Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trích ly và chưng cất tinh dầu từ cây húng quế...

Tài liệu Trích ly và chưng cất tinh dầu từ cây húng quế

.PDF
13
348
93

Mô tả:

Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC-CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM MÔN: CÔNG NGHỆ CHẤT THƠM ĐỀ TÀI: TRÍCH LY VÀ CHƯNG CẤT TINH DẦU TỪ CÂY HÚNG QUẾ GVHD : PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú. SVTH : Vũ Văn Nhạ 20123374 Nguyễn Mạnh Hưng 20123180 Hà Nội, Ngày 01/10/2016 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 1 Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm Mục lục Trính ly và chưng cất tinh dầu bằng hơi nước từ cây húng quế TÓM TẮT:  Indonesia là một nước cung cấp tinh dầu trên thế giới. Cây húng quế có thể dễ dàng tìm được ở Indonesia, tuy nhiên sản phẩm tinh dầu từ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 2 Bài tiểu luận giữa kỳ  -  Môn: Công nghệ chất thơm loài thực vật này chưa được nghiên cứu rộng rãi, vì vậy mục đích của bài nghiên cứu là tìm ra điều kiện tốt nhất để trích ly từ cây húng quế với hai dung môi là ethanol và n–hexane. Trong nghiên cứu này, chưng cất bằng hơi nước cũng được áp dụng với cây húng quế. 2 g lá và thân cây húng quế, 400 ml dung môi được đưa vào bình chiết, có dụng cụ khuấy và chậu nước để ổn định nhiệt độ. Mẫu được lấy (1ml) sau mỗi 5 phút cho tới khi đạt trạng thái cân bằng. Nồng độ của tinh dầu trong dung môi được xác định bằng cách sử dụng quang phổ tia UV. Cùng một phương pháp nhưng thực hiện ở 3 nhiệt độ khác nhau: 330C, 450C và 550C .Hai dung môi khác nhau là ethanol và n – hexane được sử dụng trong thí nghiệm. Phân tích GCMS chỉ ra rằng lá và hỗn hợp lá, thân đều cho ra thành phần giống nhau trong sản phẩn tinh dầu, nhưng hỗn hợp lá và thân cho sản phẩn tốt hơn trong điều kiện bên ngoài, mặc dù lá cho hiệu suất cao hơn. Với nhiệt độ trích ly cao hơn, n – hexane là dung môi để trích ly tốt hơn ethanol, không những ở trạng thái cân bằng mà còn ở những điều kiện động học khác. Hệ số chuyển đổi vật chất được ước tính bằng phương pháp đồ thị dựa trên thí nghiệm, theo phương trình không thứ nguyên: (Sai số trung bình là 2%)  Từ 300g lá và thân cây húng quế: I.GIỚI THIỆU.    Cây húng quế thuộc họ thực vật thơm (rau thơm). Dầu của cây húng quế được phân loại vào cây có hàm lượng tinh dầu cao (mùi thơm của dầu húng quế này sẽ được giữ trong vòng 1 ngày sau khi được đưa lên cơ thể con người, sau 1 ngày thì mùi thơm này sẽ bị bay hết). Dầu húng quế có thể được sử dụng làm chất thơm trong xoa bóp trị liệu do có tác dụng làm tỉnh táo, dễ chịu. Tác dụng khác như: làm giảm 1 số bệnh như tiêu hóa, đau đầu, đau cơ bắp, xuống tinh thần. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 3 Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm Hiện nay một số sản phẩm tinh dầu của Indonesia như Ylang – ylang, Vetiver và sandanlwood nhưng chất lượng của tinh dầu trên không thể đáp ứng được sự hài lòng của người tiêu dùng cũng như nhu cầu thị trường của thế giới. Ở Indonesia thì tinh dầu húng quế đang trên đà phát triển nhưng vẫn chưa được sản xuất với quy mô lớn. Sự sản xuất tinh dầu húng quế ở quy mô vừa và nhỏ đều chưa phát triển, do bởi không tồn tại điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly, đất nước hầu hết là biển đảo. Mục đích của nghiên cứu này là tìm điều kiện tối ưu của phương pháp trích ly tinh dầu từ húng quế, để xác định điều kiện cân bằng và thông số động học của quá trình trích ly và so sánh với phương pháp chưng cất bằng hơi nước. Từ những kết quả sau này, nền công nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể áp dụng công nghệ này. II. LÝ THUYẾT. • • • • • Tinh dầu là một hợp chất dễ bay hơi và không tan trong nước. Tinh dầu có thể được tách ra từ mô thực vật bằng cách chưng cất hoặc quá trình trích ly. Tinh dầu có trong mỗi bộ phận của cây bao gồm: lá, thân, hoa, nhánh, rễ, hạt => Từ đó tinh dầu còn được sử dụng trong mỹ phẩm, thuốc, nước hoa. Có 80 loại tinh dầu trên thị trường quốc tế, Indonesia chỉ xuất khẩu 12 loại tinh dầu, Patchouli oil, Vertiver oil... Rau thơm húng quế thuộc họ lamiaceae, chiều cao 50cm, lá hình oval, hoa có màu trắng hoặc tím, và có một mùi thơm đặc biệt. Có nhiều hợp chất trong rau húng quế, 0,2 – 1% tinh dầu có trong lá sấy khô. Hầu hết hợp chất chung trong rau húng quế là linalool và methylchaviol, với hàm lượng cineol nhỏ hơn. Có một số tiêu chuẩn phải đáp ứng đầy đủ để duy trì chất lượng tinh dầu húng quế như sau:  Hình dạng, màu sắc, mùi thơm: lỏng trong suốt hoặc vàng nhạt, mùi thơm và hương vị đặc biệt của rau húng quế.  Trọng lượng riêng ở 25oC : 0,952 – 0,973. o  Hệ số khúc xạ ở 20 C : 1,512 – 1,519.  Góc khúc xạ quang học ở 25oC : 8,85o – 11,85o.  Pha lẫn được với hydroxycitronellal.  Hòa tan được trong paraffin.  Không tan trong nước GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 4 Bài tiểu luận giữa kỳ • • • Môn: Công nghệ chất thơm Theo những dữ liệu có được, n – hexane tốt hơn ethanol, trong điều kiện cân bằng và động học. Quá trình trích ly rắn – lỏng được sử dụng trong nghiên cứu này. Cả điều kiện cân bằng và động học được đáp ứng với yêu cầu sản xuất. Trong trích ly rắn – lỏng, lượng chất tan chuyển đổi từ rắn sang lỏng xuất hiện trong hai giai đoạn của quá trình, đó là: 1. Sự khuếch tán từ bên trong vật liệu rắn ra bề mặt nó. 2. Sự chuyển khối từ bề mặt của vật liệu rắn sang lỏng. Bởi vì kích cỡ của vật liệu rắn rất nhỏ, giả thiết rằng nồng độ chất tan trong khối vật liệu rắn luôn luôn đồng nhất. Vì vậy không có sự tập trung gradient trong vật liệu rắn. Cho nên sự chuyển khối xảy ra hoàn toàn, trong trường hợp này kca là yếu tố xác định. Từ sự cân bằng khối lượng của tinh dầu trong pha lỏng: ……….(1) Với ta có kca(……(2) CA – Nồng độ dầu trong pha lỏng (g dầu/cm3) A – diện tích bề mặt của vật liệu rắn (cm2) - nồng độ dầu trong pha lỏng khi cân bằng. kca – hệ số chuyển đổi (1/s) V – thể tích dung môi (cm3) t – thời gian (s) Tổng khối lượng tinh dầu cân bằng tại một thời điểm : Khối lượng ban đầu của tinh dầu = khối lượng dầu trong chất hòa tan + khối lượng tinh dầu trong vật liệu rắn. ……….(3) W – khối lượng chất rắn (g) XA – nồng độ dầu trong vật liệu rắn (g dầu/ g rắn) X0 – nồng độ ban đầu của dầu trong vật liệu rắn (g dầu/ g rắn) GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 5 Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm Từ các phương trình trên với kết quả dữ liệu CA là hàm theo thời gian, hệ số chuyển đổi khối lượng được ước tính bằng phương pháp chấm điểm dựa trên thực nghiệm. Giá trị kca có thể được xác định bằng phần mềm Matlab. Hệ số chuyển đổi khối lượng là một đại lượng không thứ nguyên theo phương trình sau : (4) dp – kích thước vật rắn (cm) DL – độ khuếch tán của tinh dầu vào trong dung môi (cm2/s) N – tốc độ khuấy (rps) ρ – tỉ trọng dung môi (g/cm3) µ – độ nhớt dung môi (g/cm.s) ……(5) Re – chuẩn số Reynolds , Sh – chuẩn số Sherwood Sc – chuẩn số Schmidt III. THÍ NGHIỆM.    Nguyên liệu: rau húng quế, nước. Các hóa chất: dung môi n – hexane và ethanol. Tiến hành thí nghiệm: Phân tích tinh dầu húng quế bằng cách sử dụng quang phổ tia UV. Chưng cất hơi được áp dụng cho lá và hỗn hợp lá và thân. Hình ảnh trang thiết bị thí nghiệm được biểu diễn như hình 2. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 6 Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm Hình 2: thiết bị trích ly - -  400 cm3 n – hexane, được đưa vào trong bình 3 cổ, có động cơ và cánh khuấy và chậu nước để ổn định nhiệt độ của quá trình. Nhiệt độ được đặt tại 55oC. 2g rau húng quế được đưa vào trong bình, và tốc độ khuấy là 5rps. Cứ 5 phút lấy mẫu một lần và lấy mẫu trong vòng 7 giờ đến khi quá trình khuấy hoàn thành. Thí nghiệm kết thúc khi đạt đến cân bằng (nồng độ chất tan không đổi).Tiến hành ở 3 nhiệt độ khác nhau là 35 oC, 45oC, 55oC, và tương tự như vậy đối với ethanol. Dữ liệu cân bằng của n – hexane và ethanol được thu thập bằng các tiến hành một loạt các thí nghiệm sử dụng các khối lượng khác nhau của lá và thân rau húng quế ở 3 nhiệt độ nêu trên. Phân tích tinh dầu húng quế bằng cách sử dụng quang phổ tia UV. Chưng cất hơi được áp dụng cho lá và hỗn hợp lá và thân. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 7 Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. Chưng cất hơi nước được áp dụng với lá và hỗn hợp lá và thân. Kết quả của thí nghiệm thu được ở Bảng I: Bảng I : Chưng cất hơi nước rau húng quế. Vật liệu thô Lá Khối lượng của vật liệu 300 Thời gian chưng cất 135 Lưu lượng 0,5083 Tinh dầu 1,979 Hiệu suất 0,6597 Hình thức của dầu Màu vàng đục Hàm lượng nước 11,4 Hỗn hợp lá, thân 300 135 0,526 1,7208 0,5736 Màu vàng trong 10,75 Đơn vị g Phút cm3/s g % % Kết quả cho thấy hiệu suất tách tinh dầu từ lá cao hơn từ hỗn hợp lá và thân. Tiếp tục thí nghiệm được tiến hành sử dụng hỗn hợp lá và thân là vật liệu thô. Tinh dầu từ quá trình chưng cất được phân tích sử dụng GCMS, và kết quả cho ở Bảng II: Bảng II: Phân tích GCMS tinh dầu húng quế Tên 3,7 – dimethyl 2,6 – octadienal Linalool Linalool Oxide Carryophyllene Oxide Thành phần khác Công thức C10H16O Lá (%) 84,8 Hỗn hợp(%) 85,46 C10H8O C10H8O2 C15H24O 3,88 2,67 1,96 2,62 2,24 1,9 - 6,69 7,78 Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của tinh dầu húng quế, yêu cầu 85% 3,7 – dimethyl 2,6 – octadienal (Methylchaviol) và 3% Linalool. Nó được cho ở bảng II, cả dầu từ lá cùng hỗn hợp lá và thân rõ ràng đều thỏa mãn. Dữ liệu của thí nghiệm là nồng độ tinh dầu trong dung môi tại khối lượng khác nhau của lá và thân rau húng quế. Hàm lượng dầu trong chất rắn (X A) được tính bởi phương trình (3), và kết quả tính toán của n – hexane được cho trên đồ thị 3. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 8 Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm Đồ thị 3: Đường cong cân bằng của tinh dầu húng quế trong dung môi n hexane. Dữ liệu cân bằng của tinh dầu húng quế trong ethanol có thể thấy ở hình 4. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 9 Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm Hình 4: Đường cong cân bằng của tinh dầu húng quế trong ethanol. Dựa vào 3 phương trình (1), (3), (4) và sai số tương đối, đi chọn phương trình thích hợp nhất cho cả n – hexane và ethanol, gọi là phương trình Langmuir cho dữ liệu cân bằng chính xác nhất. ……..(6) k – hằng số Langmuir (g rắn/ g dầu) CAs – nồng độ dầu lớn nhất trong pha lỏng (g dầu/cm3) Hằng số Langmuir của cả hai dung môi được cho trong bảng III Bảng III – hằng số Langmuir sử dụng dung môi n – hexane và ethanol. N – hexane Ethanol CAs k CAs k GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú 35oC 0,004556 16,2 0,003776 20,2 Page 10 45oC 0,00442 27,85 0,003563 28,9 55oC 0,00443 47 0,003408 40,17 Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm Từ đường cong cân bằng, cả n – hexane và ethanol, với nhiệt độ trích ly cao hơn, quá trình trích ly xảy ra tốt hơn. N – hexane là dung môi tốt hơn ethanol để trích ly từ rau húng quế, vì nó cần một lượng dung môi nhỏ hơn. Thông số động học của thí nghiệm là nồng độ trong dung môi (một hàm theo thời gian). Thí nghiệm được tiến hành với 3 nhiệt độ khác nhau như trên đã nói. Đồ thị 5 biểu hiện dữ liệu thu được của n – hexane. Với nhiệt độ cao hơn sự cân bằng đạt được nhanh hơn, nghĩa là quá trình trích ly xảy ra nhanh hơn. Hình 5: Số liệu động học của ethanol có thể thấy trên đồ thị 6. Sử dụng phần mềm Matlab, hệ số chuyển đổi giữa các pha k ca có thể xác định được. Kết quả tính toán của hai dung môi có thể thấy trên bảng IV. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 11 Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm Đồ thị 6: Số liệu động học của tinh dầu húng quế trong dung môi ethanol. Bảng IV – các thông số động học Nhiệt độ, K DL,105 cm2/s Hexane 308 2,02 318 2,08 Ethanol 308 0,638 318 0,695 328 0,68 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú kca,1/s Sc Re Sh 0,00145 0,00152 219,74 196,16 1126,8 1222,6 71,78 72,07 0,00046 0,000496 0,000535 2113,2 1705,6 1404,3 370,36 444,44 523,33 72,1 75,2 78,67 Page 12 Bài tiểu luận giữa kỳ Môn: Công nghệ chất thơm V. KẾT LUẬN. Hệ số chuyển đổi khối lượng của tinh dầu húng quế trong ethanol nhỏ hơn trong n – hexane. Vì thế, thời gian trích ly bằng cách sử dụng n – hexane nhỏ hơn ethanol. N- hexane là một dung môi tốt hơn để trích ly rau húng quế hơn ethanol, không chỉ ở điều kiện cân bằng mà còn ở các điều kiện động học. Kết quả của phương trình là : (Sai số tương đối trung bình là 2%) Sử dụng chưng cất hơi, thu được 1,9 g tinh dầu so sánh với 4g tinh dầu khi quá trình trích ly được áp dụng, từ 300g lá và thân rau húng quế. Tuy nhiên sử dụng phương pháp trích ly, tinh dầu nên được tách riêng khỏi dung môi bằng cách sử dụng phương pháp chưng cất bằng hơi nước. Cả hai phương pháp, trích ly bằng dung môi và chưng cất bằng hơi nước nên được quan tâm để nâng cao giá trị kinh tế. Trích ly bằng vi sóng trà polyphenols và trà caffeine từ lá cây trà xanh được nghiên cứu trong tài liệu [7], và đã tìm ra rằng hiệu suất của phương pháp trích ly bằng vi sóng có hiệu suất cao hơn trích ly bằng dung môi. Do đó áp dụng phương pháp này có thể là một ý tưởng tốt hơn để đạt được hiệu suất cao hơn. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú Page 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan