Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương tây hiện nay và ảnh hưởng của nó...

Tài liệu Trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương tây hiện nay và ảnh hưởng của nó

.PDF
545
1801
89

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2009 MÃ SỐ B.09-22 TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ Ở CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY HIỆN NAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Việt Hương Thư ký khoa học: ThS. Tống Đức Thảo Cơ quan chủ trì: Viện Chính trị học 8095 Hà Nội - 3/2010 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trào lưu xã hội dân chủ đã trải qua hơn 150 năm tồn tại và phát triển với những tên gọi khác nhau: Xã hội dân chủ, Chủ nghĩa xã hội Dân chủ, Dân chủ xã hội… Theo quan điểm Mácxít, trào lưu này có nguồn gốc từ xu hướng cơ hội trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Theo quan điểm của các nhà lý luận xã hội dân chủ, trào lưu xã hội dân chủ có 3 cội nguồn: Triết học đạo đức của thời kỳ Khai sáng; Đạo Thiên chúa thiên tả và Chủ nghĩa Mác. Ba cội nguồn trên có ngay từ buổi đầu và song song tồn tại trong phong trào xã hội dân chủ. Quốc tế xã hội chủ nghĩa (IS - L’Internationale Socialiste) cho rằng: Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống bất bình đẳng, không công bằng và bóc lột của một số ít đối với số đông. Nó đẻ ra nghèo túng và tai họa cho người lao động, sử dụng tài nguyên xã hội vì lợi ích của những nhóm đặc quyền, đặc lợi, nô dịch các dân tộc này bằng các dân tộc khác. Mặc dù “chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh lực lượng sản xuất, nhưng làm số lớn người lao động mất khả năng tác động vào quá trình sản xuất, quyền sở hữu đặt cao hơn quyền con người. Ở một số nước với sự tăng cường của đại tư bản đã phục hồi hình thức man rợ của quá khứ ở dạng chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Natzi”… Chủ nghĩa tư bản đã đẻ ra chiến tranh, bạo lực và các chế độ độc tài chuyên chế… Chế độ ấy phải được thay thế bằng chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân đạo và công bằng thật sự, xã hội giải phóng nhân dân khỏi sự phục tùng thiểu số, đem lại quyền lực kinh tế cho nhân dân, tạo ra xã hội mà mọi người tự do có thể cùng nhau lao động và bình đẳng”. Một mặt lên án chủ nghĩa tư bản, Quốc tế xã hội chủ nghĩa (Quốc tế XHCN) cũng phê phán mạnh mẽ các nước xã hội chủ nghĩa theo tinh thần 1 chống cộng, chống Liên Xô. Trước đây những người dân chủ xã hội nói họ khác với những người cộng sản ở mục tiêu cuối cùng, ở phương pháp và phương tiện thực hiện, nhưng Cương lĩnh Phrăngphuốc lại tuyên bố Quốc tế XHCN khác các đảng cộng sản về mọi mặt. Họ cho rằng ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), chính quyền cộng sản được xây dựng trên các tầng lớp quan liêu và cảnh sát, lao động bắt buộc trong kinh tế, có phân biệt lớn trong phân phối sản phẩm xã hội, có đặc quyền, đặc lợi và giai cấp mới. Họ coi cộng sản là kẻ thù của hoà bình, dân chủ, chuyên chính vô sản là “xoá bỏ mọi nền dân chủ”, là nguy cơ cho tự do và hoà bình. Phê phán và đối lập như vậy với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, Quốc tế XHCN tự đề ra cho mình một con đường khác - con đường thứ ba, con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ. Theo cương lĩnh, đó là xã hội thực hiện các nguyên tắc: dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế, dân chủ xã hội. Những người theo trào lưu tư tưởng này chỉ thống nhất trong cương lĩnh về các giá trị tự do, bình đẳng, dân chủ, còn thế giới quan thì có thể khác nhau. Xã hội dân chủ đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Vào những năm 50, 60, 70 của thế kỷ XX nhiều Đảng Xã hội dân chủ (ĐXHDC) ở châu Âu và những nơi khác đã nắm được chính quyền qua bầu cử và đã có nhiều đóng góp có tác dụng làm biến đổi đời sống chính trị - xã hội. Từ đầu những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, các đảng dân chủ xã hội ở Tây Âu lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về lý luận và thực tiễn, lần lượt bị mất chính quyền ở một loạt nước và phải ở vào vị trí đảng đối lập suốt một thời gian dài. Chủ nghĩa tự do mới nổi lên chiếm ưu thế và ngự trị ở tất cả các nước tư bản phát triển Âu - Mỹ. Cùng với việc chiến tranh lạnh kết thúc, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã tuyên bố về sự cáo 2 chung của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự toàn thắng của chủ nghĩa tư bản tự do. Giữa những năm 90 của thế kỷ XX, trào lưu tư tưởng chính trị “Con đường thứ ba” được các nhà lãnh đạo xã hội dân chủ và cánh tả đưa ra nhằm giải quyết một loạt các vấn đề mới nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại và thế giới, mà dân chủ xã hội truyền thống tỏ ra bất cập và bế tắc. Theo A.Giddens - nhà lý luận hàng đầu của Công Đảng Anh, có 3 nguyên nhân chính liên quan đến sự ra đời của lý luận “Con đường thứ ba”: Sự quá tải của nhà nước xã hội; những phát triển sâu sắc về kinh tế, xã hội, công nghệ; xu hướng toàn cầu hoá bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX. Các đảng dân chủ xã hội ở hầu hết các nước Tây Âu (13/15 nước thuộc EU, trước tiên là Anh, sau đó là Pháp, Thụy Điển, Italia, CHLB Đức...) lại lần lượt thắng cử, trở lại cầm quyền với những quan điểm lý luận và đường lối, chính sách mới. Các chính trị gia và các nhà nghiên cứu khoa học chính trị phương Tây gọi lý luận đó là "Con đường thứ ba", còn ở Cộng hòa Liên bang Đức, Thủ tướng Gerhard Schroeder gọi là "đường lối trung dung mới". Đến những năm cuối thế kỷ XX, lý luận này được truyền bá rộng rãi trong hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa, cũng như các quốc gia đang phát triển theo định hướng tư bản chủ nghĩa. Lãnh tụ các đảng dân chủ xã hội ở Anh, Đức, Pháp, Italia và thậm chí cả Tổng thống Mỹ Bill Clinton, lãnh tụ Đảng Dân chủ đang cầm quyền ở Mỹ lúc đó, hàng năm (1998, 1999, 2000, 2002) đều tổ chức các cuộc gặp gỡ quốc tế để thảo luận các vấn đề lý luận và thực tiễn của con đường thứ ba, coi đó là trào lưu tư tưởng lý luận chính trị hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của nhân loại những năm đầu thế kỷ XXI. Hiện nay, trào lưu dân chủ xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ và các đảng dân chủ xã hội có một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị ở châu 3 Âu, đặc biệt là các nước Tây Âu. Điều đó lại càng làm cho những người ủng hộ con đường thứ ba có thêm cơ sở thực tiễn để luận chứng cho tính ưu việt, phổ biến của tư tưởng này. Mặc dù khoảng hai năm trở lại đây, trước những biến động lớn của tình hình thế giới và những khó khăn trong nội bộ các nước Tây Âu, nhiều vấn đề mới đã xuất hiện và tác động vào con đường thứ ba, tạo ra những cản trở đối với sự phát triển của nó, nhưng điều đó - theo nhiều công trình nghiên cứu - chỉ là tạm thời. Thậm chí, không ít nhà khoa học đã dự đoán rằng, trào lưu tư tưởng con đường thứ ba sẽ tiếp tục "vần vũ" thế giới trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI. Những quan điểm lý luận của con đường thứ ba - trào lưu tư tưởng chính trị mới ở các nước Tây Âu và những thành công trong quá trình cầm quyền của nhiều đảng dân chủ xã hội ở khu vực này đặt ra cho chúng ta yêu cầu cấp thiết là cần phải nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại và các đảng dân chủ xã hội một cách toàn diện và hệ thống hơn. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, "sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Đảng và Nhà nước ta chủ trương không những tăng cường quan hệ với các quốc gia, các đối tác kinh tế, mà còn đẩy mạnh quan hệ với các chính đảng, trong đó có đảng cầm quyền, đảng dân chủ xã hội ở các nước trên thế giới, trước hết là các đảng dân chủ xã hội ở các nước Tây Âu. Do vậy, việc nghiên cứu về dân chủ xã hội trên thế giới là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết vì nó liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu lý luận về thế giới hiện đại; về những thay đổi lớn, xu thế và động thái của chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, chính những vấn đề đó lại có ý nghĩa tham khảo trực tiếp cho việc nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới chủ nghĩa xã 4 hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế của nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Lý luận con đường thứ ba ra đời với những thành công bước đầu trong thực tiễn chính trị một số nước tư bản phát triển nửa cuối thập niên 90 ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của các học giả trên thế giới. Ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Đức, Nga, Trung Quốc..., việc nghiên cứu về con đường thứ ba được triển khai rộng rãi và khá nhiều bài viết trong số đó đã được dịch sang tiếng Việt với mục đích làm tài liệu cho việc nghiên cứu lý luận. Tuy nhiên, mỗi đảng dân chủ xã hội ở các nước khác nhau lại đưa ra mô hình riêng về con đường thứ ba nhằm thích ứng với đặc điểm, hoàn cảnh nước mình. Do đó, trên thực tế không có một mô hình con đường thứ ba chung cho tất cả các đảng dân chủ xã hội. Đồng thời, mỗi cách tiếp cận nghiên cứu lại khác nhau tuỳ thuộc vào lăng kính tư tưởng, chính trị, quốc tịch của người nghiên cứu. Ngay cả việc chỉ mô tả lý luận này như thế nào, gọi tên nó ra sao cũng đã có nhiều kiến giải khác nhau, chưa nói đến việc đi vào thực chất của vấn đề. Và lẽ tất nhiên, việc có thể tham khảo, học tập, vận dụng lý luận này như thế nào vào thực tiễn mỗi nước lại càng không giống nhau. Mặc dầu vậy, các nhà nghiên cứu vẫn thống nhất với nhau ở những nhận định về con đường thứ ba, khi cho rằng đây thực chất là sự điều chỉnh khá thành công của chủ nghĩa xã hội dân chủ trước những thay đổi mang tính thách thức của tình hình thế giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Ở Việt Nam, xã hội dân chủ với tư cách là một trào lưu tư tưởng chính trị đã được giới nghiên cứu quan tâm sâu sắc, nhất là sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. 5 Trước năm 1991, tài liệu nghiên cứu chủ yếu là các ấn phẩm dịch từ tài liệu của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Trong số đó, “Chủ nghĩa xã hội dân chủ là gì?” (do P.N. Phêđôxêép chủ biên, Nxb. TTLL, HN, 1981) mang tính toàn diện và hệ thống hơn cả, thường được coi như tác phẩm gối đầu giường về chủ nghĩa xã hội dân chủ của các nhà nghiên cứu nước ta. Các nghiên cứu thời kì này chủ yếu đi đến kết luận rằng chủ nghĩa xã hội dân chủ là một học thuyết phản động, một mớ hỗn tạp các tư tưởng cải lương, xét lại và tự do tư sản, là hệ tư tưởng chính thống của các đảng dân chủ xã hội cánh hữu ở các nước tư bản phát triển. Các nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội dân chủ trong thời kì chiến tranh lạnh thường mang tính chủ quan, áp đặt, một chiều. Dù có lúc thừa nhận những kết quả của chủ nghĩa xã hội dân chủ trong thực tiễn các nước tư bản phát triển, nhưng cuối cùng, các kết luận rút ra đều có tính phê phán, chỉ trích toàn diện chủ nghĩa xã hội dân chủ, coi đó là một hình thức ảo tưởng, không thể dẫn dắt quần chúng nhân dân lao động đi tới mục đích cuối cùng là CNXH, CNCS. Sau 1991, sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu khiến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Chủ nghĩa xã hội dân chủ có cơ hội và điều kiện thâm nhập sâu vào các khu vực và quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước trước đây đã xây dựng mô hình CNXH hiện thực. Các luận thuyết của chủ nghĩa xã hội dân chủ có xu hướng ảnh hưởng đến một bộ phận cán bộ, đảng viên, trí thức và nhân dân Việt Nam. Các giá trị của chủ nghĩa xã hội dân chủ được đề cao và được coi là xu thế phát triển của Việt Nam trong bối cảnh và tình hình mới. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu như:"Về trào lưu xã hội dân chủ hiện đại" của tác giả Trần Nhâm (chủ biên), Nxb. KHXH, Hà Nội, 1991; "Chủ nghĩa xã hội dân chủ: Huyền thoại và bi kịch" của các tác giả 6 Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Lam Sơn, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1991; trong đó các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc về lịch sử ra đời và phát triển, đánh giá một cách khoa học bản chất của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Cùng với đó là hai đề tài khoa học cấp Nhà nước: Đề tài KX 01.02 "Về trào lưu xã hội dân chủ hiện đại" (1998) và Đề tài KHXH 06.07 "Về giai cấp công nhân hiện đại; phong trào cộng sản và công nhân; trào lưu xã hội dân chủ trong CNTB hiện đại" (2000) đều do TS. Đào Duy Quát làm chủ nhiệm cũng phân tích và có sự đánh giá ở mức độ nhất định về chủ nghĩa xã hội dân chủ; Đề tài khoa học cấp bộ "Những quan điểm lý luận về con đường thứ ba của một số đảng xã hội - dân chủ Tây Âu trong giai đoạn hiện nay" do TS. Nguyễn Đức Thùy làm chủ nhiệm, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội (2002) cũng có tính chuyên sâu ... Ngoài ra, còn một số bài nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội dân chủ được đăng tải trên các tạp chí lý luận chuyên ngành. Nhưng nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích bối cảnh ra đời, các giai đoạn phát triển và khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội dân chủ, cùng với những đánh giá về trào lưu dân chủ xã hội và chủ nghĩa xã hội dân chủ cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc. Việc nghiên cứu về con đường thứ ba - sự điều chỉnh của chủ nghĩa xã hội dân chủ trong những năm cuối thế kỷ XX ở Việt Nam mới đi được những bước đầu. Ngoài một số không nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí nghiên cứu (Ví dụ: "Con đường thứ Ba" - hiện tượng chính trị mới ở các nước phương Tây những năm 90 của tác giả Hồ Châu, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 3/2000; Thực chất của vấn đề "cầm quyền hiện đại" và "con đường thứ Ba" của tác giả Trần Nhu, Tạp chí Thông tin lý luận, số 10/2000; "Con đường thứ ba" của phong trào dân chủ xã hội ở Anh của tác giả Lưu Đạt Thuyết, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2002; Trào lưu xã hội dân chủ hiện nay và ảnh hưởng của nó đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực của tác giả 7 Thái Văn Long, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2003; Nhận diện "con đường thứ Ba" mới của các đảng xã hội dân chủ trong cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta của tác giả Đặng Công Minh, Tạp chí Thông tin công tác Tư tưởng lý luận, số 9/2004...). Ngoài ra, trong một số công trình khoa học thuộc các chuyên ngành Chính trị học, Quan hệ quốc tế, Xây dựng Đảng... có ít nhiều đề cập đến chủ nghĩa xã hội dân chủ, hoặc các đảng dân chủ xã hội với tính cách là các đảng chính trị, đảng cầm quyền... Các công trình nghiên cứu đó đã rất cố gắng trong việc xem xét toàn diện bối cảnh lịch sử, nguyên nhân ra đời của lí luận “con đường thứ ba”, phân tích, hệ thống hóa các nội dung cơ bản của lí luận đó và kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng của một số đảng dân chủ xã hội cầm quyền ở Tây Âu. Trên cơ sở đó tiến hành so sánh với các lí luận khác, đưa ra sự đánh giá các quan điểm và chính sách của “Con đường thứ ba”, chỉ rõ các nhân tố hợp lý và phê phán các sai trái của lí luận này. Quan trọng hơn, các công trình đã góp phần vào việc đổi mới, nâng cao nhận thức luận mácxít, cung cấp thêm luận cứ khoa học để làm sáng tỏ hơn các vấn đề lí luận và thực tiễn đổi mới theo định hướng XHCN ở nước ta. Các nghiên cứu cho thấy, con đường thứ ba mới không chỉ là sản phẩm riêng của các đảng xã hội dân chủ Tây Âu mà còn thể hiện xu thế vấn động phát triển mới của trào lưu xã hội dân chủ quốc tế trong điều kiện mới. Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu nêu trên hoặc đều mang tính chất khái quát chung về lý luận con đường thứ ba, chứ chưa có điều kiện đi sâu vào việc phân tích từng luận điểm, cũng như sự áp dụng lý luận này ở từng nước cụ thể; hoặc chỉ đi sâu vào hệ thống chính trị, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các đảng dân chủ xã hội chứ chưa đề cập đến đường lối, chiến lược, sách lược của các đảng đó; hoặc được tiếp cận dưới góc độ các khoa học chuyên ngành... 8 Bên cạnh đó, việc nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu một trào lưu tư tưởng chứ chưa nghiên cứu về xã hội dân chủ với tư cách là một mô hình tổ chức xã hội và những ảnh hưởng của nó đối với thế giới đương đại. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu này là cần thiết và không trùng lặp với những công trình trước đó, vừa có thể kế thừa những kết quả của các công trình đi trước về quan điểm lý luận chung của trào lưu XHDC, vừa trên cơ sở đó đi sâu vào việc nghiên cứu sự vận dụng, tham khảo lý luận trào lưu XHDC trong thực tiễn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu sự ra đời, bản chất, nội dung của trào lưu XHDC ở một số nước phương Tây nhằm chỉ ra những đặc trưng, giá trị và hạn chế, ảnh hưởng của trào lưu XHDC. Đề hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ sự ra đời, cơ sở lý luận của trào lưu XHDC. - Làm rõ sự biến đổi của trào lưu XHDC ở các nước phương Tây qua các thời kỳ. - Làm rõ ảnh hưởng của trào lưu XHDC ở các nước phương Tây. - Chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của trào lưu XHDC ở các nước phương Tây. - Kiến nghị những tham khảo giá trị tích cực và ngăn ngừa những tác động tiêu cực của trào lưu XHDC đối với Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Các nghiên cứu sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, các 9 phương pháp chuyên ngành và liên ngành khác. Đặc biệt đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Chính trị học, Quan hệ quốc tế, Địa chính trị. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lí luận, nghiên cứu làm rõ nguồn gốc phát sinh, các giai đoạn phát triển của lý thuyết này, so sánh với các trào lưu lý thuyết khác, đặc biệt là tác động ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị - xã hội từ đó rút ra được những giá trị và hạn chế của trào lưu XHDC. Từ đó khắc phục được cách xem xét phiến diện thường mắc phải trước đây - chỉ đứng trên lập trường của học thuyết này để phê phán học thuyết khác và đánh giá, thừa nhận những giá trị của trào lưu tư tưởng này. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu sự vận động và phát triển của trào lưu xã hội đân chủ ở các nước phát triển để có sự đánh giá đúng đắn về sự vận dụng lí luận này vào các nước khác nhau, rút ra những kinh nghiệm thực tế để nghiên cứu và học tập, kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước theo mô hình xã hội đân chủ để phát triển đất nước theo định hướng XHCN. 6. Nội dung nghiên cứu - Mở đầu - Chương 1: Trào lưu xã hội dân chủ - Nguồn gốc, nội dung và bản chất. - Chương 2: Trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương Tây trước bối cảnh mới của thời đại. - Chương 3: Ảnh hưởng của trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương Tây hiện nay. - Kết luận - Tài liệu tham khảo 10 CHƯƠNG 1: TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ NGUỒN GỐC, NỘI DUNG VÀ BẢN CHẤT Dân chủ xã hội, hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội dân chủ (democratic socialism) hoặc là chế độ dân chủ xã hội (social democracy regime), là một trong ba trào lưu lý luận chính trị - xã hội chủ yếu của thế kỷ XX. Từ giữa thế kỷ XX đến nay trào lưu dân chủ xã hội đã có những bước phát triển nhanh chóng ở châu Âu, và trở thành một lực lượng chính trị đương đại quan trọng, tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống chính trị - xã hội ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phương Tây. 1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ Ở CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY 1.1.1. Nguồn gốc của trào lưu xã hội dân chủ Trào lưu xã hội dân chủ được xây dựng bởi những đại diện của nhiều trào lưu chính trị khác nhau. “Học thuyết của đạo Cơ đốc về hình ảnh con người và những yêu cầu đạo đức của con người, các quyền của con người do cách mạng Pháp tuyên bố, luân lý học và những tư tưởng khai hóa của Kant, triết học biện chứng của Heghen về lịch sử, sự phê phán của Mác đối với chủ nghĩa tư bản, sự phê phán của Becxtanh đối với chủ nghĩa Mác. Lý thuyết tự phát của Roda Luychxămbua và sự phê phán chủ nghĩa bônsevich, chủ nghĩa xã hội tự do của Sumakho, những phát biểu mới nhất của Ecno Bloc, Hochaime và Adoocnô, Habermas, Lesec Colacopxki, Milovan Gilat và nhiều người khác nữa - tất cả những cái đó có thể nói là những hành động nối tiếp nhau, tác động lẫn nhau để nhận thức chủ nghĩa xã hội dân chủ”1. Cương lĩnh của Đảng Dân chủ xã hội Đức cũng đã ghi nhận: "CNXH dân chủ ở châu Âu có cội nguồn tinh thần trong đạo Cơ đốc giáo, trong triết 1 “Chủ nghĩa xã hội dân chủ là gì?” P.N Phê đô xê ép chủ biên, NXB. Thông tin lý luận, HN, 1981, tr.33. 11 học nhân văn, trong triết học cận đại, trong học thuyết xã hội và lịch sử của Mác, trong những kinh nghiệm của phong trào công nhân". Nhìn chung, trào lưu xã hội dân chủ có 3 cội nguồn: - Triết học đạo đức của thời kỳ Khai sáng. Ví dụ như triết học đạo đức của Emanuel Kant. Ông giữ một vai trò rất quan trọng trong dòng triết học cổ điển Đức. Theo triết học đạo đức của Kant, chỉ có những quy định mà tất cả mọi người trong xã hội chấp nhận mới được phép áp dụng như những định ước để điều tiết xã hội vì đạo đức, tự bản thân nó chính là những quy tắc, chuẩn mực xã hội mà mọi người phải thống nhất với nhau và phải tuân theo chúng, dù trong xã hội có nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Vậy thì tiêu chuẩn nào là tiêu chuẩn đạo đức mà cả xã hội phải chấp nhận? Kant cho rằng bất cứ người nào trong xã hội cũng phải coi người khác là mục tiêu, chứ không phải là phương tiện cho mình sử dụng nhằm đạt tới mục tiêu của mình. Từ trước tới nay, trong trào lưu xã hội dân chủ bao giờ cũng có một trường phái đạo đức, nhiều khi rất cực đoan và một số người đi theo trường phái này. - Đạo Thiên chúa thiên tả. Từ thời Cộng hoà Weimar đã có những người theo đạo Thiên chúa có tư tưởng dân chủ xã hội tồn tại trong Đảng dân chủ xã hội và trong công đoàn. Họ quan niệm Đạo Thiên chúa là một hình thái xã hội. Họ nói rằng trong Kinh thánh có ghi rõ: Mọi người phải sống với nhau một cách bình đẳng, bác ái. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải xây dựng một xã hội sao cho có sự bình đẳng, bác ái, kể cả trong chính trị, trong kinh tế và trong các lĩnh vực khác. Nếu không làm được điều đó, có nghĩa là ta đã vi phạm Kinh thánh. - Chủ nghĩa Mác trong thời kỳ dài có thể được coi là cội nguồn của trào lưu xã hội dân chủ. Chủ nghĩa Mác trong suốt nửa thế kỷ đã đóng vai trò quan trọng đối với trào lưu này ở châu Âu và đặc biệt đối với phong trào 12 dân chủ xã hội Đức. Song ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác trong các đảng dân chủ xã hội ở châu Âu là rất khác nhau. Đối với một số đảng, ảnh hưởng này rất mạnh, đối với một số đảng khác thì yếu hơn, còn với một số đảng khác nữa thì không có ảnh hưởng. Vì vậy, ở châu Âu, ngay từ đầu đã không có sự đánh đồng giữa xã hội dân chủ với chủ nghĩa Mác hay ngược lại. Các đảng dân chủ xã hội châu Âu chỉ tiếp nhận giá trị nhân đạo của chủ nghĩa Mác, song từ bỏ đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. Ba cội nguồn trên có ngay từ buổi đầu và song song tồn tại trong phong trào dân chủ xã hội. Lúc đầu chủ nghĩa Mác là mạnh nhất, còn hai cội nguồn khác yếu hơn. Nhưng trong quá trình phát triển của trào lưu này, tương quan của ba cội nguồn này cũng thay đổi. Trào lưu xã hội dân chủ đã nhiều lần tự thích nghi với những điều kiện đang thay đổi, và mỗi lần thích nghi, nó lại càng rời xa những nguồn gốc ban đầu của nó. 1.1.2. Sự ra đời của trào lưu xã hội dân chủ * Tiền đề kinh tế Sự ra đời của trào lưu dân chủ xã hội gắn liền với bối cảnh châu Âu nói chung, nước Đức nói riêng. Vào giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Đây cũng là thời kì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được triển khai mạnh mẽ ở các trung tâm tư bản lớn, gồm châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, trong giai đoạn này giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột nặng nề và lao động trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt. Chính sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và sự bóc lột tàn tệ của nó đã thúc đẩy cuộc đấu tranh sôi động của giai cấp vô sản. * Tiền đề xã hội Lịch sử phát triển của trào lưu dân chủ xã hội gắn liền với sự ra đời của giai cấp công nhân, với chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Tuy nhiên, không 13 phải trào lưu xã hội dân chủ ra đời đồng thời với chủ nghĩa tư bản và giai cấp công nhân, mà nó ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XIX - giai đoạn mà giai cấp công nhân đã đạt đến trình độ độc lập về tổ chức và nhận thức về địa vị xã hội của mình. Từ nửa sau thế kỉ XVI, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành ở châu Âu với các cuộc cách mạng tư sản ở Hà Lan (1597), ở Anh (1640). Một giai cấp lao động mới ra đời từ các công trường thủ công, đó là giai cấp công nhân. Ý thức giai cấp công nhân với tư cách là một giai cấp độc lập nảy sinh trong những điều kiện phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học (bao gồm khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội) từ giữa thế kỉ XVIII. Tiền đề của ý thức giai cấp công nhân là sự tập trung công nhân trong các xí nghiệp và các khu công nghiệp tư bản chủ nghĩa2. Trong những điều kiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển, giai cấp công nhân đã dần nhận thức được sự đối lập về cơ bản lợi ích của mình với lợi ích của giai cấp tư sản. Vào nửa đầu thế kỉ XVIII, với hàng loạt các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trên qui mô lớn như: phong trào Hiến chương ở Anh (1837 1838), cuộc khởi nghĩa Lion - Pháp (1831 và 1833), cuộc khởi nghĩa của thợ dệt vùng Silesia - Đức (1844) đánh dấu sự trưởng thành về ý thức độc lập của giai cấp công nhân. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ nhất, với hàng loạt các phát minh về khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã làm cho giai cấp vô sản phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Trong những phát minh của thời kì này phải kể đến máy hơi sợi Jenny của James Hargreaves người Anh, đặc biệt là máy hơi nước của JamesWatt người Scotland. 2 Nếu vào thế kỉ XVI, các xí nghiệp lớn có từ 300 đến 500 công nhân thì sang thế kỉ XVIII, nhiều xí nghiệp đã có tới hàng ngàn công nhân. 14 * Tiền đề lý luận Chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỉ XVIII đã có ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức giai cấp công nhân nói chung và ý thức dân chủ xã hội trong giai cấp công nhân nói riêng. Học thuyết của J.J. Rousseau (1712- 1778), của Saint Simom (17601825) của Charles Fourier (1772- 1837) và của Robert Owen (1771 – 1858) đã góp phần làm cho giai cấp công nhân nhận thức sâu hơn về chủ nghĩa tư bản và thân phận của mình. Những trước tác của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã chỉ ra: Chủ nghĩa tư bản là một xã hội bất công, là nguyên nhân của đối kháng giai cấp, của tình trạng nghèo khổ, dốt nát… Chủ nghĩa tư bản là trái với luật tự nhiên của loài người. Chủ nghĩa tư bản làm nảy sinh giai cấp và đấu tranh giai cấp. Về giải pháp cho sự phát triển của lịch sử, Owen cho rằng để thay đổi xã hội tư bản "hoàn toàn không thể thực hiện được bằng bạo lực hay sự căm phẫn và đối xử độc ác đối với một bộ phận nào đó của loài người mà phải bằng "cách mạng trong ý thức và hoạt động của nhân loại" - nghĩa là bằng giáo dục, thuyết phục, bằng lẽ phải, bằng đạo đức… S. Simon cho rằng phải chuyển tài sản cá nhân tư sản cho nhà nước, bằng khoa học quản lý xã hội công nghiệp và cũng bằng con đường thuyết phục giai cấp bóc lột. Fourier đòi tiêu diệt chế độ đó song vẫn phản đối cách mạng vì theo ông cách mạng sẽ tạo ra những biến đổi của nhà nước mà những thay đổi về nhà nước bằng bạo lực là sai lầm. Nội dung mà chủ nghĩa xã hội dân chủ phê phán là lên án chủ nghĩa tư bản, song phủ nhận con đường cách mạng để thay đổi xã hội thời đó. Con đường duy nhất để thay đổi chế độ tư bản chỉ có thể là sử dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục… Tuy nhiên, nguồn gốc tư tưởng trực tiếp tác động tới SPD là quan điểm của Lassalle - linh hồn của Tổng hội Công nhân 15 Đức ADAW. Ông cho rằng các đảng công nhân có thể đấu tranh hợp pháp, trong khuôn khổ của nhà nước tư bản. Xét từ cội nguồn, chủ nghĩa Mác cũng là một trong những cơ sở tinh thần quan trọng của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Vì chủ nghĩa Mác đã vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản và đòi hỏi phải xoá bỏ chế độ đó. Như vậy, trào lưu xã hội dân chủ đã chịu ảnh hưởng của hai trào lưu tư tưởng lớn: đó là chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa cộng sản. Hai trào lưu này có một điểm chung là phủ nhận xã hội tư bản, nhưng khác nhau ở giải pháp chủ nghĩa xã hội không tưởng chủ trương cải tạo xã hội đó bằng đạo lý, bằng con đường cải lương; chủ nghĩa cộng sản chủ trương xoá bỏ xã hội đó bằng con đường cách mạng triệt để. * Tiền đề chính trị Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và sự bóc lột tàn tệ của nó đã thúc đẩy cuộc đấu tranh sôi động của giai cấp vô sản. Sự ra đời của bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (năm 1848) và việc thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế I) ngày 28/9/1864 tại Luân Đôn, đánh dấu sự xuất hiện của phong trào công nhân quốc tế trên vũ đài chính trị. Từ đây cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản có ảnh hưởng to lớn đến phương hướng vận động của lịch sử. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, các cuộc khủng hoảng và chiến tranh liên miên, xu hướng cơ hội, hữu khuynh, xét lại đã xuất hiện trong phong trào công nhân lúc bấy giờ. Đặc điểm của nó là nuôi dưỡng ảo tưởng về sự “cải biến” dần dần chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội mà không cần làm cách mạng vô sản và thực hiện chuyên chính vô sản. Năm 1869, Đảng công nhân xã hội - dân chủ Đức ra đời, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong phong trào hiện thực của trào lưu xã hội dân chủ. 16 * Tiền đề tư tưởng Lịch sử chủ nghĩa xã hội dân chủ bắt nguồn từ trong sự xuất hiện của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại. Được hình thành, phát triển trong quá trình phân hoá của phong trào công nhân quốc tế, trào lưu dân chủ xã hội đứng trên lập trường của chủ nghĩa cải lương. Hoạt động tại các nước TBCN, các tổ chức đảng này là đại diện chính trị cho một bộ phận đáng kể trong GCCN và là một lực lượng có vai trò to lớn trong hệ thống chính trị các nước TBCN. Cơ sở kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của hệ thống đó, cùng với tất cả các mối quan hệ xã hội đan xen phức tạp, đã chi phối khá mạnh đến tư tưởng, lý luận, tổ chức và hoạt động của các đảng dân chủ xã hội. Trong Cương lĩnh thành lập đảng của mình (còn gọi là Cương lĩnh Aixơnéc) do Beben6 soạn thảo, Đảng xã hội - dân chủ Đức đã đặt ra mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để thành lập một nhà nước nhân dân tự do. Việc giải phóng giai cấp công nhân như Cương lĩnh khẳng định, không phải để giành đặc quyền, đặc lợi cho giai cấp công nhân mà nhằm “xóa bỏ mọi sự thống trị giai cấp”. Cương lĩnh này đã thể hiện sâu sắc quan điểm mác - xít và đã được C. Mác, Ăngghen tán thành, đánh dấu sự phát triển của giai cấp công nhân Đức về mặt lý luận. Tuy nhiên, việc xây dựng quan niệm “chủ nghĩa xã hội dân chủ” đã được bắt đầu trong phong trào xã hội dân chủ Đức và gắn liền trước hết với tên tuổi của Lát-xan, Béc-xtanh, Cau-xky. Chính những nhà hoạt động này của phong trào xã hội dân chủ Đức đã nối tiếp nhau trong lịch sử phát triển những luận điểm mà sau này người ta dùng làm cơ sở để xây dựng quan niệm về xã hội dân chủ. 6 A. Bêben (1840-1913), một trong những người sáng lập Đảng xã hội - dân chủ Đức, nhà tuyên truyền và nhà lý luận nổi tiếng của chủ nghĩa Mác, là người đã có những phê phán đối với chủ nghĩa xét lại. 17 Lát - xan (1825-1864) là người đã đưa ra luận cương về khả năng phong trào công nhân hoà bình tiến nhập vào chủ nghĩa xã hội bằng hình thức bầu cử. Là một người duy tâm, ông coi Nhà nước là một tổ chức siêu giai cấp và chủ trương thi hành đường lối từ bỏ đấu tranh giai cấp. Những tư tưởng của Lát - xan đã được Béc- xtanh tiếp thu và phát triển thêm. Béc-xtanh (1850-1932, người đặt nền móng cho chủ nghĩa xét lại trong phong trào công nhân cách mạng, bác bỏ tư tưởng chuyên chính vô sản, truyền bá học thuyết về sự giảm dần đấu tranh giai cấp và thừa nhận nhiệm vụ duy nhất của giai cấp công nhân là đấu tranh giành những cải cách nhỏ nhặt trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Ông khẳng định rằng những người dân chủ xã hội tập trung sức chú ý chủ yếu của mình vào các cuộc cải cách, coi đó là con đường chủ yếu dẫn đến chủ nghĩa xã hội. Năm 1899, cuốn sách dưới tiêu đề Những tiền đề của chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ của phái dân chủ của Béc-xtanh được xuất bản. Chủ đề tác phẩm là trực tiếp khuyến cáo đảng xã hội - dân chủ phải thay đổi đường lối chính trị bởi vì tồn tại “khả năng cải cách không có bất kỳ hành động bạo lực nào”4. Năm 1910, Cau-xky thành lập phái “giữa” trong đảng xã hội dân chủ Đức và từ đó công khai chống lại chủ nghĩa Mác cách mạng, phủ nhận tính đảng của triết học mác - xít. Về mặt hình thức, những người xã hội dân chủ phái tự do không phủ nhận chủ nghĩa Mác. Song trên thực tế, họ chỉ chú ý đến phần di sản lý luận của Mác và Ăngghen trình bày về những vấn đề gắn liền với vai trò của cá nhân, đảm bảo các quyền tự do cá nhân, tách những vấn đề này ra khỏi lập trường, quan điểm chung của chủ nghĩa Mác đối với những vấn đề cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa. Những nét tiêu biểu của trào lưu dân chủ xã hội là: Sự thừa nhận các phương thức tác động xã hội thuần tuý hoà bình và dần dần, 4 E. Béc-xtanh - Những vấn đề về chủ nghĩa xã hội.... , M.1901, tr.7. 18 xu hướng thay thế đấu tranh giai cấp bằng hợp tác giai cấp, quan niệm về "tính chất siêu giai cấp" của nhà nước và của dân chủ, quan niệm về CNXH như là một phạm trù đạo đức. 1.2. NỘI DUNG VÀ BẢN CHẤT CỦA TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ 1.2.1. Khái niệm trào lưu xã hội dân chủ Xét về mặt khái niệm, thuật ngữ "Xã hội - dân chủ" ra đời lần đầu tiên trên văn đàn ở Đức dưới tên tờ báo “Người xã hội - dân chủ” (Der Social - demokrat) xuất bản từ 5-12-1864 đến 26-4-1871, là tiếng nói của công nhân và công đoàn. Nó thể hiện tư tưởng xây dựng một xã hội dân chủ cho mọi công dân, trong đó dân chủ về chính trị và xã hội gắn liền với công bằng xã hội và nghĩa vụ đóng góp của mỗi người dân, đối lập với tư tưởng nhà nước dân tộc sô vanh và quân phiệt của Đức thời bấy giờ. Sẽ không có một khái niệm nào về trào lưu xã hội dân chủ được chấp nhận rộng rãi. Mỗi đảng xã hội dân chủ đều có một quan niệm về chủ nghĩa xã hội dân chủ của riêng mình, khác đôi chút với quan niệm của các đảng khác và trong quan niệm của các nhà nghiên cứu cũng vậy. Một số đảng xã hội dân chủ, trong đó có Đảng xã hội dân chủ Đức, cố gắng làm cho khái niệm chủ nghĩa xã hội dân chủ thích ứng với những hành động của họ. Tuy nhiên, từ những điều đã bàn về nguồn gốc và sự hình thành trào lưu xã hội dân chủ, chúng tôi tạm định nghĩa: “Chủ nghĩa xã hội dân chủ” là quan điểm tư tưởng và chính trị rất đa dạng, nhiều màu sắc về việc cải tạo CNTB thành CNXH bằng con đường cải cách dân chủ, đối lập với hệ tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH khoa học và thực tiễn hoạt động của các đảng cộng sản và công nhân. CNXH dân chủ là tên gọi thống nhất của hệ thống tư tưởng và mô hình mục tiêu của đảng dân chủ xã hội ở các nước. CNXH dân chủ bác bỏ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất