Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Triết lý chính trị hồ chí minh...

Tài liệu Triết lý chính trị hồ chí minh

.PDF
180
224
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (\V 0HOGMM j / BÁO CÁO TỒNG HỢP ĐÈ TÀI KH&CN CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA (NHÓM B) Tên đề tài: TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH Mã số đề tài: QG.13.17 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Quốc Khánh ĐAI HỌC GUỐC GIA HA NÔI TRUNG TAM THÔNG TIN THƯ VIÊN — S£ũ£DOCCJJA Hà Nội, 2015 TÁC GIẢ Chủ trì PGS.TS. Lại Quốc Khánh Thư ký ThS. Phan Duy Anh MỤC LỤC MỞ Đ Ầ U ........................................................................................................................................2 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 2 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài...................................................... 4 3. Đối tưọng và phạm vi nghiên cứ u...........................................................................7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứ u ..........................................................................8 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................................9 6. Đóng góp về khoa học của Đề tài...........................................................................10 7. Kết cấu của báo cáo kết quả nghiên cứ u .............................................................10 Chương 1. TRIÉT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN C H U N G ....................................................................................................................11 11. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN c ứ u TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ Hồ CHÍ MINH.. 11 1.1.1. Triết lý và triết h ọc.............................................................................................11 1.1.2. Khái niệm Triết lý chính trị Hồ Chí M inh................................................... 17 1.1.3. Triết học chính trị - khung khổ lý thuyết nghiên cửu triết lý chính trị íồ Chí M inh................................................................................................................................21 12. C ơ SỜ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ HỔ CHÍ M INH...............................41 1.2.1. Cơ sở lý luận hình thành triết lý chính trị Hồ Chí M inh.......................... 41 1.2.2. Cơ sở thực tiễn hình thành triết lý chính trị Hồ Chí M inh......................71 Ciương 2. NHỮNG NỘI DƯNG c ơ BẢN CỦA TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ t ò CHÍ M INH ........................................................................................................................... 86 2.. TRIẾT LÝ VÈ MỤC TIÊU VÀ GIÁ TRỊ CHÍNH T R Ị................................................ 86 2.1.1. Công lý và hòa bình - môi trường để con ngưòi tồn tạ i............................. 88 2.1.2. Tự do và độc lập - từ thân phận nô lệ thành con người................................92 2.1.3. Dân chủ và hạnh phúc - từ con người thành CON NGƯỜI thực sự ....94 2.; TRIẾT LÝ VỀ QUÁ TRÌNH CHÍNH TRỊ..................................................................... 97 2.2 TRIẾT LÝ VỀ CHỦ THÊ CHÍNH TRỊ......................................................................... 111 2.4 TRIẾT LÝ VÈ THỂ CHẾ CHÍNH T R Ị.........................................................................117 Chương 3. VẬN DỤNG TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY.......130 3.1. S ự CẦN THIẾT TIẾP TỤC VẬN DỤNG TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH.........................................................................................................................130 3.1.1. Quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra.................131 3.1.2. Tình hình thế giói trong kỷ nguyên toàn cầu hóa - những vấn đề đặt ra..............................................................................................................................................142 3.1.3. Điều kiện vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí M inh....................................145 3.2. GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỒI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM THEO TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ H ồ CHÍ M INH........................................................................................... 148 3.2.1. Những quan điểm chỉ đạo vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí Minh trong thực tiễn đòi sống chính trị Việt Nam hiện n a y ...................................................... 149 3.2.2. Những giải pháp vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống chính trị Việt Nam hiện nay...................................................................152 KẾT L U Ậ N ..................................................................................................................................168 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ....................................................................................................... 170 M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, đời sống chính trị thế giới đã có những biến đổi phức tạp, khó lường. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tuy hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhung chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, bất ổn chính trị - xã hội, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, diễn biến phức tạp, thách thức nhiều nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị chính trị vốn đã được định hình, ổn định và được đề cao trong một thời gian dài. Nhu cầu đối với một triết lý chính trị sáng suốt, đáng tin cậy, giúp lý giải, đánh giá chính xác diễn biến của đời sống chính trị thế giới, định hướng suy nghĩ, hành động của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh hon bao giờ hết. Triết lý chính trị Hồ Chí Minh hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu đó và vì thế, việc đẩy mạnh nghiên cứu và vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn có ý nghĩa chính trị cấp bách. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những bước đối mới quan trọng trong tư duy chính trị, và chắc chắn rằng, để theo kịp những đòi hòi của thực tiễn bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, công cuộc đổi mới tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ còn được tiến hành mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam cần được tiến hành trên cơ sở đảm bảo những nguyên tắc nền tảng, và một trong những nền tảng quan trọng ấy là Học thuyết Hồ Chí Minh, trong đó, đóng vai trò nền tảng, chính là triết lý chính trị Hồ Chí Minh. Nghiên cứu làm rõ triết lý chính trị Hồ Chí Minh, vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần cưng cấp cơ sở khoa học cho công cuộc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực thực hành chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là một nhiệm vụ cần kíp. Những thành quả nghiên cứu trong và ngoài nước về Hồ Chí Minh cho thấy, toàn bộ hệ thống tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh cũng như thực tiễn chính trị của Người được xây dựng và triển khai trên một nền tảng triết học vững chắc. Đó là triết lý chính trị Hồ Chí Minh. Những thành quả nghiên cứu về Hồ Chí Minh học mà chúng ta tích lũy được qua nhiều năm qua đã gợi mở và cho phép đi sâu nghiên cứu, làm rõ triết lý chính trị Hồ Chí Minh, đồng thời, việc nghiên cứu triết lý chính trị Hồ Chí Minh sẽ quay trở lại góp phần giúp chúng nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn tư tưởng và sự nghiệp chính trị của Người, góp phần gợi mở những vấn đề, những hướng nghiên cứu mới cho chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Mặt khác, việc vận dụng lý thuyết triết học chính trị hiện đại để nghiên cứu trường họp triết lý chính trị Hồ Chí Minh cũng là một công việc cần thiết nhằm phát triển bộ môn triết học chính trị, triết lý chính trị Hồ Chí Minh - bộ môn rất quan trọng, nhưng còn khá mới, trong cơ cấu nghiên cứu, đào tạo Chính trị học ở Việt Nam. Tất nhiên, không phải đến bây giờ vấn đề nghiên cứu và vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí Minh mới được đặt ra. Trong thực tế nghiên cứu Hồ Chí Minh, đã có những nghiên cứu tiên phong về phương pháp luận và phương pháp Hồ Chí Minh, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, tư duy triết học Hồ Chí Minh, triết lý Hồ Chí Minh, V .V .. Mặc dù những kết quả nghiên cứu đã đạt được chứa đựng nhiều giá trị, song chưa có công trình nào triển khai theo hướng vận dụng lý thuyết triết học chính trị hiện đại để đi sâu nghiên cứu triêt lý chính trị Hồ Chí Minh, tập trung làm rõ trong tính chỉnh thể mục tiêu, những nguyên lý chung nhẩt, những quan điêm trụ cột và những phạm trù/khái niệm căn bản của triết lý chính trị Hồ Chí Minh, những tính chất chủ yếu của triết lý chính trị đó, và vận dụng triết lý chính trị đó để nhận diện và giải quyết những vấn đề lớn đang đặt ra trong thực tiễn đời sống chính trị Việt Nam hiện nay như cách đặt vấn đề của đề tài này. 3 Tóm lại, đẩy mạnh nghiên cứu và vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí Minh trên cơ sở vận dụng lý thuyết triết học chính trị hiện đại là một hướng nghiên cứu mới, có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, hứa hẹn có những đóng góp mới cả về khoa học và chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có Hên quan đến đề tài 2.1. Ở nước ngoài Cho đến nay, chưa có công trình nào được công bố ở Việt Nam và trên thế giới trình bày trực diện và hệ thống triết lý chính trị Hồ Chí Minh. Các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu khá phong phú và có thể được phân thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là những công trình nghiên cứu về triết lý/triết học chính trị. Đây là những công trình cần được tham khảo trong xây dựng khung lý thuyết phục vụ nghiên cứu của đề tài. Có thể thấy rằng, bản thân triết lỷ/trỉết học chính trị đã có một lịch sử rất lâu đòi. Các nhà tư tưởng chính trị, các nhà hoạt động chính trị tiêu biểu trong lịch sử nhân loại đều ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp xây dựng hệ thống tư tưởng chính trị và sự nghiệp thực tiễn chính trị của họ trên một nền tảng triết lý/triết học chính trị. Nói cách khác, triết lý/triết học chính trị đã là một bộ phận cấu thành quan trọng của các tư tưởng và thực tiễn chính trị tiêu biểu trên thế giới từ c ổ đến Kim, từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, những nghiên cứu về triết lý/triết học chính trị với tư cách là nghiên cứu chuyên ngành-liên ngành triết học-chính trị thì mới xuất hiện chưa lâu, từ đầu thế kỷ XX đến nay, và nhất là từ những năm 70 của thế kỷ XX. Mặc dù là một chuyên ngành trẻ, song khoa học về triết học chính trị đã xây dựng được khung lý thuyết của riêng mình, mà trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi sẽ lựa chọn và vận dungkhung thuyết của khoa học về triết học chính trị hiện đại để nghiên cứu lý triết lý chính trị Hồ Chí Minh - một hướng tiếp cận và nghiên cứu mà theo quan điểm của chúng tôi là còn khá mới ở Việt Nam. 4 Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Giai đoạn 1970 - 1980: Đây là thời kỳ những tình cảm lớn và đạo đức, tác phong của Hồ Chí Minh được các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta nêu cao đế nhân dân học tập. Ngoài các công trình nghiên cứu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, V .V ., nhân dịp kỷ niệm ngày sinh, ngày mất hoặc những ngày lễ lớn của dân tộc có nhiều bài nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Đáng kể nhất trong giai đoạn này là Hội nghị khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Người (1890 - 1980) do Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh và Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức. Nhìn chung, những nghiên cứu trong giai đoạn này chưa nhiều, chưa có hệ thống và nhất là chưa có nhiều công trình phản ánh đúng với tầm vóc nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh. Giai đoạn 1980 - 1990: Đây là thời kỳ việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh đạt được những thành tựu to lớn cả ở trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện cho việc UNESCO ra Nghị quyết công nhận danh hiện Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh. Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu khá công phu và toàn diện về Hồ Chí Minh đã được công bố. Trong nước, đang chú ý nhất trong giai đoạn này là một Hội thảo quốc tế có tầm cỡ về Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn đã được tổ chức trọng thể trong hai ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1990 tại Hà Nội với 70 đại biểu quốc tế thuộc 34 nước và hơn 1000 đại biểu người Việt Nam. Hội nghị đã có sự đánh giá rất cao về con người, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng và chủ nghĩa nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tầm vóc, giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí 'Minh đã được không chỉ các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động chính trị trong nước mà còn trên thế giới thừa nhận với những đánh giá rất sâu sắc, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi đi sâu nghiên cứu, tổng kết. Giai đoạn 1990 đến nay: tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng và nhân dân ta cũng đã chính thức ghi nhận vị trí, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Tiếp đó, đã có một chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (KX.02) bao gồm 13 đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng của Hồ Chí Minh một cách có hệ thống và toàn diện. Sau khi chương trình nghiên cứu nói trên kết thúc thành công, tạo bước chuyển rất căn bản trong nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng và Nhà nước ta đã tiếp tục đẩy việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh lên một bước mới, theo một hướng mới, nghĩa là nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu các vấn đề cơ bản khác của khoa học xã hội và nhân văn. Cùng với sự ra đời của Biên niên Tiểu sử Hồ Chí Minh và xuất bản lần thứ 2 Hồ Chí Minh toàn tập vói nhiều tư liệu quý mới được bổ sung (năm 2011, Hồ Chí Minh toàn tập đã được xuất bản lần thứ 3, bổ sung thêm khoảng 800 tư liệu mới), những thành quả và những vấn đề mà việc nghiên cứu Hồ Chí Minh nói chung, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng giai đoạn 1990 đến nay đã mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong số lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh, hầu như chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu triết lý chính trị Hồ Chí Minh, đặc biệt là từ góc tiếp cận như đề tài đã đề xuất, mặc dù trong những năm gần đây, chủ đề tư tưởng triết học, tư duy triết học, phương pháp triết học, triết lý, V .V ., của Hồ Chí Minh đã ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã có những công trình nghiên cứu được xuất bản. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đoi tượng Triết lý chính trị Hồ Chí Minh đóng vai trò nền tảng thế giới quan, phương pháp luận, giá trị luận cho toàn bộ hệ thông tư tưởng chính trị Hô Chí Minh, thê hiện trong các tác phẩm và trong thực tiễn chính trị của Hồ Chí Minh. 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Cấu trúc và nội dung triết lý chính trị Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trong toàn bộ cuộc đời hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh. - Tư liệu chủ yếu phục vụ nghiên cứu triết lý chính trị Hồ Chí Minh là bộ Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập, xuất bản lần thứ 3 năm 2011) và bộ Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử (10 tập). 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Làm rõ cơ sở hình thành, mục đích, nội dung, tính chất và giá trị của triết lý chính trị Hồ Chí Minh. Vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí Minh để nhận diện và đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết một số vấn đề lớn đang đặt ra trong đời sống chính trị Việt Nam hiện nay, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận và nghiên cứu triết lý chính trị Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tổng quan lịch sử triết lý/triết học chính trị phương Đồng và phương Tây, đặc biệt là các lý thuyết triết học chính trị hiện đại, trên cơ sở triết học chính trị Mác-Lênin, quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và khung lý thuyết phục vụ nghiên cứu đề tài. - Xác định và phân tích sâu những cơ sở chủ yếu hình thành ừ-iết lỷ chính trị Hồ Chí Minh, trong đó tập trung làm rõ phương pháp luận và phương pháp của Hồ Chí Minh trong kế thừa triết lý, triết học chính trị của dân tộc và nhân loại, trong tiếp cận và phân tích những biến chuyển mang tính bản chất và quy luật trong thực tiễn đời sống chính trị; làm rõ những giá trị triêt lý/triết học chính trị của dân tộc và nhân loại đã được Hồ Chí Minh kế thừa, cũng như những sự cải biến, những bước phát triển của Hồ Chí Minh đối với di sản triết lý/triết học chính trị của dân tộc và nhân loại; phân tích những biến chuyển lớn trong đời sống chính trị Việt Nam và thế giới cuối thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX có ảnh hưởng đến sự hình thành triết lý chính trị Hồ Chí Minh. - Trình bày một cách hệ thống và phân tích sâu những nội dung căn bản ừ-ong triết ỉỷ chỉnh trị của Hồ Chỉ Minh thể hiện qua hệ thống các tác phẩm và đặc biệt là qua thực tiễn chính trị của Hồ Chí Minh, trong đó tập trung làm rõ những nguyên lý chung nhất, những quan điếm trụ cột và những phạm trù/khái niệm then chốt trong triết lý chính trị Hồ Chí Minh. - Vận dụng triết ỉý chính trị Hồ Chí Minh vào thực tiễn chính trị Việt Nam để nhận diện và đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết số vấn đề lớn đang đặt ra trong đời sống chính trị Việt Nam hiện nay, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Tư tưởng, lý luận triết học/triét lý chính trị Việt Nam và thế giới được tiếp cận và vận dụng trên cơ sở triết học chính trị Mác-xít. - Đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Các thành quả nghiên cứu có liên quan đế triết lý/triết học chính trị Hồ Chí Minh của các học giả có uy tín của Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tông hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành triết học - chính trị, trong đó, tuỳ từng nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết phục vụ nghiên cứu triết lý chính trị Hồ Chí Minh: Các phương pháp xây dựng thư mục khoa học, xây dựng phiếu tư liệu, nghiên cứu văn bản, hệ thống hóa - cấu trúc, mồ hỉnh hỏa... - Nghiên cứu cơ sở hình thành triết lý chính trị Hồ Chí Minh: Các phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, kết họp lịch sử - lôgic, hệ 9 thống - cấu trúc, phân tích diễn ngôn, phân tích văn bản, phân tích hành vi, so sánh... - Nghiên cứu những nội dung cơ bản của triết lý chính trị Hồ Chí Minh: Các phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, kết hợp lịch sử lôgic, hệ thống - cấu trúc, mô hình hóa, đi từ trừu tượng đến cụ thể... - Nghiên cứu giá trị của triết lý chính trị Hồ Chí Minh: Các phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống - cấu trúc, phân tích diễn ngôn, nghiên cứu văn bản học, phỏng vấn chuyên gia... Ưu tiên sử dụng phương pháp chính trị học so sánh trong nghiên cứu tính chất và giá trị của triết lý chính trị Hồ Chí Minh: so sánh triết lý chính trị Hồ Chí Minh với triết lý chính trị của chủ nghĩa Mác, Mao Trạch Đông, Tôn Trung Sơn... - Nghiên cứu vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí Minh vào thực tiễn đời sống chính trị Việt Nam hiện nay: Các phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống - cấu trúc, so sánh - đối chiếu, phân tích văn bản học, phân tích tình huống chính trị, so sánh chính trị, dự báo chính trị, V .V .. 6. Đóng góp về khoa học của Đe tài - Xây dựng và vận dụng khung lý thuyết triết học chính trị hiện đại để nghiên cứu và trình bày triết lý chính trị Hồ Chí Minh. - Áp dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành phù hợp đế giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, trong đó nổi bật là áp dụng các phương pháp chính trị học so sánh (so sánh triết lý chính trị), phân tích diễn ngôn, phân tích tình huống chính trị, dự báo chính trị, V .V .. - Là công trình đầu tiên trình bày một cách có hệ thống cơ sở hình thành, nội dung, giá trị và vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của báo cáo kết quả nghiên cứu Báo cáo kết quả nghiên cửu, ngoài phẩn mờ đầu, kết ỉuận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính được kết cấu gồm 3 chương. 10 NỘI DUNG Chương 1 TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHƯNG 1.1. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN c ứ u TRIÉT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 1.1.1. Triết lý và triết học Lây ví dụ trường hợp tiếng Anh: Trong tiếng Anh chỉ có một từ Philosophy, nhưng khi dịch ra tiếng Việt, có thể được dịch thành Triết học hoặc Triết lý. Ngược lại, hai khái niệm Triết học và Triết lý, khi dịch ra tiếng Anh đều được dịch là Philosophy. Như vậy, nếu nhìn từ góc độ này, chúng ta có thể kết luận rằng, Triết học và Triết lý là một! Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Trong tiếng Việt có hai từ Triết học và Triết lý, và cách sử dụng cho thấy, nội hàm của hai từ này tuy có phần giao thoa, nhưng không hoàn toàn trùng khớp vào nhau. Sự không trùng khớp nhau này thể hiện rõ ngay trong ngôn ngữ thường nhật. Trước hết, trở lại với từ nguyên: Triết học và Triết lý đều là những từ Hán Việt. Trong tiếng Hán cổ không có từ Triết học ( 1 5 ^ ) và Triết lý ỢẼM. ) mà chỉ có từ Triết (15). Theo c ổ Hán ngữ đại từ điển - bộ đại từ điển về tiếng Hán cổ, Triết có nghĩa là: 1. Thông minh; 2. Triết nhân (nhà triết học) [146, tr. 878]. Theo Từ Hải - một bộ từ điển nổi tiếng của Trung Quốc - thì từ Triết học xuất hiện muộn, vào khoảng thập niên 70 của thế kỷ XIX, khi những nhà truyền bá triết học phương Tây thời kỳ đầu ở Nhật Bản tạo ra từ Triết học để dịch từ Philosophia ra chữ Hán. Từ sau 1896, khi Hoàng Tôn Hiến và Khang Hửu Vi giới thiệu cách dịch cúa người Nhật vào Trung Quốc, từ Triết học dần dần được sử dụng phổ biến [147, tr. 897]. Trong Từ Hải không giải thích từ Triết lý. Trong Hiện đại Hán ngữ từ điển - một bộ từ điển 11 tiếng Hán hiện đại rất nổi tiếng và thông dụng ở Trung Quốc - có cả hai từ Triết học và Triết lý, trong đó, Triết học có nghĩa là “học thuyết về thế giới quan. Là sự khái quát và tổng kết tri thức tự nhiên và tri thức xã hội. v ấ n đề cơ bản của triết học là vấn đề quan hệ của tư duy và tồn tại, tinh thần và vật chất, căn cứ vào sự giải đáp khác nhau đối với vấn đề cơ bản này mà hình thành hai trường phái lớn đối lập nhau là triết học duy tâm chủ nghĩa và ừiết học duy vật chủ nghĩa”; còn Triết lý là “nguyên lý về vũ trụ và nhân sinh” [148, tr. 1594]. Như vậy, cả hai từ Triết học và Triết lý đều là những từ xuất hiện gần đây, và hiện được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ thường nhật ở Trung Quốc. Nội hàm của hai từ này có phần giao thoa nhưng không hoàn toàn trùng khớp, trong đó, Triết lý là một kết quả của nhận thức triết học, ở tầm khái quát cao, về quy luật nền tảng của vũ trụ và đạo lý gốc của nhân sinh. Theo nghĩa như thế, Triết lý không trùng khớp hoàn toàn với Triết học, nhưng thực chất cũng là một nội dung hoặc một loại hình triết học. Ở Việt Nam, theo Từ điển Hán Việt do học giả Đào Duy Anh biên soạn, Phan Bội Châu hiệu đính (xuất bản lần đầu năm 1931), Triết học là “thứ học vấn nghiên cứu về nguyên lý của vũ trụ và nhân sinh”, còn Triết lý là “đạo lý về triết học”. Theo Tự điển Việt Nam của Ban Tu thư Khai Trí, xuất bản ở Sài Gòn năm 1971, thì Triết học là: “Môn học nghiên cứu và tìm hiểu nguyên lý vạn vật”, còn Triết lý là: “ l . Ý niệm của nhân loại khi đã tự ý thức được đời sống của mình và cố gắng nâng đời sống ấy lên một chỗ thích hợp nhất. 2. Tỏ ý niệm riêng của mình về việc gì”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (xuất bản năm 2004), Triết học được hiểu là: “Khoa học nghiên cứu về những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới”, còn Triết lý được hiểu là: “ 1. Lý luận triết học. 2. Quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội”; Như vậy, điểm qua một số bộ từ điển xuất hiện kế tiếp nhau từ đầu thế kỷ XX đến nay, ở cả miền Nam và miền Bắc Việt Nam, có thể thấy, trong trong ngôn ngữ đời sống thường nhật, Triết học và Triết lý không phải là hai từ có nội hàm hoàn toàn trùng khớp với nhau, nhưng liên hệ mật thiết với nhau, v ề đại thể, có thể thấy, triết lý là một phần của triết học, hay chính xác hơn là một két quả rút ra từ nhận thức triết học. Nó có thể ỉà ý niệm triết học, quan niệm triết học, lý luận triết học hoặc đạo lý triết học. Nội dung của triết lý có thể là vấn đề vũ trụ, nhưng cũng có thể là những vấn đề nhân sinh, là sự hiểu biết ở tầm triết học, tức là phản ánh được bản chất, quy luật, về vũ trụ và nhân sinh, đồng thời là sự định hướng cho hành động của chủ thể hướng đến các giá trị (“cố gắng nâng đời sống ấy lên một chỗ thích hợp nhất”). Triết lý, ngoài nghĩa là một sản phẩm của nhận thức triết học, còn có nghĩa là hành vi - giải thích, lý giải (lý) một cách thông minh (triết) về vấn đề gì đó. Trong ngôn ngữ khoa học, các nhà khoa học cũng đã nỗ lực biện luận về sự khác biệt và mối liên hệ giữa Triết học và Triết lý. Có thể dẫn ra ở đây một số ý kiến chuyên gia về vấn đề này: GS. Trần Văn Giàu cho rằng: “Trong tiếng Pháp chỉ có một từ philosophie, không có từ thứ hai. Còn dân Việt Nam mình thì vừa nói triết lý, vừa nói triết học. Tôi nghĩ, triết lý và triết học không hoàn toàn giống nhau. Triết học chủ yếu là lý luận về nhận thức, tức nhận thức luận, hay nói một cách cụ the hơn, đó là phương pháp luận tổng quát của các khoa học. Có người ngày xưa gọi triết học là khoa học của các khoa học. Nói một cách nôm na, triết học đặt vấn đề đúng hay sai, phải hay không phải. Còn triết lỷ chủ yếu hướng về đạo lý; hướng về đạo lý chứ không chỉ là đạo lý. Nó chủ yếu đặt vấn đề tốt hay xấu, nên hay chăng, chứ không đặt vấn đề đúng hay sai, phải hay không phải. Hai loại vấn đề ấy tuy có quan hệ với nhau, nhưng có khác nhau”. GS. Vũ Khiêu thì quan niệm: “Triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình. Triết lý không thể hiện tầm khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan mà thê hiện ý nghĩ và hành vi có ý nghĩa chỉ đạo cuộc sống con người”. GS.VS. Hoàng Trinh thì định nghĩa: “Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những ý tưởng cơ bản được dùng làm nền tảng cho sự tìm tòi và suy lý của con người về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản thân, làm phương châm cho sự xử thế và xử sự của con người trong các hành động sống hàng ngày... Có những dân tộc đấ có những triết lý từ lâu mặc dầu chưa có ừ-iết học với hệ thống các khái niệm của nó” . GS.TS. Hồ Sĩ Quý tiến hành so sánh Triết lý với Triết học, từ đó rút ra một số đặc trưng của triết lý như sau: - Triết lý ở trình độ thấp hơn triết học về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy. Trong đa số trường hợp, triết lý thường thiếu chặt chẽ hơn, phiến diện hơn và mang nhiều khả năng chứa đựng mâu thuẫn hơn so với triết học. - Trong ngôn ngữ, triết học thường được sử dụng với tư cách là một danh từ, đôi khi là một tính từ. Còn triết lý thường xuyên được sử dụng với tính cách là danh từ, tính từ và động từ. - Triêt lý có thế là những mệnh đề được cô đúc lại từ một triết học nào đó. Song nó cũng có thế là mảnh vụn của một hoặc một số quan niệm, học thuyết hoặc trào lưu triết học nào đó. Ánh phản của triết học trong triết lý có thể là trung thực, cũng có thể là méo mó. Từ đó ông xác định: “v ề đại thể, triết lý có thể và nên được hiểu là những tư tưởng, quan điểm hay quan niệm... mang tính khái quát cao; được phản ánh một cách cô đúc dưới dạng các mệnh đề hoặc các phán đoán thường là trau chuốt về mặt ngữ pháp; và được sử dụng ữong đời sống xã hội với tính cách là những định hướng cho hoạt động của con người về mặt thế giới quan, phương pháp luận hoặc nhân sinh quan”. GS.TS. Phạm Xuân Nam thì cho rằng: “a) Triết học là môn khoa học nghiên cứu những phạm trù, những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó cung cấp thế giới quan và phương pháp luận tổng quát cho các khoa học khác. Ket quả nghiên cứu của 14 nó thường được thể hiện thành hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các nguyên lý có tính trừu tượng hóa cao và có lôgic nội tại chặt chẽ. b) Triết lý có thể là những kết luận được rút ra, suy ra từ một triết thuyết, một hệ thống các nguyên lý triết học nhất định. Nhưng triết lỷ còn là những tư tưởng, những quan niệm (thường được thể hiện dưới dạng những câu, những mệnh đề cô đọng, súc tích) phản ánh được bản chất của các mối quan hệ diễn ra trong đời sống sinh động mọi mặt của mỗi cá nhân và của cộng đồng theo hướng khẳng định những niềm tin, giá trị, đạo lý, có tác dụng chỉ đạo cho cách ứng xử, phương châm sống, suy nghĩ và hành động của con người trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó. Nói cách khác, triết lý là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành những công thức, những phương châm, những tư tưởng cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về những hoạt động thực tiễn rât đa dạng của con người trong xã hội. Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đối với cuộc sống và những hoạt động thực tiễn rất đa dạng ấy” . Còn có thể dẫn ra nhiều ý kiến khác, tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, những ý kiến ở trên là khá tiêu biểu và cũng đã đủ cho phép chúng ta hình dung phần nào ý kiến của giới khoa học Việt Nam về sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học và Triết lý. Nhìn chung, trong nhận thức của giới khoa học Việt Nam, Triết học và Triết lý là hai khái niệm khác biệt nhau dù có quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ việc khảo sát ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ khoa học như trên, có thể rút ra một số suy nghĩ về Triết học và Triết lý như sau: về mặt nội dung và tính chất, nếu chiết tự thì Triết lý và Triết học có cùng nội dung và tính chất là Triết. Một mặt, Triết học là cái học (học vấn, khoa học) về Triết, còn Triết lý là cái hiểu (lý ngộ, lý giải) về Triết. Mặt khác, Triết học là cái học có tính chất Triết (trí tuệ, sáng suốt), còn Triết lý là cái hiểu có tính chất Triết (trí tuệ, sáng suốt). 15 Nếu nhìn từ quan niệm khoa học thì Triết học là khoa học về bản chất và quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, còn Triết lý là những ý niệm, quan niệm, lý luận về bản chất, quy luật của vũ trụ và nhân sinh. Nếu Triết học có tác dụng “giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau” và từ giải thích thế giới (thế giới quan) đi tới định hướng chân lý cho nhận thức và hành động “cải tạo thế giói” (phương pháp luận), thì triết ]ý cũng có tác dụng giải thích/cải tạo thế giới, nhưng thiên về định hướng giá trị cho nhận thức và hành vi của con người. Triết lý có thể là kết quả đúc rút từ một hệ thống triết học nào đó, hoặc là kết quả của quá trình tư duy ở tầm triết học của chủ thể nhận thức. về mặt hình thức, nếu Triết học với tư cách là một học vấn, một khoa học, có cấu trúc lý thuyết chặt chẽ với hệ thống các nguyên lý, quy luật và phạm trù, thì Triết lý với sự cách là sự thấu hiểu, thấu ngộ, thường thể hiện dưới hình thức ngắn gọn, cô đọng của những phán đoán, thậm chí dưới những hình thức “vô ngôn từ” như hình tượng, sống, hành động, thái độ, V .V .. Tóm lại, chúng tôi cho rằng, Triết lý suy cho cùng cũng là một loại hình Triết học và loại hình triết học này khác với các loại hình triết học khác ở hình thức thể hiện của nó. Cùng quan điểm cho rằng, triết lý là một loại hình triết học, ngoài quan điếm của giáo sư Vũ Khiêu nêu trên, giáo sư Tô Duy Hợp khi bàn về triết lý dân gian cũng khẳng định: “Nếu lấy tiêu chuẩn về trình độ tính lý luận, tính hệ thống, tính khoa học, tính nhất quán lôgíc thì có thể thấy triết học ở cung bậc cao hơn triết lý; bởi vì triết lý có bản tính kinh nghiệm, tiền khoa học, không có tính hệ thống logic chặt chẽ, hoàn chỉnh. Nhưng nếu lấy tiêu chuân khác, chẳng hạn như tính phổ cập, tính hiệu quả xã hội thực tế.v.v...thì triết lý tỏ ra thiết thực hon triết học ; theo nghĩa đó, triết lý có giá trị thực tiễn hơn so với triết học. Như vậy triết lý và triết học đều cùng một phạm trù đó là thê giới quan (và nhân sinh quan). Triêt học là thế giới quan 16 lỷ luận, còn triết lỷ là nhãn sinh quan kinh nghiệm. Quan hệ giữa triết học và triết lý không quy giản về quan hệ đúng - sai, cao - thấp, hay - d ở ; bởi vì theo nguyên lý tương đối trong văn hóa thì còn có quan hệ bổ sung cho nhau”. Trong công trình Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam (2013), giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nhìn chung lại, Triết học và Triết lý đều bắt đầu bằng chữ Triết chỉ sự am hiểu, tri thức đại quát, bản chất, thông thái; tiếp theo, một đằng là chữ “học” là học thuyết, khoa học, môn học, khoa đào tạo; một đằng là chữ “lý” là lý lẽ, lý giải, ý sâu xa, một toát yếu, một châm ngôn, rất khái quát.. .đại thể có thể hiểu Triết lý là triết học đã được vận dụng vào một trường hợp cụ thể, gắn với cuộc sổng thực ở một cấp độ nào đó, trong một phạm vi nào đó. 1.1.2. Khái niệm Triết lý chính trị Hồ Chí Minh Kể từ khi ra đời, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, triết lý tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nó không chỉ tác động đến khoa học, văn học, văn hóa nghệ thuật, kinh tế...m à còn có tác động đến quá trình chính trị. Ăngghen đã từng nói, lịch sừ bắt đầu từ đâu thì tư duy bắt đầu từ đó. Quá trình loài người tìm kiếm các phương thức xây dựng quyền lực chính trị, thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu chính trị là quá trình loài người xây dựng nên các tư tưởng chính trị, các học thuyết, lý thuyết về chính trị và về hoạt động chính trị; do đó, đó cũng chính là quá trình loài người, mà chính xác hơn, là các chủ thể chính trị xây dựng nên các học thuyết, các mô hình tổ chức, vận hành, hoạt động của các hệ thống chính trị; từ đó hình thành các trường phái, các xu hướng chính trị trên cơ sở giai cấp, và do đó, trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan, hệ tư tưởng mà phân hóa thành các thể chế chính trị, thể chế nhà nước và các hệ thống chính trị khác nhau. Hoạt động chính trị ìuôn iuôn vô cùng phong phú, đa dạng, muôn màu săc nhưng cái cốt lõi bên trong của đời sống chính trị là quy luật sinh thành, vận động và phát triển nó. Mỗi một thể chế chính trị, mỗi một cộng đồng dân 17 ĐAI HỌC QUỘC GIA HÀ NỘI TRUNG TÁM THÔNG TIN THƯ VIỆN tộc, quôc gia đều có mục tiêu chính trị riêng của mình, nhưng cái chung của chính trị là việc sử dụng quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước để thực hiện mục tiêu chính trị vì lợi ích của chủ thể chính trị, của đảng, của giai cấp, của quốc gia, dân tộc. Chủ thể đảng, nhà nước, quốc gia, dân tộc thực hiện lợi ích, lý tưởng, mục tiêu dân tộc, đó là chính trị quốc gia, dân tộc; lý tưởng, mục tiêu, lợi ích đó thống nhất, đồng thuận nhau, cũng có thể mâu thuẫn, xung đột nhau. Điều đó làm cho đời sống chính trị diễn ra vô cùng phức tạp nhưng cũng hết sức sinh động. Tham gia vào đời sống chính trị phức tạp đó, mỗi một chủ thể chính trị luôn đặt ra những vấn đề thể hiện mong muốn vươn tới những giá trị nhân văn: làm thế nào để chính trị góp phần vào sự thịnh vượng của nhân loại? Cuộc sống tốt đẹp là gì và làm sao để thực hiện được nó? Những nguyên tắc và giá trị nào cần được sử dụng để định hình và đánh giá các tổ chức chính trị? Ý nghĩa của bình đẳng, công lý và tự do là gì? Khi suy ngẫm, đúc kết, tổng kết về những vấn đề đó, các chủ thể chính trị rút ra được những mệnh đề, những tư tưởng có ý nghĩa triết lý và xem đó là những nguyên tắc cư xử trong đời sống chính trị, phương châm của hoạt động chính trị. Đó chính là triết lý chính trị và cũng thể hiện “chính trị luôn luôn có triết lý chính trị nằm bên trong nó” [134, p. 5]. Triết lý chính trị luôn quan tâm đến tât cả những câu hỏi trên. Triết lý chính trị “tập trung vào các vấn đề cụ thể liên quan đến đời sống chính trị của chúng ta...xem xét các ý tưởng quan trọng về sự công bằng, công lý, quyền lợi của cá nhân và cộng đồng và làm thế nào để đạt được các giá trị đó” [143, p. 2]. Có thê hiếu, triết lý chính trị là những tư tưởng, những quan niệm cốt lõi thường được thể hiện dưới dạng những câu, những mệnh đề cô đọng, súc tích phản ánh được bản chất của các mối quan hệ diễn ra trong đời sống chính trị của cá nhân và cộng đồng theo hướng khẳng định những niềm tin chính trị, những giá trị chính trị, những đạo lý chính trị, có tác dụng chỉ đạo cho cách ứng xử chính trị, tư duy và hành vi chính trị của con người trong 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất