Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trình bày lợi thế so sánh học thuyết của david ricardo...

Tài liệu Trình bày lợi thế so sánh học thuyết của david ricardo

.DOCX
11
35
67

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN “KINH TẾ QUỐC TẾ 1” Đề tài: Trình bày lợi thế so sánh- học thuyết của David Ricardo Giảng viên hướng dẫn: Phan Thị Thu Giang Lớp HP: Thực hiện: HÀ NỘI – 2020 THƯƠNG MẠI TRÊN CƠ SỞ LỢI THẾ SO SÁNH- HỌC THUYẾT CỦA DAVID RICARDO I....................................................................................................................Quy luật về lợi thế so sánh Lợi thế so sánh được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau về mặt lí thuyết do nhận thức và quá trình chứng minh khác nhau. Để phát hiện ra quy luật lợi thế so sánh, có nhiều nghiên cứu khác nhau và tư tưởng khởi đầu là lợi thế tuyệt đối của A.Smith (1776) dựa trên sự ủng hộ xu hướng tự do hóa thương mại. Theo lí thuyết về quy luật lợi thế tuyệt đối, các quốc gia chỉ có lợi trong thương mại quốc tế nếu có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất sản phẩm. Vậy nếu có giao thương giữa một cường quốc và một quốc gia kém phát triển hơn thì quốc gia kém phát triển này có lợi gì hay không? Lý thuyết lợi thế tuyệt đối không giải thích được điều này. Với lý thuyết “lợi thế so sánh” của David Ricardo đã trả lời được câu hỏi trên. Năm 1817, Ricardo xuất bản cuốn sách “Những nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế”, trong đó ông đã trình bày quy luật về lợi thế so sánh. Quy luật lợi thế so sánh là quy luật cơ bản của thương mại quốc tế, mang tính khách quan, ổn định, lâu dài. Các giao dịch mang bản chất thương mại diễn ra trên phạm vi quốc tế đều tuân theo quy luật này. Nó được vận dụng để xác định những mặt hàng được đưa ra trao đổi và các khoản lợi ích thu được trên cơ sở hao phí lao động tương đối sử dụng trong sản xuất. Theo đó, thậm chí một quốc gia sản xuất cả hai hàng hóa đều kém hiệu quả hơn quốc gia kí vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại. Quốc gia đó sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu hàng hóa kém lợi thế ít hơn, nhập khẩu hàng hóa kém lợi thế nhiều hơn. II....................................................................................................................Minh họa về quy luật lợi thế so sánh Ricardo phân tích quy luật lợi thế so sánh trên cơ sở các giả thiết đơn giản sau: (1) Thế giới chỉ có hai quốc gia và sản xuất hai mặt hàng (mô hình 2*2). (2) Thương mại là hoàn toàn tự do. (3) Chi phí vận chuyển bằng không. (4) Lợi ích kinh tế theo quy mô là không đổi. (5) Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và chỉ được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước. (6) Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên các thị trường. (7) Công nghệ sản xuất ở các quốc gia là như nhau và không thay đổi. Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. Quy luật này có thể làm sáng tỏ bằng cách xem xét trên bảng 1. Bảng 1. Ví dụ minh hoạ lợi thế so sánh của 2 quốc gia Sản xuất US UK Lúa mỳ (dạ/giờ lao động) 6 1 Vải (thước/ giờ lao động) 4 2 Lợi thế so sánh Trong trường hợp này, nước Anh không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại hàng hoá là lúa mỳ và vải so với Mỹ. Tuy nhiên, vì lao động ở nước Anh có năng suất lao động trong việc sản xuất vải bằng 1/2 của Mỹ và có năng suất trong việc sản xuất lúa mì bằng 1/6 của Mỹ. Do đó, nước Anh có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải. Ngược lại, dù nước Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong cả hai loại hàng hoá là vải và lúa mì nhưng vì lợi thế tuyệt đối trong sản xuất lúa mì của Mỹ (6:1) lớn hơn lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải (4:2) nên Mỹ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì. Tóm lại, nước Mỹ có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì. Nước Anh tuy không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm nào, nhưng vẫn có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải. Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ có lợi từ thương mại quốc tế nếu nước Mỹ chuyên môn hóa sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần để đổi lấy vải được sản xuất tại Anh (cùng lúc đó, nước Anh sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu vải). Lưu ý rằng, mô hình chỉ có hai quốc gia, hai hàng hóa, nếu một quốc gia có lợi thế so sánh trong hàng hóa này thì quốc gia còn lại sẽ có lợi thế so sánh trong hàng hóa thứ hai. Để làm rõ hơn về quy luật lợi thế so sánh, ta sẽ xét thặng dư thương mại mà mỗi nước Mỹ với Anh thu được thông qua trao đổi. VỚiu các giả thiết là tỉ lệ trao đổi thực hiện bởi Mỹ với Anh và thặng dư từ chuyên môn hóa trong sản xuất và thương mại được đo lường theo lượng vải. Bảng 2. Thặng dư thương mại Tỉ lệ trao đổi (dạ lúa mỳ- Thặng dư thương mại Có/không xảy ra trao US (thước vải) UK (thước vải) đổi thương mại 6-2 -2 +10 Không 6-4 0 +8 Không 6-6 +2 +6 Có 6-8 +4 +4 Có 6 - 10 +6 +2 Có 6 - 12 +8 0 Không 6 - 14 +10 -2 Không thước vải) Theo bảng số liệu trên, chúng ta cần hiểu rằng Mỹ sẽ bàng quan với việc tham gia thương mại quốc tế nếu nó chỉ trao đổi được 6 dạ lúa mỳ lấy 4 thước vải. Lý do là Mỹ có thể sản xuất chính xác 4 thước vải bằng cách không sản xuất 6 dạ lúa mỳ và tất nhiên Mỹ cũng sẽ không tham gia thương mại quốc tế nếu nó trao đổi 6 dạ lúa mỳ được ít hơn 4 thước vải. Tương tự, nước Anh sẽ không cải thiện được mức sống khi tham gia thương mại quốc tế nếu nó trao đổi nhiều hơn hoặc bằng 12 thước vải để lấy 6 dạ lúa mỳ. Để cho thấy cả hai quốc gia đều có lợi từ thương mại quốc tế, có thể giả sử rằng Mỹ có thể đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 6 thước vải của Anh. Nước Mỹ sẽ có lợi 2 thước vải (tương đương 1/2h lao động) vì một giờ lao động tại Mỹ chỉ sản xuất được 4 thước vải. Để thấy được việc nước Anh cũng có lợi từ thương mại, chúng ta thấy rằng với 6 dạ lúa mỳ mà Anh nhận được từ việc trao đổi với Mỹ, Anh sẽ cần phải bỏ ra 6h lao động để sản xuất ra nó. Nước Anh sẽ dùng 6h này để sản xuất 12 thước vải vì mỗi giờ lao động sản xuất được 2 thước vải. Chính vì vậy, nước Anh sẽ có lợi 6 thước vải hay tiết kiệm được 3h lao động. Đây không phải là tỉ lệ duy nhất có thặng dư thương mại,Mỹ có thể lấy 6 dạ lúa mỳ đổi lấy số lượng nào đó miễn lớn hơn 4 thước vải, còn Anh có thể trao đổi một lượng vải nào đó miễn là ít hơn 12 thước. Vì vậy khung trao đổi giữa hai quốc gia này là: 4 thước vải < 6 dạ lúa mỳ <12 thước vải Chênh lệch giữa 12 và 4 thước vải là tổng thặng dư thương mại mà hai nước thu được. Qua đó, ta thấy càng gần tỉ lệ 4 thước vải bằng 6 dạ lúa mỳ, Anh càng thu được thặng dư lớn từ thương mại, Mỹ được ít. Ngược lại, càng gần tỉ lệ 12 thước vải bằng 6 dạ lúa mỳ, Mỹ càng thu được thặng dư lớn từ thương mại, Anh được ít. Một lần nữa, việc nước Anh có lợi hơn Mỹ khi tham gia vào thương mại quốc tế không phải là điều không quan trọng. Điều quan trọng là cả hai quốc gia đều có lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế, cho dù một quốc gia (trong trường hợp này là nước Anh) gặp bất lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai loại hàng hoá. Trường hợp ngoại lệ của lợi thế so sánh Nhưng có một trường hợp ngoại lệ (không phổ biến) đối với quy luật về lợi thế so sánh xảy ra khi bất lợi thế tuyệt đối của một quốc gia là như nhau trong cả hai loại hàng hóa. Ví dụ, nếu một giờ lao động sản xuất được 3 dạ lúa mỳ tại Anh, hao phí lao động tại Anh sẽ gấp đôi trong cả hai loại hàng hóa so với Mỹ. Khi đó, cả hai nước đều không có lợi thế so sánh nên sẽ không diễn ra thương mại quốc tế, dẫn đến không thu được thặng dư thương mại. Lí do là Mỹ chỉ trao đổi khi bỏ ra 6 dạ lúa mỳ để lấy hơn 4 thước vải, nhưng Anh chỉ trao đổi khi có thể bỏ rs ít hơn 4 thước vải để nhận được 6 dạ lúa mỳ vì tại Anh giờ đây hai giờ lao động có thể sản xuất 6 dạ lúa mỳ. Vì vậy cần thiết thay đổi nhỏ tình tiết của quy luật về lợi thế so sánh, được phát biểu như sau: Thậm chí một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia kia trong sản xuất cả hai loại hàng hóa, vẫn có thể thu được thặng dư thương mại trừ khi bất lợi thế tuyệt đối cùng một tỉ lệ trong sản xuất cả hai loại hàng hóa. Một vấn đề khác, các cản trở thườn mại tự nhiên như chi phí vận tải có thể loại trừ khả năng thương mại mặc dù có lợi thế so sánh giữa hai nước. Vì vậy, chúng ta giả thiết rằng không tồn tại các cản trở thương mại tự nhiên. Thương mại tự do giữa các nước. Lợi thế so sánh tĩnh và động của Việt Nam Lợi thế so sánh tĩnh (static comparative advantage) là lợi thế hiện tại, có ngành đã phát huy được, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, nhưng cũng có ngành chưa phát huy được do môi trường hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Lợi thế so sánh động (dynamic comparative advantage) là lợi thế tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai gần hay xa khi các điều kiện về công nghệ, về nguồn nhân lực và khả năng tích luỹ tư bản cho phép. Nếu có chính sách tích cực theo hướng tạo ra nhanh các điều kiện đó sẽ làm cho lợi thế so sánh động sớm chuyển thành sức cạnh tranh hiện thực. Hiện nay Việt Nam đang có lợi thế so sánh tĩnh trong các ngành: may mặc, giày dép, nông thủy sản, ... Đây chủ yếu là các ngành dựa vào lao động giản đơn, nguyên liệu thô sơ, còn các giai đoạn cao hơn đa số phụ thuộc nước ngoài. Các ngành này đã và đang có sức cạnh tranh trên thị trường quố tế. Các ngành mà Việt Nam có thể có lợi thế so sánh động là: xe máy, xe hơi, đồ gia dụng, linh kiện điện tử, ... Đây đều là những ngành cần lao động trình độ và kĩ năng cao, sử dụng công nghệ hiện đại. Trên thế giới đang có nhu cầu cao về ngành này và Việt Nam cũng có những điều kiện cơ bản để có thể dần tiếp cận và biến các nguồn lực tiềm năng thành hiện thực. Dưới đây là bảng lợi thế so sánh của Việt Nam, Ma-lay-si-a và Phi-lippin, trong đó RCA là chỉ số đo lường lợi thế so sánh. 0< RCA ≤1 : Không có lợithế so sánh 1< RCA ≤ 2 : Lợi thế so sánh thấp 2< RCA ≤ 4 : Lợi thế so sánh trungbình RCA ≥ 4 : Lợi thế so sánh cao Bảng 3. Lợi thế so sánh của Việt Nam , Ma-lay-si-a và Phi-lip-pin Hàng hóa RCA 1991 RCA 2005 Việt Ma-lay- Phi-lip- Việt Ma-lay- Phi-lip- Nam si-a pin Nam si-a pin 0.5 1.8 3.6 0.4 0.7 0.1 0.8 0.6 0.4 0.6 2.7 1.5 1.1 0.8 0.5 1.7 0.3 2.2 1.1 0.2 16.2 8.7 0.1 11.8 4.3 Thực phẩm và động 4.3 vật sống Nước giải khát và 0.1 thuốc lá Vật liệu thô không bao 4.7 gồm nhiên liệu Nhiên liệu khoáng 3.4 chất Động vật, dầu thực 0.2 vật, chất béo Hóa chất 0.03 0.2 0.4 0.1 0.5 0.1 Hàng hóa sản xuất 0.3 0.5 0.6 0.5 0.5 0.3 Máy móc, thiết bị vận 0.1 1.0 0.8 0.3 1.4 1.9 1.1 2.4 2.9 0.7 1.1 chuyển Hàng hóa khác 0.8 Nguồn: Tính toán của Lê Quốc Phương từ dữ liệu IEDB và USND trong bài nghiên cứu Evaluating Vietnam’s Changing Comparative Advantage Patterns (2010) III....................................................................................................................Lợi thế so sánh với sự tham gia của tiền tệ Giả sử tiền công tại Mỹ là 6$/giờ lao động, 1h lao động sản xuất được 6 dạ lúa mỳ nên giá lúa mỳ tại Mỹ là 1dạ=1$, 1 giờ lao động sản xuất được 4 thước vải nên giá vải tại Mỹ là 1 thước=1,5$. Giả sử đồng thời gian tiền công tại Anh là 1£ (bảng Anh), 1h lao động sản xuất được 1 dạ lúa mỳ nên giá lúa mỳ tại Anh là 1 dạ=1£, 1 giờ lao động sản xuất được 2 thước vải nên giá vải tại Anh là 1 thước= 0,5£.  Nếu tỷ lệ trao đổi giữa đồng dollar và đồng bảng là 1£=2$, khi đó 1 dạ lúa mỳ = 1£=2$, và 1 thước vải = 0,5£=1$ Xét giá cả của lúa mỳ và vải của 2 nước theo đồng dollar với tỷ lệ 1£=2$ Bảng 4. Ví dụ minh họa lợi thế so sánh với sự tham gia của tiền tệ US UK Giá 1 dạ lúa mỳ 1.00$ 2.00$ Giá 1 thước vải 1.50$ 1.00$ Trong bảng bên có thể thấy giá cả lúa mỳ (hàng hóa mà Mỹ có lợi thế so sánh) tính theo đồng dollar tại Mỹ thấp hơn so với Anh, giá cả vải (hàng hoá mà Anh có lợi thế so sánh) tính theo đồng dollar tại Anh thấp hơn so với Mỹ. Tình huống sẽ tương tự nếu giá cả được tính theo đồng bảng Anh. Nếu giá cả lúa mỳ tính theo đồng dollar thấp hơn tại Mỹ, các thương gia sẽ mua lúa mỳ tại Mỹ đưa sang bán tại Anh, đồng thời họ có thể mua vải ở Anh với giá thấp hơn đưa sang bán tại Mỹ. Trường hợp này luôn đúng khi tỷ lệ tiền công tại Anh giữa 1/6 và 1/2 so với tỷ lệ tiền công tại Mỹ.  Nếu tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng và đồng dollar là 1£=1$ (khi đó tỷ lệ tiền công của Anh so với Mỹ đúng bằng 1/6), giá cả của lúa mỳ tính theo đồng dollar tại Anh là 1 dạ = 1£ = 1$, bằng giá lúa mỳ tại Mỹ, Mỹ sẽ không xuất khẩu lúa mỳ sang Anh tại tỷ giá này. Đồng thời giá vải là 1 thước= 0.5£= 0.5$ tại Anh, Anh sẽ xuất khẩu nhiều vải hơn trước đó sang Mỹ. Thương mại mất cân bằng và tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng và đồng dollar sẽ tăng.  Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái là 1£= 3$ (khi đó tỷ lệ tiền công tại Anh đúng bằng 1/2 so với Mỹ) giá cả vải theo đồng dollar tại Anh là 1 thước vải = 0.5£= 1.5$. (bằng giá vải tại Mỹ). Anh sẽ không xuất khẩu vải. Thương mại mất cân bằng, thặng dư cho Mỹ làm cho tỷ giá hối đoái giảm, tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia sẽ được điều chỉnh ở mức cân bằng thương mại của hai quốc gia. Như vậy, lập luận này cho thấy rằng, Mỹ cần bảo hộ tiền công và tiêu chuẩn sống cao của công nhân của họ chống lại tiền công thấp tại Anh là không đúng. Tương tự như vậy, sẽ sai lầm nếu cho rằng lao động của Anh cần được bảo hộ chống lại lao động hiệu suất cao tại Mỹ. Từ đó ta có thể rút ra một số kết luận sau: + Thị trường hàng hóa và tiền tệ có mối liên hệ trực tiếp với nhau. + Tỉ giá hối đoái có thể được tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu và ngược lại. + Nhờ hoạt động xuất nhập khảu hàng hóa giữa các quốc gia mà tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền luôn có xu hướng được duy trì quanh mức cân bằng. IV. Nhận xét về quy luật lợi thế so sánh 1. Ưu điểm + Lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học mặc dù còn những hạn chế. Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó. + Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự. + Nó cũng được áp dụng cho cả cá nhân con người, và quy luật này cũng quyết định lợi thế cạnh tranh. 2. Nhược điểm + Giả định rằng các nhân tố sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo sẽ nảy sinh hạn chế nếu trên thực tế không được như vậy. + Không dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp, khi đó sẽ có 1 lượng thất nghiệp. Nền kinh tế sẽ không toàn dụng nhân công làm cho sản lượng giảm sút. + Thực tế, thương mại không hoàn toàn tự do vì có các rào cản thương mại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng