàn Đông Nam Á đã khuyến khích sự thiết lập nhiều thể chế mới trong đó có Hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (Greater Mekong Subregion - GMS). Đây là sáng kiến của Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank - ADB) đề xuất năm 1992 bao gồm các nước và vùng lãnh thổ: tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Từ năm 2002, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc được tham gia vào GMS. Thực tế Trung Quốc đã tham gia GMS với tư cách là một quốc gia. Đáng chú ý dự án này thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả Nhật Bản, Mỹ…Vì thế, Trung Quốc đưa ra chiến lược của mình để cạnh tranh tại GMS. Mê Công là con sông quốc tế quan trọng ở Châu Á. Việc hợp tác để khai thác có hiệu quả để cùng nhau phát triển là nguyện vọng chung của nhân dân các nước trong khu vực. Trung Quốc là quốc gia đầu nguồn của sông Mê Công, việc Trung Quốc tham gia hợp tác tại Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng là quan trọng và cần thiết. Tiểu vùng Mê Công là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Hơn nữa, Trung Quốc có những chiến lược kinh tế liên quan trực tiếp đến các nước trong Tiểu vùng Mê Công, đặc biệt là chiến lược “Đại Tây Nam” và chiến lược “Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”. Vì thế, Tiểu vùng Mê Công có một vị trí quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc. Ngược lại, các nước trong tiểu vùng là những nước đang phát triển đã tìm thấy ở người láng giềng khổng lồ của mình một đối tác vừa hợp tác vừa cạnh tranh về thương mại và đầu tư, một thị trường rộng lớn và dễ tính, một người bạn hợp tác lâu dài trong tương lai. Hợp tác trong Tiểu vùng Mê Công đã đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu, trong đó phải khẳng định đến vai trò của Trung Quốc trong việc tham gia hợp tác và đầu tư. Quan hệ giữa Trung Quốc và các nước trong Tiểu vùng Mê Công ngày càng tác động to lớn đến khu vực Đông Nam Á. Mối quan hệ này nằm trong bối cảnh chung của xu thế toàn cầu hóa và nó tác động to lớn đến Việt Nam. Việc Trung Quốc tham gia hợp tác tại Tiểu vùng Mê Công cùng với việc hiện diện của các cường quốc tại khu vực Đông Nam Á hiện nay. Làm cho vấn đề này trở nên nóng hổi và mang tính thời sự quốc tế. Sự hợp tác mang tính tham vọng của Trung Quốc khiến các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Công phải “suy ngẫm”. Hầu hết các phương tiện thông tin đại 8 chúng đều đưa tin về những bước đi của Trung Quốc trong việc thực hiện chiến lược của họ nhằm khẳng định vai trò “nước lớn” ở Đông Nam Á. Nghiên cứu vấn đề “Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng 2002 2012” cho chúng ta cái nhìn toàn diện và sâu sắc về những bước đi trong chiến lược của Trung Quốc. Nhằm trả lời cho những câu hỏi: Tại sao Trung Quốc lại tham gia hợp tác tại Tiểu vùng Mê Công và ngày càng gia tăng vai trò ở tiểu vùng này. Trung Quốc đã hợp tác với các nước trong tiểu vùng về những lĩnh vực nào, những thành tựu đã đạt được và hạn chế trong quá trình hợp tác? Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá xác đáng về quá trình hợp tác Trung Quốc trong Tiểu vùng Mê Công từ 2002 - 2012. Sự hợp tác của Trung Quốc đã tác động đến tiểu vùng như thế nào? Để từ đó các nước trong tiểu vùng có những chính sách phù hợp trong việc đón nhận thiện chí hợp tác từ người bạn khổng lồ Trung Quốc. Nghiên cứu vấn đề “Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng” sẽ cung cấp cho chúng ta thêm kiến thức về mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Công, trong đó có Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các công trình khoa học đã được công bố về vấn đề “Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng” chủ yếu ở dạng các bài báo, tạp chí hoặc một số công trình nghiên cứu riêng lẻ về một số lĩnh vực hợp tác kinh tế, chính trị, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường, du lịch….hoặc đề cập đến mối quan hệ riêng lẻ giữa Trung Quốc và một nước trong Tiểu vùng Mê Công trên các lĩnh vực và trong những khoảng thời gian nhất định. Cho đến nay, cũng chưa có sách viết cụ thể về vấn đề “Trung Quốc tham gia hợp tác trong Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng”. Hiện nay, đã có hai cuốn sách đi sâu vào “hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công” và “sông Mê Công” có đề cập đến vấn đề Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng Mê Công là cuốn “Sông và tiểu vùng sông Mê Công tiềm năng và hợp tác phát triển quốc tế” của tác giả Nguyễn Trần Quế và Kiều Văn Trung do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 2001 và cuốn “Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện tại và tương lai” do tác giả Nguyễn Trần Quế chủ biên và Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 2007 Trong cuốn “Sông và tiểu vùng sông Mê Công tiềm năng hợp tác và phát triển quốc tế” của tác giả Nguyễn Trần Quế và Kiều Văn Trung. Hai tác giả đã phân tích rất kĩ đặc điểm tự nhiên, sự cần thiết phải hợp tác quốc tế, những tiềm năng và thách thức của việc 9 hợp tác. Cuốn sách cũng cho chúng ta biết về các lĩnh vực hợp tác kinh tế của các quốc gia thuộc Tiểu vùng Mê Công trong đó có Trung Quốc tham gia. Trong cuốn sách “Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện tại và tương lai”. Tác giả đã hệ thống hóa những kết quả hoạt động hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng thời gian trước năm 2007, phân tích những khó khăn tồn tại của hợp tác GMS và tác động của nó đến phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên. Phân tích những điều kiện mới của hợp tác phát triển GMS. Đồng thời đưa ra dự báo, phân tích các đặc điểm xu hướng và những ưu tiên trong hợp tác GMS trong thời gian tới. Qua những nội dung trên tác giả cho chúng ta thấy Trung Quốc đã tham gia hợp tác với các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Công trên nhiều lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, phát triển nguồn nhân lực, thương mại và đầu tư, du lịch và nông nghiệp. Trong đó có những dự án Trung Quốc đóng vai trò là nhà tài trợ nhằm hỗ trợ cho GMS phát triển. Vấn đề khai thác sông Mê Công với những hoạt động của Trung Quốc trên vùng thượng nguồn cũng được đề cập rõ ràng. Tác giả cũng nêu lên rằng việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, chương trình hợp tác Trung Quốc – ASEAN nhằm phát triển Tiểu vùng Mê Công đã hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của các nước GMS. Khi dự báo các đặc điểm và xu hướng phát triển hợp tác GMS dưới tác động của các điều kiện mới, tác giả cũng nêu lên vai trò của Trung Quốc trong hợp tác GMS ở hiện tại và tương lai. Về các bài báo và tạp chí, phải kể đến bài “Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công” tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 01- 07 - 2009 của Thông Tấn Xã Việt Nam đã nêu lên chiến lược đa mục tiêu của Trung Quốc ở Tiểu vùng sông Mê Công, chiến lược phát triển miền Tây của Trung Quốc liên hệ mật thiết với chương trình hợp tác của tổ chức GMS. Đồng thời, bài báo cũng phân tích về mối quan hệ song phương và đa phương của Trung Quốc tại Tiểu vùng Mê Công. Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tham gia hợp tác và những thành công của nước này trong việc thực hiện chiến lược tại GMS và Đông Nam Á. Đặc biệt, trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5(63) – 2005, có bài “ Trung Quốc với việc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng” của Tiến Sĩ Đỗ Tiến Sâm. Tác giả đã cho biết, tầm quan trọng của việc Trung Quốc tham gia hợp tác trong Tiểu vùng sông Mê Công, quan niệm và nguyên tắc của Trung Quốc khi tham gia hợp tác GMS. Đồng thời tác giả cũng trình bày và phân tích tình hình hợp tác thương mại đầu tư giữa Trung Quốc 10 với các nước GMS giai đoạn 2002 – 2004 với số liệu rất cụ thể, rõ ràng. Trong phần những tiến triển trong hợp tác Trung Quốc – GMS, tác giả đã nêu ra cụ thể từng lĩnh vực mà Trung Quốc tham gia hợp tác: Giao thông vận tải, điện lực, viễn thông, nông nghiệp, môi trường, du lịch, y tế, phát triển nguồn nhân lực, thương mại và đầu tư. Tác giả cũng đưa ra những nhận định về vai trò và tác động của việc Trung Quốc tham gia hợp tác trong GMS. Theo các “Báo cáo nhà nước về việc Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng” năm 2008 và 2011, đăng trên Cổng Thông Tin điện tử Chính phủ Trung Quốc và trang web http: //news.xinhuanet.com.vn của Tân Hoa Xã Trung Quốc. Các báo cáo này đã trình bày rất cụ thể vấn đề Trung Quốc tham gia hợp tác đầu tư cả về song phương và đa phương với các quốc gia GMS trên tất cả các lĩnh vực thuộc khuôn khổ hợp tác của chương trình hợp tác GMS. Nêu lên những tiến triển mới trong hợp tác, cùng sự tham gia hợp tác của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây khi tham gia vào hợp tác GMS. Báo cáo đưa ra những khả năng tham gia hợp tác của Trung Quốc trong tương lai. Về các tác giả ngoài nước, hiện nay học viên mới tiếp cận được hai cuốn sách tiếng Anh đề cập đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Cuốn của tác giả Evelyn Goh xuất bản tại New York năm 2007, Developing the Mekong: Regionalism and regional security in China – Southeast Asian relation. Cuốn của các tác giả Francois Molle, Tira Foran and Mira Kakone xuất bản tại Anh và Hoa Kì năm 2009, Contested Waterscapes in the Mekong Region. Hai cuốn sách trên đã nói tới sức mạnh ngày càng tăng về kinh tế và chính trị của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á. Với chính sách ngoại giao chuyên nghiệp, Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy hoạt động hợp tác khu vực và hội nhập quốc tế. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã tăng cường phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ chế độ và an ninh quốc gia. Tổ chức GMS giữa Trung Quốc và 5 nước Tiểu vùng Mê Công được thiết lập không nằm ngoài mục đích trên. Tuy nhiên, những vấn đề về nguồn nước và thủy điện đang gây ra những khó khăn cho hợp tác GMS và có thể dẫn tới xung đột vũ trang trong tương lai. Ngoài ra, còn phải kể đến những bài báo trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Bắc Á, một số sách về quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á, quan hệ song phương và đa phương trên các lĩnh vực giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và các nước trong Tiểu vùng Mê Công, các tài liệu tham khảo đặc biệt từ Trung tâm dữ kiện - tư liệu của Thông Tấn Xã Việt Nam. Vấn đề này còn được biết tới qua những trang web, những báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á(ADB), của Ủy hội 11 sông Mê Công quốc tế, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Hợp tác ASEAN phát triển lưu vực sông Mê Công(AMBDC), Kỷ yếu hội thảo về Tiểu vùng Mê Công, các bài báo cáo của các nhà khoa học…bao gồm bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, trong nước và quốc tế. 3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Chiến lược của Trung Quốc khi tham gia hợp tác trong Tiểu vùng sông Mê Công, các mô hình và cơ chế mà Trung Quốc tham gia hợp tác tại tiểu vùng. - Quá trình tham gia hợp tác của Trung Quốc tại Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, những thành tựu, khó khăn, hạn chế, cơ hội và thách thức trong quá trình hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Công. - Những tác động của việc Trung Quốc tham gia hợp tác trong Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian, đề tại chỉ giới hạn trong phạm vi Trung Quốc và các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. - Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2012 với những sự kiện về vấn đề Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công. Những sự kiện hợp tác trước đó được sử dụng để dẫn nhập và đảm bảo được tính liên tục của quá trình nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài học viên sử dụng hai phương pháp chuyên ngành là: phương pháp lịch sử và phương pháp logic với nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.. Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại bức tranh sinh động về quá trình Trung Quốc tham gia hợp tác và thực hiện chiến lược ảnh hưởng của mình ở Tiểu vùng Mê Công. Mối quan hệ của Trung Quốc với các nước trong tiểu vùng trên các lĩnh vực hợp tác cũng được khắc họa rõ nét. Phương pháp logic nhằm đảm bảo tính hệ thống khoa học của đề tài, dựa trên bức tranh sinh động về quá trình hợp tác Trung Quốc – GMS để rút ra bản chất của vấn đề Trung Quốc tham gia hợp tác tại Tiểu vùng sông Mê Công. 12 Ngoài ra, trong luận văn học viên còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế… Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong luận văn học viên sử dụng phương pháp khu vực học. Nhằm đặt Trung Quốc trong mối quan hệ hợp tác với 5 nước trong Tiểu vùng sông Mê Công, mối liên hệ đến khu vực Đông Nam Á và thế giới. Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế bao gồm các phương pháp được sử dụng như phương pháp khảo sát kinh tế, phương pháp phân tích tổng thể và toàn cục. Nhằm nghiên cứu về tổng thể và chi tiết quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa Trung Quốc và các nước trong tiểu vùng. 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn cung cấp một bức tranh toàn cảnh về quá trình Trung Quốc tham gia hợp tác tại Tiểu vùng Mê Công. Trên cơ sở đó rút ra những nhận định, đánh giá về vấn đề này, đồng thời dự báo triển vọng, đưa ra kiến nghị cho việc Trung Quốc tham gia hợp tác và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các nước trong lưu vực sông Mê Công. - Luận văn đóng góp vào nguồn tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về Trung Quốc, quan hệ Trung Quốc và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công, chiến lược của Trung Quốc ở hiện tại và tương lai trong lưu vực sông Mê Công 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về Tiểu vùng sông Mê Công và sự tham gia của Trung Quốc vào Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng trước năm 2002. Chương 2: Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng giai đoạn 2002 - 2012. Chương 3: Nhận xét, đánh giá về quá trình Trung Quốc tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. 13 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA TRUNG QUỐC VÀO TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG TRƯỚC NĂM 2002 1.1. Sự hình thành Tiểu vùng sông Mê Công 1.1.1. Sông Mê Công 1.1.1.1. Khái quát chung về sông Mê Công Mê Công là một trong những dòng sông lớn nhất Châu Á và thế giới, có tổng chiều dài là 4880 km bắt nguồn từ cao nguyên sâu thẳm dưới chân các núi tuyết giữa miền nóc nhà thế giới thuộc tỉnh Thanh Hải phía Bắc Tây Tạng. Sông Mê Công có diện tích lưu vực là 795.000 km2, tổng lượng dòng chảy hàng năm là 475 tỉ m3. Trong gia đình của các đại trường giang trên thế giới, Mê Công được xếp thứ 12 về chiều dài, thứ 8 về tổng lượng dòng chảy và thứ 21 về diện tích lưu vực. Trong hành trình chảy qua 6 nước Trung Quốc, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, Mê Công có những tên gọi khác nhau. Khi chảy qua lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Lan Thương, đoạn chảy qua Lào gọi là Mê khóong hay Nậm khoong, đoạn chảy qua Campuchia được gọi là Mê Công hay Tông-lê Thơm (sông lớn) và tại Việt Nam người Việt phiên âm Hán – Việt thành Cửu Long. Tiếng chung của nó là Mê Công. Chữ “Mê” hay “Mế” ( bắt nguồn từ tiếng Khơme) hoặc “Mè” (gọi theo kiểu cư dân Lào - Thái) có nghĩa là “Mẹ”. Đây cũng là từ dùng để gọi mẹ của nhiều dân tộc trong lưu vực sông Mê Công. Chữ “Kông” hay “Khóong” hoặc “Cong” có nghĩa là “nguồn”, “sông”. Như vậy, Mê Công có nghĩa là “nguồn Mẹ” hay “sông Mẹ”. Sông Mê Công là mạch chính nối liền tất cả các nước Đông Nam Á lục địa thành một vùng lãnh thổ và văn hóa đồng nhất trong sự khác biệt. Về mặt địa lý, Mê Công là một thực thể rất đa dạng trên nhiều phương diện đặc biệt là địa hình cảnh quan và khí hậu. Vì chảy theo nhiều hướng (Bắc - Nam , Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây), dài gần 5000km nên Mê Công có địa hình cao thấp rất khác nhau từ trên 5000m đến sát mặt biển. Vì sự chênh lệch về độ cao địa hình và độ cao vĩ tuyến khá lớn nên Mê Công có nhiều đới khí hậu khác nhau từ hàn đới quanh năm tuyết phủ đến ôn đới, rồi nhiệt đới quanh năm không có mùa đông. Sự đa dạng về địa hình thổ nhưỡng và khí hậu cũng tạo nên sự đa dạng về cảnh quan: từ núi tuyết và thảo nguyên khô lạnh ở đầu nguồn 14 đến các khe sâu, ghềnh đá thác lớn ở trung lưu, cuối cùng là cù lao bãi bồi, rừng và mặt nước mênh mông ở hạ nguồn. Sông được chia làm hai phần: Thượng lưu gồm phần diện tích nằm trên đất Trung Quốc và Mianma, chiếm 24 % diện tích lưu vực. Phần hạ lưu gồm phần diện tích chiếm 76 % ở 4 nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Bảng 1.1 Lưu vực sông Mê Công và 6 nước ven sông Quốc gia Diện tích lưu vực % so với toàn lưu Đóng góp ( %) (km2) vực dòng chảy lưu vực 165.000 21 16 Mianma 24.000 3 2 Lào 202.000 25 35 Thái Lan 184.000 23 18 Campuchia 155.000 20 18 Việt Nam 65.000 8 11 Tổng 795.000 100 100 Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) Nguồn: Ủy hội sông Mê Công Sông Mê Công bắt nguồn từ độ cao 5000m trên cao nguyên Thanh Tạng, dòng sông mang một trữ lượng tài nguyên cực lớn phục vụ cho phát triển kinh tế như nông lâm nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, du lịch...vv nuôi sống 250 triệu người, trong đó có 100 triệu nông dân và ngư dân. Tuy là một trong những kì quan sông nước diễm lệ đầy tiềm năng của thế giới, nhưng Mê Công cũng là nguồn tai họa khôn lường vào mùa lũ và đang trên đường suy thoái do môi trường liên tục bị phá hoại và xuống cấp. Có thể nói, Mê Công là một dòng sông đẹp và nghèo do trình độ dân trí lưu vực thấp, 30% dân cư đôi bờ của nó hiện đang sống dưới mức nghèo khổ, khả năng con người tác động vào dòng chảy của nó để khống chế lũ lụt là không nhiều, nhưng khả năng tận dụng dòng chảy cho các mục đích sinh lợi thì rất lớn, nó phụ thuộc nhiều vào ý chí của các chính phủ, của các tổ chức quốc tế, vào nguồn vốn và sự phối hợp thuận hòa giữa các nước trong tiểu vùng. Nếu biết tận dụng và khai thác hợp lý cộng với việc xây dựng và gìn giữ môi trường thì tiềm năng ngư nghiệp và du lịch cực lớn. 15 Những đặc điểm chủng tộc và tôn giáo của cư dân lưu vực sông Mê Công là hết sức độc đáo và đặc sắc. Về chủng tộc, lưu vực sông Mê Công là một vùng đa sắc tộc. Từ thượng nguồn xuống tới bờ biển có hàng trăm tộc người sinh sống với sự đa dạng về ngôn ngữ, kiến thức, tôn giáo, phong tục tập quán khác nhau. Đó là những tộc người Tạng, Hán, Nạp Tây, Hồi, Miêu, Dao , Bạch, Hà Nhì, Lạp Túc, Lạp Hộ, Ngõa, Thái, Lào , Miến, Dao, Di, Khơme, Việt...vv. Về Tôn giáo, Mê Công là vùng đất đa tín ngưỡng bao gồm các tôn giáo lớn như: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi và hàng trăm tín ngưỡng dân gian khác nhau. Tuy nhiên, tôn giáo phổ biến nhất trên phương diện cư dân và lãnh thổ chính là đạo Phật, bao gồm các nhánh: Phật giáo Tạng truyền của người Tạng, Phật giáo Đại Thừa của người Hán, người Việt và một số dân tộc thiểu số ở Vân Nam (Trung Quốc) và Phật giáo Tiểu Thừa ở Vân Nam, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Vì vậy, Mê Công được mệnh danh là “dòng sông Phật giáo’’ [24, tr.27]. Về kiến trúc cũng rất đa dạng mà tiêu biểu là kiến trúc tôn giáo với các trường phái lớn là Tạng, Bạch, Nạp Tây, Hán, Miến, Lào, Thái, Khơ me và Việt. Một số công trình kiến trúc được UNESCO xếp vào loại di sản văn hóa của nhân loại như lâu đài Potala ở Lhasa (Tây Tạng), thành cổ Lệ Giang (Vân Nam), Hội An, Mỹ Sơn, Huế (Việt Nam), chùa vàng Rănggun (Mianma), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), Đền Vạt Phu, chùa Vi Sun (Lào), đền Ăngko (Campuchia)…vv đều thuộc Tiểu vùng sông Mê Công. 1.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên của lưu vực sông Mê Công Chiều dài của sông có khá nhiều số liệu khác nhau. Số liệu ban đầu đưa ra trong cuốn tự điển “Le Petit Larousse” ghi sông Mê Công dài 4200km. Nhưng con số chính xác và mới nhất được đưa ra là 4880km. Tại sao lại có được con số mới nhất này? Theo khảo sát thực tế của đoàn làm phim “Mê Công Kí Sự” sông Mê Công có tổng chiều dài được tính bằng đoạn thượng nguồn có tên là Trát Khúc Hà đến Xương Đô (Tây Tạng) là 680km cộng với chiều dài 4200km. Như vậy, sông Mê Công có chiều dài tất cả là 4880km. Con số này cũng được Trung Quốc công bố trong một bộ phim tài liệu do họ thực hiện có tên là “Lan Thương Giang”. Dòng chính sông Mê Công chảy theo hướng Bắc - Nam, có một số đoạn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Tây - Đông. Bắt nguồn từ vùng núi tuyết Tang-ku-la-shan độ cao 5000m lần lượt chảy qua 6 nước: một phần nhỏ lãnh thổ Trung Quốc và Mianma, 1/3 lãnh thổ Thái Lan, hầu hết lãnh thổ của Lào và Campuchia và 1/5 lãnh thổ Việt Nam. 16 Các dòng sông lớn trên thế giới đều có rất nhiều các dòng chảy góp nước. Sông Mê Công cũng vậy, không ai có thể thống kê hết các phụ lưu này bởi có những dòng có tên nhưng có những dòng lại không tên. Sau đây là những dòng phụ lưu góp nước cho sông Mê Công tại 6 quốc gia. Trung Quốc: cung cấp 22% lượng nước với các dòng phụ lưu Tử Khúc Hà, Ngang Khúc Hà, Dạng Ty Giang, La Trát Hà... Mianma: cung cấp 1% lượng nước nước tại các dòng Nậm Lôi, Mae Sai... Thái Lan: các phụ lưu cung cấp 14% lượng nước với các dòng Nậm Mê ing, Nậm Lơi, Nậm Luông, Nậm U, Sông Kha răm, Nậm Chi, Nậm Mun, Mê Nam Mun... Lào: cung cấp 36% lượng nước với các chi nhánh góp nước là Nậm Kan, Nậm Thà, Nậm Beng, Nậm Lịch, Nậm Ngùm, Nậm Nghiệp, Nậm Cađinh, Xe bang phai, Xe ban phôn, Xê Bang Xai, Xê Bang Hiêng, Xê đôn... Campuchia: các chi nhánh cung cấp 21 % lượng nước cho Mê Công là Xê Kông, Xê Xan, Xê Rê pok, Stưng Xeng, Stưng kreng, Mông bô Rây, Xang Kê, Stưng Puốc sát, Biển Hồ, Tông Lê Sáp... Việt Nam: các nhánh góp 6% lượng nước bao gồm Nậm rốn, Nậm Núa, Xê Pôn, Asáp, Aliêng, Xê Bang Hiêng, Đắc pôcô, Krông pôcô (các nhánh của Xê Xan, Eakrông, Ea krông Ana); các nhánh của Xêrê pốc, Sông Sở Thượng, Sông Bình Di (của Nam Bộ)... Con số các phụ lưu này chỉ có thể bằng khoảng 1% số lượng thực tế các chi lưu lớn của Mê Công [24, tr.23] Các chi lưu chia nước của sông Mê Công đều chảy ra Thái Bình Dương tại hai khu vực biển Đông và Vịnh Thái Lan (trong khu vực Tây Nam Bộ của Việt Nam). Các chi lưu chia nước bao gồm hệ thống các dòng chính Tiền Giang, Hậu Giang và hệ thống các dòng phụ dẫn nước chảy ra Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Sông Mê Công chia làm hai mùa, mùa nước lớn và mùa nước cạn theo chu kì hàng năm. Vì vậy, vào mùa lũ có hiện tượng nước Mê Công chảy tràn vào các nhánh hoặc tràn bờ tạo thành các túi giữ nước tạm thời. Khi nước rút xuống các túi nước sẽ trả lại nước cho sông Mê Công để xuôi ra biển. Sông Mê Công có 3 loại túi giữ nước khác nhau: Hệ thống Biển Hồ - Tônglê Sáp, là cái túi giữ nước khổng lồ và lớn nhất trong các túi của sông Mê Công. Hàng loạt phụ lưu dồn nước cho sông Mê Công ở đôi bờ tả - hữu, nhiều nhất là từ Lào, Thái xuống tới biển. Vùng đất thấp quanh Phnômpênh, Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và một số khu vực tương tự cũng là một cái túi rất lớn chứa bớt nước cho sông Mê Công khi nó tràn bờ vào mùa lũ rồi rút bớt khi Mê Công vào mùa cạn. Chế độ thủy văn của sông Mê Công diễn ra vô cùng phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ gió mùa, mùa tuyết rơi và tuyết tan, chế độ thủy triều, sự 17 thất thường của thời tiết…vv. Tạo nên hiện tượng chảy hai chiều ngược xuôi rất lạ lùng, kể cả những dòng kênh của Nam Bộ. Thủy văn của lưu vực sông tác động đến loại hình và sự đa dạng của các loài động thực vật hoang dã, sự tồn tại của chất dinh dưỡng và khả năng tái tạo của cả hệ thống sinh vật lưu vực. Đóng góp về dòng chảy từ các nước ven sông rất khác nhau do sự khác nhau về diện tích rừng của từng khu vực tại mỗi nước. Chế độ thủy văn của sông cũng thay đổi theo mùa. Mùa lũ ở sông Mê Công bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm tới 80 - 90% tổng số dòng chảy của năm mực nước lên cao tới 70.000 m3/giây. Từ khoảng tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nước bắt đầu rút, lưu lượng nước trong mùa khô nhỏ nhất có khi xuống 1000 m3. Nếu dòng chảy trong mùa khô bị giảm nhiều thì hiện tượng xâm nhập mặn sẽ tăng lên và ảnh hưởng xấu đến vùng hạ lưu. Khí hậu của lưu vực sông Mê Công dao động từ ôn đới đến nhiệt đới. Ở thượng lưu trên một số các đỉnh núi cao của cao nguyên Tây Tạng bị đóng băng. Khi tuyết tan nước sẽ chảy xuống hạ lưu vào mùa khô. Đồng thời, khí hậu cũng thay đổi và nhiệt độ tăng dần. Khí hậu ở hạ lưu thì hầu như luôn nóng và ẩm ướt, được phân lọai như khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ở các nước hạ lưu chịu sự chi phối của gió mùa, luân phiên từ Đông Bắc hoặc từ Tây Nam thời gian 6 tháng trong một năm. Khí hậu chịu ảnh hưởng bởi điều kiện xích đạo và biển, trừ phần nằm quá sâu trong đất liền. Sự phân bố lượng mưa trung bình hàng năm trên lưu vực sông từ Đông sang Tây có sự khác biệt do phương hướng địa lý và gió mùa. Vùng hạ lưu, mưa ngâm nhiều nhất ở Lào và Campuchia với lượng mưa nhiều nhất là 3.000mm, còn cao nguyên Cò Rạt ở Đông Bắc Thái Lan ít nhất là 1000 – 1600mm. Tại vùng thượng lưu, lượng mưa được quy định bởi chế độ gió mùa, cao nguyên Tây Tạng lượng mưa hàng năm có ít nhất là 600mm và nhiều nhất ở vùng núi Vân Nam 1700mm. Sự phân bố lượng mưa này làm cho khí hậu ở thượng và hạ lưu cũng khác nhau. Tài nguyên đất của lưu vực sông Mê Công cũng rất lớn. Có rất nhiều loại đất, riêng vùng hạ lưu có tới 29 loại đất chủ yếu. Có thể chia làm 8 nhóm vùng thấp và 4 nhóm vùng cao. Tiêu biểu là nhóm đất vùng thấp gồm đất phức hợp ven biển, đất châu thổ, đất đồng bằng ngập lũ, đất phức hợp có nước ngầm chiếm phần lớn cao nguyên Cò Rạt và đồng bằng sông Mê Công, là những vùng nhiều tiềm năng về nông, lâm và ngư nghiệp. Đây cũng là vùng đất ngập nước nhiều nhất đem lại nguồn lợi kinh tế - văn hóa - xã hội trọng điểm của lưu vực sông Mê Công. Đất ngập nước đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương, cung cấp môi trường sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan