Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Triết học Phương Đông hiện đại...

Tài liệu Triết học Phương Đông hiện đại

.DOC
2
495
51

Mô tả:

1. Về giai cấp và đấu tranh giai cấp biểu hiện trong thời đại hiện nay Theo triết học MLN đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa các giai cấp, những lực lượng xã  hội, những tầng lớp xã hội có lợi ích cơ bản đối lập, đối kháng với nhau không thể điều hoà  được.  Lênin định nghĩa về đấu tranh giai cấp như sau: “ Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ  phận nhân dân này chống bộ phận nhân dân khác, là cuộc đấu tranh của những người bị  tước hết quyền, bị áp bức bóc lột chống bọn có đặc quyền đặc lợi, cuộc đấu tranh của công  nhân làm thuê hay những người hữu sản hay giai cấp tư sản”  Cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay không còn trực diện như thời kỳ đấu tranh giải phóng  dân tộc mà nó ẩn giấu đằng sau qua các cuộc đấu tranh về kinh tế, văn hoá, tư tưởng. Cuộc  đấu tranh giai cấp hiện nay không chỉ là đấu tranh bảo vệ chính quyền mà còn định hướng đi lên Chủ nghĩa xã hội.  Trong thời đại hiện nay ở nước ta, đầu tranh giai cấp mang những nội dung sau: Cũng cố  chính quyền về tay nhân dân để chính quyền thật sự là của dân, do dân & vì dân. Về kinh tế  phải xây dựng thành công CNXH, trước hết phải thực hiện thành công CNH, HĐH đất  nước. Xây dựng thành công nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Giải  quyết vấn đề giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc.  Phải sử dụng  một cách có hiệu quả các thành phần kinh tế phi XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.  Chống lại các luận điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, giữ  vững định hướng phát triển XHCN. 2. Quan điểm về vấn đề dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay Ngay từ thời dựng nước, Việt Nam đã là quốc gia đa dân tộc (tộc người) 1. Trong tiến trình phát triển hàng ngàn năm, các dân tộc dù quá trình tộc người khác nhau nhưng luôn luôn sát cánh bên nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chính vì vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc và định hướng chiến lược về chính sách dân tộc ở Việt Nam, đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Với quan điểm cách mạng là sáng tạo không ngừng, trong thời kỳ đổi mới, chính sách dân tộc của Đảng ta vừa đảm bảo tính nhất quán, vừa đổi mới trước yêu cầu phát triển và hội nhập nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Từ Đại hội IV đến Đại hội X của Đảng, chính sách dân tộc đã được Đảng ta đề ra trên các vấn đề cốt lõi là: Vị trí của vấn đề dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc; những vấn đề trọng yếu của chính sách dân tộc trong những điều kiện cụ thể. Nội dung của chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước ta tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: 1- Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2- Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế... nhằm nâng cao năng lực, thực hiêên quyền bình đẳng giữa các dân tôêc, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ các điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. 3- Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh, nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. chính sách dân tộc của Đảng đều nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thể hiện nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển. Các nội dung đó có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một thể thống nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Bình đẳng dân tôêc là nền tảng thực hiện đoàn kết dân tộc; có đoàn kết, thương yêu, tôn trọng giúp đỡ nhau thì mới thực hiện được bình đẳng dân tộc. 3. Quan điểm về quyền lực nhà nước hiện nay Quyền lực nhà nước Việt Nam hiện nay là một thể thống nhất, có sự phân công,phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây vừa là quan điểm vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới - Thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới cả về kinh tế lẫn chính trị. Về quyền lực nhà nước là thống nhất : Quyền lực nhà nước thống nhất là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. quyền lực nhà nước thống nhất là ở Nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền lực nhà nước là ở Nhân dân thể hiện ở nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Trước đây, Hiến pháp cũng quy định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” nhưng được thực hiện bằng nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước (tập quyền). Do đó, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân nhưng lại tập trung vào Quốc hội, như quan niệm nói trên. Nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước của Nhân dân vào Quốc hội phù hợp với điều kiện kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, với ưu điểm bảo đảm cho quyền lực nhà nước tập trung, quyết định và thực thi quyền lực nhà nước nhanh chóng, thống nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc này trong điều kiện mới đã bộc lộ nhiều hạn chế. Nhận rõ hạn chế của nguyên tắc tập quyền trong điều kiện mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân được Hiến pháp quan niệm Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, Nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và cho cơ quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây. Như vậy, thống nhất quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tập trung thống nhất ở Nhân dân chứ không phải tập trung ở Quốc hội. Quan niệm đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Như vậy, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở Nhân dân, chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước là quan niệm có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Mọi biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 đều dẫn đến tổ chức quyền lực nhà nước kém hiệu quả. Về “phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Trong chế độ dân chủ và pháp quyền XHCN thì quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của nhà nước mà quyền lực được Nhân dân ủy quyền, Nhân dân giao quyền. Vì thế, tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ của Nhân dân là số đông chuyển thành số ít của một nhóm người hoặc của một người). C.Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước.  Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ XHCN và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. thể hiện đậm nét nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng