Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trình bày thông tin ngân sách trên báo cáo tài chính của khu vực công theo chuẩn...

Tài liệu Trình bày thông tin ngân sách trên báo cáo tài chính của khu vực công theo chuẩn mực kiểm toán công quốc tế

.DOCX
13
344
115

Mô tả:

Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS TRÌNH BÀY THÔNG TIN NGÂN SÁCH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KHU VỰC CÔNG THEO CHUẨN MỰC KIỀM TOÁN CÔNG QUỐC TẾ Mục lục: Lời nói đầu.............................................................................................................................. Chương 1: Giới thiệu tổng quan tồ chức phi lợi nhuận và tổng quan về chuẩn mực kế toán công quốc tế................................................................................................................... 1.1. Tổng quan về tổ chức phi lợi nhuận....................................................................... 1.1.1 Tổ chức phi lợi nhuận là gì?................................................................................ 1.1.2 Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên nguyên tắc gì?.......................................... 1.2. Khái niệm và sự cần thiết của của chuẩn mực kế toán công quốc tế..................... 1.2.1 Khái niệm chung về chuẩn mực và chuẩn mực kế toán....................................... .4 1.2.2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán công....................................................... Chương 2: Trình bày thông tin ngân sách trên Báo cáo tài chính của khu vực công theo IPSAS 24..................................................................................................................................... 2.1 Một số vấn đề tổng quan về ngân sách.................................................................... 2.1.1. Ngân sách là gì?................................................................................................... 2.1.2 Ngân sách trong các tổ chức phi lợi nhuận............................................................ 2.2 Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC thuộc khu vực công theo IPSAS 24...... 2.2.1 Trình bày sự so sánh ngân sách và số tiền thực tế................................................. 2.2.2 Trình bày và công bố thông tin.............................................................................. 2.2.3 Mức độ tập hợp...................................................................................................... 2.2.4 Chuyển từ ngân sách gốc sang ngân sách cuối cùng.............................................. 2.2.5 Cơ sở so sánh......................................................................................................... 2.2.6 Thuyết minh công bố cơ sở ngân sách, kỳ và phạm vi.......................................... 2.2.7 Chỉnh hợp số tiền thực tế trên cơ sở so sánh với số thực tế trong BCTC............. 1 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS Chương 3: Thực trạng về công bố thông tin ngân sách trện BCTC khu vực công ở Việt Nam – Một số kiến nghị.......................................................................................................... 10 3.1 Thực trạng về công bố thông tin ngân sách trên báo cáo tài chính ở Việt Nam10 3.2 Một số kiến nghị và giải pháp................................................................................ 10 Phụ lục:..................................................................................................................................... 11 Danh Mục tài liệu tham khảo................................................................................................... 12 LỜI NÓI ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngân sách nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Tất cả các hoạt động của nhà nước bao giờ cũng có nguồn ngân sách tài trợ, đảm bảo nguồn tài chính và ngân sách nhà nước nó gắn liền với vai trò của Nhà nước trong hoạt động kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Ngân sách nhà nước chính là công cụ tài chính để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước – đây được xem là vài trò cơ bản của ngân sách nhà nước, nó gắn liền với chức năng hoạt động của bất kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào; nó cũng là công cụ quản lý nền kinh tế của nhà nước, góp phần cơ cấu nền kinh tế, điều hành nền kinh tế quốc gia tăng trưởng một cách ổn định và bền vững – nó có thể tạo điều kiện và hướng các nguồn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, khu vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế mới cũng như tạo ra được một môi trường kinh doanh, định hướng phát triển sản xuất, ngành gì ? như thề nào? ở đâu? Với công cụ ưu đãi về thuế; nó cũng góp phần điều tiết nền kinh tế bởi “bàn tay vô hình” của Chính phủ để bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát – thông qua điều chỉnh chính sách về nguồn thu chi ngân sách nhà nước. Như vậy, ta thấy được vai trò vô cùng quan trọng của ngân sách nhà nước, và vấn đề trình bày thông tin ngân sách trên báo cáo tài chính của nhà nước cũng như các khu vực công khác như thế nào để người đọc có thể nhận dạng được thông tin về ngân sách cũng như đánh giá được tính hữu hiệu và hiệu quả của Chính phủ cũng như các khu vực công khác. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài “Trình bày thông tin ngân sách trên báo cáo tài chính của khu vực công theo chuẩn mực kế toán công quốc tế” để có thể hiểu được, nhận dạng được và đánh giá được tính hữu hiệu và hiệu quả của khu vực công như thế nào? 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS Hiểu được cách lập, cách đọc và trình bày thông tin ngân sách trên báo cáo tài chính khu vực công theo chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS). 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp qui nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích vấn đề, so sánh, đánh giá và rút ra vấn đề. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Bài viết tập trung vào Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) đặc biệt là IPSAS 24, và các văn bản hướng dẫn về kế toán công ở Việt Nam. Kết cấu của bài viết gồm có 3 chương: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của bài viết bao gồm : Chương 1: Giới thiệu tổng quan tồ chức phi lợi nhuận và tổng quan về chuẩn mực kế toán công quốc tế. Chương 2: Trình bày thông tin ngân sách trên Báo cáo tài chính của khu vực công theo IPSAS 24. Chương 3: Thực trạng về trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công của Việt Nam – Một số kiến nghị giải pháp. 3 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan về tổ chức phi lợi nhuận 1.1.1 Tổ chức phi lợi nhuận là gì? Tổ chức phi lợi nhuận được dùng kèm với một hoạt động của tổ chức nào đó để chỉ ra rằng mục đích của hoạt động hoặc tổ chức đó không phải là để tìm kiếm hoặc thu về lợi ích vật chất. Nghĩa là nó đươc thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là vì lợi ích chung của cộng đồng, thông thường nó ra đời với nhiều mục đích khác nhau, có thể nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị hay xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên, quyền con người, chăm sóc sức khỏe, giáo dục hoặc là tổ chức thuộc nhà nước thì thực hiện cơ bản chức năng vốn có của nhà nước là hoạt động chủ yếu của nhà nước, thể hiện trực tiếp và đầy đủ nhất bản chất, vai trò xã hội, nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu lâu dài của đất nước 1.1.2 Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên nguyên tắc gì? Hoạt động không vì lợi ích vật chất. Hoạt động cũng trên cơ sở các qui phạm pháp luật. 1.2. Khái niệm và sự cần thiết của của chuẩn mực kế toán công quốc tế. 1.2.1 Khái niệm chung về chuẩn mực và chuẩn mực kế toán: 1.2.1.1 Khái niệm chung về chuẩn mực. Chuẩn mực là quy tắc tường minh hoặc hàm ẩn, có thể được hình thành bằng các văn bản pháp luật hoặc chúng cũng có thể được mô tả là các quy tắc mang tính thói quen của hành vi nhằm điều tiết tương tác của chúng ta với người khác. Chuẩn mực là những qui định hay hướng dẫn giúp bạn đo lường cái mà bạn đang thực hiện, đang muốn thực hiện hoặc sẽ thực hiện với tiêu chuẩn của nó. 4 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS Khi nói đến chuẩn mực, ta liên tưởng rất nhiều như: chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực cá nhân, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán,... 1.2.1.2 Khái niệm chuẩn mực kế toán Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính Như vậy, các chuẩn mực kế toán là các văn bản tập hợp các nguyên tắc và phương pháp kế toán ở mức độ tổng quát để định hướng cho các doanh nghiệp trong việc ghi sổ kế toán các giao dịch của doanh nghiệp cũng như trong việc ;ập báo cáo tài chính. Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau : - Mục đích của chuẩn mực - Phạm vi của chuẩn mực - Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực - Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về lập và tŕnh bày báo cáo tài chính 1.2.2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán công: Cũng giống như chuẩn mực kế toán dành cho các tổ chức lợi nhuận, chuẩn mực kế toán công ra đời trên cơ sở nó sẽ là nền tảng cho các tổ chức phi lợi nhuận (gọi chung là khu vực công) làm cơ sở tham chiếu, thống nhất những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, bởi vì mục đích của việc ban hành chuẩn mực kế toán là là để thống nhất hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể là trong một quốc gia, trong một khu vực hay trên toàn cầu). Đối với người sử dụng báo cáo là họ cần hiểu về cái mà họ đang đọc, đang được cung cấp, để một người với một trình độ nhất định, hiểu biết nhất định họ có thể hiểu được và ra quyết định dựa trên thông tin mà họ có để so sánh với cái “quy chuẩn”. Dĩ nhiên, hai báo cáo tài chính của hai công ty không thể đem ra so sánh với nhau được do chúng không được lập trên cùng một cơ sở. Nếu không chuẩn mực kế toán cũng tạo cơ hội cho các công ty được tùy ý trình bày các thông tin có liên quan đến các đối tượng kế toán trên báo cáo tài chính. Công ty có thể giấu diếm, bóp méo các thông tin bất lợi cho ḿnh và chỉ trình bày những thông tin có lợi cho mình. 5 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY THÔNG TIN NGÂN SÁCH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KHU VỰC CÔNG THEO IPSAS 24 2.1 Một số vấn đề tổng quan về ngân sách: 2.1.1. Ngân sách là gì? Tùy theo mục đích nghiên cứu và tìm hiểu thì ngân sách có nhiều cách định nghĩa về ngân sách, một trong những cách định nghĩa phổ biến có thể là: “Một kế hoạch hành động được lượng hóa và được chuẩn bị cho một khoảng thời gian cụ thể”. Ngân sách được đo lường cụ thể bằng những con số cụ thể, thường là tiền nhưng nó cũng gắn liền với kế hoạch về quỹ thời gian, nguồn nhân lực, vật lực hiện có hoặc sẽ có và phải có thời điểm kết thúc để so sánh, đánh giá tình hình thực tế so với ngân sách đã được lập, nếu một dự án, một kế hoạch mở rộng trong tương lai nhưng không có điểm dừng thì đó không phải là ngân sách. Đồng thời ngân sách được lập (dự toán) thì nó phải được lập trước khi thực hiện một dự án, một kỳ hoạt động của tổ chức hoặc dự án nào đó. Nó còn là một kế hoạch hành động, nó vẫn đóng vai trò định hướng cho những người thực hiện và vai trò này rất quan trọng. Tất nhiên, chúng ta phải biết được là chúng ta muốn đạt được điều gì trước khi lập kế hoạch và được gọi là “mục tiêu” và “mục tiêu” này có thể là ngắn, trung hoặc dài hạn. 2.1.2 Ngân sách trong các tổ chức phi lợi nhuận Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Theo luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của 6 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. 2.2 Trình bày thông tin ngân sách trên báo cào tài chính khu vực công theo IPSAS 24 2.2.1 Trình bày sự so sánh ngân sách và số tiền thực tế Đoạn 14 của IPSAS “Tổ chức phi lợi nhuận có trách nhiệm trình bày sự so sánh số tiền ngân sách mà nó được tổ chức các khoản công khai trách nhiệm và thực tế, hoặc như là một tuyên bố riêng tài chính bổ sung hoặc như cột ngân sách bổ sung trong các báo cáo tài chính trình bày phù hợp với IPSASs. So sánh ngân sách và số tiền thực tế được trình bày một cách riêng biệt cho mỗi mức độ giám sát xây dựng pháp luật: (a) Số tiền ngân sách gốc (1) và ngân sách cuối cùng (2). (b) Số thực tế trên cơ sở so sánh; và (c) Bằng cách công bố trên thuyết minh, một lời giải thích về sự khác biệt trọng yếu giữa ngân sách mà tổ chức đã công bố công khai trách nhiệm và thực tế, trừ khi giải thích được bao gồm trong các tài liệu công cộng khác ban hành kết hợp với các báo cáo tài chính, và một tham chiếu chéo với những tài liệu nàyđược thực hiện trong thuyết minh.” Trình bày trong các báo cáo tài chính của các khoản ngân sách gốc và ngân sách cuối cùng và số tiền thực tế trên cơ sở so sánh với ngân sách được thực hiện công bố công khai sẽ hoàn tất chu kỳ trách nhiệm bằng cách cho phép người sử dụng báo cáo tài chính để xác định xem các nguồn tài nguyên thu được và sử dụng theo ngân sách đã được phê duyệt. Sự khác biệt giữa số tiền thực tế và số tiền ngân sách, cho dù ngân sách ban đầu hoặc cuối cùng (thường được gọi là phương sai trong kế toán), cũng có thể được trình bày trong báo cáo tài chính cho đầy đủ. Cần có sự giải thích về sự khác biệt giữa số tiền thực tế đã thực hiện và ngân sách đả dự toán, nói lên được những thay đổi do nguyên nhân gì, xuất phát từ đâu và giúp người đọc báo cáo có thể hiểu rõ hơn, đánh giá thành quả hoạt động, cũng như quản lý như thế nào của Chính phủ, nó cũng yêu cầu công bố một lời giải thích trong những lý do cho những thay đổi giữa ngân sách gốc và ngân sác cuối cùng. 7 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS (1) Ngân sách gốc: là ngân sách được duyệt ban ; đầu cho thời kỳ dự toán ngân sách ; (2) Ngân sách cuối cùng là ngân sách ban đầu, đã được điều chỉnh cho tất cả các dự trù, thay đổi áp dụng cho giai đoạn tài chính . (Theo IPSAS 24) 2.2.2 Trình bày và công bố thông tin Các tổ chức thuộc khu vực công có trách nhiệm trình bày so sánh số tiền ngân sách đã dự toán và số tiền thực tế như cột ngân sách bổ sung trong các báo cáo tài chính đầu chỉ trong trường hợp báo cáo tài chính và ngân sách dự toán được lập trên cơ sở so sánh thực tế. Và khi Khi ngân sách dự toán và báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở so sánh, một công bố riêng biệt sẽ được lập để sánh các khoản ngân sách đã được dự toán và số thực tế được trình bày. Và ngân sách được lập trên cơ sở dồn tích. 2.2.3 Mức độ tập hợp: Thông tin ngân sách phải được lập trên cơ sở chi tiết, mức độ chi tiết hóa càng cao càng tốt, đồng thời yêu cẩu phải công bố tất cả những thông tin có liên quan đến các chính sách kế toán, thay đổi trong các ước tính kế toán và các sai sót. Cần lập báo cáo tài chính hợp nhất các đơn vị bị kiểm soát. Theo IPSAS thì kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị khác nhằm thu lợi ích từ hoạt động của đơn vị đó và đơn vị đó phải có quyền kiểm soát theo qui định của pháp luật hoặc theo những thỏa thuận chính thức. 2.2.4 Chuyển từ ngân sách gốc sang ngân sách cuối cùng Công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính về sự thay đổi giữa ngân sách gốc và ngân sách cuối cùng, hoặc kết hợp với các báo cáo khác để chỉ rõ tham chiếu đến đối tượng cần giải thích thông tin. Những thay đổi xuất phát từ tái phân bổ hoặc thay đổi trong chính sách của chính phủ để điều tiết nền kinh tế,... cần phải công bố rõ ràng. 2.2.5 Cơ sở so sánh Tất cả các số dự toán hay số thực tế phát sinh phải được lập trên cơ sở có thể so sánh được, dự thu, dự chi, tiền mặt hoặc sơ sở khác. 8 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS Các đối tượng kế toán khác nhau có thể thông qua cơ sở kế toán khác nhau trong việc lập báo cáo tài chính của họ và trình bày ngân sách đã được duyệt. Ví dụ, một chính phủ có thể thông qua các cơ sở dồn tích báo cáo tài chính và cơ sở tiền mặt cho ngân sách của mình. Trong một số trường hợp ngân sách có thể được lập trên cơ sở tiền mặt hoặc dồn tích phù hợp với một hệ thống báo cáo thống kê bao gồm các tổ chức với các hoạt động khác bao gồm trong báo cáo tài chính. (Đoạn 35 IPSAS 24). Thêm vào đó là báo cáo tài chính cũng sẽ được lập riêng cho mỗi cấp chính quyền. 2.2.6 Thuyết minh công bố cơ sở ngân sách, kỳ và phạm vi Các tổ chức khu vực công phải có sự giải thích trong các thuyết minh báo cáo tài chính cơ sở ngân sách và cơ sở phân loại được thông qua trong ngân sách đã được phê duyệt. Thông tin về cơ sở lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán quan trọng được thông qua. Công bố cơ sở ngân sách và cơ sở phân loại áp dụng cho việc lập và trình bày ngân sách đã được phê duyệt sẽ hỗ trợ người sử dụng để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa ngân sách và thông tin kế toán trình bày trong báo cáo tài chính. Đồng thời phải nêu rõ kỳ ngân sách đã được duyệt. 2.2.7 Chỉnh hợp số tiền thực tế trên cơ sở so sánh và số thực tế trong báo cáo tài chính Nhằm để xác định nguyên nhân chính của sự khác biệt giữa số tiền trên một cơ sở ngân sách thực tế và đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính trên cơ sở khác biệt, xảy ra khi ngân sách đã được phê duyệt được chuẩn bị trên một cơ sở khác ngoài cơ sở kế toán. Ví dụ, nếu ngân sách được lập trên cơ sở tiền mặt hoặc sửa đổi cơ sở tiền mặt và báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích; sự khác biệt về thời gian, xảy ra khi giai đoạn tài chính khác với kỳ báo cáo phản ánh trong báo cáo tài chính. 9 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN NGÂN SÁCH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 3.1 Thực trạng về công bố thông tin ngân sách trên báo cáo tài chính ở Việt Nam: Tính đến nay (tháng 11 năm 2012) Việt nam chưa ban hành chuẩn mực Kế toán công, chỉ có luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn đi kèm cùng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Việt Nam (được xây dựng dưa trên cơ sở luật ngân sách nhà nước) để hướng dẫn kế toán thuộc các tổ chức công. Thep IPSAS thì phải lập 4 báo cáo tài chính (BCTC) thuộc khu vực công: Bảng cân đối kế toán để phản ánh tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động để phản ánh quá trình hoạt động và xác định thặng dư hoặc thâm hụt của đơn vị trong kỳ kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Còn ở Việt Nam phải lập 6 báo cáo: bảng cân đối tài khoản; báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; báo cáo thu chi sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh; trong khi đó lại không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cơ sở kế toán áp dụng cũng khác nhau: Theo IPSAS thì các khoản thu chi phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị phản ánh trên cơ sở dồn tích còn theo qui định của Chế độ kế toán HCSN của Việt Nam thì toàn bộ quá trình tiếp nhận và sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản thu, chi của hoạt động sự nghiệp được phản ánh trên cơ sở tiền mặt còn các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất kinh doanh được phản ảnh trên cơ sở dồn tích. 3.2 Một số kiến nghị và giải pháp Việt Nam cần sớm ban hành chuẩn mực kế toán thuộc khu vực công trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế, nghiên cứu và thảo luận để có thề ban hành chuẩn mực phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Đó cũng chính là cơ sở, khuôn mẫu cho các tổ chức công thực hiện và công khai tính minh bạch của báo cáo tài chình, cũng là cơ sở tham chiếu cho cán bộ cơ quan thuộc tổ chức thanh tra, kiểm tra. Áp dụng hệ thống phân bổ ngân sách dựa trên kết quả. 10 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS Thường xuyên giám sát, thanh tra đánh giá kết quả . Tài liệu tham khảo 1. Chuẩn mực kế toán công quốc tế 2. Luật ngân sách nhà nước Việt Nam 3 Chế độ kế toán cho đơn vị hành chính sự nghiệp 11 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS Phụ lục: Báo Cáo So sánh Số dự toán và số thực tế (ngân sách trên Cơ sở tiền mặt) và được phân loại thanh toán theo chức năng Số ngân sách (đơn vị tính) KHOẢN THU Thuế Thỏa thuận hổ trợ Cơ quan quốc tế Tài trợ và viện trợ Tiền thu: Nợ vay Thu tiền: thanh lý nhà xường, trang thiết bị Những khoản thu khác Tồng cộng khoản thu KHOẢN CHI Sức khỏe Giáo dục An sinh công cộng Bảo vệ xã hội Quốc phòng Nhà ở và tiện nghi công cộng Giải trí, văn hóa, tôn giáo Hội chợ kinh tế Chi khác Tồng cộng khoản chi THU/CHI THUẨN Gốc Cuối cùng Số thực tế trên cơ sở có thề so sánh được *Chênh lệch ngân sách gốc và số thực tế X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) (X) X X X X *Cột chênh lệch có thể không cần. Tuy nhiên, một sự so sánh giữa số thực tế và số dự toán gốc, số dự toán cuối cùng cũng nên được trình bày. 12 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh Trình bày thông tin ngân sách trên BCTC khu vực công theo IPSAS 13 GVHD: Ths NCS Phạm Quang Huy SVTH: Phan Thị Kiều Oanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng