Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Triển khai thực hiện quy định mới về Kiểm toán nội bộ trong một số ngân hàng thư...

Tài liệu Triển khai thực hiện quy định mới về Kiểm toán nội bộ trong một số ngân hàng thương mại của BIS

.DOC
40
59
63

Mô tả:

Triển khai thực hiện quy định mới về Kiểm toán nội bộ trong một số ngân hàng thương mại của BIS
i MỤC LỤC MỤC LỤC..........................................................................................................i LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHỮNG QUI ĐỊNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ (KTNB) TRONG NGÂN HÀNG CỦA BIS........................................................5 1.1. Khái quát về kiểm toán và KTNB...............................................................5 1.1.1. Kiểm toán...................................................................................................................5 1.1.2. Kiểm toán nội bộ......................................................................................................8 1.2. Khái quát về BIS........................................................................................11 1.2.1. Tìm hiểu chung về BIS.........................................................................................11 1.2.2. Đặc điểm và mối quan hệ của BIS với ngân hàng thương mại của các quốc gia.................................................................................................................................14 1.3. Vai trò của các quy định kiểm toán nội bộ trong ngân hàng của BIS........15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUI ĐỊNH MỚI VỀ KTNB TRONG MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA BIS.......................................................................................................................... 17 2.1. Thực trạng về việc thay đổi quy định kiểm toán nội bộ trong ngân hàng của BIS………….......................................................................................................17 2.1.1. Việc thực hiện các quy định về kiểm toán nội bộ trong ngân hàng trước khi có qui định mới của BIS............................................................................................17 2.1.1. Quy định mới của BIS về kiểm toán nội bộ trong ngân hàng.....................20 2.1.2. Những thay đổi trong quy định về kiểm toán nội bộ trong ngân hàng của BIS ……...............................................................................................................................23 2.1.4. Kết quả của việc áp dụng quy định mới về kiểm toán nội bộ trong ngân hàng của BIS.......................................................................................................................26 ii 2.2. Ưu điểm và hạn chế của việc thay đổi quy định kiểm toán nội bộ trong ngân hàng của BIS...............................................................................................30 2.2.3. Ưu điểm....................................................................................................................30 2.2.3. Hạn chế.....................................................................................................................31 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH MỚI VỀ KTNB TRONG NGÂN HÀNG CỦA BIS.................................32 3.1. Định hướng phát triển của các ngân hàng..................................................32 3.2. Định hướng phát triển kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng....................33 3.3. Giải pháp hoàn thiện việc triển khai quy định KTNB trong ngân hàng của BIS………...........................................................................................................33 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp..............................................................35 3.4.1. Về phía BIS.............................................................................................................35 3.4.2. Về phía các ngân hàng..........................................................................................36 KẾT LUẬN.....................................................................................................37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................38 1 LỜI MỞ ĐẦU Để hoàn thành sản phẩm nghiên cứu khoa học này, Nhóm xin chân thành cảm ơn Giảng viên Đặng Thị Hương - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình làm nghiên cứu, . Tiếp đến, nhóm cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Thầy cô giáo trong khoa đã ủng hộ, tạo những điều kiện tốt nhất để nhóm có thể tiến hành nghiên cứu đề tài. Và nhóm muốn gửi lời cảm ơn cuối cùng đến Ban lãnh đạo Học viện tài chính đã tổ chức ra hoạt động nghiên cứu khoa học hằng năm giúp sinh viên có cơ hội tham gia, nâng cao hiểu biết của bản thân. Qua đây, sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã được học trên lớp áp dụng vào thực tiễn, là cơ hội để sinh viên được thể hiện mình, cống hiến những sản phẩm khoa học cho xã hội. Nội dung đề tài nghiên cứu: “ Triển khai thực hiện qui định mới về Kiểm toán nội bộ trong một số ngân hàng thương mại của BIS. Thực trạng và giải pháp”. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm, tổng hợp số liệu, cùng với sự hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu khoa học không thể không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để sản phẩm khoa học của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn! 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kiểm toán nội bộ là một yếu tố quan trọng trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của các ngân hàng thương mại. Kiểm toán nộ bộ là công cụ đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng, từ đó hội đồng quản trị, ban giám đốc đưa ra được biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, kiểm toán nội bộ đã được triển khai rộng rãi tại các ngân hàng thương mại, một số ngân hàng đã thực hiện tốt công tác kiểm toán nội bộ, đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản trị, tuy nhiên, kiểm toán hoạt động tại nhiều đơn vị vẫn chưa thực sự hiệu quả do nhận thức của các nhà quản lý về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của kiểm toán hoạt động còn chưa đúng đắn, dẫn đến bất cập trong kiểm 2 toán hoạt động, còn mang nặng tính hình thức, thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả thu được rất hạn chế hoặc có đơn vị chưa hề thực hiện loại hình kiểm toán này. Kiểm toán hoạt động là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Việc sử dụng kiểm toán hoạt động của kiểm toán nội bộ để nâng cao hiệu quả quản lý đã trở thành xu hướng tất yếu của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Thời gian qua, những biến động của thị trường tài chính đã làm gia tăng những rủi ro tài chính trong các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ thực tế đó, các ngân hàng thương mại cần có một công cụ hữu hiệu để có thể đánh giá được tính hiệu quả, hiệu năng của các nguồn lực cũng như các dự án trong nội bộ tổ chức. Thực hiện công tác kiểm toán hoạt động nội bộ hiệu quả là giải pháp tối ưu mang tính chiến lược và cấp thiết trong điều kiện hiện nay đối với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thực tế hoạt động kiểm toán hoạt động của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng mới được đề cập và áp dụng trong vài năm gần đây và quá trình thực hiện còn nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm về cả lý luận lẫn thực tiễn. Trong khi đó Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (tiếng Anh: Bank for International Settlements; viết tắt: BIS) là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí có thể nói nó là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới có những quy định về kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại. Năm 2012 BIS có những thay đổi về quy định kiểm toán nội bộ, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã áp dụng những quy định này như thế nào? Vì vậy đề tài mà chúng em lựa chọn để nghiên cứu là :” Triển khai thực hiện qui định mới về Kiểm toán nội bộ trong một số ngân hàng thương mại của BIS. Thực trạng và giải pháp” Lưu ý: Ở đây do phạm vi nghiên cứu khá rộng nên chúng em sẽ cụ thể hóa ở 2 ngân hàng VPBank và Vietcombank 3 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá việc áp dụng quy định kiểm toán nội bộ trong ngân hàng của BIS tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại trong các ngân hàng này, 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của đề tài là qui định, tổ chức Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng của BIS ở một số ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng việc áp dụng qui định về Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng của BIS ở ngân hàng thương mại VPBank, Vietcombank trước và sau thay đổi Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Đánh giá việc áp dụng quy định của ngân hàng thanh toán quốc tế vào thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ trong một số ngân thương mại nước ta  Tạo cơ sở để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quy định mới của BIS  Tạo cơ sở để đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của một số ngân hàng thương mại 4 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng  Phương pháp tổng hợp  Phương pháp điều tra  Phương pháp so sánh  Phương pháp phân tích 5 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Kết cấu của bài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung của những qui định về Kiểm toán nội bộ (KTNB) trong ngân hàng của BIS Chương 2: Thực trạng việc triển khai thực hiện qui định mới về KTNB trong một số ngân hàng thương mại của BIS. 4 Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các qui định mới về KTNB trong ngân hàng của BIS. 5 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHỮNG QUI ĐỊNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ (KTNB) TRONG NGÂN HÀNG CỦA BIS 5.1 Khái quát về kiểm toán và KTNB 5.1.1 Kiểm toán 5.1.1.1 Khái niệm về kiểm toán Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kiểm toán xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Cùng với sự phát triển của thị trường, đặc biệt là những cuộc cách mạng công nghiệp Châu Âu khi mà khoảng cách giữa ông chủ, người quản lý và người làm công ngày càng xa đã thúc đẩy kiểm toán trở thành công cụ kiểm soát hiệu quả. Cho tới nay kiểm toán độc lập phát triển thành những tập đoàn lớn như Deloite Ernst & Young, KPMG và PricewaterhouseCoopers… Ở nước ta kiểm toán là khái niệm mới xuất hiện từ cuối thế kỷ XX, Một số khái niệm về kiểm toán: Các tác giả Alvin A.Aen và James K.Loebbecker trong giáo trình “Kiểm toán” đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”. Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) “Kiểm toán là việc các Kiểm toán viên (KTV) độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về BCTC Trong lời mở đầu giải thích chuẩn mực kế toán của Vương quốc Anh :” kiểm toán là sự kiểm tra độc lập, và là sự trình bày tỏ ý kiến về những bản khía tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”. Ở nước ta, quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân Ban hành theo Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ đã ghi rõ: “kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhaanjcuar kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ 6 chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn hợp lý của tài liêu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội(gọi tắt là đơn vị kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này”. Dù ở khái niệm nào thì kiểm toán đều bao hàm các yếu tố: Đối tượng kiểm toán: là các báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Cơ sở kiểm toán: là các quy định về kế toán, quy định pháp lý về kế toán như Luật kế toán, luật kế toán, Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán, Quy định trong nội bộ đơn vị về kế toán…và một số quy định pháp lý có liên quan như quy định của ngành, nghĩa vụ đới với ngân sách, địa phương, nghĩa vụ ngân sách… Kết quả kiểm toán: là các báo cáo kiểm toán trong đó nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên về mức độ trung thực hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán. Kèm theo là thư quản lý của kiểm toán viên nêu lên những tồn tại, yếu kém và biện pháp khắc phục Mục đích kiểm toán: xác minh mức độ trung thực hợp lý của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính mà đơn vị lập ra. Ngoài ra còn đánh giá hệ thống kế toán, chế độ quản lý trong đơn vị kế toán để tìm ra giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng báo cáo tài chính. Chủ thể kiểm toán: là những kiểm toán viên(KTV) độc lập có năng lực, có thẩm quyền. chủ thể của kiểm toán có 3 chủ thể sau: kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên Nhà nước và kiểm toán viên nội bộ. Khách thể kiểm toán: là đơn vị kế toán như các xí nghiệp, các đơn vị sự nghiệp hoặc quản lý cá nhân, hoặc cũng có thể là một công trình hay dự án…với sự tham gia của nhiều đơn vị kế toán hoặc một bộ phận của một đơn vị nào đó Từ những khái niệm trên ta có khái niệm chung về kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của cá kiểm toán viên độc lập có năng lực, có thẩm quyền tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báo cáo tài chính đước kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực hợp lý 7 của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập. 5.1.1.2 Vai trò và chức năng của kiểm toán - Chức năng cơ bản đầu tiên của kiểm toán đó là: kiểm tra và xác nhận hay còn gọi là chức năng xác minh. Đây là chức năng được hình thành đầu tiên gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của xã hội loài người nói chung và kiểm toán nói riêng, đồng thời chức năng này luôn thể hiện ở các mức độ khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ngay từ thời kỳ đầu, khi kiểm toán ra đời, chức năng kiểm tra và xác nhận được thể dưới dạng chứng thực BCTC về sau chức năng này phát triển mạnh mẽ và được thể hiện cao hơn dưới dạng báo cáo kiểm toán. - Chức năng trình bày ý kiến( hay chức năng tư vấn) Đây là chức năng phát sinh và hình thành sau chức năng xác minh. Chức năng trình bày ý kiến cũng có quá trình phát sinh và phát triển của riêng nó. Cùng với quá trình phát triền của kiểm toán, chỉ một chức năng xác minh, kiểm toán không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý. Chính từ yêu cầu thực tiễn đặt ra, đã xuất hiện chức năng tư vấn. ở thời kỳ ban đầu khi mới hình thành, chức năng này biếu hiện dưới dạng thư quản lý. Trong quá trình phát triển sự biểu hiện của tư vấn cúng rất khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Qua hai chức năng của kiểm toán ta thấy kiểm toán nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện cả về quá khứ và tương lai. Về quá khứ, đối với các sự kiện đã nảy sinh, kiểm toán với tư cách là người xác minh, kiểm tra sự việc đã hoàn thành nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin. Như vậy, chức năng kiểm toán xác nhận hay xác minh là chức năng hướng về quá khứ. Mặt khác để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin trong tương lai, kiểm toán lại có thêm chức năng thứ hai đó là chức năng tư vấn hay chức năng trình bày ý kiến, chức năng này hướng về tương lai. Hai chức năng của kiểm toán hình thành và phát triển hoàn toàn khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. ở thời kỳ đầu, người ta thường chỉ 8 tập trung quan tâm đến chức năng kiểm tra xác nhận. nhưng khi xã hội càng phát triển, người ta càng quan tâm đến chức năng tư vấn của kiểm toán, đó là việc nhìn nhận, định hướng cho một tương lai đúng đắn để có những quyết định tối ưu và giành được thắng lợi trong cạnh tranh. 5.1.2 Kiểm toán nội bộ 5.1.2.1 Khái niệm về KTNB Theo hiệp hội KTV nội bộ quốc tế( Institute of Internal Auditor) thì: kiểm toán nội bộ là một chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức , như là một hoạt động phục vụ tổ chức. 5.1.2.2 Lịch sử ra đời và sự phát triển của KTNB KTNB xuất hiện trong thực tế như là kết quả nảy sinh từ nhu cầu công tác quản lý cơ bản trong một tổ chức, nhằm thẩm tra và đánh giá lại cái mà đơn vị đã làm. Một khi các nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp, nhu cầu này phát triển thành đòi hỏi phải lập một bộ phận thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ, chịu trách nhiệm kiểm tra và báo cáo lại cho người chủ rằng tài sản của đơn vị có được bảo vệ tốt không, các quy tắc, qui phạm của đơn vị có được tuân thủ hay không, sổ sách co gi chép đầy đủ không. Ngoài ra cần có bộ phận mở rộng mối quan hệ với các kiểm toán viên bên ngoài. Trong bối cảnh đó KTNB ra đời như một tất yếu và phát triển rộng rãi trên khắp thé giới Kiểm toán nội bộ ra đời từ rất lâu nhưng chỉ phát triển từ sau các vụ gian lận tài chính từ worldcom và Enron(Mỹ) những năm 2000-2001 và đặc biệt khi luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002. Luật này quy định các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty. Nghề nghiệp kiểm toán nội bộ phát triển vững chắc với sự tiến bộ của khoa học quản lý sau khi chiến tranh thế giới II. Đó là khái niệm tương tự trong nhiều cách để kiểm toán tài chính của kế toán công ty, đảm bảo chất lượngvà hoạt động tuân thủ ngân hàng. Trong khi một số các kỹ thuật kiểm toán kiểm toán nội bộ cơ bản có nguồn gốc từ tư vấn quản lý và nghề nghiệp kế toán công, lý thuyết về kiểm toán 9 nội bộ đã được hình thành chủ yếu bởi Lawrence Sawyer (1911-2002), thường được gọi là "cha đẻ của kiểm toán nội bộ hiện đại", và triết lý hiện nay, lý thuyết và thực hành kiểm toán nội bộ hiện đại theo định nghĩa của thực hành chuyên nghiệp quốc tế Framework (IPPF) của Viện Kiểm toán nội bộ mang nhiều tầm nhìn Sawyer. Với việc thực hiện tại Hoa Kỳ của Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002, tiếp xúc và giá trị của nghề nghiệp đã được nâng cao, nhiều kiểm toán viên nội bộ sở hữu những kỹ năng cần thiết để giúp các công ty đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. 5.1.2.3 Chức năng và vai trò hệ thống kiểm toán nội bộ 5.1.2.3.1 Chức năng và vai trò chung Để kiểm soát các hoạt động trong đơn vị, bản thân các nhà quản lý đơn vị cần tổ chức công tác tự kiểm soát, trước hết là từ việc thiết lập các chính sách, các thủ tục kiểm soát; tiếp đến là triển khai các chính sách, thủ tục kiểm soát đó và sau nữa là kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh, việc thực hiện các mệnh lệnh hay kế hoạch đã đề ra cũng như hoạt động kiểm soát nội bộ đã thực thi. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của đơn vị nói chung và hoạt động kiểm soát nội bộ nói riêng có thể được thực hiện bởi bản thân các nhà quản lý( thường là ở đơn vị có quy mô nhỏ hoặc kiểm tra các vấn đề riêng rẽ) hoặc do bộ phận chuyên trách làm công việc này ( khi quy mô đơn vị lớn hơn hay phạm vi nội dung kiểm tra rộng hơn) Trong xu hướng chung, sự phát triển của các đơn vị về cả số lượng và quy mô, tại các đơn vị tự thiết lập một bộ phận chuyên môn chuyên trách tổ chức thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh và công tác quản lý của chính đơn vị là một nhu cầu khách quan. Đó cũng chính là lý do ra đời và phát triển của tổ chức kiểm toán nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ. Có thể thấy, tổ chức kiểm toán nội bộ có vai trò là một công cụ quản lý của các nhà quản lý đơn vị, phục vụ đắc lực cho quản lý hoạt động của chính đơn vị. Chức năng chủ yếu của tổ chức này là thực hiện việc kiểm tra và đánh giá đối với các hoạt động trong bản thân đơn vị. đối tượng kiểm toán của kiểm toán nội bộ 10 là các hoạt động trong đơn vị, bao gồm sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán và việc thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách chế độ Phạm vi nội dung kiểm tra, đánh giá( chức năng cụ thể) chủ yếu gồm: - Rà soát lại hoạt động của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; giám sát hoạt động của các hệ thống này (tính phù hợp, sự hiện hữu, tính thường xuyên, liên tục). - Kiểm tra lại các thông tin trong các lĩnh vực của đơn vị bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính( thông tin tác nghiệp, thông tin điều hành,…) trên các khía cạnh liên quan; xem xét về mức độ tin cậy của các thông tin; thẩm định các trường hợp cá biệt theo yêu cầu của các nhà quản lý. - Kiểm tra, đánh giá về tính kinh tế , hiệu lực và tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị. … Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ rằng, nội dung cụ thể của công việc kiểm tra, đánh giá còn tùy thuộc vào yêu cầu của các nhà quản lý đơn vị. Về nguyên tắc , nhìn chung tổ chức kiểm toán nội bộ chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước các nhà quản lý đơn vị. 5.1.2.3.2 Chức năng và vai trò đối với ngân hàng thương mại Trong quản trị ngân hàng, kiểm toán nội bộ có hai vai trò quan trọng: Thứ nhất KTNB đánh giá độc lập, khách quan về mức độ phù hợp của cơ cấu quản trị ngân hàng cũng như hiệu quả của các hoạt động cụ thể có liên quan Thứ hai những KTV trong KTNB ngoài việc thực hiện vai trò giám sát, kiểm soát họ còn đưa ra các giải pháp hoàn thiện hiệu quả của các hoạt động quản trị ngân hàng. Chức năng của KTNB trong NHTM bao gồm các hoạt động kiểm tra, xác minh, đánh giá, tư vấn, được cụ thể thành các nhiệm vụ: Thứ nhất, lập kế hoach KTNB hàng năm và thực hiện các hoạt động KTNB theo kế hoạch , các chính sách, quy trình và thủ tục KTNB đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quản 11 Thứ hai, kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, các hoạt động của tổ chức tín dụng dựa trên mức dộ rủi ro và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. Đối với những vấn đề có tác động xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng, KTNB phải thông báo kịp thời về bản chất, ảnh hưởng của chúng với hoạt động của tổ chức tín dụng và đưa ra những kiến nghị thiết thực để ngan ngừa, khác phục những vấn đề này. Thứ ba, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những vi phạm; đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM Thứ tư, đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động nhằm ngăn ngừa, khắc phục những điểm yếu đã được báo cáo về các hoạt động hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; theo dõi cho đến khi các vấn đề này được xửa lý thỏa đáng 5.2 Khái quát về BIS 5.2.1Tìm hiểu chung về BIS 5.2.1.1 Khái niệm về BIS Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (tiếng Anh: Bank for International Settlements; viết tắt: BIS) là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí có thể nói nó là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới. BIS có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính. Hoạt động của BIS được thực hiện bởi các tiểu ban, ban thư ký của nó và bởi hội nghị toàn thể các thành viên được tổ chức hàng năm. BIS cũng cung ứng các dịch vụ ngân hàng, nhưng chỉ cho ngân hàng trung ương, hoặc các tổ chức quốc tế tương tự nó. 5.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của BIS Ngân hàng Thanh toán Quốc tế được thành lập vào năm 1930. Đây là tổ chức tài chính quốc tế lâu đời nhất của thế giới và vẫn là trung tâm chính cho hợp tác ngân hàng trung ương quốc tế. BIS được thành lập trong bối cảnh kế hoạch Young ( 1930) , trong đó giải quyết vấn đề của các khoản thanh toán bồi thường thiệt hại đối với Đức bởi Hiệp 12 ước Versailles sau Chiến tranh thế giới thứ nhất . Các ngân hàng mới là để tiếp nhận các chức năng trước đây được thực hiện bởi các đại lý chung cho bồi thường ở Berlin. Tên của Ngân hàng có nguồn gốc từ vai trò ban đầu này . BIS cũng được tạo ra để hoạt động như một người được ủy thác cho (các khoản vay quốc tế phát hành để tài trợ bồi thường ) Dawes và Young khoản cho vay và thúc đẩy hợp tác ngân hàng trung ương nói chung. .Sau đó BIS có những thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh phát triển tài chính thế giới. Trong mỗi hoàn cảnh thế giới cụ thể BIS lại có những hoạt động đảm bảo vai trò và chức năng của mình, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định tài chính thế giới. Như cuộc khủng hoảng năm 1970 đưa vấn đề giám sát quy định của các ngân hàng hoạt động quốc tế lên hàng đầu, kết quả là năm 1988 ra đời Ủy ban giám sát Basel Capital Accord và " Basel II "sửa đổi 2001-2006, hay việc tổ chức tài chính khẩn cấp để hỗ trợ hệ thống tiền tệ quốc tế khi cần thiết. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 19311933, BIS tổ chức tín dụng hỗ trợ cho cả các ngân hàng trung ương Áo và Đức. Trong những năm 1960, BIS sắp xếp các khoản tín dụng hỗ trợ đặc biệt cho đồng franc Pháp (1968)… 5.2.1.3 Các hoạt động của BIS Một nơi gặp gỡ cho ngân hàng trung ương Hiện tại có hơn 5.000 giám đốc điều hành cấp cao và các quan chức ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát tham gia vào các cuộc họp của BIS tổ chức hàng năm . Các cuộc họp quan trọng nhất được tổ chức tại BIS là các cuộc họp thường xuyên của Thống đốc và các quan chức cao cấp của ngân hàng trung ương thành viên . Các cuộc họp của các quan chức ngân hàng trung ương cấp cao tập trung vào việc thực hiện chính sách tiền tệ , giám sát thị trường tài chính quốc tế và các vấn đề quản trị ngân hàng trung ương . Nghiên cứu và thống kê: Các nghiên cứu tiền tệ, tài chính và pháp lý kinh tế của BIS hỗ trợ các cuộc họp và các hoạt động của Ủy ban Basel dựa trên . BIS cũng là một trung tâm chia sẻ 13 thông tin thống kê giữa các ngân hàng trung ương, và thống kê xuất bản vào ngân hàng toàn cầu , chứng khoán, ngoại hối và các dẫn xuất thị trường .. Hội thảo và hội thảo: Thông qua các cuộc hội thảo và hội thảo do Viện ổn định tài chính tổ chức , BIS thúc đẩy phổ biến các công trình của cộng đồng giám sát. Hợp tác với các tổ chức ngân hàng trung ương trong khu vực cũng giúp cho thông tin về các hoạt động BIS được biết đến rộng rãi hơn. Hợp tác này có hình thức tham gia vào các cuộc họp của các nhóm ngân hàng trung ương trong khu vực và các tổ chức đặc biệt các cuộc họp chung , hội thảo. Dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng trung ương BIS cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính để hỗ trợ các ngân hàng trung ương và các tổ chức tiền tệ chính thức khác trong việc quản lý dự trữ ngoại hối của họ. Khoảng 140 khách hàng, trong đó có nhiều tổ chức tài chính quốc tế , hiện đang sử dụng các dịch vụ này . Dịch vụ tài chính BIS được cung cấp trong hai phòng giao dịch liên kết: trụ sở chính Basel và trụ sở tại Hồng Kông . 5.2.1.4 Vai trò của BIS Vai trò của BIS gắn liền với những hoạt động mà BIS thực hiện, trong đó nổi bật nhất là vai trò ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương các quốc gia. Ngân hàng được thành lập vào năm 1930, là một tổ chức tài chính quốc tế lâu đời nhất của thế giới. Tuy ban đầu BIS ra đời nhằm đạt mục đích ủy thác và đại lý cho các khoản vay quốc tế nhằm mục đích hoàn thiện giải quyết bồi thường bắt nguồn từ chiến tranh thế giới I. Cho đến nay mục đích thật sự của BIS cũng như mục đích chính của những người sáng lập của Ngân hàng là tạo ra một trung tâm cho hợp tác giữa các ngân hàng trung ương. BIS là để hoạt động như các ngân hàng cho các ngân hàng trung ương. BIS cung cấp nhiều dịch vụ tài chính cho hơn 140 khách hàng, bao gồm cả ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính quốc tế khác. Các dịch vụ này bao gồm ngân hàng trung ương đầu tư dự trữ ngoại hối toàn cầu của họ (tài sản của ngân hàng trung ương được tổ chức tại tiền tệ khác với đồng tiền của họ) với BIS. Trong vài năm qua, ngân hàng trung ương đã đầu tư xấp xỉ 6% 14 dự trữ ngoại hối của họ với BIS. Ngoài ra, BIS cung cấp tiền gửi thời hạn cố định cũng như công cụ tài chính phức tạp hơn, bao gồm cả các công cụ thị trường tiền tệ, cụ thể giao dịch và các dịch vụ ngoại hối và vàng. BIS cũng có dịch vụ quản lý tài sản, chẳng hạn như danh mục đầu tư thu nhập cố định đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc chứng khoán tín dụng cao cấp, cho các ngân hàng trung ương. Hơn nữa, BIS cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn cho các ngân hàng trung ương hoặc bảo đảm với tài sản thế chấp hoặc, trong thời gian khủng hoảng tài chính, bảo đảm bởi một nhóm các ngân hàng trung ương hỗ trợ. Vai trò quan trọng thứ hai của BIS là cung cấp một diễn đàn cho các cuộc thảo luận chính sách và hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng trung ương. Trong những năm qua, BIS đã thiết lập một cấu trúc phong phú của cuộc họp trong đó thống đốc ngân hàng trung ương và cấp cao khác có thể trao đổi thông tin và ý kiến về tình trạng của nền kinh tế thế giới và những tác động của nó đối với các chính sách ổn định tiền tệ và tài chính. 5.2.2Đặc điểm và mối quan hệ của BIS với ngân hàng thương mại của các quốc gia BIS được coi là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương các quốc gia. Do vậy mối quan hệ của BIS với các ngân hàng thương mại được thông qua ngân hàng trung ương. Đối với các ngân hàng trung ương các quốc gia, một cách mà BIS giúp ổn định thị trường tiền tệ và tài chính là cung cấp hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho các ngân hàng trung ương trong lúc cần thiết. BIS thực hiện việc này bằng cách làm việc rất chặt chẽ với IMF(international monetary Fund), trong đó có trách nhiệm hỗ trợ các nước trong cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách làm cho các khoản vay ngắn hạn để các chính phủ có nhu cầu. Cho IMF để thành công trong việc giúp đỡ một quốc gia ra khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính, BIS phải có mặt để giám sát hệ thống ngân hàng các quốc gia và phối hợp tài trợ từ ngân hàng trung ương khác. BIS còn là một đối tác tài chính cho các ngân hàng trung ương trong các giao dịch tài chính, cung cấp nhiều dịch vụ cho các ngân hàng trung ương. 15 Còn ngân hàng trung ương đối với các ngân thương mại là một ngân hàng quyền lực và giúp đỡ các ngân hàng thương mại. Chính vì những vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại nên ngân hàng trung ương được luật pháp cho phép có nhiều thẩm quyền đối với ngân hàng thương mại, nhằm mục đích thực thi chính sách tiền tệ, giữ vững hệ thống ngân hàng lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các thành phần kinh tế... Một số quyền hạn mà ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại thực thi như: Xét đơn xin thành lập, kiểm soát thanh tra các ngân hàng trung ương, ấn định lãi suất, phí hoa hồng, phí môi giới…Ngược lại, ngân hàng trung ương phải có nghĩa vụ giúp đỡ các ngân hàng thương mại phát triển thông qua các hình thức như: cho vay, mua bán, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá… Giúp các ngân hàng thương mại thanh toán nhưng món nợ lẫn nhau, thành lập trung tâm rủi ro ngân hàng Khi BIS thực hiện các hoạt động của mình sẽ tác động tới ngân hàng trung ương các quốc gia, làm thay đổi chính sách tài chính mỗi quốc gia. Theo hướng thay đổi này các ngân hàng trung ương sẽ sử dụng quyền lực của mình làm ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại, thúc đẩy sự phát triển các ngân hàng này. 5.3 Vai trò của các quy định kiểm toán nội bộ trong ngân hàng của BIS Xuất phát từ vai trò của kiểm toán nội bộ, BIS là một ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương nên vai trò của KTNB trong BIS cũng như vai trò của KTNB trong các ngân hàng khác. Quy định KTNB trong BIS còn được coi là khuôn mẫu để áp dụng cho các ngân hàng ở các quốc gia, từ đó sửa đối bổ sung cho phù hợp với đặc điểm tài chính trên quốc gia đó Như chúng ta thấy, các chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ là thẩm định độc lập của kiểm soát nội bộ của một tổ chức , bao gồm cả kiểm soát đối với báo cáo tài chính. Đó là về các hoạt động rà soát để đảm bảo rằng chúng được thực hiện theo đúng quy trình. Ý kiến của KTV nội bộ sẽ kiến nghị về kiểm soát và quy trình nội bộ để hoàn thiện và đảm bảo thực hiện, một vai trò quan trọng đối với mọi ngân hàng cũng như BIS 16 BIS, điều lệ kiểm toán nội bộ đã được soạn thảo với sự hỗ trợ từ các cố vấn kỹ thuật của IMF và xem xét định kỳ - bởi các bộ phận kiểm toán nội bộ ,được sự chấp thuận của lãnh đạo cấp cao (Thống đốc) và sau đó được xác nhận bởi hội đồng quản trị. Trong điều lệ, quản lý cấp cao của ngân hàng cung cấp cho các bộ phận kiểm toán nội bộ bên phải của sáng kiến và cho phép nó có thể truy cập trực tiếp và giao tiếp với bất kỳ thành viên của nhân viên , kiểm tra bất kỳ hoạt động hoặc tổ chức của ngân hàng , cũng như truy cập các hồ sơ , các tập tin hoặc dữ liệu của ngân hàng , bao gồm cả thông tin quản lý và biên bản của tất cả các cơ quan tư vấn và ra quyết định , bất cứ khi nào có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của mình . KTNB của BIS để đảm bảo rằng các hoạt động của BIS được giám sát, thực hiện theo đúng quy trình hoạt động, quản trị rủi ro từ các hoạt động này và đưa ra được các ý kiến nhằm tránh rủi ro trong hoạt động của BIS. Hàng năm BIS mở các cuộc hội thảo và thực hiên nghiên cứu để đưa ra một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả nhất, trong đó có sự tham gia của rất nhiều các quốc gia. Từ cuộc hội thảo này các quốc gia tham vấn ý kiến và đưa ra kiến nghị xây dựng các quy định về kiểm toán nội bộ. Do vậy mà quy định về kiểm toán nội bộ của BIS được coi là mô hình chung cho các quốc gia. Qua đó áp dụng vào từng quốc gia với đặc điểm tài chính sao cho phù hợp nhất. 17 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUI ĐỊNH MỚI VỀ KTNB TRONG MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA BIS 5.4 Thực trạng về việc thay đổi quy định kiểm toán nội bộ trong ngân hàng của BIS 5.4.1 Việc thực hiện các quy định về kiểm toán nội bộ trong ngân hàng trước khi có qui định mới của BIS 5.4.1.1 Việc thực hiện các quy định về kiểm toán nội bộ trong ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam trước khi có qui định mới của BIS Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, kinh tế Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, ngành ngân hàng cũng phải đối măt với nhiều khó khăn, thử thách như: nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp, cạnh tranh không lành mạnh của một số TCTD nảy sinh. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, ngân hàng ngoại thương đã quán triệt quan điểm chỉ đạo điều hành” linh hoạt, quyết liệt”, bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và tình hình thị trường nhằm đạt mục tiêu phát triển, an toàn, hiệu quả và chất lượng. NHNT đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ mà ĐHĐCĐ giao. Kết quả kinh doanh khả quan: tổng tài sản đạt: 366.722 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 5.697 tỷ đồng, NHNT cũng đạt các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của NHNN. Với các biện pháp xử lý linh hoạt và thu hồi nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,03%, hạn chế nợ xấu phát sinh và thu hồi nợ xấu cần tiếp tục nỗ lực và chú trọng hàng đầu trong năm 2012. Công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng luôn được chú trọng, đặc biệt với các hoạt động có rủi ro cao như cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng ngoại thương năm 2011 được tăng cường với mục tiêu nâng cao tính hiệu quả và an toàn trong các hoạt 18 động. hoạt động kiểm tra, kiểm soát được thực hiện thường xuyên tại tất cả các đơn vị, bộ phận, các mảng hoạt động của ngân hàng ngoại thương. Hệ thống quy chế, quy trình và quy định của NHNT được xây dựng tương đối đầy đủ đối với các mảng hoạt động, nghiệp vụ của ngân hàng. Hệ thống quy trình, quy chế và quy định: Hệ thống quy chế, quy trình và quy định của NHNT được xây dựng tương đối đầy đủ đối với các mảng hoạt động/ nghiệp vụ của ngân hàng; công tác rà soát, chỉnh sửa, xây dựng mới quy trình, quy định được quan tâm và thực hiện thường xuyên, nhắm tăng cường hiệu quả hoạt động và khả năng kiểm soát của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức kiểm soát rủi ro: Cơ chế phân cấp, ủy quyền từ HSC đến chi nhánh và trong nội bộ các đơn vị/ chi nhánh được thực hiện theo đúng quy định của NHNT, đảm bảo cơ chế điều hành rõ ràng, minh bạch. Ngân hàng còn thiết lập và vận hành các chốt kiểm soát trong từng quy trình nghiệp vụ. NHNT đã lập khối chuyên trách quản lý rủi ro, các rủi ro chủ yếu trong hoạt động ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp đã được quản lý theo các phòng chuyên trách về quản lý rủi ro. Công tác kiểm tra giám sát tuân thủ: Hoạt động tự kiểm tra được thực hiện thường xuyên qua các phòng, tổ kiểm tra, giám sát tuân thủ tại các chi nhánh và hội sở chính. Hệ thống thông tin báo cáo nội bộ: Hệ thống thông tin báo cáo nội bộ của NHNT được thiết lập đối với tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng, hệ thống mẫu biểu báo cáo được ban hành thống nhất cùng với mỗi bộ quy trình sản phẩm và hầu hết được khai thác tự động từ hệ thống. năm 2011, NHNT đã tập trung phát triển các tiện ích mới trên các hệ thống ứng dụng hiện có giúp tăng cường kiểm soát rủi ro, quản lý chi phí, rút ngắn thời gian xử lý của các bộ phận nghiệp vụ. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng ngày càng cao về thông tin phục vụ quản lý rủi ro, hệ thống thông tin báo cáo nội bộ vẫn cần tiếp tục được nâng cấp, hoàn chỉnh để nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng thông tin.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan