Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Trung học phổ thông ngữ văn ngữ văn 10 tuan 29 trao duyen...

Tài liệu Trung học phổ thông ngữ văn ngữ văn 10 tuan 29 trao duyen

.DOCX
4
37
79

Mô tả:

Đoạn trích nằm ở câu thơ 723 đến câu 756, trong phần gia biến và lưu lạc. Đây cũng chính là mở đầu cho nỗi đau khổ dằng dặc của Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc.Cảnh trao duyên này đc diễn ra trong đêm gia biến, sau khi Kiều đã quyết định bán mình.Như chúng ta đã biết, vì bị thằng bán tơ vu oan và viên quan xử kiện không công minh nên gia đình Thúy Kiều đã mắc oan, toàn bộ gia sản trong nhà đều bị bọn sai nha vét sạch.Vương Ông- cha của Thúy Kiều và Vương Quan- em trai của Kiều bị treo ngược lên xà nhà.Thúy Kiều để cứu cha và em cần có 300 lượng vàng.Trong hoàn cảnh bi đát như vậy, Kiều đành phải đi đến quyết định bán mình để chuộc cha và em.Trong đêm gia biến, sau khi quyết định bán mình chuộc cha, Thúy Kiều vô cùng cô độc và đau khổ: Một mình nàng ngọn đèn khuya Áo đầm giọt lệ, tóc se mái đầu. Kiều ngổn ngang bao nỗi băn khoăn, trăn trở và cuối cùng nàng quyết định nhờ em mình là Thúy Vân chắp mối tơ duyên với Kim Trọng mặc dù vô cùng đau khổ và dằn vặt Hở môi ra cũng thẹn thùng Để lòng lại phụ tấm lòng với ai. Trước hết, ta thấy đc cảnh ngộ khác thường của Thúy Kiều khi trao duyên ở 2 câu đầu: “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” Trước hết,Kiều đã giải thích cảnh ngộ của mình cho em,với các hành động “lạy”,”thưa”, Thúy Kiều đã đột ngột yêu cầu Thúy Vân ngồi lên cho mình lạy rồi mới thưa chuyện.Đây là 1 cử chỉ hết sức khác thường vì khi Kiều lạy Vân chính là chị lạy em, qua đó ta thấy đc sự việc rất khác thường song vẫn hợp lý. Nó hợ lý vì ở đây là sự nhờ cậy hết sức quan trọng, Thúy Kiều là người chịu ơn, nàng tỏ lòng bt ơn đỗi với sự hi sinh to lớn và cao quý của em khi phải thay mình nối duyên với Kim Trọng.Thái độ “lạy rồi sẽ thưa” cũng cho thấy hành động của Kiều với Vân ko còn là hành dộng của 1 người chị đối với em trong 1 gia đình gia giáo nề nếp nữa, Thúy Kiều đã tự hạ mình xuống, coi mình là người van lơn, cầu khẩn em gái của chính mình.Từ “thưa” thể hiện giọng điệu hết sức cung kính,trang trọng khác thường. Có thể nói, Kiều đã coi Thúy Vân như ân nhân của mình, vì vậy, lời thơ gợi cho người đọc cảnh ngộ trao duyên hết sức khác thường. Ở 2 câu thơ đầu cho thấy Thúy Kiều vừa khẩn khoản, vừa thiết tha, đặt cả niềm tin tưởng vào Thúy Vân.Vì vậy, tác giả Ng.Du mới sử dụng các từ “cậy” và “chịu”.“Cậy” là nhờ ai đó giúp đỡ nhưng đồng thời ẩn giấu cả tấm lòng tin tưởng, hy vọng. Đồng nghĩa với từ “Cậy” có nhiều từ ngữ khác như: nhờ, phiền... Song, Ng.Du sử dụng từ “cậy” vì chỉ có từ này mới có thể hàm chứa ý nghĩa vừa nhờ vả sự giúp đỡ, vừa thể hiện sự tin cậy và hy vọng.Tương tự như vậy, với hai chữ “chịu lời”, tác giả hoàn toàn có thể thay bằng “nhận lời” song với cách sử dụng từ “chịu lời” mới có thể diễn tả sự chấp nhận 1 cách bắt buộc, nếu sử dụng từ “nhận lời” chỉ thể hiện sự chấp nhận tự nguyện, tùy lòng. Trong trường hợp này,Kiều muốn em không thể từ chối đc lời đề nghị của mình do vậy, tác giả mới sd 2 từ “cậy” và “chịu”. Có thể nói, với hai dòng thơ đầu, qua lời nói của Kiều với Vân, Kiều đã chủ động nài ép, đã đưa Vân vào tình cảnh không thể không chấp nhận. Ở đây, Kiều cũng hiểu rất rõ hoàn cảnh khó xử của em vì trong cuộc đời, người ta có thể trao cho nhau rất nhiều thứ thế nhưng trao duyên,trao tình là điều vô cùng khó khắn vì duyên và tình là của trời cho, là duy nhất và tuyệt đối.Điều này cx chứng minh tình cảm chị em giữa Kiều và Vân rất sâu sắc, thắm thiết,Kiều hiểu Vân như hiểu chính bản thân mình vậy. Nếu như từ “nhờ” sử dụng thanh bằng thì hai từ “Cậy” và “chịu” là 2 thanh trắc liên tiếp làm cho câu thơ có thêm sức nặng, nó như lột tả đc nỗi lòng quằn quại, khó nói của Kiều. Qua đó cho ta thấy, tác giả đã hiểu rõ tâm lý NV 1 cách tài tình. 2 câu đầu đã nêu rõ cảnh ngộ trao duyên hết sức khác thường.Để Vân nhận lời trao duyên của mình,Kiều phải đưa ra những lý lẽ, lập luận để trái tim của Vân thực sự bị lay động bởi lời thuyết phục của mình, 10 câu thơ tiếp theo sẽ làm sáng rõ điều đó: “Giữa đường đứt gánh tương tư ..... Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” Để có thể ràng buộc Vân vào việc nối duyên, Kiều đã đưa ra 6 lí lẽ.Trước hết, nàng nhấn mạnh sự tan vỡ hết sức đột ngột, đc thể hiện rõ qua các câu: “Giữa đg,, tương tư” và “Sự đâu.. bất kỳ”. Chính vì “sóng gió bất kỳ” bỗng dưng ập đến, vì “gánh tương tư” bị đứt, không còn nguyên vẹn nên tình yêu giữa Kim-Kiều mới lý tán, cần phải cóThúy Vân nối duyên. “Gánh tương tư” và “Sóng gió bất kỳ” là hai hình ảnh ẩn dụ: “Gánh tương tư” ẩn dụ cho tình yêu của Kiều với Kim,còn “Sóng gió bất kỳ” là hình ảnh ẩn dụ cho những biến động,những sự thay đổi hết sực bất ngờ. Qua 2 câu :Giữa đg..tương tư” và “Sự đâu..bất kỳ” đã bộc lộ nỗi đau đớn, xót xa của Kiều trước tình yêu tan vỡ đột ngột,bất ngờ. Sau khi nhấn mạnh sự đột ngột tan vỡ của tình yêu, Kiều khẳng định mình chỉ biết phó thác, hi vọng, gửi gắm vào em, ngoài Vân ra, Kiều ko bt trông cậy vào ai khác nữa.Vì vậy, Kiều mới nói: “Keo loan..mặc em”. “Keo loan” là điển tích trong văn học, chỉ sự tiếp nối của tình yêu. “Mối tơ thừa” là hình ảnh chỉ mối tình của Kiều và Kim.Tơ tình của mình đứt, lẽ ra Kiều phải tự mình chắp,nhưng vì mình không chắp được nên gọi là tơ thừa song Kiều lại nhờ em chắp giúp,nàng ý thức được rằng Vân nối duyên với Kim Trọng chẳng qua chỉ là nối một “mối tơ thừa”. Kiều thấu hiểu sâu sắc gánh nặng mà mình sắp trao cho em, hiểu sự khó khắn, thiệt thòi mà Vân phải gánh chịu. Đặc biệt, hai chữ “mặc em” chứa đựng tình cảm biết bao hy vọng, tin tưởng,trân trọng của Kiều đối với Vân. Kiều chỉ biết nhờ cậy, hy vọng, phó thác vào em nên Vân rất khó có thể chối từ.Tiếp đó, để buộc em phải nhận lời, Kiều đã nhấn mạnh mối tình thiết tha, sâu nặng, đằm thắm giữa mình với Kim Trọng: “Kể từ khi..đêm chén thề”. Các từ ngữ “Khi ngày,khi đêm” cho thấy tình yêu giữa Kim và Kiều nồng nàn, thủy chung,son sắc trong mọi thời điểm vì vậy không thể không nối duyên.Lí lẽ thứ 4 Kiều đưa ra để thuyết phục Vân là nàng đã nhấn mạnh cuộc lựa chọn lớn của cuộc đời mình.Đây là cuộc lựa chọn đầy bi kịch giữa tình và hiếu: “Hiếu tình...vẹn hai”. Giữa hai chữ “hiếu” và “tình”, Kiều không thể nào chọn cả hai được.Nàng đã quyết định bán mình chuộc cha để làm tròn chữ hiếu. Do đó chữ “tình” ko còn cách nào khác nàng đành phải bỏ mặc cho Vân, trông cậy, gửi gắm hy vọng vào Vân. Trước đó,Kiều đã băn khoăn trăn trở: “Bên tình bên hiếu,bên nào nặng hơn”. Kiều đã gánh vác chữ “hiếu” song chữ “tình” vẫn còn đó.vì vậy, Thúy Vân phải có trách nhiệm thay nàng gánh vác chữ “tình”. Ko những vậy, nàng còn nhấn mạnh đến tuổi xuân của em: “Ngày xuân..còn dài”. Kiều muốn khẳng định Thúy Vân còn trẻ,hạnh phúc vẫn còn ở phía trc vì vậy ko thể hy sinh để đền đáp chữ “hiếu” đc.Tuổi xuân của Vân vẫn còn dài, Kiều muốn em thay mình nối tiếp tình cảm với Kim Trọng.Tiếp đó, nàng đã cực kỳ khéo léo và tinh tế khi lay động ở Vân tình cảm máu mủ ruột thịt:”Xót tình..nước non” Bt rằng em nối duyên với Kim Trọng chỉ là chắp 1 mối tơ thừa, là điểu thiệt thòi,khó khăn đối với em song nàng mong em hãy xót tình máu mủ ruột thịt gánh vác chuyện đó giúp mình. Cuối cùng, để ràng buộc Vân, Kiều đã viện ra cái chết để nói lên sự toại nguyện nếu đc Vân nối duyên: “Chị dù.. thơm lây”.Dù rằng có “thịt nát xg tan”, có ở dưới suối vàng cũng đc yên lòng nếu Vân chịu nối duyên thay mình và thậm chí còn giúp cho nàng đc thơm lây. Những lập luận của Kiều đưa ra rất chặt chẽ, cực kỳ sắc xảo,vừa có tình lại vừa có lý.Tình khiến cho trái tim của Vân bị lay động, còn lý khiến cho lý chí của Vân bị thuyết phục.Có thể nói qua những lời trao duyên trên,nàng Kiều vẫn tỏ ra sắc xảo mặn mà ngay cả những giây phút đau khổ nhất của cuộc đời mình. Những lí lẽ của Kiều đã thuyết phục đc cả trái tim lẫn lý chí của Vân, khiến Vân mặc nhiên phải chấp nhận.Ng.Du đã sử dụng 1 loạt những từ ngữ, hình ảnh biểu cảm, cách nói giản dị, chặt chẽ để Thúy Kiều vừa khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng,vừa thể hiện sự trông cậy,hy vọng, tin tưởng vào em gái mình. Tuy nhiên, trong những lời trao duyên đầy tỉnh táo, sắc xảo của Kiều còn ẩn chứa nỗi đau đớn khôn tả của nàng. Bên cạnh việc ràng buộc Vân vào việc nối duyên, 10 câu thơ sau còn thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên cho em.Lời trao duyên như ẩn giấu cả một nỗi lòng tan nát, bộc lộ một nỗi đau đến xé lòng, lời Kiều khi trao duyên cho em vừa tỉnh táo sáng suốt, vừa ngẹn ngào thổn thức của một mối tình tan vỡ. Khi nói với Vân, nàng gọi tình yêu của mình với Kim Trọng là “mối tơ thừa”, chỉ sự tầm thường,thừa thãi,có lúc nàng lại gọi đó là “lời nước non” hết sức lớn lao,cao cả,trang trọng. Lời Kiều như bộc lộ sự mâu thuẫn đang giằng xé trong lòng mình. Nàng một mặt rất cảm thông cho Vân khi phải nối duyên với Kim Trọng, gánh vác “mối tơ thừa”, mặt khác, nàng lại khẳng định đó là tình yêu chân thành lớn lao, cao cả, là “lời nước non”. Dưới ngòi bút bậc thầy của Ng.Du, 12 câu thơ đầu tuy ngắn những đã cho ng.đọc thấy rõ cảnh ngộ khác thường khi trao duyên, lời ràng buộc sắc xảo, chặt chẽ của Kiều với em và tâm trạng của nàng khi nối duyên em mình với Kim Trọng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan